1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tiếng Việt 3 Giáo trình dành cho sinh viên ngành Tiểu học

115 487 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 599,7 KB

Nội dung

Tiếng Việt 3 Giáo trình dành cho sinh viên ngành Tiểu học là bộ tài liệu hay và rất hữu ích cho các bạn sinh viên và quý bạn đọc quan tâm. Đây là tài liệu hay trong Bộ tài liệu sưu tập gồm nhiều Bài tập THCS, THPT, luyện thi THPT Quốc gia, Giáo án, Luận văn, Khoá luận, Tiểu luận…và nhiều Giáo trình Đại học, cao đẳng của nhiều lĩnh vực: Toán, Lý, Hoá, Sinh…. Đây là nguồn tài liệu quý giá đầy đủ và rất cần thiết đối với các bạn sinh viên, học sinh, quý phụ huynh, quý đồng nghiệp và các giáo sinh tham khảo học tập. Xuất phát từ quá trình tìm tòi, trao đổi tài liệu, chúng tôi nhận thấy rằng để có được tài liệu mình cần và đủ là một điều không dễ, tốn nhiều thời gian, vì vậy, với mong muốn giúp bạn, giúp mình tôi tổng hợp và chuyển tải lên để quý vị tham khảo. Qua đây cũng gởi lời cảm ơn đến tác giả các bài viết liên quan đã tạo điều kiện cho chúng tôi có bộ sưu tập này. Trên tinh thần tôn trọng tác giả, chúng tôi vẫn giữ nguyên bản gốc. Trân trọng. ĐỊA CHỈ DANH MỤC TẠI LIỆU CẦN THAM KHẢO http:123doc.vntrangcanhan348169nguyenductrung.htm hoặc Đường dẫn: google > 123doc > Nguyễn Đức Trung > Tất cả (chọn mục Thành viên)

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG

KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN

BÀI GIẢNG HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

TỰ NHIÊN - XÃ HỘI

Ở TIỂU HỌC

Người biên soạn: TRẦN THỊ HẠNH THẮM

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 4

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TỰ NHIÊN - XÃ HỘI, KHOA HOC, LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Ở TIỂU HỌC 5

Chủ đề 1: Những vấn đề chung (26 tiết) 6

Chương 1 Mục tiêu, nội dung chương trình, cấu trúc SGK các môn TN- XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí (4 tiết) 6

1.1 Mục tiêu và nội dung chương trình môn TN-XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí 6

1.2 Chương trình và sách giáo khoa môn TN-XH ở các lớp 1, 2, 3 và môn Khoa học lớp 4, 5 10

1.3 Chương trình và sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí ở các lớp 4, 5 12 Chương 2 Một số phương pháp, hình thức dạy học đặc trưng các môn TN-XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở tiểu học (20 tiết) 14

2.1 Một số phương pháp dạy học đặc trưng các môn TN-XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở tiểu học 14

2.2 Một số hình thức tổ chức dạy học……….39

2.3 Đồ dùng dạy học 45

2.4 Kiểm tra đánh giá trong dạy học các môn TN-XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí 48

Chủ đề 2 Hướng dẫn dạy học theo chủ đề (36 tiết) 51

Chương 1 Hướng dẫn dạy học chủ đề xã hội (6 tiết) 53

1.1 Tìm hiểu mục tiêu, nội dung chương trình chủ đề xã hội trong SGK TN-XH ở các lớp 1, 2, 3 51

1.2 Phương pháp và hình thức dạy học các bài có nội dung về Xã hội 53

1.3 Hướng dẫn làm một số đồ dùng dạy học cho chủ đề Xã hội ở lớp 1, 2, 3 56 1.4 Lập kế hoạch dạy học các bài có nội dung về Xã hội 59

1.5 Thực hành tập dạy 60

Chương 2 Hướng dẫn dạy học chủ đề Địa lí (8 tiết) 64

2.1 Phương pháp dạy học các bài có nội Địa lí các lớp 1, 2, 3 64

Trang 3

2.2 Phương pháp dạy các bài có nội dung Địa lí lớp 4, 5 67

Chương 3 Hướng dẫn dạy học chủ đề Lịch sử (4 tiết) 77

3.1 Mục tiêu, nội dung, chương trình, sách giáo khoa Lịch sử lớp 4, 5 77

3.2 Thực hành các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 78

3.3 Hướng dẫn sử dụng và làm đồ dùng dạy học môn Lịch sử 81

3.4 Lập kế hoạch dạy học và tập dạy 82

Chương 4 Hướng dẫn dạy học chủ đề Con người và sức khỏe, Thực vật và Động vật (12 tiết) 85

4.1 Hướng dẫn dạy học chủ đề Con người và sức khỏe 85

4.2 Hướng dẫn dạy học chủ đề Thực vật 94

4.3 Hướng dẫn dạy học chủ đề Động vật 100

Chương 5 Hướng dẫn dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng (4 tiết) 105

5.1 Hướng dẫn dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng ở lớp 4, 5 105 5.2 Hướng dẫn dạy học chủ đề Môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở lớp 5

112

Trang 4

TR : Trang

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Để góp phần đổi mới công tác giáo dục và đào tạo giáo viên tiểu học, bàigiảng học phần: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TỰ NHIÊN – XÃ HỘI Ở TIỂUHỌC, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những đổi mới vềnội dung, phương pháp dạy học theo chương trình và SGK ở tiểu học

Bài giảng nhằm tích cực hóa hoạt động của người học, kích thích óc sáng tạo

và khả năng giải quyết các vấn đề, tự giám sát và đánh giá kết quả học tập củangười học; sửdụng nhiều PPDH, hình thức tổ chức dạy học khác nhau, giúp ngườihọc dễ học, dễ hiểu và gây hứng thú học tập

Bài giảng học phần này gồm hai chủ đề, nội dung chính của mỗi chủ đề là:

- Chủ đề 1: Những vấn đề chung

- Chủ đề 2: Hướng dẫn dạy học theo chủ đề

Các chương không hoàn toàn trùng với các chủ đề của môn học ở chươngtrình tiểu học mà tách thành phần riêng theo từng phân môn, giúp SV xác định hệthống tri thức cơ bản của từng phân môn trong chương trình TN-XH ở tiểu học.Những thông tin này không những giúp SV nắm được các thông tin cơ bản về mônhọc mà còn giúp SV tự tìm kiếm để hoàn thiện thông tin cơ bản qua tự học và tựnghiên cứu

Lần đầu tiên biên soạn theo chương trình và phương pháp mới nên khôngtránh khỏi những thiếu sót nhất định Mong nhận được ý kiến góp ý của các đồngnghiệp và sinh viên khoa Sư phạm Tự nhiên

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 6

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI,

KHOA HỌC, LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Ở TIỂU HỌC

I MỤC TIÊU

Bằng sự tự học, thảo luận nhóm và sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên đạtđược mục tiêu sau:

1 Về kiến thức

- Phân tích được nội dung chương trình, cấu trúc SGK các môn Tự nhiên và

Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở tiểu học

- Xác định được số phương pháp dạy học đặc trưng, hình thức tổ chức dạy

học, cách đánh giá các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở tiểuhọc

2 Về kĩ năng

- Lựa chọn và sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm

phát triển năng lực HS trong các môn TN - XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở tiểuhọc

- Lập kế hoạch bài học các môn TN - XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở tiểu

- Có ý thức cập nhật phương pháp, hình thức dạy học mới và thường xuyên

rèn luyện năng lực sư phạm

II.GIỚI THIỆU VỀ NỘI DUNG CÁC CHỦ ĐỀ (60 tiết)

- Chủ đề 1: Những vấn đề chung (24 tiết)

- Chủ đề 2: Hướng dẫn dạy học theo chủ đề (36 tiết)

III TÀI LIỆU HỌC TẬP VÀ THAM KHẢO

1 Học liệu bắt buộc:

Trang 7

[1] Lê Thị Thu Dinh, Bùi Phương Nga, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Anh

Dũng (năm 1997), Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội, NXB Giáo dục, Hà

Nội

[2] Bùi Phương Nga, Nguyễn Minh Phương, Phạm Thị Sen, Nguyễn Hữu Chí

(năm 1998), Dạy Tự nhiên và Xã hội ở trường tiểu học (Lớp 4, 5), NXB Giáo dục,

Hà Nội

2 Học liệu tham khảo:

[3] Hồ Ngọc Đại (năm 1991), Giải pháp giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội [4] Đặng Văn Đức (chủ biên) (năm 2000), Phương pháp dạy học Địa lí,

Trang 8

CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG (24 tiết)

Chương 1 MỤC TIÊU, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, CẤU TRÚCSÁCH GIÁO KHOA CÁC MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI, KHOA HỌC, LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (4 tiết)

Giúp học sinh lĩnh hội những kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về:

*Con người: HS có những hiểu biết cơ bản về con người ở các phương diện:

+ Sinh học: Sơ lược về cấu tạo, chức phận và sự hoạt động của các cơ quan trong

cơ thể người và mối liên hệ giữa con người và môi trường

+ Nhân văn: Tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, các thành quả lao động,sáng tạo của con người, mối quan hệ giữa con người và con người trong gia đình vàcộng đồng

* Sức khoẻ: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, phòng

tránh một số bệnh tật và tai nạn, các vấn đề về sức khỏe tinh thần

* Xã hội: Học sinh có những hiểu biết ban đầu về xã hội theo thời gian (biếtđược một số sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu, điển hình trong lịch sửViệt Nam từ buổi đầu dựng nước cho đến ngày nay), theo không gian (biết được nơibản thân, gia đình và cộng đồng cư trú, sơ lược về đất nước Việt Nam, về các châulục và các nước trên thế giới)

Trang 9

* Thế giới vật chất xung quanh:

+ Giới tự nhiên vô sinh: Các vật thể, các chất

+ Giới tự nhiên hữu sinh: Động vật, thực vật…

Ngoài những tri thức cơ bản trên, học sinh còn được cung cấp một số vấn đề vềdân số, môi trường

1.1.1.2 Về kỹ năng:

Hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng như:

- Biết quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản và gầngũi với đời sống hàng ngày

- Biết phân tích, so sánh, đánh giá một số mối quan hệ đơn giản, những dấuhiệu chung và riêng của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội

- Biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, biết phòngtránh một số bệnh tật và tai nạn

- Biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày

1.1.1.3 Về thái độ:

Hình thành và phát triển ở học sinh thái độ và thói quen như:

- Ham hiểu biết khoa học

- Yêu thiên nhiên, đất nước, con người, có ý thức bảo vệ môi trường tựnhiên, môi trường sống

- Hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn đối với bản thân, gia đình,cộng đồng Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, giađình và cộng đồng, sống hoà hợp với môi trường và cộng đồng

1.1.2 Nội dung của chương trình: Chia làm 2 giai đoạn

- Giai đoạn 1: Từ lớp 1-3, gồm 3 chủ đề:

+ Con người và sức khỏe

+ Xã hội

+ Tự nhiên

- Giai đoạn 2: Lớp 4, 5 gồm 2 môn học:

+ Môn Khoa học: Gồm 4 chủ đề (Con người và sức khỏe; Vật chất và nănglượng; Thực vật và động vật; Môi trường và tài nguyên thiên nhiên)

Trang 10

+ Môn Lịch sử và Địa lí: Gồm hai chủ đề như tên gọi môn học

về khoa học giáo dục của UNESCO - Paris, 1972) Dạy học theo tư tưởng tích hợpcòn gọi là dạy học hợp nhất các khoa học

Quan điểm tích hợp được thể hiện trong các môn về Tự nhiên - Xã hội ở cáckhía cạnh sau:

- Các môn về Tự nhiên – Xã hội xem xét tự nhiên - xã hội - con người trongmột thể thống nhất, có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó con người

+ Chương trình môn Tự nhiên – Xã hội (lớp1, 2, 3) được cấu trúc thành 3 chủ

đề lớn: Con người và sức khoẻ, Xã hội, Tự nhiên Chương trình được cấu trúc đồngtâm, được mở rộng và nâng cao dần qua các lớp

+ Chương trình môn Khoa học được cấu trúc thành các chủ đề: Con người vàsức khỏe, Vật chất và năng lượng, Động vật và thực vật, Môi trường và tài nguyênthiên nhiên

+ Chương trình môn Địa lí và Lịch sử được tích hợp theo quan điểm liên môn,bao gồm các kiến thức về lịch sử và địa lí Việt Nam, sơ lược địa lí thế giới

1.1.3.2 Trong chương trình môn Tự nhiên – Xã hội, kiến thức được trình bày từ gầnđến xa, từ dễ đến khó để phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh

Trang 11

1.1.3.3 Chương trình các môn về Tự nhiên – Xã hội được cấu trúc linh hoạt, mềmdẻo, thực tiễn, thiết thực, tạo điều kiện cho giáo viên có thể vận dụng các phươngpháp mới vào quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức củahọc sinh Đồng thời, giúp học sinh có thể vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sốnghàng ngày.

1.1.4 Phân phối chương trình:

Môn Lớp Số tiết/ tuần Tổng số tiết

và kênh chữ phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học

- Khác với sách giáo khoa môn Tự nhiên - Xã hội cũ, kênh hình làm nhiệm vụkép: Vừa đóng vai trò cung cấp thông tin, là nguồn tri thức quan trọng của bài học,vừa đóng vai trò chỉ dẫn các hoạt động học tập cho học sinh thông qua các kí hiệu:+ "Kính lúp": Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi

+ "Dấu chấm hỏi": Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế và trả lời

+ "Cái kéo và quả đấm": Yêu cầu học sinh thực hiện trò chơi học tập

+ "Bút chì": Yêu cầu học sinh vẽ những gì đã học

+ "Ống nhòm": Yêu cầu học sinh làm nhiệm vụ thí nghiệm, thực hành

+ “Bóng đèn toả sáng”: Bạn cần biết

Trang 12

- Kênh chữ: Chủ yếu là các câu hỏi, các lệnh yêu cầu học sinh làm việc, trả lời

câu hỏi Ở một số bài ở lớp 2 và lớp 3 và nhất là trong môn Khoa học, kênh chữ đãđược tăng cường, đóng vai trò là nguồn cung cấp thông tin của bài học

1.2.2 Cách trình bày một chủ đề:

Mỗi chủ đề đều có một trang riêng để giới thiệu tên chủ đề và một hình ảnhtượng trưng cho chủ đề đó Mỗi chủ đề được phân biệt bằng một dải màu và mộthình ảnh khác nhau Cụ thể: Chủ đề "Con người và sức khoẻ" được phân biệt bởimàu hồng với kí hiệu là một cậu bé; chủ đề "Xã hội" được phân biệt bởi màu xanh

lá cây với kí hiệu là một cô bé; chủ đề "Tự nhiên" được phân biệt bởi màu xanh datrời và có kí hiệu là một ông Mặt Trời

Riêng sách giáo khoa môn Khoa học: Chủ đề "Con người và sức khoẻ" được

kí hiệu là 2 học sinh nam, nữ; chủ đề "Vật chất và năng lượng" có kí hiệu Mặt trời;chủ đề "Động vật và thực vật" có kí hiệu là 2 bông hoa hướng dương; chủ đề "Môitrường và tài nguyên thiên nhiên" có kí hiệu là bầu trời xanh

1.2.3 Cách trình bày một bài học:

Mỗi bài học được trình bày gọn trong hai trang mở liền nhau để học sinh tiệntheo dõi

So với sách giáo khoa cũ, cấu trúc của mỗi bài học linh hoạt, mềm dẻo hơn

Có thể bắt đầu bằng những câu hỏi nhằm yêu cầu học sinh huy động vốn hiểu biếtcủa mình hoặc liên hệ thực tế rồi mới đi đến phát hiện kiến thức mới của bài quaviệc quan sát các hình ảnh trong sách giáo khoa hay các mẫu vật Cũng có thể bắtđầu bằng lệnh yêu cầu học sinh quan sát tranh ảnh trong sách giáo khoa hay quansát thiên nhiên, học ngoài hiện trường để tìm ra kiến thức mới rồi mới tới những câuhỏi nhằm yêu cầu học sinh vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống.Kết thúc bài học thường là trò chơi hoặc yêu cầu học sinh vẽ, hoặc tiến hành các thínghiệm, hoặc thực hành những điều mà các em đã học Với cấu trúc như vậy, mỗibài học là một chuỗi các trình tự hoạt động học tập của học sinh, đồng thời giúp chogiáo viên lựa chọn các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp.Cuốn sách được coi là người bạn của học sinh, vì vậy, cách xưng hô với họcsinh là "bạn"

Trang 13

1.3 Sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí

1.3.1 Cách trình bày chung của cuốn sách:

- Kênh chữ: Khác với sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3,trong sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí kênh chữ đóng vai trò chủ yếu trongviệc cung cấp kiến thức, thể hiện nội dung trọng tâm của bài được đặt trong phầnđóng khung và hệ thống câu hỏi cuối bài Ngoài ra còn có những câu hỏi và lệnh ởgiữa bài được in nghiêng để học sinh dễ nhận biết và được dùng để hướng dẫn họcsinh làm việc với kênh hình và liên hệ thực tế để tìm ra kiến thức mới

- Kênh hình: So với sách giáo khoa phần Lịch sử và Địa lí trước đây, kênhhình được tăng lên không những về số lượng mà còn cả về thể loại Kênh hìnhkhông chỉ minh họa cho kênh chữ mà còn là nguồn cung cấp kiến thức và rèn luyện

kỹ năng cho học sinh

1.3.2 Cách trình bày một bài học:

Khác với sách giáo khoa môn Tự nhiên - Xã hội và môn Khoa học, cấu trúcmỗi bài học trong môn Lịch sử và Địa lí gồm có 3 phần:

- Phần cung cấp kiến thức bằng kênh hình, kênh chữ

- Phần câu hỏi hoặc yêu cầu các hoạt động học tập:

+ Câu hỏi hoặc yêu cầu các hoạt động học tập được in nghiêng ở giữa bài gợi

ý giáo viên tổ chức cho HS hoạt động để khai thác thông tin, rèn luyện kỹ năng.+ Câu hỏi ở cuối bài nhằm giúp giáo viên kiểm tra việc thực hiện mục tiêu củabài và củng cố kiến thức của học sinh sau mỗi bài học

- Phần tóm tắt trọng tâm của bài được in màu xanh

NHIỆM VỤ SINH VIÊN

Nhiệm vụ: Làm việc cá nhân

Sinh viên đọc tài liệu

- Chương trình môn Tự nhiên và xã hội năm 2000, trang 49 – 65

- Nguyễn Thượng Giao (1998), Phương pháp dạy học Tự nhiên và xã hội, nhà

xuất bản Giáo dục, Hà Nội

- Lê Văn Trưởng (chủ biên) (2007), Phương pháp dạy học Tự nhiên và xã hội,

nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội (Trang 7-26)

Trang 14

Nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm về

- Mục tiêu, nội dung chính của chương trình, quan điểm tích hợp trong việcxây dựng chương trình

- Cấu trúc SGK môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí

Nhiệm vụ 3: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

BÀI TẬP

1 Phân tích mục tiêu của các môn về Tự nhiên và Xã hội

2 Phân tích đặc điểm chương trình các môn về Tự nhiên và Xã hội Cho ví dụminh họa

3 Phân tích đặc điểm sách giáo khoa các môn: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học,Lịch sử và Địa lí

Trang 15

Chương 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC ĐẶC TRƯNG CÁC MÔN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI, KHOA HỌC, LỊCH

SỬ VÀ ĐỊA LÍ (20 tiết)Mục tiêu:

Chương này cung cấp cho sinh viên những vấn đề lí luận cơ bản, từ đó rènluyện, thực hành các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đặc trưng của bộmôn theo hướng phát huy tích cực nhận thức của học Sinh viên vận dụng được cácnguyên tắc, kĩ năng cơ bản để sử dụng, tự làm, sưu tầm đồ dùng dạy học; sinh viênxác định được nội dung, hình thức, công cụ kiểm tra, đánh giá của bộ môn

2.1 Một số phương pháp dạy học đặc trưng các môn Tự nhiên – Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí

2.1.1 Phương pháp quan sát

2.1.1.1 Khái niệm:

Phương pháp quan sát là cách thức tổ chức cho học sinh sử dụng các giác quankhác nhau để tri giác các sự vật, hiện tượng một cách có mục đích, có kế hoạch, cótrọng tâm, qua đó rút ra được những kết luận khoa học

2.1.1.2 Tác dụng của phương pháp quan sát:

Đối với HS tiểu học, tư duy trực quan cụ thể còn chiếm ưu thế, thông quaviệc tổ chức cho HS quan sát mới hình thành cho các em những biểu tượng vànhững khái niệm đầy đủ, chính xác, sinh động về thế giới tự nhiên và xã hội xungquanh Qua đó, phát triển năng lực quan sát, năng lực tư duy và ngôn ngữ cho HS.2.1.1.3 Cách thức sử dụng:

Giáo viên sử dụng phương pháp quan sát để dạy các bài học mà học sinh cóthể chiếm lĩnh kiến thức từ các sự vật, hiện tượng diễn ra trong tự nhiên và xã hộixung quanh hoặc từ tranh ảnh, mô hình, sơ đồ, biểu đồ, mẫu vật

Có thể tổ chức cho học sinh tiến hành quan sát theo trình tự sau:

* Lựa chọn đối tượng quan sát: Đối tượng quan sát có thể là các hiện tượng

đang xảy ra trong môi trường tự nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, vật thật haytranh ảnh, sơ đồ, bản đồ, mô hình Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của từng bài học

mà giáo viên lựa chọn đối tượng quan sát cho phù hợp

Trang 16

* Xác định mục đích quan sát:

Trong một bài học không phải mọi kiến thức cần cung cấp cho học sinh đềuđược rút ra từ quan sát Vì vậy khi đã chuẩn bị được đối tượng quan sát cần xácđịnh việc quan sát phải đạt những mục đích nào đó

Ví dụ: Quan sát các loại quả (Tự nhiên – xã hội, lớp 3)

Nếu như đối tượng quan sát là các loại quả thật thì giáo viên yêu cầu học sinh

sử dụng các giác quan khác nhau để quan sát màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi

vị, dùng tay (hoặc dao) bổ đôi quả để quan sát thịt và hạt của các loại quả, so sánhchúng với nhau Trong trường hợp chỉ có tranh vẽ các loại quả thì giáo viên có thểyêu cầu học sinh nhận xét về màu sắc, hình dạng, kích thước, dựa vào kinh nghiệmcủa mình để nhận xét mùi vị của quả

*Tổ chức và hướng dẫn quan sát:

- Có thể tổ chức cho học sinh quan sát cá nhân, theo nhóm hoặc toàn lớp làtùy thuộc vào số đồ dùng dạy học có được Các nhóm có thể cùng quan sát một đốitượng để giải quyết chung một nhiệm vụ học tập hoặc mỗi nhóm có thể có một đốitượng quan sát riêng, giải quyết nhiệm vụ riêng

Nếu đối tượng quan sát là vật thật (động, thực vật tươi sống, các dạng vật liệuthường dùng ), giáo viên cần khuyến khích học sinh sử dụng các giác quan khácnhau vào quá trình quan sát nhằm thu được biểu tượng đầy đủ, chính xác, sinh động

về đối tượng

Trong trường hợp đối tượng quan sát là tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ, mô hình, cácdiễn biến thí nghiệm Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng thị giác để quan sátcác đối tượng một cách có mục đích, có kế hoạch

- Cần hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng theo một trình tự nhất định: Từ tổngthể đến các chi tiết, bộ phận, từ bên ngoài vào bên trong

- Cần hướng dẫn học sinh so sánh, liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác đã biết

để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng

* Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát: Kết thúc quan sát, từng cá nhân

hoặc đại diện các nhóm báo cáo kết quả quan sát, cả lớp lắng nghe, bổ sung ý kiến

* Hoàn thiện kết quả quan sát, rút ra kết luận chung.

Trang 17

2.1.1.4 Một số điểm lưu ý khi sử dụng phương pháp quan sát

Để sử dụng phương pháp quan sát có hiệu quả, cần lưu ý một số điểm sau:

- Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo kế hoạch dạy học, xác định rõ thời điểm tổchức cho học sinh quan sát

- Cần chuẩn bị đầy đủ các đối tượng quan sát phù hợp với mục tiêu, nội dungbài học: Tranh, ảnh, mẫu vật, sơ đồ, bản đồ

- GV cần chuẩn bị được hệ thống câu hỏi, bài tập chính để hướng dẫn họcsinh quan sát các sự vật, hiện tượng có mục đích, có trọng tâm Những câu hỏi đócần bắt đầu bằng những từ chỉ hành động mà muốn trả lời được học sinh phải sửdụng các giác quan của mình để phán đoán, cảm nhận sự vật và hiện tượng (hãynhìn, hãy nghe, hãy sờ, hãy ngửi, nếm)

Hệ thống câu hỏi này cũng cần được sắp xếp từ những câu hỏi khái quát (nhằmhướng dẫn các em quan sát tổng thể trước) đến những câu hỏi chi tiết, cụ thể (nhằmhướng dẫn các em quan sát các bộ phận); những câu hỏi hướng dẫn học sinh quansát từ bên ngoài rồi mới đi vào bên trong Tiếp theo là những câu hỏi yêu cầu họcsinh phải so sánh liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác đã biết để tìm ra những đặcđiểm giống nhau hoặc khác nhau Cuối cùng là những câu hỏi yêu cầu học sinh dẫnđến nhận xét hay kết luận chung về sự vật, hiện tượng được quan sát

- Việc tổ chức, hướng dẫn quan sát cần phải phức tạp dần phù hợp với trình độnhận thức của học sinh ở các lứa tuổi khác nhau Ví dụ, ở các lớp 1, 2, 3 chủ yếucho học sinh quan sát các sự vật hiện tượng dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáoviên, chỉ yêu cầu các em phát biểu kết quả quan sát bằng lời, chưa yêu cầu ghi chép

Ở các lớp 4, 5 nhiệm vụ quan sát cần được nâng cao hơn Có thể hướng dẫn họcsinh độc lập quan sát có hệ thống không chỉ trên lớp, mà còn quan sát các sự vật,hiện tượng diễn ra trong một thời gian dài nhất định, có yêu cầu ghi chép kết quả,rút ra nhận xét, viết tường trình

Trang 18

+ Lựa chọn đối tượng quan sát: Mục tiêu chủ yếu của bài này là giúp học sinhnhận biết được các loại lá cây có hình dạng, kích thước khác nhau, đa số lá cây cómàu xanh, một số lá có màu đỏ hoặc màu vàng Lá cây có các phần: Cuống lá,phiến lá, trên phiến lá có gân lá Ở bài này đối tượng quan sát tốt nhất là các loại lácây thật Giáo viên và học sinh chuẩn bị một số lá cây có hình dạng, kích thướckhác nhau như: Lá trầu không, lá tía tô, lá lúa, lá phượng, lá rau ngót.

+ Tổ chức cho học sinh quan sát kết hợp thảo luận nhóm: Giáo viên chia học sinhthành từng nhóm, phát phiếu giao việc và các loại lá cây cho các nhóm Trong phiếugiao việc giáo viên xác định rõ mục đích quan sát, hướng dẫn học sinh quan sát mộtcách tổng thể về lá cây, thảo luận về đặc điểm của các loại lá cây, điền kết quả vàophiếu giao việc sau:

Câu 1 Em hãy quan sát các loại lá cây và điền vào bảng sau:

Câu 2 Hãy chỉ trên từng lá đâu là cuống lá, phiến lá, gân lá

Câu3 Các loại lá cây có những đặc điểm gì giống và khác nhau?

Các nhóm trên cơ sở phiếu giao việc và hướng dẫn của giáo viên tiến hành quansát, thảo luận về màu sắc, hình dạng, kích thước của các loại lá, chỉ ra được lá câythường có màu xanh lục, cũng có lá có màu đỏ hoặc màu vàng, các lá khác nhau cóhình dạng, kích thước khác nhau

Kết thúc thảo luận nhóm, đại diện các nhóm lên trình bày kết quả quan sát củamình, cả lớp lắng nghe, bổ sung ý kiến, GV nhận xét, ghi những kết luận lên bảng

Để giúp học sinh nắm được cấu tạo của lá, các nhóm tiếp tục quan sát, thảo luận

và ghi kết quả quan sát vào câu 2 của phiếu

Các nhóm quan sát, thảo luận và đưa ra được kết luận Lá có các phần: Cuống lá,phiến lá, trên phiến lá có gân lá

*Phần tổng kết: GV gọi HS nêu đặc điểm các loại lá cây và các phần của chúng

Trang 19

Giáo viên cũng dành ít phút để biểu dương các nhóm đã tích cực quan sát, có kếtquả quan sát tốt.

2.1.2 Phương pháp đàm thoại (hỏi đáp)

2.1.2.1 Khái niệm:

Phương pháp hỏi đáp là cách thức đối thoại giữa giáo viên và học sinh, giữahọc sinh với nhau dựa trên hệ thống câu hỏi nhằm dẫn dắt học sinh đi đến những kếtluận khoa học, hoặc vận dụng vốn hiểu biết của mình để tìm hiểu những vấn đề họctập, vấn đề của cuộc sống, trong tự nhiên và xã hội

2.1.1.2 Tác dụng của phương pháp đàm thoại

- Đàm thoại giáo viên tạo ra trong học sinh nhu cầu nhận thức và các em đượctham gia giải quyết những vấn đề do bài học đặt ra

- Đàm thoại giáo viên có thể dễ dàng nắm được năng lực học tập, trình độnhận thức của học sinh, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy của mình để nâng cao hiệuquả dạy học

- Đàm thoại, không khí lớp học sôi động hơn, học sinh tích cực, hứng thú họctập hơn, do đó phát triển được tư duy độc lập, tính tích cực nhận thức và năng lựcdiễn đạt bằng lời của học sinh

2.1.1.3 Cách thức sử dụng:

Tuỳ theo yêu cầu sư phạm, giáo viên có thể sử dụng 3 dạng hỏi đáp:

+ Hỏi đáp tái hiện: Loại hỏi đáp thường được sử dụng để kiểm tra bài cũ, ôntập, hoặc để khai thác vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh làm điểm tựa cho việclĩnh hội tri thức mới của bài học

Ví dụ: Kể tên một vài bệnh về tim mạch mà bạn biết Bài 9: Phòng bệnh tim

Ví dụ: Thú con mới sinh ra đã có hình dạng giống thú mẹ chưa? Thú con mới

ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì? Bài 59: Sự sinh sản của thú, (Khoa học, lớp 5)

Trang 20

+ Hỏi đáp có tính chất tìm tòi khám phá: Dạng hỏi đáp này có tác dụng kíchthích sự suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh Đó là những câu hỏi yêu cầu họcsinh dựa vào kiến thức đã học để suy luận, giải thích được nguyên nhân, bản chất,mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Hãy giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm

gió từ đất liền thổi ra biển? (Bài 37: Tại sao có gió? Khoa học, lớp 4).Tại sao châu Phi có khí hậu khô nóng bậc nhất thế giới? (Bài 23 Châu Phi, Lịch sử và Địa lí 5).

Trong quá trình dạy học giáo viên cần sử dụng linh hoạt các dạng hỏi đáptrên, cần chú trọng tới dạng hỏi đáp tìm tòi khám phá vì nó phát huy được tính tíchcực, độc lập, tư duy sáng tạo của học sinh

2.1.1.4 Một số điểm lưu ý khi sử dụng phương pháp đàm thoại

Nghệ thuật đặt câu hỏi là yếu tố quyết định thành công của phương pháp hỏiđáp Vì vậy, khi đặt câu hỏi giáo viên cần lưu ý một số điểm sau:

- Phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu

- Phải lôgic, phù hợp với nội dung bài dạy

- Phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh

- Phải kích thích được sự suy nghĩ, tìm tòi của học sinh

- Tránh đặt những câu hỏi chung chung, quá dễ hoặc quá khó, tránh đặt nhữngcâu hỏi trong đó đã có sẵn câu trả lời, học sinh có thể đoán ra mà không cần độngnão gì cả Tránh đặt những câu hỏi yêu cầu học sinh đoán mò hoặc chỉ trả lời cóhoặc không

- Cần lưu ý rèn luyện cho học sinh biết cách trả lời thành câu tương đối hoànchỉnh với vốn từ ngữ của các em Mặt khác phải dạy cho các em biết cách tự đặt ranhững câu hỏi trong quá trình học tập

2.1.1.5 Ví dụ minh hoạ

Bài 60: Nhu cầu không khí của thực vật (Khoa học, lớp 5)

Để giúp HS tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp

và hô hấp, trước hết GV có thể đặt câu hỏi yêu cầu học sinh ôn lại các kiến thức cũ:

- Không khí gồm những thành phần nào?

- Không khí có vai trò như thế nào đối với con người, động vật và thực vật?

Trang 21

Tiếp đến, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ trang 120, 121 sáchgiáo khoa, và dựa vào kiến thức lớp dưới để trả lời các câu hỏi (có thể cho học sinhlàm việc theo nhóm đôi, tự đặt câu hỏi cho nhau và trả lời):

- Trong quá trình quang hợp thực vật hấp thụ khí gì và thải ra khí gì?

- Trong quá trình hô hấp thực vật hấp thụ khí gì và thải ra khí gì?

- Quá trình quang hợp xảy ra khi nào?

- Quá trình hô hấp xảy ra khi nào?

- Điều gì xảy ra với thực vật nếu một trong hai quá trình trên bị ngừng?

Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV kết luận: Thực vật cần không khí để quanghợp và hô hấp Nếu thiếu không khí thì cây sẽ bị chết, dù được cung cấp đầy đủnước, chất khoáng và ánh sáng

2.1.3 Phương pháp điều tra

2.1.3.1 Khái niệm:

Điều tra là tìm tòi, khám phá về một vấn đề và để tìm ra câu trả lời cho mộtvấn đề buộc học sinh phải tiến hành một hoạt động: Sưu tầm thông tin, sắp xếpnhững thông tin đó, rút ra kết luận Cũng có thể nói điều tra tức là tìm câu trả lờinhờ sưu tầm và phân tích các thông tin, các số liệu

2.1.3.2 Hướng dẫn điều tra: Để hướng dẫn học sinh học tập theo phương pháp điềutra, giáo viên cần lựa chọn các vấn đề phù hợp với trình độ học sinh, cần dự kiếntrước và lên kế hoạch hướng dẫn học sinh:

+ Thu thập thông tin ở đâu? Như thế nào? Cách ghi chép ra sao? Cách phântích, xử lí thông tin, rút ra kết luận như thế nào?

+ Về tổ chức, giáo viên có thể giao nhiệm vụ cụ thể cho từng học sinh hoặctừng nhóm học sinh

Trang 22

- Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống (Tự nhiên – xã hội, lớp 3).

- Hoạt động nông nghiệp (Tự nhiên – xã hội lớp 3).

- Hoạt động công nghiệp, thương mại (Tự nhiên – xã hội, lớp 3).

- Vệ sinh môi trường (Tự nhiên – xã hội, lớp 3).

- Ôn tập: Xã hội (Tự nhiên – xã hội, lớp 3).

- Tìm hiểu lịch sử, địa lí địa phương

- Tìm hiểu con người và môi trường

2.1.4 Phương pháp thực hành

2.1.4.1 Khái niệm:

Phương pháp thực hành là phương dạy học do giáo viên tổ chức cho học sinhtrực tiếp thao tác trên đối tượng, nhằm giúp học sinh hiểu rõ và vận dụng lí thuyếtvào thực hành, luyện tập, hình thành kĩ năng

2.1.4.2 Tác dụng của phương pháp thực hành

- Củng cố những kiến thức mà học sinh đã lĩnh hội

- Hình thành, củng cố kỹ năng cho học sinh

- Hình thành một số thói quen tốt cho học sinh

- Làm cho giờ học sinh động, học sinh học tập hứng thú, tích cực

2.1.4.3 Cách thức sử dụng

- Thực hành có thể thực hiện trong tiết học: Thực hành rửa mặt, thực hànhđánh răng, thực hành quét dọn lớp học

- Thực hành có thể tiến hành ngoài lớp học như: thực hành vệ sinh trường học,

vệ sinh nhà ở, vệ sinh môi trường ở địa phương

- Có thể tổ chức cho học sinh thực hành theo cá nhân, theo nhóm, cả lớp

- Thực hành có thể tổ chức dưới dạng trò chơi học tập Ví dụ trò chơi "Dự báothời tiết"

2.1.4.4 Ví dụ về sử dụng phương pháp thực hành

Bài 7: Thực hành: Đánh răng và rửa mặt (Tự nhiên – xã hội, lớp 1)

I Mục tiêu

- Giúp học sinh biết đánh răng và rửa mặt đúng cách

- Biết áp dụng chúng vào việc làm vệ sinh cá nhân hàng ngày

Trang 23

II Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: Chuẩn bị mô hình hàm răng, bàn chải, kem đánh răng, chậu rửamặt, xà phòng thơm, các xô chậu đựng nước sạch

Học sinh: Mỗi học sinh chuẩn bị 1 bàn chải, cốc, khăn mặt

III Hoạt động dạy học

Một số học sinh chỉ vào mô hình hàm răng và trả lời

Hàng ngày các em chải răng như thế nào? (gọi một số học sinh trả lời và lênlàm thử các động tác chải răng bằng bàn chải giáo viên mang đến lớp, trên mô hìnhhàm răng Một số học sinh nhận xét bạn nào làm đúng, bạn nào làm chưa đúng.Giáo viên hỏi cả lớp: Cách chải răng như thế nào là đúng?

Giáo viên làm mẫu lại động tác đánh răng với mô hình hàm răng, đồng thờigiải thích cách làm:

+ Chuẩn bị cốc và nước sạch

+ Lấy kem đánh răng vào bàn chải

+ Chải răng theo hướngđưa bàn chải từ trên xuống, từ dưới lên

+ Lần lượt chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng

+ Súc miệng kỹ

+ Rửa sạch và cất bàn chải vào đúng nơi qui định sau khi đánh răng

Bước 2: Làm việc cá nhân

Lần lượt từng cá nhân thực hành đánh răng theo chỉ dẫn trên của giáo viên.Giáo viên theo dõi, hướng dẫn, giúp học sinh đánh răng đúng cách

Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt

Mục tiêu: giúp học sinh biết rửa mặt đúng cách

Cách tiến hành:

Trang 24

Bước 1: Giáo viên hướng dẫn chung cho cả lớp

Giáo viên nêu câu hỏi: Ai có thể cho cả lớp biết rửa mặt như thế nào là đúngcách và hợp vệ sinh nhất? Vì sao?

Một số học sinh trả lời câu hỏi và thực hiện động tác rửa mặt, cả lớp nhận xétđúng, sai

Giáo viên giải thích và hướng dẫn cách rửa mặt hợp vệ sinh:

+ Chuẩn bị khăn sạch, nước sạch

+ Rửa tay sạch bằng xà phòng

+ Dùng hai bàn tay đã sạch hứng nước sạch để rửa mặt, xoa kỹ xung quanhmắt, trán, hai má, miệng và cằm

+ Dùng khăn sạch lau khô vùng mắt trước rồi mới lau các nơi khác

+ Vò sạch khăn và vắt khô, dùng khăn lau vành tai và cổ

+ Cuối cùng giặt khăn mặt bằng xã phòng và phơi ra nắng hoặc chỗ khô ráo,thoáng

Bước 2: Từng học sinh thực hành rửa mặt theo hướng dẫn của giáo viên (nếu

đủ điều kiện về vệ sinh)

Dặn dò: GV nhắc nhở HS đánh răng vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổitối sau khi ăn, thường xuyên rửa mặt sạch sẽ bằng nước sạch, khăn sạch

2.1.5 Phương pháp thí nghiệm

2.1.5.1 Khái niệm:

Thí nghiệm là phương pháp được sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, tái tạo lạicác hiện tượng đã xảy ra trong thực tế, để tìm hiểu và rút ra kết luận khoa học.2.1.5.2 Tác dụng của phương pháp thí nghiệm

Đối với học sinh tiểu học, tư duy trực quan cụ thể còn chiếm ưu thế, thínghiệm tuy không nhiều trong chương trình nhưng lại có ý nghĩa lớn lao trong việctạo ra niềm tin có cơ sở khoa học vào kiến thức mới Học sinh dễ hiểu các hiệntượng phức tạp, do đó kích thích được sự say mê khoa học và hứng thú học tập

- Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, họcsinh quan sát, phán đoán, phân tích, so sánh, tổng hợp để rút ra những kết luận khoahọc, các thao tác tư duy được phát triển

Trang 25

- Việc làm thí nghiệm góp phần hình thành cho học sinh kỹ năng, kỹ xảo thựchành và vận dụng tri thức vào thực tiễn.

2.1.5.3 Đặc điểm thí nghiệm ở tiểu học:

- Khác với các lớp trên, ở tiểu học thí nghiệm chỉ tìm hiểu những hiện tượng

về định tính mà chưa đi sâu vào định lượng

- Các thí nghiệm trong chương trình Khoa học lớp 4, 5 có thể phân thành cácloại sau:

+ Loại nghiên cứu mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả

+ Loại nghiên cứu điều kiện (cái này là điều kiện của cái kia)

+ Loại nghiên cứu tính chất của vật

Bước 2: Vạch kế hoạch thí nghiệm:

Giáo viên cần liệt kê những dụng cụ thí nghiệm cần có và những điều kiện đểtiến hành thí nghiệm Đồng thời phải vạch được kế hoạch cụ thể: Làm gì trước?Làm gì sau? Thực hiện thao tác gì trên vật nào? Quan sát dấu hiệu gì? Ở đâu? Bằnggiác quan nào hoặc bằng phương tiện gì?

Mặt khác, việc vạch kế hoạch thí nghiệm một cách đúng đắn có thể khắcphục được một số khó khăn khi gặp những bài học có nhiều thí nghiệm chứng minh

mà thời gian ở lớp có hạn

Bước 3: Tiến hành thí nghiệm:

- Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, cách bố trí, lắp rắp thí nghiệm, đề ranhững mâu thuẫn nhận thức để gây hứng thú, trí tò mò của học sinh đối với thínghiệm Có thể tổ chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm theo từng cá nhân, theonhóm hoặc cả lớp tùy theo mục tiêu, đặc điểm của từng thí nghiệm

- Giáo viên cần sử dụng hệ thống câu hỏi dẫn dắt phù hợp với tiến trình thínghiệm (câu hỏi trước khi, trong khi và sau khi làm thí nghiệm)

Trang 26

Bước 4: Tổng kết thí nghiệm và liên hệ thực tế: Ở bước này giáo viên hoặchoc sinh nêu lại diễn biến thí nghiệm, rút ra những kết luận khoa học Giáo viên nêumột số ứng dụng trong cuộc sống có liên quan đến thí nghiệm hoặc giải thích một

số hiện tượng xẩy ra trong tự nhiên

2.1.5.5 Một số yêu cầu khi sử dụng phương pháp thí nghiệm

* Đối với thí nghiệm:

- Thí nghiệm phải bảo đảm tính vừa sức, rõ ràng, hiệu quả và an toàn

- Các thiết bị cần đảm bảo tính khoa học và tính trực quan

* Đối với giáo viên:

+ Khi biểu diễn thí nghiệm phải làm sao cho tất cả HS đều nhìn rõ các bộ phận

và các chi tiết chính của dụng cụ thí nghiệm, nếu cần đưa đến từng bàn cho HSquan sát

+ Thí nghiệm phải đảm bảo thành công: Muốn vậy giáo viên phải chuẩn bịchu đáo và thử đi thử lại nhiều lần

+ Phải chuẩn bị chu đáo hệ thống câu hỏi dẫn dắt theo tiến trình của thínghiệm

+ Trong tiến trình thí nghiệm cần phối hợp một cách hợp lý các phương phápdạy học khác

2.1.5.6 Ví dụ minh họa: Bài 30: "Làm thế nào để biết có không khí?" (Khoa học, lớp 4)

I Mục tiêu:

Sau bài học học sinh biết:

- Không khí tồn tại khắp nơi trên Trái Đất

- Làm thí nghiệm để chứng minh không khí có ở quanh mọi vật và các chỗrỗng trong các vật

- Hiểu khái niệm khí quyển

Trang 27

Hoạt động 1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật

- Cái gì đã làm cho túi ni lông căng phồng?

- Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì?

Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy đinh (hoặc tăm nhọn) đâm thủng túi ni lôngđang căng phồng

Hiện tượng gì đã xảy ra? Để tay lên chỗ thủng ta có cảm giác gì?

Qua thí nghiệm trên chúng ta có thể rút ra kết luận gì?

Hoạt động 2: Thí nghiệm chứng minh không khí có trong những chỗ rỗng củamọi vật

Mục tiêu: Học sinh biết được không khí có ở khắp nơi, kể cả trong những chỗrỗng của vật

- Các nhóm báo cáo kết quả và giải thích tại sao có nhiều bong bóng khí thoát

ra từ miệng chai và tại sao có nhiều bọt nước nhỏ li ti thoát ra từ miếng bọt biển quahai thí nghiệm

Qua các thí nghiệm trên chúng ta có thể rút ra kết luận gì về sự tồn tại củakhông khí?

Trang 28

Kết luận: Không khí có ở khắp nơi, ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗngbên trong của vật.

Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm khí quyển

- GV cho HS tìm hiểu khái niệm khí quyển và tìm một số ví dụ chứng tỏkhông khí có ở khắp nơi

2.1.6 Phương pháp thảo luận

2.1.6.2 Về hình thức, thảo luận có thể được tiến hành theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp

* Thảo luận cả lớp:

Khác với phương pháp hỏi đáp, khi tổ chức cho học sinh thảo luận cả lớp họcsinh giữ vai trò chính trong việc nêu câu hỏi và trả lời Nếu một vấn đề đưa ra đượcphân tích ở nhiều khía cạnh và có những ý kiến trái ngược nhau xuất hiện phải tranhluận sôi nổi mới tìm ra kết luận Đó là những dấu hiệu chứng tỏ giáo viên sử dụngphương pháp thảo luận thành công

Muốn thảo luận thành công giáo viên cần phải đặt kế hoạch một cách cẩn thận,trước hết ở khâu lựa chọn chủ đề thảo luận Chủ đề thảo luận được lựa chọn có thể

là chủ đề mở, có thể xem xét chúng ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh theo những quanđiểm khác nhau

Ví dụ: Chúng ta nên ăn uống như thế nào để cơ thể khoẻ mạnh? (TN-XH, lớp 2)

- Bạn đã làm gì để môi trường xung quanh nhà bạn sạch sẽ? (TN-XH, lớp 2)

- Khi ở trường, bạn nên chơi và không nên chơi những trò chơi gì? Tại sao? (Tự nhiên – xã hội, lớp 3)

Sau khi nêu chủ đề cần thảo luận cho cả lớp, giáo viên có thể lấy tinh thầnxung phong hoặc cử một học sinh nói đầu tiên Giáo viên theo dõi tiến triển củacuộc thảo luận, hướng ý kiến của học sinh theo đúng kế hoạch dự kiến

Trang 29

*Thảo luận nhóm:

Thảo luận nhóm tạo điều kiện để học sinh trình bày ý kiến, quan điểm củamình về một vấn đề học tập trong một khoảng thời gian nhất định Từng thành viêntrong nhóm có thể bày tỏ ý kiến của mình, cùng lắng nghe ý kiến của các bạn khác

để hoàn thành nhiệm vụ chung của cả nhóm

* Cách thức tiến hành thảo luận nhóm có thể tiến hành theo các bước sau:

- Chia nhóm: tuỳ theo số lượng học sinh trong lớp mà giáo viên có thể chianhóm cho phù hợp, có thể chia theo vị trí bàn học 2 hoặc 4 hoặc 6 học sinh

- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm: Ổn định tổ chức, giao nhiệm vụ thảoluận cho các nhóm thông qua phiếu học tập hoặc lời chỉ dẫn trực tiếp của giáo viên.Các nhóm tiến hành bàn bạc thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ được giao, giáo viêntheo dõi hoạt động của các nhóm, kịp thời giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn

- Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thảo luận nhóm: Kết thúc thời gianthảo luận nhóm đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

Cả lớp lắng nghe, bổ sung ý kiến Trên cơ sở ý kiến của học sinh, giáo viên nhậnxét, đưa ra kết luận chung

Để thảo luận nhóm có kết quả, giáo viên cần tập cho học sinh cách làm việctrong nhóm, từ việc chia nhóm, cử nhóm trưởng, thay mặt nhóm để trình bày kếtquả làm việc trước lớp

2.1.6.3 Ví dụ: Bài 32 "Làng quê và đô thị" (Tự nhiên - Xã hội, lớp 3 )

Khi dạy bài này giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm nhưsau:

+ Giáo viên chia học sinh thành từng nhóm (mỗi nhóm từ 4-6 em), phát phiếugiao việc cho từng nhóm (phiếu giao việc của các nhóm như nhau) Nội dung phiếugiao việc như sau: Em hãy quan sát các hình 1, 2, 3 trang 62 SGK để tìm ra sự khácbiệt giữa làng quê và đô thị rồi ghi vào bảng sau:

- Phong cảnh, nhà cửa,

- Hoạt động sống chủ yếu của nhân dân

- Đường sá, hoạt động giao thông

Trang 30

+ Các nhóm ổn định tổ chức, tiến hành thảo luận để tìm ra những đặc trưngcủa làng quê và đô thị về phong cảnh, lao động sống của con ngưòi, hoạt động giaothông Giáo viên theo dõi hoạt động của các nhóm, giúp đỡ những nhóm gặp khókhăn, hướng việc thảo luận của các em vào những vấn đề trọng tâm, cơ bản.

+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác

bổ sung ý kiến

+ Giáo viên kết luận về đặc điểm của làng quê và đô thị: Ở làng quê, ngườidân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công,xung quanh nhà thường có vườn cây, chuồng trại, đường làng nhỏ, ít người và xe cộqua lại Ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy,nhà ở tập trung san sát; đường phố có nhiều người và xe cộ đi lại

Tiếp đó, giáo viên cho học sinh liên hệ mình sống ở làng quê hay đô thị

Để củng cố bài học giáo viên có thể tổ chức trò chơi "Ai nhanh hơn?"

Giáo viên hoặc học sinh sưu tầm tranh ảnh về làng quê và đô thị, giáo viênchia lớp thành 2 đội, phát tranh ảnh về làng quê và đô thị cho 2 đội

Cách chơi như sau: Khi giáo viên hô "bắt đầu!", 2 đội phải nhanh chóng chọn

và dán ảnh về làng quê hay đô thị vào vị trí thích hợp Đội nào dán được nhiều tranh

về làng quê và đô thị hơn thì đội đó thắng cuộc

2.1.7 Phương pháp đóng vai

2.1.7.1 Khái niệm:

Phương pháp đóng vai là cách tổ chức cho học sinh tham gia giải quyết mộttình huống của nội dung học tập gắn liền với thực tế cuộc sống bằng cách diễn xuấtmột cách ngẫu hứng mà không cần kịch bản hoặc luyện tập

2.1.7.2 Tác dụng:

- Học sinh được hình thành các kĩ năng giao tiếp

- Học sinh được bộc lộ thái độ cảm xúc.

- Học sinh được phát triển tính tự tin.

- Tạo các tình huống nhằm giúp học sinh suy nghĩ và tự ra quyết định ứng xử.2.1.7.3 Cách tiến hành:

- Bước 1: Lựa chọn tình huống

Trang 31

Giáo viên, học sinh cùng lựa chọn tình huống đóng vai và xác định rõ việcđóng vai trong tình huống đó nhằm mục đích gì.

- Bước 2: Chọn người tham gia

Học sinh tự nguyện tham gia và hứng thú chấp nhận đóng vai

Các vai diễn bàn bạc cách thể hiện, giáo viên gợi ý khi cần thiết và tạo điềukiện cho vai diễn đạt hiệu quả

- Bước 3: Chuẩn bị diễn xuất

- Bước 4: Thể hiện vai diễn xuất

Một số học sinh diễn xuất, những học sinh khác theo dõi

- Bước 5: Đánh giá kết quả

Giáo viên hướng dẫn thảo luận và đánh giá vở diễn về sự thể hiện cả nộidung lẫn nghệ thuật

2.1.7.4 Một số điểm cần lưu ý

- Tình huống phải phù hợp với nội dung bài học, trình độ học sinh và khôngquá phức tạp

- Khuyến khích mọi học sinh tham gia, đặc biệt là những em nhút nhát

- GV nên đến từng nhóm để quan sát, lắng nghe, kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ

- Nên chuẩn bị về cơ sở vật chất phù hợp cho vỡ diễn thêm hứng thú, hấp dẫnđối với học sinh

2.1.8 Phương pháp truyền đạt (thuyết trình)

2.1.8.1 Khái niệm:

Thuyết trình là phương pháp dạy học thông dụng, trong đó giáo viên dùng lờinói để trình bày, giải thích nội dung bài học một cách chi tiết, dễ hiểu cho học sinhtiếp thu

2.1.8.2 Các dạng thuyết trình được sử dụng trong dạy học các môn TN-XH:

*Giảng giải: Là dạng thuyết trình, trong đó giáo viên dùng lời nói của mình

để làm sáng rõ những khái niệm, thuật ngữ, bản chất lô gic của một hiện tượng nào

đó, những mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội

Trang 32

Phương pháp này thường được sử dụng trong các bài học lĩnh hội tri thứcmới về những vấn đề khó, phức tạp mà học sinh không đủ khả năng tự tìm hiểu quacác hoạt động độc lập.

Giảng giải còn được dùng để hướng dẫn cách thức tiến hành các hoạt động củahọc sinh

* Thông báo mục tiêu, nhiệm vụ học tập

* Tổ chức các hoạt động học tập cho HS Giải thích những nội dung, côngviệc phải làm

* Sơ kết, tổng kết, hệ thống lại những nội dung đã hoàn thành

Để sử dụng phương pháp này có hiệu quả, cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Lời nói của giáo viên phải rõ ràng, chính xác, sinh động, giàu hình ảnh, tốc

độ vừa phải, lời nói ngắn gọn dễ hiểu Đối với học sinh: Sử dụng những từ ngữ đơngiản, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh nhưng không làm cho học sinhhiểu sai khái niệm khoa học được đề cập đến

- Cần sử dụng giảng giải theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, tránhlạm dụng

2.1.9 Phương pháp kể chuyện

2.1.9.1 Khái niệm:Kể chuyện là cách dùng lời nói trình bày một cách sinh động, cóhình ảnh và truyền cảm đến học sinh về một nhân vật, một sự kiện lịch sử, hoặc mộthiện tượng tự nhiên, một phát minh khoa học, một vùng đất xa lạ… để hình thànhmột biểu tượng, một khái niệm cho HS

2.1.9.2 Ưu điểm của phương pháp kể chuyện

- Kể chuyện tạo nên một bức tranh sinh động về những sự kiện, hiện tượng, vềnhững nhân vật dễ gây hứng thú cho học sinh trong học tập

- Việc kể chuyện góp phần phát triển trí tưởng tượng cho học sinh

- Sức mạnh của chuyện kể của giáo viên còn ở sự tạo ra cho học sinh niềm tinvào cái Chân - Thiện - Mỹ, vào sức sáng tạo vô hạn của con người trong việc cải tạothế giới tự nhiên và xã hội Ngoài ra khi kể lại những câu chuyện, học sinh được tậpdiễn đạt câu chuyện theo ý tưởng và ngôn ngữ của mình từ đó phát triển ngôn ngữ,

tư duy, khả năng diễn đạt của các em

Trang 33

2.1.9.3 Tình huống sử dụng:

Giáo viên có thể sử dụng phương pháp kể chuyện khi giới thiệu bài mới đểgây hứng thú học tập cho học sinh, hoặc có thể sử dụng xen kẽ trong tiết học, vàocuối tiết học, cũng có thể giáo viên sử dụng phương pháp kể chuyện trong phần lớnthời gian của tiết học nhất là khi dạy các bài học trình bày các sự kiện lịch sử nhưdiễn biến của cuộc khởi nghĩa, trận đánh trong phân môn Lịch sử

2.1.9.4.Ví dụ về sử dụng phương pháp kể chuyện

- Ví dụ sử dụng phương pháp kể chuyện khi bắt đầu bài học

Không khí gồm những thành phần nào? (Khoa học, lớp 4)

Để gây hứng thú học tập, kích thích trí tò mò cho học sinh, giáo viên có thểbắt đầu bài học bằng chuyện kể sau:

Người đầu tiên trên thế giới phát hiện ra các thành phần của không khí là nhàbác học người Pháp tên là Lavôdiê Ông đã khám phá ra các thành phần của khôngkhí bằng cách nào? Không khí gồm những thành phần nào? Bài học hôm nay bằngcác thí nghiệm chúng ta sẽ trả lời cho các câu hỏi này

2.1.9.4 Một số yêu cầu khi sử dụng phương pháp kể chuyện

Khi sử dụng phương pháp kể chuyện cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Lựa chọn các câu chuyện sao cho phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học

- Xác định thời điểm sử dụng kể chuyện (vào giai đoạn nào của tiết học)

- Dự kiến được các phương pháp, phương tiện có thể sử dụng kết hợp với kểchuyện

- Lời kể của giáo viên phải sinh động, hấp dẫn, giàu hình ảnh, uyển chuyển,kết hợp lời kể với cử chỉ, nét mặt, với việc sử dụng các phương tiện trực quan cầnthiết Có như vậy mới lôi cuốn, gây hứng thú cho học sinh

- Dành thời gian cho học sinh thảo luận hoặc cho học sinh kể lại câu chuyệnbằng ngôn ngữ của mình

2.1.10 Phương pháp trò chơi học tập

2.1.10.1 Tác dụng của trò chơi trong dạy học các môn về Tự nhiên – Xã hội

Đối với học sinh tiểu học học tập là hoạt động chủ đạo, tuy nhiên vui chơivẫn chiếm vị trí lớn trong đời sống của các em Theo tinh thần đổi mới phương

Trang 34

pháp dạy học ở tiểu học, trò chơi được xem là phương pháp, là hình thức tổ chứcdạy học Nó được khuyến khích sử dụng nhằm gây hứng thú học tập, giảm sự căngthẳng cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả tiết học Trò chơi có tác dụng pháthuy tính tích cực, phát triển sự nhanh trí, tinh thần tập thể, tính tự lập và sáng tạocủa học sinh.

Trong các tiết học Tự nhiên - Xã hội giáo viên có thể sử dụng trò chơi, câu

đố tuỳ thuộc vào mục đích, nội dung của tiết học, có thể sử dụng ở bất cứ giai đoạnnào của tiết học Các trò chơi không chỉ thực hiện ở các giờ học chính khóa, tronglớp học mà có thể thực hiện trong những hoạt động học tập ngoài thiên nhiên, vàcác hoạt động ngoại khóa khác

2.1.10.2 Cách thức sử dụng trò chơi:

Trò chơi có thể tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Lựa chọn trò chơi:Trên cơ sở mục đích, yêu cầu nội dung của bài học

mà giáo viên lựa chọn trò chơi cho phù hợp

Bước 2: Giới thiệu và giải thích trò chơi: giáo viên nêu tên trò chơi, giải thích

rõ mục đích, yêu cầu, cách chơi, luật chơi, cách đánh giá thắng thua cho học sinh.Giới thiệu và giải thích phải đơn giản, dễ hiểu để các em nắm vững và hiểu trò chơi,cách chơi

Bước 3: Tổ chức, tiến hành chơi: Để trò chơi đạt kết quả tốt, sau khi hướngdẫn và giải thích xong, nên cho học sinh chơi thử vài lần, sau đó chơi thật Giáoviên làm trọng tài theo dõi diễn biến trò chơi để có những nhận xét, đánh giá đúngđắn, khách quan

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả trò chơi: Kết thúc trò chơi, giáo viên nhậnxét, đánh giá kết quả trò chơi Dựa vào yêu cầu, nội dung, kết quả trò chơi, giáoviên đánh giá thật công bằng, khách quan, cần tạo điều kiện cho học sinh tự nhậnxét, đánh giá lẫn nhau, cần biểu dương, khen ngợi những cá nhân, đội chơi có kếtquả tốt, hoạt động tích cực

2.1.10.3 Một số yêu cầu đối với trò chơi:

+ Trò chơi phải phù hợp với yêu cầu, nội dung của bài học, phải phục vụ thiếtthực cho bài học

Trang 35

+ Trò chơi phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức của học sinh.+ Trò chơi phải gây được hứng thú cho học sinh và thu hút được nhiều emtham gia.

+ Các trò chơi không được tốn nhiều thời gian để không ảnh hưởng đến cáchoạt động tiếp theo của tiết học

2.1.10.4 Một số ví dụ về trò chơi trong dạy học các môn về Tự nhiên - Xã hội

1* "Đố bạn hoa gì"? (Bài "Cây hoa", Tự nhiên - Xã hội, lớp 1) Giáo viên chọn

4 học sinh tình nguyện, dùng vải bịt mặt tất cả 4 học sinh, đặt vào tay mỗi em mộtbông hoa khác nhau Học sinh được sử dụng các giác quan còn lại để nhận biết cácloại hoa hoặc cây mình đang cầm Những em nào nhận đúng hoa mình đang cầmđược khen thưởng Những học sinh không nhận ra loại hoa mình đang cầm là bịthua cuộc, nhảy lò cò về chỗ

2* Trò chơi: Bạn chọn số nào? (Ôn tập: Con người và sức khoẻ, Tự nhiên - Xã hội, lớp 3)

Mục đích: Củng cố kiến thức về chức phận của các cơ quan chính trong cơ thểChuẩn bị: Các tấm biển ghi các cơ quan trong cơ thể và đánh số thứ tự Ví dụ1- Cơ quan hô hấp, 2- Cơ quan tuần hoàn, 3- Cơ quan bài tiết, 4- Cơ quan thần kinh(Mỗi tên các cơ quan làm hai tấm biển như nhau) Chia lớp thành hai đội, mỗi đội

cử đại diện cầm biển, giáo viên làm trọng tài theo dõi trò chơi

Cách chơi: Khi giáo viên đọc một trong các hoạt động của các cơ quan trong

cơ thể thì ai có biển ghi cơ quan nào có hoạt động ấy thì giơ cao, ai giơ nhầm hoặcgiơ sau sẽ bị thua, thắng 1 điểm, thua 0 điểm

Ví dụ:

- Hít vào thở ra - giơ đúng: cơ quan hô hấp

- Nhận khí ôxi, thải khí cácbônic: cơ quan hô hấp

- Ôxi được đi khắp cơ thể: cơ quan tuần hoàn

- Tạo thành nước tiểu: cơ quan bài tiết

Trang 36

- Kiểm soát mọi hoạt động của cơ thể: cơ quan thần kinh

3* Đố bạn con gì? (Sử dụng trong các bài về động vật ở các lớp 1, 2, 3).

- Mục đích: Củng cố kiến thức về động vật cho HS

- Chuẩn bị: Vẽ một số con vật vào tờ giấy (chỉ cần những nét đơn giản) Khichơi có 1 bạn điều khiển, giữ toàn bộ tập hình vẽ của các con vật đó (các con vật đãhọc)

- Đối tác chơi lần lượt từng người với cả lớp

Người điều khiển cài lên lưng người chơi (đứng quay lưng xuống lớp) hìnhmột vật bất kỳ đã học (người chơi không được biết)

Luật chơi: Người chơi được đặt 10 câu hỏi (loại câu hỏi có sẵn thông tin chỉđòi hỏi trả lời đúng hoặc sai) Người chơi phải làm phép loại trừ để tìm ra đúng têncon vật được đố Chưa hết 10 câu hỏi hoặc đúng 10 câu người chơi nói đúng tênmột con vật là thắng cuộc (yêu cầu cả lớp im lặng không được cho người chơi biếttên các con vật là gì)

Ví dụ một số câu hỏi:

- Có phải con vật đó có 4 chân không? Không

- Nó là chim bồ câu phải không? Không

- Nó biết bắt chước tiếng người không? Có

4*Trò chơi đóng vai "Hội nghị Diên Hồng"

Dùng cho bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông

-Nguyên (Lịch sử, lớp 4).

- Mục đích: Giúp học sinh biết được tinh thần quyết tâm đánh giặc của quân

và dân ta dưới thời Trần, không lùi bước trước sức mạnh của kẻ thù

- Cách tiến hành

Bước 1: Làm việc theo nhóm

Trang 37

GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm đọc kỹ nội dung từ "Thời nhàTrần đến hai chữ "Sát Thát" Các nhóm thảo luận và tập đóng các vai:

Vai 1: Vua Trần; vai 2: Trần Thủ Độ; vai 3: Trần Hưng Đạo; người dẫnchuyện; các thành viên khác đóng vai các bô lão và vai các quân sĩ

GV đi tới các nhóm giúp đỡ và khuyến khích HS tập diễn đạt lại lời nói, cử chỉcủa nhân vật trong SGK thật sinh động

Bước 2: Làm việc cả lớp:

Các nhóm lên bảng thể hiện các vai của mình

Chẳng hạn người dẫn truyện đọc đến đoạn "Khi quân Mông - Nguyên tràn vàonước ta, lo nghĩ trước sức mạnh của quân xâm lược" thì học sinh đóng vai vua Trầnhỏi Trần Thủ Độ với vẻ lo lắng: "Nên đánh hay nên hoà?" HS trong vai Trần Thủ

Độ trả lời với giọng kiên quyết "Đầu tôi chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo"

HS dẫn chuyện đọc lời dẫn tiếp đoạn: "Trong cuộc kháng chiến lần thứ 2…"Học sinh đóng vai vua Trần hỏi các vị bô lão (các thành viên khác trongnhóm): "Nên đánh hay nên hoà?"

Cả thành viên trong vai các bô lão đồng thanh trả lời với giọng to, dõng dạc:

"Đánh!" học sinh dẫn chuyện đọc tiếp lời dẫn

Học sinh đóng vai Trần Hưng Đạo đọc lời hịch "Dẫu cho trăm thân xin làm"với lời đọc mạnh mẽ dứt khoát

Học sinh dẫn chuyện đọc tiếp lời dẫn Các thành viên đóng vai các chiến sỹ

hô to "Sát thát, Sát thát!"

Kết thúc trò chơi: GV cho các nhóm nhận xét kết quả chơi và rút ra kết luận,qua trò chơi chúng ta biết được tinh thần quyết tâm kháng chiến chống quân Mông-Nguyên của quân dân nhà Trần, không lùi bước trước giặc ngoại xâm

5* Giải ô chữ

Dùng cho bài 19: Các nước láng giềng Việt Nam (Địa lí, lớp 5)

- Mục đích

Giúp học sinh củng cố biểu tượng về các nước láng giềng Việt nam

- Giáo viên chuẩn bị ô chữ sau:

Trang 38

- Cách tiến hành:

- Giáo viên giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi

- Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội cử 6 em tham gia, các học sinh khác làm cổđộng viên Lần lượt các đội chơi được chọn hàng ngang, giáo viên đọc gợi ý từhàng ngang, các đội chơi suy nghĩ, đội nào bấm chuông (hoặc phất cờ) nhanh đội đógiành quyền trả lời Trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không được điểm và phảinhường quyền trả lời cho đội khác Trò chơi kết thúc khi giải được ô chữ hàng dọc.Đội tìm được hàng dọc được 40 điểm Đội thắng cuộc là đội có số điểm cao nhất.Sau đây là gợi ý cho từng hàng trong ô chữ và đáp án:

- Ô thứ 1 gồm 9 chữ cái: Đây là tên 1 nước láng giềng của Việt Nam?(Campuchia)

- Ô thứ 2 gồm 7 chữ cái: Đây là tên thủ đô của Trung Quốc

- Ô thứ 3 gồm 7 chữ cái: Đây là một khu vực của Trung Quốc có địa hình chủyếu là núi và cao nguyên, có khí hậu khắc nghiệt

- Ô thứ 4 gồm 8 chữ cái: Đây là tên một nền văn minh cổ đại nổi tiếng thuộcTrung Quốc

- Ô thứ 5 gồm 3 chữ cái: Đây là nước láng giềng ở phía Tây Việt Nam

- Ô chữ hàng dọc: Tên một châu lục có diện tích lớn nhất và số dân đông nhấtthế giới

Trang 39

Kết thúc trò chơi: Căn cứ vào số điểm của các đội, giáo viên công bố đội dànhchiến thắng, biểu dương đội có kết quả chơi tốt.

Tóm lại: Trò chơi trong dạy học các môn về TN-XH rất phong phú và đadạng, giáo viên cần khai thác, sử dụngchúng một cách hợp lý tuỳ thuộc vào mụcđích, yêu cầu, nội dung của từng bài dạy

2.1.11 Phương pháp động não

2.1.11.1 khái niệm:

Phương pháp động não là một phương pháp dùng để giải quyết nhiều vấn đềkhác nhau, giúp người học trong thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiềugiả định về một vấn đề nào đó

2.1.11.2 Tác dụng:

- Trả lời nhanh

- Khắc phục sự ngượng ngùng khi trình bày ý kiến

- Tự do và chân thực trong việc tham gia các hoạt động mà không quan tâmđến những hạn chế của cá nhân

2.1.11.3 Các bước tiến hành:

Bước 1: Lựa chọn và nêu vấn đề cần tìm hiểu cho HS (Trước lớp hay nhóm)Bước 2: Tổ chức cho học sinh phát biểu ý kiến

- Khích lệ học sinh

- Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu và trực quan hóa các ý kiến

- Làm rõ hơn các ý kiến chưa rõ và giúp HS thảo luận một số ý cần thiết, tạođiều kiện cho các em nêu các ý kiến thắc mắc, bổ sung

Trang 40

- GV cần đưa ra những hướng dẫn để HS có thể tìm ra các ý tưởng, giả địnhsát với chuẩn kiến thức và cả những quy định cần thiết về tổ chức lớp học.

2.2 Một số hình thức tổ chức dạy học môn Tự nhiên – Xã hội, Khoa học, Lịch

sử và Địa lí.

2.2.1.Dạy học trên lớp

Trong dạy học các môn Tự nhiên – Xã hội có thể vận dụng ba hình thức tổchức dạy học trên lớp: Dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học đồng loạt cảlớp

+ Giáo viên và học sinh đều phải thay đổi cách dạy và cách học theo hướngtích cực

+ Học sinh học tập tích cực, độc lập, chủ động và biết tìm tòi phát hiện tri thứccủa bài học bằng chính hoạt động của mình

+ Giáo viên có điều kiện quan sát theo dõi và giúp đỡ các hoạt động của họcsinh, nhất là những học sinh, những nhóm gặp khó khăn trong khi thực hiện côngviệc được giao

b Chia nhóm và tổ chức hoạt động nhóm:

* Chia nhóm: Có thể tiến hành chia nhóm theo các cách như sau:

+ Gọi số

+ Chia từng cặp một

+ Dùng biểu tượng hoặc màu sắc

* Tổ chức hoạt động nhóm: Trong nhóm thường có các thành phần: Ngườiđiều khiển, người ghi chép, người báo cáo, các thành viên khác

Các học sinh trong nhóm lần lượt thay nhau đóng vai trò các thành viên trên

Ngày đăng: 28/04/2017, 17:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w