Trong thực tế Bộ Luật hàng hải Việt Nam đã được ban hành năm 2015 và có hiệu lực vào ngày 01/7/2017, tuy nhiên pháp luật Việt Nam trong điều chỉnh hoạt động vận tải hàng hóa quốc tế bằng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
HÀ VIỆT HƯNG
HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC
Hà Nội 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
HÀ VIỆT HƯNG
HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật quốc tế
Mã số: 62 38 01 08
LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS TS Đoàn Năng
2 PGS TS Nông Quốc Bình
Hà Nội 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Nội dung cũng như các số liệu trình bày trong luận án hoàn toàn trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trông bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Hà Việt Hưng
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
quốc tế năm 1980
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8
1.1 Công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án 8
1.1.1 Công trình khoa học trong nước 8
1.1.2 Công trình khoa học nước ngoài 19
1.2 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu 23
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển 23
1.2.2 Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển 24
1.2.3 Nội dung hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển 25
1.2.4 Giải quyết tranh chấp liên quan đến vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển 26
1.2.5 Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển 27
1.2.6 Kiến nghị Việt Nam gia nhập công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển 29
1.3 Những nội dung cơ bản cần giải quyết trong luận án 31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 33
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 35
2.1 Tổng quan về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển 35
2.1.1 Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển 35
2.1.2 Đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển 40 2.1.3 Phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng quốc tế đường biển 43
2.2 Pháp luật về hợp dồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển 47
Trang 62.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về hợp đồng vận chuyển
hàng hóa quốc tế bằng đường biển 48
2.2.2 Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thuê tàu chợ 56
2.2.3 Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thuê tàu chuyến 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 69
CHƯƠNG 3: QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 70
3.1 Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển 70
3.2 Chủ thể của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển 73
3.2.1 Người vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển 73
3.2.2 Người thuê vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển 74
3.3 Nội dung của hợp đồng thuê tàu chuyến trong vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển 76
3.4 Nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển theo chứng từ vận chuyển 85
3.4.1 Nghĩa vụ và trách nhiệm của người gửi hàng 85
3.4.2 Nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở 89
3.5 Đặc thù giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển 109
3.5.1 Giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển bằng toà án 110
3.5.2 Giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển bằng trọng tài hàng hải 112
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 121
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 123
VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 123
Trang 74.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật việt nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển 123
4.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển 123 4.1.2 Thuận lợi, khó khăn trong việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển 128
4.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật việt nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển 134
4.2.1 Hoàn thiện các qui định của Bộ Luật hàng hải Việt Nam để phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế 134 4.2.2 Ký kết và gia nhập công ước quốc tế về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển 139 4.2.3 Một số giải pháp khác góp phần đẩy mạnh và bảo đảm hiệu quả thực thi pháp luật vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ở Việt Nam 142
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 148 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153 PHỤ LỤC
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây Việt Nam đã đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tích cực tham gia các cơ chế song phương và đa phương về hợp tác quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại Việt Nam là một nước có tiềm năng về vận tải biển rất lớn, với bờ biển trải dài hơn 3200 km từ Móng Cái đến Hà Tiên, hiện nay có tới trên 300 cảng biển với qui mô lớn nhỏ các loại Đánh giá được tầm quan trọng của kinh tế vận tải biển, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách đúng đắn để khuyến khích các hoạt động kinh tế liên quan đến biển Nghị quyết số 09 –NQ/TW ngày 9/2/2007 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã xác định mục tiêu là đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, với mục tiêu cụ thể
là phấn đấu để kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53- 55% tổng GDP của cả nước Điều đó cho thấy, cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của thương mại quốc tế, kinh tế Việt Nam cũng đang trong quá trình hội nhập và phát triển, trong đó ngành vận tải biển là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn được đặc biệt chú trọng
Chủ trương chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế được khẳng định trong nhiều văn kiện như Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 5/2/2007 của Ban chấp hành trung ương về một số chủ trương chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế…
Trong những năm qua, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đã không ngừng phát triển và đóng vai trò quan trọng đối với nền hàng hải thế giới Ở Việt Nam, vận tải đường biển thực sự có ý nghĩa rất quan trọng Ước tính lượng hàng hóa quốc tế
Trang 9vận chuyển chiếm tới 80% tổng lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam, nhiều công ty vận chuyển đường biển đã xuất hiện và ngày càng phát triển và cần phải có các qui định pháp luật điều chỉnh phù hợp Sự ra đời của Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2005 đánh dấu bước phát triển mới trong thị trường vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ở Việt Nam Trên cơ sở đó, các thương nhân Việt Nam đã
có cơ sở pháp lý đầy đủ hơn cho việc ký kết các hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển Trong thực tế Bộ Luật hàng hải Việt Nam đã được ban hành năm 2015 và có hiệu lực vào ngày 01/7/2017, tuy nhiên pháp luật Việt Nam trong điều chỉnh hoạt động vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển vẫn tồn tại những bất cập, còn có những qui định chưa rõ ràng, thống nhất, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn cũng như chưa phù hợp với các công ước quốc tế về vận tải biển Thực tiễn thời gian qua cho thấy trong hầu hết các hợp đồng thương mại hàng hải quốc tế giữa bên Việt Nam và các đối tác nước ngoài, các bên thường lựa chọn
cơ quan tài phán nước ngoài và luật áp dụng cũng phần lớn là áp dụng công ước quốc tế về vận tải biển, pháp luật nước ngoài để điều chỉnh quan hệ hợp đồng có tính chất quốc tế Điều đó đã gây ra nhiều bất lợi cho các bên Việt Nam trong việc đàm phán thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển với các đối tác nước ngoài Do đó, Việt Nam cần thiết phải xây dựng một môi trường pháp lý thống nhất, ổn định, an toàn, minh bạch, thuận lợi cho các giao dịch hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển quốc tế phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế và chuẩn mực quốc tế theo hướng tiếp thu có chọn lọc các chuẩn mực pháp
lý quốc tế nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển bằng đường biển
Hiện nay, khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam là cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các qui định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển cho phù hợp hơn với các yêu cầu thực tiễn của Việt Nam và thực tiễn thương mại, hàng hải quốc tế Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng cho các bên trong các giao dịch hợp đồng vận chuyển
Trang 10hàng hoá quốc tế bằng đường biển, thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại hàng hải của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới Vì lẽ đó, việc nghiên cứu các vấn đề pháp lý về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển có ý nghĩa cấp thiết và mang tính thời sự trong giai đọan hiện nay Chính vì vậy tác giả đã chọn đề
tài “Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển và vấn đề hoàn
thiện pháp luật Việt Nam” làm luận án Tiến sỹ, với mong muốn nghiên cứu thành
công đề tài này sẽ góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng dường biển, pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển cũng như đánh giá được thực tiễn áp dụng pháp về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Việt Nam Trên cơ sở đó, xác định quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế ở Việt Nam
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
+ Đối tượng nghiên cứu:
- Qui định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển trong mối tương quan với các qui định của pháp luật quốc tế
- So sánh qui định của pháp luật Việt Nam với các công ước quốc tế về vận tải biển và pháp luật một số nước trên thế giới về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
+ Mục đích của luận án: làm rõ những vấn đề lý luận về hợp đồng vận chuyển
hàng hóa quốc tế bằng đường biển, pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển cũng như đánh giá được thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Việt Nam Trên cơ sở
Trang 11đó, xác định quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ở Việt Nam
+ Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: Để đạt được mục đích đã nêu trên nhiệm
vụ nghiên cứu của luận án là:
- Làm rõ khái niệm, đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
- Phân tích và đánh giá các qui định pháp luật hiện hành của Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển trong mối tương quan với các quy định của các công ước quốc tế về vận tải biển và so sánh với qui định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới Đồng thời, chỉ ra những điểm bất cập, hạn chế của pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
- Trên cơ sở đánh giá thực tiễn áp dụng qui định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển đưa ra quan điểm và đề xuất những giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
4 Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền, quán
triệt đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời kỳ hội nhập
Các phương pháp nghiên cứu: phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu, lịch sử, chứng minh, tổng hợp, qui nạp, kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn Trong đó, phân tích, thống kê, so sánh và chứng minh được xác định là những phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận án Cụ thể như sau:
bản của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển Thông qua việc phân tích các vấn đề lý luận cơ bản như khái niệm, đặc điểm, lịch sử hình và phát triển của pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển nhằm luận giải ý nghĩa, sự cần thiết của việc nghiên cứu
cụ thể của hệ thống pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam về hợp đồng
Trang 12vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển nhằm làm rõ các ưu, nhược điểm của các quy định này trong pháp luật thực định Qua đó đưa ra các bình luận, đánh giá
sự bất cập hay khiếm khuyết của pháp luật Việt Nam so với các quy định của luật pháp quốc tế
định của pháp luật quốc tế, nghiên cứu các án lệ quốc tế, pháp luật một số nước và
so sánh với các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển nhằm đánh giá sự tương thích, phù hợp, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này
tiễn cũng được sử dụng nhằm khái quát hóa và rút ra các kết luận, đề xuất cơ bản về những đóng góp mới của luận án với việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
những kết luận của từng chương và kết luận chung của luận án
5 Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu một cách cơ bản và chuyên sâu có hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, luận án có những đóng góp khoa học thể hiện qua các điểm mới của luận án, cụ thể như sau:
Thứ nhất, luận án là công trình khoa học độc lập đã đánh giá đúng, khách quan
tình hình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án Trên cơ sở đó đề ra được mục đích và phạm vi nghiên cứu hợp lý nhằm giải quyết tiếp những vấn đề pháp lý về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển mà các công trình đó chưa nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa sâu
Thứ hai, luận án làm rõ cơ sở khoa học cả về lý luận và thực tiễn về hợp đồng
vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam Luận án rút ra các kết luận khoa học xác định rõ các vấn đề: khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, đặc điểm của hợp đồng vận
Trang 13chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển Luận án cũng phân tích một cách có hệ thống các loại nguồn luật có thể được áp dụng điều chỉnh về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển; mối quan hệ giữa các loại nguồn luật, đặc biệt là việc nghiên cứu các xu thế phát triển hiện nay của pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển là xu thế hiện đại hoá, thống nhất hoá các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng
đường biển
Thứ ba, luận án tập trung nghiên cứu tổng thể và đưa ra các phân tích, so sánh,
đánh giá về thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển Trên cơ sở đó chỉ ra những ưu điểm và hạn chế các quy định trong pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Thứ tư, Luận án phân tích, đánh giá một số vụ việc thực tế Qua đó rút ra một
số bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng doanh nghiệp trong các vụ việc giải quyết tranh chấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Thứ năm, luận án cũng phân tích các yêu cầu, sự cần thiết phải hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển Trên cơ sở đó luận án đã phân tích, đề xuất các giải pháp cụ thể, có tính khả thi nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ở Việt Nam
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Từ việc tiếp cận, nghiên cứu và đánh giá pháp luật và thực tiễn về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển theo quy định của các công ước quốc
tế về vận tải biển, pháp luật Việt Nam, pháp luật của một số quốc gia điển hình trên thế giới, có thể khẳng định rằng luận án là một công trình khoa học độc lập, công phu, nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam Những phân tích, kết luận và đề xuất mà luận án nêu ra có cơ sở khoa học và thực tiễn Vì vậy, kết quả
Trang 14nghiên cứu của luận án có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ở Việt Nam Luận án là tài liệu có giá trị phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực pháp luật hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ở Việt Nam
7 Kết cấu của luận án
Luận án gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo Nội dung được bố cục thành bốn chương Tên của các chương cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Những vấn đề lý luận về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế
bằng đường biển
Chương 3: Quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về hợp
đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp
đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Trang 15CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 Công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án
1.1.1 Công trình khoa học trong nước
Sau một quá trình nghiên cứu công phu, có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án, tác giả đánh giá rằng chưa có một đề tài nào tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam Tuy nhiên trong thực tiễn, hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển cũng có nhiều công trình khoa học đã nghiên cứu và đánh giá liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển Các công trình nghiên cứu khoa học bao gồm: sách tham khảo, luận án, bài viết đăng trên các tạp chí khoa học và các hội thảo khoa học, v.v
Sách tham khảo
Các nghiên cứu liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu nhằm phân tích, luận giải dưới các góc độ, khía cạnh khác nhau Điển hình là các tác giả sau đây :
TS Trịnh Thu Hương, Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương, Nhà xuất bản
thông tin và truyền thông Hà Nội, năm 2011[49] Tác giả đã phân tích các vấn đề liên quan đến chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển như vị trí, vai trò của vận tải đường biển, tác dụng của vận tải biển đối với buôn bán quốc tế Tác giả đã phân tích rõ hiện nay vận tải đường biển giữ vị trí số một trong chuyên chở hàng hóa trên thị trường thế giới, nó đảm nhận chuyên chở gần 80% tổng khối lượng hàng hóa trong buôn bán quốc tế; vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở trên cự ly dài, khối lượng lớn Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành thấp (bằng một phần mười so với đường hàng không) Chính vì vậy vận tải đường biển là ngành vận tải chủ chốt so với các phương thức vận tải khác để
Trang 16chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu Tác giả cũng chỉ rõ vận tải biển là yếu tố không tách rời buôn bán quốc tế và vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển Tác giả cuốn sách cũng giới thiệu phân tích các phương thức thuê tàu thông dụng trong hàng hải quốc tế Trách nhiệm của người vận chuyển và người thuê vận chuyển trong vận chuyển hàng hải quốc tế, các vấn đề cơ bản về vận đơn đường biển Tác giả đã phân tích được một số nội dung cơ bản liên quan đến chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
GS.TS Hoàng Văn Châu, Logistics và vận tải quốc tế, Nhà xuất bản thông tin
và truyền thông, Hà Nội 2009 [12] Tác giả đã giới thiệu khái quát chung về Logistics, vận tải đường biển và thương mại quốc tế Tác giả cũng khẳng định vận tải biển đóng vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hóa ngoại thương, chiếm tới 80% khối lượng hàng hóa trong buôn bán quốc tế do có những ưu điểm nổi bật như: Vận tải biển có năng lực vận chuyển lớn, thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa trong thương mại quốc tế; chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp và giá thành vận tải biển rất thấp đặc biệt là nhiều tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong vận tải và thông tin được áp dụng nên giá thành vận tải biển có xu hướng ngày càng hạ hơn Tác giả cũng đã giới thiệu phân tích các phương thức thuê tàu trong hàng hải quốc tế đó là phương tức thuê tàu chợ và phương thức thuê tàu chuyến trong hàng hải quốc tế Tác giả cũng đã phân tích khái quát khái niêm đặc điểm từng loại hợp đồng về nội dung cơ bản, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận chuyển, nguồn luật điều chỉnh
GS.TS Hoàng Văn Châu, Công ước quốc tế về chuyên chở hàng hóa bằng
đường biển và vấn đề gia nhập của Việt Nam, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội
2015 [13] Tác giả đã giới thiệu tổng quan về Các công ước quốc tế và vận tải biển; Nội dung chính các công ước quốc tế về vận tải biển hiện hành; Những điểm khác biệt của qui tắc Rotterdam so với qui tắc Hague, Qui tắc Hague - Visby và qui tắc Hamburg 1978 Theo tác giả, Qui tắc Rotterdam là qui tắc tiên tiến, hiện đại theo kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, đảm bảo công bằng giữa chủ hàng và người chuyên chở
Trang 17Tác giả cũng phân tích tình hình phê chuẩn gia nhập các công ước quốc tế về vận tải biển trên thế giới và tình hình tham gia công ước quốc tế về vận tải biển ở Việt Nam Tác giả cũng giới thiệu hệ thống pháp luật điều chỉnh vận tải biển ở Việt Nam; Quan điểm và sự cần thiết tham gia công ước quốc tế về vận tải biển của Việt Nam; Ảnh hưởng của việc Việt Nam tham gia công ước quốc tế về vận tải biển đến các doanh nghiệp và đề xuất phương án tham gia công ước quốc tế về vận tải biển của Việt Nam
PGS.TS Hoàng Thế Liên chủ biên cuốn Hội nhập kinh tế quốc tế (tài liệu bồi
dưỡng của ngành Tư pháp) Nhà xuất bản Tư pháp năm 2006 [52] Tại chương IV cũng nêu ra một số vấn đề cơ bản liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển Cuốn sách đã giới thiệu về hợp đồng chuyên chở hàng hoá quốc tế bằng đường biển, trong đó đề cập đến hai loại hợp đồng đó là hợp đồng vận tải bằng tàu chuyến và hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng tàu chợ Trong đó tác giả có lý giải Tư pháp quốc tế điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, trong đó bao gồm cả quan hệ hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển Tác giả đã lý giải tính chất quốc tế của hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển theo quan niệm Tư pháp quốc tế được thể hiện qua các dấu hiệu:
Các bên chủ thể ký hợp đồng có quốc tịch khác nhau; hợp đồng được ký kết ở nước ngoài; đối tượng của hợp đồng là hàng hoá mua bán quốc tế có yếu tố nước ngoài và việc thực hiện hợp đồng diễn ra giữa các cảng biển của quốc gia hay vùng lãnh thổ này với các cảng biển của quốc gia hay vùng lãnh thổ khác Ngoài ra cuốn sách cũng giới thiệu những vấn đề cơ bản về chủ thể của hợp đồng; đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển và nội dung của hợp đồng, tác giả cũng phân tích các vấn đề pháp lý cơ bản của vận đơn đường biển và trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển
Bùi Gia Anh, ThS Phan Thế Nguyên và một số tác giả khác, Phân tích một số
bộ luật, đạo luật, điều ước liên quan đến vận tải và bảo hiểm hàng hải, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2007 [1]
Trang 18Theo các tác giả trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia thì pháp Luật hàng hải là một ngành luật có mối liên quan trực tiếp và chịu ảnh hưởng sâu sắc của pháp luật quốc tế đồng thời là ngành luật có ảnh hưởng đến quá trình hội nhập và phát triển Nội dung quốc sách đi sâu nghiên cứu các qui định, các khái niệm, các thuật ngữ có trong các qui tắc Hague - Visby và qui tắc Hamburg 1978 Cuốn sách đã giới thiệu về sự ra đời của các qui tắc, ý nghĩa của các qui tắc; trách nhiệm pháp lý của người chuyên chở, trách nhiệm của người gửi hàng, chứng từ vận tải, khiếu nại
và kiện tụng v.v… Cuốn sách đi sâu nghiên cứu giải thích các qui định và các tập quán pháp luật theo cách thức nó đã được giải thích và áp dụng để giải quyết các tranh chấp giữa các bên trong thực tiễn hàng hải quốc tế
TS LS Nguyễn Chúng, Kinh nghiệm thực tế giải quyết tranh chấp hợp đồng
thương mại- hàng hải Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, 2005 [19]
Theo tác giả thương mại và hàng hải quốc tế phát triển đòi hỏi phải có những qui định chặt chẽ về trách nhiệm của người chuyên chở Trong các hoạt động thương mại quốc tế việc thực hiện các hành vi giữa các chủ thể không tránh khỏi những tranh chấp Cuốn sách giới thiệu một số nội dung cơ bản liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng trong thương mại hàng hải như nguồn luật áp dụng, khiếu nại, kiện tụng trong giải quyết tranh chấp; Vấn đề kiện tụng thông qua trọng tài hoặc tòa án, giới thiệu về trọng tài quốc tế Cuốn sách cũng đã giới thiệu tóm tắt một số vụ việc tranh chấp thực tế từ các hợp đồng thương mại hàng hải như: hủy hợp đồng vận chuyển vì hàng không sẵn sàng, chất xếp hàng không hợp lý, các vụ tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ, trách nhiệm các bên trong hợp đồng Trên cơ sở phân tích một số vụ việc, tác giả đã rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trong nước không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, an toàn pháp lý, tránh xảy ra tranh chấp dẫn đến lãng phí không cần thiết
Hoàng Ngọc Thiết (2002), Tranh chấp từ hợp đồng xuất nhập khẩu-Án Lệ trọng tài và kinh nghiệm, NXB Chính trị quốc gia [72] Thông qua việc tập hợp các
vụ việc thực tiễn về tranh chấp hợp đồng xuất nhập khẩu, tác giả đã phân tích nội
Trang 19dung các vụ việc và đưa ra các bình luận về pháp lý và những bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu
Kỷ yếu hội thảo khoa học
Dự án EU- Việt Nam Mutrap III tổ chức, Hội thảo đánh giá tác động của việc
Việt Nam gia nhập các công ước quốc tế về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển,
tháng 7/2011 tại Hà Nội Kỷ yếu hội thảo đã giới thiệu các công ước quốc tế liên quan đến vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đó là công ước Brussels1924; công ước Hamburg 1978 và công ước Roterdam 2009 Các tác giả cũng đã giới thiệu các qui định của pháp luật Việt Nam về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển và tác động về mặt pháp lý của các công ước quốc tế có liên quan Trên cơ sở so sánh các công ước quốc tế tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt với các qui định của pháp luật Việt Nam; Nội dung so sánh chủ yếu liên quan đến trách nhiệm của người chuyên chở
Các tác giả đã nhận xét đánh giá các nhà soạn thảo Bộ Luật hàng hải Việt Nam đã tham khảo cả qui tắc Hague-Visby và qui tắc Hamburg, về nội dung qui tắc Rotterdam là đầy đủ và hiện đại nhất Các tác giả cho rằng Việt Nam nên nghiên cứu cân nhắc kỹ tham gia một trong các công ước quốc tế nêu trên đồng thời sửa đổi bổ sung pháp Luật hàng hải Việt Nam trên cơ sở tham khảo những ưu điểm của các công ước Tài liệu đã gợi mở cho tác giả kiến nghị về việc gia nhập công ước quốc tế về vận tải biển và hoàn thiện Bộ Luật hàng hải Việt Nam
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo Báo cáo rà soát
Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2005, tháng 8/ 2011 tại Hà Nội [63] Kỷ yếu hội thảo đã
nhận xét việc xây dựng và ban hành Bộ Luật hàng hải Việt Nam năm 1990 là một trong những thành tựu pháp lý sớm nhất và lớn nhất của hệ thống pháp Luật hàng hải Việt Nam so với nhiều quốc gia hàng hải khác trong khu vực, kể cả Trung Quốc mới có Bộ Luật hàng hải vào năm 1993 Bộ luật HHVN năm 2005 đánh dấu tiếp một bước trưởng thành hơn và toàn diện hơn trong việc tiếp cận và chuẩn hóa các điều ước quốc tế về hàng hải vào hệ thống pháp Luật hàng hải quốc gia Cả hai Bộ luật HHVN năm 1990 và năm 2005 đều có tác động rất lớn, mạnh mẽ và tích cực đến sự phát triển của ngành công nghiệp hàng hải của Việt Nam, nâng cao hiệu lực,
Trang 20hiệu quả quản lý nhà nước về hàng hải; Tạo được hành lang pháp lý chuyên ngành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ các hoạt động hàng hải, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của của đất nước và bảo vệ chủ quyền của quốc gia Tuy nhiên, việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO đặt ra yêu cầu tất yếu cho mục tiêu hoàn thiện và chuẩn hóa các quy phạm pháp luật quốc gia phù hợp với các điều ước quốc tế, đặc biệt là pháp Luật hàng hải- một trong những lĩnh vực thường xuyên và trực tiếp chịu sự tác động và ràng buộc của các quy định pháp luật quốc tế Kết quả rà soát, tổng hợp sẽ
là cơ sở pháp lý thực tiễn cho việc tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện Bộ Luật hàng hải Việt Nam, nhằm mục tiêu hoàn thiện và chuẩn hóa hệ thống pháp Luật hàng hải quốc gia, đảm bảo năng lực hội nhập sâu rộng và toàn diện của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới cũng như vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Thực tế hiện nay trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế đã có thêm công ước Rotterdam Rules 2009 là công ước tiến bộ nhất hiện nay giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa các bên liên quan trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển Việt Nam có thể tham khảo công ước mới này cho mục tiêu sửa đổi và hoàn thiện Bộ Luật hàng hải Việt Nam Các tác giả cùng có quan điểm thống nhất là
rà soát sửa đổi bổ sung Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2005 càng cụ thể chi tiết càng tốt nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong hoạt động hàng hải
Các luận án, giáo trình
Do tính chất thời sự của chủ đề nghiên cứu, nhiều nghiên cứu sinh, học viên cao học đã tiếp cận nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển :
Luận án Tiến sĩ của Vũ Thị Minh Loan (2008), Hoàn thiện quản lý nhà nước
nhằm nâng cao thị phần vận tải của đội tàu biển Việt Nam [53] Theo tác giả quản
lý hoạt động và phát triển đội tàu biển là một trong những nhu cầu thiết yếu của quốc gia có biển Đối với nước ta hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển nhưng thị phần vận tải của đội tàu biển quốc gia trong những năm gần đây còn thấp Theo tác giả nhà nước với vai trò thiết lập khuôn khổ pháp luật về kinh tế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thông qua các chính sách
và hệ thống pháp luật chuẩn mực, phù hợp sẽ có tác động quyết định đến sự phát
Trang 21triển của hoạt động quyết định đến sự phát triển của hoạt động vận tải biển Trong luận án tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về vai trò quản lý nhà nước, phân tích thực trạng về quản lý nhà nước trong việc nâng cao thị phần vận tải đã đưa ra những
số liệu và phân tích về đội tàu biển quốc gia, chính sách phát triển tàu biển, cảng biển từ đó đề xuất các giải pháp chính sách cơ bản nhằm nâng cao thị phần vận tải của đội tàu biển Việt Nam như phát triển cảng biển, phát triển đội tàu và phát triển dịch vụ hàng hải
Luận án Tiến sĩ của Tác giả Nguyễn Thị Như Mai (2004), Những vấn đề lý
luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp Luật hàng hải Việt Nam [54] Tác giả đã
phân tích tầm quan trọng của pháp Luật hàng hải trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước Mối quan hệ của pháp Luật hàng hải Việt Nam với các ngành luật khác như Luật dân sự, Công pháp quốc tế, Tư pháp quốc tế, Luật tố tụng dân sự… Tác giả cũng đã phân tích thực trạng của pháp Luật hàng hải Việt Nam đặc biệt là các quy định của Bộ Luật hàng hải Việt Nam 1990 đã bộc lộ những điểm chưa phù hợp cần phải sửa đổi bổ sung kịp thời đó là những nội dung không còn phù hợp; những nội dung chưa rõ cần quy định cụ thế và những nội dung cần bổ sung để phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam và pháp Luật hàng hải quốc tế Trên cơ sở thực tiễn tác giả đã đưa ra các giải pháp kiến nghị hoàn thiện pháp Luật hàng hải Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành Hàng hải Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế
Ngoài ra, Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển đã được đề cập trong một số giáo trình Luật Thương mại quốc tế Nội dung chủ yếu các giáo trình cung cấp các kiến thức lý luận cơ bản về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc
tế bằng đường biển Ví dụ một số công trình tiêu biểu sau:
Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Đại học Luật Hà Nội (2011), PGS TS Nông Quốc Bình (chủ biên), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Đại học quốc gia
Hà nội (2013), PGS TS Nguyễn Bá Diến (chủ biên), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, ĐH Kinh tế quốc dân (2013), TS Nguyễn Văn Nam (chủ biên), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế (Text book on international and Bussiness Law), năm
2011, thuộc dự án MUTRAP (song ngữ), TS Nguyễn Thanh Tâm (chủ biên)…
Trang 22Các công trình khoa học đăng trên tạp chí
Các công trình đăng trên các tạp chí chuyên ngành có nội dung phong phú
đa dạng, nhiều công trình có liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như:
Về chiến lược kinh tế biển của Việt Nam, bài viết của tác giả PGS.TS Trần
Đình Thiên [73] Bài viết của tác giả phân tích kinh tế biển của Việt Nam phát triển với hai lợi thế quan trọng là tiềm năng tự nhiên và vị trí kinh tế nằm trên các tuyến
và các luồng giao thương quốc tế chủ yếu của thế giới Tác giả đưa ra một nhận xét tổng quát về sự phát triển kinh tế biển của Việt Nam với tư cách là một kết cấu mang tính hệ thống rằng mặc dù tiềm năng tự nhiên và vị trí kinh tế cần cho sự phát triển các ngành kinh tế biển là tốt, song các điều kiện đủ để hiện thực hóa các thúc đẩy sự phát triển đó lại rất thiếu và yếu Trên cơ sở đó tác giả đã định hình chiến lược kinh tế biển cần được thực hiện đồng thời là tổng thể ở các phương diện: khai thác vùng không gian biển, khai thác bờ biển và phát triển các lĩnh vực hậu cần cho kinh tế biển Tác giả cho rằng để khẳng định chủ quyền thực sự, Việt Nam phải có các hạm tàu lớn và có các doanh nghiệp kinh tế biển mạnh Muốn vậy, trong điều kiện hiện tại của Việt Nam cần phát triển ngành vận tải biển
Bàn về Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển theo qui định của
Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2005, bài viết của tác giả PGS.TS Nguyễn Như Tiến
[71] Bài viết của tác giả phân tích khái niệm về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển trên cơ sở điều 70 của Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2005, hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là văn bản cam kết giữa người vận chuyển
và người thuê vận chuyển Người vận chuyển cam kết sẽ vận chuyển hàng hoá từ cảng này đến cảng khác theo yêu cầu của người thuê, còn người thuê vận chuyển cam kết sẽ thanh toán cước phí Tác giả đã phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển thành hai loại theo qui định của điều 71 Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2005 đó là hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển và hợp đồng vận chuyển theo chuyến
Tác giả cũng nêu ra khái niệm và đặc điểm của từng loại hợp đồng và giới thiệu các qui định liên quan đến quyền, nghĩa vụ trách nhiệm của các bên trong Bộ
Trang 23Luật hàng hải Việt Nam 2005 và nguồn luật dành riêng để điều chỉnh hoạt động vận chuyển hàng hoá theo vận đơn đường biển như Công ước Brussels 1924 và Công ước Hambung 1978
Về hợp đồng thuê tàu chuyến trong hàng hải quốc tế, bài viết của tác giả T.S
Nguyễn Vũ Hoàng, Th.S Hà Việt Hưng (tác giả luận án), Tạp chí Luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, số 3/2012 [43] Bài viết trong tạp chí phân tích những vấn đề pháp lý cơ bản của hợp đồng thuê tàu chuyến như khái niệm, phân loại, nguồn luật điều chỉnh Bài viết này phân tích rõ việc xác định được chủ thể của hợp đồng thuê tàu chuyến có vai trò đặc biệt quan trọng đối với khả năng thực hiện hợp đồng thuê tàu chuyến Bài viết trong tạp chí đã phân tích rõ các điều khoản quan trọng và tiêu chuẩn của hợp đồng thuê tàu chuyến.Thực tế hàng hải đã phát sinh nhiều tranh chấp
từ hợp đồng thuê tàu chuyến liên quan đến các điều khoản của hợp đồng Vì vậy các bên ký hợp đồng cần qui định rõ ràng cụ thể nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên Bài viết cũng đã giới thiệu một số hợp đồng mẫu thông dụng về hợp đồng thuê tàu chuyến Bài viết trong tạp chí cũng nhận xét hợp đồng thuê tàu chuyến là loại hợp đồng phổ biến trong thương mại và hàng hải quốc tế nhưng cũng là loại hợp đồng phức tạp liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của thương mại và hàng hải Hiểu biết và nắm bắt được các đặc điểm của hợp đồng này
sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiểu biết của cá nhân, tổ chức về Luật hàng hải quốc tế, từ đó giảm thiểu các tranh chấp hàng hải
Một số vấn đề cơ bản về giải quyết tranh chấp hàng hải quốc tế, bài viết của
tác giả TS Nguyễn Vũ Hoàng, Th.S Hà Việt Hưng (tác giả luận án), Tạp chí Luật
học, Trường đại học Luật Hà Nội số 9/2011 [42] Bài viết trong tạp chí phân tích những vấn đề cơ bản về nguồn luật áp dụng, thời hạn khiếu nại, thời lượng khởi kiện và các phương thức giải quyết tranh chấp hàng hải quốc tế Bài viết chỉ rõ tranh chấp hàng hải quốc tế là tranh chấp đa dạng, phức tạp, thường xuyên nảy sinh trong lĩnh vực hàng hải quốc tế Bài viết giới thiệu về thời hạn khiếu nại và khởi kiện trong giải quyết tranh chấp hàng hải quốc tế được qui định khác nhau trong các công ước quốc tế về hàng hải và trong pháp luật của các nước
Trang 24Bài viết trong tạp chí cũng phân tích các phương thức phổ biến giải quyết các tranh chấp hàng hải quốc tế là thông qua con đường toà án hoặc trọng tài Trong thực tế hiện nay không tồn tại toà án quốc tế chuyên biệt giải quyết các tranh chấp hàng hải quốc tế vì vậy việc giải quyết tranh chấp hàng hải quốc tế thực tiễn được diễn ra ở toà án quốc gia và có nét khác biệt ở các quốc gia khác nhau Bài viết cũng giới thiệu các tranh chấp trong lĩnh vực hàng hải có thể được đưa ra giải quyết tại các Trung tâm trọng tài về hàng hải có uy tín trên thế giới như: Hiệp hội Trọng tài hàng hải London; Hiệp hội Trọng tài hàng hải Trung Quốc; Phòng Trọng tài hàng hải Singapore… Bài viết cũng giới thiệu ở Việt Nam, Bộ Luật hàng hải qui định tranh chấp hàng hải có thể được giải quyết bằng con đường thương lượng, thoả thuận hoặc khởi hiện tại trọng tài hoặc toà án có thẩm quyền
Pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển trong bối cảnh
hội nhập quốc tế, bài viết của Th.S Nguyễn Tiến Vinh, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Luật học 27 (2011) [83] Bài viết trong tạp chí phân tích hiện trạng và
xu hướng vận động của pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.Tác giả đã phân tích thực trạng về các công ước quốc tế quan trọng điều chỉnh hợp đồng vận tải hàng hoá bằng đường biển; Pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển trong mối tương quan với qui định của pháp luật quốc tế
Tác giả đã đi đến nhận xét các qui định của Bộ Luật hàng hải Việt Nam năm 2005 hầu như tiếp nhận các qui định của qui tắc Hague- Visby, một số các qui định của qui tắc Hamburg 1978 Sự tiếp nhận có chọn lọc qui định của hai qui tắc này dẫn đến hệ quả là các qui định của Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2005 hiện hành
có nhiều điểm thống nhất với các qui định hoặc của Qui tắc Hague-Visby, hoặc của qui tắc Hamburg Bên cạnh đó, cũng có những điểm mà Bộ Luật hàng hải Việt Nam
2005 có sự khác biệt với hai qui tắc trên, đặc biệt với những phát triển mới trong qui tắc Rotterdam
Những thay đổi căn bản của công ước Rotterdam và hướng sửa đổi Luật hàng hải Việt Nam, bài viết của TS Dương Văn Bạo, Tạp chí Khoa học Công nghệ
hàng hải số tháng 1/2011 [4] Bài viết trong tạp chí giới thiệu Công ước của liên
Trang 25hợp quốc tế về vận chuyển hàng hoá quốc tế một phần hoặc toàn bộ bằng đường biển được thông qua ngày 23/5/2009 tại Rotterdam Sự ra đời của công ước được nhiều quốc gia trông đợi và áp dụng cho phép thay thế các công ước hiện tại vẫn được áp dụng rất khác nhau giữa các nước trong cả vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và trong vận tải đa phương thức Những thay đổi đó đang tác động tới thị trường thế giới và Việt Nam Tác giả bài viết đánh giá những điểm bất lợi và lạc hậu của các công ước quốc tế cũng như Bộ Luật hàng hải Việt Nam trên cơ sở xem xét những điểm mới, tiến bộ của công ước Rotterđam Công ước Rotterdam đã mở
ra một cơ sở pháp lý cho sự phát triển của thương mại điện tử bao gồm các các chứng từ và vận đơn điện tử trong vận tải đường biển mở đường cho các chuẩn giao dịch trong vận tải quốc tế Tác giả đưa ra kết luận công ước Rotterdam không hoàn toàn xoá bỏ mà giữ lại những điểm tiến bộ của Hague- Visby và Hamburg đồng thời
bổ sung những điểm mới thích hợp với khuynh hướng phát triển của vận tải hiện đại Bằng cách này, công ước đã tạo ra được một môi trường pháp lý công bằng bình đẳng trong lĩnh vực vận chuyển hàng hải quốc tế
Công ước Rotterdam 2009 và lợi ích của Việt Nam khi gia nhập công ước này, bài viết của ThS Hoàng Thị Đoan Trang, Tạp chí kinh tế đối ngoại số 68
Trang 26Nhận định của doanh nghiệp Việt Nam về Công ước Rotterdam 2009, bài
viết của ThS Nguyễn Thị Yến, Tạp chí kinh tế đối ngoại số 61(01/2014) [84]
Bài viết trong tạp chí phân tích Công ước Rotterdam 2009 là một công ước tiên tiến, hiện đại, chuyên nghiệp hơn so với các công ước trước đó, nhưng đây cũng là một công ước khá phức tạp, đòi hỏi các quốc gia tham gia phải nghiên cứu
kỹ và chuẩn bị kỹ lưỡng thì việc tham gia mới mang lại nhiều lợi ích Bài viết đã giới thiệu tổng quan về qui tắc Rotterdam 2009, những luận điểm ủng hộ qui tắc Rotterdam 2009 và các luận điểm phê phán tính phức tạp của Công ước Tác giả cũng đưa ra phân tích nhận định của doanh nghiệp Việt Nam Công ước Rotterdam
2009 được xem là có lợi hơn với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Do sự tiến bộ của qui tắc Rotterdam đã khiến các doanh nghiệp kỳ vọng vào việc Việt Nam gia nhập qui tắc này Qui tắc Rotterdam là một quy tắc mới trong vận chuyển hàng hải quốc tế được đánh giá và đón nhận nhiều bởi các chuyên gia và những người làm thực tiễn tại Việt Nam Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức chưa đầy đủ về qui tắc Rotterdam, mặc dù tỷ lệ biết đến qui tắc này khá cao Do đó, việc phổ biến pháp luật về vận tải quốc tế đến doanh nghiệp Việt Nam là yêu cầu cấp thiết được đặt ra, cụ thể là phổ biến qui tắc Rotterdam 2009
Có thể thấy ở Việt Nam trong thời gian qua, mặc dù đã có một số công trình liên quan đến Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, tuy nhiên,
số lượng các công trình bài viết còn hạn chế, chưa đa dạng, chuyên sâu Các công trình chủ yếu tồn tại dưới hình thức là các giáo trình, sách chuyên khảo sử dụng chủ yếu trong các trường đại học, đã có một số bài viết, đề tài nghiên cứu khoa học ở bậc đại học, thạc sĩ, nhưng chưa có công trình nghiên cứu bậc Tiến sĩ về vấn đề này Tác giả nhận thấy, vấn đề trên chưa được nghiên cứu sâu một cách có hệ thống tại Việt Nam, phạm vi nghiên cứu còn mang tính chất khái quát chung, hoặc một số khía cạnh đơn lẻ mà chưa nghiên cứu tổng hợp các nội dung cụ thể của vấn đề
1.1.2 Công trình khoa học nước ngoài
Tại nhiều nước trên thế giới, các vấn đề pháp lý trong điều chỉnh hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường biển quốc tế đã được nghiên cứu một cách khá đầy đủ
và chi tiết.Tiêu biểu là các công trình sau đây :
Trang 27Cuốn sách “Carriage of Goods by Sea”của tác giả John F Wilson 2008
[103] Cuốn sách đề cập đến các khía cạnh pháp luật liên quan đến vận tải hàng hóa bằng đường biển, đặc biệt tập trung vào các vấn đề liên quan đến hợp đồng thuê tàu
và vận đơn đường biển Cuốn sách đã giới thiệu hai loại hợp đồng thuê tàu theo tàu chuyến và hợp đồng thuê tàu chợ trong hàng hải quốc tế, phân tích những điểm khác biệt cơ bản giữa hợp đồng thuê tàu chuyến và thuê tàu chợ, những nội dung, điều khoản cơ bản của hai loại hợp đồng này, trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng Cuốn sách cũng giới thiệu các vấn đề pháp lý liên quan đến vận đơn đường biển, phân tích sự khác biệt giữa các loại vận đơn đường biển, vai trò của vận đơn đường biển, vận đơn sử dụng trong vận tải đa phương thức Cuốn sách cũng giới thiệu, phân tích một số vụ việc thực tiễn, các án lệ điển hình và vấn đề giải quyết tranh chấp liên quan đến vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế
Cuốn sách Shipping law của Chorley and Giles’[95]
Nội dung chủ yếu của cuốn sách giới thiệu Luật hàng hải Anh và luật vận chuyển đường biển của Anh như: các vấn đề pháp lý liên quan đến tàu biểu, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, hợp đồng thuê tàu, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên; vấn đề chuyên chở hành khách bằng đường biển, giới hạn trách nhiệm của chủ tàu; các vấn đề pháp lý liên quan đến vận đơn đường biển; các nguyên tắc của bảo hiểm hàng hải, hợp đồng bảo hiểm hàng hải.v.v Cuốn sách đã trang bị được những kiến thức cơ bản liên quan đến pháp luật về hàng hải và vận chuyển hàng hóa
và hành khách bằng đường biển của Anh
Cuốn sách: “Admiralty and Maritime Law” của Robert Force [108], tại chương II về luật thương mại, tác giả đã giới thiệu về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, trách nhiệm của người vận chuyển đối với hàng hóa, con tàu
và hành trình trên biển; Giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển; Nghĩa vụ chứng minh, thông báo tổn thất, bảo hiểm hàng hải quốc tế, các vấn đề pháp lý về tổn thất chung Tác giả đã chỉ ra các hình thức tài phán trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thông qua một số vụ việc thực tiễn liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Trang 28Trên thế giới nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này cũng đã được thực hiện như các nghiên cứu của Giáo sư William Tettley, một chuyên gia nổi tiếng về Luật hàng hải với rất nhiều bài viết được đăng trên trang web của cá nhân ông, tập trung vào các lĩnh vực như hợp đồng, bảo hiểm, vận đơn đường biển, tổn thất chung
Bài viết: Maritime Law as a Mixed Legal System (with Particular Reference
to the Distinctive Nature of American Maritime Law, Which Benefits from Both Its Civil and Common Law Heritages), của William Tettley, TuLane Maritime Law Journal, Vol.23, 1999 [121] Tác giả cho rằng Luật hàng hải như là một hệ thống pháp lý hỗn hợp, với liên hệ tới bản chất cá biệt của luật Hoa kỳ chịu chi phối cả từ
hệ thống dân luật và án lệ Việc xây dựng và phát triển của Luật hàng hải Hoa Kỳ chịu sự chi phối ảnh hưởng của hệ thống luật Án lệ và hệ thống luật Châu Âu lục địa Những nội dung cơ bản liên quan đến Luật hàng hải Hoa Kỳ được xây dựng trên nền tảng của hệ thống dân luật đó là các vấn đề liên quan đến qui chế pháp lý của tàu biển, hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, trách nhiệm của chủ tàu, cứu hộ, bảo hiểm hàng hải, vấn đề tổn thất chung Mặt khác, các qui định đặc thù mang tính chuyên sâu xuất phát từ thực tiễn trong lĩnh vực hàng hải bắt nguồn
từ các Án lệ trên cơ sở các quyết định của các thẩm phán và từ thực tiễn phong phú trong lĩnh vực hàng hải Bài viết cũng phân tích sự ảnh hưởng của hệ thống luật Án
lệ và hệ thống Luật Châu Âu lục địa đến việc xây dựng các điều ước quốc tế liên quan đến vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế và giá trị ưu tiên áp dụng các qui định của điều ước quốc tế so với pháp luật quốc gia khi cùng điều chỉnh một vấn đề Bài viết có nhiều thông tin quan trọng liên quan đến việc nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của pháp luật vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Nhiều công trình nghiên cứu khác cũng có giá trị như bài viết “Risk shifting agreements in maritime contracts” (Hartwell Law Office.LLP) [95] Bài viết của tác giả đi sâu phân tích các hợp đồng hàng hải có chứa đựng các điều khoản chuyển dịch rủi ro từ một bên của hợp đồng cho bên khác Những dạng thức được đề cập như điều khoản loại trừ trách nhiệm, giới hạn trách nhiệm, miễn trừ trách nhiệm, khước từ thế quyền, bảo hiểm trách nhiệm… Bài viết cũng đi sâu làm rõ hơn việc
Trang 29áp dụng quyền tài phán đối với các hợp đồng bản chất là hợp đồng hàng hải, cũng như đánh giá tính hiệu lực của các điều khoản chuyển dịch rủi ro
Bài viết “Avoiding contract disputes and litigation: Lessons learned from ship repair contracts” của RICHARD DINAPOLI, JR và ALBERT H BOWERS, III [109] Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm thực tiễn tranh chấp từ hợp đồng sửa chữa tàu biển, tác giả đã chỉ rõ những nguyên nhân của tranh chấp hợp đồng trong lĩnh vực hàng hải Do vậy tác giả nêu ra cách phòng tránh các tranh chấp đó là các bên phải thỏa thuận cụ thể rõ ràng, chi tiết các điều khoản trong hợp đồng nhằm trách các tranh chấp có thể xảy ra Mặt khác tác giả cũng phân tích hai phương thức chủ yếu trong việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng trong lĩnh vực hàng hải đó là thông qua tòa án và trọng tài Trên cơ sở phân tích từng phương thức, tác giả đi đến nhận xét giải quyết tranh chấp hợp đồng hàng hải thông qua phương thức trọng tài
có nhiều ưu điểm như giải quyết nhanh gọn, giữ được uy tín của các bên và chi phí thường ít tốn kém hơn
Bài viết “A comparative analysis of the Hague-Visby Rules, the Hamburg Rules and the Rotterdam Rules”, của Francesco Berlingieri, CIM - Colloquium on the Rotterdam Rules, Rotterdam, September 21, 2009 [99] Tác giả nghiên cứu so sánh các qui định của qui tắc Hague- Visby, qui tắc Hamburg và qui tắc Rotterdam Nội dung chủ yếu bài viết so sánh các công ước liên quan đến trách nhiệm của người chuyên chở, các trường hợp miễn trách nhiệm, giới hạn trách nhiệm đối với trường hợp hàng hóa bị mất mát hư hỏng, thời hạn thông báo tổn thất, thời hiệu khởi kiện
Trên cơ sở phân tích, tác giả đã chỉ ra những điểm tiến bộ của công ước Rotterdam 2009 so với qui tắc Hague-Visby và qui tắc Hamburg, các qui định của qui tắc Rotterdam không chỉ đề cập đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển mà còn đề cập đến hợp đồng vận tải đa phương thức quốc tế trong đó có một phần vận tải bằng đường biển Các qui định về nghĩa vụ trách nhiệm và các trường hợp miễn trách nhiệm của người chuyên chở và chủ hàng được qui định chi tiết hơn nhiều so với các qui định tương ứng trong các qui tắc Hague- Visby và Hamburg, qui tắc Rotterdam đã mở rộng phạm vi và tăng giới hạn trách nhiệm bồi thường của
Trang 30người chuyên chở Hơn nữa so với qui tắc Hague- Visby và Hamburg, qui tắc Rotterdam có những qui định mới chẳng hạn về chứng từ điện tử, về nghĩa vụ và trách nhiệm của người thực hiện nghĩa vụ hàng hải, qui định về trả hàng, kéo dài thời hiệu khởi kiện… Về nội dung, qui định của qui tắc Rotterdam là đầy đủ và hiện đại nhất
Mặc dù trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu lên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, nhưng hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển là một vấn đề chưa được chú trọng nghiên cứu cả
về lý luận cũng như thực tiễn tại Việt Nam
1.2 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
Nội dung của đề tài luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam Có thể thấy, đây là vấn đề mang tính thời sự, với nhiều đề tài nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau Mặc dù, tên các công trình nghiên cứu không trùng với tên đề tài luận án của nghiên cứu sinh nhưng có nhiều nội dung liên quan đến luận án có giá trị tham khảo cho tác giả luận án
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đây là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng mà tác giả luận án muốn tập trung giải quyết Vì hiện nay, các tác giả mới chỉ nêu một cách khái quát về hợp
đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển:
PGS.TS Nguyễn Như Tiến, Bàn về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng
đường biển theo qui định của Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2005, đã phân tích khái
niệm về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển trên cơ sở điều 70 của Bộ Luật hàng hải Việt Nam, hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là văn bản cam kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển Người vận chuyển cam kết sẽ vận chuyển hàng hoá từ cảng này đến cảng khác theo yêu cầu của người thuê, còn người thuê vận chuyển cam kết sẽ thanh toán cước phí Tác giả đã phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển thành hai loại theo qui định của điều 71 Bộ Luật hàng hải 2005 đó là hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận
Trang 31chuyển và hợp đồng vận chuyển theo chuyến Tác giả cũng nêu ra khái niệm và đặc điểm của từng loại hợp đồng và giới thiệu các qui định liên quan đến quyền, nghĩa
vụ trách nhiệm của các bên trong Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2005
GS.TS Hoàng Văn Châu, Logistics và vận tải quốc tế, Nhà xuất bản thông tin
và truyền thông, Hà Nội 2009 cũng đã giới thiệu phân tích các phương thức thuê tàu trong hàng hải quốc tế đó là phương tức thuê tàu chợ và phương thức thuê tàu chuyến trong hàng hải quốc tế Tác giả cũng đã phân tích khái quát khái niệm đặc điểm từng loại hợp đồng về nội dung cơ bản, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận chuyển, nguồn luật điều chỉnh v.v…
Cuốn sách “Carriage of Goods by Sea”của tác giả John F Wilson 2008 đã
đề cập đến các khía cạnh pháp luật liên quan đến vận tải hàng hóa bằng đường biển, đặc biệt tập trung vào các vấn đề liên quan đến hợp đồng thuê tàu và vận đơn đường biển Cuốn sách đã giới thiệu hai loại hợp đồng thuê tàu theo tàu chuyến và hợp đồng thuê tàu chợ trong hàng hải quốc tế, phân tích những điểm khác biệt cơ bản giữa hợp đồng thuê tàu chuyến và thuê tàu chợ, những nội dung, điều khoản cơ bản của hai loại hợp đồng này, trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
Về vấn đề này, các tác giả mới chỉ phân tích một cách khái quát, các công trình nghiên cứu hiện mới chỉ dừng lại ở các vấn đề lý luận cơ bản chưa có sự chuyên sâu, chưa chỉ rõ những điểm khác biệt cơ bản của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển so với các loại hợp đồng khác
1.2.2 Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Các tác giả mới chỉ giới thiệu những nội dung cơ bản nhất về nguồn luật điều chỉnh các phương thức vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đó là hợp đồng thuê tàu chợ và hợp đồng thê tàu chuyến nhưng chưa có sự phân tích và chỉ rõ sự khác biệt về nguồn luật điều chỉnh giữa hai loại hợp đồng thuê tàu chợ và tàu chuyến trong hàng hải quốc tế Đồng thời các tác giả cũng chưa phân tích rõ xu hướng phát triển của pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 321.2.3 Nội dung hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Một số công trình nghiên cứu đã phân tích, nghiên cứu các vấn đề pháp lý cơ bản của hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển như chủ thể của hợp đồng, nội dung của hợp đồng quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên trong hợp đồng
PGS.TS Hoàng Thế Liên chủ biên Hội nhập kinh tế quốc tế (tài liệu bồi
dưỡng của ngành Tư pháp), Nhà xuất bản Tư pháp năm 2006, tại chương IV cũng nêu ra một số vấn đề cơ bản liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển Cuốn sách đã giới thiệu về hợp đồng chuyên chở hàng hoá và quốc tế bằng đường biển, trong đó để lập đến hai loại hợp đồng đó là hợp đồng vận tải bằng tàu chuyến và hợp đồng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng tàu chợ Ngoài ra cuốn sách cũng giới thiệu những vấn đề cơ bản về chủ thể của hợp đồng; Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển và nội dung của hợp đồng, tác giả cũng phân tích các vấn đề pháp lý cơ bản của vận đơn đường biển
và trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển
Bùi Gia Anh, Phan Thế Nguyên và một số tác giả khác, Phân tích một số bộ
luật, đạo luật, điều ước liên quan đến vận tải và bảo hiểm hàng hải, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội 2007 Các tác giả nghiên cứu các qui định, các khái niệm, các thuật ngữ có trong các qui tắc Hague- Visby và qui tắc Hamburg 1978 Cuốn sách đã giới thiệu về sự ra đời của các qui tắc, ý nghĩa của các qui tắc; Trách nhiệm pháp lý của người chuyên chở, trách nhiệm của người gửi hàng, chứng từ vận tải, khiếu nại và kiện tụng v.v…
T.S Nguyễn Vũ Hoàng, Th.S Hà Việt Hưng (tác giả luận án), Về hợp đồng
thuê tàu chuyến trong hàng hải quốc tế, Tạp chí Luật học, Trường đại học Luật Hà
Nội, số 3/2012 Bài viết tạp chí đã phân tích những vấn đề pháp lý cơ bản của hợp
đồng thuê tàu chuyến như khái niệm, phân loại, nguồn luật điều chỉnh, chủ thể của hợp đồng, nội dung cơ bản của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên Bài viết cũng đã giới thiệu một số hợp đồng mẫu thông dụng về hợp đồng thuê tàu chuyến
Trang 33Bài viết của Francesco Berlingieri, A comparative analysis of the Visby Rules, the Hamburg Rules and the Rotterdam Rules, CIM – Colloquium on the Rotterdam Rules, Rotterdam, september 21, 2009 Tác giả nghiên cứu so sánh các qui định của qui tắc Hague- Visby, qui tắc Hamburg và qui tắc Rotterdam 2009 liên quan đến trách nhiệm của người vận chuyển Trên cơ sở phân tích, tác giả đã chỉ ra những điểm tiến bộ của công ước Rotterdam 2009
Hague-So với qui tắc Hague- Visby và qui tắc Hamburg, các qui định của qui tắc Rotterdam không chỉ đề cập đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
mà còn đề cập đến hợp đồng vận tải đa phương thức quốc tế trong đó có một phần vận tải bằng đường biển Các qui định về nghĩa vụ trách nhiệm và các trường hợp miễn trách nhiệm của người chuyên chở và chủ hàng được qui định chi tiết hơn nhiều so với các qui định tương ứng trong các qui tắc Hague- Visby và Hamburg, qui tắc Rotterdam đã mở rộng phạm vi và tăng giới hạn trách nhiệm bồi thường của người chuyên chở Qui tắc Rotterdam đã có những qui định cân bằng về lợi ích giữa người chuyên chở và người thuê chở hàng hóa phù hợp với xu thế phát triển của
thương mại và hàng hải quốc tế trong giai đoạn hiện nay
Nội dung này đã có một số tác giả đề cập đến nhưng chưa có số phân tích chuyên sâu, đặc biệt các tác giả chưa chỉ rõ những điểm bất cập phát sinh trong thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
1.2.4 Giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Các tác giả đã giới thiệu, phân tích các phương thức giải quyết tranh chấp như thương lượng, hòa giải, toà án và trọng tài
TS LS Nguyễn Chúng, Kinh nghiệm thực tế giải quyết tranh chấp hợp đồng
thương mại- hàng hải, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, 2005 Tác giả đã
giới thiệu một số nội dung cơ bản liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng trong thương mại hàng hải như nguồn luật áp dụng, khiếu nại, kiện tụng trong giải quyết tranh chấp; vấn đề kiện tụng thông qua trọng tài hoặc tòa án, giới thiệu về trọng tài quốc tế Cuốn sách cũng đã giới thiệu tóm tắt một số vụ việc tranh chấp thực tế từ các hợp đồng thương mại hàng hải, trên cơ sở phân tích một số vụ việc,
Trang 34tác giả đã rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trong nước không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh,
an toàn pháp lý, tránh xảy ra tranh chấp dẫn đến lãng phí không cần thiết
TS Nguyễn Vũ Hoàng, Th.S Hà Việt Hưng (tác giả luận án), Một số vấn đề
cơ bản về giải quyết tranh chấp hàng hải quốc tế), Tạp chí Luật học, Trường đại
học Luật Hà Nội số 9/2011 Bài viết trong tạp chí phân tích những vấn đề cơ bản về nguồn luật áp dụng, thời hạn khiếu nại, thời lượng khởi kiện và các phương thức giải quyết tranh chấp hàng hải quốc tế Bài viết tạp chí chỉ rõ tranh chấp hàng hải quốc tế là tranh chấp đa dạng, phức tạp, thường xuyên nảy sinh trong lĩnh vực hàng hải quốc tế Bài viết giới thiệu về thời hạn khiếu nại và khởi kiện trong giải quyết tranh chấp hàng hải quốc tế được qui định khác nhau trong các công ước quốc tế về hàng hải và trong pháp luật của các nước Bài viết tạp chí cũng phân tích các phương thức phổ biến giải quyết các tranh chấp hàng hải quốc tế là thông qua con đường toà án hoặc trọng tài Bài viết cũng giới thiệu ở Việt Nam, Bộ Luật hàng hải qui định tranh chấp hàng hải có thể được giải quyết bằng con đường thương lượng, thoả thuận hoặc khởi kiện tại trọng tài hoặc toà án có thẩm quyền
Các tác giả phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp nhưng chưa làm rõ được đặc thù của việc giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế Các tác giả cũng chưa làm rõ những khó khăn, khúc mắc và những điểm qui định của pháp luật chưa phù hợp nhằm giúp các chủ thể, xem xét kinh nghiệm trong quá trình đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển
1.2.5 Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo Báo cáo rà
soát Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2005, tháng 8/ 2011 tại Hà Nội Trong kỷ yếu hội
thảo, các tác giả đã nhận xét: Bộ luật HHVN năm 2005 đánh dấu tiếp một bước trưởng thành hơn và toàn diện hơn trong việc tiếp cận và chuẩn hóa các điều ước quốc tế về hàng hải vào hệ thống pháp Luật hàng hải quốc gia Trong giai đoạn hiện nay Việt Nam cần tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện Bộ Luật hàng hải Việt Nam, nhằm
Trang 35mục tiêu hoàn thiện và chuẩn hóa hệ thống pháp Luật hàng hải quốc gia, đảm bảo năng lực hội nhập sâu rộng và toàn diện của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới cũng như vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Trong thực tế hiện nay trong hoạt động hàng hải quốc tế đã có thêm công ước Rotterdam Rules 2009 là công ước tiến
bộ nhất hiện nay giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa các bên liên quan trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển Việt Nam có thể tham khảo công ước mới này cho mục tiêu sửa đổi và hoàn thiện Bộ luật HHVN Các tác giả cùng có quan điểm thống nhất là rà soát sửa đổi bổ sung Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2005 càng cụ thể chi tiết càng tốt nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong hoạt động hàng hải
TS Dương Văn Bạo, Những thay đổi căn bản của công ước Rotterdam và
hướng sửa đổi Luật hàng hải Việt Nam, Tạp chí Khoa học Công nghệ hàng hải số
tháng 1/2011 Bài viết trong tạp chí giới thiệu giới thiệu Công ước của liên hợp quốc tế về vận chuyển hàng hoá quốc tế một phần hoặc toàn bộ bằng đường biển được thông qua ngày 23/5/2009 tại Rotterdam Sự ra đời của công ước được nhiều quốc gia trông đợi và áp dụng cho phép thay thế các công ước hiện tại vẫn được áp dụng rất khác nhau giữa các nước Công ước Rotterdam mở ra một cơ sở pháp lý cho sự phát triển của thương mại điện tử bao gồm các các chứng từ và vận đơn điện
tử trong vận tải đường biển mở đường cho các chuẩn giao dịch trong vận tải quốc
tế Tác giả đưa ra kết luận công ước Rotterdam không hoàn toàn xoá bỏ mà giữ lại những điểm tiến bộ của Hague- Visby và Hamburg đồng thời bổ sung những điểm mới nhất hợp với khuynh hướng phát triển của vận tải hiện đại Bằng cách này, công ước đó tạo ra được một môi trường pháp lý công bằng bình đẳng trong lĩnh vực vận chuyển hàng hải quốc tế Việt Nam cần hoàn thiện Bộ Luật hàng hải trên
cơ sở tiếp thu chọn lọc những điểm mới, tiến bộ của công ước Rotterdam 2009
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu từ khía cạnh pháp luật nhằm hoàn thiện pháp luật liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển còn chung chung chưa đưa ra các giải pháp một cách tổng thể và các giải pháp
cụ thể trong việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Trang 361.2.6 Kiến nghị Việt Nam gia nhập công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Các tác giả đã phân tích vai trò, tầm quan trọng của các công ước quốc tế về vận tải biển trong hàng hải quốc tế nhằm hướng tới sự cần thiết để Việt Nam tham gia công ước quốc tế về vận tải biển và nội luật hoá các qui định của công ước trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam
Dự án EU- Việt Nam Mutrap III tổ chức, Hội thảo đánh giá tác động của
việc Việt Nam gia nhập các công ước quốc tế về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, tháng 7/2011 tại Hà Nội Trong kỷ yếu hội thảo đã giới thiệu các công ước
quốc tế liên quan đến vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đó là công ước Brussels1924; Công ước Hamburg 1978 và Công ước Roterdam 2009 Các tác giả cũng đã giới thiệu các qui định của pháp luật Việt Nam về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển và tác động về mặt pháp lý của các công ước quốc tế có liên quan Trên cơ sở so sánh các công ước quốc tế tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt với các qui định của pháp luật Việt Nam Các tác giả đã nhận xét đánh giá các nhà soạn thảo Bộ Luật hàng hải Việt Nam đã tham khảo cả qui tắc Hague- Visby và qui tắc Hamburg, về nội dung qui tắc Rotterdam là đầy đủ và hiện đại nhất Các tác giả cho rằng Việt Nam nên nghiên cứu cân nhắc kỹ tham gia một trong các công ước quốc tế nêu trên đồng thời sửa đổi bổ sung pháp Luật hàng hải Việt Nam trên cơ sở tham khảo những ưu điểm của các công ước
Th.S Nguyễn Tiến Vinh, Pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng
đường biển trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật
học 27 (2011) Tác giả đã phân tích thực trạng về các công ước quốc tế quan trọng điều chỉnh hợp đồng vận tải hàng hoá bằng đường biển, pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển trong mối tương quan với qui định của pháp luật quốc tế Tác giả đã đi đến nhận xét các qui định của Bộ Luật hàng hải Việt Nam năm 2005 hầu như tiếp nhận các qui định của qui tắc Hague- Visby, một
số các qui định của qui tắc Hamburg 1978, sự tiếp nhận có chọn lọc qui định của hai qui tắc này Trong thực tiễn, các qui định của qui tắc Rotterdam đảm bảo tính hiện đại, bảo vệ hài hòa lợi ích của cả người vận chuyển và chủ hàng
Trang 37ThS Hoàng Thị Đoan Trang, Công ước Rotterdam 2009 và lợi ích của Việt
Nam khi gia nhập công ước này, Tạp chí kinh tế đối ngoại số 68 (09/2014)
Tác giả phân tích nguyên nhân ra đời của công ước Rotterdam 2009; Những điểm mới của công ước Rotterdam 2009 so với ba công ước trước đó là Công ước Brussels 1924, Qui tắc Hague - visly 1968, Công ước Hamburg 1978 Theo tác giả, những qui định của Công ước Rotterdam 2009 đã kế thừa những ưu điểm và xóa bỏ những nhược điểm của ba qui tắc trước đó, tạo ra sự cân bằng về nghĩa vụ và trách nhiệm của cả chủ hàng và người chuyên chở Công ước Rotterdam 2009 đã giải quyết được nhiều vấn đề khác nhau của thương mại vận tải hàng hóa quốc tế hiện đại Gia nhập Công ước Rotterdam 2009 là một xu thế tất yếu khi Việt Nam thực hiện đường lối hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đồng thời là cơ hội đối với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và cả nền kinh tế nói chung
ThS Nguyễn Thị Yến, Nhận định của doanh nghiệp Việt Nam về Công ước
Rotterdam 2009, Tạp chí kinh tế đối ngoại số 61(01/2014)
Tác giả bài viết phân tích Công ước Rotterdam 2009 là một công ước tiên tiến, hiện đại, chuyên nghiệp hơn so với các công ước trước đó, nhưng đây cũng là một công ước khá phức tạp, đòi hỏi các quốc gia tham gia phải nghiên cứu kỹ và chuẩn bị kỹ lưỡng thì việc tham gia mới mang lại nhiều lợi ích Bài viết đã giới thiệu tổng quan về qui tắc Rotterdam 2009, những luận điểm ủng hộ qui tắc Rotterdam 2009 và các luận điểm phê phán tính phức tạp của Công ước Tác giả cũng đưa ra phân tích nhận định của doanh nghiệp Việt Nam Công ước Rotterdam
2009 được xem là có lợi hơn với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Do sự tiến bộ của qui tắc Rotterdam đã khiến các doanh nghiệp kỳ vọng vào việc Việt Nam gia nhập qui tắc này Qui tắc Rotterdam là một quy tắc mới trong vận chuyển hàng hải quốc tế được đánh giá và đón nhận nhiều bởi các chuyên gia và những người làm thực tiễn tại Việt Nam
Kết luận : Những công trình trên đây đã khai thác ở các góc độ khác nhau về các khía cạnh của vận tải đường biển quốc tế và hợp đồng vận chuyển hàng hóa
Trang 38quốc tế bằng đường biển như chỉ ra thực trạng của vận chuyển đường biển của Việt Nam, thực trạng pháp luật về hợp đồng hàng hải quốc tế, trong đó có hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, kiến nghị hoàn thiện pháp Luật hàng hải Việt Nam… Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào, cũng chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, bao quát
về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển Đặc biệt ở trình độ Tiến sĩ chưa có công trình nào kết hợp nghiên cứu cả khía cạnh lý luận và thực tiễn của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam Chính vì vậy luận án là một công trình khoa học đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn diện, bao quát về cơ sở lý luận và thực tiễn của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam
1.3 Những nội dung cơ bản cần giải quyết trong luận án
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan tình hình trên thế giới và tại Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển quốc tế, có thể thấy cho
đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về Hợp đồng vận
chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam cả trên phương diện lý luận, thực trạng pháp luật cũng như trong thực tiễn áp
dụng thực thi các quy định có liên quan Do vậy, mục tiêu của luận án cần chỉ rõ những vấn đề còn tồn tại và tiếp tục nghiên cứu giải quyết, cụ thể là:
Thứ nhất, luận án tiếp tục tập trung nghiên cứu một cách toàn diện và
chuyên sâu vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển Trong phần đầu nội dung của luận án, tác giả tập trung nghiên cứu và làm rõ khái niệm và các đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển Tác giả sẽ tập trung nghiên cứu các đặc điểm nổi bật của hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển, những điểm khác biệt cơ bản so với các loại hợp đồng khác
Thứ hai, luận án phân tích các nguồn luật điều chỉnh các phương thức vận
chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển, phân tích và chỉ rõ sự khác biệt về nguồn luật điều chỉnh giữa hai loại hợp đồng thuê tàu chợ và hợp đồng thuê tàu tàu
Trang 39chuyến trong hàng hải quốc tế Đồng thời tác giả phân tích xu hướng phát triển của pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Đây là cơ sở để Việt Nam gia nhập và tham gia ký kết các công ước quốc tế về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển
Thứ ba, luận án tập trung nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề pháp lý cơ bản
của hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển như: Đối tượng của hợp đồng, chủ thể của hợp đồng, nội dung của hợp đồng, các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên trong hợp đồng Tác giả sẽ phân tích, so sánh và chỉ ra những điểm còn bất cập về thực trạng qui định cũng như trong thực tiễn áp dụng hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ở Việt Nam Đây cũng là cơ sở để tác giả đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Thứ tư, tác giả phân tích đặc thù của việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh
vực vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển, thông qua việc phân tích các phương thức giải quyết tranh chấp như thương lượng, hòa giải, toà án và trọng tài Tác giả cũng phân tích rõ ở một số nước phát triển có nền hàng hải phát triển đã có những cơ quan toà án và trọng tài chuyên trách để giải quyết tranh chấp hàng hải quốc tế Trên cơ sở phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp, tác giả chỉ ra những khó khăn, khúc mắc và những điểm qui định của pháp luật chưa phù hợp nhằm giúp các chủ thể xem xét kinh nghiệm trong quá trình đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển Đồng thời đây cũng là cơ sở
để tác giả kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Thứ năm, từ những vấn đề được giải quyết, tác giả luận án sẽ trình bày giải
pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển Cụ thể là hoàn thiện các qui định của Bộ Luật hàng hải Việt Nam liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển để phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam trước yêu cầu của hội nhập quốc tế và một số giải pháp khác góp phần đẩy mạnh và bảo đảm hiệu quả thực thi pháp luật vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ở Việt Nam
Trang 40Thứ sáu, tác giả phân tích, đánh giá tác động của các công ước quốc tế về
vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đến việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển Trên cơ sở phân tích vai trò, tầm quan trọng của các công ước quốc tế về vận tải hàng hóa bằng đường biển trong hàng hải quốc tế nhằm hướng tới sự cần thiết để Việt Nam ký và gia nhập công ước quốc tế về vận tải hàng hóa bằng đường biển và nội luật hoá các qui định của công ước trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nghiên cứu về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển là một trong những vấn đề được các công trình trong nước và quốc tế quan tâm chú trọng, do tính phức tạp của các quan hệ hợp đồng vận chuyển hành hóa bằng đường biển quốc tế rất đa dạng, phong phú, bao trùm nhiều vấn đề pháp lý Với mục tiêu nghiên cứu nhằm tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, hoàn thiện pháp luật Việt Nam, Chương 1 đã khái quát hóa tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam
Trên thế giới và tại Việt Nam đã có các công trình nghiên cứu ở nhiều cấp
độ khác nhau về vấn đề hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển Các công trình này đã nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển nói chung, trên cơ sở cách tiếp cận phân tích nội dung các công ước quốc tế về vận tải biển và pháp luật của các nước Các công trình nghiên cứu về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ở Việt Nam hiện nay chưa nhiều Trong thực tế, các công trình nghiên cứu chủ yếu về các vấn đề pháp lý về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển nói chung và một số vấn đề về việc hoàn thiện pháp luật liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển Các công trình này chưa có tính thống nhất, tính hệ thống Thực tiễn hiện nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu