Tư tưởng đạo đức của Người, không những được thể hiện qua các tác phẩm, bài viết, bài nói ngắn gọn, cô đọng và sâu sắc, mà còn được thể hiện trong chính cuộc đời hoạt động thực tiễn phon
Trang 1TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng rất quan tâm đến vấn đề đạo đức Tư tưởng đạo đức của Người, không những được thể hiện qua các tác phẩm, bài viết, bài nói ngắn gọn, cô đọng và sâu sắc, mà còn được thể hiện trong chính cuộc đời hoạt động thực tiễn phong phú và bản thân Người đã nêu một tấm gương sáng, mẫu mực về đạo đức cách mạng cho các thế hệ người Việt Nam học tập noi theo
Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng không những là một đòi hỏi khách quan của sự nghiệp cách mạng, mà còn thiết thực góp phần quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho nhân dân ta nói chung và cán bộ, đảng viên nói riêng
I CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
1 Cơ sở lý luận.
a Truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được bắt nguồn từ truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, để tồn tại, phát triển, ông cha ta đã kiên cường, bất khuất trong đấu chống giặc ngoại xâm và chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên Từ trong các cuộc đấu tranh gian khổ đó, nhân dân ta đã sớm có ý thức đoàn kết cộng đồng, tương thân tương ái, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, chung lưng đấu cật, đồng cam cộng khổ, sống trọng nghĩa, trọng tình, thuỷ chung, độ lượng Những đức tính tốt đẹp đó được các thế
hệ người Việt Nam kế thừa và bồi đắp từ đời này qua đời khác, trở thành những giá trị đạo đức cao đẹp, bền vững của dân tộc ta Trong đó, chủ nghĩa yêu nước là nét đặc sắc, nổi bật nhất của thang giá trị đạo đức truyền thống dân tộc
Trang 2Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một gia đình có nếp sống, phong cách sinh hoạt gần gũi với người lao động, trọng tình người, sống có nghĩa khí và trên quê hương giàu truyền thống yêu nước Người còn được trực tiếp nhìn thấy những cảnh đau lòng, bất công, bạo ngược của bọn thực dân, phong kiến đối với nhân dân lao động Lòng yêu nước, thương dân đã tiếp thêm nghị lực, sức mạnh cho Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh nhằm thực hiện một mục đích cao cả, “nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” Những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương, gia đình đã được Hồ Chí Minh kế thừa, phát huy, phát triển lên một tầm cao mới, của thời đại mới và được thể hiện một cách sâu sắc trong tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng
b Tinh hoa đạo đức phương Đông, phương Tây
Trước khi đến với chủ nghĩa nhân đạo cao cả của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy và nhận thức được những giá trị nhân bản, hạt nhân hợp lý trong đạo đức phương Đông, phương Tây Song sự tiếp thu, kế thừa của Hồ Chí Minh bao giờ cũng trên cơ sở có chọn lọc và phê phán
Đối với đạo đức phương Đông, Hồ Chí Minh coi trọng và đánh giá cao những giá trị tích cực, tiến bộ trong tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo Đặc biệt trong học thuyết của Khổng Tử, Người cho rằng, “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học”1 Đó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân, nghiêm khắc với bản thân Người cũng tìm thấy những điểm hợp lý trong tư tưởng của Phật giáo, coi trọng và đề cao “cái thiện”, khuyên con người sống hiền từ, không tham lam, có lòng vị tha, cảm thông sâu sắc với người nghèo khổ, biết lo cho người hơn lo cho mình
Đối với đạo đức phương Tây, Hồ Chí Minh rất coi trọng những “ưu điểm” trong tư tưởng của Thiên chúa giáo, đó là lòng nhân ái cao cả của Chúa Giêsu,
Trang 3khuyên con người sống trong sạch, thuỷ chung, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, biết hoà đồng và làm bạn với mọi người, kể cả làm bạn với bạn của kẻ hại mình Mặt khác, Người cũng chỉ ra những hạn chế lớn của Thiên chúa giáo Nghiên cứu về nền văn hoá phương Tây, Người đấnh giá cao tinh thần nhân đạo, dân chủ và nhân quyền được thể hiện trong các trào lưu triết học, văn học nghệ thuật, nổi bật là tư tưởng “tự do, bình đẳng, bác ái” Người cho rằng, đó là một tư tưởng tiến bộ có sức hấp dẫn đối với quần chúng nhân dân lao động, nhưng đã bị giai cấp tư sản lợi dụng để mỵ dân, xúi dục quần chúng đánh đổ giai cấp phong kiến để đoạt lấy quyền cai trị vào tay mình, rồi quay trở lại đàn áp nhân dân
Hồ Chí Minh đã kế thừa, tiếp thu được những giá trị đạo đức tốt đẹp của cả phương Đông và phương Tây để mở rộng sự hiểu biết, làm phong phú, làm giàu thêm trí tuệ của mình Đó cũng là điều kiện khách quan, cần thiết để Người đến với chủ nghĩa nhân đạo cao cả của chủ nghĩa Mác - Lênin, giúp cho Người có được phương pháp tư duy biện chứng khoa học để không ngừng bổ sung, hoàn thiện các giá trị về đạo đức bằng những quan niệm mới, cách mạng và tiến bộ, phù hợp với
xu thế phát triển tất yếu của nhân loại
c Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về đạo đức cách mạng.
Từ rất sớm, trong đời sống xã hội loài người đã xuất hiện và tồn tại các quan niệm khác nhau về đạo đức, nhưng đó là những quan niệm đạo đức cũ Chủ nghĩa Mác ra đời đã đánh dấu bước ngoặt về một nền đạo đức mới, đạo đức cộng sản, gạt
bỏ tất cả những quan niệm duy tâm, phi lịch sử về đạo đức Mác cho rằng, “Xét cho đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế, của xã hội lúc bấy giờ”1 Đồng thời, Mác còn chỉ rõ, trong xã hội có sự đối lập về giai cấp, thì “đạo đức cũng là đạo đức của giai cấp, hoặc là nó biện hộ cho sự thống trị và lợi ích của giai cấp thống trị, hoặc là khi giai cấp bị trị
đã trở nên khá mạnh, thì nó tiêu biểu cho sự nổi dậy chống lại sự thống trị nói trên
và tiêu biểu cho lợi ích tương lai của những người bị áp bức”2 Đạo đức tiêu biểu
Trang 4cho lợi ích tương lai của những người bị áp bức chính là đạo đức mới, đạo đức cách mạng mang bản chất giai cấp công nhân, nó khác hẳn với bản chất đạo đức cũ của giai cấp thống trị bóc lột Bàn về vai trò to lớn của đạo đức mới, Lênin đã khẳng định: “Đạo đức đó là những gì góp phần phá huỷ xã hội cũ của bọn bóc lột
và góp phần đoàn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra một xã hội mới của những người cộng sản”3
Chủ nghĩa Mác - Lênin rất quan tâm đến vấn đề đạo đức và xây dựng đạo đức cách mạng cho giai cấp vô sản Hơn nữa, sức thuyết phục của tư tưởng đạo đức trong học thuyết đó, không chỉ ở tính cách mạng và khoa học của nó, mà còn ở tấm gương đạo đức mẫu mực, trong sáng, cao cả của các nhà kinh điển Chính vì vậy,
tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin đã tác động ảnh hưởng một cách sâu sắc đến cả nhận thức, tư duy, tình cảm và hành động của Hồ Chí Minh Đặc biệt khi nói về tấm gương đạo đức của Lênin, Hồ Chí Minh viết: “Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy,
đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng
về Người, không gì ngăn cản nổi”[1]
2 Cơ sở thực tiễn.
a Thực tiễn Việt Nam.
Dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến, do chính sách cai trị độc ác của chủ nghĩa thực dân, đã để lại hậu quả hết sức nặng nề Quần chúng nhân dân lao động họ không những bị áp bức, bóc lột nặng nề về thể xác, mà còn bị nô dịch về tinh thần Đặc biệt, trên lĩnh vực văn hoá, đạo đức, sự ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến và sự áp đặt “lối sống tư sản”, cơ hội, thực dụng chạy theo đồng tiền, đề cao chủ nghĩa cá nhân của chủ nghĩa thực dân là nguy cơ đe doạ đến những giá trị đạo đức truyền thông tốt đẹp của dân tộc và là một trở ngại to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta Nhận thức rõ
Trang 5được điều đó, Hồ Chí Minh cho rằng, đối với cách mạng nước ta, muốn giải phóng triệt
để cho người lao động phải đồng thời giải phóng cho họ cả về tư tưởng, văn hoá, đạo đức lối sống, thói quen lạc hậu có gốc rễ từ hàng ngàn năm nay
Mặt khác, ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền đã thuộc
về nhân dân, Hồ Chí Minh sớm phát hiện ra những hiện tượng sai lệch của một bộ phận cán bộ, đảng viên như quan liêu, hách dịch, cậy chức, cậy quyền tham ô, hủ hoá Những tệ nạn đó, nếu không sớm được phát hiện, ngăn chặn dễ trở thành nguy cơ làm tổn hại đến thanh danh của Đảng và toàn bộ sự nghiệp cách mạng, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền
Đòi hỏi khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong quá trình
tổ chức, xây dựng chế độ xã hội mới, nhằm biến nước ta từ một nước nghèo nàn, lạc hậu trở thành một nước giàu mạnh, văn minh, thì việc xây dựng nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng cho nhân dân ta nói chung và cán bộ, đảng viên nói riêng càng trở nên cấp thiết Thực tế đó đã tác động mạnh mẽ đến Hồ Chí Minh và trở thành cơ sở quan trọng, hình thành nên tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng
b Thực tiễn tình hình thế giới.
Hồ Chí Minh đã đi đến nhiều nơi, nhiều nước trên thế giới, Người đã nhận thấy chủ nghĩa đế quốc một mặt thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân lao động, mặt khác chúng thực hiện chính sách đầu độc về văn hoá, tuyên truyền cho lối sống thực dụng, đề cao chủ nghĩa cá nhân, áp đặt các giá trị đạo đức, luân lý tư sản vào các nước thuộc địa Do đó, cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa không chỉ nhằm mục tiêu độc lập dân tộc, mà còn để bảo vệ những giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình
Đặc biệt, từ khi Chủ nghĩa Mác - Lênin được xâm nhập vào các nước thuộc địa đã làm cho cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc càng gắn bó mật thiết với nhau hơn, quyền tự quyết của các dân tộc được coi trọng và đề cao Đó là những
Trang 6điều kiện thuận lợi lớn cho việc xây dựng tình đoàn kết quốc tế trong sáng trên lập trường “hữu ái vô sản” giữa giai cấp vô sản, nhân dân lao động ở các nước chính quốc với các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa thực dân đế quốc Trong cuộc đấu tranh đó, các quan điểm về cái gọi “khai hoá văn minh” của chủ nghĩa thực dân ở các nước thuộc địa lần lượt bị vạch mặt, lên án; mục tiêu, lý tưởng cách mạng, niềm tin vào đạo đức cộng sản không ngừng được củng cố, mở rộng trên phạm vi thế giới Mặt khác, sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) và cùng với những thành tựu to lớn trong công cuộc cải tạo, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên quê hương đất nước của Lênin, nhất là trên lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hoá, xây dựng đạo đức, lối sống mới đã tác động mạnh mẽ và chiếm được cảm tình của đông đảo quần chúng nhân dân lao động trên thế giới Thực tế đó đã được Hồ Chí Minh nhận thức, tiếp thu một cách đúng đắn và trở thành một động lực quan trọng để hình thành nên tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng
Tuy nhiên, sự hình thành tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng bên cạnh những điều kiện khách quan cần thiết, còn do những phẩm chất thuộc nhân cách của Hồ Chí Minh Với tư chất thông minh, tư duy độc lập sáng tạo
và luôn gần gũi gắn bó sâu sắc với con người, trước hết là người lao động, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa đạo đức của nhân loại, kết hợp chặt chẽ giữa truyền thống với hiện đại, là những nhân tố có ý nghĩa quan trọng trực tiếp tác động đến việc hình thành nên tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng Chính vì vậy mà tư tưởng đạo đức của Người không chỉ có sức hấp dẫn, thuyết phục to lớn đối với các thế hệ người Việt Nam, mà còn cả đối với nhân dân lao động, yêu chuộng hoà bình và tiến bộ trên thế giới
II NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG.
Trang 71 Đạo đức là gốc, nền tảng của người cách mạng.
Theo Hồ Chí Minh đạo đức có một vai trò rất quan trọng đối với người cách mạng Người chỉ rõ: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”[2]
Đạo đức là thước đo lòng cao thượng, động lực to lớn giúp người cách mạng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hiểm nguy Bởi theo Hồ Chí Minh, người có đạo đức là người “có tâm, có đức”, mà người có tâm, có đức mới có bản lĩnh vượt qua khó khăn, thử thách cám dỗ của đời thường, “giàu sang không quyến rủ, nghèo khó không chuyển lay, uy vũ không khuất phục” Người có tâm, có đức thì mới có điều kiện đi sâu, đi sát, gần gũi và gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân để giáo dục, thuyết phục và cảm hoá được họ Đồng thời mới là người có đủ nghị lực, sức mạnh và khả năng tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm, đường lối của Đảng và quyết tâm biến nó thành hiện thực nhằm mang lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân
Hồ Chí Minh coi đạo đức là gốc, nền tảng của người cách mạng không có nghĩa
là tuyệt đối hoá vai trò của đạo đức hay hạ thấp, tách rời với tài năng, mà trong tư tưởng đạo đức của Người: nói “đức” là đức phải có tài, nói “tài” là tài đã đức; “đức - tài” được hoà quyện với nhau trong nhân cách của người cách mạng Theo Hồ Chí Minh, đạo đức còn là cơ sở, điều kiện để phát huy, phát triển tài năng của người cách mạng Người chỉ rõ, “Có tài mà không có đức" chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người”[3]
Nhận thức đúng đắn vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của đạo đức đối với người cách mạng, cho nên ngay từ đầu cũng như trong suốt toàn bộ sự nghiệp cách
Trang 8mạng của dân tộc, Hồ Chí Minh đã rất quan tâm, coi trọng xây dựng đạo đức mới - đạo đức cách mạng cho cán bộ và nhân dân ta
2 Những chuẩn mực đạo đức cách mạng.
a Trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân.
Đây là phẩm chất, chuẩn mực có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của người cách mạng, là tiêu chuẩn để xem xét, đánh giá đạo đức của con người, của mỗi chiến sỹ cách mạng
“Trung - Hiếu” là những khái niệm phản ánh mối quan hệ rường cột trong đạo đức Nho giáo phương Đông Theo quan điểm của Nho giáo “Trung” là trung với vua, vua là người đứng đầu của một nước, nước được gắn liền với vua Cho nên, trung với vua cũng có nghĩa là trung với nước Còn “Hiếu” là hiếu với ông, bà, cha, mẹ, là qui định đạo làm con phải có trách nhiệm, bổn phận phụng dưỡng ông,
bà, cha, mẹ; thể hiện đức hiếu thảo, lòng biết ơn, tôn kính những người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng mình “Trung”, “Hiếu” có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, là tiêu chí hàng đầu của đạo đức Nho giáo
Hồ Chí Minh bàn đến “trung, hiếu” với nghĩa bổn phận, trách nhiệm của con người đối với gia đình, xã hội, nhưng gạt bỏ quan niệm cũ và những hạn chế trong
tư tưởng của đạo đức Nho giáo, thay vào đó bằng những nội dung mới, cách mạng
và tiến bộ phù hợp với chế độ mới của thời đại mới, thành “trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân” Người chỉ rõ: “Ngày xưa Trung là trung với vua, Hiếu là hiếu với cha mẹ mình thôi Ngày nay,"trung là trung với Tổ quốc, hiếu là hiếu với nhân dân”[4]
“Trung với nước” là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, với phương hướng phát triển tất yếu của đất nước là đi lên chủ nghĩa xã hội; phải đặt lợi ích của cách mạng, của Tổ quốc lên trên hết, trước hết và quyết
Trang 9tâm đấu tranh cho sự phồn vinh của đất nước, đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân Do đó, theo Hồ Chí Minh “Trung với nước” cũng là “trung với Đảng”
“Trung với Đảng” là trung thành với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, với sự nghiệp cách mạng của dân tộc do Đảng lãnh đạo, là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Vì chỉ có Đảng lãnh đạo mới có đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng đúng đắn, khoa học, mới phát huy được sức mạnh to lớn của cả dân tộc để đưa cách mạng đi đến thắng lợi hoàn toàn Hơn nữa, “nước” bao giờ cũng gắn liền với một chế độ xã hội nhất định, mà chế độ ta đang ra sức phấn đấu xây dựng là chế độ do nhân dân lao động làm chủ, là công trình tập thể của nhân dân lao động tự xây dựng, dưới sự lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam Cho nên, “trung với nước”, là phải “trung với Đảng” và phải “hiếu với dân”
“Hiếu với dân” theo Hồ Chí Minh là phải tôn trọng, yêu kính nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân, khẳng định sức mạnh to lớn của nhân dân và phải coi dân là gốc, nền tảng của sự nghiệp cách mạng Vì “dân” trong quan niệm của Hồ Chí Minh, dân phải gắn liền với nước, dân là chủ của đất nước, dân có quyền quyết định vận mệnh quốc gia, “bao nhiêu quyền hành, lực lượng đều thuộc về dân” Vì vậy, hiếu với dân là phải một lòng, một dạ “phụng sự nhân dân Nghĩa là làm đầy tớ cho dân”[5] Người cách mạng có được đức tính ấy, thì nói dân tin, làm dân theo và được dân hết lòng ủng hộ, cách mạng chắc chắn sẽ giành được thắng lợi
b Yêu thương con người.
Yêu thương con người là phẩm chất cơ bản, cao đẹp của người cách mạng Yêu thương con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện qua nhiều mối quan hệ, nhiều đối tượng với một tình cảm bao la, rộng lớn, nhưng vô cùng sâu nặng thắm đượm tính nhân văn, nhân đạo cao cả Trước hết, Người giành tình yêu thương cho “quần chúng cần lao”, những người đang phải chịu cảnh lầm than nô
lệ, bị áp bức, bóc lột Vốn là người lao động, sinh ra và lớn lên trong cảnh nước
Trang 10mất, nhà tan, Hồ Chí Minh càng thấu hiểu nỗi cay đắng, khổ nhục của quần chúng cần lao, cảm thông sâu sắc và đứng về phía quần chúng cần lao để đấu tranh bênh vực, bảo vệ các quyền chính đáng của người lao động Người chỉ rõ, nguồn gốc của những đau thương, khổ nhục của quần chúng nhân dân lao động cả ở chính quốc và các thuộc địa đó là do chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân
Vượt lên tình cảm cá nhân, đơn thuần, tình yêu thương con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ giới hạn đối với đồng bào mình, mà còn giành cho
cả giai cấp vô sản và nhân dân lao động trên toàn thế giới Bởi theo Người, trong
sự nghiệp đấu tranh để giải phóng cho con người, trước hết là người lao động, “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”[6] Đó là tình đồng chí, tình anh em, trong sáng, thuỷ chung trên lập trường “hữu ái vô sản” Tình cảm cách mạng cao cả đó đã khơi dậylương tâm, lương tri, tính “hướng thiện” ở mỗi con người và làm cho các dân tộc gần gủi để hiểu biết và cảm thông sâu sắc với nhau, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung để tự giải phóng cho mình
Nổi bật trong tình yêu thương con người của Hồ Chí Minh là sự bao dung,
độ lượng Yêu thương con người gắn liền với sự tin tưởng vào những khả năng, phẩm giá tốt đẹp của con người và tạo mọi điều kiện cho con người vươn lên tự hoàn thiện Người từng dạy: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”[7] Đối với những người lầm đường, lạc lối đã tỏ ra ăn năn, hối cải đã được Người đối xử với thái độ nhân
ái, khoan dung, độ lượng Đặc biệt, Người rất coi trọng và đề cao sự giáo dục thuyết phục, cảm hoá đối với con người Người khuyên: “Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài Nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi