Đới đứt gãy lông chim sinh kèm Thuận Châu –Yên Châu

Một phần của tài liệu Động đất ở khu vực Tây Bắc Việt Nam (Trang 30 - 32)

II. NGUYÊN NHÂN

3.Đới đứt gãy lông chim sinh kèm Thuận Châu –Yên Châu

Đới đứt gãy này phát triển theo phương Tây Bắc – Đông Nam với độ dài 150 km, rộng trên 20 km. Đới bao gồm một loạt đứt gãy cùng phương, cùng cắm về phía Đông Bắc, tạo nên đới sụt lún dạng bậc móng kết tinh về phía Đông Bắc và có độ sâu tối đa 3 – 5 km. Mặt Moho và Conrad có biến đổi phức tạp và nằm trong giới hạn tương ứng là 30 – 34 km và 12- 16 km.

Hai đới đặc trưng của đới này là:Thuận Châu – Phù Yên và Sông Đà. Trong phạm vi hoạt động của đới này xuất lộ nước rất nóng, điểm Nậm Cải 62oC là một ví dụ

3.1Đứt gãy Thuận Châu – Phù Yên

Đứt gãy Thuận Châu – Phù Yên có phương phát triển Á Vĩ Tuyến, cắm về phía Đông Bắc. Độ sâu ảnh hưởng của đứt gãy là 25 – 35 km. Trên bản đồ dị thường trọng lực Bouguer đứt gãy biểu hiện phân chia đới cấu trúc. Phía Bắc là cấu trúc âm tương đối, biểu hiện các dị thường đồng tâm có giá trị thay đổi trong khoảng -120 - -60 mGal. Phía Nam là cấu trúc dương tương đố, thể hiện dị thường là các đường đẳng trị với giá trị dị thường trọng lực trong khoang -70 - -50 mGal. Đứt gãy trùng với dải Gradient ngang dị thường trọng lực có cấu trúc dạng dải, cường độ trung bình 1,. – 2,0 mGal/ km. Cũng tương tự, đứt gãy có biều hiện phân đới cấu trúc trường từ hàng không. Phía bắc là cấu trúc âm tương đối, biểu hiện các khối dị thường cục bộ khép kín giá trị khoảng âm vài trăm nT đến – 100 nT. Phía nam là cấu trúc dương tương đối có giá trị dị thường -180 – 200 nT. Gradient ngang dị thường từ trùng với đứt gãy cường độ trung bình 10 -20 nT/km. Dọc theo đứt gãy quan sát thấy có động đất cấp độ mạnh cực đại Ms xấp xỉ 4,0 -4,9 độ Richter.

3.2.Đứt gãy sông Đà

Đứt gãy Sông Đà có phương phát triển Tây Bắc –Đông Nam và Á Kinh tuyến, cắm về phía Đông Bắc. Độ sâu ảnh hưởng của đứt gãy là 35- 40 km. Theo tài liệu dị thường trọng lực Bouguer đứt gãy biểu hiện phân chia đới cấu trúc. Phía Đông Bắc là cấu trúc âm tương đối có giá trị thay đổi trong giới hạn -100 – 45 mGal. Phía Tây Nam là cấu trúc dương tương đối, thể hiện bằng các dị thường cục bộ với giá trị thay đổi trong khoảng -50 - + 10 mGal. Bản thân đứt gãy trùng với dải gradient ngang dị thường trọng lực có cấu trúc dạng dải và cường độ trung bình 1,0 – 2,5 mGal/km. Đứt gãy cũng biểu hiện trên tài liệu từ hàng không thành phần ∆Ta như là ranh giới

phân chia đới cấu trúc rõ nét. Phía Đông Bắc là cấu trúc âm tương đối, ∆Ta

= -300 - +200 nT và phía Tây Nam là cấu trúc dương tương đối, ∆Ta = - 200 – + 40 nT. Gradient ngang dị thường từ dọc đứt gãy có cường độ trung bình 8,0 – 12 nT/km.

Dọc theo đứt gãy quan sát thấy động đất có Ms = 4,0- 4,9 độ Richter. Đặc biệt thời gian gần đây, nhiều trận động đất nhỏ ghi nhận được đã xảy ra trong đới đứt gãy này.

Một phần của tài liệu Động đất ở khu vực Tây Bắc Việt Nam (Trang 30 - 32)