Những điều cần chú ý khi động đất mạnh xảy ra 1.Xác định nhanh chóng các thông số động đất.

Một phần của tài liệu Động đất ở khu vực Tây Bắc Việt Nam (Trang 44 - 46)

III. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ HẬU QUẢ CỦA ĐỘNG ĐẤT.

3.Những điều cần chú ý khi động đất mạnh xảy ra 1.Xác định nhanh chóng các thông số động đất.

3.1.Xác định nhanh chóng các thông số động đất.

Sau khi động đất mạnh, phá hủy xảy ra, cần nhanh chóng biết được địa điểm và các thông số của nó như: vị trí tâm chấn, magnitude của trận động đất đó, thời gian xảy ra, độ sâu chấn tiêu, v.v. Điều này thực hiện được nhanh chóng bởi cơ quan chức năng là Viện Vật Lí Địa cầu với 1 hệ mạng trạm phân bố trên toàn lãnh thổ. Các thông báo về trận động đất sẽ được báo cáo với Chính phủ. Cũng trong thời điểm đó, các dạng hoạt động động đất và xu hướng phát triển của động đất phải được xem xét và nhận diện nhanh chóng qua mạng lưới thông tin nhiều mặt nhận được từ các vùng động đất biểu hiện. Thêm nữa, các hiểm họa do động đất gây ra phải được đánh giá sơ bộ qua các thông tin thu nhận từ các vùng động đất biểu hiện, qua vệ tinh, qua hàng không. Tất cả các vấn đề đó là những điều Nhà nước cũng như quần chúng hết sức quan tâm để đánh giá mức độ phá hủy gây ra do động đất.

3.2 Đối với các cấp chính quyền địa phương

Khi động đất xảy ra tùy theo độ mạnh của chúng các cơ quan chức năng nơi xảy ra động đất cần thực hiện các công việc sau:

3.2.1 Liên lạc với cơ quan thường trực của Trung ương, liên hệ với

cơ quan chức năng quan sát sự kiện này tại địa phương (các đài Vật lý địa cầu), hoặc ở Trung ương (Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn Trung ương, Viện Vật lý Địa cầu, v.v.) để có các thông tin về trận động đất đó như: vị trí chấn tâm, độ mạnh đông đất xảy ra, từ đó tủy theo mức độ thiệt hại do động đất gây ra các cấp chính quyền địa phương có các biện pháp xử lý kịp thời khắc phục hậu quả của động đất.

3.2.2. Đối với các trận động đất trung bình (rung lắc nhà ở mức độ

nhẹ, cảm thấy) chính quyền địa phương cần thu nhận thông tin từ các cơ quan chức năng và thông báo cho nhân dân địa phương biết nhằm ổn định trị an khu vực tránh kẻ xấu lợi dụng phao tin đồn nhảm gây hoang mang cho quần chúng nhân dân

3.2.3. Đối với động đất mạnh mang tính chất phá hủy:

- Các cơ quan chuyên ngành nhanh chóng qua hệ thống mạng trạm Quốc gia xác định vị trí, địa điểm xảy ra động đất trên lãnh thổ cùng các thông số của nó: Magnitude M, độ sâu chấn tiêu, cường độ chấn động I, thông báo cho Chính phủ và Nhà nước có những thông báo nhanh chóng cho các địa phương có những triển khai kịp thời nhằm hạn chế các hậu quả do động đất gây ra. Đồng thời Chính quyền địa phương cần các thông báo kịp thời (dưới dạng các thông báo) chính xác cho quần chúng nhân dân trong khu vực nhằm nhanh chóng ổn định tình hình trật tự an ninh khu vực.

- Chính quyền địa phương nơi xảy ra động đất cần nhanh chóng nắm bắt tình hình cũng như các thiệt hại do động đất gây ra trên địa phương mình nhanh chóng báo cáo về các cơ quan cấp cao hơn về mức độ thiệt hại sơ bộ cũng như tình hình địa phương sau khi động đất xảy ra và khả năng khắc phục hậu quả của nó ở địa phương.

- Chính phủ, cơ quan chức năng (Ủy ban tìm kiếm cứu nạn Quốc gia) sau khi nhận các thông tin từ các nguồn khác nhau tùy theo mức độ, tình hình phá hủy do động đất gây ra mà đưa ra các giải pháp cứu trợ kịp thời cần thiết nhằm khắc phục hậu quả do động đất gây ra.

- Tại vùng thường xuyên có động đất các cấp chính quyền cần thường xuyên vận đông tuyên truyền để cán bộ, nhân dân trong khu vực hiểu biết về hiện tượng này và có nhận biết đúng đắn và cách xử lý đúng một khi động đất xảy ra.

- Chính quyền địa phương nằm trong các vùng đông đất mạnh cần có những phương án dự phòng cho công tác tìm kiếm cứu nạn trong các sự cố thiên tai do động đất gây ra như dự định các điểm tập trung nhân dân thuận tiện về mọi mặt cho công tác tìm kiếm cứu hộ (các sân vận động, các bãi đất trống rộng gần các đường giao thông, v.v.) trong tình trạng khẩn cấp, huy động nhân lực, vật lực, các phương tiện giao thông phục vụ công tác tìm kiếm cứu hộ khi cần thiết.

- Khi xảy ra động đất phá hủy gây đổ nhà, làm thiệt hại về người và của tại địa phương, sau khi nắm bắt tình hình chính quyền địa phương cần nhanh chóng lập các khu vưc tập trung dân cư tạm thời với các khu lều trại ở tạm cho dân, lán cấp cứu cứu chữa các người bị thương. Các lán trại này được thiết lập với phương thức gọn nhẹ, thuận lợi và đầy đủ tiện nghi cho nhân dân sinh hoạt trong mọi điều kiện thời tiết. Ngoài ra trong khu vực lán trại này cần có sự huy động nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ cho đồng bào bị nạn được chuyển đến đây.

Một phần của tài liệu Động đất ở khu vực Tây Bắc Việt Nam (Trang 44 - 46)