1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI TỔNG HỢP HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH NĂM 2018

82 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Sơ lược về học thuyết Ngũ hành Nếu như sự vận động không ngừng của vũ trụ đã hướng con người tới nhữngnhận thức sơ khai trong việc cắt nghĩa quá trình phát sinh của vũ trụ và hình th

Trang 1

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục bảng

Danh mục sơ đồ, hình

Lời mở đầu

Chương

1 NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH

1

1.1 Học thuyết Âm dương 1

1.1.1 Lý luận Âm dương 1

1.1.2 Hoàn cảnh ra đời 3

1.2 Thuyết Ngũ hành 4

1.2.1 Sơ lược về học thuyết Ngũ hành 4

1.2.2 Hoàn cảnh ra đời 5

1.3 Ý nghĩa học thuyết Âm dương - Ngũ hành……… 8

Chương 2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH 11

2.1 Nội dung cơ bản của học thuyết Âm dương 11

2.1.1 Âm dương đối lập nhau 12

2.1.2 Âm dương hỗ căn 12

2.1.3 Âm dương tiêu trưởng 12

2.1.4 Âm dương bình hành 12

2.2 Nội dung của thuyết Ngũ hành 15

2.2.1 Quy luật tương sinh và quy luật tương khắc 16

2.2.2 Quy luật tương thừa, tương vũ 18

2.2.3 Thiên can, địa chi 18

2.2.3.1 Thiên can 18

Trang 2

2.2.4 Thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng và bát quái 20

Chương 3 ỨNG DỤNG CỦA HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH 24

3.1 Y học 24

3.1.1 Ứng dụng của thuyết Âm dương vào Y học 24

3.1.1.1 Phân định tính chất Âm dương trong cơ thể: 24

3.1.1.2 Quan niệm về bệnh 25

3.1.1.3 Chuẩn đoán bệnh và nguyên tắc chữa bệnh 27

3.1.1.4 Các phương pháp chữa bệnh: 28

3.1.1.5 Phòng bệnh 29

3.1.2 Ứng dụng của học thuyết Ngũ hành vào Y học 31

3.1.2.1 Về quan hệ sinh lý 31

3.1.2.2 Về quan hệ bệnh lý 31

3.1.2.3 Về chuẩn đoán bệnh 32

3.1.2.4 Cơ chế sinh bệnh và điều trị bệnh 33

3.1.2.5 Bào chế thuốc 34

3.1.2.6 Phòng bệnh 36

3.1.3 Ứng dụng thuyết Âm dương Ngũ hành của Danh y Hải Thượng Lãn Ông trong việc chuẩn đoán và điều trị bệnh 37

3.2 Tử vi 39

3.2.1 Khái niệm Tử vi 39

3.2.2 Nguồn gốc khoa Tử vi 40

3.2.2.1 Nguồn gốc khoa Tử vi 40

3.2.2.2 Du nhập vào Việt Nam 41

3.2.2.3 Đối tượng của xem bói 42

3.2.3 Giá trị cơ hữu khoa Tử vi 42

3.2.4 Sơ lược về các sao trong Tử vi 43

3.2.5 Ý nghĩa 12 cung của Tử Vi 46

Trang 3

3.2.6.1 Lá số tử vi 48

3.2.6.2 Thế đứng các sao trên lá số 49

3.2.6.3 Cách lập lá số tử vi 49

3.2.6.4 Cách giải đoán tổng quát 50

3.2.6.5 Cách xem vận hạn 50

3.2.6.6 Giới hạn 51

3.2.7 Ứng dụng thuyết Âm dương Ngũ hành vào Tử Vi 51

3.2.7.1 Ứng dụng của học thuyết Âm dương vào Tử Vi 51

3.2.7.2 Ứng dụng của thuyết Ngũ hành vào Tử Vi 55

3.3 Phong thủy 62

3.3.1 Khái niệm 63

3.3.2 Ảnh hưởng của học thuyết Âm dương đối với phong thủy học 63

3.3.3 Ứng dụng phong thủy học trong đời sống người Việt Nam 64

3.4 Nhân tướng học 71

Kết luận 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

Trang 4

Bảng 1.1 Sự quy nạp vào Ngũ hành trong thiên nhiên và trong cơ thể con

người 5

Bảng 2.1.Tóm tắt các sự vật hiện tượng theo Ngũ hành 16

Bảng 2.2 Các yếu tố của Tam tài Ngũ hành 22

Bảng 3.2 Phân biệt dương chứng và âm chứng 28

Bảng 3.3 Nguyên tắc chữa bệnh dựa trên học thuyết Âm dương 29

Bảng 3.4 Quy loại Ngũ hành 32

Bảng 3.5 Sắp xếp các huyệt ngũ du liên quan đến tương sinh, tương khắc của Ngũ hành 36

Bảng 3.6 Phân Âm dương theo hàng Can 54

Bảng 3.7 Phân Âm dương theo hàng Chi 54 Bảng 3.8 Phân tuổi theo mệnh 57

Trang 5

Hình 2.1 Biểu tượng Âm dương nói lên bản chất và mối quan hệ giữ âm và dương……… 1

Trang 6

Chương I Nguồn gốc hình thành thuyết Âm dương - Ngũ hành

Tư tưởng về Âm dương và tư tưởng về Ngũ hành là hai luồng tư tưởng xuấthiện rất sớm từ thời nhà Thương Đó là hai cách giải thích khác nhau về bảnnguyên, về cấu tạo, về tính biến dịch của thế giới – vũ trụ, vạn vật và con người.Sang thời Chiến quốc, Trâu Diễn đã thống nhất hai luồng tư tưởng đó với nhaudưới tên gọi Âm dương gia

1.1 Học thuyết Âm dương

1.1.1 Lý luận Âm dương

Lý luận về Âm dương được viết thành văn lần đầu tiên xuất hiện trong sáchQuốc ngữ Tài liệu này mô tả Âm dương đại biểu cho hai dạng vật chất tồn tại phổbiến trong vũ trụ, một dạng có dương tính, tích cực, nhiệt liệt, cứng cỏi và mộtdạng có âm tính, tiêu cực, lạnh nhạt, nhu nhược Hai thế lực âm và dương tácđộng lẫn nhau tạo nên tất cả vũ trụ Sách Quốc ngữ nói rằng: "Khí của trời đất thìkhông sai thứ tự, nếu mà sai thứ tự thì dân sẽ loạn, dương mà bị đè bên dướikhông lên được, âm mà bị bức bách không bốc lên được thì có động đất"

Lão Tử (khoảng thế kỷ V - VI trước CN) cũng đề cập đến khái niệm Âmdương Ông nói: “Trong vạn vật, không có vật nào mà không cõng âm và bồngdương”, ông không những chỉ tìm hiểu quy luật biến hoá Âm dương của trời đất

mà còn muốn khẳng định trong mỗi sự vật đều chứa đựng thuộc tính mâu thuẫn,

đó là Âm dương

Học thuyết Âm dương được thể hiện sâu sắc nhất trong Kinh Dịch Tươngtruyền, Phục Hy (2852 trước CN) nhìn thấy bức đồ hình trên lưng con long mãtrên sông Hoàng Hà mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạchthành nét Đầu tiên vạch một nét liền (-) tức "vạch lề" để làm phù hiệu cho khídương và một nét đứt ( ) là vạch chẵn để làm phù hiệu cho khí âm Hai vạch (-),( ) là hai phù hiệu cổ xưa nhất của người Trung Quốc, nó bao trùm mọi nguyên lýcủa vũ trụ, không vật gì không được tạo thành bởi Âm dương, không vật gì khôngđược chuyển hóa bởi Âm dương biến đổi cho nhau Các học giả từ thời thượng cổ

Trang 7

mình và ký thác những nhận thức vào hai vạch ( ) (-) và tạo nên sức sống cho haivạch đó Dịch quan niệm vũ trụ, vạn vật luôn vận động và biến hóa không ngừng,

do sự giao cảm của Âm dương mà ra, đồng thời coi Âm dương là hai mặt đối lậpvới nhau nhưng cùng tồn tại trong một thể thống nhất trong mọi sự vật từ vi môđến vĩ mô, từ một sự vật cụ thể đến toàn thể vũ trụ

Theo lý thuyết trong Kinh Dịch thì bản nguyên của vũ trụ là thái cực, thái cực

là nguyên nhân đầu tiên, là lý của muôn vật: "Dịch có thái cực sinh ra lưỡng nghi,lưỡng nghi sinh ra tứ tượng, tứ tượng sinh ra bát quái" Như vậy, tác giả của KinhDịch đã quan niệm vũ trụ, vạn vật đều có bản thể động Trong thái cực, thiếudương vận động đến thái dương thì trong lòng thái dương lại nảy sinh thiếu âm,thiếu âm vận động đến thái âm thì trong lòng thái âm lại nảy sinh thiếu dương Cứnhư thế, Âm dương biến hoá liên tục, tạo thành vòng biến hóa không bao giờngừng nghỉ Vì thế, các nhà làm Dịch mới gọi tác phẩm của mình là Kinh Dịch ỞKinh Dịch, Âm dương được quan niệm là những mặt, những hiện tượng đối lập.Như trong tự nhiên: sáng - tối, trời - đất, đông - tây, trong xã hội: quân tử - tiểunhân, chồng - vợ, vua - tôi Qua các hiện tượng tự nhiên, xã hội, các tác giả trongKinh Dịch đã bước đầu phát hiện được những mặt đối lập tồn tại trong các hiệntượng đó và khẳng định vật nào cũng ôm chứa Âm dương trong nó: "vạn vật hữunhất thái cực" (vạn vật, vật nào cũng có một thái cực, thái cực là Âm dương) Nhìnchung, toàn bộ Kinh Dịch đều lấy Âm dương làm nền tảng cho học thuyết củamình

Vấn đề Âm dương trong trời đất, trong vạn vật liên quan tới sự sống conngười được bàn nhiều nhất trong nội dung trao đổi y học, y thuật giữa Hoàng đế và

Kỳ Bá qua tác phẩm "Hoàng đế Nội kinh" Tác phẩm này lấy Âm dương để xemxét nguồn gốc của các tật bệnh "Âm dương, đó là cái đạo của trời đất, kỷ cươngcủa vạn vật, cha mẹ của sự biến hóa, gốc ngọn của sự sinh sát, phủ tạng của thầnminh, trị bệnh phải cần ở gốc, cho nên tích luỹ dương làm trời, tích lũy âm làmđất, âm tĩnh đương động, dương sinh âm trưởng, dương sát âm tàng, dương hóakhí, âm tàng hình"

Trang 8

Tác phẩm này còn bàn đến tính phổ biến của khái niệm Âm dương Theo tácphẩm thì trời thuộc dương, đất thuộc âm, mặt trời thuộc dương, mặt trăng thuộc

âm Âm dương là khái niệm phổ biến của trời đất Mọi sự vật, hiện tượng trong vũtrụ đều có thể lấy Âm dương làm đại biểu Thông qua quy luật biến đổi Âm dươngtrong tự nhiên mà cố thể suy diễn, phân tích luật Âm dương trong cơ thể conngười

1.1.2 Hoàn cảnh ra đời

Âm dương là hai khái niệm được hình thành cách đây rất lâu Về nguồn gốccủa Âm dương và triết lý Âm dương, rất nhiều người theo Khổng An Quốc và LưuHâm (nhà Hán) mà cho rằng Phục Hy là người có công sáng tạo Một số ngườikhác thì cho rằng đó là công lao của "Âm dương gia", một giáo phái của TrungQuốc Cả hai giả thuyết trên đều không có cơ sở khoa học vì Phục Hy là một nhânvật thần thoại, không có thực, còn Âm dương gia chỉ có công áp dụng Âm dương

để giải thích địa lý - lịch sử mà thôi Phái này hình thành vào III nên không thểsáng tạo Âm dương được

Các nghiên cứu khoa học liên ngành của Việt Nam và Trung Quốc đã kết luậnrằng "khái niệm Âm dương có nguồn gốc phương Nam" (phương Nam ở đây baogồm vùng nam Trung Hoa, từ sông Dương Tử trở xuống và vùng Việt Nam Xemthêm dân tộc Việt Nam để biết thêm khu vực của người Cổ Mã Lai sinh sống.)Trong quá trình phát triển, nước Trung Hoa trải qua hai thời kỳ Thời kì thứ nhất,

"Đông tiến" là thời kỳ Trung Hoa mở rộng từ thượng lưu (phía tây) xuống hạ lưu(phía đông) của sông Hoàng Hà Thời kì thứ hai, "Nam tiến" là thời kỳ mở rộng từlưu vực sông Hoàng Hà (phía bắc) xuống phía nam sông Dương Tử Trong quátrình nam tiến, người Hán đã tiếp thu triết lý Âm dương của các cư dân phươngnam, rồi phát triển, hệ thống hóa triết lý đó bằng khả năng phân tích của người dumục làm cho triết lý Âm dương đạt đến hoàn thiện và mang ảnh hưởng của nó tácđộng trở lại cư dân phương nam

Nếu so sánh phương Đông với phương Tây thì phương Tây chú trọng đến tư

Trang 9

chứng Nhưng nếu xét riêng ở phương Đông thì nếu đi từ bắc xuống nam ta sẽthấy phía bắc Trung Quốc nặng về phân tích hơn tổng hợp, còn phía nam thìngược lại, nặng về tổng hợp hơn phân tích Người Bách Việt và người Hán đã xâydựng nên hai hệ thống triết lý khác nhau.

Ở phương Nam, với lối tư duy mạnh về tổng hợp, người Bách Việt đã tạo ra

mô hình vũ trụ với số lượng thành tố lẻ (dương): hai sinh ba (tam tài), ba sinh năm(Ngũ hành) Chính vì thế mà Lão Tử, một nhà triết học của nước Sở (thuộcphương Nam) lại cho rằng: "nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật" Tư duy

số lẻ là một trong những nét đặc thù của phương Nam Trong rất nhiều thành ngữ,tục ngữ Việt Nam, các số lẻ như 1, 3, 5, 7, 9 xuất hiện rất nhiều Ví dụ: "ba mặtmột lời"; "ba vợ, bảy nàng hầu"; "tam sao, thất bản"

Ở phương Bắc, với lối tư duy mạnh về phân tích, người Hán đã gọi Âm dương

là lưỡng nghi, và bằng cách phân đôi thuần túy mà sinh ra mô hình vũ trụ chặt chẽvới số lượng thành tố chẵn (âm) Chính vì vậy Kinh Dịch trình bày sự hình thành

vũ trụ như sau: "lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái biếnhóa vô cùng" (hai sinh bốn, bốn sinh tám) Người phương Bắc thích dùng số chẵn;

ví dụ, "tứ đại", "tứ mã", "tứ trụ" Lối tư duy như vậy, hoàn toàn không có chỗcho Ngũ hành - điều này cho thấy, quan niệm cho rằng "Âm dương - Ngũ hành -bát quái" chỉ là sản phẩm của người Hán có lẽ là một sai lầm

1.2 Thuyết Ngũ hành

1.2.1 Sơ lược về học thuyết Ngũ hành

Nếu như sự vận động không ngừng của vũ trụ đã hướng con người tới nhữngnhận thức sơ khai trong việc cắt nghĩa quá trình phát sinh của vũ trụ và hình thànhthuyết Âm dương, thì ý tưởng tìm hiểu bản thể thế giới, bản thể các hiện tượngtrong vũ trụ đã giúp cho họ hình thành thuyết Ngũ hành Thuyết Ngũ hành có thểhiểu đó là thuyết biểu thị quy luật vận động của thế giới, của vũ trụ, nó cụ thể hóa

và bổ sung cho thuyết Âm dương thêm hoàn bị Như vậy, học thuyết Ngũ hành làhọc thuyết Âm dương, nhưng liên hệ cụ thể hơn trong việc quan sát quy nạp và sựliên quan của các sự vật trong thiên nhiên

Trang 10

Và âm và dương vốn là hai trạng thái của những phần tử vật chất trong vũ trụ.Những phần tử này dưới sự thúc đẩy của lý cấu, hiệp với nhau sinh ra Ngũ hành,còn gọi là ngũ đế, gồm: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ Ngũ hành chia ở bốn phương vàtrung tâm, trong đó:

- Kim: ở phía Tây

- Mộc: ở phía Đông

- Thủy: ở phía Bắc

- Hỏa: ở phía Nam

- Thổ: ở trung tâm

Bảng 1.1 Sự quy nạp vào Ngũ hành trong thiên nhiên

và trong cơ thể con người

Hiện tượng Ngũ hành

1.2.2 Hoàn cảnh ra đời

Cổ thư chữ Hán đã xác định rằng, thời Vua Đại Vũ - 4000 năm cách ngày nay,khi đi trị thủy ở sông Lạc, thấy con Thần Quy hiện lên Trên đầu, lưng, mai vàđuôi có những vết chấm Nhà vua nhìn thấy và làm ra đồ hình Lạc Thư Căn cứvào Lạc Thư mà Ngài đã phát minh ra Ngũ hành trong trước tác nổi tiếng là HồngPhạm cửu trù Trong Hồng Phạm cửu trù khái niệm Ngũ hành xuất hiện Hồngphạm cửu trù được nhắc tới trong thiên Vũ Cống của kinh Thư Nhưng đồ hình

Trang 11

Lạc thư như thế nào cũng không rõ và cũng chỉ được công bố vào đời Tống, tức làhơn 3000 năm sau khi cổ thư nhắc tới sự kiện này.

Hình 1.1 Đồ hình Lạc Thư điểm và Thần Qui hiện trên sông Lạc

Hình minh họa những điểm trên thân Thần Qui hiện trên sông Lạc và đồ hìnhLạc Thư điểm Cũng do các đạo gia đời Tống công bố sau khi lịch sử văn hóa Hánxác nhận lịch sử ra đời 3000 năm sau đó Cấu trúc cửu trù theo Lạc Thư - Trù thứnhất nói về Ngũ hành

Và như thế sự đề cập đầu tiên về Ngũ hành được thấy trong tác phẩm "Kinhthư" ở chương "Hồng phạm" qua lời "Cổ Tử cáo với Vua Vũ nhà Chu" TrongCửu trù Hồng Phạm thì Ngũ hành về mặt tự nhiên được hình thành bằng tên củanăm loại vật chất cụ thể (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) và kèm theo tính chất của cácloại vật chất đó, năm loại vật chất này không thể thiếu được đối với đời sống conngười

Đứng về mặt thiên thời, "Hồng phạm" cho rằng có cái gọi là ngữ "kỷ" (một lànăm, hai là tháng, ba là ngày, bốn là các vì sao, năm là lịch số) Về hiện tượng xãhội và hiện tượng tinh thần của con người, "Hồng phạm" đề xuất "ngũ sự" và "ngũphúc" Ngũ sự như: một là tướng mạo, hai là lời nói, ba là trông, bốn là nghe, năm

là suy nghĩ Ngũ phúc như: một là thọ, hai là phúc, ba là thông minh, bốn là hiếuđức, năm là khảo trung mệnh

Qua đó nhận thấy "Hồng phạm" dùng Ngũ hành để liên hệ hiện tượng tự nhiênvới hiện tượng xã hội, nhằm thuyết minh thế giới là một chỉnh thể thống nhất, cótrật tự Trong tư tưởng đó có chứa đựng nhân tố duy vật, khẳng định Ngũ hành là

Trang 12

cơ sở của thế giới, tính chất của sự vật đều thể hiện tính năng của năm loại vậtchất: thủy, hỏa, kim, mộc, thổ

"Hồng phạm" đã ảnh hưởng rất lớn đến triết học của thời đại phong kiến saunày Các nhà duy vật và duy tâm từ những lập trường và giác độ khác nhau mà rút

ra từ "Hồng phạm" những tư tưởng phù hợp với mình Chính "Hồng phạm" và

"Kinh dịch" đã tạo nên cái nền của vũ trụ luận

Dấu ấn của Ngũ hành còn thấy trong sách Lã Thị Xuân thu, được coi là của LãBất Vi, một vị tể tướng đời Tần Trong thiên "Thập nhi kỉ" sách Lã Thị Xuân Thu,phần nói về mối quan hệ giữa Ngũ hành với giới tự nhiên có rõ nét hơn "Nguyệtlệnh" dùng thuộc tính vốn có của năm loại vật chất và tác dụng (tương sinh) lẫnnhau giữa chúng để thuyết minh cho sự biến hóa của thời tiết bốn mùa Sự thuyếtminh này tuy có tính chất khiên cưỡng nhưng là một quan điểm duy vật Còn vềmặt xã hội thì "Nguyệt lệnh" cũng giống như "Hồng phạm", ý đồ chính trị đã đượcnâng lên đến mức thể chế hành động của ông vua theo Ngũ hành Người ta lấy sựchặt chẽ của trật tự Ngũ hành và quan hệ sinh khắc của nó để làm mực thước caitrị xã hội

Trâu Diễn là một lãnh tụ quan trọng của các nhà Ngũ hành thời Chiến quốc.Khi đưa thuyết Ngũ hành vào lịch sử, ông đã dùng trật tự của Ngũ hành để gánghép cho trật tự của các triều đại vua Ý tưởng của ông đã thành một nếp khẳngđịnh trong ý thức hệ của giai cấp phong kiến, đến nỗi gây ra cuộc tranh luận vềviệc chọn tên "hành" cho triều đại nhà Hán (một triều đại mà học thuyết Âmdương Ngũ hành rất thịnh và được đem ứng dựng vào tất cả các công việc hàngngày, vào mọi mặt của đời sống xã hội) Lý luận của Trâu Diễn được các danh giađương thời hấp thụ và quán triệt vào các lĩnh vực của hình thái ý thức xã hội.Học thuyết Ngũ hành của Đổng Trọng Thư, một nho sĩ uyên bác đời Hán cónhiều điểm khác với tư tưởng của Cơ Tử và Trâu Diễn Đi sâu vào hình thái củaquy luật Ngũ hành, Đổng Trọng Thư cho rằng, trật tự của Ngũ hành bất đầu từmộc qua hỏa, thổ, kim,thủy Khi phân tích quy luật sinh khắc của Ngũ hành, ông

Trang 13

đã dựa hẳn vào sự diễn biến của khí hậu bốn mùa Theo ông, sở dĩ có sự vậnchuyển bốn mùa là do khí âm, dương biến đổi.

Trong "Kinh Dịch", khi nói về Ngũ hành, các nhà toán học và dịch học đã lýgiải nó trên hai hình Hà đồ và Lạc thư Theo "Kinh Dịch” thì trời lấy số 1 mà sinhthành thủ, đất lấy số 6 mà làm cho thành, đất lấy số 2 mà sinh hành hỏa, trời lấy số

7 mà làm cho thành, trời lấy số 3 mà sinh hành mộc, đất lấy số 8 mà làm chothành, đất lấy số 4 mà sinh hành kim, trời lấy số 9 mà làm cho thành

Quan điểm Ngũ hành và sự ứng dụng của nó đối với đời sống con người đượcbàn nhiều nhất trong tác phẩm "Hoàng đế Nội kinh" Những lời bản trong bộ sáchnày đã khẳng định học thuyết Ngũ hành có vai trò hết sức quan trọng đối với y học

cổ truyền Trung Quốc

1.3 Ý nghĩa lịch sử của học thuyết Âm dương – Ngũ hành

Hai học thuyết Âm dương Ngũ hành được hết hợp làm một từ rất sớm Nhânvật nổi tiếng nhất trong việc kết hợp hai học thuyết trên là Trâu Diễn Ông đã dùng

hệ thống lý luận Âm dương Ngũ hành "tương khắc, tương sinh" để giải thích mọivật trong trời đất và giữa nhân gian Trâu Diễn là người đầu tiên vận dụng thuyết

Âm dương Ngũ hành vào giải thích các hiện tượng xã hội nói chung

Cuối thời Chiến Quốc, đầu thời Tần Hán có hai xu hướng khác nhau bàn về sựkết hợp giữa thuyết Âm dương và thuyết Ngũ hành

Hướng thứ nhất: Đổng Trọng Thư kết một nho sĩ uyên bác đời Hán hợp Âmdương Ngũ hành để giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội, con người Theoông, giữa con người và tự nhiên có một mối quan hệ thần bí Khi giải đáp về khởinguồn, kết cấu của vũ trụ, ông đã sáng tạo ra một vị thần có nhân cách đứng trên

cả vũ trụ, có ý thức và đạo đức đó là trời Theo ông, trong vũ trụ con người là sựsáng tạo đặc biệt của trò vượt lên vạn vật, tương hợp với trời, trời có bốn mùa, conngười có tứ chi Từ thuyết "thiên nhân hợp nhất", ông đã dẫn dắt ra mệnh đề "thiênnhân cảm ứng", cho rằng thiên tai là do trời cảnh cáo loài người Ông còn lợi dụngquan điểm định mệnh trong học thuyết Âm dương Ngũ hành để nói rằng "dươngthiên, âm ác" Tuy Đổng Trọng Thư đưa ra phạm trù "khí", "Âm dương", "Ngũ

Trang 14

hành" để giải thích quy luật biến hóa của thế giới, song ông lại cho rằng những thửkhí ấy bị ý chí của thượng đế chi phối Triết học của ông có màu sắc mục đíchluận rõ nét Bên cạnh đó ông còn nói trời không đổi, đạo cũng không đổi để phủnhận sự phát triển và biến hóa của thế giới khách quan.

Hướng thứ hai: Tác phẩm "Hoàng Đế Nội kinh" đã sử dụng triết học Âmdương Ngũ hành làm hệ thống lý luận của y học Tác phẩm này đã dùng họcthuyết trên để giải thích mối quan hệ giữa con người với trời đất: coi con người vàhoàn cảnh là một khối thống nhất, con người chẳng qua là cơ năng của trời và đấtthu nhỏ lại, con người không thể tách rời giới tự nhiên mà sinh sống được, conngười với giới tự nhiên là tương ứng Tự nhiên có Âm dương Ngũ hành thì conngười có "thủy hỏa" ngũ tạng Nội kinh viết: "Âm dương là quy luật của trời đấttuy không thấy được nhưng chúng ta có thể hiểu được nó thông qua sự biểu hiệncủa thủy hỏa khí huyết, trong đó hỏa khí thuộc dương, thủy huyết thuộc âm" Tácphẩm này còn dùng các quy luật Âm dương Ngũ hành để giải thích mối quan hệgiữa các phủ tạng trong cơ thể Tác phẩm đã vận dụng sự kết hợp giữa học thuyết

Âm dương với học thuyết Ngũ Hãnh để giải thích các hiện tượng tự nhiên cũngnhư các biểu hiện trong cơ thể con người và mối quan hệ giữa con người với tựnhiên Đây là một quan điểm hoàn chỉnh và là một điển hình của phép biện chứngthô sơ

Học thuyết Âm dương đã nói rõ sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới kháchquan với hai mặt đối lập thống nhất đó là Âm dương Âm dương là quy luật chungcủa vũ trụ, là kỉ cương của vạn vật, là khởi đầu của sự sinh trưởng, biến hóa.Nhưng nó sẽ gặp khó khăn khi lý giải sự biến hóa, phức tạp của vật chất Khi đó

nó phải dùng thuyết Ngũ hành để giải thích Vì vậy có kết hợp học thuyết Âmdương với học thuyết Ngũ hành mới có thể giải thích mọi hiện tượng tự nhiên và

xã hội một cách hợp lý

Hai học thuyết này luôn luôn phối hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau, không thểtách rời Muốn nhìn nhận con người một cách chỉnh thể, đòi hỏi phải vận dụng kết

Trang 15

tính tổng hợp có thể nói lên được tính đối lập thống nhất, tính thiên lệch và cânbằng của các bộ phận trong cơ thể con người, còn học thuyết Ngũ hành nói lênmối quan hệ phức tạp, nhiều vẻ giữa các yếu tố, các bộ phận của cơ thể con người

và giữa con người với tự nhiên Có thể khẳng định, trên cơ bản, Âm dương Ngũhành là một khâu hoàn chỉnh, giữa Âm dương và Ngũ hành có mối quan hệ khôngthể tách rời

Âm dương Ngũ hành là những phạm trù cơ bản trong tư tưởng của ngườiTrung Quốc cổ đại Đó cũng là những khái niệm trừu tượng đầu tiên của ngườixưa để giải thích sự sinh thành, biến hóa của vũ trụ Đến thời Chiến quốc, họcthuyết Âm dương Ngũ hành đã phát triển đến một trình độ khá cao và trở thànhphổ biến trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên Song học thuyết Âm dương Ngũhành cũng như các học thuyết triết học Trung Quốc cổ đại là thế giới quan củangười Trung Hoa ở vào một thời kỳ lịch sử đã lùi vào dĩ vãng, lúc đó lực lượngsản xuất và khoa học còn ở trình độ thấp, cho nên không khỏi có những hạn chế donhững điều kiện lịch sử đương thời quy định Đặc biệt, sự phát triển của nó chưagắn với những thành tựu của khoa học tự nhiên cận hiện đại, nó còn mang dấu ấncủa tính trực giác và tính kinh nghiệm Song học thuyết đó đã trang bị cho conngười tư tưởng duy vật khá sâu sắc và độc đáo nên đã trở thành lý luận cho một sốngành khoa học cụ thể

Trang 16

Chương II Những nội dung cơ bản của học thuyết Âm dương Ngũ hành 2.1 Nội dung cơ bản của học thuyết Âm dương

Ở phần trên, định nghĩa thuyết Âm dương - Ngũ hành đã được trình bài mộtcách khá rõ ràng, ở phần này, những nội dung cơ bản của thuyết trên sẽ được nêu

cụ thể, để độc giả có được hiểu biết cở bản về nó Đầu tiên, chúng tôi xin nói vềthuyết Âm dương Âm và dương là tên gọi đặt cho hai yếu tố cơ bản của một vật,hai cực của một quá trình vận động và hai nhóm hiện tượng có mối liên quan biệnchứng với nhau

những gì yếu đuối nhỏ bé, tối tăm, thụ động, nữ tính, mềm mại

phân tán, sự mạnh mẽ, cho ánh sáng, chủ động, nam tính, cứng rắn

Dựa vào những thuộc tính cơ bản, người ta phân định tính chất Âm dương chocác sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội như sau:

Hình 2.1 Biểu tượng Âm dương nói lên bản chất

và mối quan hệ giữa âm và dương

Hình 2.2 Thờ sinh thực khí nam và nữ của đồng bào dân tộc Chăm

Trang 17

Cột hình tròn (dương) biểu hiện cho nam, hình bệ vuông (âm) biểu hiện chonữ.

2.1.1 Âm dương đối lập nhau

Âm dương là hai từ dùng để chỉ hai mặt đối lập mà chế ước lẫn nhau của mỗisự vật Đối lập là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa hai mặt Âm dương Vídụ: Ngày - đêm, nước - lửa, ức chế - hưng phấn, khỏe - yếu

2.1.2 Âm dương hỗ căn

Âm dương cùng một cội nguồn, nương tựa giúp đỡ lẫn nhau như vật chất vànăng lượng Cả hai mặt đều là quá trình phát triển tích cực của sự vật không thểđơn độc phát sinh - phát triển được Ví dụ: Cơ năng hoạt động (dương) phải có sựcung cấp của chất dinh dưỡng (âm), chất dinh dưỡng (âm) phải nhờ sự hoạt độngcủa cơ năng (dương) mới trở thành chất hữu dụng để nuôi tạng phủ và cứ như thếkhông ngừng Ví dụ: Có sinh thì có tử hoặc có trong thì có ngoài

2.1.3 Âm dương tiêu trưởng

Tiêu là mất đi, Trưởng là sự phát triển: Nói lên sự vận động không ngừng, sựchuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt Âm dương Như khí hậu bốn mùa trong nămluôn thay đổi từ lạnh sang nóng, từ nóng sang lạnh Từ lạnh sang nóng là quá trình

"âm tiêu dương trưởng" và từ nóng sang lạnh là quá trình "dương tiêu âm trưởng"

do đó có khí hậu mát, lạnh, ấm, và nóng biểu thị khí hậu của bốn mùa: xuân hạ thu - đông

-2.1.4 Âm dương bình hành

Hai mặt Âm dương tuy đối lập, vận động không ngừng, nhưng luôn luôn lậplại được thế cân bằng, thế bình quân giữa hai mặt Bình hành là cân bằng cùng tồntại, sự cân bằng Âm dương là sự cân bằng động và cân bằng tĩnh Nếu sự cân bằng

Âm dương bị phá vỡ thì sự vật có nguy cơ bị tiêu vong

* Tóm lại: Bốn quy luật cơ bản của Âm dương nói lên sự mâu thuẫn, thống

nhất, vận động và nương tựa lẫn nhau của vật chất

Trang 18

Ngoài ra, bốn tính chất trên đây còn được các chuyên gia tổng hợp lại và chia

ra làm hai quy luật cơ bản Tất cả các đặc điểm của triết lý Âm dương đều tuân

về quan hệ giữa các thành tố.

Quy luật về bản chất của các thành tố

Quy luật về bản chất của các thành tố của triết lý Âm dương là:

- Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, và

- Trong âm có dương, trong dương có âm

trong sự so sánh với một vật khác Ví dụ, về trong âm có dương: đất lạnh nênthuộc âm nhưng càng đi sâu xuống lòng đất thì càng nóng; về trong dương có âm:nắng nóng thuộc dương, nhưng nắng nhiều sẽ có mưa nhiều (hơi nước bay lên)làm nên mưa lạnh thuộc âm Chính vì thế mà việc xác định tính Âm dương của cáccặp đối lập thường dễ dàng Nhưng đối với các vật đơn lẻ thì khó khăn hơn nên cóhai hệ quả để giúp cho việc xác định tính Âm dương của một đối tượng:

+ Muốn xác định được tính chất Âm dương của một đối tượng thì trước hết

hệ; ví dụ, về màu sắc thì đi từ âm đến dương ta có đen-trắng-xanh-vàng-đỏ (đất

"đen" sinh ra mầm lá "trắng", lớn lên thì chuyển thành "xanh", lâu dần chuyểnthành lá "vàng" và cuối cùng thành "đỏ")

+ Muốn xác định được tính chất Âm dương của một đối tượng thì phải xácđịnh được cơ sở so sánh Ví dụ, nước so với đất thì, về độ cứng thì nước là âm, đất

là dương; nhưng về độ linh động thì nước là dương, đất là âm

Quy luật về quan hệ giữa các thành tố

Quy luật về quan hệ giữa các thành tố của triết lý Âm dương là:

- Âm dương gắn bó mật thiết với nhau, vận động và chuyển hóa cho nhau, và

- Âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành dương, dương phát triển đến

Trang 19

Ngày và đêm, tối và sáng, mưa và nắng, nóng và lạnh, luôn chuyển hóa chonhau Cây màu xanh từ đất "đen", sau khi lớn chín "vàng" rồi hóa "đỏ" và cuốicùng lại rụng xuống và thối rữa để trở lại màu "đen" của đất Từ nước lạnh (âm)nếu được đun nóng đến cùng cực thì bốc hơi lên trời (thành dương), và ngược lại,nếu được làm lạnh đến cùng cực thì nó sẽ thành nước đá (thành dương).

Tất cả các quy luật trên được thể hiện đầy đủ trong biểu tượng Âm dương nóilên bản chất và sự chuyển hóa của âm và dương

Hai mặt Âm dương tuy đối lập vận động không ngừng, nhưng luôn luôn lậplại được thế cân bằng, thế quân bình giữa hai mặt Sự mất cân bằng của Âm dươngbiểu hiện qua sự phát sinh bệnh tật của cơ thể Tóm lại, bốn quy luật cơ bản của

Âm dương biểu hiện cho sự thống nhất, vận động và nương tựa lẫn nhau của vậtchất Từ bốn quy luật trên khi áp dụng vào y học người ta còn thấy một số phạmtrù sau:

Sự tương đối và tuyệt đối của hai mặt Âm dương

Sự đối lập giữa hai mặt Âm dương là tuyệt đối nhưng trong một điều kiện cụthể nào đó lại có tính tương đối Ví dụ, hàn thuộc âm đối lập với nhiệt thuộcdương, nhưng lương (làm mát) thuộc âm đối lập với ôn (làm ẩm) thuộc dương.Trong lâm sàng tuy sốt là nhiệt thuộc dương, nếu sốt cao thuộc lý dùng thuốc hàn,sốt ít thuộc biểu dùng thuốc mát (lương)

Trong âm có dương, trong dương có âm

Do Âm dương cùng nương tựa vào nhau để tồn tại, có khi xen kẽ vào nhautrong sự phát triển Như sự phân chia thời gian trong ngày, ban ngày thuộc dương,từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa là dương của dương, từ 12 giờ đến 18 giờ là phần âmcủa dương Ban đêm thuộc âm, từ 18 giờ đến 24 giờ là âm của âm, từ 0 giờ đến 6giờ là dương của âm

Bản chất và hiện tượng

Thông thường bản chất thường phù hợp với hiện tượng, khi chữa bệnh người

ta chữa vào bản chất của bệnh, như bệnh hàn dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt dùngthuốc hàn Nhưng có lúc bản chất không phù hợp với hiện tượng gọi là sự “thật

Trang 20

giả” Trên lâm sàng khi chẩn đoán phải xác định cho đúng bản chất để dùng thuốcchữa đúng nguyên nhân.

Ví dụ: bệnh nhiễm khuẩn gây sốt cao (chân nhiệt) do nhiễm độc gây trụymạch ngoại biên làm chân tay lạnh, ra mồ hôi lạnh (giả hàn), phải dùng thuốc mát

để trị Bệnh đi đại tiện phân lỏng do lạnh (chân hàn), do mất nước, mất điện giảgây nhiễm độc thần kinh làm co giật, sốt (giả nhiệt) phải dùng các thuốc ấm đểchữa nguyên nhân

2.2 Nội dung của thuyết Ngũ hành

Nội dung cơ bản của học thuyết Ngũ hành là mối liên hệ biện chứng duy vậtgiữa các sự vật hiện tượng trong giới tự nhiên Năm loại vật chất này vận động,chuyển hóa và tác động lẫn nhau hình thành nên thế giới tự nhiên, xã hội và tưduy Ngũ hành vừa có tác động thúc đẩy, vừa có tác động ức chế lẫn nhau hìnhthành nên một vũ trụ luôn luôn vận động theo hình xoáy ốc giống như quan điểmvật chất luôn vận động trong triết học Mác-Lênin Nó được ứng dụng rộng rãi trênmọi lĩnh vực khoa học và đời sống Cụ thể, Ngũ hành phản ánh những sự vật, hiệntượng hay thuộc tính, quan hệ như:

Mộc: gỗ, mùa xuân, phương Đông, màu xanh, vị chua,…

Hỏa: lửa, mùa hạ, phương Nam, màu đỏ, vị đắng,…

Thổ: đất, giữa hạ và thu, trung ương, màu vàng, vị ngọt,

Kim: kim khí, mùa thu, phương Tây, màu trắng, vị cay,…

Thủy: nước, mùa đông, phương Bắc, vị mặn,…

(Nguồn: sách Triết học, phần I, trang 50)Tinh thần cơ bản của thuyết Ngũ hành bao gồm hai phương diện giúp đỡ nhaugọi là tương sinh và chống lại nhau gọi là tương khắc Ngoài ra, còn có tươngthừa, tương vũ biểu thị mọi sự biến hóa phức tạp của sự vật Các hành thường sắpxếp theo trình tự: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy

Trang 21

Bảng 2.1.Tóm tắt các sự vật hiện tượng theo Ngũ hành

Đặc tính Thanh tĩnh Mọc lên và

phát triển Lạnh rét, hướng

xuống dưới

Nóng, hướng lên trên Nuôi lớn

Tương ứng

với cơ thể

Phổi, ruột già, khí quản, hệ hô hấp

Gan, mật gân cốt, tứ chi

Thận, bàng quang, não,

hệ bài tiết

Tim, ruột non, mạch máu

Lá lách, dạ dày, hệ tiêuhóa

2.2.1 Quy luật tương sinh và quy luật tương khắc

Tương sinh: có nghĩa là giúp đỡ nhau, xúc tiến, nương tựa lẫn nhau để sinh

trưởng, giúp cho nhau lớn hoặc sinh ra nhau Theo luật tương sinh mọi sự vật đềusinh sôi nảy nở và sự phát triển đó không bao giờ ngừng

Quan hệ tương sinh: A sinh B, ký hiệu AB Trong quan hệ này, các yếu tốcủa lực lượng A hỗ trợ cho lực lượng B phát triển hoặc chuyển từ A sang B Bảnchất của quan hệ này là ở chỗ, tác động của A trong tương tác với các lực lượngkhác làm cho B thu được nhiều giá trị mới, kết quả của tương tác Âm dương Vídụ: Trong tự nhiên, gỗ bị đốt cháy sinh ra lửa (mộc sinh hỏa), lửa thiêu cháy mọivật thành tro (hỏa sinh thổ); Trong lòng đất, sinh ra các quặng thể rắn – kim loại(thổ sinh kim); Vật rắn bằng kim loại bị nóng chảy sang thể lỏng ( kim sinh thủy);Nước là thành phần không thể thiếu được để cây cối sinh sôi nảy nở (thủy sinh

mộc) (Nguồn: Sách Triết học, phần I, trang 51).

Hình 2.3 Quan hệ tương sinh

Kim  Thuỷ  Mộc  Hoả  Thổ  Kim

Trang 22

Tương khắc: Tương khắc có nghĩa là ức chế và thắng nhau, làm thiệt hại

nhau, nhưng phải biểu hiện cái ý quân bình và giữ gìn lẫn nhau giữa các Hành Quan hệ tương khắc: A khắc B, ký hiệu AB Trong quan hệ này, những yếu

tố của lực lượng A trong quá trình tương tác với các yếu tố khác trong Vạn tượnggây nên những hiệu ứng làm cho B không thu được nhiều giá trị mới, được tạo ratrong quá trình tương tác Âm dương, làm cản trở sự phát triển của B.Ví dụ: Rễ cây

ăn sâu vào lòng đất hút chất dinh dưỡng của đất (mộc khắc thổ); Đất thấm nước,ngăn chặn dòng nước (thổ khắc thủy); Nước làm tắt lửa (thủy khắc hỏa); Lửa nónglàm chảy kim loại (hỏa khắc kim); Dụng cụ kim loại cưa, cắt được gỗ (kim khắcmộc)….(Nguồn: Sách Triết học, phần I, trang 51)

Hình 2.4 Quan hệ tương khắc

Thuỷ  Hoả  Kim  Mộc  Thổ  Thuỷ

Hình 2.5 tổng hợp tương sinh tương khắc của Ngũ hành

Trang 23

Từ sơ đồ tổng hợp tương sinh tương khắc của Ngũ hành trên, chúng ta có thểrút ra hai quy luật cơ bản sau:

Quy luật cơ bản thứ nhất

Nếu: A sinh B, C khắc A thì B khắc C

Điều này được lý giải như sau: Mọi sự vật phát triển, tương tác với các sự vậtkhác luôn có xu hướng giành lấy nhiều nhất có thể được lợi ích cao nhất hay giá trịmới nhiều nhất

Quy luật cơ bản hai

Nếu: A sinh B, B sinh C thì A khắc C

Điều này được lý giải như sau: trong quá trình vận động phát triển của mình,các sự vật luôn có xu khắc chế những sự vật, hiện tượng khác có khả năng cản trởsự phát triển của mình, làm cho mình suy yếu

2.2.2 Quy luật tương thừa, tương vũ

Người ta quan sát và phát hiện ra rằng, trong quan hệ tương sinh A sinh B, nếu

A quá vượng (mạnh), thì B không những không phát triển tốt hơn lên, không thuthêm được nhiều giá trị mới hơn mà còn bị suy giảm đi, thu được ít giá trị mớihơn Lúc này, quan hệ tương sinh chuyển thành quan hệ được gọi là tương thừa,một thái quá của tương sinh: A tương thừa B

Trong quan hệ tương khắc, nếu A khắc B mà A quá yếu, B quá vượng thì Akhông những không thể khắc B mà còn bị B triệt Quan hệ tương khắc chuyểnthành quan hệ tương vũ, một trường hợp bất cập của tương khắc: A tương vũ B.Tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ là những quan hệ cơ bản của cácyếu tố trong sự vật Quan hệ tương sinh, tương khắc phổ biến trong sự phát triển

ổn định của sự vật, thời kỳ Hậu thiên Quan hệ tương thừa, tương vũ sảy ra khi sựvật trở nên thái quá hay bất cập, có những yếu tố quá vượng hay quá yếu

2.2.3 Thiên can, địa chi

2.2.3.1 Thiên can

Thiên can là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu , Kỷ, Canh , Tân , Nhâm , Quí Trongđó:

Trang 24

- Giáp (Mộc), Bính (Hoả), Mậu (Thổ), Canh (Kim), Nhâm (Thuỷ) là nhữngcan thuộc dương.

- Ất (Mộc), Đinh (Hoả), Kỷ (Thổ), Tân (Kim), Quí (Thuỷ) là những can Âm

Nhị hợp: Nghĩa là hai địa chi hợp với nhau để tạo ra một ý nghĩa mới về

Ngũ hành, cụ thể như:

Tí hợp với Sửu với tạo thành hành Thổ

Dần hợp với Hợi tạo thành hành Mộc

Mão hợp với Tuất tạo thành hành Hoả

Thìn hợp với Dậu tạo thành hành Kim…

Tam hợp: nghĩalà ba chi hợp với nhau đế tạo ra một ý nghĩa mới về Ngũ

hành là:

Thân - Tí - Thìn hợp với nhau tạo thành hành Thuỷ

Dần - Ngọ - Tuất hợp với nhau tạo thành hành Hoả

Tỵ - Ngọ - Tuất hợp với nhau tạo thành hành Mộc

Quan hệ xung (khắc) của các địa chi gồm có

Tí xung (khắc) với Ngọ

Sửu xung (khắc) Mùi

Dần xung (khắc) Thân

Trang 25

Ví dụ: Tại sao giữa chi Dậu và chi Thìn lại là mối quan hệ nhị hợp? Bởi lẽ

Tỵ - Dậu - Sửu hợp thành hành Kim, còn Thân - Tý - Thìn hợp thành hành Thuỷ.Vậy là Kim sinh Thuỷ nên giữa chúng là mối quan hệ tương hợp

Hoặc: Tại sao Dần và Tỵ lại quan hệ tương hại? Bởi vì Dần và Hợi vốn làquan hệ tương hợp với nhau Trong khi đó chi Tỵ lại xung khắc với chi Hợi nên nótạo ra sự cản trở quá trình tương hợp giữa Dần với Hợi Vậy nên Dần với Tỵ làquan hệ tương hại

Sự kết hợp giữa Thiên can và địa chi sẽ tạo lập nên một trong năm hành củaNgũ hành Thực tế sự kết hợp này lại được sử dụng rất rộng rãi và thường xuyên

có cả trong thuật trạch cát Trong thuật trạch cát, nếu chọn được tháng hay ngàythuộc hành kim thì có nghĩa là bản mệnh của người đó thuộc quan hệ được sinhnhập

2.2.4 Thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng và bát quái

Trong thời kỳ Tiên thiên, sự phân hoá của sự vật thành các yếu tố của Tam tàiNgũ hành có thể biểu diễn như sau:

Bảng 2.2 Các yếu tố của Tam tài Ngũ hành

Trang 26

Vô cực, hư vô, hư không, chân không: không có dưỡng khí, không có sự

sống

Thái cực: Có dưỡng khí, có sự sống Thái cực tạo ra Âm dương, động tạo ra

dương, khi dương lên đến cực đại, nó chuyển hóa thành tĩnh Trên nền tĩnh tại, tháicực tạo ra âm Khi âm cực đại, lại chuyển hóa thành động Động và tĩnh, trongvòng tuần hoàn đó, là nguồn gốc của nhau Sự phân hóa giữa âm và dương đượcxác định và hai trạng thái Âm dương được bộc lộ

Lưỡng Nghi (Âm dương) được tượng trưng bằng hai vạch Dương và Âm gọi

là Dương Nghi và Âm Nghi Dương được kí hiệu là một vạch liên tục (─) còn Âmđược kí hiệu bằng một vạch đứt, không liên tục ( ) Đặt một vạch Dương lên trênDương Nghi thì thành Toàn Dương nên gọi là Thái Dương (Thái có nghĩa là lớn).Đặt một vạch Âm lên trên Dương Nghi thì ta có một Dương làm chủ ở dưới nêngọi là Thiếu Dương (Thiếu có nghĩa là còn nhỏ) Đặt một vạch Âm lên trên ÂmNghi thành Toàn Âm gọi là Thái Âm Đặt một vạch Dương lên trên Âm Nghi thì

ta có một Âm làm chủ ở bên dưới gọi là Thiếu Âm

Như vậy ta có Tứ Tượng theo đúng thứ tự là Thiếu Dương, Thái Dương,Thiếu Âm, Thái Âm Thiếu Dương đi trước Thái Âm và Thiếu Âm đi trước TháiDương thể hiện Âm trung hữu Dương Căn, Dương trung hữu Âm Căn, nghĩa làtrong Âm có mầm Dương, trong Dương có mầm Âm Dương sinh ở Dưới thành raThiếu Dương có một vạch Dương mới sinh ở Dưới làm chủ Dương Trưởng ởTrên thành ra Thái Dương với hai gạch Dương là Dương đả toàn thịnh Âm sinh ởTrên cho nên Thiếu Âm có một Âm mới sinh ở Dưới làm chủ Âm trưởng ở Dưới

cho nên Thái Âm với hai gạch Âm là Âm đã toàn thịnh

Bát Quái là tám Quẻ, mỗi quẻ gồm có ba vạch (mỗi vạch còn gọi là Hào), còn

được gọi là Quẻ Độn hay Độn Quái, dùng để diễn tả tám hiện tượng chính củahọat động Âm dương trong Vũ Trụ Việc xếp đặt các vạch để tạo thành Bát Quáiđược thực hiện theo một thứ tự hoàn toàn theo tự nhiên: Dương trước, Âm sau, taymặt trước, tay trái sau Thứ tự và tên gọi của Bát Quái như sau:

Trang 27

Quẻ Càn: đặt một vạch Dương lên trên Thái Dương thành toàn Dương gọi

là quẻ Càn (trơi, thiên Càn vi Thiên) Quẻ này thì Dương đã Thịnh, và Âm đãhủy

Đoài vi Trạch) Quẻ này thì Dương đã lớn và Âm sắp tan

nóng, Ly vi Hỏa) Quẻ này thì Dương đã lớn và Âm sắp tan

Chấn vi Lôi) Quẻ này thì Dương mới sinh và Âm bắt đầu suy

Khôn (Đất, Địa, Khôn vi Địa) Quẻ này thì Âm đã thịnh và Dương đã hủy

Quẻ Cấn: đặt một vạch Dương lên trên Thái Âm ta có quẻ Cấn (núinon.,Can vi Sơn) Quẻ này thì Âm đã lớn và Dương sắp tan

chất lỏng, Khảm vi Thủy) Quẻ này thì Âm đã lớn và Dương sắp tan

vi Phong) Quẻ này thì Âm mới sinh và Dương bắt đầu suy

Trong Bát Quái, có bốn quẻ bất dịch, nghĩa là không doi du đảo lộn, lật lên lậtxuống là Càn Khôn Ly Khảm Bốn quẻ này là bốn quẻ chính (vì Trời, Đất, Lửa,Nước là bốn yếu tố chính) được đạt vào bốn phương chính, ở giữa hai trục chínhNam Bắc và Đông Tây: Phía Đông (tay trái) là hướng mặt trời mọc nên thuộcDương, gồm có Đông Bắc và Đông Nam Phía Tây (tay phải) là hướng mặt trờilặn nên thuộc Âm, gồm có Tây Bắc và Tây Nam

Càn ở Phương Nam vì Càn là toàn Dương nên nóng, Phương Nam là lúc giữatrưa nên nóng nhất

Khôn ở Phương Bắc vì Khôn là Đất, toàn Âm nên lạnh, phía Bắc lúc gần nửađêm thì rất lạnh

Ly ở Phương Đông vì Ly là Lửa, thuộc Dương nên âm ấp, Phương Đông lànơi mặt trời mới mọc có hơi ấm

Trang 28

Khảm ở Phương Tây vì Khảm là nước thuộc Âm nên mát, ở Phương Tây nơimặt trởi lặn thì mát Các nguồn nước cũng từ phương Đông mà ra.

Bốn quẻ còn lại là bốn quẻ phụ, là những hiện tượng chính ở trên Trời và dướiĐất, được đặt ở bốn góc

Sự hình thành của Bát Quái diễn ra như sau:

Trang 29

Chương III ỨNG DỤNG CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH 3.1 Y học

3.1.1 Ứng dụng của thuyết Âm dương vào Y học

Lịch sử tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại đã phát triển qua nhiều giai đoạnkhác nhau, phản ánh cuộc đấu tranh bền bỉ của nhân dân Trung Hoa trong việcchinh phục tự nhiên, xây dựng, phát triển và hoàn thiện dần các chế độ kinh tế,chính trị và xã hội qua các thời đại Chính trong quá trình lịch sử đó, học thuyết

Âm dương Ngũ hành đã ra đời Sau đó học thuyết này không những được nhiềutrường phái tìm hiểu, lý giải, khai thác mà còn được nhiều ngành khoa học khácquan tâm, vận dụng Nổi bật là trong lĩnh vực Y học cổ truyền (YHCT) Đây là cơ

sở lý luận để giải thích nguyên nhân, cơ chế phát sinh bệnh, điều trị và phòng bệnhcủa YHCT Phương Đông

Học thuyết Âm dương Ngũ hành được ứng dụng vào YHCT Phương Đông từrất sớm Bắt đầu từ thời Chiến Quốc đã xuất hiện tác phẩm “Hoàng Đế Nội Kinh”,đây là pho sách hoàn chỉnh đầu tiên về Y học của YHCT Trung Quốc Đến thờiHán, xuất hiện nhà Y học vĩ đại Trương Trọng Cảnh với hai tác phẩm nổi tiếngcòn lưu lại là Thương Hàn Luận và Kim Quỹ Yếu Lược Học thuyết Âm dươngNgũ hành là cơ sở triết học của những tác phẩm kiệt xuất này

Các thầy thuốc nổi tiếng ở Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác, tiêu biểunhư Tuệ Tĩnh, Lê Hữu Trác… đều đã vận dụng triệt để học thuyết Âm dương Ngũhành vào thực tiễn lâm sàng, trước hết là vào việc chẩn đoán và điều trị bệnh chongười dân

3.1.1.1 Phân định tính chất Âm dương trong cơ thể

Kết cấu tổ chức của cơ thể tồn tại ở các mặt đối lập liên hệ phức tạp lẫn nhau,những mặt đối lập ấy đều có thể dùng Âm dương để khái quát và nói rõ quan hệliên quan lẫn nhau của nó Thân thể con người được chia ra như sau: bên ngoài(lưng) là dương, bên trong (bụng, ngực) là âm, vật chất dinh dưỡng thuộc âm, cơnăng hoạt động thuộc dương…

Trang 30

Bảng 3.1 Dùng Âm dương để khái quát quan hệ liên quan lẫn nhau của

kết cấu tổ chức của cơ thể

Tạng thuộc âm, do tính chất trong âm có dương nên còn phân ra phế âm,phế khí, thận âm, thận dương: can huyết, can khí: tâm huyết, tâm khí Phủ thuộcdương nhưng vì trong dương có âm nên có vị âm và vị hoả…

3.1.1.2 Quan niệm về bệnh

Bệnh tật phát sinh ra do sự mất cân bằng Âm dương trong cơ thể được biểuhiện bằng thiên thắng hay thiên suy:

- Thiên thắng: do âm thịnh hoặc dương thịnh

Âm thịnh sinh nội hàn: người lạnh, sợ lạnh, tay chân lạnh, ỉa chảy, nước tiểutrong nhiều, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng dày, mạch trầm, vì phần âm thuộc lý,thuộc hàn

Dương thịnh sinh ngoại nhiệt: sốt, người và tay chân nóng, khát nước, nướctiểu đỏ, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch xác hữu lực, vì phần dương của

cơ thể thuộc biểu, thuộc nhiệt

- Thiên suy: do âm hư hoặc dương hư

Âm hư sinh nội nhiệt: như mất nước, tân dịch giảm sút, gây chứng khát nước,họng khô, sốt nóng về chiều, nhưng cặp nhiệt độ không cao (triều nhiệt), lòng bàn

Trang 31

tay, lòng bàn chân, mũi ức nóng (ngũ tâm phiền nhiệt), ra mồ hôi trộm, chất lưỡi

đỏ, rêu ít hoặc không có rêu, mạch tế xác, hội chứng ức chế thần kinh giảm

Dương hư sinh ngoại hàn: sợ lạnh, tay chân lạnh, tiểu trong, lưỡi nhợt, rêutrắng, mặt trầm, não suy, hội chứng hưng phấn thần kinh giảm vì phần dương khí

ở bên ngoài bị giảm sút

Sự mất thăng bằng của Âm dương gây ra những chứng bệnh ở những vị tríkhác nhau của cơ thể tuỳ theo vị trí đó ở phần âm hay dương

Trong quá trình phát triển của bệnh, tính chất của bệnh còn chuyển hoá lẫnnhau giữa hai mặt Âm dương Bệnh ở phần dương ảnh hưởng tới phần âm (dươngthắng tắc âm bệnh) Ví dụ: sốt cao kéo dài sẽ gây mất nước Bệnh ở phần âm ảnhhưởng tới phần dương (âm thắng tắc dương bệnh) Ví dụ: đi đại tiện phân lỏng,nôn mửa kéo dài mất nước, điện giả làm nhiễm bệnh thần kinh, gấy sốt, co giậtthậm trí gây trụy mạch (thoát dương)

Bảng 3.2 Phân biệt dương chứng và âm chứng

Trang 32

3.1.1.3 Chẩn đoán bệnh và nguyên tắc chữa bệnh

Về chẩn đoán bệnh

Dựa vào bốn phương pháp khám bệnh: nhìn (vọng), nghe (văn), hỏi (vấn), sờnắm, xem mạch (thiết) để khai thác các triệu chứng thuộc hàn hay nhiệt, hư haythực của các tạng phủ kinh lạc

Dựa vào tám cương lĩnh để đánh giá vị trí nông sâu của bệnh, tính chất củabệnh, trạng thái người bệnh và xu thế chung nhất của bệnh tật (biểu lý, hư thực,hàn nhiệt và Âm dương) trong đó âm và dương là hai cương lĩnh tổng quát nhấtgọi là tổng cương: thường bệnh ở biểu, thực, nhiệt thuộc dương; bệnh ở lý, hư, hànthuộc âm

Dựa vào tứ chẩn để khai thác triệu chứng và căn cứ vào bát cương bệnh tậtđược quy thành các hội chứng thiên thắng hay thiên suy về Âm dương của cáctạng phủ, kinh lạc,…

Nguyên tắc chữa bệnh

Bảng 3.3 Nguyên tắc chữa bệnh dựa trên học thuyết Âm dương

Chữa bệnh là lập lại thế cân bằng Âm dương:

Nếu do một bên quá mạnh thì dùng phép tả, nghĩa là dùng thuốc có tính đốilập để xóa bỏ phần dư

Ví dụ: Bệnh thiên hàn dùng thuốc ấm nóng, bệnh thiên nhiệt dùng thuốc mátlạnh Nhầm lẫn giữa hàn và nhiệt sẽ gây tai biến

Nếu do một bên quá yếu thì dùng phép bổ, tức là dùng thuốc cùng tính chất để

Trang 33

Ví dụ: Âm hư thì dùng thuốc bổ âm, huyết hư thì dùng thuốc bổ huyết Khi sựcân bằng đã được phục hồi thì phải ngừng thuốc Lạm dụng thuốc sẽ có hại, sẽ gâynên sự mất cân bằng mới.

3.1.1.4 Các phương pháp chữa bệnh

Chữa bệnh là điều hoà lại sự mất cân bằng về Âm dương của cơ thể tuỳ theotình trạng hư thực, hàn, nhiệt của bệnh bằng các phương pháp khác nhau: thuốc,châm cứu, xoa bóp, khí công,…

Bào chế thuốc

Phân định nhóm thuốc, tác dụng, trọng lượng, tính chất của thuốc đã đượcphân chia theo Âm dương như sau:

Các vị thuốc có tác dụng thăng (đi lên, ra ngoài) thuộc Dương Ví dụ: mang

tiêu, mai mực,… Các vị thuốc có tác dụng giảm (đi xuống, vào trong) thuộc Âm

Ví dụ: ma hoàng, quế,…

Các vị thuốc có tính Hàn (lạnh), Lương (mát) thuộc âm để chữa bệnh nhiệtthuộc dương Ví dụ: cỏ mực, hoàng bá, cát căn (củ sắn dây), lá bạc hà, cúc hoa,mạch môn,… Các vị thuốc có tính nóng (nhiệt), ấm (ôn) thuộc dương để chữabệnh hàn thuộc âm Ví dụ: phụ tử, gừng tươi, quế nhục, sa nhân, bạch chỉ,…

Các vị thuốc có trọng lượng nhẹ, xốp thuộc âm Ví dụ: các loại lá (lá Dâu, láCối xay,…) Các vị thuốc có trọng lượng nặng, cứng thuộc dương Ví dụ: Mậu lệ,chân chẫn mẫu,…

Tóm lại, Âm dược là các thuốc có tính lạnh, mát (hàn, lương), có vị đắng,chua, mặn, hướng thuốc đi xuống, vào trong như nhóm thuốc thanh nhiệt, sổ hạ,lợi tiểu,… chữa bệnh nhiệt thuộc dương Dương dược là các thuốc có tính nóng,

ấm (nhiệt, ôn), có vị cay ngọt, hướng đi lên, ra ngoài như nhóm thuốc bổ, thuốchành khí hoạt huyết, thuốc giải biểu,… chữa bệnh hàn thuộc âm

Bào chế thuốc: có thể biến đổi một phần dược tính bằng cách bào chế.

Ví dụ: sinh địa tính hàn, đem tẩm gừng, sa nhân rồi chưng, sấy chín lần sẽđược thục địa có tính ấm nóng

Trang 34

3.1.1.5 Phòng bệnh

Bệnh tật nảy sinh là do sự mất cân bằng về Âm dương Vì thế một trongnhững nguyên tắc phòng bệnh cơ bản nhất chính là lập lại sự cân bằng giữa haiyếu tố Âm dương Từ ngàn xưa, cha ông ta đã biết điều hòa Âm dương Một ví dụtiêu biểu là Vua Hùng, khi chấp nhận ý nghĩa của bánh dày hình tròn tượng trưngcho trời (Dương) và bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất (Âm), là thức ăn

lý tưởng nhất Điều này đã nói lên được quan niệm hòa hợp Âm dương trong thứcăn

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cũng cần biết điều hòa Âm dương Vídụ: khi ăn nước mắm, người ta cho vào ít chanh (vị chua – âm) và cho thêm ítđường (vị ngọt – dương), như vậy Âm dương mới điều hòa Đó là những thói quentốt mà ta cần duy trì

Để chống lại với những thay đổi của thiên nhiên, cơ thể chúng ta cũng tự điềuchỉnh để tạo mức quân bình cho cơ thể Ví dụ thân nhiệt của chúng ta bao giờ cũngkhoảng 37 độ C Khi trời lạnh, máu trong người cũng bị ảnh hưởng Khi máu đingang qua vùng đồi thị sau não, các trung tâm giao cảm ở đó bị kích thích làm chomạch máu ngoại biên co lại, da gà nổi lên,… làm cho thân nhiệt tăng lên Ngượclại nếu nhiệt độ quá cao làm máu nóng lên, các trung tâm giao cảm bị kích thíchlàm giãn mạch máu ngoại biên, gây xuất mồ hôi… làm cho thân nhiệt giảm xuống.Như vậy, trong tự nhiên cũng như trong cơ thể ta luôn có những điều chỉnh hoànhảo để duy trì nếu ta biết cách giữ gìn tốt chức năng quý báu đó Nên tránh làm

Trang 35

Dưới đây là một số lời khuyên để sao cho mỗi người đều có một sức khỏe tốt nhất

Người mang nhiều dương tính (tạng nhiệt) nên ăn các loại có tính chất âm nhưrau, quả tươi không ngọt cay Người mang nhiều âm tính (tạng hàn) nên dùng cácloại có tính dương như gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu,…

Mùa nóng nực, mặc quần áo mỏng, ở nơi thoáng mát, ăn nhiều rau quả có tínhmát, uống nhiều nước để chống lại cái nóng (dương)

Mùa rét, mặc ấm, ở nơi ấm áp, ăn thức ăn nóng ấm để chống lại cái rét (âm).Vừa đi mưa về, bị ướt, nước mưa mang nhiều điện tích dương nên để chânkhông đứng trên đất, dội nước nóng để dẫn dương xuống

Ở thành phố công nghiệp, bầu khí quyển mang nhiều ion âm do ô nhiễmkhông khí nên đi chân đất và tắm nước nóng để điều hòa Âm dương

Dương sinh dương, cơn nóng giận tức tối sẽ sinh nóng giận tức tối khác, cầnlàm âm hóa bằng những tư tưởng và hành động âm như nghĩ đến sự yên tĩnh, hòabình; hoặc dùng những lời nói nhẹ nhàng, êm dịu; hoặc đến những nơi yên tĩnh,yên lặng

Âm sinh âm, sự chán nản, buồn phiền sẽ dẫn đến những chán nản, buồn phiềnkhác Vì thế cần dương hóa chúng bằng những tư tưởng và hành động mang tínhdương như hoạt động tích cực, hăng say hoặc dùng những lời nói quyết đoán, phấnkhởi, hoặc đến những nơi sinh hoạt đông đúc

Y học cổ truyền đề cao việc rèn luyện tính thích nghi với môi sinh để có thểluôn giữ được cân bằng Âm dương Các phương pháp tập luyện đều phải coi trọng

cả về thể chất (âm), lẫn tinh thần (dương) Khi tiến hành tập cần tiến hành tậpđộng (dương) và tập tĩnh (âm) Rèn luyện cân, cơ, khớp (biểu) kết hợp rèn luyệncác nội tạng (lý)

Trang 36

3.1.2 Ứng dụng của học thuyết Ngũ hành vào Y học

3.1.2.1 Về quan hệ sinh lý

Bảng 3.4 Quy loại Ngũ hành

Sự sắp xếp các tạng phủ theo Ngũ hành và sự liên quan của chúng đến ngũ

vị, ngũ sắc, ngũ quan, thể chất và hoạt động về tình chí giúp cho việc học về cáchiện tượng sinh lý các tạng phủ dễ dàng, dễ nhớ

Ví dụ: can có quan hệ biểu lý với đởm, chủ về cân, khai khiếu ra mắt, kíchthích điều đạt, khi uất kết gây giận dữ…

3.1.2.2 Về quan hệ bệnh lý

Căn cứ vào Ngũ hành tìm vị trí phát sinh một chứng bệnh của một tạng haymột phủ nào đó, để đề ra phương pháp chữa bệnh thích hợp Sự phát sinh ra mộtchứng bệnh ở một tạng phủ nào đó có thể xảy ra ở năm vị trí khác nhau sau đây:

- Vi tà: do tạng khắc tạng đó không khắc được mà gây ra bệnh (tương thừa)

- Tặc tà: do tạng đó không khắc được tạng khác mà gây ra bệnh (tương vũ)

Trang 37

Ví dụ: mất ngủ là một chứng bệnh của tâm có thể xảy ra ở năm vị trí khácnhau và cách chữa cũng khác nhau:

Chính tà: bản thân tạng tâm gây ra mất ngủ: như thiếu máu không nuôi dưỡngtâm thần Khi chữa phải bổ huyết an thần

Hư tà: da tạng can gây bệnh cho tâm: như cao huyết áp gây mất ngủ Khi chữaphải bình can (hạ huyết áp) an thần

Thực tà: do tạng bị hư, không nuôi dưỡng được tâm thần Khi chữa phải kiện

- Da xanh thuộc hành mộc, bệnh thuộc tạng Can, do phong

- Da đỏ thuộc hành hỏa, bệnh thuộc tạng Tâm, do nhiệt

- Da xám đen thuộc hành thủy, bệnh thuộc tạng Thận, do hàn

- Da trắng thuộc hành kim, bệnh thuộc tạng Phế, do táo

- Da vàng thuộc hành thổ, bệnh thuộc tạng Tỳ, do thấp

Ngũ chí (tính tình)

- Hay giận dữ, cáu gắt bệnh thuộc tạng Can

- Hay sợ hãi bệnh thuộc tạng Thận

- Cười nói huyên thuyên bệnh thuộc tạng Tâm

- Hay ưu tư, lo nghĩ bệnh thuộc tạng Tỳ

- Hay lo lắng, buồn phiền bệnh thuộc tạng Phế

Ngũ khiếu và ngũ thể

- Chân tay run co quắp thuộc bệnh can

Trang 38

- Bệnh ở mũi: viêm mũi dị ứng, chảy máu cam…thuộc bệnh phế vị.

- Bệnh ở miệng: ăn kém, loét miệng… thuộc bệnh tỳ vị

- Bệnh ở mạch: mạch hư, nhỏ…thuộc bệnh tâm

- Bệnh ở xương tuỷ: chậm biết đi, chậm mọc răng…thuộc bệnh thận

3.1.2.4 Cơ chế sinh bệnh và điều trị bệnh

Cơ chế sinh bệnh

Bệnh chứng xuất hiện ở một tạng nhưng nguyên nhân có thể từ tạng khác gây

ra Ví dụ: chứng vị quản thống có hai nguyên nhân chính: có thể do bản thân Tỳ

Vị hư yếu, nhưng cũng có thể do tạng Can khắc tạng Tỳ thái quá, làm cho chứcnăng Tỳ vị hư yếu sinh ra bệnh

Điều trị bệnh

Dựa vào quan hệ tương sinh: trên nguyên tắc “con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con”.

Tạng con hư thì bổ vào tạng mẹ Ví dụ: Phế hư (lao phổi, viêm phế quản mạn…)thì phải bổ vào tạng Tỳ để dưỡng Phế (vì tỳ thổ sinh phế kim) Tạng mẹ thực thìphải tả vào tạng con Ví dụ: Phế thực (hen phế quản) thì phải tả vào tạng Thận vì

“Thận là con của Phế” Bệnh cao huyết áp do can dương thịnh phải chữa vào tâm

vì can mộc sinh tâm hoả

Dựa vào quan hệ tương thừa, tương vũ tìm nguồn gốc chính của bệnh:

Ví dụ: Can khí phạm vị (Can khắc Tỳ) thì phép chữa phải bình Can là chủyếu, kết hợp với kiện Tỳ

Trường hợp Thủy vũ Thổ (phù do thiếu dinh dưỡng), phương pháp chữa phảikiện Tỳ là chủ yếu, kết hợp với lợi tiểu

Châm cứu: trong châm cứu người ta tìm ra loại huyệt ngũ du.

Tùy kinh âm, kinh dương mỗi loại huyệt tương ứng với một hành; trong mộtđường kinh quan hệ giữa các huyệt là quan hệ tương sinh; giữa hai kinh Âmdương quan hệ giữa các huyệt là quan hệ tương khắc

Tên các huyệt ngũ du được đặt theo ý nghĩa của kinh khí đi trong đường kinhnhư dòng nước chảy:

Trang 39

Huyệt kinh: nơi kinh khí đi qua

Huyệt du: nơi kinh khí dồn lại

Huyệt huỳnh: nơi kinh khí chảy xiết

Huyệt tỉnh: nơi kinh khí đi ra

Bảng 3.5 Sắp xếp các huyệt ngũ du liên quan đến tương sinh, tương khắc

của Ngũ hành

Khi sử dụng huyệt ngũ du để chữa bệnh, người ta cũng thực hiện theo nguyêntắc hư thì bổ mẹ, thực thì tả con

3.1.2.5 Bào chế thuốc

Căn cứ vào bảng quy loại Ngũ hành

Vị thuốc có quan hệ với tạng trong cùng hành đó Ví dụ:

- Vị cay, màu trắng thuộc Kim, tạng Phế thuộc Kim Thuốc có vị cay thườngquy vào kinh Phế, dùng nhiều vị cay thường hại đến tạng Phế: Gừng tươi, Bạc hà,

- Vị ngọt, màu vàng thuộc Thổ, tạng Tỳ thuộc Thổ Thuốc có vị ngọt thườngquy vào kinh Tỳ, dùng nhiều vị ngọt thường hại đến tạng Tỳ: Cam thảo, Nghệvàng,…

- Vị mặn, màu đen thuộc Thủy, tạng Thận thuộc Thủy Thuốc có vị mặnthường quy vào kinh Thận, dùng nhiều vị mặn thường hại đến tạng Thận: Thụcđịa, Lô hội,…

- Vị chua, màu xanh thuộc Mộc, tạng Can thuộc Mộc Thuốc có vị chuathường quy vào kinh Can, dùng nhiều vị chua thường hại đến tạng Can: Dâu tằm,

Trang 40

- Vị đắng, màu đỏ thuộc Hỏa, tạng Tâm thuộc Hỏa Thuốc có vị đắng thườngquy vào kinh Tâm, dùng nhiều vị đắng thường hại đến tạng Tâm: Chu sa, Thần sa,

Trong bào chế thuốc:

Muốn hướng cho thuốc vào kinh nào, thường ta dùng vị thuốc quy cùng vớikinh đó để sao tẩm.Ví dụ:

- Muốn thuốc vào Phế, thường sao tẩm với nước gừng

- Muốn thuốc vào Thận, thường sao tẩm với nước muối nhạt

- Muốn thuốc vào Tỳ, thường sao tẩm với hoàng thổ, sao mật ngọt

- Muốn thuốc vào Tâm, thường sao tẩm với nước đắng

- Muốn thuốc vào Can, thường sao tẩm với nước dấm

Khi nhận xét về vai trò của thuyết Ngũ hành với tính năng của vị thuốc, LêHữu Trác đã viết: “Tôi tự nghĩ làm thuốc cũng như vị tướng, làm tướng mà khôngbiết được binh pháp sao thắng được địch Làm thuốc mà không biết tính dược, saocứu được người đời Nhà binh đem chia quân đội ra: tiền – hậu – tả - hữu – trungthì nhà làm thuốc chia tính dược ra: kim – mộc – thủy – hỏa – thổ Nhà binh chútrọng về trận đồ, về tình hình bên địch thì nhà thuốc phải rõ về ôn, lương, hàn,nhiệt của từng vị thuốc để chữa cho chứng: biểu, lý, hư, thực của bệnh nhân” Việc áp dụng thuyết Ngũ hành vào dược liệu cũng đang được nhiều nướcPhương Tây quan tâm Bộ y tế và phúc lợi xã hội Canada đã đề ra một chươngtrình dán nhãn vào các loại thực phẩm bán trên thị trường, căn cứ theo giá trị dinhdưỡng của các loại

- Nhãn xanh đậm trên các sản phẩm sữa chỉ ra rằng các loại thực phẩm nàytốt cho xương và răng (xương và răng là biểu hiện của Thận, màu xanh đen là màucủa Thận)

- Màu vàng dán vào bánh mì và các loại ngũ cốc chỉ ra rằng những loại này

là thức ăn cung cấp năng lượng (màu vàng là màu của tỳ)

- Màu xanh lục dán vào rau quả chỉ ra rằng các loại thực phẩm này bổ mắt

Ngày đăng: 28/04/2017, 16:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị Thu Huyền: Âm dương Ngũ hành với Y học cổ truyền và đời sống con người, NXB Văn hóa dân tộc, 1999 Khác
2. GS. BS Nguyễn Tài Thu: Châm cứu chữa bệnh, NXB Y học, 1999 Khác
3. Trường Đại Học Y Hà Nội, Bộ môn Y học cổ truyền dân tộc: Y học cổ truyền (Đông y), NXB Y học, 1995 Khác
4. Trường Đại Học Y Hà Nội, Khoa Y học cổ truyền: Nội Kinh, NXB Y học, 1995 Khác
5. Khoa lý luận chính trị, tiểu ban triết học, trường Đại Học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh: Triết học phần I, Lưu hành nội bộ, tr.47- 52 Khác
6. Trần Ngọc Thêm: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP.Hồ Chí Minh, 2001, in lần 3 Khác
7. Học giả Nguyễn Hiến Lê: Kinh Dịch – Đạo của người quân tử, NXB văn học, 2007 Khác
9. Kinh Dịch (trọn bộ) (Ngô Tất Tố dịch và chú giải), NXB TP. Hồ Chí Minh, 1991, tr. 63 - 64 Khác
10. GS.TS. Lê Ngọc Trọng: Kinh Dịch Diễn Giảng, NXB Y học Hà Nội, 2006 Khác
11. ThS. Nguyễn Duyên Linh - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM: Tài liệu tập huấn Phong thủy ứng dụng trong bất động sản, kiến trúc xây dựng và cảnh quan môi trường, 2009 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w