1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHĂM LO BỒI DƯỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU

23 470 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 38,55 KB

Nội dung

CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHĂM LO BỒI DƯỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU Trong chiều dài lịch sử , ông cha ta luôn coi trọng giáo dục: Lòng yêu nước,yêu lao động, tự hào,

Trang 1

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHĂM LO BỒI DƯỠNG THẾ HỆ CÁCH

MẠNG CHO ĐỜI SAU

Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một nội dung quan trọngtrong tư tưởng Hồ Chí Minh Người cho rằng: “Đoàn viên và thanh niên ta nóichung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong Đảng cần phải chăm lo giáo dụcđạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủnghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”[1] Quán triệt tư tưởng của Hồ Chí Minh,Đảng ta trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng đã luôn quan tâm đến việc đàotạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ Đặc biệt trong giai đoạn cách mạng hiện nay, chăm lo bồidưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa chiến lược,nhằm đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp xây dựngthành công Chủ nghĩa xã hội ở nước ta

I CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHĂM LO BỒI DƯỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU

Trong chiều dài lịch sử , ông cha ta luôn coi trọng giáo dục: Lòng yêu nước,yêu lao động, tự hào, tự tôn dân tộc, tinh thần đoàn kết, tư tưởng nhân văn, nhân

Trang 2

đạo cho thế hệ tương lai Đặc biệt, các triều đại phong kiến Việt Nam rất quantâm đến việc học tập của thế hệ trẻ Chính vì vậy, hiếu học đã trở thành một trongnhững truyền thống tốt đẹp của dân tộc Năm 1245, triều Trần, lần đầu tiên tronglịch sử văn hoá học thuật của dân tộc, đặt ra danh hiệu tam khôi, nghĩa là ba học vịcao nhất: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, dành cho những người suất sắctrong kỳ thi đình Ba người năm đó, đạt được những danh hiệu này đều là nhữngngười còn rất trẻ tuổi.

Để hình thành tư tưởng của mình về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đờisau, Hồ Chí Minh đã tiếp thu truyền thống tốt đẹp của dân tộc Người khẳngđịnh: “Dân tộc Việt Nam ta có truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo” Dân

ta vì trọng đạo làm người mà tôn sư và coi trọng giáo dục Học với mục đích trởthành người, trở thành tài, với phương châm truyền thống là “tiên học lễ, hậuhọc văn” và “cần khổ học”

b Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại về bồi dưỡng thế

hệ tương lai.

Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình hiếu học, nên quá trình buôn ba tìmđường cứu nước, Người đã không ngừng làm giàu trí tuệ của mình, tiếp thu nhữngtinh hoa văn hoá của phương Đông, phương Tây về giáo dục bồi dưỡng thế hệ trẻ.Giá trị văn hoá phương Đông về bồi dưỡng thế hệ trẻ, ảnh hưởng quan trọngđến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạngcho đời sau Người tiếp thu những tri thức của nền giáo dục phương Đông ngay từkhi còn nhỏ và không ngừng bù đắp những tri thức ấy cho mình Đó là những tưtưởng giáo dục mang tính chất tiến bộ của Nho giáo như: Dạy con người sốngtrong sạch liêm khiết, sẵn sàng sả thân vì nghiệp lớn, say mê học tập, lấy giáo dục

và tự rèn luyện là yếu tố cơ bản để trưởng thành, phát triển trong xã hội Hồ ChíMinh còn kế thừa, phát triển tư tưởng “trồng người” của Quản Trọng, vì vậy trong

Trang 3

bài nói chuyện với cán bộ giáo dục ngày 13.09.1958, Người khẳng định: “Vì lợiích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”[2] Tiếpthu những tư tưởng tiến bộ, những hạt nhân hợp lý của nền giáo dục phương Đông,nên sau khi đi khắp thế giới về nước, Người thường nhắc lại câu nói của KhổngTử: “Học không biết chán, dạy không biết mỏi”[3].

Hồ Chí Minh tiếp thu văn minh và nền giáo dục Phương Tây, với những tưtưởng tiến bộ như: Đề cao sự tự do, bình đẳng, bác ái, khẳng định những giá trị caoquý của con người, coi trọng việc giáo dục và đào tạo Khi tiếp thu nền giáo dụcPhương Tây, Người đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng giữa học và hành,giữa lý luận và thực tiễn

Hồ Chí Minh tiếp thu có chọn lọc những yếu tố tích cực, những tư tưởng tiến

bộ của tinh hoa văn hoá phương Đông và phương Tây, đồng thời Người đấu tranhloại bỏ những mặt hạn chế của nó, để hình thành tư tưởng của mình về bồi dưỡngthế hệ cách mạng cho đời sau Cũng vì lẽ đó, Người khẳng định: “chỉ có nhữngngười cách mạng chân chính mới thu hái được những hiểu biết quý báu của thờiđại trước để lại”[4]

c Hồ Chí Minh tiếp thu, vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác

- Lênin về giáo dục bồi dưỡng thế hệ tương lai

Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh tiếp thu và vận dụng sáng tạoquan điểm của các nhà kinh điển về việc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ trong cáchmạng vô sản Chủ nghĩa Mác - Lênin là yếu tố quyết định bản chất nội dung tưtưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau

Theo Mác, thắng lợi của cuộc đấu tranh thúc đẩy sự phát triển xã hội loàingười trong thời đại mới, hoàn toàn phụ thuộc vào việc bồi dưỡng giáo dục thế hệcông nhân đang lớn Mác cho rằng: Bộ phận giác ngộ nhất của giai cấp công nhânnhận thức rất rõ ràng tương lai của họ và do đó tương lai của cả loài người hoàn

Trang 4

toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn Còn Ăngghen khi bàn

về vai trò của thanh niên cũng chỉ ra: Chúng ta là Đảng của tương lai, mà tương laithuộc về thanh niên

Trên cơ sở tư tưởng của Mác - Ăngghen, Lênin đã khẳng định vai trò của thế

hệ trẻ trong cách mạng vô sản và yêu cầu các đồng chí Bônxêvích: Không nên chorằng thanh niên là một tổ chức xã hội thông thường mà phải coi họ là những ngườitrực tiếp giúp sức cho Đảng Lênin đặc biệt quan tâm tới việc bồi dưỡng, giáo dụcthế hệ thanh niên, Người nói: Thế hệ trẻ không học thì không trở thành người cộngsản được

Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về việcbồi dưỡng thế hệ trẻ vào điều kiện thực tiễn cách mạng Việt Nam Người luôn gắntrách nhiệm của thế hệ trẻ với nhiệm vụ của dân tộc, nhiệm vụ của cách mạng.Trên cơ sở ấy Người khẳng định: “Muốn thức tỉnh một dân tộc trước hết phải thứctỉnh thanh niên” và “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần phải có nhữngcon người mới xã hội chủ nghĩa”[5]

2 Cơ sở thực tiễn

a Từ thực tiễn thế hệ trẻ Việt Nam chịu hậu quả của chính sách thực dân.

Sau khi đặt xong ách đô hộ ở Việt Nam, thực dân Pháp đã thi hành chính sách

“ngu dân” để dễ bề cai trị, nhất là đối với thanh niên, thế hệ tương lai của đất nước.Chúng đầu độc thanh niên bằng rượu, thuốc phiện, lối sống thực dụng, thực hiện

“nhà tù nhiều hơn trường học” Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”(1925), Hồ Chí Minh tố cáo: “Để đánh lừa dư luận bên Pháp và bóc lột dân bản xứmột cách êm thấm, bọn cá mập của nền văn minh không ngừng đầu độc nhân dân

An Nam bằng rượu và thuốc phiện, mà còn thi hành chính sách ngu dân triệt để”[6]

Hồ Chí Minh lên án một cách gay gắt kiểu giáo dục thực dân phong kiến, thựchiện thứ giáo dục nhồi sọ, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thế hệ trẻ Việt

Trang 5

Nam Người nói: “Trong mấy mươi năm nô lệ, đế quốc và phong kiến đã dùng thứgiáo dục nô lệ để nhồi sọ thanh niên ta, làm cho thanh niên ta hư hỏng”[7] Vì vậy,Người chủ trương khi cách mạng thành công sẽ tẩy sạch việc giáo dục mang tínhchất kinh viện, giáo điều, học lấy bằng, lấy cấp, loại bỏ thứ giáo dục xa rời thựctiễn, xa rời cuộc sống lao động và đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân,cũng như toàn thể nhân dân Việt Nam Người cho rằng, phải xây dựng một nềngiáo dục mới, “một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam” Hồ Chí Minh nói: “Trướchết phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thực dân còn sót lại, như:thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa đời sống lao động và đấu tranh của nhân dân, họclấy bằng cấp, dạy theo lối nhồi sọ”[8].

b Thực tiễn việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau của Hồ Chí Minh

Thực tiễn trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn coitrọng và thường xuyên quan tâm đến việc bồi dưỡng thế hệ trẻ Việt Nam Người đãnhìn thấy những phẩm chất tốt đẹp của thanh niên, cũng như vai trò của họ đối vớivận mệnh của đất nước Người dùng những lời lẽ tha thiết để kêu gọi thanh niên:

“Hỡi Đông Dương đáng thương hại, Người sẽ bị chết mất nếu đám thanh niên giàcủa người không sớm hồi sinh”[9]

Không chỉ dừng lại ở những bài nói, bài viết, mà Hồ Chí Minh còn trực tiếp tổchức, giáo dục bồi dưỡng thế hệ trẻ Việt Nam Năm 1925, để chuẩn bị cho sự ra đờicủa Đảng, Người đã bắt tay vào việc giác ngộ, tập hợp thanh niên yêu nước trong tổchức: “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên”, đào tạo ra những cán bộ trẻ làm nòngcốt cho cách mạng Việt Nam sau này

Cách mạng Tháng Tám thành công, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dântộc, trên cơ sở đánh giá đúng đắn và tin tưởng vào thế hệ trẻ trong giai đoạn cáchmạng mới, Hồ Chí Minh nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân Một đời khởi đầu

Trang 6

từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội: Các cháu phải xung phong thực hànhđời sống mới để trở thành những công dân mới, xứng đáng với nước Việt NamDân chủ Cộng hoà”[10].

Trong cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ chống thực dân Pháp xâmlược, Hồ Chí Minh đã đặt niềm tin vào sức mạnh của thanh niên đối với sự nghiệpgiải phóng dân tộc Người cho rằng, xây dựng nền giáo dục phải gắn với nhiệm vụcủa đất nước, gắn liền với nhiệm vụ của cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc.Người nói: “Chúng ta cần phải có một nền giáo dục kháng chiến và kiếnquốc”[11] và “phải đào tạo cán bộ mới và giúp đỡ cán bộ cũ theo tôn chỉ khángchiến và kiến quốc”[12]

Khi đế quốc Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh trên phạm vi cả nước, HồChí Minh lại càng khẳng định vai trò của thế hệ trẻ, quan tâm hơn hết đối với sựnghiệp đào tạo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau Người khẳng định:

“Trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, sự nghiệp giáo dục của chúng ta vẫnphát triển nhanh, mạnh hơn bao giờ hết”[13] Đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa

xã hội, Hồ Chí Minh cho rằng thế hệ trẻ Việt Nam là lực lượng xung kích, quyếtđịnh sự phát triển trên mặt trận kinh tế, văn hoá xã hội và bảo vệ Tổ quốc Ngườinói : “Thanh niên là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá vàtrong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”[14]

Như vậy, trong mỗi giai đoạn lịch sử, ở bất cứ nhiệm vụ nào của cách mạng,Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng quan tâm chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng chođời sau Thực tiễn sự quan tâm của Người đã góp phần làm cho thế hệ trẻ ViệtNam khẳng định vai trò quyết định đến sự phát triển trong hiện tại, cũng như trongtương lai của dân tộc

II NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ CHĂM LO BỒI DƯỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU

Trang 7

1 Hồ Chí Minh xác định vị trí vai trò, mục đích của việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau

a Vai trò của việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau

Hồ Chí Minh viết: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rấtquan trọng và rất cần thiết”[15] Hai cụm từ “rất quan trọng” và “rất cần thiết” đượcđặt ở liền nhau, với ý nghĩa như nhau, để khẳng định vai trò to lớn của việc chăm

lo bồi dưỡng thế hệ trẻ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, cũng như quá trìnhphát triển của dân tộc Sở dĩ xác định như vậy, vì theo Người bồi dưỡng thế hệcách mạng cho đời sau, tức là chăm lo đến tương lai của dân tộc Nước nhà thịnhhay suy, dân tộc có trường tồn và phát triển được hay không, đều phụ thuộc vào thế

hệ trẻ, cũng như việc bồi dưỡng giáo dục họ Hồ Chí Minh khẳng định: “thanh niên làngười chủ tương lai của nước nhà Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnhmột phần lớn là do các thanh niên”[16]

Từ quan niệm đúng đắn trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng Đảng, Nhànước, mọi tổ chức xã hội, các thế hệ đi trước, mỗi gia đình, phải nhận thức sâu sắc

về vai trò và tầm quan trọng của việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ Mọi người aicũng phải làm hết trách nhiệm đối với công việc “quan trọng” và lâu dài này.Đồng thời, Người cũng chỉ ra nhiệm vụ của thế hệ trẻ là noi gương thế hệ đi trước,thường xuyên rèn luyện phấn đấu, để không những đáp ứng với yêu cầu của cáchmạng, mà phải vượt lên những gì thế hệ đi trước mong muốn Người nói: “Thanhniên muốn làm chủ cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lựclượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cho tương lai đó”[17]

b Mục đích của việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra mục đích việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ cáchmạng cho đời sau, là đào tạo ra những cán bộ cho Đảng, đào tạo ra những chủ nhântương lai của đất nước Như vậy, nền giáo dục cách mạng sẽ đào tạo thế hệ trẻ trở

Trang 8

thành những công dân có ích cho nước nhà, đó là một nền giáo dục nhằm phát triểnđầy đủ những năng lực sẵn có của các em, để các em trở thành những con ngườiphát triển toàn diện trong tương lai Hồ Chí Minh cho rằng: “Trường học củachúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạonhững công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà”[18] vàNgười còn khẳng định: “Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trườnghọc của Thực dân và Phong kiến”[19].

Theo Hồ Chí Minh, mục đích việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng chođời sau là đào tạo ra những cán bộ, những chiến sĩ cách mạng kiên cường, trong sựnghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xãhội ở nước ta Họ luôn luôn xứng đáng với danh hiệu là người đầy tớ trung thành,tận tuỵ của nhân dân Người chỉ rõ: “Các thầy có nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang làđào tạo cán bộ cho dân tộc Vậy giáo dục cần nhằm vào mục đích thật thà phụng sựnhân dân”[20]

Khái niệm “trồng người” của Hồ Chí Minh thể hiện rõ mục đích của việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, nó như một cương lĩnh hànhđộng cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, đồng thời cũng là một chân lý tấtyếu của cách mạng Việt Nam Sự nghiệp “trồng người” nhằm đào tạo ra những chủnhân tương lai của đất nước, đó là công việc khó khăn, lâu dài trong suốt cả cuộcđời mỗi con người Để đạt được mục đích “trồng người”, chúng ta phải tiến hành mộtcách rất cẩn thận và công phu, như Hồ Chí Minh đã từng khái quát:

“Gạo đem vào giã bao đau đớn

Gạo giã xong rồi trắng tựa bông

Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công”

Trang 9

2 Nội dung giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo tư tưởng Hồ Chí Minh

a Giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau một cách toàn diện, trong đó chú trọng đạo đức và tài năng

Muốn đưa sự nghiệp cách mạng phát triển, muốn xây dựng thành công chủnghĩa xã hội ở Việt Nam, theo Hồ Chí Minh cần phải đào tạo thế hệ kế tiếp vừa

“Hồng” vừa “Chuyên”, làm động lực cho sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực Đềcập đến tính toàn diện của nội dung giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đờisau, Hồ Chí Minh xác định: “trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ cácmặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao độngsản xuất”[21]

Tính toàn diện trong bồi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ thể hiện cụ thể ở những nộidung sau:

Giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, trước hết là phải giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm xây dựng mục đích, lý tưởng sống chomọi người, nhất là cho thế hệ trẻ Theo Người, nếu thanh niên sống có lý tưởng caođẹp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, thì dù gặp khó khăn gian khổ đến đâu, họcũng không từ bỏ con đường đã chọn, con đường đem lại độc lập tự do cho Tổquốc, hạnh phúc cho nhân dân, suốt đời phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp của Đảng.Người dịch câu nói của Mạnh Tử để nói về phẩm chất của người cách mạng màthế hệ trẻ cần phấn đấu vươn tới:

“Giầu sang không quyến rũNghèo khó chẳng chuyển lay

Uy vũ không khuất phục”

Trang 10

Chăm lo bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên, sẽ giúp cho thanhniên tránh được những sai lầm, có lập trường tư tưởng vững vàng, không thoả mãnkiêu căng khi thuận lợi, không sợ sệt, nản chí, khi gặp khó khăn, có nghị lực vươnlên hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Để có lý tưởng cách mạng cao đẹp, Hồ Chí Minh cho rằng trước hết phải giáodục truyền thống yêu nước và tinh thần quật khởi của dân tộc Việt Nam, được hìnhthành, phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước Ngay tại lớphuấn luyện cho đội ngũ cán bộ là thanh niên ở thời kỳ tiền khởi nghĩa, Hồ ChíMinh đã soạn thảo ra bài “Sử nước ta”, để giáo dục mọi người

“Dân ta phải biết sử taCho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Lý tưởng cách mạng của thế hệ trẻ còn được biểu hiện ở việc nắm vững vàvận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, trong từng hoàn cảnh, nhiệm vụ cụ thể

Hồ Chí Minh nói: “Có học lý luận Mác - Lênin mới củng cố được đạo đức cáchmạng, giữ vững lập trường, nâng cao hiểu biết về trình độ chính trị, mới làm đượctốt công tác đảng giao phó cho mình”[22] Vì vậy, phải giáo dục cho thanh niên hiểuđược bản chất chủ nghĩa Mác - Lênin, làm cho thế giới quan, nhân sinh quan của chủnghĩa Mác - Lênin, trở thành hệ tư tưởng chỉ đạo toàn bộ hoạt động thực tiễn củathanh niên Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục truyền thống yêu nước với lý luận tiênphong, hình thành dũng khí cách mạng, tinh thần độc lập sáng tạo cho thanh niên HồChí Minh căn dặn: “Thanh niên phải chẩn bị làm người chủ nước nhà Muốn thế phải

ra sức học tập chính trị, kỹ thuật, văn hoá, trước hết phải rèn luyện và chiếm lĩnh tưtưởng chủ nghĩa xã hội”[23]

Giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thế hệ cách mạng đời sau

Trong các nội dung bồi dưỡng giáo dục thế hệ cách mạng cho đời sau, Hồ ChíMinh rất coi trọng giáo dục đạo đức cách mạng Người cho rằng, đạo đức là cái

Trang 11

gốc, cái nền tảng của thế hệ trẻ, trên cơ sở có đạo đức cách mạng thì trí tuệ, tàinăng mới được phát huy một cách đầy đủ Năm 1964 Người nói: “dạy cũng nhưhọc phải biết chú trọng cả tài lẫn đức Đức là đạo đức cách mạng Đó là cái gốc rấtquan trọng”[24].

Có đạo đức cách mạng khi gặp khó khăn gian khổ thế hệ trẻ không lùi bước,vẫn trung thành với sự nghiệp của Đảng, có đức tính giản dị khiêm tốt, “Lo trướcthiên hạ, vui sau thiên hạ”, không kèn cựa, không quan liêu, kiêu ngạo, hủ hoá.Những phẩm chất ấy cần được chú trọng giáo dục bồi dưỡng, rèn luyện cho thế hệ trẻtrong mọi giai đoạn cách mạng Nên đối với nhiệm vụ xây dựng Chủ nghĩa xã hội,

Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người thấmnhuần đạo đức cách mạng”[25]

Nội dung giáo dục đạo đức cách mạng đối với thế hệ trẻ được Hồ Chí Minh đềcập một cách toàn diện và sâu sắc, nói lên mối quan hệ giữa thế hệ trẻ với Đảng,với Tổ quốc, với nhân dân Người nói: “thanh niên luôn luôn rèn luyện đạo đứccách mạng Đạo đức cách mạng có thể tóm tắt trong mấy điểm:

- Trung thành: trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ quốc, vớiĐảng, với giai cấp

- Dũng cảm: Không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện: “đâu cần thanh niên có,việc gì khó có thanh niên làm”, “gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọi người”

- Khiêm tốn: Không nên tự cho mình là tài giỏi, không khoe công, không tựphụ”[26]

Đi đôi với việc rèn luyện đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ, theo Hồ Chí Minhphải đẩy mạnh đấu tranh chống lại thói hư tật xấu, chống lại chủ nghĩa cá nhân Ngườigọi đó là “giặc nội xâm”, “Lợi ích của chủ nghĩa xã hội không tách rời thắng lợi củacuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân” Hồ Chí Minh cho rằng, kiên quyết đấu tranh

Ngày đăng: 26/04/2017, 21:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w