1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TƯ TƯỞNG hồ CHÍ MINH về ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM

31 508 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 39,39 KB

Nội dung

Đồng thời các ông cũng là những người đã thảo ra những nguyên tắc tổ chức về xây dựng và hoạt động của Đảng Cộng sản như: Đảng là một tổ chức độc lập mang bản chất giai cấp công nhân; Đi

Trang 1

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN

VIỆT NAM

Trong di sản tư tưởng mà Hồ Chí Minh để lại, những luận điểm của Người về Đảng Cộng sản là một phần cực kỳ quan trọng Nghiên cứu, quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người nhằm đổi mới và chính đốn Đảng, làm cho Đảng thật trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là lực lượng chính trị lãnh đạo toàn xã hội, là một trong những nhiệm vụ chủ yếu nhất của toàn Đảng, toàn dân ta

I CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.

1 Cơ sở tư tưởng - lý luận

Nghiên cứu một cách sâu sắc quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đến thế

kỷ XIX ở tây Âu, Mác và Ăngghen đặt sự quan tâm chủ yếu của mình vào vấn đề thành lập Đảng cộng sản ở các nước tư bản chủ nghĩa Theo Mác và Ăngghen, giai cấp công nhân tổ chức ra chính đảng là đỏi hỏi tất yếu khách quan, điều kiện tiên quyết thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình Mác và Ăngghen là những người đầu tiên chủ trương thành lập Đảng trên cơ sở kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân Đồng thời các ông cũng là những người đã thảo ra những nguyên tắc tổ chức về xây dựng và hoạt động của Đảng Cộng sản như: Đảng là một tổ chức độc lập mang bản chất giai cấp công nhân; Điều kiện tiêu chuẩn người vào đảng; Đảng phải thường xuyên được củng cố vững chắc, có tổ chức cơ cấu phù hợp; Đảng được xây dựng trên những nguyên tắc dân chủ triệt để và chủ nghĩa quốc tế là một trong những nguyên tắc xây dựng Đảng

Đến thời kỳ Lênin, chủ nghĩa tư bản đã bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, vấn đề dân tộc và thuộc địa được đặt ra một cách bức thiết, cách mạng vô sản trở thành nhiệm vụ trực tiếp Điều kiện trên đòi hỏi cấp bách phải nâng cao vai trò lãnh

Trang 2

đạo, sức chiến đấu của các Đảng cộng sản để giai cấp công nhân làm tròn nhiệm vụ lịch sử Mặt khác, sau khi Ăngghen mất, những người đứng đầu quốc tế II đã xét lại chủ nghĩa Mác, phản bội lại lợi ích của giai cấp công nhân Vì vậy, vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản là đập tan chủ nghĩa cơ hội, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác và phát triển sáng tạo các luận điểm của Mác và Ăngghen về Đảng để thành lập Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.

Lênin là người đáp ứng được yêu cầu lịch sử đặt ra Người đã xây dựng thành một hệ thống những nguyên tắc cơ bản về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân

đó là: Chủ nghĩa Mác là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng; Đảng là một bộ phận của giai cấp công nhân, là đội tiền phong chính trị có

tổ chức và là tổ chức chặt chẽ nhất, giác ngộ nhất của giai cấp công nhân; khi có chính quyền, Đảng là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội và

là bộ phận của hệ thống đó; tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng; Đảng gắn bó chặt chẽ với quần chúng; Đảng là một khối thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng; Đảng phải tích cực kết nạp những đại biểu ưu

tú của giai cấp công nhân và nhân dân lao động vào Đảng, phải thường xuyên đưa những người không đủ tiêu chuẩn và những phần tử cơ hội ra khỏi Đảng; tính quốc

tế của Đảng

Những nguyên tắc cơ bản về Đảng kiểu mới của Lênin là cơ sở có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam Nhưng xuất phát từ những điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về chính đảng cách mạng để đưa đến việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930 Người đã nêu ra nhiều luận điểm mới làm phong phú thêm học thuyết Mác - Lênin về chính đảng

Trang 3

cách mạng ở những nước thuộc địa mà sinh thời Mác và Ăngghen chưa có điều kiện để đi sâu nghiên cứu, còn Lênin cũng mới đề cập ở một chừng mực nhất định.

2 Cơ sở thực tiễn.

a Thực tiễn Việt Nam.

Cuối thế kỷ XIX thực dân Pháp xâm lược và thống trị nước ta làm cho xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc, từ một xã hội phong kiến trở thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến Tính chất xã hội Việt Nam biến đổi phức tạp với đặc trưng cơ bản

là sự cấu kết chặt chẽ giữa đế quốc và phong kiến để thống trị và bóc lột nhân dân

ta Điều đó đặt ra yêu cầu khách quan của cách mạng Việt Nam là phải giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc, tay sai và giữa nhân dân Việt Nam mà chủ yếu là nông dân với địa chủ phong kiến

Đứng trước yêu cầu khách quan của lịch sử, trên con đường phát triển của cách mạng Việt Nam đã xuất hiện nhiều trào lưu cứu nước mang quan điểm và ý thức hệ giai cấp khác nhau Nổi bật như phong trào “Cần vương” (1883 -1896); phong trào khởi nghĩa của nông dân chống Pháp ở Yên Thế (1887-1913); Phong trào cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản của các nhà yêu nước Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh Nhưng tất cả các phong trào cứu nước đó đều bị thất bại Thực tiễn đó của cách mạng Việt Nam đã được Hồ Chí Minh nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và Người đã chỉ rõ một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam là thiếu một tổ chức cách mạng có đường lối chính trị đúng đắn và phương pháp cách mạng khoa học, phù hợp để tổ chức, tập hợp và lãnh đạo các tầng lớp nhân dân đấu tranh chống bọn đế quốc và phong kiến tay sai, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc

Mặt khác, những kinh nghiệm được rút ra trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, sản xuất

Trang 4

nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế chậm phát triển, nghèo nàn, lạc hậu, tàn dư tư tưởng của người sản xuất nhỏ còn nặng nề, giai cấp công nhân còn rất nhỏ bé cũng giúp cho Hồ Chí Minh tiếp tục xây dựng, củng cố và phát triển tư tưởng của mình về Đảng Cộng sản Việt Nam.

b Thực tiễn cách mạng thế giới.

Trong quá trình đi tìm con đường cứu nước, khảo sát kinh nghiệm của một số cuộc cách mạng thế giới, Hồ chí Minh rất chú ý xem xét những vấn đề về chính đảng cách mạng Phân tích sâu sắc cuộc khởi nghĩa của giai cấp công nhân (18.3.1871) đánh đuổi giai cấp tư sản ở Pháp, thành lập chính quyền mới, công xã Pari, Người đã rút ra cái được, cái chưa được, nhất là nguyên nhân thất bại của công xã Theo Hồ Chí Minh một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại bởi công xã chưa có một chính Đảng lãnh đạo Người khẳng định: "Cách mệnh Pháp dạy cho chúng ta:

1 Dân chúng công nông là gốc cách mệnh

2 Cách mệnh thì phải có tổ chức rất vững bền mới thành công ”[1]

Hồ Chí Minh cũng giành nhiều tâm sức vào khảo cứu cuộc Cách mạng Tháng

10 Nga 1917, cuộc cách mạng do giai cấp công nhân, mà đội tiền phong của nó là Đảng Bônsêvích (cộng sản) Nga lãnh đạo và giành thắng lợi Người chỉ rõ: “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công phải lấy dân chúng (công, nông) làm gốc, phải có đảng bền vững ”[2]

Trong những năm 20 của thế kỷ XX hàng loạt các Đảng cộng sản đã được thành lập ở các nước và ra nhập vào Quốc tế cộng sản Riêng ở châu Á và khu vực Đông Nam Á nhiều Đảng cộng sản đã ra đời: Đảng Cộng sản Inđônêxia (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921), Đảng Cộng sản Nhật Bản (1922), Đảng Cộng sản Triều Tiên (1925), Đảng Cộng sản Ấn Độ (1928), Đảng Cộng sản Thái Lan (1928) Nhưng để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã

Trang 5

không vội vàng, nôn nóng mà Người giành sức lực, trí tuệ chuẩn bị chu đáo về mặt chủ quan cũng như tích cực thúc đẩy các điều kiện khách quan đi đến chín muồi Một mặt, Người trực tiếp đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về chủ nghĩa Mác - Lênin, mặt khác Người mở rộng sự liên kết với những người Việt Nam yêu nước khác, với những nhà hoạt động cách mạng của các nước thuộc địa đồng thời tham gia vào nhiều hoạt động của Quốc tế cộng sản Hồ Chí Minh cũng tập trung nghiên cứu thực tiễn hoạt động của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và kinh nghiệm hoạt động lãnh đạo, xây dựng Đảng của các nước trên thế giới, nhất là ở các nước xã hội chủ nghĩa Từ đó Người đã rút ra được những bài học quý báu về xây dựng Đảng.Những cơ sở tư tưởng - lý luận và thực tiễn nói trên góp phần quan trọng vào việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam.

II NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Hồ Chí Minh đã nhận thức, quán triệt và vận dụng sáng tạo luận điểm trên của các nhà kinh điển Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam Người đặt vấn đề: "Cách mệnh trước hết phải có cái gì?"[3] và Người đã khẳng định: " trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy"[4]

Trang 6

Ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh là làm sao nước nhà được độc lập, nhân dân được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, được học hành Muốn vậy, theo Người, Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng vô sản Đây là một cuộc cách mạng có nội dung rộng lớn, toàn diện, có tính chất triệt để nhất trong lịch sử phát triển của dân tộc và nhân loại Do vậy sự nghiệp cách mạng đó là của toàn thể dân chúng, không phải là việc riêng của một, hai người Hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu rằng để thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng đó, không có cách nào khác là phải dựa vào sức mạnh của nhân dân - nhân dân có tiềm năng và khả năng cách mạng to lớn, nhưng sức mạnh ấy chỉ được phát huy khi đã được giáo dục, giác ngộ,

tổ chức lại thành một đội quân thống nhất Vì thế phải làm cho dân giác ngộ, phải bày sách lược cho dân, phải đoàn kết nhân dân lại Đó là nhiệm vụ của Đảng cách mạng - Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân

Cách mạng Việt Nam muốn giành thắng lợi trước hết phải dựa vào sức mình

là chính, nhưng mặt khác cũng phải biết kết hợp sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế, sức mạnh của cách mạng thế giới Cách mạng Việt Nam do đó phải liên hệ chặt chẽ với cách mạng của các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc và cách mạng

vô sản ở các nước chính quốc, giữ mối liên hệ đó là nhiệm vụ của Đảng

Như vậy, Hồ Chí Minh đã khẳng định, Đảng cộng sản Việt Nam là chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, là đội tiền phong của giai cấp công nhân, có khả năng đoàn kết, tập hợp, lôi kéo mọi tầng lớp nhân dân đứng lên đấu tranh làm cách mạng - nhân tố hàng đầu quyết định mọi thằng lợi của cách mạng Việt Nam

Nhận thức được vai trò quyết định của Đảng cộng sản đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam nên cuối năm 1924 Người đã về Quảng Châu (Trung Quốc)

và từ năm 1925 đến đầu năm 1930 là thời gian cùng với việc thực hiện nhiệm vụ của Quốc tế cộng sản giao, Người đã trực tiếp bắt tay vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam Ngày

Trang 7

3.2.1930 Người trực tiếp lãnh đạo hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành chính đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam Người còn trực tiếp soạn thảo Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam làm cho Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ khi ra đời đã có đường lối cách mạng đúng đắn.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3.2.1930) đảm nhận sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng Việt Nam là đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khách quan của xã hội Việt Nam lúc đó Thực tiễn gần 80 năm qua đã chứng minh cách mạng Việt Nam luôn luôn cần có Đảng lãnh đạo, nhân tố hàng đầu đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, không một lực lượng chính trị nào có thể thay thế được vai trò lãnh đạo đó

2 Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác

- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

Một trong những cống hiến xuất sắc của Hồ Chí Minh đối với sự phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin là luận điểm của Người về quy luật ra đời của Đảng cộng sản ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến

Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đều quan niệm Đảng cộng sản

là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân Luận điểm đó hoàn toàn đúng khi giai cấp công nhân đã bước lên vũ đài chính trị với tư cách là một lực lượng chính trị độc lập, được lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin dẫn đường Xuất phát từ tình hình Việt Nam là một nước thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, Hồ Chí Minh thấy rằng việc ra đời Đảng cộng sản ở đây, nếu chỉ kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân thì chưa đủ, vì giai cấp công nhân còn nhỏ bé, phong trào công nhân còn non yếu Do đó phải kết hợp với phong trào yêu nước rộng lớn của các tầng lớp nhân dân đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân; phong trào này diễn ra liên tiếp, từ rất lâu

Trang 8

trước khi có giai cấp công nhân và phong trào công nhân, phong trào yêu nước trong thời đại mới rất gần với phong trào công nhân và đang bế tắc về đường lối cho nên rất dễ tiếp thu lý luận Mác - Lênin Khái quát về quy luật đặc thù của việc

ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã viết: “Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới sự thành lập Đảng cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930”[5] Ở đây phong trào công nhân dù

có tiên tiến nhất, nhưng nếu không gắn bó với phong trào yêu nước, trở thành nòng cốt của phong trào yêu nước, thì cũng không mở rộng được cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và đưa cuộc đấu tranh đó đến thắng lợi

Từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, đó là con đường Hồ Chí Minh và hầu hết những người cộng sản Việt Nam đã đi

Hồ Chí Minh đã phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về sự ra đời của Đảng cộng sản vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam Từ luận điểm trên của

Hồ Chí Minh giúp Đảng ta vừa vững vàng về nguyên tắc, vừa mềm dẻo trong sách lược để lãnh đạo cách mạng Việt Nam cũng như trong xây dựng Đảng Đó cũng là điều kiện thuận lợi để Đảng ta giải quyết tốt mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, giúp Đảng ta đề ra các chủ trương, chính sách đúng đắn trong các thời kỳ cách mạng, giải quyết tốt mối quan hệ giữa chiến lược và sách lược, giữa mục tiêu cơ bản lâu dài với mục tiêu cấp thiết trước mắt, đảm bảo cho Đảng không chỉ là lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân mà của cả dân tộc Việt Nam

Tuy nhiên, từ quy luật ra đời đặc thù đó nên phần đông đảng viên của Đảng xuất thân từ nông dân, trưởng thành từ phong trào yêu nước Để tăng cường bản chất giai cấp công nhân, tính tiền phong của người cộng sản cho đội ngũ đảng viên của Đảng, theo Hồ Chí Minh cần chú trọng phát triển đảng viên từ thành phần giai cấp công nhân Mặt khác, điều có ý nghĩa quyết định là Đảng phải giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện tăng cường bản chất giai cấp công nhân cho đội ngũ đó Trong

Trang 9

bài "Hoa sen" đăng trên báo Nhân dân (30.3.1956), Người viết: "Thành phần giai cấp nhất định có ảnh hưởng đến tư tưởng con người Nhưng nó không phải là một ảnh hưởng quyết định, không khắc phục được Khi đã đứng trong hàng ngũ cách mạng, đã được Đảng và nhân dân rèn luyện, người ta có thể đấu tranh và thoát ly ảnh hưởng của giai cấp xấu, thoát ly những quan hệ xấu.

Thành phần giai cấp và quan hệ gia đình có ảnh hưởng thế nào, điều quyết định vẫn là do bản thân mỗi người đảng viên"[6]

3 Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định Đảng cộng sản là Đảng của giai cấp vô sản, đấu tranh cho lợi ích của giai cấp vô sản nước mình và giai cấp vô sản thế giới; Đảng gồm những phần tử tiên tiến nhất trong giai cấp vô sản, đội tiền phong, bộ tham mưu của giai cấp vô sản Đảng bao giờ cũng là đảng của một giai cấp, mang bản chất của một giai cấp nhất định Vì vậy xác định đúng bản chất giai cấp của đảng là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn

Quán triệt quan điểm đó vào xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ khi Đảng ta ra đời trong các văn kiện do Hồ Chí Minh soạn thảo và được thông qua hội nghị thành lập Đảng, Người chỉ rõ: “Đảng là đội tiên phong của đạo quân vô sản”, “Đảng là của giai cấp vô sản” Tại Đại hội II của Đảng (tháng 2.1951), Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”[7] Khi miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người nhắc lại luận điểm trên: “Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị”[8]

Trang 10

Việc khẳng định như vậy không hề xoá nhoà bản chất giai cấp của Đảng như một số người lầm tưởng mà trái lại chứng tỏ Hồ Chí Minh vừa quán triệt sâu sắc những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất giai cấp của Đảng, về vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đồng thời Người hiểu rất sâu sắc truyền thống dân tộc, thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Khi xem xét bản chất giai cấp của một chính đảng không phải xem đảng đó mang tên gì, thành phần xuất thân của đảng viên mà vấn đề quyết định là phải căn cứ vào nền tảng tư tưởng, tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của đảng đó Trước sau như một, dù là mang tên Đảng Cộng sản Việt Nam; Đảng Cộng sản Đông Dương; Đảng Lao động Việt Nam, thì theo Hồ Chí Minh, Đảng ta vẫn mang bản chất giai cấp công nhân Bởi vì tôn chỉ, mục đích, nềng tảng tư tưởng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ta mà Hồ Chí Minh chỉ ra đều luôn tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc về xây dựng Đảng cộng sản của chủ nghĩa Mác - Lênin

Theo Người, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa mang bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc Đảng đó không chỉ đại biểu, đại diện, chiến đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân mà còn của nhân dân lao động và của

cả dân tộc Tổng kết thực tiễn hoạt động của Đảng ta, Hồ Chí Minh viết: “Đảng ta

vĩ đại, vì ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác”[9]

Quán triệt sâu sắc quan điểm đúng đắn của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình xây dựng và hoạt động đã gắn bó máu thịt với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam trong mọi thời kỳ của cách mạng Việt Nam Vì vậy, tuyệt đại đa số những người dân Việt Nam, dù là đảng viên hay không phải là đảng viên, dù thuộc giai tầng nào trong xã hội, ai ai đều cảm thấy Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của mình, Đảng ta, Đảng của chúng ta,

tự hào với những thắng lợi, thành công của cách mạng do Đảng lãnh đạo, có trách

Trang 11

nhiệm trong xây dựng và bảo vệ Đảng, băn khoăn, lo lắng và thấy mình cũng có trách nhiệm trước những thiếu sót, khuyết điểm của Đảng.

4 Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin "làm cốt".

Nhận thức đúng vai trò to lớn của lý luận cách mạng đối với đảng cách mạng nên ngay trang đầu tác phẩm “Đường cách mệnh” (1927), Nguyễn Ái Quốc đã nhắc lại lời chỉ dẫn của Lênin rằng: “Không có lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh vận động Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, Đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong”[10] Người cũng chỉ rõ: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy”[11] Lấy chủ nghĩa “làm cốt”, theo Hồ Chí Minh đó là cơ sở nền tảng tư tưởng, nền tảng lý luận của Đảng; cơ sở để Đảng định ra cương lĩnh, đường lối, chiến lược, sách lược và mục tiêu cần đạt tới của cách mạng; cơ sở của

sự đoàn kết thống nhất về tư tưởng và hành động trong Đảng

Tính đúng đắn, tính cách mạng và khoa học của một lý luận mà chính đảng đã lựa chọn là điều kiện tiên quyết làm nên thắng lợi của cách mạng Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất

là chủ nghĩa Lênin”[12] và “Phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”[13] Nhờ lý luận ấy Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cứu nước, đã xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam và trang bị cho Đảng vũ khí tinh thần để Đảng làm tròn vai trò tiên phong, vai trò lãnh đạo cách mạng

Viết về vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với Đảng ta, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Là lực lượng tư tưởng hùng hậu chỉ đạo Đảng chúng tôi, làm cho Đảng chúng tôi có thể trở thành hình thức tổ chức cao nhất của quần chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc chúng tôi”[14]

Trang 12

Khẳng định Đảng cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin “làm cốt”,

Hồ Chí Minh yêu cầu phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin để vận dụng vào thực tiễn, Người viết: “Chủ nghĩa Mác - Lênin

là kim chỉ nam cho hành động, chứ không phải là kinh thánh”[15], do vậy: “Học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người, và đối với bản thân mình; là học tập cái chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta Học để mà làm”[16] Việc tổ chức học tập nâng cao trình độ lý luận cho đảng viên phải phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng cụ thể Học tập, tiếp thu những kinh nghiệm của các Đảng cộng sản khác trên thế giới, kế thừa phát triển các giá trị truyền thống của dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời còn chú ý tổng kết thực tiễn cách mạng Việt Nam để bổ sung, làm phong phú thêm kho tàng lý luận Mác - Lênin Bên cạnh đó Người cũng phê phán, lên án những biểu hiện: “Học thuộc lòng, khi gặp thực tế thì máy móc, lúng túng Nói và làm không thống nhất Học để trang sức, chứ không phải để vận dụng vào thực tiễn”

Quá trình cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng, nhất là 20 năm đổi mới càng chứng tỏ vị trí, vai trò nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh trong đời sống chính trị, tinh thần của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta: không một đường lối chính sách nào của Đảng, Nhà nước, cách mạng nước ta lại không bắt nguồn từ sự phát sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh Điều đó tiếp tục được Đảng ta khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”[17] Đó là sự khẳng định nhân tố hàng đầu đảm bảo tính tiền phong, tính cách mạng và khoa học của Đảng Cộng sản Việt Nam

5 Đảng Cộng sản Việt Nam phải được xây dựng theo những nguyên tắc của Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.

Trang 13

Theo Hồ Chí Minh, để Đảng Cộng sản Việt Nam thực sự là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất và mạnh mẽ của những người cộng sản, một Đảng Mác - Lênin thì Đảng đó phải được xây dựng theo những nguyên tắc của Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.

Một là, nguyên tắc tập trung dân chủ

Dân chủ trong sinh hoạt Đảng là điều mà Mác, Ăngghen đặc biệt chú ý trong xây dựng chính đảng vô sản Lênin coi tập trung dân chủ là một nguyên tắc tổ chức

cơ bản của Đảng Cộng sản - Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân

Hồ Chí Minh không chỉ tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn bổ sung, phát triển làm sáng tỏ bản chất của các thành tố trong nguyên tắc và mối quan hệ biện chứng của chúng

Vấn đề tập trung trong Đảng theo Hồ Chí Minh: “Có đảng chương thống nhất,

kỷ luật thống nhất, cơ quan lãnh đạo thống nhất Cá nhân phải phục tùng đoàn thể,

số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng Trung ương”[18], tất cả mọi đảng viên phải chấp hành vô điều kiện nghị quyết của Đảng Người chỉ ra rằng: khi chưa có nghị quyết thì tha hồ bàn cãi, nhưng khi có quyết định rồi thì không được bàn cãi nữa, có bàn cãi cũng chỉ là bàn cách thi hành cho được, cho nhanh, chứ không phải là đề nghị không thực hiện.Gắn liền với việc coi trọng tập trung, Hồ Chí Minh luôn luôn chú trọng việc

mở rộng dân chủ thực sự trong xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh cho rằng "chế độ ta là chế độ dân chủ", “dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân”[19], do đó cũng là của quý báu nhất của người đảng viên; đồng thời nếu thực hành dân chủ trong nội bộ đảng tốt sẽ làm cho Đảng tập trung được trí tuệ, tạo ra bầu không khí chân thành, cởi mở, tin cậy lẫn nhau, làm cho Đảng thoát khỏi tình trạng “u ám” thiếu đoàn kết Mở rộng dân chủ còn chống được tệ độc đoán, chuyên

Trang 14

quyền trong Đảng - một nhân tố làm suy yếu sức mạnh của Đảng Người yêu cầu:

“Phải thực sự mở rộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình”[20] Theo Hồ Chí Minh, tập trung và dân chủ là hai vế của một nguyên tắc có quan hệ biện chứng, không tách rời, không đối lập Người chỉ rõ: "Tập trung trên nền tảng dân chủ Dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung”[21]

Theo Hồ Chí Minh, tập trung trên nền tảng dân chủ là cơ quan lãnh đạo của Đảng đều do quần chúng đảng viên bầu lên, chủ trương nghị quyết của Đảng do tập trung kinh nghiệm, ý kiến của quần chúng đảng viên mà thành, quyền lực của

cơ quan lãnh đạo do quần chúng đảng viên giao phó, chứ không phải tập trung quan liêu, chuyên quyền, độc đoán Còn dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung là từ việc bầu cơ quan lãnh đạo, đến ra nghị quyết đều có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất chứ không phải dân chủ theo kiểu phân tán, tuỳ tiện, vô tổ chức, dân chủ và tự do quá trớn

Hai là, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

Hồ Chí Minh coi đây là “nguyên tắc” lãnh đạo của Đảng Khi đề cập vấn đề dân chủ tập trung, Người nói: “Tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung”[22] Hồ Chí Minh đã giải thích rất cặn kẽ, về tập thể lãnh đạo: một người

dù khôn ngoan, tài giỏi đến mấy cũng không thể thấy hết mọi mặt của vấn đề, càng không thể thấy hết được mọi việc Vì vậy, cần phải có nhiều người cùng tham gia lãnh đạo Nhiều người thì nhiều kiến thức, nhiều kinh nghiệm giúp cho tập thể thấy

rõ được mọi mặt, mọi vấn đề và từ đó đề ra những chủ trương, biện pháp, những quyết định chính xác, tránh được sai lầm ý nghĩa của tập thể lãnh đạo rất giản đơn

"dại bày hơn khôn độc"

Về cá nhân phụ trách, Người cũng chỉ rõ việc gì đã được tập thể bàn bạc kỹ lưỡng, kế hoạch đã được định rõ thì cần giao cho một người phụ trách, nếu giao cho một nhóm người thì cũng có một người phụ trách chính Như thế công việc

Trang 15

mới chạy, mới tránh được thói ỷ lại, dựa dẫm vào tập thể, thiếu trách nhiệm Không xác định được cá nhân phụ trách, thì giống như "nhiều sãi không ai đóng cửa chùa".

“Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau”[23], Người hướng dẫn rất cụ thể trong thực hiện nguyên tắc này là cần phải chủ động, sáng tạo xuất phát từ tính chất, yêu cầu của công việc, điều kiện hoàn cảnh nhất định để mang lại hiệu quả thiết thực, Người nhắc nhở: “Nhưng không phải vấn đề

gì nhỏ nhặt, vụn vặt, một người vẫn có thể giải quyết được, cũng đưa ra bàn bạc - mới là tập thể lãnh đạo Nếu làm như vậy là hiểu tập thể lãnh đạo một cách máy móc Kết quả cứ khai hội mà hết ngày giờ” và “những việc bình thường, một người

có thể giải quyết đúng, thì người phụ trách cứ cẩn thận giải quyết đi Những việc quan trọng, mới cần tập thể quyết định”[24] Người kết luận “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là dân chủ tập trung”[25]

Hồ Chí Minh cho rằng: “Thang thuốc hay nhất là thiết thực phê bình và tự phê bình”[27] và Người cũng giảng giải rất cặn kẽ: “Phê bình là nêu ưu điểm và vạch rõ khuyết điểm của đồng chí mình Tự phê bình là nêu lên ưu điểm và vạch rõ khuyết điểm của mình Tự phê bình và phê bình phải đi đôi với nhau Mục đích là làm cho mọi người học lẫn ưu điểm của nhau và giúp nhau sửa chữa khuyết điểm”[28]

Ngày đăng: 26/04/2017, 21:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w