1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Giáo dục Môi trường ở Tiểu học Giáo trình dành cho sinh viên ngành Tiểu học

115 3,6K 32

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 877,07 KB

Nội dung

Giáo dục Môi trường ở Tiểu học Giáo trình dành cho sinh viên ngành Tiểu học là bộ tài liệu hay và rất hữu ích cho các bạn sinh viên và quý bạn đọc quan tâm. Đây là tài liệu hay trong Bộ tài liệu sưu tập gồm nhiều Bài tập THCS, THPT, luyện thi THPT Quốc gia, Giáo án, Luận văn, Khoá luận, Tiểu luận…và nhiều Giáo trình Đại học, cao đẳng của nhiều lĩnh vực: Toán, Lý, Hoá, Sinh…. Đây là nguồn tài liệu quý giá đầy đủ và rất cần thiết đối với các bạn sinh viên, học sinh, quý phụ huynh, quý đồng nghiệp và các giáo sinh tham khảo học tập. Xuất phát từ quá trình tìm tòi, trao đổi tài liệu, chúng tôi nhận thấy rằng để có được tài liệu mình cần và đủ là một điều không dễ, tốn nhiều thời gian, vì vậy, với mong muốn giúp bạn, giúp mình tôi tổng hợp và chuyển tải lên để quý vị tham khảo. Qua đây cũng gởi lời cảm ơn đến tác giả các bài viết liên quan đã tạo điều kiện cho chúng tôi có bộ sưu tập này. Trên tinh thần tôn trọng tác giả, chúng tôi vẫn giữ nguyên bản gốc. Trân trọng. ĐỊA CHỈ DANH MỤC TẠI LIỆU CẦN THAM KHẢO http:123doc.vntrangcanhan348169nguyenductrung.htm hoặc Đường dẫn: google > 123doc > Nguyễn Đức Trung > Tất cả (chọn mục Thành viên)

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG

KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN

ĐỒ NG MUÔN

BÀI GIẢNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG Ở TIỂU HỌC (Dùng cho bậc Cao đẳng, ngành Giáo dục Tiểu học)

Quả ng Ngãi, 2016

Trang 2

MỤC LỤC

BÀI MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Chương 1 CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG

1.1 Tìm hiểu sự xuất hiện của sinh thái quyển và nhân tố sinh thái

của môi trường (2 tiết) 7

1.2 Tìm hiểu môi trường đất và các môi trường sinh thái trên cạn (2 tiết) 10

1.3 Tìm hiểu môi trường đất và môi trường không khí (2 tiết) 15

Chương 2 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 2.1 Tìm hiểu khái niệm phân loại tài nguyên và đánh giá tài nguyên thiên nhiên (1 tiết) 20

2.2 Tìm hiểu tài nguyên khoáng sản và phân loại (1 tiết) 23

2.3 Tìm hiểu tài nguyên đất, rừng và khí hậu (2 tiết) 28

2.4 Tìm hiểu tài nguyên nước, tài nguyên biển và đại dương (2 tiết) 36

Chương 3 CÁC NGUYÊN LÍ SINH THÁI HỌC ỨNG DỤNG TRONG KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG 3.1.Tìm hiểu cấu trúc của sự sống và cơ chế hoạt động cuả hệ sinh thái (1 tiết) 42

3.2 Tìm hiểu các chu trình sinh địa hóa (1 tiết) 46

3.3 Tìm hiểu dòng tuần hoàn năng lượng trong hệ sinh thái(2 tiết) 49

3.4 Tìm hiểu sự cân bằng của hệ sinh thái và đa dạng sinh học (2 tiết) 54

Chương 4 SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 4.1 Tìm hiểu lịch sử tác động của con người đối với môi trường (1 tiết) 64

4.2 Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm môi trường và vấn đề ô nhiễm môi trường không khí (1 tiết) 67

4.3 Tìm hiểu ô nhiễm môi trường nước và đất (0,5 tiết) 70

4.4 Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm tiếng ồn, rác thải và ô nhiễm khác (0,5 tiết) 74

4.5 Tìm hiểu vấn đề hủy hoại môi trường tự nhiên (1 tiết) 77

Chương 5 MỘT SỐ VẤN ĐỀ NỀN TẢNG VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Trang 3

5.2 Tìm hiểu vấn đề lương thực thực phẩm (1 tiết) 915.3 Tìm hiểu vấn đề năng lượng (0,5 tiết) 985.4 Tìm hiểu vấn đề phát triển bền vững ( 0,5 tiết) 101

CHƯƠNG 6 GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG

6.1 Tìm hiểu lịch sử và phương pháp tiếp cận giáo dục môi trường (1 tiết) 1056.2 Tìm hiểu nội dung giáo dục môi trường (0,5 tiết) 1086.3 Tìm hiểu luật bảo vệ môi trường (0,5 tiết) 111

Trang 4

BÀI MỞ ĐẦU (2 TIẾT)

GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Mục tiêu

Sinh viên phân tích được khái niệm môi trường, mô tả được đối tượng và nhiệm vụcủa khoa học môi trường

1 Định nghĩa về môi trường

Theo nghĩa rộng , môi trường là tập hợp tất cả các điều kiện bên ngoài có ảnh

hưởng tới mọi vật thể, một sự kiện hay một cơ thể sống Bất cứ một vật thể, một sự

kiện hay một cơ thể sống nào cũng tồn tại và biến đổi trong một môi trường nhất

định

Đối với cơ thể sống, môi trường sống là tập hợp tất cả các điều kiện bên ngoài

có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể Đó là môi trường sống (livingenvironment) của cơ thể sinh vật Sinh vật có bốn môi trường sống chính: môi

trường đất, môi trường nước, môi trường không khí và môi trường sinh vật

Môi trường sống của con người là cả vũ trụ, trong đó hệ Mặt Trời và Trái Đất

có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và sự phát triển của con người Mặt Trờicung cấp năng lượng cho sự sống Về mặt vật lí, Trái Đất có thạch quyển(lithosphere) chỉ phần vỏ Trái Đất có bề dày từ mặt đất đến độ sâu khoảng 60 km;thủy quyển (hydrosphere) tạo nên bởi các đại dương, biển, ao hồ, sông suối, băngtuyết; khí quyển (asmosphere) với không khí bao quanh Trái Đất Về mặt sinh học,

Trái Đất có sinh quyển (biophere) bao gồm các cơ thể sống cùng với các bộ phận

của thạch quyển, thủy quyển và khí quyển tạo thành môi trường sống của của các cơthể sinh vật Sinh quyển gồm có các thành phần hữu sinh và vô sinh, sinh quyểnngoài vật chất và năng lượng còn chứa các thông tin sinh học có tác dụng duy trìcấu trúc, cơ chế tồn tại và phát triển của các cơ thể sống Dạng thông tin phát triểncao nhất là trí tuệ con người, nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triểncủa Trái Đất

Trang 5

Tùy theo nội dung nghiên cứu, môi trường sống của con người (gọi tắt là môi

trường) được phân chia thành môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường

nhân tạo

Môi trường tự nhiên gồm các yếu tố tự nhiên: vật lí, hóa học, sinh học tồn tại

khách quan ngoài ý muốn của con người Môi trường xã hội gồm các mối quan hệ giữa người với người Môi trường nhân tạo gồm những nhân tố vật lí, sinh học, xã

hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người

Sau đây là một số định nghĩa về môi trường:

1 Môi trường gồm tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh có khả

năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật Bất cứ một vật thể, một

sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường (Tăng Văn Đoàn, Trần

Đức Hạ, 1995)

2 Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh

và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sảncủa sinh vật (SGK Sinh học 11)

3 Môi trường là một tổng thể các điều kiện ảnh hưởng đến đời sống của cá nhânhoặc dân cư Tình trạng của môi trường quyết định trực tiếp chất lượng và đời sốngcòn của cuộc sống

Trong môi trường có bốn bộ phận chính tác động qua lại với nhau:

- Bộ phận tự nhiên gồm nước, không khí, đất và ánh sáng.

- Bộ phận kiến tạo bao gồm những cảnh quang do sự thay đổi của con người.

- Bộ phận không gian bao gồm những yếu tố và đặc điểm, khoảng cách, mật

độ, phương hướng và sự thay đổi trong môi trường

- Bộ phận văn hóa-xã hội gồm các cá nhân và các nhóm dân cư, công nghệ,

tôn giáo, các định chế, kinh tế học, thẫm mĩ học, dân số học và các hoạt động khác

của con người.(Marquarie Press BoBo, Khoa Giáo Dục, Đại học New South Wales,

Australia)

4 Môi trường là bao gồm tất cả các yếu tố ở xung quanh sinh vật, có tác động trực

tiếp, gián tiếp hoặc tác động qua lại với sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và nhữnghoạt động của sinh vật (Trần Kiên, Hoàng Đức Nhuận, Mai Sỹ Tuấn, 1999)

Trang 6

5 Môi trường là tập hợp các điều kiện bên ngoài mà sinh vật tồn tại trong đó Môitrường của con người bao gồm tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, công nghệ, kinh

tế chính trị, đạo đức, văn hóa, lịch sử và mĩ học (Allaby 1994)

6 Môi trường là tổng hợp tất cả các nhân tố vật lí, hóa học, sinh học, kinh tế và xã

hội có tác động tới một cá thể một quần thể, hoặc một cộng đồng Những nhân tốnày bao gồm cả biện pháp quản lí hợp lí việc sử dụng và duy trì các nguồn tàinguyên thiên nhiên đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của loài người hiện nay và

trong tương lai (Ngân hàng thế giới, 1980)

2 Giới thiệu về khoa học môi trường

2.1 Tính liên ngành của khoa học môi trường

Khoa học môi trường là khoa học tổng hợp của nhiều ngành khoa học tựnhiên: Sinh học, Toán học, Vật lí, Hóa học, Địa lí tự nhiên, Thổ nhưỡng, Khí

tượng thủy văn, Địa chất và khoa học nhân văn: Lịch sử, Xã hội học, Dân tộc học,

Dân số học Khoa học môi trường sử dụng tất cả các phương pháp nghiêncứu các của các ngành khoa học trên Tuy nhiên, khoa học môi trường sử dụngnhững phương pháp ngiên cứu đặc trưng liên quan đến nội dung và mục đíchnghiên cứu riêng ở các môi trường khác nhau Việc sử dụng phương pháp thống kê,xác suất và các mô hình toán học giúp ích rất nhiều cho khoa học môi trường Sựphát triển nhanh của các khoa học liên quan đến khoa học môi trường đã đẩy nhanhtốc độ phát triển và chất lượng của khoa học môi trường, giúp loài người bảo vệ

được “Trái Đất – ngôi nhà chung của chúng ta”

2.2 Đối tượng của khoa học môi trường

Đối tượng nghiên cứu của khoa học môi trường là môi trường sống của conngười Môi trường được chia thành môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môitrường nhân tạo Ba môi trường này cùng tồn tại và có mối quan hệ tương tác, chặt

chẽ với nhau, cùng tác động đến sự tồn tại, phát triển của con người và các cơ thểsinh vật

2.3 Nhiệm vụ của khoa học môi trường

Trang 7

Nhiệm vụ của khoa học môi trường là nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa

con người với môi trường, phát hiện các quy luật về môi trường, đưa ra những

nguyên tắc sử dụng và bảo vệ môi trường

2.4 Vị trí của khoa học môi trường

Khoa học môi trường là môn khoa học mới, nảy sinh trên nền tảng của Sinhthái học và do yêu cầu thúc bách của loài người là phải bảo vệ được môi trườngtrong quá trình tồn tại và phát triển của mình

Nhận thức được tầm quan trọng của việc BVMT, Việt Nam đã tham gia vàonhiều Công ước Quốc tế về BVMT, bảo vệ đa dạng sinh học Năm 1991, nước ta đãthông qua kế hoạch hành động quốc gia về môi trường và phát triển bền vững Luậtbảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua và được công bố ngày 10-1-1994 tạo

điều kiện để cụ thể hóa Điều 29 Hiến pháp năm 1992 trong việc quản lí Nhà nước

về môi trường Ngày 25-6-1998, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị36CT/TW về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước” Đó là những cơ sở pháp lí cho công tác BVMT

Đánh giá

1 Phân biệt môi trường sống của sinh vật với môi trường sống của con người

2 Tổng hợp các định nghĩa trên và đưa ra những dấu hiệu bản chất nhất về kháiniệm môi trường của con người

3 Trình bày đối tượng, nhiệm vụ của khoa học môi trường

Trang 8

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của sinh thái quyển

1.1.1.1 Lịch sử hình thành sinh thái quyển

Sinh thái quyển (ecosphere) là tổng thể các thành phần vô cơ và sinh vật cấuthành sinh quyển bao gồm lớp vỏ Trái Đất có sự sống và tổng thể các loài sinh vậtsống ở đó

Cách đây 4.400 triệu năm, Trái Đất đã có khí quyển và đại dương Trong khí

quyển có các chất vô cơ đơn giản như CO2, H2O, NH3, N2 Dưới tác dụng Mặt Trời,năng lượng sấm chớp, một số phân tử vô cơ đã kết hợp với nhau tạo thành các phân

tử hữu cơ đơn giản Một số phân tử chất hữu cơ này có khả năng đặc biệt là trao đổichất với môi trường bên ngoài, lớn lên và phân chia Chúng là mầm mống đầu tiêncủa sự sống

Kết quả của quá trình tiến hóa của vật chất là tạo ra sự sống và sự sống đãtham gia vào các quá trình biến đổi của Trái Đất từ khoảng 1 tỉ năm trước đây Giai

đoạn đầu của tiến hóa vật chất là sự tiến hóa của vật lí và hóa học (từ 1,5 đến 4,1 tỉnăm về trước)

Tiếp theo là giai đoạn tiến hóa sinh học, giai đoạn này bắt đầu từ mầm mống

đầu tiên của sự sống, xuất hiện khoảng 4,1 tỉ năm trước đây Kết quả của các công

trình nghiên cứu cổ sinh cho thấy: các cơ thể đơn bào dạng bọt biển (Spongia) làm

bá chủ Trái Đất khoảng 600 triệu năm, rồi đến nhuyễn thể và các loài sâu bọ Đến kỉCambri, quá trình tiến hóa sinh học diễn ra nhanh chóng, chỉ trong khoảng thời gian

Trang 9

vượn xuất hiện cách đây khoảng 3,5 - 4,5 triệu năm, còn Người hiện đại xuất hiện

vào khoảng 2 triệu năm trước Sự xuất hiện của sinh vật trên Trái Đất là nhân tố tác

động mạnh mẽ đến quá trình biến đổi vật chất và làm rút ngắn quá trình tiến hóa của

chúng

Như vậy, quá trình hình thành thái quyển là quá trình tiến hóa của vật chất từ

thể vô cơ, tiến tới hữu cơ rồi hình thành các cơ thể sống và đạt tới đỉnh cao hiện nay

là trí tuệ của con người

1.1.1.2 Khái niệm về sinh quyển

Khái niệm sinh quyển đã được đề cập từ cuối thế kỉ XIX, nhưng nhờ sự pháttriển của nhiều ngành khoa học liên quan đến sự sống đã cho phép mở rộng kháiniệm sinh quyển

V.I.Vemadxki cho rằng sinh quyển là một thành tạo mang tính chất hành tinh:

“Trong sinh quyển của chúng ta, sự sống không tồn tại độc lập với hoàn cảnh xung

quanh, mà chất sống – nghĩa là toàn bộ sinh vật, có quan hệ hết sức chặt chẽ với

môi trường xung quanh của sinh quyển”

X.V.Kalexnik (1970) đã đưa ra định nghĩa cụ thể và ngắn gọn hơn: “Sinh

quyển là một bộ phận của vỏ hành tinh chứa đầy vật chất sống (nghĩa là toàn bộ các

cơ thể sống) và các sản phẩm do hoạt động sống của chúng sinh ra”

1.1.1.3 Thành phần vật chất của sinh quyển

Sinh quyển bao gồm các thành phần sau đây:

- Vật chất sống: bao gồm tất cả các cơ thể sinh vật, kể cả các bào tử và cácviroit bay lơ lửng trong không gian

- Vật chất có nguồn gốc sinh vật: than đá, dầu mỏ, khí đốt,

- Vật chất được hình thành do tác động của các cơ thể sinh vật: lớp vỏ phonghóa, lớp phủ thổ nhưỡng, không khí trong tầng đối lưu

1.1.1.4 Phạm vi của sinh quyển

Phạm vi của sinh quyển tùy thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật:

- Giới hạn trên là nơi tiếp giáp với tầng ôzôn của khí quyển (cách mặt đất từ25-30 km) trong tầng bình lưu, các bào tử có thể tồn tại trong độ cao này

Trang 10

- Giới hạn dưới xuống tới đáy đại dương và trong lớp vỏ phong hóa ở các lục

địa

Sinh vật phân bố không đều trong toàn bộ bề dày của sinh quyển, chúng chỉtập trung nhiều ở những nơi có thực vật phân bố Như vậy, giới hạn của sinh quyểnbao gồm toàn bộ môi trường không khí tầng đối lưu, môi trường nước, môi trường

đất và lớp vỏ phong hóa của thạch quyển (có độ cao trung bình 60m)

Sự tương tác qua lại giữa các cơ thể sống với môi trường sống của chúng có

ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của các môi trường sống: môi trườngnước, môi trường đất và môi trường không khí Vì vậy, bảo vệ đa dạng sinh học

không chỉ bảo vệ vốn gen, mà còn bảo vệ sự cân bằng sinh thái và bảo vệ môi

trường sống của chúng

1.1.2 Các nhân tố sinh thái

Các nhân tố sinh thái bao gồm: nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh và nhân tố

con người Các nhân tố sinh thái (NTST) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự thayđổi của NTST kia và ngược lại, chẳng hạn ánh sáng sẽ làm thay đổi nhiệt độ, độ ẩm

của không khí

Mỗi NTST của môi trường có ảnh hưởng khác nhau tới các loài sinh vật Phầnlớn các nhân tố khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió và các nhân tố khác nhưthức ăn luôn thay đổi theo thời gian và không gian Những thay đổi của các NTST

có thể theo chu kì hoặc không có tính chu kì rõ ràng Chúng tác động đến cơ thểsinh vật theo những quy luật khác nhau

Trang 11

Nhân tố con người được tách khỏi nhân tố hữu sinh thành một nhân tố độc lập.

Do có sự phát triển cao về trí tuệ, nên con người đã tác động vào thiên nhiên bằngcác hoạt động của mình, thông qua chế độ xã hội Trong quá trình tồn tại của mình,

con người không chỉ khai thác thiên nhiên mà còn cải tạo thiên nhiên, biến các cảnhquan hoang sơ thành các cảnh quang có văn hóa, nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất

và văn hóa ngày càng cao của mình Vì vậy, hoạt động của con người đã làm thayđổi mạnh mẽ môi trường, thậm chí có thể làm thay đổi hẳn môi trường và sinh giới

ở nhiều nơi

Đánh giá

1 Trình bày khái quát về sự hình thành sinh thái quyền Theo anh (chị), nhân tố nào

đã rút ngắn quá trình tiến hóa của vật chất?

2 Nêu phạm vi của sinh quyển Các cơ sở sinh vật có ảnh hưởng như thế nào đến

các môi trường trong sinh quyển?

3 Cơ thể sinh vật chịu tác động của các nhân tố sinh thái nào? Cho ví dụ minh họa

1.2 Tìm hiểu môi trường đất và các môi trường sinh thái trên cạn

1.2.1 Nguồn gốc, thành phần, cấu trúc của lớp đất bề mặt

1.2.1.1 Nguồn gốc

Đất là vật thể thiên nhiên được hình thành do quá trình phong hóa lớp đất đá

gốc dưới tác động của quá trình biến đổi địa chất và khí hậu lâu dài của Trái Đất.Hoạt động của các sinh vật như thực vật, động vật và nhất là các vi sinh vật có vaitrò quan trọng trong quá trình hình thành đất

Con người là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến những biến đổi của Trái Đất và sự

hình thành lớp đất mặt Đất đã được hình thành trước khi con người xuất hiện, nên

con người không phải là nhân tố hình thành nên các loại đất trên Trái Đất Song

bằng các hoạt động sản xuất của mình con người đã có vai trò quan trọng đến sựhình thành một số loại đất: đất trồng lúa nước, đất bạc màu, đất xói mòn trơ sỏi đá Thực chất, đó là quá trình làm thay đổi quá trình hình thành đất, biến đổi nó từ loại

đất này sang đất khác

1.2.1.2 Thành phần

Trang 12

Thành phần của môi trường đất gồm có nước, không khí, chất vô cơ (khoángvật) và chất hữa cơ.

Chất vô cơ là những hợp chất tự nhiên, hoặc nguyên tố tự nhiên, xuất hiện dokết quả của các quá trình lí, hóa học hoặc sinh hóa diễn ra trong vỏ Trái Đất Về mặtnguồn gốc, có thể phân ra hai loại chất vô cơ: chất vô cơ nguyên sinh và chất vô cơthứ sinh

Chất vô cơ nguyên sinh của đất được hình thành từ đá gốc và hầu như chưa bịbiến đổi về thành phần, trạng thái Chất vô cơ nguyên sinh khi bị biến đổi về mặthóa học sẽ trở thành chất vô cơ thứ sinh Trong đất, đại bộ phận là chất vô cơ,chiếm tới 90-95% trọng lượng vật chất khô của đất, trong đó chất vô cơ thứ sinh làchính

Quá trình phong hóa và quá trình hình thành đất làm cho đá gốc vỡ vụn rathành những hạt đất có kích thước khác nhau, tạo ra thành phần cơ giới đất Thànhphần cơ giới đất là tỉ lệ phần trăm của các cấp hạt có kích thước khác nhau trong

đất, có ảnh hưởng đến tính chất lí, hóa học của đất

Chất hữu cơ trong đất là những xác sinh vật chưa, hoặc đang bị phân giải vànhững chất hữu cơ đã được phân giải Về số lượng, chất hữu cơ trong đất rất ít, songlại có vai trò quan trọng đối với chất lượng đất Chúng vừa là chất dinh dưỡng củathực vật, vừa ảnh hưởng tới các đặc tính lí – hóa – sinh học và hàm lượng mùn

trong đất

Mùn trong đất có 3 nhóm chính: axit humic, axit funvônic và hợp chất humin

Các axit mùn có thể ở dạng tự do hoặc kết hợp, nhưng đa số chúng kết hợp với cáccation canxi, magiê, sắt, nhôm hoặc với các khoáng vật sét Các loại đất khácnhau có tỉ lệ các loại axit mùn khác nhau

Nước trong đất không tồn tại riêng rẽ mà liên kết với các phân tử rắn trongđất, với không khí và các khe hở trong đất Nước tồn tại ở 4 dạng cơ bản: nước ở

thể rắn, thể hơi, nước liên kết và nước tự do Nước tự do có vai trò quan trọng đốivới thực vật và tạo nên nguồn nước ngầm cung cấp cho hoạt động của con người

Trang 13

Không khí trong đất là do không khí trong khí quyển thâm nhập vào và do

hoạt động sống của các sinh vật trong đất tạo nên Chúng nằm trong các khe hở của

đất

Nước và không khí trong đất có vai trò quan trọng trong quá trình phong phú,

là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật trong đất và thực vật

1.2.1.3 Cấu trúc

Một phẫu diện đất điển hình thường có các tầng (từ trên xuống dưới):

- Tầng thảm mục, gồm xác hữu cơ: cành, lá đang phân hủy

- Tầng tích lũy mùn, bề mặt chứa nhiều chất hữu cơ phân hủy từ xác sinh vật

- Tầng rửa trôi là tầng chỉ có khi có sự rửa trôi mãnh liệt, cuốn trôi các vật chất

đó ảnh hưởng đến đặc điểm sinh thái của đất: khả năng giữ nước, độ tơi xốp và

thoáng khí Đặc điểm của đất còn phụ thuộc vào khí hậu ở các đới khác nhau Vìvậy, đất luôn mang trên mình nó các hệ sinh thái có các cơ thể sinh vật thích nghivới môi trường sống của chúng Đất vừa là môi trường sống, vừa trực tiếp hoặc giántiếp cung cấp chất dinh dưỡng cho sinh vật và con người

Trên thế giới có rất nhiều nhóm đất khác nhau:

- Nhóm đất pốt dôn phân bố ở những vùng có khí hậu rét, lượng mưa dồi dào

và điều kiện thoát nước tốt

- Những vùng khí hậu ôn hòa với rừng rụng lá theo mùa có nhóm đất nâu hoặcxám

- Những vùng có khí hậu ôn hòa và đồng cỏ bán khô hạn hình thành nhóm đất

đen, giàu mùn và tầng đất dày

Trang 14

- Tại những vùng hoang mạc hoặc gần hoang mạc, có nhóm đất khô hạn.

Nhóm đất này rất xấu, chỉ để chăn nuôi và phát triển nông nghiệp nếu có nguồnnước tưới

- Nhóm đất đỏ, nghèo dinh dưỡng phân bố ở những vùng nhiệt đới và cậnnhiệt đới có lượng mưa phong phú

1.2.2 Các môi trường sinh thái trên cạn

Các hệ sinh thái trên cạn được đặc trưng bởi các quần xã cảnh quan vùng địa lígọi là các sinh đới (biôme) Sinh đới là những vùng rộng lớn có những đặc thù nhất

định về kiểu đất, khí hậu và sinh vật Tên của các biôme thường là tên của các quần

hệ thực vật ở đó Từ địa cực về xích đạo có tám biôme lớn trên cạn: đồng rêu, rừng

thông phương Bắc, rừng lá rộng ôn đới, rừng Địa Trung Hải, thảo nguyên, hoang

mạc, savan và rừng nhiệt đới

Đồng rêu đới lạnh

Đồng rêu đới lạnh phân bố ở vùng cực lạnh, nước đóng băng quanh năm Mùa

hạ băng chỉ tan một lớp mỏng trên mặt, nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhấtkhông quá 10 C Ngày mùa hạ dài, Mặt Trời có những tháng không lặn Mùa đông,

đêm cũng kéo dài hàng tháng Thành phần thực vật nghèo, chủ yếu là rêu, thân gỗ

chỉ có phong lùn và liễu miền cực chỉ cao bằng ngón tay Thành phần động vậtnghèo, chỉ có gấu Bắc cực

Rừng lá nhọn phương Bắc (rừng Taiga)

Tiếp theo về phía Nam là rừng Taiga gồm chủ yếu những cây lá nhọn: thông(Pinus), linh sam (Abres), vân sam (Epicea), thông rụng lá (Larix) Mùa đông dài,khí hậu lạnh, nhiệt độ trung bình vào tháng 7 trên 10 C, mưa 300 – 500 mm Hệ

động vật nghèo về số lượng loài, những loài thú lớn như hươu Canada (Cervus canadensis), chúng ăn mầm cây, vỏ cây và địa y; thú ăn thịt có gấu, chó sói và cáo.

Chim định cư không nhiều, hầu hết ăn hạt cây, nhiều loài về mùa đông di cư xuống

phía nam

Rừng lá rộng ôn đới

Rừng lá rộng ôn đới phát triển mạnh ở phía đông Bắc Mĩ, Tây Âu và Đông Á

Trang 15

nghiệt làm cho lá cây rụng Giống như rừng nhiệt đới, rừng ôn đới cũng có nhiềutầng tạo nên nhiều ổ sinh thái nên giới động vật phong phú: trên cây có sóc, chim ,trên mặt đất có hươu, lợn lòi, chó sói, chuột

Rừng Địa Trung Hải

Rừng Địa Trung Hải có nhiều ở Châu Âu, hiện nay đã bị suy thoái, trừ một số

nơi được ưu tiên bảo vệ thì rừng gồm những cây lá xanh tốt như: sồi xanh

(Quercusilex), sồi bẩn (Q suber)

Thảo nguyên (đồng cỏ ôn đới)

Thảo nguyên vùng ôn đới có mùa hạ dài và nóng, sang mùa đông thì đỡ lạnh

và có ít tuyết Thảm thực vật chủ yếu là cỏ thấp, úa khô chiếm ưu thế Bao gồm

những động vật ăn thực vật chạy nhanh: bò bisông, ngựa hoang (Eqnus caballus),

lừa, sóc, chó sói đồng cỏ

Hoang mạc

Hoang mạc có ở miền nhiệt đới và ôn đới Về mùa hè, nhiệt độ ở hoang mạc

ôn đới và nhiệt đới gần như nhau, nhưng về mùa đông hoang mạc ở ôn đới rất lạnh.Mưa ở hoang mạc thường rất hiếm, tổng lượng mưa hàng năm chỉ dưới 200 mm

Giới thực vật nghèo chỉ có một số cây bụi xơ xác, lá cây nhỏ và gần như biến thànhgai nhọn, song có những cây mọng nước Những cây khác mọc nhanh về mùa xuân,

ra hoa và kết quả nhanh trong vòng một tháng rồi chết khi bắt đầu khô Vì vậy, trênmặt đất chỉ có những loài thú chịu khát như lạc đà một bướu và trong lòng đất, cácloài gặm nhấm sống rất phong phú

Savan (hay đồng cỏ đới nóng)

Khí hậu ở đây có đặc điểm mưa ít, mùa mưa ngắn còn mùa khô dài Về mùakhô, cây phần lớn rụng lá, cỏ khô vì thiếu nước Cỏ mọc thành rừng, nhiều nhất là

cỏ tranh lá dài, sắc nhọn Vì vậy, trên mặt đất chỉ có những loài thú cỡ lớn: linh

dương, báo, sư tử, chim chạy (đà điểu) Hiện nay, do thiếu nước tưới và chăn nuôi

dê, cừu phát triển nên nhiều sa van đang chuyển dần thành hoang mạc Ở Việt Nam,savan cỏ cao mà ưu thế là cỏ tranh có rải rác ở một số nơi, có khi ngay giữa rừngrậm thuộc các tỉnh: Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên

Rừng rậm nhiệt đới

Trang 16

Phát triển ở những vùng có khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, nhiệt độ trung bình

từ 23 – 30 C và gần như ổn định quanh năm, lượng mưa lớn: 1.800 – 2.000 mm.Rừng nhiệt đới không rụng lá theo mùa, quanh năm xanh tốt, rậm rạp, tạo thànhnhiều tầng; có hệ động, thực vật phong phú Được xem là khu vực có độ đa dạngsinh học cao và điển hình

Trong những năm gần đây, con người đã làm biến đổi bộ mặt của rừng nhiệt

đới, do sự khai thác quá mức làm rối loạn chu trình sống của các thảm thực vật

Việt Nam có nhiều loại rừng: rừng rậm, rừng thưa, rừng trên đá vôi, rừng ngập mặn,rừng tre nứa, hệ động vật tương đối phong phú Song do bị khai thác quá mức nêntài nguyên sinh vật của nước ta đang giảm sút nhanh

Đánh giá

1 Tính chất của đất có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sinh vật và con người?

2 Trình bày đặc điểm của hệ sinh thái trên cạn

1.3 Tìm hiểu môi trường nước và môi trường không khí

1.3.1 Vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật

Nước có vai trò quan trọng đối với đời sống của sinh vật Nước là thành phần

không thể thiếu của tất cả các tế bào sống và chiếm tới 80 - 95 % khối lượng của

các mô sinh trưởng Nước tham gia vào hầu hết các hoạt động sống của cơ thể sinh

vật: là nguyên liệu cho quá trình quang hợp, là phương tiện để vận chuyển và trao

đổi khoáng trong cây, là phương tiện để vận chuyển máu và chất dinh dưỡng ở động

vật Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng, điều hòa nhiệt độ cơ thể và là

môi trường sống của nhiều loài sinh vật

1.3.2 Những đặc điểm cơ bản của môi trường nước và sự thích nghi của sinh vật

Môi trường nước có nhiều đặc điểm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đếncác cơ thể sinh vật

Môi trường nước có độ đậm đặc lớn hơn môi trường không khí, có tác dụngnâng đỡ cho các cơ thể sống trong nước, nên thực vật có mô cơ kém phát triển

Nhiều loài cá thích nghi cơ thể sống trong nước, cơ thể thường có hình thuôn nhọn

Trang 17

để hạn chế sức cản của nước và có hệ cơ phát triển: cá trích, cá thu, cá mập, cá đen

phin,

Trong quá trình phát triển cá thể: ấu trùng của ếch, nhái, muỗi không thể táchkhỏi môi trường nước, hoặc một số động vật chỉ có thể sống được trong môi trường

ẩm ướt như ốc sên, giun đất, ếch nhái

Nhiệt độ trong nước có biên độ giao động hẹp Ở dưới nước trên của đại

dương, dao động không quá 10 – 15 C và ở các vực nội địa dưới 30 C; càng xuống

sâu, nhiệt độ nước càng ổn định Vì vậy, sinh vật sống trong nước có giới hạn hẹp

về nhiệt hơn so với sinh vật sống trên cạn

Ánh sáng

Ánh sáng trong nước có cường độ yếu hơn trong không khí do bị nước phản

xạ trở lại Ánh sáng phân bố trong các lớp nước nông, sâu phụ thuộc vào độ dài

bước sóng của các tia sáng Tia sáng đỏ ở lớp nước trên cùng, rồi đến da cam, vàng,

lục, lam, xanh lục; sau đó là xanh da trời và cuối cùng là tia xanh tím Sự phân bốcủa ánh sáng sẽ dẫn đến sự phân bố khác nhau của thành phần thực vật theo độ sâucủa nước

Lượng ôxy trong nước

Hệ số khuếch tán của ôxy trong nước nhỏ hơn không khí khoảng 320.000 lần,

có hàm lượng không quá 10 ml/1lít, ít hơn trong không khí 21 lần Vì vậy, hô hấp

của sinh vật trong nước tương đối phức tạp Ôxy trong nước có nguồn gốc chủ yếunhờ quang hợp của tảo, thực vật và khuếch tán từ không khí Trong môi trường

nước, tầng nước mặt có nhiều ôxy hơn lớp nước dưới sâu

Tỉ trọng của nước

Nước có tỉ trọng lớn nhất ở 4 C Ở các vùng nước ôn đới, hàn đới, về mùađông nước đóng băng trên tầng mặt, nhưng ở tầng sâu nước vẫn ở thể lỏng Tỉ trọng

của nước thay đổi theo nhiệt độ Vì vậy, trong môi trường nước luôn xảy ra dòng

đối lưu thẳng đứng do có sự khác nhau về tỉ trọng ở tầng nước mặt và tầng sâu

Áp suất của nước

Trang 18

Áp suất của nước thay đổi theo chiều sâu Càng ở dưới sâu, áp suất càng tăng;

cứ xuống sâu 10 mét áp suất tăng 1 atm Vì thế, các loài cá ở tầng trên, tầng giữa vàtầng đáy có cấu tạo và đặc điểm hình thái cấu tạo khác nhau

Dòng chảy

Dòng chảy của nước tạo nên sự luân chuyển các tính chất vật lí và hóa học của

môi trường nước Các vị trí khác nhau của sông, suối có vận tốc dòng chảy khácnhau Để thích ứng với các tốc độ nước khác nhau này, một số loài cá có cấu tạothay đổi: nơi nước chảy, cá có đầu thường dẹp theo hướng lưng bụng (cá leo ); nơinước đứng, đầu ít dẹp hơn (cá mè )

Các chất lơ lửng trong môi trường nước

Trong môi trường nước, các chát lơ lửng là các hạt đất, mảnh vụn có nguồn

gốc từ sinh vật Các chất lơ lửng có ảnh hưởng đến độ trong và thành phần ánh sáng

trong môi trường nước; ảnh hưởng tới sự sống của các thực vật sống trong nước Ởdưới đáy sâu các vực nước, do thiếu ánh sáng nên hầu như không có các loài thực

vật quang hợp Ở nơi nước đục, do quang hợp của các loài rong, tảo bị giảm nên

năng suất vực nước cũng giảm theo

Dựa vào thành phần các loại muối trong nước và độ mặn, người ta chia thành:

nước mặn, nước lợ và nước ngọt Nước ngọt có hàm lượng Cl < 0,5 g/l, độ mặn gần

35‰, chủ yếu là mặn của muối NaCl; nước lợ là vùng giao tiếp giữa nước mặn củabiển và nước ngọt của sông ngòi nên có độ mặn thay đổi theo mùa từ 5 – 10‰, Cl =

8 – 16 g/l Các loại muối: phốt phát, natri, độ mặn và độ pH trong nước có ảnh

hưởng đến cấu tạo, sinh lí, tập tính hoạt động và sự phân bố của thành phần sinh vật

thủy sinh

Môi trường nước mặn là biển và đại dương, chúng chiếm 71% bề mặt Trái Đất

và có độ sâu trung bình hơn 4.000m, độ mặn 30 – 38 ‰ Thành phần thực vật

nghèo, nhiều tảo, vi khuẩn; trái lại, động vật lại rất phong phú với hầu hết các nhóm

động vật có các đặc điểm hình thái cấu tạo khác nhau ở các hệ sinh thái ứng với các

độ sâu của đại dương; tầng mặt, tấng giữa và tầng đáy hoặc vùng ven bờ, vùng khơi.Môi trường nước ngọt chiếm khoảng 4 – 5% diện tích các lục địa, đặc trưng

Trang 19

phần sinh vật thủy sinh khác nhau Dựa vào hàm lượng canxi trong nước, người ta

chia nước ngọt làm 2 dạng; nước cứng có [ Ca2+] > 25 mg/l; nước mềm có [ Ca2+] <

9 mg/l Trong các hệ sinh thái nước đứng, nhiệt độ của nước thay đổi theo nhiệt độ

không khí Ao nông hơn đầm nên thường bị khô hạn theo từng thời kì nhất định Hồthường có độ sâu lớn hơn đầm, ao nên ánh sáng chỉ chiếu xuống một lớp nước trên,

lớp sâu thiếu ánh sáng nhưng nhiệt độ ổn định Trong môi trường nước, có thực vậtnổi, động vật nổi, thực vật thủy sinh có rễ sâu xuống đáy và động vật đáy

Hệ sinh thái nước chảy có chế độ nhiệt và muối khoáng luôn thay đổi theomùa Quần xã sinh vật không đồng nhất ở hạ lưu, trung lưu và thượng lưu

1.3.3 Những đặc điểm cơ bản của môi trường không khí và sự thích nghi của sinh vật.

Không khí có vai trò quan trọng đối với cơ thể sống Không một sinh vật nào

có thể sống thiếu không khí Không khí cung cấp ôxy cho các sinh vật hô hấp, sản

ra năng lượng cho cơ thể hoạt động Thực vật lấy CO2 từ không khí cùng với cácchất vô cơ từ đất qua rễ, dưới tác dụng của ánh sáng Mặt Trời tạo nên chất hữu cơ

Áp suất của không khí gần mặt đất tương đối ổn định (760 mmHg), đảm bảocho sự sống diễn ra bình thường Dòng không khí chuyển động (gió) có ảnh hưởng

rõ rệt đến nhiệt độ, độ ẩm Dòng không khí lưu thông yếu có vai trò quan trọng choviệc phát tán sinh vật, bào tử, phấn hoa, quả, hạt thực vật và nhiều động vật Vì vậy,khi không khí bị ô nhiễm hoặc gió quá mạnh cũng gây tác động không nhỏ đến cơthể sinh vật

Không khí được đặc trưng bởi: thành phần, độ đậm đặc và áp suất

- Độ đậm đặc của không khí thấp hơn nước nên ít có tác dụng nâng đỡ Sinhvật sống trên mặt đất có cấu tạo riêng đảm bảo cho cơ thể thích nghi với môi trườngsống trong không khí: mô cơ ở thực vật và hệ cơ xương ở động vật phát triển Độngvật trên cạn khi di chuyển chịu ít lực cản, nên có đến 75% số loài động vật sống trênmặt đât có khả năng bay, nhiều nhất là chim

- Áp suất và nhiệt độ không khí giảm khi lên cao (ở độ cao 5800 m, áp suất chỉcòn 380 mmHg, nhiệt độ giảm 0,6 C/100m), nên càng lên cao số loài sinh vật còn

ít Trên cao, áp suất giảm kèm theo ôxy giảm, làm tăng nhịp hô hấp và động vật bị

Trang 20

mất nhiều nước Vì vậy, vào thế kỉ XVI thủ đô Pêru đã chuyển từ độ cao 3500 mxuống vùng bờ biển vì ở trên núi, ngựa, lợn, gà không sinh sản được.

Càng lên cao, số lượng loài và chất lượng các loài thực vật càng giảm Ví dụ,

ở chân dãy núi Hoàng Liên Sơn có nhiều cây xanh thường ưa ẩm; ở lưng chừng núi

(1000-1500), nhiệt độ trung bình năm dưới 20 C, nhiều loài cây nhiệt đới khôngsống được, thường gặp chủ yếu là những loài động vật á nhiệt đới thuộc họ Dẻ(Fagaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Hồ đào (Juglandaceae) và một số ít loàiHạt trần Lên độ cao trên 1500 m xuất hiện những cây lá kim ôn đới như Ainus,Acer, Carpinus và nhiều loài cây Hạt trần

Thành phần không khí ở tầng đối lưu tương đối đồng đều Tính theo thể tíchcác chất khí chủ yếu là nitơ (78,19%), ôxy (21,45%), CO2(0,03%), agon (0,9%) vàcác chất khí khác: hiđrô ( H2), ôxitcacbonat ( CO),

Trong không khí, hơi nước tuy chiếm tỉ trọng rất nhỏ, nhưng tạo ra độ ẩm

không khí Các quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể sinh vật đều chịu ảnh

hưởng nhiều của độ ẩm không khí Cơ thể sống trên cạn luôn có phản ứng chống sự

mất nước, nhưng nhu cầu về độ ẩm không khí của các loài không giống nhau: cây

samu, cao su sinh trưởng tốt ở nơi có độ ẩm cao, cây phi lao không chịu được độ ẩm

thấp

Hoạt động sinh lí của cơ thể sinh vật bị ảnh hưởng khi môi trường không khí

bị ô nhiễm Thành phần của không khí bị thay đổi, đặc biệt là nồng độ các chất:

CH4, SO2, CO, NO các hợp chất của Clo có nguồn gốc từ các hoạt động côngnghiệp và giao thông vận tải do con người gây ra Hoạt động của con người thải racác chất khí: CO2, CO, CFC , gây hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu Trái

Đất

Đánh giá

1 Nước có vai trò như thế nào đối với sing vật và đời sống con người?

2 Mô tả đặc điểm của hệ sinh thái dưới nước

3 Trình bày vai trò của không khí đối với đời sống của sinh vật và cho ví dụ

4 Mô tả các đặc điểm của khí quyển ở tầng thấp

Trang 21

Chương 2 (6 tiết) TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Mục tiêu

Sinh viên tìm hiểu khái niệm tài nguyên thiên nhiên, phân loại tài nguyên: khoángsản, năng lượng, đất, nước, khí hậu, tài nguyên biển và đại dương Qua đó hình thành kĩnăng xác định các loại tài nguyên thiên nhiên cùng các giải pháp sử dụng hợp lí và tiếtkiệm tài nguyên

2.1 Tìm hiểu khái niêm, phân loại và đánh giá tài nguyên thiên nhiên

2.1.1 Khái niệm tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên là tất cả các nguồn vật liệu, năng lượng và thông tin ở Trái Đất

và trong vũ trụ mà con người có thể sử dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự pháttriển của mình Tài nguyên có hai nhóm: tài nguyên thiên nhiên, gắn liền với cácyếu tố tự nhiên như khoáng sản, đất đai, nước, sinh vật và tài nguyên nhân văn(còn gọi là tài nguyên con người), gắn liền với con người và xã hội như sức lao

động, trí tuệ, thông tin, các công trình kinh tế - kĩ thuật, phong tục, tập quán

Tài nguyên thiên nhiên là các vật thể và lực lượng tự nhiên được sử dụngnhằm thỏa mãn nhu cầu của xã hội Chúng gồm các dạng vật chất được tạo thànhtrong suốt quá trình hình thành và phát triển của tự nhiên, cuộc sống sinh vật và con

người Các dạng vật chất này cung cấp nguyên – nhiên – vật liệu, hỗ trợ và phục vụ

cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của con người Tài nguyên thiên nhiên làkhái niệm có tính hai mặt Một mặt, chúng thuộc phạm trù xã hội có quan hệ đếntrình độ phát triển lực lượng sản xuất Mặt khác, chúng là những vật thể tự nhiên, sựphân bố của chúng do các quy luật tự nhiên chi phối Trình độ lực lượng sản xuấtcàng cao, thì càng nhiều yếu tố của điều kiện tự nhiên được con người sử dụng Dovậy, khối lượng, số lượng và khả năng sử dụng tài nguyên không ngừng biến đổi

2.1.2 Phân loại tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng và được phân loại theo nhiều tiêu chí khácnhau:

2.1.2.1 Phân loại tài nguyên thiên nhiên theo các thuộc tính tự nhiên của chúng

Trang 22

- Tài nguyên khí hậu

- Tài nguyên khoáng sản

- Tài nguyên biển và đại dương

- Tài nguyên nước

- Tài nguyên sinh vật

- Tài nguyên năng lượng

2.1.2.2 Theo khả năng bảo tồn, tái tạo và tính chất hao kiệt

Tài nguyên thiên nhiên được chia thành tài nguyên không bị hao kiệt và tàinguyên có thể hao kiệt

- Tài nguyên không bị hao kiệt là những loại tài nguyên có trữ lượng lớn vàkhối lượng của chúng không thay đổi, hoặc thay đổi không đáng kể trong quá trình

sử dụng lâu dài Đó là năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, không khí, tổng trữ

lượng nước của thế giới, năng lượng địa nhiệt, Tuy nhiên, nếu sử dụng chúng

không hợp lí sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường

- Tài nguyên có thể bị hao kiệt là những vật thể và hiện tượng tự nhiên mà số

lượng và chất lượng của chúng thay đổi một cách căn bản trong quá trình sử dụng

Tài nguyên có thể bị hao kiệt được phân thành tài nguyên có thể phục hồi và tàinguyên không phục hồi lại được

+ Tài nguyên phục hồi là các tài nguyên mà thiên nhiên có thể tạo ra liên tục

và được con người sử dụng lâu dài Hoặc có thể được định nghĩa một cách đơn giản

là tài nguyên có thể tự duy trì, hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản límột cách khôn ngoan (S.E Jorgenson 1981) như: rừng, động vật, độ phì của đất,

nước ngọt Các tài nguyên phục hồi nếu được khai thác và sử dụng hợp lí thì

không những không bị hao hụt đi trong quá trình sử dụng mà còn có thể giàu thêm.Chẳng hạn, việc bón phân, canh tác hợp lí và trồng cây họ đậu làm tăng độ phì của

đất; việc lai tạo và chuyển đổi gen làm tăng số lượng loài sinh vật

+ Tài nguyên không có khả năng phục hồi là những tài nguyên có giới hạn vềkhối lượng, bị hao hụt dần trong quá trình sử dụng và không thể bổ sung được Đó

là toàn bộ khoáng sản và nhiên liệu Chúng được hình thành trong lịch sử địa chất

Trang 23

Quan niệm về tính có thể bị hao kiệt của tài nguyên thiên nhiên trong cáchphân loại trên chỉ mang tính chất tương đối, phụ thuộc vào quy mô lãnh thổ của việc

đánh giá Chẳng hạn, nếu xét trên quy mô toàn cầu, thì nước ngọt không phải là tài

nguyên hao kiệt, vì nó được duy trì bởi vòng tuần hoàn ấm ở đại dương, khí quyển

và lục địa Trong khi đó, ở các lãnh thổ nhỏ, nước ngọt có thể là tài nguyên hao kiệt

và không khôi phục lại được do bị khai thác quá mức hay bị ô nhiễm không sử dụng

được

2.1.2.3 Phân loại theo mục đích sử dụng tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên cho các ngành sản xuất vật chất: cho công nghiệp (khoáng sản,

năng lượng, hải sản, lâm sản ), cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp (đất,nước, khí hậu ), cho xây dựng

- Tài nguyên cho lĩnh vực không sản xuất vật chất (du lịch, chữa bệnh,nghiên cứu khoa học, dưỡng bệnh )

2.1.3 Đánh giá tài nguyên thiên nhiên

Để sử dụng tài nguyên, con người phải đánh giá tài nguyên Giá trị của tàinguyên được đánh giá cao hay thấp, tốt hay không tốt phụ thuộc vào trình độ khoa

học – công nghệ và nhận thức của từng đối tượng khác nhau Cùng một loại tàinguyên, ở thời đại nguyên thủy là không cần, không có giá trị, thậm chí có hại (nhưquặng, phóng xạ, dầu mỏ, khí thiên nhiên); nhưng hiện nay, chúng lại là những tàinguyên rất quý giá

Mục đích của việc đánh giá tài nguyên thiên nhiên là nhằm:

- Sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường đểthỏa mãn nhu cầu của con người và phát triển nền kinh tế quốc dân

- Đảm bảo hiệu quả sử dụng tài nguyên cao nhất

- Kết hợp những lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài về sử dụng tài nguyên.Nội dung của đánh giá tài nguyên thiên nhiên là xác định: chủng loại và trữ

lượng tài nguyên; chất lượng, thành phần và tỉ lệ các thành phần có ích; các điều

kiện khai thác tài nguyên; chi phí tài nguyên cho một đơn vị sản xuất ra; cự li khai

thác và định cư của lãnh thổ; điều kiện giao thông và chi phí chuyên chở tài nguyên

Trang 24

tới nơi tiêu thụ; các giải pháp môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển, chếbiến và sử dụng tài nguyên

Người ta còn đánh giá tài nguyên theo giá trị kinh tế (cao, trung bình, thấp);

theo mức độ quý hiếm (rất quý hiếm, quý hiếm, không quý hiếm); cho các mục đíchkhác nhau: phục vụ nông nghiệp, phục vụ công nghiệp, phục vụ du lịch

Khi đánh giá tài nguyên, cần chú ý kết hợp sử dụng các loại tài nguyên khác

nhau trên một diện tích lãnh thổ nhất định, khả năng sử dụng tổng hợp tài nguyênthiên nhiên cùng ảnh hưởng của việc khai thác, sử dụng tài nguyên này đối với môi

trường

Đánh giá

1 Phân biệt tài nguyên phục hồi và tài nguyên không phục hồi

2 Điền những từ thích hợp vào đoạn viết sau đây: Nội dung của đánh giá tài nguyên

thiên nhiên là xác định: (a) và trữ lượng tài nguyên (b)

thành phần và tỉ lệ các thành phần có ích; các điều kiện (c) tài nguyên;chi phí tài nguyên cho một đơn vị (d) sản xuất ra; (đ) và

định cư của lãnh thổ; điều kiện giao thông và chi phí chuyên chở tài nguyên tới

(e) ; các giải pháp (g) trong quá trình khai thác, vận chuyển,(h) và sử dụng tài nguyên

2.2 Tìm hiểu tài nguyên khoáng sản và năng lượng

2.2.1 Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản là các thành tạo hóa – lí tự nhiên được trực tiếp sử dụng hoặc cóthể lấy chúng ra từ kim loại và khoáng vật dùng cho các ngành công nghiệp.Khoáng sản có thể tồn tại ở trạng thái rắn (quặng, đá), lỏng (dầu mỏ, nước khoáng)hoặc khí (khí đốt) và là nguyên liệu chính cho các ngành công nghiệp hiện đại Con

người đã biết sử dụng và khai thác khoáng sản từ lâu Khoáng sản được chia làm

bốn nhóm:

- Khoáng sản nhiên liệu: dầu mỏ, than, khí đốt, đá cháy, quặng phóng xạ

- Khoáng sản kim loại: quặng sắt, đồng, thiếc,nhôm, titan, măng gan

- Khoáng sản không kim loại: secpentin, phốtphorít, aparít

Trang 25

Trữ lượng khoáng sản của Trái Đất là một đại lượng hữu hạn Do đẩy mạnhtốc độ tăng trưởng kinh tế và nhờ tiến bộ kĩ thuật, mà quy mô khai thác khoáng sảnngày càng mở rộng Điều này sẽ dẫn đến sự cạn kiệt khoáng sản Hằng năm, có

hàng trăm tỉ tấn quặng được lấy ra từ lòng đất và con số đó ngày càng tăng lên do

sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp Đáng chú ý là tỉ lệ các nguyên tố sinh racác loại khoáng sản có ích trong lớp vỏ Trái Đất thường thấp và sự phân bố củachúng cũng rất không đồng đều Vì vậy, nên mới có những nước giàu và nướcnghèo khoáng sản Muốn sử dụng khoáng sản phải có vốn đầu tư lớn để phát triểnkhoa học, công nghệ thăm dò, thiết kế, xây dựng ngành công nghiệp khai khoáng vàchế biến khoáng sản Những nước có công nghiệp khai khoáng và chế biến khoángsản phát triển mạnh, thường là những nước giàu có Các nước đang phát triển tuykhoáng sản nhiều, nhưng lại thiếu vốn và công nghệ hiện đại, nên phần lớn khoángsản của họ lại do những công ty của các nước giàu khai thác và chế luyện

Thống kê của Viện Tài nguyên thế giới (tháng 8 – 1998) cho biết việc khaithác khoáng sản của con người diễn ra mạnh làm suy giảm nguồn tài nguyên này

Bảng 2.1 Số năm còn khai thác được của một số loại khoáng sản trên thế giới

Loại khoáng sản Số năm còn khai

Đồng

Thủy ngânPhôtphoKaliSắt

64707899100-200Khai thác khoáng sản sinh ra một khối lượng đất bóc và phế thải: 10 tỉ tấn dokhai thác than, 65 tỉ tấn do khai thác quặng kim loại và 40 tỉ tấn do khai thác quặngphi kim loại Chính khối lượng đất bóc và phế thải này lại cần một diện tích lớn đểchứa và gây nhiều tác động tới môi trường Khai thác khoáng sản tạo ra các moong

sâu, thay đổi địa hình, đảo lộn cân bằng nước ngầm, mất rừng và đất canh tác, bụi

bặm, gây ra tiếng ồn v.v Việc chế luyện thải ra một khối lượng lớn khí độc hại

Trang 26

Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi lại được và đang cạn kiệt

nhanh chóng Để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên này, cần phải thực hiện đồng bộ

- Sử dụng công nghệ tạo ra ít chất thải, công nghệ sạch hay công nghệ thânthiện với môi trường Đặc biệt cần nghiên cứu tìm ra những vật liệu mới thay thế

- Tiết kiệm trong quá trình khi thác, sàng tuyển, sử dụng khoáng sản và tìmkiếm thêm các nguồn khoáng sản mới ở đáy đại dương

2.2.2 Tài nguyên năng lượng

Năng lượng trên Trái Đất có nguồn gốc chủ yếu từ năng lượng Mặt Trời vànăng lượng tàn dư trong lòng Trái Đất Năng lượng Mặt Trời tồn tại ở dạng chính là

bức xạ Mặt Trời, năng lượng sinh học dưới dạng sinh khối, năng lượng chuyển

động của thủy triều, khí quyển (gió, bão, sóng, các dòng hải lưu ) Năng lượng tàn

dư trong lòng Trái Đất có các dạng chính là các nguồn nước nóng, năng lượng núi

lửa, năng lượng phóng xạ, năng lượng của khối đất đá nóng trong thạch quyển Tài

nguyên năng lượng của Trái Đất có thể được phân thành một số dạng cơ bản sau:

- Các dạng tài nguyên năng lượng tái tạo và vĩnh cửu: bức xạ Mặt Trời, năng

lượng gió, dòng chảy, sóng biển và năng lượng sinh khối

- Các dạng năng lượng không tái tạo và vĩnh cửu: năng lượng địa nhiệt, năng

lượng nguyên tử và hạt nhân

- Các dạng năng lượng không tái tạo và có giới hạn: năng lượng của nhiên liệu(than, dầu mỏ, khí đốt, đá cháy )

- Năng lượng điện

Trang 27

Hai dạng đầu là các dạng năng lượng cơ bản và là cội nguồn của tất cả cácdạng năng lượng đang được loài người khai thác và sử dụng Trong tương lai, con

người có thể vươn ra ngoài khoảng không vũ trụ để sử dụng những nguồn nănglượng nằm ngoài Trái Đất và những loại năng lượng mới (lực hấp dẫn, điện và từtrường ) Tuy không tham gia vào việc tạo nên sinh khối, nhưng nhiên liệu hóa

thạch, năng lượng địa nhiệt và năng lượng của Mặt Trời – Mặt Trăng có ảnh hưởnggián tiếp tới việc hình thành các nguồn năng lượng của loài người trên Trái Đất.Bức xạ Mặt Trời là nguồn năng lượng cơ bản của Trái Đất và có cường độtrung bình khi tới bề mặt Trái Đất khoảng 2 cal/cm2/phút Phần lớn (98-99%) dòng

năng lượng bức xạ Mặt Trời bị phân tán trong khí quyển và tạo nên sự chuyển động

của không khí và nước Phần rất nhỏ (1-2%) được thực vật hấp thụ chuyển thành

hóa năng và được lưu trữ dưới dạng sinh khối thực vật nhờ quá trình quang hợp

Sinh khối thực vật là nguồn cung cấp năng lượng cho động vật nói riêng và hệ sinhthái nói chung Sinh khối động, thực vật sau khi bị chôn vùi vào lòng đất trở thànhnhiên liệu hóa thạch

Bức xạ Mặt Trời là loại năng lượng sạch Nhưng nhược điểm của nó là cường

độ yếu và không ổn định, khó chuyển hóa thành năng lượng thương mại (nên giáthành quá đắt)

Năng lượng gió, thủy triều, sóng biển và các dòng hải lưu là những loại nănglượng tái tạo, sạch, có trữ lượng lớn và việc sử dụng chúng không gây ô nhiễm môitrường Năng lượng thủy triều khoảng 1 tỉ kw và một số nước đã xây dựng nhà máy

thủy triều như Pháp, Mĩ

Thủy năng là năng lượng sạch Tổng trữ năng thủy điện trên thế giới vàokhoảng 2.214.000 mW riêng Việt Nam là 30.970 mW, tương ứng với 1,4% trữ năngcủa thế giới Năng lượng thủy năng có khả năng khai thác ở quy mô công nghiệpvới giá thành rẻ Tuy nhiên việc xây dựng các hồ chứa nước lớn đã gây ra nhiều tác

động tới môi trường: động đất cưỡng bức, thay đổi khí hậu và thời tiết khu vực, mấtđất canh tác, tạo ra lượng khí metan (CH4) do phân hủy chất hữu cơ lòng hồ, tạo racác biến đổi thủy văn ở vùng hạ lưu, thay đổi độ mặn của nước ở khu vực cửa sôngven biển, ngăn chặn sự phát triển bình thường của các quần thể động vật trên sông,

Trang 28

tiềm ẩn tai biến môi trường cho hệ thống đê điều và các công trình xây dựng trênsông

Năng lượng địa nhiệt tồn tại dưới các dạng: hơi nước nóng và nhiệt thoát ra từ

các vùng có hoạt động núi lửa; năng lượng của các suối nước nóng, năng lượng củacác khối macma; gradien nhiệt của các lớp đất đá (trung bình cứ sâu 33m thì nhiệt

độ lòng đất tăng lên 1 C) Nhân Trái Đất có nhiệt độ hơn 6000 C, là nơi dự trữ

nhiệt lớn nhất Ưu điểm của năng lượng địa nhiệt là việc khai thác và sử dụng chúngkhông gây ra ô nhiễm môi trường, mất ít diện tích và không gây ra hiệu ứng nhà

kính Nhược điểm của loại năng lượng này là diện phân bố hẹp, việc khai thác các

nguồn địa nhiệt lớn ở vùng núi lửa thường tiềm ẩn nhiều rủi ro và tai biến môi

trường

Năng lượng nguyên tử (năng lượng tích lũy trong các nguyên tố kim loại

phóng xạ như U, Th, Po ) và năng lượng hạt nhân (năng lượng tích lũy trong các

đồng vị nguyên tố nhẹ: H, He, Li có khả năng phóng khi tham gia vào các phảnứng tổng hợp hạt nhân) là các dạng năng lượng cơ bản khác của Trái Đất Chúng có

mặt trong lòng đất từ khi Trái Đất hình thành và có khối lượng đủ cung cấp chonhân loại trong thời gian dài Nhưng khả năng khai thác năng lượng nguyên tử vàhạt nhân bị giới hạn bởi sự thiếu an toàn của các nhà máy điện hạt nhân và khả năng

điều khiển phản ứng tổng hợp hạt nhân

Loại năng lượng truyền thống của con người là củi gỗ và hiện đang được cư

dân các nước đang phát triển sử dụng với quy mô lớn (35% tổng các nguồn nănglượng sử dụng) Bên cạnh năng lượng củi gỗ, năng lượng sinh khối của con người

còn được khai thác từ các chất thải nông nghiệp (rơm, rạ, thân và lá các loại câytrồng ), rác thải sinh hoạt và chất thải chăn nuôi Mô hình sản xuất khí sinh học tại

gia đình là một trong các dạng sử dụng năng lượng sinh khối tối ưu ở các nước đang

phát triển hiện nay

Tài nguyên năng lượng không tái tạo (than đá, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên, đá

phiến cháy ) có vai trò quan trọng đối với đời sống con người do mật độ năng

lượng cao, dễ sử dụng, dễ trao đổi và khá phổ biến

Trang 29

Than đá có trữ lượng lớn, đủ đáp ứng cho nhu cầu của con người trong 200năm nữa và tập trung chủ yếu ở các nước: Nga, Trung Quốc, Hoa Kì, Đức,Ôxtrâylia Than được dùng để tạo ra điện, hơi nước, nhiệt trong các nhà máy luyện

kim, sản xuất vật liệu xây dựng,

Dầu mỏ, khí đốt đang và sẽ là nguồn năng lượng quan trọng của loài ngườitrong vài thập kỉ tới Dầu mỏ và khí đốt chiếm 51 – 62% nguồn năng lượng của cácquốc gia Tuy nhiên, các mỏ dầu phân bố không đều Vùng Trung Đông tập trungmột lượng dầu lớn trên một diện tích tương đối nhỏ, trong khi các vùng khác lại rất

ít, thậm chí không có

Bên cạnh than đá, dầu mỏ và khí đốt, nhiều quốc gia trên thế giới còn sử dụngcác loại nhiên liệu hóa thạch khác như bùn, than nâu, đá phiến cháy

Điện là dạng năng lượng đặc biệt, được phát minh vào thế kỉ XVII, hiện đang

là dạng năng lượng phổ biến và quan trọng nhất của con người Hơn ½ sản lượngthan và trên 30% nhiên liệu được dùng để sản xuất điện Mức gia tăng nhu cầu điệncủa thế giới vào khoảng 8 – 10% mỗi năm

Việt Nam có nguồn năng lượng khá phong phú với khoảng 10 tỉ tấn than, 4-5

tỉ tấn dầu mỏ, 30 triệu kW thủy năng, khoảng 18 vạn tấn khoáng Uranium, 400nguồn nhiệt suối khoáng thiên nhiên có nhiệt độ trên mặt từ 75 đến 100 C, ngoài racòn có năng lượng Mặt Trời, gió, thủy triều, sóng biển

Đánh giá

1 Liệt kê các loại khoáng sản và các dạng năng lượng

2 Xác định các giải pháp để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên khoáng sản

2.3 Tìm hiểu tài nguyên đất, rừng và khí hậu

2.3.1 Tài nguyên đất

Đất là vật thể tự nhiên tương đối độc lập được hình thành do kết quả tác động

tổng hợp của các yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian Saunày các nhà nghiên cứu bổ sung thêm vào định nghĩa trên yếu tố tác động của con

người Bởi chính con người khi tác động vào đất đã làm thay đổi nhiều tính chất củađất, thậm chí tạo ra những loại đất chưa từng có trong tự nhiên (ví dụ, đất trồng lúanước )

Trang 30

Đất có các chức năng cơ bản sau đây:

- Là môi trường để con người và sinh vật trên cạn sinh trưởng và phát triển

- Là địa bàn cho các quá trình biến đổi và phân hủy các phế thải khoáng vàhữu cơ

- Là nơi cư trú cho các động, thực vật trong đất

- Là địa bàn để xây dựng các công trình kinh tế, cư trú, văn hóa, an ninh vàquốc phòng

- Là địa bàn để lọc và cung cấp nước

Đất là loại tài nguyên có giới hạn về diện tích và một trong những tính chấtđộc đáo của đất là độ phì nhiêu Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp nước,

thức ăn khoáng và các yếu tố cần thiết khác (không khí, nhiệt độ) để cây sinh

trưởng và phát triển bình thường Độ phì của đất có thể phục hồi lại nhờ chế độ

Hiện trạng sử dụng đất của thế giới (theo FAO) như sau:

- 20% diện tích đất ở vùng quá lạnh không sản xuất được

- 20% diện tích đất ở vùng quá khô hay hoang mạc cũng không sản xuất được

- 20% diện tích đất ở vùng quá dốc không canh tác nông nghiệp được

- 10% diện tích đất ở vùng có tầng đất mỏng (núi đá, đất bị xóa mòn mạnh)

Trang 31

Trong điều kiện tự nhiên, tốc độ phục hồi độ phì của đất rất chậm Con người

có thể làm tăng tốc độ phục hồi đất bằng các biện pháp bón phân và canh tác hợp lí.Việc sử dụng tài nguyên đất phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xãhội, trình độ công nghệ ở từng quốc gia, lãnh thổ Tại các nước phát triển có tới

70% đất có tiềm năng canh tác đã được đưa vào sử dụng, trong khi đó ở các nướcđang phát triển con số này chỉ mới 36%

Nếu sử dụng hết quỹ đất của hành tinh theo hướng thâm canh, thì có thể nuôi

được 12 tỉ người Tuy nhiên, quỹ đất đang bị giảm nhanh cả về mặt diện tích lẫn

chất lượng do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, gia tăng dân số và canh táckhông hợp lí Hằng năm, toàn thế giới có khoảng 21 triệu ha đất bị suy thoái mộtphần hoặc hoàn toàn đến mức không trồng trọt được nữa, 66 triệu ha đất bị nhiễmmặn do tưới tiêu không hợp lí, 6-7 triệu ha đất bị xói mòn mạnh Những nguyênnhân gây nên sự suy thoái đất hiện nay chủ yếu trên thế giới là do: mất rừng và khaithác rừng quá mức (37%), vật nuôi gặm cỏ quá mức (34%) hoạt động nông nghiệpkhông hợp lí (28%), hoạt động dân sinh (1%)

Việt nam có 6 quá trình làm cho đất thoái hóa: đất bị thoái hóa nghiêm trọng

do xói mòn, rửa trôi; nạn cát bay ở vùng duyên hải, nhất là duyên hải miền Trung;

đất bị mặn hóa, chủ yếu là mặn hóa, thứ sinh do tưới tiên không đúng quy trình kĩ

thuật; đất bị phèn hóa do chặt phá rừng tràm, rừng ngập mặn để sản xuất nôngnghiệp, nuôi trồng thủy sản; đất thoái hóa do canh tác nông nghiệp hoặc chăn thảquá mức ở vùng đất dốc làm xuất hiện kết vón đá ong; đất thoái hóa do khai thác

mỏ, đãi vàng bừa bãi, đặc biệt là những nôi khai thác tự phá của tư nhân không có

kế hoạch làm trôi tầng đất mặt, lộ đá gốc

Quá trình nông nghiệp hóa và đô thị hóa đang làm cho một phần đất nôngnghiệp ở các đồng bằng và thung lũng phải chuyển sang sử dụng vào các mục đíchkhác Sự gia tăng dân số cũng gây sức ép lên đất đai Bình quân đất nông nghiệp

tính theo đầu người của thế giới giảm nhanh chóng: từ 1,42 ha năm 1800, xuống

còn 0,4 ha năm 1970; 0,26 ha năm 1993 và sẽ là 0,18 ha vào năm 2008

Trang 32

Tại Việt Nam, hằng năm số đất nông nghiệp bị mất cho việc xây dựng nhà cửakhoảng trên 10.000 ha Từ năm 1978 đến nay, đã có trên 130.000 ha đất sử dụngcho thủy lợi, 62.000 ha cho giao thông và 21.000 ha cho xây dựng công nghiệp.

Để sử dụng hợp lí vốn đất, cần phải:

- Thực hiện thâm canh để tăng năng suất cây trồng

- Sử dụng cả những lớp đất sâu bằng cách thay đổi hoặc trồng xen các loại câytrồng có rễ ăn sâu xuống các lớp đất khác nhau

- Tăng cường bón phân cho đất và áp dụng chế độ canh tác hợp lí Nếu sửdụng quá mức phân hóa học và các thuốc phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại cũng sẽ gây

ô nhiễm môi trường đất

- Tích cực chống xói mòn, chống quá trình hoang mạc hóa, mặn hóa

- Tiết kiệm trong quá trình sử dụng đất

2.3.2 Tài nguyên rừng

Rừng là một thành phần của môi trường Rừng tham gia vào vòng tuần hoàn

sinh địa hóa hành tinh và là nguồn tài nguyên quý giá, đa diện, bảo đảm nhu cầu

nhiều mặt của con người Rừng là hệ sinh thái điển hình trong sinh quyển, là sựthống nhất trong mối quan hệ biện chứng giữa sinh vật (trong đó thực vật với cácloài cây gỗ giữ vai trò chủ đạo), đất và môi trường

Việc hình thành các kiểu rừng có liên quan chặt chẽ với sự hình thành cácthảm thực vật tự nhiên trong những điều kiện địa lí nhất định

Tài nguyên rừng có vai trò rất lớn đối với con người và môi trường:

- Rừng là nguồn cung cấp gỗ dùng làm nguyên liệu, vật liệu xây dựng vànguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác nhau: gỗ trụ mỏ, làm giấy, chất dẻo,

sơn Người ta có thể chưng gỗ để thu nhựa, mêtanon, axit axêtic, dầu, sản xuấtđường và các sản phẩm khác từ gỗ Thủy phân 1 tấn gỗ có thể thu được 550 – 650

kg đường gỗ, và từ đường gỗ có thể chế biến thành rượu (220 – 240 lít ) hoặc sử

dụng để cấy nấm men (50kg) giàu prôtêin và vitamin B Rừng còn là nơi cung cấpcác cây trồng, vật nuôi và nguồn dược liệu quý cho con người

- Ngoài ý nghĩa về tài nguyên động, thực vật, rừng có vai trò cực kì quan

Trang 33

Chính vì vậy, rừng không chỉ có chức năng phát triển kinh tế - khí hậu, mà còn có ýnghĩa đặc biệt trong bảo vệ môi trường.

- Rừng ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm không khí, thành phần khí quyển và

điều hòa khí hậu Rừng là vật cản trên đường vận chuyển của gió và thông qua đólàm thay đổi các nhân tố khác của hoàn cảnh sinh thái Rừng làm sạch không khí và

có ảnh hưởng đến vòng chu trình cacbon trong tự nhiên Rừng được xem như mộtnhà máy lọc bụi khổng lồ Trung bình hằng năm, 1 ha rừng thông có khả năng hút36,4 tấn bụi từ không khí Nhiều ngiên cứu cho thấy rằng, nước mưa ở những nơikhông có rừng chứa các chất phóng xạ cao hơn gấp 2 lần so với nước mưa trongrừng Rừng góp phần giảm tiếng ồn, làm cân bằng hàm lượng O2 và CO2 trong khíquyển

- Hiện tượng thoát hơi nước sinh học từ rừng có tác dụng điều tiết khí hậu, tạo

mây, mưa Rừng tạo ra một tiểu khí hậu có tác dụng tốt đến sức khỏe con người

Rừng làm giảm nhiệt độ và tăng độ ẩm không khí Đặc biệt có nhiều loại cây tiết racác chất phitonxit có tác dụng diệt khuẩn như thông, long não, bạch đàn, quế

Rừng có vai trò bảo vệ nguồn nước, ngăn chặn nước lũ tập trung quá nhanh.Rừng bảo vệ đất, chống xóa mòn, cung cấp hàng loạt chất dinh dưỡng khoáng, mùn

cho đất và do đó làm tăng độ phì của đất

Tuy là loại tài nguyên có thể phục hồi lại được, song diện tích rừng của thếgiới không ngừng giảm sút Trước kia rừng chiếm 6 tỉ ha, hiện nay con số này chỉvào khoảng 4 tỉ ha Trong đó có 2,7 tỉ ha rừng kín và 1,3 tỉ ha rừng thưa Trungbình hằng năm chỉ tính riêng rừng nhiệt đới đã mất đi 11 triệu ha Bình quân diệntích rừng trên đầu người chỉ còn 0,7 ha và con số này còn tiếp tục giảm xuống

Bảng 2.2 Diện tích rừng bị mất hàng năm trên thế giới (triệu ha)

rừngnguyên sinh

Diện tíchrừng mất

hàng năm

rừngnguyên sinh

Diện tíchrừng mất

hàng nămĐông Á

Tây Á

Đông Phi

326,030,886,8

7,01,80,8

Tây PhiNam MĩTrung Mĩ

98,8520,059,2

0,888,81,0

Trang 34

Tài nguyên rừng của Việt Nam giảm nhanh chóng Năm 1943, ước tính cả

nước có 14 triệu ha, với độ che phủ là 43% Năm 1976, giảm xuống còn 11 triệu ha

với độ che phủ là 34% và năm 1995 còn 8 triệu ha với độ che phủ 28% Diện tíchrừng bình quân đầu người là 0,13 ha (1995), thấp hơn mức trung bình ở khu vực

Đông Nam Á (0,42 ha/ người) Đáng chú ý là chất lượng rừng giảm sút nghiêm

trọng Trong số 5,18 triệu ha rừng hiện có, thì chỉ 11% diện tích là rừng giàu, 33%diện tích là rừng trung bình và diện tích rừng nghèo chiếm tới 56%

Nguyên nhân cơ bản của sự giảm sút tài nguyên rừng là do nạn chặt, phá rừng

để lấy củi và gỗ; mở rộng đồng cỏ để chăn thả gia súc; hiện tượng du canh, du cư;

phá rừng để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và cây đặc sản; cháy rừng

Những vùng đất mất rừng thì quá trình xói mòn gia tăng mạnh, các loài độngvật bị tuyệt chủng, sự đa dạng sinh học giảm sút, cân bằng sinh thái bị phá vỡ,nguồn nước bị hao kiệt Khí hậu Trái Đất sẽ nóng lên, môi trường không khí bị ônhiễm nặng Bởi vậy, cần phải nhanh chóng quản lí tốt hơn vốn rừng hiện có; khôiphục lại vốn rừng; khai thác hợp lí tài nguyên rừng; hình thành các khu bảo tồn sinhquyển, bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia; trồng cây gây rừng; kinh doanhrừng theo hướng thâm canh; tiết kiệm trong quá trình khai thác, vận chuyển, chếbiến và tiêu dùng lâm sản

2.3.3 Tài nguyên khí hậu

Thời tiết là trạng thái của khí quyển ở khu vực hay một nơi nào đó vào mộtthời điểm cụ thể Nó được đặc trưng bởi các trị số về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,

lượng nước bốc hơi, lượng mây, lượng gió của thời điểm đó

Khí hậu là trạng thái của khí quyển ở một nơi nào đó và được đặc trưng bởicác trị số trung bình nhiều năm về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, lượng nước bốc hơi,

lượng mây, gió Khí hậu của một nơi nào đó là chế độ thời tiết đặc trưng trong

nhiều năm, được tạo nên bởi bức xạ Mặt Trời, đặc tính của mặt đệm và hoàn lưu khíquyển (Alixốp)

Tài nguyên khí hậu là những nguồn lợi về ánh sáng, nhiệt, ẩm, gió, mưa củamột lãnh thổ nào đó có thể khai thác nhằm thúc đẩy sự phát triển, tăng năng suất

Trang 35

thác, sử dụng tài nguyên khí hậu, cần phải nắm vững các quy luật hình thành khíhậu và đặc điểm khí hậu của từng lãnh thổ Khí hậu là yếu tố cực kì quan trọngtrong sự sống của muôn loài, là nhân tố sinh thái quan trọng quyết định năng suất vàsản lượng sinh vật Khí hậu là nguồn tài nguyên vô tận, có liên quan đến nhiềungành sản xuất, là yếu tố giúp cho con người có được sự cường tráng và hạnh phúc.Bức xạ Mặt Trời

Là tổng thể năng lượng và vật chất của Mặt Trời đi tới Trái Đất, là nguồn năng

lượng chính của tất cả các quá trình trong khí quyển Bức xạ Mặt Trời quy định chế

độ nhiệt và chế độ ánh sáng của lớp vỏ địa lí Cường độ bức xạ Mặt Trời được đotheo tác động nhiệt của bức xạ Mặt Trời và biểu thị bằng cal/cm2/phút (có khi là

năm) theo phương thẳng đứng với bề mặt

Lượng mây

Là tập hợp các loại mây quan trắc được trên bầu trời tại thời điểm quan trắc

Lượng mây là thành phần không gian của Mặt Trời bị mây che phủ và được đo theo

thang từ 0 đến 10 Khi không có mây, lượng mây sẽ là 0, còn khi mây che kín bầutrời, thì lượng mây sẽ là 10

Gió là sự chuyển dời không khí theo phương nằm ngang tương đối so với mặt

đất, được đặc trưng bởi hai yếu tố: tốc độ và hướng gió Tốc độ được biểu thị bằng

m/giây, km/giờ Hướng gió là hướng từ đâu gió thổi tới, được xác định theo 16

hướng chính

Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí được xác định bằng dụng cụ đo trong điều kiện cân bằngnhiệt hoàn toàn giữa các dụng cụ với khí quyển xung quanh và mặt đất Nhiệt độ

Trang 36

không khí được đo bởi nhiệt kế khô đặt trong lều khí tượng ở độ cao 2m từ mặt đất

và được biểu thị bằng 0 C(hay F, K)

Lượng nước rơi (lượng giáng thủy)

Là lượng nước ở thể lỏng hoặc thể rắn rơi xuống mặt đất dưới dạng mưa,

tuyết, mưa đá, sương mù, sương Lượng nước rơi được đo bằng độ dày của lớp

nước rơi xuống dụng cụ đo (thùng đo mưa), biểu thị bằng mm

Bốc hơi và độ ẩm không khí

Do sự bốc hơi từ bề mặt (lục địa và đại dương), sự thoát hơi nước của thực vật

đã tạo nên một khối lượng lớn hơi nước trong khí quyển Đại lượng đặc trưng cholượng hơi nước có trong không khí được gọi là độ ẩm Để quan sát trạng thái khí

quyển, người ta thành lập các quan trắc khí tượng để ghi chép các hiện tượng thờitiết đã mô tả ở trên và các hiện tượng như dông, sương mù, bão bụi, bão tuyết, vòirồng theo thời điểm xuất hiện, độ kéo dài, cường độ

Sự phân bố các yếu tố ánh sáng, nhiệt, ẩm, các loại thời tiết ảnh hưởng đến cơcấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ Sự ổn định của thời tiết và khí hậu là điều kiện đểphát triển ổn định nông nghiệp Trong những năm gần đây, do phá rừng và đưa vàokhí quyển một lượng lớn các chất thải công nghiệp, nên trong khí quyển diễn ra mộtquá trình làm mất tính ổn định của thời tiết, khí hậu như hiệu ứng nhà kính, mưaaxit, Elninô gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và sinh hoạt của con người Do đó,vấn đề bảo vệ bầu khí quyển và chống các tác nhân phá hoại nguồn tài nguyên khíhậu cũng là một vấn đề phải đặt ra trên phạm vi toàn cầu

Đánh giá

1 Trình bày vai trò của khí hậu, đất và rừng đối với môi trường và xã hội

2 Chọn ba nhận định đúng nhất trong số các nhận định dưới đây:

a Đất là vật thể tự nhiên tương đối độc lập, được hình thành do kết quả tác độngtổng hợp của năm yếu tố: đá mẹ, động – thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian

b Đất là vật thể tự nhiên độc lập được hình thành do kết quả tác động tổng hợp của

năm yếu tố: đá mẹ, động – thực vât, khí hậu, địa hình và thời gian

Trang 37

c Đất là vật thể tự nhiên tương đối độc lập, được hình thành do kết quả tác độngtổng hợp của năm yếu tố : đá mẹ, động – thực vật, khí hậu, địa hình, thời gian và tác

động của con người

d Tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng, bao gồm cả tài nguyên sinh vật vàcảnh quan

đ Tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng, bao gồm cả tài nguyên sinh vật, chấtđất, khí hậu, cảnh quan

e Tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng, bao gồm cả tài nguyên sinh vật, đất

đai, khí hậu và cảnh quan

f Tài nguyên khí hậu là những nguồn lợi về ánh sáng, nhiệt, ẩm, gió, mưa của mộtlãnh thổ nào đó có thể khai thác nhằm thúc đẩy sự phát triển, tăng năng suất câytrồng, vật nuôi và phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội

g Tài nguyên khí hậu là những nguồn lợi về ánh sáng, nhiệt, ẩm, gió, mưa của mộtlãnh thổ nào đó có thể khai thác để phục vụ những mục đích phát triển của cácngành kinh tế - xã hội

h Tài nguyên khí hậu là những nguồn lợi về ánh sáng, nhiệt, ẩm, gió, mưa của mộtlãnh thổ nào đó có thể khai thác nhằm thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển tăng năngsuất cây trồng, vật nuôi

i Liệt kê các biện pháp sử dụng hợp lí và phát triển tài nguyên rừng, tài nguyên đất

2.4 Tìm hiểu tài nguyên nước, tài nguyên biển và đại dương

2.4.1 Tài nguyên nước

Tài nguyên nước bao gồm nước trong khí quyển, nước mặt, nước dưới đất,nước biển và đại dương Các nguồn nước hầu hết là tài nguyên tái tạo, nằm trong

chu trình tuần hoàn của nước và tồn tại dưới các dạng: mây, mưa, trong sông, suối,

đầm, ao, hồ , nước dưới đất có áp lực và không có áp lực, ở tầng nông hay sâu củađất đá và nước ở các vùng biển và đại dương thế giới

Tổng lượng nước trên hành tinh là 1,4 tỉ km3 Trong đó, hơn 97% là nước mặn

và gần 3% là nước ngọt Khoảng 75% lượng nước ngọt tồn tị ở các dạng băng hà,các lớp tuyết vĩnh viễn và băng ngầm dưới đất Trong số 25% lượng nước ngọt cònlại, có khoảng 90% tồn tại dưới dạng nước ngầm, chỉ 10% tồn tại dưới dạng nước

Trang 38

mặt: hồ, sông, suối, Hằng năm, khoảng 453 nghìn km3 nước bốc hơi từ các đạidương vào khí quyển, hơn 90% quay lại đại dương ở dạng mưa, chỉ còn 41 nghìn

km là được đưa vào đất liền, cùng 72 nghìn km3 nước bốc hơi từ đất liền tạo nên

113 km3 rơi xuống dưới dạng mưa Trong đó có tới 99 nghìn km3 tồn tại dưới dạngdòng chảy lũ và chỉ 14 nghìn km3 tồn tại dưới dạng dòng chảy ổn định Trong số 14nghìn km3 này có tới 5 nghìn km chảy qua những vùng quá thưa dân hoặc không códân và chỉ khoảng 9 nghìn km3dành cho con người sử dụng Đấy là một con số quá

khiêm tốn

Nước là loại tài nguyên tái tạo được, sau một thời gian nhất định được dùng

lại Nước là thành phần cấu tạo nên sinh quyển và tác động trực tiếp đến thạchquyển

Nước có vai trò rất quan trọng đối với môi trường và đời sống con người Đối

với môi trường, nước tạo độ ẩm, mây mưa trong khí quyển; là nhân tố hình thànhcác dạng địa hình; tham gia vào các quá trình hình thành (đất laterit, pôtdôn ) hoặclàm biến đổi đất (glây hóa, lầy hóa ); là nhân tố quyết định sự hình thành, tồn tại

và phát triển của giới sinh vật Đối với con người, nước cần thiết cho phát triển cáchoạt động sản xuất, giao thông và nhu cầu sinh hoạt hằng ngày Chẳng hạn để sảnxuất 1 kg lúa mì cần 1.500 lít nước, 1 kg lúa gạo cần 1.500 lít, 1 tá trứng cần 10.000lít, 1 kg thịt lợn hơi cần 30.000 lít, 1 tấn than sạch cần 3-5 m, 1 tấn thép cần 150000lít, 1 tấn giấy cần 2.000000 lít, 1 tấn sợi hóa học cần 4.000000 lít… Giá cước vậntải đường sông chỉ bằng ½ lần cước vận tải đường sắt, 1/30 lần đường bộ và 1/3000lần đường hàng không

Việt Nam có nguồn tài nguyên nước phong phú Hằng năm, hệ thống sôngngòi vận chuyển 853 tỉ m nước, tương đương 27.100 m/giây Trong đó có 317 tỉ msinh tại lãnh thổ và 536 tỉ m từ các lãnh thổ khác mang tới Tổng trữ lượng nước

dưới đất là 1.513 m/giây

Tuy nhiên nguồn tài nguyên nước phân bố không đều theo lãnh thổ Đối vớitài nguyên mặt, Đồng bằng sông Hồng chiếm 16,3%, Đông Bắc chiếm 2%, BắcTrung Bộ chiếm 8 % Duyên hải Nam Trung Bộ chiếm 5,8%, Tây Nguyên chiếm

Trang 39

với nguồn tài nguyên nước dưới đất, vùng Đông Bắc chiếm 16%, Đồng bằng sôngHồng chiếm 6%, Bắc Trung Bộ chiếm 31%, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên chiếm

21%, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long – 10%

Bảng 2.3 Tỉ lệ nước sử dụng cho các mục đích khác nhau so với nước tự nhiên

Nguồn : Nguyễn Văn Đản 1999 Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam.

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), trung bình mỗi người đều phải cần 250 lít

nước sạch/ngày, nhưng theo thực tế trung bình ở các vùng đô thị mỗi người mớiđược sử dụng 150 lít nước/ngày và ở các vùng nông thôn chỉ có 54 lít/ ngày Hiện

nay, trên thế giới có khoảng 1,2 tỉ người không có nước sạch để dùng, chủ yếu là ở

các nước đang phát triển Việc sử dụng các loại nước không hợp vệ sinh là nguyên

nhân làm cho các bệnh về đường ruột, về mắt gia tăng nhanh Nguồn nước sạch trên

hành tinh đang bị đe dọa bởi tình trạng thải các chất độc hại của công nghiệp sinh

hoạt, các hóa chất đang sử dụng trong công nghiệp vào nước Nước cũng đã trởthành nhân tố gây ra các xung đột chính trị ở vùng Trung Đông, Nam Á Bởi vậyviệc tiết kiệm nước sạch, không thải các chất bẩn vào nước, tái sử dụng nước, phân

bố lại nguồn nước, giáo dục môi trường cần phải được thực hiện ở mọi quốc gia

2.4.2 Tài nguyên biển và đại dương

Biển và đại dương có diện tích 361,3 x 106 km2, chiếm gần 71% diện tích bềmặt Trái Đất Biển và đại dương có vai trò quan trọng trong chu trình nước, hóa học

Trang 40

của khí quyển, tạo nên khí hậu và thời tiết, là nhân tố góp phần hình thành dải đất

và các quá trình địa mạo, ven bờ và từ lâu đã gắn bó với con người

Biển và đại dương là kho tài nguyên sinh vật, khoáng sản và năng lượngphong phú Biển và đại dương có trên 160.000 loài động vật và 10.000 loài thực vật(riêng cá có trữ lượng 20 x 109 tấn) Trong lòng đất của đáy biển có đủ các loạikhoáng sản như trên lục địa và nhiều loại có trữ lượng lớn hơn trên lục địa Người

ta ước tính trữ lượng dầu mỏ ở biển và đại dương khoảng 21 tỉ tấn, khí thiên nhiên

khoảng 14.000 tỉ m3 Trong nước biển chứa trên 70 loại nguyên tố hóa học khác

nhau Biển và đại dương là cầu nối các lục địa với nhau (giao thông), là nguồn cungcấp năng lượng vô tận Người ta tính rằng, công suất lí thuyết của năng lượng thủytriều ước đạt 1 tỉ kW Sự chênh lệch nhiệt độ của nước biển trên bề mặt và dưới sâu

là nguồn thủy nhiệt vô cùng lớn Tại vùng nhiệt đới, mức chênh lệch nhiệt độ của

nước trên mặt và dưới sâu khoảng 10 – 15 C Dựa vào sự chênh lệch này, người ta

đã xây dựng nhà máy thủy nhiệt Nhà máy thủy nhiệt đầu tiên đang hoạt động ở A –

bít – gian (Cốt – đi – voa) với công suất 14.000 kW Biển và đại dương còn là nơinghỉ ngơi, an dưỡng và du lịch hấp dẫn Trong tương lai, biển sẽ là nơi cư trú mớicủa con người

Vùng ven biển có sự đa dạng sinh học rất cao và năng suất sinh học lớn: rừngngập mặn, đầm mặn, nền bùn, rong biển, san hô Các loại hải sản ở đây chiếm 2/3sản lượng hải sản thế giới 3/5 dân số hành tinh sống ở vùng ven biển trong vòng60km và 2/3 số các thành phố trên 2 triệu dân sống gần vùng cửa sông Như vậy,các dải đất ven biển là vũ đài chính cho sự hoạt động của con người

Hoạt động của con người đã làm cho các hệ sinh thái và nguồn tài nguyên củavùng ven biển và đại dương suy thoái nghiêm trọng ở nhiều nơi Sản lượng cá đánhbắt được hàng năm đã sát với ngưỡng cho phép (trên 90 triệu tấn so với ngưỡng chophép là 100 triệu tấn) Biển đang là nơi tích đọng các sản phẩm độc hại của các hoạt

động công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, sinh hoạt từ đất liền đưa ra Việc xây

dựng các đô thị, các khu dân cư và công nghiệp, xây dựng các công trình thủy lợi,các khu du lịch, hình thành các khu vực nuôi thủy hải sản đã làm xáo trộn các hệ

Ngày đăng: 28/04/2017, 16:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w