Trong thực tế Bộ luật hàng hải Việt Nam đã được ban hành năm 2015 và có hiệu lực vào ngày 01/7/2017, tuy nhiên pháp luật Việt Nam trong điều chỉnh hoạt động vận tải hàng hóa quốc tế bằng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
HÀ VIỆT HƯNG
HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 62380108
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI – 2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học: pgs.ts ®oµn n¨ng
Pgs.ts n«ng quèc b×nh
Phản biện 1: TS Lê Mai Thanh Phản biện 2: PGS.TS Tăng Văn Nghĩa
Phản biện 3: PGS TS Hoàng Phước Hiệp
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường, họp tại Trường Đại học Luật Hà Nội, vào hồi h / / 2017
Có thể tìm hiểu luận án tại:
1) Thư viện Quốc gia;
2) Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây Việt Nam đã đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tích cực tham gia các cơ chế song phương và đa phương về hợp tác quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại.Việt Nam là một nước có tiềm năng về vận tải biển rất lớn Đánh giá được tầm quan trọng của kinh tế vận tải biển, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách đúng đắn để khuyến khích các hoạt động kinh tế liên quan đến biển Nghị quyết số 09 –NQ/TW ngày 9/2/2007 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã xác định mục tiêu là đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, với mục tiêu cụ thể là phấn đấu để kinh tế trên biển
và ven biển đóng góp khoảng 53- 55% tổng GDP của cả nước Điều đó cho thấy, cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của thương mại quốc tế, kinh tế Việt Nam cũng đang trong quá trình hội nhập và phát triển, trong đó ngành vận tải biển là một trong những ngành kinh
tế mũi nhọn được đặc biệt chú trọng
Trong những năm qua, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đã không ngừng phát triển và đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với nền hàng hải thế giới Ở Việt Nam, vận tải đường biển thực sự có ý nghĩa rất quan trọng Ước tính lượng hàng hóa quốc tế vận chuyển chiếm tới 80% tổng lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam, nhiều công ty vận chuyển đường biển đã xuất hiện và ngày càng phát triển và cần phải có các qui định pháp luật điều chỉnh phù hợp Sự ra đời của Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005 đánh dấu bước phát triển mới trong thị trường vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ở Việt Nam Trên
cơ sở đó, các thương nhân Việt Nam đã có cơ sở pháp lý đầy đủ hơn cho việc ký kết các hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển Trong thực tế Bộ luật hàng hải Việt Nam đã được ban hành năm 2015 và có hiệu lực vào ngày 01/7/2017, tuy nhiên pháp luật Việt Nam trong điều chỉnh hoạt động vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển vẫn tồn tại những bất cập, còn có những qui định chưa rõ ràng, thống nhất, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn cũng như chưa phù hợp với các công ước quốc tế về vận tải biển
Hiện nay, khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam là cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các qui định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển cho phù hợp hơn với các yêu cầu thực tiễn của Việt Nam và thực tiễn thương mại, hàng hải quốc tế Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng cho các bên trong các giao dịch Hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển, thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại hàng hải của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới Vì lẽ đó, việc nghiên cứu các vấn đề pháp lý về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường
Trang 4biển có ý nghĩa cấp thiết và mang tính thời sự trong giai đọan hiện nay Chính vì vậy tác
giả đã chọn đề tài “Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển và vấn đề
hoàn thiện pháp luật Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu sinh của mình
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
+ Đối tượng nghiên cứu:
- Qui định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển trong mối tương quan với các qui định của pháp luật quốc tế; So sánh qui định của pháp luật Việt Nam với pháp luật một số nước trên thế giới về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển; Thực tiễn áp dụng các qui định của pháp luật hiện hành
về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
+ Phạm vi nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu các qui định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển trong mối tương quan với các công ước quốc tế về vận tải biển và so sánh, đối chiếu với pháp luật của một số quốc gia về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án
+ Mục đích của luận án: làm rõ những vấn đề lý luận về hợp đồng vận chuyển hàng
hóa quốc tế bằng đường biển, pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển cũng như đánh giá được thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Việt Nam Trên cơ sở đó, xác định quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ở Việt Nam
+ Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: Để đạt được mục đích đã nêu trên nhiệm vụ
nghiên cứu của luận án là:
- Làm rõ khái niệm về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
- Phân tích và đánh giá các qui định pháp luật hiện hành của Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển trong mối tương quan với các quy định của các công ước quốc tế về vận tải biển và so sánh với qui định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới Đồng thời, chỉ ra những điểm bất cập, hạn chế của pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
- Trên cơ sở đánh giá thực tiễn áp dụng qui định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển đưa ra quan điểm và đề xuất những giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền, quán triệt đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Trang 5trong thời kỳ hội nhập
Các phương pháp nghiên cứu: phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu, lịch sử, chứng minh, tổng hợp, qui nạp, kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn Trong đó, phân tích, thống kê, so sánh và chứng minh được xác định là những phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận án Cụ thể như sau:
- Phương pháp diễn giải được áp dụng để nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển Thông qua việc phân tích các vấn
đề lý luận cơ bản như khái niệm, đặc điểm, lịch sử hình và phát triển của pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển nhằm luận giải ý nghĩa, sự cần thiết của việc nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, bình luận được áp dụng để trình bày các quy định cụ thể của
hệ thống pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển nhằm làm rõ các ưu, nhược điểm của các quy định này trong pháp luật thực định Qua đó đưa ra các bình luận, đánh giá sự bất cập hay khiếm khuyết của pháp luật Việt Nam so với các quy định của luật pháp quốc tế
- Phương pháp so sánh luật học cũng được sử dụng để nghiên cứu các quy định của pháp luật quốc tế, nghiên cứu các án lệ quốc tế, pháp luật một số nước và so sánh với các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển nhằm đánh giá sự tương thích, phù hợp, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này
- Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp, kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn cũng được sử dụng nhằm khái quát hóa và rút ra các kết luận, đề xuất cơ bản về những đóng góp mới của luận án với việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
- Phương pháp tổng hợp, qui nạp được sử dụng chủ yếu trong việc đưa ra những kết luận của từng chương và kết luận chung của luận án
5 Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu một cách cơ bản và chuyên sâu có hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, luận án có những đóng góp khoa học thể hiện qua các điểm mới của luận án, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Luận án là công trình khoa học độc lập đã đánh giá đúng, khách quan tình
hình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án Trên cơ
sở đó đề ra được mục đích và phạm vi nghiên cứu hợp lý nhằm giải quyết tiếp những vấn đề pháp lý về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển mà các công trình đó chưa nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa sâu
Thứ hai, luận án làm rõ cơ sở khoa học cả về lý luận và thực tiễn về hợp đồng vận
Trang 6chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam Luận án rút ra các kết luận khoa học xác định rõ các vấn đề: khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển Luận án cũng phân tích một cách có hệ thống các loại nguồn luật có thể được áp dụng điều chỉnh về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển; mối quan hệ giữa các loại nguồn luật, đặc biệt là việc nghiên cứu các xu thế phát triển hiện nay của pháp luật
về hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển là xu thế hiện đại hoá, thống nhất hoá các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng
đường biển
Thứ ba, luận án tập trung nghiên cứu tổng thể và đưa ra các phân tích, so sánh, đánh giá
về thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển Trên cơ sở đó chỉ ra những ưu điểm và hạn chế các quy định trong pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Thứ tư, Luận án phân tích, đánh giá một số vụ việc thực tế Qua đó rút ra một số bài
học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng doanh nghiệp trong các vụ việc giải quyết tranh chấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Thứ năm, luận án cũng phân tích các yêu cầu, sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển Trên cơ sở
đó luận án đã phân tích, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ở Việt Nam
6 Kết cấu của luận án
Luận án gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo Tên của các chương cụ thể như sau:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2 Những vấn đề lý luận về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường
biển
Chương 3 Quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Chương 4 Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận
chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Trang 7CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Sau một quá trình nghiên cứu công phu, có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án, tác giả đánh giá rằng chưa có một đề tài nào tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam Tuy nhiên trong thực tiễn, hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển cũng có nhiều công trình khoa học đã nghiên cứu và đánh giá liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển Các công trình nghiên cứu khoa học bao gồm: sách tham khảo, luận án, bài viết đăng trên các tạp chí khoa học và các hội thảo khoa học, v.v
Có thể thấy ở Việt Nam và trên thế giới trong thời gian qua, mặc dù đã có một số công trình liên quan đến Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, tuy nhiên, số lượng các công trình bài viết còn hạn chế, chưa đa dạng, chuyên sâu Các công trình chủ yếu tồn tại dưới hình thức là các giáo trình, sách chuyên khảo sử dụng chủ yếu trong các trường đại học, đã có một số bài viết, đề tài nghiên cứu khoa học ở bậc đại học, thạc sĩ, nhưng chưa
có công trình nghiên cứu bậc Tiến sĩ về vấn đề này Tác giả nhận thấy, vấn đề trên chưa được nghiên cứu sâu một cách có hệ thống tại Việt Nam, phạm vi nghiên cứu còn mang tính chất khái quát chung, hoặc một số khía cạnh đơn lẻ mà chưa nghiên cứu tổng hợp các nội dung cụ thể của vấn đề Do vậy, mục tiêu của luận án cần chỉ rõ những vấn đề còn tồn tại và tiếp tục nghiên cứu giải quyết, cụ thể là:
Thứ nhất, luận án tiếp tục tập trung nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề lý luận cơ
bản về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển Trong phần đầu nội dung của luận án, tác giả tập trung nghiên cứu và làm rõ khái niệm và các đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển Tác giả sẽ tập trung nghiên cứu các đặc điểm nổi bật của hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển, những điểm khác biệt
cơ bản so với các loại hợp đồng khác
Thứ hai, luận án phân tích các nguồn luật điều chỉnh các phương thức vận chuyển
hàng hoá quốc tế bằng đường biển, phân tích và chỉ rõ sự khác biệt về nguồn luật điều chỉnh giữa hai loại hợp đồng thuê tàu chợ và hợp đồng thuê tàu tàu chuyến trong hàng hải quốc tế Đồng thời tác giả phân tích xu hướng phát triển của pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Đây là cơ sở để Việt Nam gia nhập và tham gia ký kết các công ước quốc tế về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển
Thứ ba, luận án tập trung nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề pháp lý cơ bản của hợp
đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển như: Đối tượng của hợp đồng, chủ thể
Trang 8của hợp đồng, nội dung của hợp đồng, các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên trong hợp đồng Tác giả sẽ phân tích, so sánh và chỉ ra những điểm còn bất cập về thực trạng qui định cũng như trong thực tiễn áp dụng hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ở Việt Nam Đây cũng là cơ sở để tác giả đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Thứ tư, tác giả phân tích đặc thù của việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực
vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển, thông qua việc phân tích các phương thức giải quyết tranh chấp như thương lượng, hòa giải, toà án và trọng tài Tác giả cũng phân tích rõ ở một số nước phát triển có nền hàng hải phát triển đã có những cơ quan toà án và trọng tài chuyên trách để giải quyết tranh chấp hàng hải quốc tế Trên cơ sở phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp, tác giả chỉ ra những khó khăn, khúc mắc và những điểm qui định của pháp luật chưa phù hợp nhằm giúp các chủ thể xem xét kinh nghiệm trong quá trình đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển Đồng thời đây cũng là cơ sở để tác giả kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Thứ năm, từ những vấn đề được giải quyết, tác giả luận án sẽ trình bày giải pháp
hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển
Cụ thể là hoàn thiện các qui định của Bộ luật hàng hải Việt Nam liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển để phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam trước yêu cầu của hội nhập quốc tế và một số giải pháp khác góp phần đẩy mạnh và bảo đảm hiệu quả thực thi pháp luật vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ở Việt Nam
Thứ sáu, tác giả phân tích, đánh giá tác động của các công ước quốc tế về vận
chuyển hàng hoá bằng đường biển đến việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam
về hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển Trên cơ sở phân tích vai trò, tầm quan trọng của các công ước quốc tế về vận tải hàng hóa bằng đường biển trong hàng hải quốc tế nhằm hướng tới sự cần thiết để Việt Nam ký và gia nhập công ước quốc tế về vận tải hàng hóa bằng đường biển và nội luật hoá các qui định của công ước trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam
CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
2.1 Tổng quan về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
2.1.1 Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Theo pháp luật quốc tế, một hợp đồng được coi là có tính chất quốc tế nếu các bên có
trụ sở thương mại ở các nước khác nhau và có liên quan đến hai hay nhiều hệ thống pháp
Trang 9luật khác nhau Cách đánh giá tính chất “quốc tế” của hợp đồng dựa trên các tiêu chí này được coi là hợp lý và có mối quan hệ gắn bó với nhau vì chỉ các hợp đồng được giao kết giữa các bên có “trụ sở” thương mại ở các nước khác nhau sẽ liên quan đến hai hoặc nhiều hệ thống pháp luật khác nhau có thể được áp dụng Trong thực tiễn hợp đồng có tính chất quốc
tế được thừa nhận rộng rãi hiện nay là hợp đồng được ký kết giữa các thương nhân có trụ sở thương mại nằm trên lãnh thổ các quốc gia khác nhau Do tính chất đặc thù của hàng hóa được vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế nên hàng hóa được vận chuyển từ các cảng biển của quốc gia hay vùng lãnh thổ này tới các cảng biển của quốc gia hay vùng lãnh thổ khác
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển được hiểu là sự thỏa thuận giữa bên vận chuyển hàng hóa và bên thuê vận chuyển hàng hóa, theo đó, bên vận chuyển thu phí dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hoá từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng nằm ở những quốc gia hay vùng lãnh thổ khác nhau
2.1.2 Đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Từ khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, có thể nhận thấy,
loại hợp đồng này có một số đặc điểm nổi bật sau đây :
Thứ nhất, hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển là một loại hợp
đồng dịch vụ có tính chất quốc tế, trong đó đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được vận chuyển qua biên giới của một hay nhiều quốc gia Khác với hợp đồng mua bán, hợp đồng chuyên chở không làm thay đổi chủ sở hữu của một hàng hoá mà chỉ làm thay đổi vị trí của chúng
Thứ hai, về chủ thể của hợp đồng: hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường
biển được ký kết giữa người vận chuyển hàng hóa và người thuê vận chuyển hàng hóa hay người gửi hàng
Thứ ba, về hình thức của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, Điều 146
Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 quy định: Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận; hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản
Thứ tư, hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển là hợp đồng song vụ
có đền bù Hai bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển là bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển đều có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau, bên vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển tài sản đến đúng địa điểm thỏa thuận, bảo quản tài sản đúng thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận Cước phí mà bên thuê vận chuyển thanh toán cho bên vận chuyển chính là số tiền đền bù trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Thứ năm, hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển là cơ sở pháp lý xác
Trang 10định quan hệ pháp luật giữa các chủ thể hợp đồng Trong hợp đồng, các bên xác định quyền, nghĩa vụ của mình thông qua các điều khoản cụ thể, đồng thời đây là căn cứ để giải quyết tranh chấp khi có mâu thuẫn phát sinh giữa các bên trong hợp đồng
Thứ sáu, Các tranh chấp về vận tải biển quốc tế thường được giải quyết bằng trọng tài hàng
hải quốc tế Đây là điểm khác biệt khá quan trọng của vận tải biển quốc tế Nếu đối với các phương thức giải quyết tranh chấp khác, trọng tài và tòa án cùng đóng vai trò quan trọng, thì đối với vận tải biển quốc tế, trọng tài hàng hải quốc tế chiếm vị trí nổi bật
Thứ bảy, quyền tự do hàng hải thường được nhắc tới trong vận chuyển hàng hóa quốc
tế bằng đường biển Quyền tự do hàng hải được ghi nhận trong nhiều điều ước, thỏa thuận quốc
tế và trong pháp luật quốc gia, theo đó tàu thuyền của một hay nhiều quốc gia được dễ dàng lưu thông qua một hay nhiều quốc gia khác Nguyên tắc này có nguồn gốc từ tập quán quốc tế, theo
đó tàu mang cờ của bất kì quốc gia có chủ quyền nào sẽ không chịu sự can thiệp từ các quốc gia khác Tự do hàng hải là một trong những nguyên tắc lâu đời nhất cấu thành trụ cột của luật biển
và luật hàng hải quốc tế
Thứ tám, có hiện tượng xung đột pháp luật xảy ra trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa
quốc tế bằng đường biển: Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015, tại Điều 3 đã ghi nhận nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật, trong đó có những quy định liên quan trực tiếp đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, cụ thể là: Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hoá thì áp dụng pháp luật của quốc gia nơi hàng hoá được trả theo hợp đồng
2.1.3 Phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng quốc tế đường biển
Trong kinh doanh hàng hải quốc tế hiện nay, có nhiều cách phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, có thể căn cứ vào đối tượng của hợp đồng người
ta có thể phân thành hợp đồng chuyên chở hàng khô, hàng lỏng, hợp đồng chuyên chở hàng hóa nguy hiểm độc hại v.v…
Cách phân loại phổ biến hiện nay là dựa vào phương thức thuê tàu Thực tiễn hàng hải quốc tế hiện nay có hai phương thức chủ yếu để các bên có thể thực hiện việc vận chuyển hàng hóa đó là phương thức chuyên chở hàng hóa bằng tàu chợ, phương thức chuyên chở hàng hóa bằng tàu chuyến và tương ứng với các phương thức này các bên có thể ràng buộc trách nhiệm với nhau thông qua hai loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa chính là hợp đồng thuê tàu chợ theo chứng từ vận chuyển và hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng tàu chuyến Pháp luật Việt Nam hiện nay cũng phân loại hợp đồng dựa trên cơ sở phương thức thuê tàu Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 qui định có hai loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển và hợp đồng thuê tàu chuyến Theo khoản 1 Điều 146 qui định: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần
Trang 11tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa
để vận chuyển
Theo khoản 2 Điều 146 Bộ luật hàng hải 2015 qui định: Hợp đồng vận chuyển theo
chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến
2.2 Pháp luật về hợp dồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Do tính chất đặc thù, pháp luật điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển khá phong phú và phức tạp chịu sự điều chỉnh bởi các nguồn pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia và án lệ Đó là các điều ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, các tập quán thương mại hàng hải quốc và pháp luật quốc gia Đối với hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, nguồn luật điều chỉnh có thể được chia theo hai phương thức là phương thức thuê tàu chợ và phương thức thuê tàu chuyến Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng tàu chợ được điều chỉnh bởi các điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia,
án lệ và tập quán thương mại hàng hải quốc tế Trong khi đó, nguồn luật điều chỉnh hợp đồng vận chuyển bằng tàu chuyến chủ yếu là luật quốc gia, án lệ và các tập quán thương mại
Giai đoạn từ 1924 đến năm 2009 quan hệ thương mại hàng hải quốc tế phát triển, xu hướng thống nhất hóa và hiện đại hóa pháp luật vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với sự ra đời của công ước Rotterdam 2009 Công ước Rotterdam 2009 bao hàm được nhiều điểm tích cực của các công ước trước đây liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
* Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ở Việt Nam
Sau cách mạng tháng 8 đến trước năm 1990, tại Việt Nam, các hoạt động hàng hải quốc
tế nói chung và hoạt động vận tải biển nói riêng chủ yếu là do các văn bản dưới luật điều chỉnh Hệ thống pháp luật của Việt Nam giai đoạn trước năm 1986 chưa phải là một hệ thống
pháp luật hoàn thiện Có thể nói cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp với sự chi
phối mạnh mẽ của các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước đã hạn chế sự phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam Nhiều ngành luật khác cũng khó có điều kiện để phát triển như: Luật Tài chính, Luật Thương mại, Luật Đất đai… Do đó, sự kém phát triển của pháp luật vận
Trang 12chuyển hàng hóa bằng đường biển trong hoạt động hàng hải nằm trong xu thế chung của hệ thống pháp luật Việt Nam giai đoạn này Sau năm 1986, khi đất nước có nhiều đổi thay mạnh mẽ về các điều kiện kinh tế - xã hội, hệ thống pháp luật về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trong hoạt động hàng hải đã dần hình thành và ngày càng phát triển
Giai đoạn 1990 – 2015, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua và ban hành Bộ luật hàng hải Việt Nam Nhằm phát huy vai trò của vận tải biển đối với
sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Việt Nam đã mở rộng phạm vi sửa đổi, bổ sung Bộ luật hàng hải 2005 và ban hành Bộ luật hàng hải năm 2015
Bộ luật hàng hải năm 2015 được xây dựng trên cơ sở tham khảo pháp luật một số nước và tiếp thu có chọn lọc các Công ước quốc tế về vận tải biển, đặc biệt là Công ước Rotterdam 2009 Việc ban hành Bộ luật hàng hải năm 2015 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và tạo điều kiện phát triển hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy ngành vận tải biển phát triển
Như vậy, thông qua việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật hàng hải Việt Nam nói chung và chế định hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nói riêng có thể thấy pháp luật hàng hải Việt Nam đã tiếp thu có chọn lọc nội dung các công ước quốc tế về vận tải biển nhằm chuyển hóa và thực thi các qui định của các công ước vào pháp luật hàng hải Việt Nam Có thể đánh giá một cách tổng quát rằng Việt Nam cũng đã rất tích cực trong việc hoàn thiện pháp luật hàng hải để hội nhập quốc tế
2.2.2 Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thuê tàu chợ
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng tàu chợ được điều chỉnh bởi các điều ước quốc
tế, pháp luật quốc gia, án lệ và tập quán thương mại hàng hải quốc tế
- Điều ước quốc tế
Các điều ước trong lĩnh vực hàng hải quốc tế có một vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng những luật lệ, nguyên tắc, khuôn khổ và chuẩn mực chung để điều tiết và tạo
ra một môi trường công bằng thuận lợi cho thương mại hàng hải phát triển Hiện nay, có hai Công ước quốc tế chính liên quan đến hợp đồng thuê tàu chợ là Công ước quốc tế về thống nhất một số quy tắc pháp luật về vận đơn đường biển năm 1924 (Công ước Brussels) và Công ước của Liên Hợp Quốc về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển năm 1978 (Công ước Hamburg) Công ước Brussels đã được sửa đổi bằng Nghị định thư năm 1968 và từ đó được mang tên Quy tắc Hague -Visby Ngoài ra, một văn kiện quốc tế quan trọng khác cũng cần kể đến là Công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa một phần hoặc toàn bộ bằng đường biển đã được thông qua tại Rotterdam năm 2009 Bên cạnh các điều ước quốc tế điều chỉnh trực tiếp hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển còn có các điều ước quốc tế khác có liên quan
-Các tập quán thương mại hàng hải quốc tế
Ngoài điều ước quốc tế, tập quán hàng hải quốc tế cũng thường xuyên được áp dụng
Trang 13với tư cách là nguồn luật để điều chỉnh những mối quan hệ thương mại hàng hải cụ thể Tập quán hàng hải quốc tế điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển là những tập quán liên quan đến hoạt động hàng hải quốc tế, đó là các tập quán hàng hải cụ thể
ở các cảng trong khu vực và quốc tế Ngoài ra còn bao gồm cả các tập quán thương mại hàng hải quốc tế
Tập quán thương mại hàng hải quốc tế là những thói quen trong thương mại hàng hải được lặp đi lặp lại nhiều lần, được nhiều nước công nhận, áp dụng liên tục đến mức trở thành một qui tắc mà các bên mặc nhiên tuân theo Tập quán thương mại hàng hải quốc tế giúp giải thích, bổ sung và hướng dẫn thực hiện các điều kiện có liên quan của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển mà các điều khoản đó chưa quy định hoặc quy định chưa cụ thể
- Luật quốc gia
Trong thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, bên cạnh các điều ước quốc tế, tập quán thương mại hàng hải quốc tế và án lệ, luật quốc gia có vai trò quan trọng và trong nhiều trường hợp là nguồn điều chỉnh trong quan hệ hợp đồng Luật quốc gia trở thành luật áp dụng cho hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển trong các trường hợp:
Khi các bên ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển thỏa thuận trong điều khoản luật áp dụng của hợp đồng về việc chọn luật của một bên hoặc bên thứ ba
để điều chỉnh hợp đồng; Khi điều khoản về luật áp dụng cho hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển được qui định trong các điều ước quốc tế có liên quan, luật quốc gia đương nhiên trở thành luật áp dụng cho các hợp đồng đó; Khi có qui định của pháp luật quốc gia, với tư cách là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, pháp luật quốc gia tham gia điều chỉnh các hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của quốc gia đó
Luật quốc gia là nguồn luật quan trọng được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển Ở Việt Nam xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, ngày 14/6/2005 tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI
đã thông qua BLHH Việt Nam sửa đổi (BLHH Việt Nam 2005), có hiệu lực thi hành từ 01/01/2006 Nhằm phát huy vai trò của vận tải biển đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, Việt Nam đã mở rộng phạm vi sửa đổi bổ sung
Bộ luật hàng hải 2005 và ban hành Bộ luật hàng hải năm 2015 Bộ luật hàng hải năm 2015 được xây dựng trên cơ sở tham khảo pháp luật một số nước và tiếp thu có chọn lọc các công ước quốc tế về vận tải biển
Ngoài các loại nguồn cơ bản nêu trên, luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển còn tồn tại dưới hình thức khác như án lệ của các cơ quan tài phán Án lệ là bản án hoặc quyết định của toà án nó tạo lập qui tắc hoặc căn cứ pháp lý đáng tin cậy cho việc quyết định của các vụ việc trong tương lai