1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau trong “di chúc chủ tịch hồ chí minh

26 676 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 138 KB

Nội dung

Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của Đảng và dân tộc Việt Nam, người chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hoá lớn, trước khi đi xa đã để lại cho dân tộc ta, đất nước ta một di sản vô cùng quý giá Di chúc của Người. Di chúc đã trở thành di sản tinh thần vô cùng quý giá, kết tinh những tinh hoa đạo đức và tâm hồn cao đẹp, những nội dung tư tưởng cốt yếu định hướng phát triển lâu dài cho cách mạng Việt Nam. Đó là những tình cảm thắm thiết và niềm tin vững chắc của Người đối với nhân loại tiến bộ, mà trước hết là với Đảng ta, nhân dân ta và các thế hệ mai sau. Di chúc là một văn kiện lịch sử phản ánh tập trung nhất tư tưởng, đạo đức và tác phong của Người, thể hiện tinh thần trách nhiệm lớn lao, lo lắng mọi bề đến tương lai của dân tộc ta, của chế độ xã hội chủ nghĩa và loài người. Tư tưởng trong Di chúc thể hiện nguyện vọng, ý chí và quyết tâm đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà. Với ý nghĩa đặc biệt đó mà “Di chúc của Người hiện nay cũng như sau này không những chỉ là của nhân dân Việt Nam mà còn dành cho tất cả dân tộc, các đảng đang đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, dù ở châu Á, châu Âu hay ở bất cứ nơi nào trên các lục địa”

Trang 1

MỞ ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của Đảng và dân tộcViệt Nam, người chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi, nhà hoạt động lỗi lạc của

phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà

văn hoá lớn, trước khi đi xa đã để lại cho dân tộc ta, đất nước ta một di sản vôcùng quý giá - Di chúc của Người

Di chúc đã trở thành di sản tinh thần vô cùng quý giá, kết tinh những tinhhoa đạo đức và tâm hồn cao đẹp, những nội dung tư tưởng cốt yếu định hướngphát triển lâu dài cho cách mạng Việt Nam Đó là những tình cảm thắm thiết vàniềm tin vững chắc của Người đối với nhân loại tiến bộ, mà trước hết là vớiĐảng ta, nhân dân ta và các thế hệ mai sau

Di chúc là một văn kiện lịch sử phản ánh tập trung nhất tư tưởng, đạo đức vàtác phong của Người, thể hiện tinh thần trách nhiệm lớn lao, lo lắng mọi bề đếntương lai của dân tộc ta, của chế độ xã hội chủ nghĩa và loài người Tư tưởng trong

Di chúc thể hiện nguyện vọng, ý chí và quyết tâm đấu tranh cho sự nghiệp giải

phóng dân tộc, thống nhất nước nhà Với ý nghĩa đặc biệt đó mà “Di chúc của Người hiện nay cũng như sau này không những chỉ là của nhân dân Việt Nam mà còn dành cho tất cả dân tộc, các đảng đang đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, dù ở châu Á, châu Âu hay ở bất cứ nơi nào trên các lục địa” 1

Trong Di chúc, Người khái quát những nhiệm vụ chiến lược và nhữngvấn đề mấu chốt mà Đảng và nhân dân ta phải nắm vững để hoàn thành sựnghiệp cách mạng Hơn 40 năm đã qua kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản

1 Hồ Chí Minh - Sự hội tụ tinh hoa tư tưởng đạo đức nhân loại, Nxb Văn hóa thông tin, H 2007, tr.595

Trang 2

"Di chúc" căn dặn toàn Đảng, toàn dân và thế hệ trẻ những điều hệ trọng, nhữngviệc cần phải làm vì sự nghiệp cách mạng Những lời dặn của Người trong đó có

tư tưởng bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau vẫn giữ nguyên giá trị to lớn,

có ý nghĩa sâu sắc

Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luônchăm lo xây dựng lực lượng cách mạng Đó không chỉ là lực lượng trực tiếpgánh vác và giải quyết những nhiệm vụ hiện tại, mà còn là đội ngũ kế cận, nguồn

bổ sung có đủ năng lực để kế thừa và tiếp tục phát triển sự nghiệp của những thế

hệ đi trước Trong "Di chúc", Người nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân phải luôn ghinhớ rằng, "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng vàrất cần thiết"2 Luận điểm đó chứa đựng thế giới quan khoa học của một lãnh tụcách mạng, phản ánh tầm nhìn xa trông rộng của một nhà hiền triết, một nhà vănhóa lớn; nó đã trở thành một chân lý của cách mạng

Với ý nghĩa đó, trong học phần nghiên cứu tác phẩm kinh điển của Hồ Chí Minh,

tôi đã lựa chọn vấn đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau trong “Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh” làm nội dung viết thu hoạch.

2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, NxbCTQG, Hà Nội, 1995, Tập 12, tr.498

Trang 3

NỘI DUNG

1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau trong “Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh”

1.1 Bối cảnh ra đời của Di chúc

Hồ Chí Minh bắt đầu viết bản Di chúc từ tháng 5 năm 1965 Đây là nhữngnăm tháng đầy thử thách, khó khăn và quyết liệt của cuộc kháng chiến chống

Mỹ, cứu nước Sự phá sản của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" đã đẩy Mỹ ngụy vào một cuộc khủng hoảng chính trị triền miên Các cuộc đảo chính liêntiếp xảy ra đã làm cho sự rối loạn của chế độ bù nhìn tay sai càng thêm trầmtrọng Đế quốc Mỹ buộc phải đưa mấy chục vạn quân vào cùng với hơn mộttriệu quân ngụy nhằm đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam, đồngthời cho máy bay và tàu chiến tăng cường đánh phá miền Bắc

-Trên thế giới một vấn đề tranh luận lớn trong phong trào cộng sản và côngnhân quốc tế trong những năm 60 là vấn đề đánh giá đế quốc Mỹ Khuynhhướng đánh giá quá cao sức mạnh Mỹ đã đẻ ra tư tưởng do dự, hữu khuynh, hoàbình chủ nghĩa, sợ một xung đột nhỏ có thể gây ra chiến tranh hạt nhân Chính

đế quốc Mỹ đã lợi dụng cuộc khủng hoảng đó trong phong trào cách mạng thếgiới để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Việt Nam với một số lượng bom đạn lớnhơn nhiều lần số bom đạn được dùng trong Chiến tranh thế giới thứ hai

Trong tình hình quốc tế phức tạp đó, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đãđánh giá sức mạnh của đế quốc Mỹ và xác định quyết tâm chiến lược giải phóngmiền Nam, thống nhất đất nước

Từ sự phân tích khoa học và sáng suốt tình hình ta và Mỹ, Người đã thay mặttoàn Đảng, toàn dân ta khẳng định quyết tâm chiến lược trong sự nghiệp chống Mỹ,

Trang 4

cứu nước: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa Hà

Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá song nhân dân

Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi,

nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!"3

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do!” là ý chí, là nguyện vọng của toàn

dân Việt Nam, là chân lý của thời đại Hưởng ứng lời kêu gọi vang dậy núi sông

đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta từ Nam chí Bắc, phát huy lòng yêu

nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lại được sự giúp đỡ có hiệu quả của các

nước xã hội chủ nghĩa anh em và bè bạn trên thế giới, đã làm phá sản hai cuộc

phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 của Mỹ - ngụy; đã tổng

tiến công và nổi dậy đồng loạt đầu xuân 1968, dồn đế quốc Mỹ ngày càng lún

sâu vào thế phòng ngự chiến lược Quân dân miền Bắc đã đánh bại cuộc chiến

tranh phá hoại của Mỹ, bắn rơi trên 3.000 máy bay, tiêu diệt và bắt sống nhiều

giặc lái, bắn chìm và bắn bị thương hơn 150 tàu chiến của địch

Do kết quả đấu tranh anh hùng và đầy hy sinh của nhân dân hai miền Nam

- Bắc, lại được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân tiến bộ Mỹ và nhân dân yêu

chuộng hoà bình trên thế giới, đế quốc Mỹ bị thất bại ê chề, buộc phải xuống

thang chiến tranh, cam kết ngừng ném bom nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

không điều kiện và từ tháng 5-1968 phải ngồi vào thương lượng với ta ở Hội

nghị Pari Cuối năm đó, từng bộ phận lính Mỹ, xuống tàu về nước, chấp nhận sự

phá sản của chiến lược "Chiến tranh cục bộ", chấp nhận sự thất bại thảm hại của

cuộc đụng đầu lịch sử

Gặp gỡ cán bộ cao cấp toàn quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích mối

quan hệ giữa thế và lực trong chiến tranh bằng một ví dụ dễ hiểu: Quả cân chỉ một

3 Hồ Chí Minh, Toàn tập, NxbCTQG, Hà Nội, 1995, Tập 12, tr.108

X

Trang 5

kilôgam, ở vào thế lợi thì lực nó tăng lên nhiều, có sức mạnh làm bổng được vậtnặng hàng chục, hàng trăm kilôgam Đó là thế thắng lực Người kết luận: Thế tathắng đã rõ ràng Thế địch thua đã rõ ràng, nhưng chúng còn ngoan cố, chưa chịu

từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta

Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta không sống đếnngày thắng lợi trọn vẹn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại, giảiphóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc Nhưng trước khi đi xa, Người còn để lại

cho chúng ta phương châm chiến lược "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào",

vạch cho chúng ta phương hướng thắng địch từng bước, đánh đổ địch từng bộphận, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn Đội ngũ kế cận của Người đã thực hiện

một cách xuất sắc và đầy sáng tạo Di chúc của Người trong những hoàn cảnh

phức tạp Thắng lợi của Hiệp định Pari đã buộc Mỹ phải đơn phương rút quân vềnước, giữ nguyên tại chỗ lực lượng quân sự của ta, đã làm thay đổi so sánh lựclượng địch ta, dẫn đến đại thắng mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch HồChí Minh lịch sử, kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm, hoàn thành sự nghiệp giảiphóng miền Nam, thực hiện được nguyện vọng thiêng liêng của Bác Hồ: Tổquốc thống nhất, Nam - Bắc một nhà

Di chúc được bắt đầu viết từ năm 1965 cho đến khi Người đi xa, trong bốicảnh lịch sử đặc biệt của nước nhà, những lời căn dặn của Người không những làngọn đèn pha soi sáng cho cách mạng Việt Nam mà nó còn trở thành động lực tolớn thúc đẩy toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đứng lên đấu tranh, giành thắnglợi cuối cùng, thống nhất đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội

1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau

Trang 6

Trong toàn bộ bản Di chúc, Hồ Chí Minh đã di huấn lại những nội dung cơbản của cách mạng Việt Nam cần phải thực hiện trong giai đoạn tiếp theo trên cơ

sở đánh giá cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới; dự báo xuhướng phát triển của cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới; để lại tình cảmcủa Người trước lúc đi xa đối với dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ, yêu

chuộng hòa bình Đặc biệt, Người rất quan tâm đến thế hệ trẻ và coi việc bồi dưỡng thế hệ trẻ là một công việc hết sức quan trọng.

Tư tưởng bồi dưỡng thế trẻ cho cách mạng Việt Nam được thể hiện sinhđộng trong toàn bộ thực tiễn hoạt động cách mạng phong phú, sinh động củaNgười, gắn bó chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, lời nói với việc làm Tư tưởng

đó được thể hiện trên một số khía cạnh sau:

Một là: Vì sao phải chăm lo xây dựng, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau?

Sự nghiệp đấu tranh cách mạng nhằm biến xã hội cũ xấu xa, bất công vàphi nhân tính thành một xã hội mới, tốt đẹp và công bằng cho tất cả mọi người làmột quá trình đầy cam go, thử thách Trong tác phẩm "Nhà nước và cách mạng",khi đề cập đến tính chất phức tạp của những nhiệm vụ cách mạng, chẳng hạnnhư vấn đề chính quyền, V.I.Lênin từng nói rằng: đấu tranh giành chính quyền

đã khó, nhưng giữ được chính quyền cách mạng còn khó hơn Chủ tịch Hồ ChíMinh từng khẳng định: có độc lập, tự do mà nhân dân vẫn chết đói, chết rét thìđộc lập, tự do cũng chẳng có ý nghĩa gì; nhân dân chỉ hiểu rõ giá trị của độc lập,

tự do khi họ được ăn no, mặc ấm Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đem lại cho nhândân tất thảy những quyền con người hết sức tự nhiên và chân chính ấy Nhưng,chủ nghĩa xã hội không phải muốn là tức khắc có ngay, mà chỉ có thể là kết quảcủa cuộc đấu tranh rất bền bỉ của con người

Trang 7

Nhắc lại những điều đó để thấy, sự nghiệp cách mạng là một quá trình lâudài, bao gồm nhiều nhiệm vụ, nhiều giai đoạn khác nhau và do vậy, đòi hỏi sự hysinh, cống hiến quên mình của nhiều thế hệ cách mạng Thực vậy, trong tiếntrình ấy, những lớp người hiện tại đã trực tiếp giải quyết thành công nhiều nhiệm

vụ, nhưng cũng có không ít công việc còn dang dở; hơn nữa, thực tiễn cuộc sốngluôn đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi phải tiếp tục giải quyết Theo đó, nếu thiếulực lượng kế cận xứng đáng thì chẳng những sự nghiệp cách mạng sẽ gặp khókhăn, mà ngay cả những gì đã có cũng khó được gìn giữ, bảo tồn Người nói:Theo quy luật tự nhiên, già thì phải yếu, yếu thì phải chết Nếu không có cán bộmới vào thì ai gánh vác công việc của Đảng?

Tư tưởng về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau thể hiện sự vĩ đại,sâu sắc trong tầm nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh Với tư tưởng này, Ngườikhông chỉ thấy hiện tại mà còn thấy cả tương lai; không chỉ dành tâm huyếttrước mắt cho sự nghiệp cách mạng mà còn chăm lo vun trồng cái gốc của sựnghiệp đó để nó trở nên vững bền Ở đây, quan điểm biện chứng duy vật về sựphát triển mà Người tiếp thu từ chủ nghĩa Mác - Lênin được vận dụng một cáchsáng tạo: tương lai đang ở ngay trong hiện tại

Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là đòi hỏi khách quan của sựnghiệp cách mạng Thế hệ trẻ có một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng đối với

sự phát triển tương lai của đất nước Hồ Chí Minh khẳng định: “Thanh niên làngười chủ tương lai của nước nhà Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu haymạnh, một phần lớn là do thanh niên”4

Theo Người, thế hệ trẻ bao gồm thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, trong

đó thanh niên là lực lượng quan trọng nhất, bởi họ là cầu nối giữa thế hệ “thanh

4 Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.1995, tập 5, tr.185

Trang 8

niên già” với thế hệ “thanh niên tương lai” Với tầm nhìn chiến lược, Hồ ChíMinh đã nêu lên luận điểm nổi tiếng về việc muốn thức tỉnh một dân tộc phải bắtđầu từ việc thức tỉnh thanh niên Người kêu gọi: “Hỡi Đông Dương đáng thươnghại! Người sẽ chết mất, nếu đám Thanh niên già cỗi của Người không sớm hồisinh”5 Với luận điểm nổi tiếng đó, Người đã mang lại sinh khí mới, thu hútthanh niên yêu nước hướng về, đoàn kết, thống nhất quanh Người, lập nên HộiThanh niên cách mạng Việt Nam (Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chíhội) – đội tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam Người đã truyền bá lý luậncách mạng, đạo đức cách mạng cho họ và lớp thanh niên tiền bối ấy đã thật sựxứng đáng với niềm tin của Người Các đồng chí ấy đã trở thành những hạtgiống đỏ, những người cộng sản trung kiên lãnh đạo cách mạng trong nhữngngày đầu trứng nước Những năm 1925 - 1927 và những năm tiếp theo, Bác đãgửi sang trường “Đại học phương Đông” của Quốc tế Cộng sản lúc bấy giờ hàngchục thanh niên để đào tạo lực lượng lãnh đạo của Đảng, của đất nước: TrầnPhú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập…Sau này, nhữngthanh niên ấy đều trở thành những lãnh tụ của Đảng thời dựng Đảng Với tầmnhìn chiến lược về công tác cán bộ, Bác đã chú trọng gửi đi đào tạo những thiếuniên Tiêu biểu là Lý Tự Trọng - một trong những tấm gương anh hùng củathanh niên, dân tộc và cách mạng.

Hiểu sâu sắc quy luật tự nhiên và xã hội, Người khẳng định:“Một năm khởi đầu từ mùa xuân Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ Tuổi trẻ là mùa xuân của xã

hội.”6 và “Thanh niên sẽ làm chủ nước nhà Phải học tập mãi, tiến bộ mãi, mới

thật là thanh niên”

5 Hồ Chí Minh, Toàn tập, NxbCTQG, Hà Nội, 1995, Tập 2, tr.133

6 Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.1995, tập 4, tr.167

Trang 9

Có thể nói rằng, thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết, có sức sống tràn trề và nănglực sáng tạo…, đó là thế mạnh, là vốn quý của tuổi trẻ Với tư cách là đội dự bị,lực lượng kế cận hùng hậu của cách mạng và là người chủ tương lai của nướcnhà, các thế hệ trẻ ngày nay, trước hết là thanh niên, có trách nhiệm kế tục sựnghiệp cách mạng, thực hiện sứ mệnh lịch sử vẻ vang mà lớp người đi trước đãchuyển giao vào tay mình Coi vận mệnh của nước nhà thịnh hay suy, yếu haymạnh đều do tay mình Hồ Chí Minh khẳng định, “thanh niên phải trở thành mộtlực lượng to lớn, vững chắc trong công cuộc kháng chiến kiến quốc, phải làngười xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế văn hoá, trong sự nghiệp xâydựng Chủ nghĩa cộng sản”7.

Để thế hệ trẻ trở thành người chủ tương lai của nước nhà, theo Hồ Chí Minhcần phải đặt niềm tin, phải tin tưởng ở họ, Người đã khẳng định rằng: “Ngày naychúng ta phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao chúng tatheo kịp với các nước khác trên toàn cầu Trong cuộc kiến thiết đó, nước nhà mongchờ các em rất nhiều Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộcViệt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu haykhông, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em”8

Từ những phân tích trên, có thể khẳng định, như một lôgíc tất yếu, việc "bồidưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau" là nhiệm vụ rất quan trọng và rất cần thiết

Hai là: Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau như thế nào?

Như vậy, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất cầnthiết và rất quan trọng, song điều quan trọng là phải làm như thế nào?

7

Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 10, tr.488

8 Hồ Chí Minh, Toàn tập, NxbCTQG, Hà Nội, 1995, Tập 4, tr.33

Trang 10

Theo Hồ Chí Minh, để đào tạo thế hệ cách mạng cho đời sau thì sự nghiệpgiáo dục, đào tạo có vai trò hết sức quan trọng Bằng kinh nghiệm thực tiễnphong phú của mình, kết hợp với lý luận cách mạng, từ rất sớm, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã nhận thức rõ rằng, một dân tộc dốt là một dân tộc yếu Do vậy, ngay từnhững ngày đầu mới thành lập chính quyền cách mạng, Người đã coi việc xóa

mù chữ, tiêu diệt giặc dốt và nâng cao dân trí là nhiệm vụ thứ hai trong số sáunhiệm vụ cấp bách của đất nước lúc bấy giờ Đặc biệt, Người đã đưa ra một quanđiểm vừa mang tính chiến lược, vừa mang giá trị nhân văn sâu sắc mà đến nay,

đã trở thành phương châm hành động của toàn xã hội nói chung, của ngành giáodục Việt Nam nói riêng Trong buổi nói chuyện tại lớp học chính trị của giáoviên cấp II, cấp III toàn miền Bắc ngày 13-9-1958, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh:

“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà Nhândân, Đảng và Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cô,các chú Đó là một trách nhiệm nặng nề, nhưng rất vẻ vang Mong mọi ngườiphải cố gắng làm trọn nhiệm vụ”9

Bởi vậy, dù bận trăm công nghìn việc, Người vẫn thường xuyên quan tâm

và chăm lo sự nghiệp giáo dục của nước nhà, coi giáo dục xã hội chủ nghĩa làphương thức quan trọng nhất của sự nghiệp "trồng người", là một mắt xíchkhông thể thiếu trong chiến lược bồi dưỡng thế hệ trẻ Nói cách khác, trọng trách

to lớn của ngành giáo dục là đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng

Vì vậy, theo Người, dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt vàhọc tốt; các ngành, các cấp Đảng và chính quyền địa phương phải quan tâm hơnnữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, nhằm đẩy sự

9 Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.1995, tập 9, tr.222

Trang 11

nghiệp giáo dục của nước ta lên những bước phát triển mới Có thể nói, "trồngngười" là một tư tưởng có ý nghĩa to lớn, bởi đó là kế lâu bền để phát triển đấtnước Ngày nay, khi con người được coi là nguồn lực nội sinh quan trọng nhấtđối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chúng ta càng cảm nhận thấychiều sâu trong tư tưởng đó của Người.

Đối với sinh viên và học sinh, để xứng đáng là thế hệ cách mạng của đờisau, Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi họ phải ra sức học tập: học tập trong nhàtrường, trong gia đình và ngoài xã hội; học tập qua sách vở và từ chính thực tiễncuộc sống Học không phải để "làm quan" như trong xã hội cũ, mà là "Để phụng

sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, tức là để làm trọnnhiệm vụ người chủ của nước nhà"10

Một trong những triết lý sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là học phải điđôi với hành, lý luận phải gắn với thực tiễn Vì vậy, bên cạnh quan điểm xácđịnh giáo dục, học tập như một phương thức chủ yếu để bồi dưỡng thế hệ trẻ,Người còn đòi hỏi thế hệ trẻ phải luôn tự rèn luyện, tu dưỡng trong thực tiễnnhằm xây dựng, phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết để sau này có thểcống hiến được nhiều nhất cho quê hương, cộng đồng và xã hội Theo Người,việc tự rèn luyện, tu dưỡng đó cần tuân theo nguyên tắc nhất quán: điều gì phảithì cố làm cho kỳ được; điều gì trái thì hết sức tránh, dù nó là nhỏ

Cách đây 63 năm (năm 1947), trong "Thư gửi thanh niên", Chủ tịch HồChí Minh khẳng định: Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà Thanhniên muốn làm chủ tương lai một cách xứng đáng thì ngay từ bây giờ phải tựgiác rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải tích cực làm việc để chuẩn

10 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 7, tr.399

Trang 12

bị cho tương lai Việc giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệchặt chẽ với những cuộc đấu tranh của xã hội, nhằm giúp họ tránh những cái độchại, tiêu cực và tiếp thu, học hỏi những cái hay, tiến bộ trong cuộc sống Thanhniên phải có tinh thần sẵn sàng: "đâu Đảng cần thì thanh niên có, việc gì khó thìthanh niên làm"; phải đoàn kết chặt chẽ, kiên trì phấn đấu, vượt mọi khó khăn,thi đua học tập và lao động sản xuất, góp sức vào sự nghiệp xây dựng một nướcViệt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

Ba là: Để thanh niên, thiếu niên và nhi đồng xứng đáng là thế hệ cách mạng của đời sau, họ cần được bồi dưỡng những gì?

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định, muốn xây dựng chủ nghĩa xãhội, trước hết phải có những con người xã hội chủ nghĩa Muốn làm tròn trọngtrách người chủ tương lai của đất nước, thế hệ trẻ phải được giáo dục, bồi dưỡngmột cách thường xuyên và toàn diện Có như vậy, họ mới hội đủ các phẩm chất,năng lực cần thiết, cả về trí tuệ lẫn bản lĩnh chính trị, cả về nhân cách, đạo đứclẫn sức khỏe, để đáp ứng những yêu cầu của công cuộc đấu tranh bảo vệ và xâydựng chủ nghĩa xã hội Theo đó, việc bồi dưỡng thế hệ trẻ phải tập trung vàonhững nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, bồi dưỡng đạo đức cách mạng

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ, nội dungquan trọng hàng đầu là xây dựng đạo đức cách mạng, giáo dục tư tưởng xã hộichủ nghĩa và gột rửa chủ nghĩa cá nhân Không phải ngẫu nhiên mà Người đặt tưcách đạo đức của người cách mạng là nội dung trước tiên của cuốn sách "Đườngkách mệnh" Tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng chứa đựng nhân sinhquan và giá trị quan hết sức sâu sắc đối với việc xác lập nhân cách, lý tưởngcũng như chuẩn mực lối sống cho thế hệ trẻ Đạo đức cách mạng là đạo đức mới,

Trang 13

là phẩm chất không thể thiếu và là cái gốc của con người xã hội chủ nghĩa Bởi,

"Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Câyphải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không

có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân"11

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nội dung cốt lõi nhất của đạo đức cách mạng

là cần, kiệm, liêm, chính Những phẩm chất này giống như bốn mùa của trời đất;nếu thiếu một trong bốn phẩm chất đó thì con người không thể trở thành ngườitheo đúng nghĩa Nhưng, đạo đức cách mạng không phải là cái có sẵn, khôngphải từ trên trời rơi xuống, mà là kết quả của sự đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằngngày của mỗi người Do vậy, Người cho rằng, đối với thế hệ trẻ, phải luôn nỗ lựcrèn luyện đạo đức cách mạng: thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư;sống trong sạch, có chí tiến thủ và đoàn kết, không kiêu ngạo; tích cực đấu tranhchống chủ nghĩa cá nhân; phê phán những thói hư, tật xấu; thường xuyên tiếnhành phê bình và tự phê bình để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ

Thứ hai, bồi dưỡng tri thức lý luận và văn hóa, khoa học - kỹ thuật

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thanh niên cần phải vừa có đức, vừa có tài.Bởi vì, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó; người có tài màkhông có đức sẽ trở nên vô dụng Hơn nữa, chính sự dốt nát là một trong nhữngnguyên nhân cơ bản kìm hãm sự phát triển "Dốt thì dại, dại thì hèn"12 Vì vậy, đểtrở thành người có trí tuệ, có tri thức, tức là có tài, bên cạnh việc trau dồi đạo đứccách mạng, thanh niên còn phải hăng hái học tập, trong đó có học tập lý luận củachủ nghĩa Mác - Lênin Nghiên cứu, học tập lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin

11 Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.1995, tập 5, tr.252

12 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 8, tr.64

Ngày đăng: 30/10/2014, 10:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w