GIAÙO AÙN HOAÙ 8 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ---- - Tuần 9 - Ngày soạn : - Tiết 17 - Ngày dạy : CHƯƠNGII : PHẢN ỨNG HÓA HỌC Bài 12 : SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT A. MỤC TIÊU - Phân biệt được hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học. - Rèn luyện các thao tác thực hành, thí nghiệm. Kĩ năng quan sát, nhận xét. - Giải thích một số hiện tượng trong thực tế. B. CHUẨN BỊ - Tranh vẽ hình 2.1 - Ống nghiệm, nam châm, đèn cồn . . . - Bột sắt, lưu huỳnh, đường . C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Giáo viên Học sinh Hoạt động 1 Tổ chức tình huống : trong chương trình trước các em đã học về chất, các em đã biết khí oxi, nước,sắt, đường là những chất và trong điều kiện bình thường , mỗi chất đều có những tính chất nhất định, nhung không phải các chất chỉ có biểu hiện về tính chất mà chất có thể có những biến đổi khác nhau. Chúng ta tìm hiểu xem chất có thể xảy ra những biến đổi gì, thuộc loại hiện tượng nào ? qua bài sự biến đổi các chất . Hoạt động 2 I. Hiện tượng vật lý - Gv sử dụng tranh vẽ hình 2.1 đặt câu hỏi : Quan sát ấm nước đang sôi em có nhận xét gì trên mặt nước? mở nắp ấm sôi và quan sát nắp ấm em có nhận xét gì ? Trước, sau nước có còn là nước không ? Chỉ biến đổi về gì ? - Gv yêu cầu hs đọc sgk : “ hòa tan muối ăn . . . những hạt muối ăn xuất hiện trở lại ” đặt câu hỏi : Trước, sau muối ăn có còn là muối không ? chỉ biến đổi về gì ? - Gv : hai hiện tượng trên là hiện tượng vật lý . Vậy thế nào là hiện tượng vất lý ? - Khi chất biến đổi về trạng thái hay hình dạng ta nói đó là hiện tượng vật lý. Hoạt động 3 II. Hiện tượng hóa học - Gv làm thí nghiệm mô tả theo sgk ( thí nghiệm 1a ) ? sắt và lưu huỳnh trong hỗn hợp có biến đổi gì không ? - Gv làm thí nghiệm ( 1b ) theo sgk Khi đun nóng, hỗn hợp Sắt, lưu huỳnh biến đổi như thế nào ? - Gv Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm đun nóng đường (TN2 ) chất nào ? - Hs nhóm quan sát hình vẽ thảo luận, trả lời các câu hỏi - 1 hs ghi bảng chỉ có sự biến đổi về thể - Hs đọc sgk thảo luận, phát biểu . - 1 hs ghi bảng Muối chỉ thay đổi hình dạng, vị mặn vẫn còn. - Hs nhóm phát biểu, sau đó đọc sgk. Phần suy luận : - Các nhóm hs quan sát, trao đổi và nêu nhận xét. - Hs nhóm thảo luận, phát biểu sau đó gv yêu cầu hs đọc sgk phần thí nghiệm 1b Trang . . . . GIAÙO AÙN HOAÙ 8 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ---- - Gv giới thiệu hóa cụ, hướng dẫn thao tác, đặt câu hỏi : Sự biến đổi màu sắc của đường thế nào ? Trên thành ống nghiệm có hiện tượng gì ? Khi đun nóng đường có sự xuất hiện những Gv : Hai thí nghiệm vừa được thực hiện sau khi hiện tượng xảy ra ta kết luận được điều gì ? - Khi có sự biến đổi từ chất này thành chất khác ta nói đó là hiện tượng hóa học Hoạt động 4 Vận dụng - Làm bài tập số 3/ 46 - Gv yêu cầu hs đọc đề bài tập dung câu hỏi gợi ý hướng dẫn hs phân tích đề bài thành từng giai đoạn suy luận . - Hướng dẫn về nhà : Học bài phần ghi nhớ, làm các bài tập vào vở. Đọc trước bài “ Phản ứng hóa học”. - Các nhóm TN . - Hs nhóm phát biểu D. RÚT KINH NGHIỆM Trang . . . . GIAÙO AÙN HOAÙ 8 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ---- - Tuần 9, 10 - Ngày soạn : - Tiết 18, 19 - Ngày dạy : Bài 13 : PHẢN ỨNG HÓA HỌC A MỤC TIÊU - Hiểu được phản ứng hóa học là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác, chất phản ứng là chất ban đầu, bị biến đổi trong phản ứng và sản phẩm là chất được tạo ra. - Bản chất của phản ứng là sự thay đổi lien kết giữa các nguyên tử, làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác - từ hiện tượng hóa học biết được các chất tham gia và các sản phẩm để ghi được phương trình chữ của phản ứng hóa học và ngược lại đọc được phản ứng hóa học khi biết phương trình chữ. B. CHUẨN BỊ - Tranh vẽ hình 2.5 C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Giáo viên Học sinh Hoạt động 1 - Kiểm tra : Cho thí dụ về hiện tượng hóa học? Thế nào là hiện tượng hóa học ? Cho biết quá trình nào là hiện tượng hóa học ? giải thích ( gv sử dụng btập 2 ) Gv nêu nhiệm vụ bài mới . Hoạt động 2 I. Định nghĩa - Gv Các em hãy đọc sgk và thử nêu định nghĩa về pưhh về chất phản ứng, sản phẩm. - Gv Hãy cho biết tên các chất phản ứng và tên các chất sản phẩm trong các phản ứng hóa học sau : + Khi bị đun nóng , đường bị biến đổi thành than và nước . + Đun nóng hỗn hợp sắt và lưu huỳnh tạo ra chất sắt (II) sunfua - Gv Phản ứng hóa học được ghi theo pt chữ như sau : Tên các chất phản ứng tên các sản phẩm . - Hãy ghi phương trình chữ của các pưhh trên. - Gv hướng dẫn cách đọc pt chữ của pứ sau đó cho đọc pt chữ của pứ. Kẽm + axit clohiđric Khí hiđro + kẽm clorua Phản ứng hóa học được ghi theo phương trình chữ như sau : Tên các chất phản ứng Tên các sản phẩm - Hs trả lời câu hỏi ktra - Hs nhóm thảo luận, phát biểu sau đó gv cho hs đọc sgk - Hs nhóm thảo luận và phát biểu - Hs nhóm ghi từng pt chữ vào bảng con - 1 hs lên bảng ghi - Làm btập 3/51 - 1 hs đọc Trang . . . . GIAÙO AÙN HOAÙ 8 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ---- Hoạt động 3 II. Có gì thay đổi trong phản ứng hóa học - Gv Phân tử thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất, phản ứng giữa các phân tử thể hiện phản ứng giữa các chất - Sử dụng hình 2.5 - Gv theo sơ đồ hãy cho biết: + Trước phản ứng những nguyên tử nào lien kết với nhau ? + Trong quá trình phản ứng các ngtử H cũng như O có còn lien kết với nhau không ? + Sau phản ứng những ngtử nào lien kết với nhau ? + Các phân tử trước và sau phản ứng có khác nhau không ? - Gv Qua phân tích trên ta kết luận được điều gì ? - Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác . Hoạt động 4 III. Khi nào có phản ứng hóa học xảy ra? - Gv : muốn có phản ứng hóa học xảy ra các chất phản ứng phải được tiếp xúc với nhau . Qua các thí nghiệm quan sát được các em hãy cho thí dụ . - Gv : hướng dẫn hs làm thí nghiệm biểu diễn pưhh của kẽm với axit HCl. chứng tỏ chất phản ứng được tiếp xúc với nhau . - Gv : Có phản ứng chỉ có 1 chất phản ứng thì cần có điều kiện nào ? cho thí dụ. - Gv : có những phản ứng cần có mặt chất xúc tác yêu cầu hs đọc sgk phần 3/III - Gv Qua các hiện tượng thí nghiệm hãy cho biết khi nào có pưhh xảy ra . - Các chất phản ứng phải được tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, hoặc có phản ứng cần có mặt chất xúc tác. Hoạt động 5 IV. Làm thế nào nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra ? - Gv : Các em vừa làm thí nghiệm Kẽm với dd axit clohiđric dựa vào dấu hiệu nào các em biết có pưhh xảy ra ? - Trong thí nghiệm nung nóng đường dấu hiệu nào chứng tỏ có pưhh xảy ra - Gv nói chung làm thế nào nhận biết có pưhh xảy ra ? - Dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành Hoạt động 6 Vận dụng - Trả lời từng câu hỏi bài tập 2/50 - Làm btập 5/52 - Hứơng dẫn về nhà :+ Học bài + Làm các bài tập vào vở - Hs nhóm thảo luận phát biểu - Hs nhóm quan sát sơ đồ và lần lượt trả lời các câu hỏi - Hs nhóm phát biểu sau đó đọc phần kết luận. - Làm btập 4 Hs nhóm thảo luận phát biểu - Hs nhóm làm thí nghiệm nêu nhận xét về hiện tượng xảy ra - Hs nhóm thảo luận phát biểu - Hs đọc sgk - Hs nhóm thảo luận phát biểu - Hs nhóm thảo luận phát biểu - Nhóm hs thảo luận và làm btập theo yêu câu gv. D. RÚT KINH NGHIỆM - Tuần 10 - Ngày soạn : - Tiết 20 - Ngày dạy : Trang . . . . GIAÙO AÙN HOAÙ 8 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ---- Bài 14 : BÀI THỰC HÀNH 3 A. MỤC TIÊU - Hs phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học. Nhận biết được các dấu hiệu có PƯHH xảy ra. - Tiếp tục rèn kĩ năng sử dụng dụng cụ, hóa chất trong phòng thí nghiệm . B. NỘI DUNG - Thí nghiệm hoà tan và đun nóng kali pemanganat . - Thực hiện phản ứng giữa nước vôi trong với khí cacbon đioxít và natri cacbonat . C. CHUÂN BỊ - Hóa cụ :7 ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn, diêm, kẹp, ống hút, nút cao su có ống dẫn khí ( đầu vuốt nhọn ), que đóm, bình nước ( ống nhỏ giọt ) . - Hoá chất: nước vôi trong, KMnO 4 , ddNa 2 CO 3 D. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Nội dung ghi trên bảng Giáo viên - Học sinh I. Tiến hành thí nghiệm Thínghiệm 1: Hòa tan và đun nóng thuốc tím 1. Cho thuốc tím vào 3 ống nghiệm 1,2,3 2. Cho nước vào ống nghiệm có thuốc tím. Sau đó đun nóng cho đến khi nước bốc hơi, để nguội, quan sát. 3. Lấy ống nghiệm có thuốc tím để ở miệng 1 ít bong gòn, đậy nút cao su có ống dẫn khí, đun nóng, đưa que đóm còn tàn đỏ vào đầu ống nghiệm. Khi que đóm không bùng chat thì ngừng đun. Quan sát, để nguội ống nghiệm. 4. cho nước vào cả 3 ống nghiệm, lắc cho tan, quan sát. Trả lời câu hỏi: 1. Chất rắn trong ống nghiệm 1,2 có màu như thế nào ? 2. Với lượng chất rắn trong ống 1,2 như nhau, cho cùng lượng nước . Cho biết màu của từng dung dịch.? 3. Đun nóng chất rắn trong ống 3, chất khí bay ra làm que đóm bùng cháy, đó là khí gì ? 4. Hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm 3 là hiện tượng gì ? Thí nghiệm 2 : Thực hiện phản ứng với nước vôi trong 1. Cho nước vào ống nghiệm1.Cho nước vôi vào ống 2. 2. Thổi hơi thở vào mỗi ống 1,2. Quan sát 3. Cho nước vào ống 3. Cho nước vôi vào ống 4. 4. Cho dd Natri cacbonat vào ống 3,4 Quan sát hiện tượng Trả lời câu hỏi 1. Khí làm đục nước vôi là khí gì ? 2. Cho dd Natri cacbonat vào ống 3,4có hiện tượng gì xảy ra 3. Hiện tượng nào là hthh ? Dấu hiệu nào chứng tỏ có pưhh xảy ra? Ghi pt chữ. II. Cuối tiết thực hành - Rửa các dụng cụ tn. Sắp xết lại dctn, nộp phiếu thực hành. - Gv hướng dẫn cách thực hiện, các thao tác theo thứ tự. - Hs nhóm thực hiện thí nghiệm theo phân công cho từng số. - Gv nhắc các nhóm khi làm thí nghiệm phải chú ý quan sát và ghi nhận xét các hiện tượng xảy ra. - Gv yêu cầu các nhóm cẩn thận khi sử dụng đèn cồn . - Hướng dẫn ( như TN1) - Các câu hỏi cho hs viết vào phiếu thực hành để chuẩn bị. - Gv nhận xét và rút kinh nghiệm về tiết thực hành. - Tuần 11 - Ngày soạn : - Tiết 21 - Ngày dạy : Trang . . . . GIAÙO AÙN HOAÙ 8 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ---- Bài 15: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG A. MỤC TIÊU - Hiểu được định luật, biết giải thích dựa vào sự bảo toàn các nguyên tử. - Vận dụng được định luật vào giải các bài tập. - Hiểu ý nghĩa của định luật đối với đời sống và sản xuất. B. CHUẨN BỊ - Cân bàn, 2 cốc thuỷ tinh nhỏ - Dd BaCl 2 , dd Na 2 SO 4 . C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Giáo viên Học sinh Hoạt động 1 I. Thí nghiệm - Gv thực hiện thí nghiêm hs quan sát dấu hiệu của phản ứng, chú ý kim của cân. - Gv ? : + Nhận xét hiện tượng khi cho 2 dd trộn vào nhau ? + Dựa vào yếu tố nào để nhận biết có PƯHH xảy ra ? + Trước và sau phản ứng xảy ra thì vị trí kim đồng hồ như thế nào ? Có thể rút ra điều gì ? - Gv : đó ý cơ bản của định luật bảo toàn khối lượng Hãy phát biểu định luật . II. Định luật - Trong một PƯHH, tổng khối lượng các sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất phản ứng. - Gv ? Vì sao khi một phản ứng xảy ra thì khối lượng các chất được bảo toàn ? Hoạt động 2 III. Áp dụng - Gv : để thấy rõ áp dụng ta viết nội dung định luật thành dạng công thức - Từ pt chữ trong phản ứng trên, nếu gọi m BaCl 2 là khối lượng của Bariclorua, m Na 2 SO 4 là khối lượng natri sunfat . . . thì công thức về khối lượng sẽ viết như thế nào ? - Trong một phản ứng có n chất, nếu biết khối lượng của ( n-1 ) chất thì tính được khối lượng chất còn lại. Hoạt động 3 - Về nhà học bài - Làm các bài tập vào vở. - Soạn bài phương trình hóa học. - Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. - Nhóm khác phát biểu - Hs thảo luận để trả lời - Hs viết công thức vào bảng con - 1 hs lên bảng ghi - Làm bài tập 2/54 - Hs đọc phần ghi nhớ. D. RÚT KINH NGHIỆM - Tuần 11,12 - Ngày soạn : - Tiết 22,23 - Ngày dạy : Bài 16: PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC Trang . . . . GIAÙO AÙN HOAÙ 8 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ---- A. MỤC TIÊU - Hiểu được phương trình dung để biểu diễn PƯHH gồm CTHH của các chất phản ứng và sản phẩm với các hệ số thích hợp. - Ý nghĩa của PTHH là cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng. - Rèn luyện kĩ năng lập PTHH khi biết các chất phản ứng và sản phẩm. B. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Giáo viên Học sinh Hoạt động 1 Kiểm tra: - Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng và giải thích định luật. - Làm bài tập 3/ sgk. Gv nêu tình huống vào bài ( như sgk ) Hoạt động 2 I. Lập phương trình hóa học Gv nêu thí dụ cho khí hiđro tác dụng với khí oxi tạo ra nước. Các em hãy : - Viết phương trình chữ của PƯHH trên - Thay tên của các chất bằng CTHH Gv Khi thay tên các chất bằng CTHH, ta có sơ đồ phản ứng. - Nhận xét gì về số nguyên tử hiđro và oxi ở 2 vế ? Gv : hướng dẫn cách chọn hệ số và viết thành PTHH . Gv : Việc lập PTHH được tiến hành theo các bước như thế nào ? Gv : Hãy nhận xét cách ghi phương trình chữ và pthh trên Gv hướng dẫn đọc PTHH Gv : PTHH dung biểu diễn gì ? PTHH biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học Có 3 bước lập PTHH (như phần ghi nhớ) Gv : Hãy lập PTHH của phản ứng sau : Ở nhiệt độ cao, sắt cháy trong khí clo thành sắt (II) clorua. Gv : Nếu trong CTHH có nhóm nguyên tử thì xem cả nhóm như một đơn vị. ? Hãy lập pthh cho phản ứng sau : Natri cacbonat + canxi hiđroxit canxi cacbonic + natri hiđroxit Hoạt động 3 - Trả lời câu hỏi trong bài tập 1/57 - Về nhà làm bài tập 2,3 sgk - Soan trước phần II. - Hs trả lời câu hỏi kiểm tra bài cũ. - Hs lên bảng làm. - NHóm hs thảo luận, phát biểu ghi vào bảng con. - Hs phát biểu - Hs thảo luận và trả lời - Hs phát biểu - 1 hs lên bảng làm - Hs thảo luận, sau đó cử đại diện lên bảng làm. - Hs phát biểu Hoạt động 4 Trang . . . . GIAÙO AÙN HOAÙ 8 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ---- III. Ý nghĩa của phương trình hóa học - Chữa bài tập 3 / sgk - Gv lấy pthh của btập 3 để giảng về tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử trong phản ứng - Gv nêu một thí dụ sau đó yêu cầu hs cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử cho các trường hợp khác nhau của pthh ở bài tập trên. Pthh có ý nghĩa như thế nào ? Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ số nguyên tử , số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng. Hoạt động 5 - Làm bài tập 4 trang 58 sgk ( sau khi hs viết thành phương trình hó học) Gv yêu cầu 4 hs / 4 nhóm nêu tỉ lệ số phân tử của 4 cặp chất trong phản ứng. Hướng dẫn về nhà : - Làm bài tập vào vờ bài tập - Học bài - Soạn bài mới. - Hs ghi bài giải lên bảng 2HgO 2Hg + O 2 2Fe(OH) 3 Fe 2 O 3 + 3H 2 O - Hs nhóm làn lượt phát biểu - Hs nhóm thảo luận, phát biểu. - Hs nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập. D. RÚT KINH NGHIỆM - Tuần 12 - Ngày soạn : - Tiết 24 - Ngày dạy : Bài 17: BÀI LUYỆN TẬP 3 A. MỤC TIÊU Trang . . . . GIAÙO AÙN HOAÙ 8 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ---- - Củng có kiến thức về PƯHH, định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hóa học. - Rèn kĩ năng phân biệt được hiện tượng hóa học, lập PTHH khi biết các chất phản ứng và các sản phẩm. B. CHUẨN BỊ - Gv chuẩn bị trước các phiếu học tập. Hình vẽ tượng trưng cho phản ứng : N 2 + H 2 NH 3 C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Nd phiếu HT Giáo viên Học sinh I. Xác định hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học a) Dây sắt được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh. b) Hòa tan axit axetic vào nước được dung dịch axt axetic loãng. c) Đốt chaý sắt trong oxi thu được chất rắn nâu đen ( Fe 3 O 4 ) d) Khi mở nút chai nước giải khát có ga thấy có bọt khí. II. Định luật bảo toàn khối lượng a) Phát biểu định luật ? b) Giải bài tập số 3/61 – sgk. Hoạt động 1 Gv phát phiếu học tập cho hs, yêu cầu hs chuẩn bị các câu hỏi Gv hỏi thêm : - Hiện tượng hóa học là gì ? - Thế nào là phản ứng hóa học ? Dấu hiệu nhận biết có PƯHH xảy ra ? Hoạt động 2 Gv yêu cầu hs chuẩn bị nội dung phần II chỉ định 1 hs phát biểu nội dung định luật. Gv yêu cầu hs đọc đề bài tập 3 chỉ định 1 hs giải bài tập 3 trên bảng. Gv kiểm tra vở 1 số hs và cho điểm. Sau đó cho hs lớp nhận xét khi trên bảng giải xong. Hoạt động 3 Gv sử dụng hình vẽ sơ đồ phản ứng giữa N 2 và H 2 . Gọi hs đọc đề bài tập 1 / 60 -Yêu cầu hs làm bài tập 4, 5 / 61. -Gv chỉ định 1 hs giải bài tập trên bảng . -Kiểm tra hs lớp làm bài tập . -Chấm vở 4 bài nạp trước. Hoạt động 4 Về nhà làm các bài tập vào vở, soạn bài mới. - Hs nhóm thảo luận, sau đó phân loại hiện tượng rồi ghi vào phiếu học tập phát biểu khi gv yêu cầu. - 1 hs phát biểu. - Hs trao đổi nhóm và giải bài tập 3. - Hs suy nghĩ cá nhân từng hs phát biểu từng phần a, b, c của bài tập khi gv chỉ định. - Hs lớp nhận xét và bổ sung nếu có sai sót. - Hs nộp vở. D. RÚT KINH NGHIỆM - Tuần 13 - Ngày soạn : - Tiết 25 - Ngày dạy : BÀI KIỂM TRA VIẾT SỐ 2 A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Trang . . . . GIAÙO AÙN HOAÙ 8 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ---- Khoanh tròn chữ cái trước câu chọn 1. Cho các hiện tượng sau : (1) Nước đá chảy thành nước lỏng, đun sôi nước chuyển thành hơi nước. (2) Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí có mùi hắc ( khí sunfurơ ). (3) Nhỏ dung dịch Natri hiđroxit vào dung dịch Đồng sunfat, xuất hiện kết tủa màu xanh. (4) Cắt nhỏ dây sắt thành từng đoạn và tán thành đinh. Những hiện tượng nào là hiện tượng hóa học ? a) 1, 2 b) 2, 3 c) 3, 4 d) 1, 4 2. Nhỏ dung dịch Bariclorua vào dung dịch Natri sunfat thu được kết tủa Bari sunfat và dung dịch Natri clorua. * Các chất phản ứng gồm : a) Bari clorua và Natri sunfat b) Bari sunfat và Natri clorua c) Bari clorua và Bari sunfat d) Natri sunfat và Natri clorua * Các chất sản phẩm gồm : a) Bari clorua và Natri sunfat b) Bari sunfat và Natri clorua c) Bari clorua và Bari sunfat d) Natri sunfat và Natri clorua 3. Chọn đáp án đúng nhất Trong một phản ứng hóa học thì : a) Lượng các chất phản ứng giảm dần, lượng các sản phẩm tăng dần. b) Tổng khối lượng các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm. c) Số nguyên tử mỗi nguyên tố không thay đổi. d) Cả a, b, c đều đúng. 4. Cho sơ đồ phản ứng : Fe 2 O 3 + H 2 - - → Fe + H 2 O Các hệ số sau khi đã lập phương trình phản ứng trên theo thứ tự là : a) 1, 1, 2, 1 b) 1, 1, 2, 3 c) 1, 3, 2, 1 d) 1, 3, 2, 3 5. Đốt cháy hết 4,8 gam kim loại Magie vừa đủ trong 3,2 gam khí oxi. Lượng Magie oxit thu được là : a) 1,6 gam b) 16 gam c) 8 gam d) 80 gam B. LÝ THUYẾT (4 điểm) 1. Phản ứng hóa học là gì ? Chất nào là chất phản ứng, là sản phẩm ? Cách ghi phản ứng hóa học như thế nào ? 2. Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau : a) Al + Cl 2 - - → AlCl 3 b) KClO 3 - - → KCl + O 2 c) Al + CuO - - → Al 2 O 3 + Cu d) C 2 H 4 + O 2 - - → CO 2 + H 2 O e) FeCl 3 + NaOH - - → Fe(OH) 3 + NaCl C. BÀI TOÁN ( 2,5 điểm ) Cho 5,6 gam kim loại Sắt tác dụng vừa đủ với axit clohiđric ( HCl ) thu được 12,7 gam Sắt (II) clorua ( FeCl 2 ) và 0,2 gam khí Hiđro . a) Lập phương trình hóa học của phản ứng trên và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của các chất trong phản ứng . b) Tính khối lượng axit axit clohiđric đã phản ứng. D. ( 0,5 điểm ) : Lập phương trình của phản ứng : Al + Fe x O y - - → Fe + Al 2 O 3 Trang . . . . . thành PTHH . Gv : Việc lập PTHH được tiến hành theo các bước như thế nào ? Gv : Hãy nhận xét cách ghi phương trình chữ và pthh trên Gv hướng dẫn đọc PTHH Gv. đọc PTHH Gv : PTHH dung biểu diễn gì ? PTHH biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học Có 3 bước lập PTHH (như phần ghi nhớ) Gv : Hãy lập PTHH của phản ứng