II. NGUYÊN NHÂN
6. Đới đứt gãy sinh kèm Cẩm Thủy –Thanh Hóa
Với đứt gãy sinh kèm Cẩm Thủy –Thanh Hóa phương Tây Bắc – Đông Nam có độ dài 90 km, rộng 20 km và độ sâu ảnh hưởng xuyên vỏ Trái đất. Các đứt gãy cấu thành đới này có góc cắm chủ yếu về phía Đông Bắc. Đới bị bị 1 đứt gãy Kinh tuyến chia cắt làm 2 đoạn có độ dài tương ứng là 50 và 40 km. Nó bao gồm một loạt đứt gãy cùng tính chất trượt bằng phải, thuận, cắm về hướng Đông Bắc tạo thành đới cấu trúc dạng dải các mặt ranh giới cơ bản của vỏ Trái đất. Mặt Moho biến đổi trong phạm vi độ sâu 30 – 32 km, mặt Conrad có độ sâu 12 -14 km trong khi độ sâu tới mặt móng kết tinh chỉ nằm ở mức 1- 2 km,. Trên bản đồ dị thường trọng lực Bouguer đới trùng với đới dị thường -60 - -5 mGal. Các đứt gãy trùng với dải gradient ngang trọng lực Bouguer cường độ trung bình 1,0-2,0 mGal/km. Đới cũng trùng với đới dị thường từ hàng không, thành phần ∆Ta biến đổi trong giới hạn -100- +100 nT. Phân bố gradient ngang dị thường từ dọc theo các đứt gãy có giá trị cường độ trung bình khoảng 4,0- 10,0nT/km
Động đất cực đại quan sát được trong thế kỷ 20 có Magnitude nằm trong giới hạn Ms = 4,0- 4,9độ Richter, động đất lịch sử là 6,7 độ.
II.2. Hệ đứt gãy Mường Tè – Sầm Nưa – Thái Hòa
Ở Mường Tè hệ đứt gãy này kéo dài theo phương Tây Bắc – Đông Nam trên 600 km, từ mường Tè qua Sầm Nưa đến Thai Hòa, bị đứt gãy Lai Châu – Điện Biên dịch chuyển phải với cực li khoảng 100 km. Ở khu vực Mường Tè đới đứt gãy rộng trên 40 km bao gồm nhiều đoạn đứt gãy: Mường Tè, Mường Mô; Nậm Khum và Nam Khang. Ở khu vực Thái Hòa – Quỳ Châu đới rộng 30 -40 km bao gồm nhiều đứt gãy nhỏ sinh kèm song song với đứt gãy chính đới đứt gãy lông chim Lang Chánh có phương Á Kinh tuyến và đới đứt gãy lông chim Cầu Giát, Thường Xuân, Tĩnh Gia.
Ở Mường Tè, Thái Hòa, các đứt gãy hệ này phân cắt khối cấu trúc Mường Tè, Phú Hoạt thành nhiều khối địa chất kéo dài theo phương Tây Bắc – Đông Nam, cắt và dịch trượt các trầm tichs Jura sớm, giữa theo dạng bậc thang sụt lún dần về phía Tây Nam. Trong giai đoạn hiện nay hầu như không bị trượt bằng, biểu hiện pha thuận sau MZ. Trong kainozoi muộn hệ đứt gãy thể hiện trượt bằng phải…