1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển du lịch đồng bằng sông cửu long trong hội nhập quốc tế

215 493 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 215
Dung lượng 3,14 MB

Nội dung

Tuy nhiên, du lịch vùng ĐBSCL vẫn đang có nhiều bất cập bởi sự trùng lặp trong phát triển các tour, tuyến du lịch trong Vùng, các tour du lịch kém hấp dẫn, các sản phẩm du lịch của Vùng,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH



NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kinh tế chính trị

Mã số: 62310101

Người hướng dẫn khoa học:

Hướng dẫn chính: PGS.TS Trương Thị Hiền Hướng dẫn phụ: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017

Trang 4

Hội các Tổ chức Du lịch Chính thể (International Union of

Official Travel Organizations)

ASEAN

WTO

LHQ

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of

Southeast Asian Nations)

Tổ chức thương mai th ế giới (World Trade Organization)

Liên hiệp quốc

ICAO Tổ chức Hàng Không dân dụng quốc tế (International Civil

Aviation Organization)

IUCN Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc

tế (International Union for Conservation Nature)

MICE Du lịch kết hợp hội nghị (Meeting Incentive Conference

Event)

UNWTO Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization)

WCED Ủy ban môi trường và phát triển thế giới (World

Commission on Environment and Development)

Trang 5

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương Pacific Strategic Economic Partnership Agreement)

(Trans-Hiệp hội du lịch Châu Á Thái Bình Dương (Pacific Asia

Trang 6

du lịch ĐBSCL 63

Bảng 3.2: So sánh các nhóm yếu tố dùng đánh giá sự hài lòng của khách du lịch ĐBSCL 64

Bảng 3.3: Các chỉ báo nhóm nhân tố 1 66

Bảng 3.4: Các chỉ báo nhóm nhân tố 2 66

Bảng 3.5: Các chỉ báo nhóm nhân tố 4, 5, 6 và 7 67

Bảng 4.1: Diện tích và dân số các tỉnh ĐBSCL 77

Bảng 4.2: Một số lễ hội quan trọng vùng ĐBSCL (theo âm lịch) 81

Bảng 4.3: Lượng khách du lịch quốc tế đến các địa phương vùng ĐBSCL giai đoạn 2000-2015 87

Bảng 4.4: Phân bổ lượng khách du lịch nội địa giữa các tỉnh thuộc ĐBSCL giai đoạn 2000-2015 89

Bảng 4.5: Thu nhập từ hoạt động du lịch các tỉnh vùng ĐBSCL giai đoạn 2000 – 2015 90

Bảng 4.6 Một số điểm du lịch thu hút du khách tại vùng ĐBSCL 95

Bảng 4.7: Một số dự án đầu tư trọng điểm vào phát triển du lịch vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2015 100

Bảng 4.8: Các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch khu vực phía Nam 104

Bảng 4.9 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch các địa phương vùng ĐBSCL giai đoạn 2005 – 2014 111

Trang 7

Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu về sự hài lòng của du khách khi đến ĐBSCL 67

Hình 3.2: Mô hình 3 yếu tố (Rust & Oliver, 1994) 69

Hình 3.3: Mô hình chất lượng dịch vụ – SERVQUAL 70

Hình 3.4: Mô hình chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng 70

Hình 3.5: Mô hình mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng (Nguồn: Zeithaml and Bitner, 2000) 72

Hình 3.6: Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển của du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế 74

Hình 5.1: Biểu đồ dự báo cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 – 2021 129

Trang 8

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Đóng góp mới của luận án 5

5 Kết cấu của luận án 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 8

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến luận án 8

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 19

1.3 Đánh giá về các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến luận án 20

1.3.1 Những nghiên cứu liên quan được tác giả kế thừa và phát triển trong luận án 20 1.3.2 Những khoảng trống trong các công trình nghiên cứu về du lịch liên quan đến luận án 21

Tóm tắt chương 1 23

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 25

2.1 Dịch vụ du lịch và thị trường du lịch 25

2.1.1 Dịch vụ du lịch 25

Trang 9

2.1.1.3 Sản phẩm du lịch, điểm du lịch 30

2.1.1.4 Khách du lịch và loại hình du lịch 32

2.1.2 Thị trường du lịch 36

2.1.2.1 Khái niệm thị trường du lịch 36

2.1.2.2 Phân loại thị trường du lịch 37

2.2 Cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế 38

2.2.1 Cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về sự ra đời của ngành dịch vụ du lịch 38

2.2.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế 42 2.3 Vai trò của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội 46

2.3.1 Vai trò của ngành du lịch đối với phát triển kinh tế 46

2.3.2 Vai trò của ngành du lịch trong lĩnh vực văn hóa – xã hội 49

2.4 Phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế 52

2.4.1 Thuận lợi 52

2.4.2 Khó khăn và thách thức 55

Tóm tắt chương 2 56

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG PHÂN TÍCH CỦA LUẬN ÁN 58

3.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 58

3.1.1 Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 58

3.1.2 Phương pháp trừu tượng hóa khoa học 59

3.1.3 Phương pháp nghiên cứu liên ngành 60

Trang 10

3.2.2 Phương pháp nghiên cứu thống kê, mô tả 61

3.2.3 Phương pháp phân tích – tổng hợp 61

3.2.4 Phương pháp so sánh và đối chiếu 61

3.2.5 Phương pháp khảo sát, điều tra hiện trường 61

3.2.6 Phương pháp mô hình hóa 68

3.3 Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển của du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế 72

Tóm tắt chương 3 75

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 76

4.1 Tổng quan du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế 76 4.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá - xã hội ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng ĐBSCL 76 4.1.1.1 Điều kiện tự nhiên, khí hậu và hệ sinh thái vùng ĐBSCL 76

4.1.1.2 Điều kiện văn hoá - xã hội của vùng ĐBSCL 79

4.1.1.3 Cơ sở hạ tầng về kinh tế, kỹ thuật vùng ĐBSCL 82

4.1.2 Các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2000-2015 86

4.1.2.1 Về lượng khách du lịch 86

4.1.2.2 Thu nhập từ du lịch 89

4.1.2.3 Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch 91

4.2 Đánh giá thực trạng các nhân tố tác động đến phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế 93

4.2.1 Thực trạng khai thác sản phẩm du lịch của Vùng 93

4.2.2 Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của Vùng 97

4.2.3 Hoạt động đầu tư cho phát triển du lịch vùng ĐBSCL 98

Trang 11

4.2.7 Thực trạng an ninh, an toàn trong phát triển du lịch vùng ĐBSCL 114

4.2.8 Thực trạng quản lý nhà nước cho phát triển lịch vùng ĐBSCL 116

4.3 Đánh giá về thực trạng phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế 117

4.3.1 Những thành tựu đạt được và nguyên nhân 117

4.3.2 Những hạn chế, yếu kém của du lịch ĐBSCL và nguyên nhân 120

Tóm tắt chương 4 122

CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG, CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐBSCL TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 124

5.1 Xu hướng phát triển du lịch thế giới, khu vực và Việt Nam tác động đến phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế 124

5.1.1 Xu hướng phát triển của du lịch thế giới và khu vực 124

5.1.2 Xu hướng phát triển du lịch của Việt Nam trong hội nhập quốc tế 126

5.2 Định hướng và mục tiêu phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế 128

5.2.1 Định hướng phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế 128

5.2.2 Mục tiêu phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập kinh tế quốc tế 131

5.3 Chính sách và giải pháp phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế 134

5.3.1 Chính sách và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch của Vùng 134

5.3.2 Chính sách và giải pháp phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá thương hiệu cho phát triển du lịch ĐBSCL 138

5.3.3 Chính sách và giải pháp đầu tư và thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch vùng ĐBSCL 142

5.3.4 Chính sách và giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho phát triển du lịch vùng ĐBSCL 147

5.3.5 Chính sách và giải pháp phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế 150

Trang 12

vùng ĐBSCL 154

5.3.8 Chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý để phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế 156

5.4 Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan và chính quyền địa phương trong Vùng về chính sách phát triển du lịch ĐBSCL 159

5.4.1 Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan 159

5.4.2 Kiến nghị đối với các địa phương trong vùng ĐBSCL 161

Tóm tắt chương 5 161

KẾT LUẬN 163 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 13

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ khi mở cửa và hội nhập, ngành du lịch Việt Nam đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân, đã đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế của khu vực và thế giới, du lịch Việt Nam đã và đang là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế sớm đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Đồng thời, sự phát triển của ngành du lịch trong quá trình hội nhập quốc tế còn góp phần làm gia tăng sự hiểu biết, sự thân thiện và quảng bá nền văn hóa, danh lam, thắng cảnh và con người Việt Nam với thế giới

Trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định: “Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ

sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới Phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển” Cụ thể hoá “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, trong “Đề án phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2020” được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) phê duyệt tại Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL ngày 9/3/2010, mục tiêu phát triển du lịch vùng ĐBSCL được xác định là: Phát triển

du lịch vùng ĐBSCL dựa trên thế mạnh của từng khu vực, từng địa bàn trong Vùng, tạo sản phẩm đặc thù, độc đáo, tạo điểm đến hấp dẫn của quốc gia và khu vực để

thu hút khách du lịch trong và ngoài nước

Vùng đồng bằng sông Cửu Long còn có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, trong Vùng đã hình thành các điểm du lịch có tầm cỡ quốc gia như điểm du lịch Cần Thơ mang sắc thái của vùng Tây Đô, du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cà

Trang 14

Mau, Du lịch sinh thái vùng Đồng Tháp Mười, du lịch trên đảo Phú Quốc…Thời gian qua, du lịch vùng ĐBSCL với những thế mạnh đặc trưng của vùng như hệ sinh thái đất ngập nước độc đáo với hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, sản vật phong phú đã thu hút được một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước với kết quả đáng ghi nhận như: trong giai đoạn 2006-2015 lượng khách du lịch đến vùng ĐBSCL tăng trung bình 11%/năm, trong đó khách du lịch quốc tế tăng gần 8,5%/năm, khách du lịch nội địa tăng gần 12%/năm Tổng thu từ khách du lịch tăng trung bình 23,6%/năm Năm 2015 vùng ĐBSCL đã đón hơn 12 triệu lượt khách, trong đó có hơn 1,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế chiếm 8,27% lượng khách quốc

tế đến Việt Nam, đứng thứ 4 sau vùng Đông Nam bộ, Đồng bằng Sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ và 10,63 triệu lượt khách nội địa (Nguồn Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm 2015)

Tuy nhiên, du lịch vùng ĐBSCL vẫn đang có nhiều bất cập bởi sự trùng lặp trong phát triển các tour, tuyến du lịch trong Vùng, các tour du lịch kém hấp dẫn, các sản phẩm du lịch của Vùng, còn đơn điệu, trùng lắp và chồng chéo, nguồn nhân lực cho du lịch còn yếu và thiếu, công tác quảng bá, tiếp thị du lịch chưa đi vào chiều sâu, cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ du lịch chưa tương xứng với thế mạnh và tiềm năng của Vùng, nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch của Vùng chưa đáp ứng được yêu cầu, thị trường du lịch chậm được mở rộng, chưa thu hút được nhiều

du khách quốc tế, quản lý nhà nước về du lịch còn yếu kém, bất cập, du lịch ĐBSCL thiếu sự phát triển đồng bộ, còn khép kín, chưa tạo ra quá trình liên kết trong Vùng để phát triển, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam Các địa phương trong Vùng khi khai thác, phát triển du lịch chưa nhìn nhận được các giá trị đặc thù, khác biệt của từng địa phương, giá trị và tính hấp dẫn trong tương quan du lịch của Vùng với các địa phương trong

cả nước, chính vì vậy chưa phát huy có hiệu quả lợi thế về tài nguyên du lịch của Vùng

Để khai thác và phát huy tiềm năng và thế mạnh của du lịch ĐBSCL trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi phải có những nghiên cứu

Trang 15

chuyên sâu, có cơ sở lý luận và thực tiễn, có tính khoa học để giải quyết các câu hỏi như:

- Tiềm năng và thế mạnh về du lịch vùng ĐBSCL? Thế mạnh về sản phẩm

du lịch của từng địa phương trong Vùng?

- Làm sao xây dựng, phát triển và khai thác sản phẩm du lịch của các địa phương trong Vùng tránh sự trùng lắp?

- Giải pháp đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động quảng bá cho du lịch của Vùng trong hội nhập quốc tế?

- Biện pháp nào làm sao thu hút vốn đầu tư; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; đảm bảo môi trường, sinh thái cho phát triển du lịch vùng ĐBSCL?

- Làm sao để nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước? Giải pháp đẩy mạnh liên kết trong phát triển du lịch vùng ĐBSCL, gắn với mở rộng hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch của Vùng?

Nhằm góp phần giải đáp những câu hỏi trên, đồng thời đề xuất những chính sách và giải pháp có hiệu quả để phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập

quốc tế tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long trong hội nhập quốc tế” làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Mục tiêu chung của đề tài nghiên cứu: tác giả xây dựng khung phân tích cho phát triển du lịch ĐBSCL làm cơ sở cho việc phân tích và đưa giải pháp phát triển du lịch ĐBSCL trong thời kỳ hội nhập

- Dựa vào khung phân tích để phân tích thực trạng những nhân tố tác động

đến sự phát triển của du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế Từ đó tác giả rút ra

những điểm đạt được và những tồn tại trong phát triển du lịch của Vùng, làm cơ sở cho việc đề ra những chính sách và giải pháp nhằm phát triển du lịch vùng ĐBSCL

trong hội nhập quốc tế

- Đề xuất những chính sách và giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn và đem lại hiệu quả nhằm phát triển du lịch vùng ĐBSCL

Trang 16

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đánh giá nhu cầu du lịch của du khách trong nước và nước ngoài đến ĐBSCL bao gồm lượng khách, điểm đến và đánh giá những nhân tố làm hài lòng của du khách khi đến du lịch Vùng

- Khảo sát du khách trong nước và nước ngoài đến ĐBSCL bao gồm lượng khách, điểm đến và đánh giá những nhân tố làm hài lòng của du khách khi đến du lịch Vùng ĐBSCL

- Phân tích các đối tượng tác động đến việc cung cấp dịch vụ du lịch cho vùng ĐBSCL bao gồm: cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước tác động đến phát triển du lịch của Vùng, chính sách của các địa phương trong Vùng về phát triển

du lịch, tác động của hội nhập quốc tế, hoạt động của các công ty du lịch và hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hoá, xã hội, tài nguyên du lịch trong Vùng tác động đến phát triển du lịch của Vùng ĐBSCL

3.1 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu hoạt động của du lịch vùng ĐBSCL gồm 12 tỉnh và 01 thành phố

trực thuộc Trung ương

Về lý luận: luận án hệ thống hóa các lý luận cơ bản về du lịch bao gồm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về hàng hoá dịch vụ, du lịch trong nền kinh tế thị trường; quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch; lý luận về du lịch bao gồm sản phẩm du lịch, thị trường và tiêu thức phân loại thị trường du lịch, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, sự phát triển của

du lịch trong hội nhập quốc tế, dự báo xu hướng phát triển du lịch thế giới, khu vực

và Việt Nam làm cơ sở cho hoạch định chiến lược phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế

Về mặt thực tiễn: luận án phân tích và đánh giá thực trạng phát triển du lịch ĐBSCL gắn với điều kiện về tài nguyên tự nhiên, kinh tế, văn hoá – xã hội của Vùng, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế của du lịch vùng ĐBSCL,

Trang 17

đánh giá khách quan mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan làm hạn chế quá trình phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế

Trên cơ sở lý luận chung về du lịch và sự phân tích, đánh giá thực trạng về

du lịch vùng ĐBSCL, tác giả đã xác định những tiềm năng, thế mạnh và những hạn chế, yếu kém về du lịch của Vùng, để từ đó đề xuất những chính sách và giải pháp phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng ĐBSCL

4 Đóng góp mới của luận án

- Một là: Phân tích có hệ thống các vấn đề lý luận về du lịch và quan điểm

của luận án để xây dựng được các nhân tố tác động đến phát triển du lịch ĐBSCL trong thời kỳ hội nhập

- Hai là: Luận án phân tích rõ các nhân tố tác động đến phát triển du lịch

ĐBSCL trong thời kỳ hội nhập như: phát triển sản phẩm du lịch vùng ĐBSCL, phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá du lịch Vùng, đầu tư và thu hút đầu tư để phát triển du lịch của Vùng, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch của Vùng, hợp tác quốc tế về du lịch, đảm bảo môi trường sinh thái trong phát triển du lịch Vùng, đảm bảo an ninh, an toàn trong phát triển du lịch, vai trò quản lý của nhà nước đối với phát triển du lịch của Vùng Từ đó đánh giá những điểm mạnh - điểm yếu và tiềm năng cho phát triển du lịch của vùng ĐBSCL

- Ba là: Luận án phân tích rõ tác động của hội nhập quốc tế đối với phát triển

du lịch vùng ĐBSCL, mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch với việc phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở lợi thế của Vùng để phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế

- Bốn là: Luận án đề xuất các chính sách và giải pháp có căn cứ khoa học, có

tính khả thi và hiệu quả để phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam

Trang 18

5 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án

Giới thiệu sơ lược các công trình nghiên cứu về du lịch vùng ĐBSCL và các công trình nghiên cứu về du lịch của các tác giả trong và ngoài nước, liên quan đến

đề tài nghiên cứu, từ đó xác định những nội dung nghiên cứu được kế thừa và phát triển trong luận án, đồng thời xác định những khoảng trống cần nghiên cứu liên quan đến luận án để giải thích vì sao tác giả lại chọn đề tài nghiên cứu này

Chương 2: Cơ sở lý luận về du lịch và phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế

Đây là chương lý thuyết nền, nêu lên một số khái niệm, định nghĩa liên quan đến du lịch và các hoạt động liên quan đến du lịch, mối liên hệ giữa các yếu tố trong phát triển du lịch, cũng như nêu lên tầm quan trọng của du lịch trong phát triển kinh

tế - xã hội đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập Việc phát triển du lịch vùng ĐBSCL phải vừa đảm bảo lợi ích kinh tế cho đất nước vừa phải đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và khung phân tích của luận án

Ở chương này tác giả đã xác định các phương pháp luận nghiên cứu và các phương pháp cụ thể để nghiên cứu luận án, đồng thời xác định khung phân tích của luận án Để từ đó làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng và đề xuất những chính sách, giải pháp phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế

Chương 4: Thực trạng phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong hội nhập quốc tế

Chương này tác giả đi sâu vào việc phân tích thực trạng phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong thời gian vừa qua thông qua việc phân tích các số liệu thu thập được qua các mốc thời gian từ 2000 - 2010 và 2011 – 2015, từ kết quả phân tích này tác giả rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém của du lịch vùng

Trang 19

ĐBSCL trong hội nhập quốc tế, làm cơ sở cho việc đề xuất những chính sách và giải pháp phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế

Chương 5: Định hướng, chính sách và giải pháp phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế

Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế ở chương 4 tác giả đã xác định những định hướng cho phát triển du lịch ĐBSCL trong thời gian tới, đồng thời đề xuất những chính sách và giải pháp để phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm năng và thế mạnh về du lịch của Vùng

Trang 20

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến luận

án

Ngày nay du lịch là hoạt động kinh tế không thể thiếu của một quốc gia Cùng với sự phát triển kinh tế, mức sống và thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao, thì du lịch trở thành nhu cầu thiết yếu Những năm gần đây tại Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng ngành du lịch đã thu hút được nhiều học giả, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, nhà hoạt động thực tiễn trong nước nghiên cứu trong

đó tiêu biểu là:

- Công trình nghiên cứu của Hà Văn Siêu và Hoàng Đạo Cầm (2010) về “Một

số định hướng và giải pháp chung phát triển du lịch ĐBSCL đến năm 2020” đã chỉ

ra những khó khăn, thách thức chủ yếu đối với phát triển du lịch trong Vùng cũng như xác định những định hướng chủ yếu và những giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch ĐBSCL Những khó khăn mà công trình nghiên cứu đề cập như hệ thống cơ sở

hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật yếu kém, hạn chế về nhận thức và mức sống, nguồn nhân lực du lịch số lượng chưa đủ đáp ứng và chất lượng cũng chưa cao, hạn chế về công tác xúc tiến và sự ổn định trong công tác quản lí nhà nước Một vấn đề nổi cộm nữa là tình trạng trùng lắp trong xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch Việc thành lập Hiệp hội du lịch ĐBSCL là một nổ lực lớn cho phát triển du lịch của Vùng, tuy nhiên do còn nhiều hạn chế nên Hiệp hội vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả Công trình nghiên cứu đã đưa ra quan điểm và định hướng chủ đạo để phát triển du lịch ĐBSCL, nhằm thúc đẩy sự phát triển của du lịch trở thành ngành kinh tế có đóng góp thực sự quan trọng cho Vùng mà vẫn bảo đảm được tính bền vững của môi trường tài nguyên của Vùng Nghiên cứu chỉ ra định hướng phát triển chủ yếu của vùng ĐBSCL là phát triển du lịch sinh thái miệt vườn; cảnh quan sông nước; phát triển du lịch văn hóa lễ hội – làng nghề truyền thống và phát triển du lịch biển đảo chất lượng cao Công trình nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp cho từng loại hình du lịch để tránh trường hợp sản phẩm du lịch bị trùng lắp quá nhiều

Trang 21

Giải pháp về định hướng thị trường khách du lịch cũng như các giải pháp về nhân lực, đầu tư, xúc tiến quảng bá và giải pháp hợp tác liên kết cũng được trình bày trong công trình nghiên cứu Những ý kiến đưa ra trong công trình nghiên cứu thật

sự là nguồn tham khảo hữu ích cho sự phát triển du lịch nói chung của vùng ĐBSCL nói riêng

- Phú Văn Hẳn (2011) nghiên cứu về: “Phát triển du lịch văn hóa dân tộc ở ĐBSCL” tác giả đã nêu lên thực trạng yếu kém về chất lượng cơ sở hạ tầng như đường sá, điện, giao thông công cộng chưa phát triển, môi trường tự nhiên và nhân văn bị ô nhiễm ở nhiều mặt và sự phát triển dịch vụ “hỗn loạn” gây khó chịu cho cả

du khách và người dân địa phương Tác giả còn gợi ý ĐBSCL có thể lựa chọn loại hình du lịch cứng hay du lịch mềm nhưng không nên sao chép các loại hình phát triển du lịch hiện có tại các quốc gia khác mà nên tận dụng nguồn tài nguyên hiện

có và cân nhắc đến các khía cạnh địa phương để có kế hoạch và chính sách về lâu dài phù hợp Để thu hút du khách thì cần có nguồn kinh phí thích đáng để bảo tồn

và phát huy vốn văn hóa truyền thống đặc sắc của vùng ĐBSCL, tăng cường giữ gìn các sản phẩm văn hóa, các sinh hoạt truyền thống, văn hóa nghệ thuật dân tộc như nhạc Ngũ Âm, sân khấu Dù Kê, lễ hội Ok Om Bok – đua ghe ngo, biểu diễn trống Bana, đờn ca tài tử

- Công trình nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và Huỳnh Thị Thúy Loan, (2012) về “phát triển du lịch lễ hội tại ĐBSCL” đã nêu lên rất nhiều lễ hội đặc trưng trong tổng số 1237 lễ hội của vùng ĐBSCL Thời gian diễn ra lễ hội thường không kéo dài và phạm vi ảnh hưởng không quá lớn nhưng vẫn có sức hấp dẫn riêng, đặc biệt là các lễ hội dân gian và lễ hội tôn giáo thu hút đông đảo du khách thập phương tham dự (Có đến 854 lễ hội dân gian và 262 lễ hội tôn giáo diễn ra hàng năm) Công trình nghiên cứu chỉ ra thực trạng phát triển cũng như những điều còn tồn tại vướng mắc trong công tác tổ chức du lịch lễ hội ở vùng ĐBSCL, đóng góp đáng kể nhất của công trình nghiên cứu này là một số hướng mà tác giả đề ra với mong muốn góp phần giải quyết những vấn đề đang “níu chân” sự phát triển du lịch văn hóa của vùng ĐBSCL là nội dung của lễ hội và công tác tổ chức bên cạnh

Trang 22

hai vấn đề “muôn thuở” là liên kết và nguồn nhân lực Nội dung chính của công trình nghiên cứu tập trung vào các vấn đề như: Bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống, giữ vững nét đặc trưng văn hóa; Phát triển các hoạt động trong phần hội, khôi phục các trò chơi dân gian đặc trưng, các môn thể thao truyền thống, các hoạt động văn nghệ dân gian chứa đựng giá trị riêng của từng vùng miền, khác biệt hóa sản phẩm của từng địa phương; Kết hợp giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, giới thiệu đặc sản ẩm thực địa phương; Tạo điều kiện cho du khách đi lại và ăn ở thuận lợi, an toàn, đảm bảo an ninh trật tự và đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm; Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng như đường sá, di tích liên quan đến lễ hội và xây dựng các công trình phụ trợ khác phục vụ cho hoạt động vui chơi giải trí và mua sắm của du khách; Cần có kế hoạch cụ thể, lâu dài, tránh việc chỉ đáp ứng ngắn hạn trong thời gian lễ hội; Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch lễ hội một cách thường xuyên và có hiệu quả bằng nhiều hình thức và phương tiện thông tin cả trong nước

và nước ngoài nhằm thu hút du khách; Tham khảo ý kiến của các cơ quan địa phương để phân loại, lựa chọn các lễ hội có thể biến thành sản phẩm phục vụ cho từng đối tượng du khách, tạo nên sự nhất quán trong việc tổ chức lễ hội, tìm hiểu văn hóa ẩm thực cũng như tham quan các danh lam thắng cảnh; Đẩy mạnh đào tạo

và bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch lễ hội nhằm giúp cho họ có đủ kiến thức và kĩ năng truyền tải được nội dung, ý nghĩa của các lễ hội cho du khách, đặc biệt là khách quốc tế

- Nguyễn Quốc Nghi và Phan Văn Phùng (2010) trong nghiên cứu về “Giải pháp phát triển tuyến du lịch biển liên kết Việt Nam – Campuchia – Thái Lan” đã đưa ra những hướng để xây dựng và củng cố sự liên kết nhằm đẩy mạnh hoạt động

lữ hành quốc tế trong khu vực tam giác du lịch tiểu vùng sông Mêkong Nói đến du lịch biển thì đây vốn là thế mạnh của khu vực miền Trung, tuy nhiên Kiên Giang với Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương,… đã mở ra hướng phát triển loại hình này cho vùng ĐBSCL Nếu có sự liên kết giữa các quốc gia trong khu vực thì loại hình du lịch này sẽ được khai thác được hiệu quả hơn

Trang 23

- Nguyễn Phước Quý Quang (2013) nghiên cứu về “Du lịch làng nghề ở ĐBSCL – một lợi thế văn hóa để phát triển du lịch” đã cho thấy du lịch làng nghề không chỉ mang lại lợi nhuận kinh tế, giải quyết vấn đề lao động cho địa phương mà còn bảo tồn được các giá trị văn hóa đặc sắc bản địa Tuy nhiên, thực trạng hoạt động của loại hình này vẫn chưa thực sự phát triển, chưa đóng vai trò quan trọng trong các tour du lịch về vùng ĐBSCL Công trình nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp đề xuất trước mắt cũng như lâu dài để “chấp cánh” cho loại hình du lịch còn nhiều tiềm năng này ĐBSCL hiện có rất nhiều làng nghề đang hoạt động và được công nhận như: bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc, đan giỏ xách nhựa

ở Đồng Tháp, nghề chiếu Long Định, hủ tiếu Mỹ Tho, hay làng nghề tủ thờ Gò Công đã có hàng trăm năm, làng đan lưới Thơm Rơm,…Tuy nhiên thực tế các làng nghề vẫn chưa thực sự hoạt động hiệu quả do thiếu vốn, không chủ động được nguồn nguyên liệu, đầu ra yếu kém hơn nữa do chậm đổi mới, thiết bị lạc hậu không giữ chân được nguồn lao động địa phương tiếp tục duy trì và phát triển các làng nghề Từ những thực tế trên, tác giả đã đề ra giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn bao gồm:

+ Giải pháp trong ngắn hạn: Trước mắt là phải có một ban ngành riêng biệt cụ thể quản lí hệ thống các làng nghề trên cả hai phương diện kinh tế và du lịch Quảng

bá rộng rãi các làng nghề đang hoạt động ở vùng, tổ chức hoạt động “ngày hội làng nghề” để tăng sức hút với du khách, tuyên truyền và phổ biến cho người dân về cách cư xử văn minh với khách du lịch cũng như cập nhật những công nghệ thông tin mới nhất để phục vụ cho phát triển các làng nghề Ưu tiên sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương, đồng thời thu phí từ các công ty du lịch để tái đầu tư Kinh doanh sản phẩm lưu niệm là sản phẩm của làng nghề và đưa vào khai thác loại hình tour: một ngày làm nghệ nhân”

+ Giải pháp trong dài hạn: Thành lập phòng giới thiệu sản phẩm chung để tạo

hệ thống dịch vụ trưng bày và bán sản phẩm Quy hoạch chi tiết ở từng làng nghề như: khu đỗ xe, khu ăn uống, khu vệ sinh,…Tăng cường đầu tư để dần hoàn thiện các sản phẩm du lịch bên cạnh đó giữ gìn các sản phẩm du lịch đặc thù Đẩy mạnh

Trang 24

các kênh tuyên truyền như website, báo, tạp chí, truyền hình Cần chú trọng đến việc liên kết với nguồn nhân lực của các tỉnh lân cận, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Chính quyền địa phương cần có kế hoạch rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển làng nghề, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, bên cạnh đó có chính sách hỗ trợ phân chia thu nhập cho cộng đồng làng nghề cách hợp lí để giữ chân được những lao động lành nghề

- Tăng Thị Duyên Hồng (2010) nghiên cứu về “Du lịch bền vững dựa vào cộng đồng – một giải pháp phát huy lợi thế sông và biển, đảo trong phát triển du lịch tại ĐBSCL” đề cập đến yếu tố bền vững trong phát triển du lịch ở ĐBSCL cần dựa vào cộng đồng và cũng đề ra một số giải pháp để nâng cao hơn nữa chủ đề du lịch cộng đồng ở ĐBSCL Du lịch bền vững dựa vào cộng đồng cũng đang trên đà trở thành “thương hiệu” du lịch của ĐBSCL Loại hình này đặc biệt có đóng góp thiết thực vào sự phát triển của cộng đồng dân cư địa phương và đang rất được quan tâm hiện nay

Năm 2007 Tổ chức phát triển Hà Lan đã tài trợ thực hiện “nghiên cứu về du lịch cộng đồng ở Việt Nam”, dự án này được thực hiện bởi Bùi Thanh Hương và Nguyễn Đức Hoa Cương của trường Đại học Hà Nội Dự án này nghiên cứu về các

mô hình Du lịch cộng đồng tại Việt Nam, đưa ra những đặc điểm cơ bản, việc triển khai thực hiện, những thách thức gặp phải, từ đó rút ra bài học cho việc quy hoạch

và tổ chức thực hiện cho loại hình này Bài nghiên cứu đề cập cụ thể đến trường hợp của Tiền Giang – Đảo Kỳ Lân và An Giang – Mỹ Hòa Hưng tuy nhiên cũng có phần mở rộng cho các địa phương trong vùng Đây là một công trình bài bản và có giá trị cho các nhà hoạch định để quy hoạch phát triển loại hình này cho vùng ĐBSCL

- Một loại hình du lịch nữa mà không thể không nhắc đến khi bàn về du lịch vùng ĐBSCL chính là du lịch sinh thái Tuy nhiên, cũng giống như các loại hình khác, khoảng cách giữa tiềm năng và sự phát triển hiện tại của du lịch ĐBSCL vẫn

là vấn đề nhức nhối Nguyên nhân cho vấn đề này được rất nhiều nhà nghiên cứu

mổ xẻ phân tích như loạt công trình nghiên cứu của Huỳnh Quốc Thắng (2011)

Trang 25

“Văn hóa sinh thái sông, biển & Du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long” (2011) – tạp chí khoa học Xã hội và “Góp thêm ý tưởng về chiến lược phát triển sản phẩm du lịch ĐBSCL” (2009) - Kỷ yếu hội thảo Phát triển du lịch bền vững vùng ĐBSCL,

Tp Cần Thơ, “Phát triển du lịch bền vững vùng ĐBSCL” của Phạm Trung Lương (2012), “Thời cơ và định hướng liên kết phát triển du lịch ĐBSCL trên nền sông nước” của Nguyễn Trần Dương (2010) hay “ Một số suy nghĩ về liên kết phát triển

du lịch biển, đảo, sông vùng ĐBSCL” của Nguyễn Thanh Tuyền (2010) Đồng thời, các công trình nghiên cứu tại các hội thảo du lịch này cũng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong mọi hoạt động cả ngành mà nhấn mạnh là giải pháp liên kết, hợp tác và đầu tư phát triển hoạt động du lịch qua đó học hỏi kinh nghiệm của bạn bè thế giới trong công tác quản lý du lịch

Hiện tại các tài liệu nghiên cứu dưới dạng các giáo trình, tài liệu tham khảo về

du lịch ĐBSCL còn ít, chủ yếu là các sách mang tính tham khảo, sổ tay hướng dẫn

du lịch, báo cáo kinh tế,…có rất ít những giáo trình tài liệu tham khảo chính thức về thực trạng phát triển du lịch của vùng Có thể tìm thấy thông tin trong các sách viết

về Nam Bộ nhưng cũng chỉ riêng lẻ từng tỉnh chứ không phải là tổng thể cho cả Vùng, ví dụ như:

- Tài liệu “Du lịch ba miền” (Bửu Ngôn, 2012), khi viết về miền Nam tác giả

có đề cập đến các tỉnh ĐBSCL, tuy nhiên chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sơ lược về

vị trí địa lí, các địa danh thắng cảnh du lịch ở mỗi tỉnh, cung cấp những thông tin về chỗ ở, các quán ăn, thông tin về điểm và các tuyến điểm du lịch,…Chính vì vậy tài liệu mang tính chất như là một quyển sổ tay du lịch

- Trong “Nam Bộ Xưa & Nay” (nhiều tác giả, 2013) các tác giả đề cập đến vùng “Đất lành chim đậu” dưới góc độ lịch sử của vùng ĐBSCL từ lúc hình thành, trải qua các thời kì lịch sử cho đến nay cũng như nêu lên sự gắn kết giữa cộng đồng dân cư trong vùng

- Còn với “Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ” (Trần Ngọc Thêm và cộng

sự, 2013) đã trình bày một cách khái quát nhất con người và mảnh đất vùng ĐBSCL

và cho rằng Tây Nam Bộ là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, với

Trang 26

vị trí địa lí, cùng điều kiện tự nhiên thuận lợi cũng như có nền văn hóa đa dạng và đặc biệt có thể đóng góp cho phát triển kinh tế của cả nước Để phát huy được tính đặc biệt này thì cần “một chất liệu tinh thần là văn hóa” vì “Văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu và động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội” (Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam khóa VIII, 1998), “phát triển văn hóa là mục tiêu và động lực của phát triển kinh tế

xã hội” (Hội nghị lần thứ 10 của Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam khóa IX, 2004) Quyển sách cung cấp một cái nhìn tổng thể về các thành tố của Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ, tìm hiểu hệ tính cách văn hóa đặc trưng

để trên cơ sở đó nhận diện bản sắc văn hóa vùng của khu vực Tây Nam Bộ cùng các

hệ quả và hậu quả, các điểm mạnh và điểm yếu của nó trong quá trình đi sâu vào toàn cầu hóa và hội nhập Từ việc hiểu rõ văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ sẽ giúp giải thích các vấn đề khúc mắc nảy sinh trong mọi mặt đời sống văn hóa xã hội hiện tại Điều đó sẽ góp phần vào phát triển du lịch Chính vì vậy, việc hiểu được vấn đề này sẽ giúp được nhiều trong việc nhìn nhận, đánh giá khả năng phát triển du lịch của vùng ở góc độ văn hóa

Một số công trình nghiên cứu trong nước tiêu biểu khác liên quan đến phát triển du lịch mà tác giả được tiếp cận như:

- “Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam thời kỳ hội nhập” (Hoàng Tuấn Anh, 2016) đã cho thấy được tầm quan trọng của du lịch trong phát triển kinh tế của đất nước Chỉ rõ sự quan tâm và đổi mới của nhà nước đến sự phát triển du lịch thông quacác Nghị quyết miễn thị thực có thời hạn đối với công dân một số quốc gia Bên cạnh đó còn có rất nhiều chính sách mới nhằm cải thiện những yếu kém hiện tại, thúc đẩy du lịch phát triển đặc biệt là trong thời kì hội nhập Du lịch phát triển thành công sẽ tạo động lực cho sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh

tế, đưa hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam ra thế giới

- Đề tài “Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo tại Lào Cai” (Phan Ngọc Thắng, 2008) phân tích mô hình phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo tại miền núi, nhiều đề xuất phát triển du lịch có tính thuyết phục Tuy vậy, công

Trang 27

trình nghiên cứu phát triển du lịch Lào Cai vẫn chưa được đặt trong tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Bắc

- Công trình nghiên cứu “Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng” (Trần Tiến Dũng, 2007), tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê điều tra chọn mẫu để phân tích du lịch bền vững và hệ thống đánh giá du lịch bền vững từ đó đưa

ra một số giải pháp cho phát triển du lịch bền vững Phong Nha – Kẻ Bàng Tuy nhiên, các giải pháp vẫn chưa nhấn mạnh đến tính liên vùng trong phát triển du lịch

- Công trình nghiên cứu “Phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020” (Mai Thị Ánh Tuyết, 2007) đã đưa ra mô hình pháp triển du lịch của vùng đặc trưng của Đồng bằng sông Cửu Long, nhấn mạnh tính liên vùng với những đề xuất có tính thực tiễn cao Với đề tài này tác giả tập trung phân tích và nghiên cứu ở một địa phương

- Đề tài luận án tiến sĩ “nghiên cứu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020” (Nguyễn Cao Trí, 2011) đã phân tích hệ thống đánh giá năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp du lịch tại TP HCM trong mối liên hệ với ngành du lịch của các địa phương khác, bài nghiên cứu đã vận dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu và lý thuyết cạnh tranh để xác định và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp du lịch

- Đề tài “Nghiên cứu Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế” (Nguyễn Thị Hồng Lâm, 2013) đã đánh giá một cách tương đối đầy

đủ và chi tiết về thực trạng phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ, phân tích những thành tựu và hạn chế, tìm ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến các kết quả trên Từ cơ sở những điểm còn hạn chế bài nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp mang tính tổng hợp và đồng bộ từ phát triển sản phẩm du lịch, giải pháp về đầu tư, liên kết du lịch đến giải pháp phát triển bền vững…đối với kinh tế du lịch vùng Bắc Trung Bộ Bài nghiên cứu trên rất gần gũi với đề tài nghiên cứu của tác giả tuy nhiên được nghiên cứu ở một vùng khác

Trang 28

Ngoài ra còn một số hội thảo khoa học về du lịch được tổ chức ở Việt Nam cũng được tác giả tham khảo trong quá trình nghiên cứu như:

- Hội nghị Quốc tế về du lịch bền vững ở Việt Nam do Tổng cục Du lịch Việt Nam kết hợp với Quỹ Hanns Seidel (Cộng Hòa Liên Bang Đức) được tổ chức tại Huế, tháng 5/1997;

- Hội thảo “Du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” diễn

ra tại Hà Nội, tháng 4/1998;

- Hội thảo “Xây dựng chiến lược Quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam” được tổ chức vào tháng 9/1999, tại Hà Nội, do Tổng cục Du lịch phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới và Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á

và Thái Bình Dương

- Tại Diễn đàn Du lịch Á Âu (ASEM 2008) lần thứ 3 với chủ đề “Tăng cường quan hệ đối tác Á Âu vì sự phát triển du lịch bền vững” đã được tổ chức tại Việt Nam trong tháng 9/2008

- Ngày 12/5/2010, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Học viện MêKông (Thái Lan) và Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế phối hợp tổ chức Hội thảo Quốc

tế về “Quản trị du lịch sinh thái cộng đồng”

- Tháng 6/2012, Tổng cục Du lịch đã phối hợp cùng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Tây Ban Nha tổ chức tập huấn, hội thảo với chủ đề “Hướng dẫn phát triển du lịch

có trách nhiệm”, hội thảo nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng cường cho ngành Du lịch Việt Nam trong thực hiện “Chiến lược phát triển Du lịch giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030”

- Tổng cục Du lịch tổ chức hội thảo “Hoàn thiện nội dung sổ tay hướng dẫn du lịch sinh thái ở Việt Nam” tháng 5/2012

- Tháng 4/2013, dự án MEET-BIS đã phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức Hội thảo “Du lịch xanh nhằm hướng tới phát triển du lịch Việt Nam bền vững”, trong đó, rất nhiều tham luận được trình bày về cơ sở lí luận và những kinh nghiệm thực tiễn phát triển Du lịch của Việt Nam theo hướng bền vững và gắn với hội nhập quốc tế

Trang 29

- Hội thảo khoa học “Phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn của các tỉnh, thành phía nam” tháng 10/2016 của tỉnh ủy Bình Phước, các bài viết tập trung nghiên cứu về vấn đề phát triển bền vững ở từng địa phương ở khu vực phía nam trong đó có các tỉnh thuộc ĐBSCL, tuy nhiên mỗi địa phương được nghiên cứu một cách riêng lẻ theo thực tiễn ở mỗi nơi, chưa được nghiên cứu trên phương diện tổng thể của toàn vùng

- Ngày 16/4/2016, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Việt Nam, Tổng cục

Du lịch đã tổ chức Hội thảo xây dựng Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Hội thảo đề cập đến Việt Nam sẽ phát triển hệ thống sản phẩm du lịch bền vững, có tính cạnh tranh cao với 4 sản phẩm chủ đạo

là du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch đô thị, theo đó sẽ phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng theo vùng tạo sự độc đáo, khác biệt và đa dạng hóa sản phẩm dựa trên hệ thống sản phẩm du lịch của 7 vùng gồm: Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, Vùng Bắc Trung bộ, Vùng duyên hải Nam Trung bộ, Vùng Tây Nguyên, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Vùng Đông Nam bộ với các sản phẩm du lịch đặc thù,

du lịch chính, du lịch bổ trợ và thị trường thu hút khách cụ thể Hội thảo nhấn mạnh đến sự hợp tác giữa hàng không và du lịch, vai trò của doanh nghiệp và tầm quan trọng của việc thu hút và đào tạo nguồn nhân lực, đề xuất sáng kiến phát triển du lịch có trách nhiệm và phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ môi trường…

- Hội thảo khoa học cấp Trường về “Quy hoạch du lịch hướng đến phát triển bền vững” của Viện Du lịch thuộc trường Đại học Kinh tế TP HCM ngày 25/11/2016 có các bài viết về quy hoạch phát triển du lịch dưới các góc độ khác nhau Tác giả Đoàn Thị Hồng Vân cùng với Trần Việt Khoa và Hà Đức Sơn viết về

“du lịch văn hóa tâm linh tại Việt Nam” – bài viết đã làm rõ được bản chất, đặc điểm và vai trò của du lịch tâm linh, tìm ra được những nguyên nhân làm cho du lịch tâm linh chưa phát triển đúng với tiềm năng của nó

Cũng trong hội thảo, nổi bật có bài viết của tác giả Nguyễn Đức Trí về “Phát huy giá trị văn hóa cội nguồn để phát triển sản phẩm du lịch tại Đồng Bằng Sông

Trang 30

Cửu Long” cụ thể lấy Tiền Giang - là một trong những điểm đến tiêu biểu của du lịch ĐBSCL, có nhiều nét văn hóa tương đồng với các tỉnh còn lại - làm địa bàn nghiên cứu Trong bài viết tác giả đã trình bày và phân tích rõ các khái niệm về văn hóa, giá trị văn hóa cội nguồn và khuynh hướng phát triển du lịch văn hóa cội nguồn, giải thích rõ thế nào là sản phẩm du lịch và tầm quan trọng của phát triển sản phẩm du lịch nói chung và phát triển sản phẩm du lịch văn hóa cội nguồn nói riêng, mang đến cho người đọc những góc nhìn khác nhau về văn hóa cội nguồn

Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu của các học giả, nhà nghiên cứu, luận án tiến sĩ, giáo trình giảng dạy về du lịch… đã đề cập đến vấn đề Du lịch với những góc độ tiếp cận khác nhau, tiêu biểu như của các tác giả: Lê Văn Lanh, Phạm Trung Lương, Nguyễn Thị Hải, Đặng Duy Lợi, Nguyễn Thị Sơn…

- “Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” (Phạm Trung Lương, 2010)

- “Du lịch sinh thái – Ecotourism” (Lê Huy Bá, 2006); Du lịch bền vững (Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu, 2001)

- “Phát triển du lịch bền vững - quan điểm chiến lược của phát triển du lịch Việt Nam” kỷ yếu Hội nghị Toàn quốc về phát triển bền vững tháng 12/2004 (Vũ Tuấn Cảnh và Phạm Trung Lương, 2004)

Từ các công trình nghiên cứu trên cho thấy các tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu về một lĩnh vực, sản phẩm cụ thể của ngành du lịch ở riêng lẻ từng địa phương, chưa có cái nhìn tổng thể cho hệ thống phát triển du lịch chung của vùng,

sự tác động của các yếu tố bên ngoài như: hội nhập quốc tế, quản lí nhà nước,…cũng như yếu tố bên trong như: các loại hình du lịch trong vùng, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch, tầm quan trọng của nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của vùng,…

Xuất phát từ việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu đã có và phát hiện vẫn tồn tại các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch của vùng nhưng còn bị bỏ ngõ, tác giả đã đưa ra hướng nghiên cứu riêng: để phát triển du lịch ĐBSCL thì các địa phương trong vùng không thể riêng lẻ tách rời mà luôn có mối liên kết chặt chẽ với

Trang 31

nhau thành một khối tổng thể và quá trình phát triển du lịch của vùng cần được đặt trong xu thế hội nhập quốc tế

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Một số công trình nghiên cứu của các học giả và nhà nghiên cứu của nước ngoài được tác giả tiếp cận, chủ yếu tập trung nghiên cứu một số vùng sinh thái đặc trưng của ĐBSCL, tiêu biểu như:

Một số ấn phẩm của các tác giả nước ngoài đã được tác giả tham khảo như:

- Commonweath of Autralia (1991) cho rằng du lịch là một động lực to lớn cho tăng trưởng kinh tế và đem lại những lợi ích văn hoá, xã hội cho cộng đồng dân

cư, tuy nhiên nó cũng có những tác động tiêu cực đối với chất lượng sống như môi trường, văn hoá, việc làm, thu nhập…vì vậy cần có sự quản lý chặt chẽ, có hiệu quả Báo cáo cũng chỉ ra 5 vấn đề cơ bản cần phải quản lý như: đầu tư - liên kết – việc làm – văn hoá – nghệ thuật và ngành nghề thủ công

- Nghiên cứu của Clemmer (1991) cho rằng sự hiếu khách thể hiện ở sự chào đón của người làm du lịch và người dân bản xứ sẽ làm cho du khách vui theo một cách “riêng biệt, độc đáo”, là nhân tố để thu hút khách du lịch

- Nghiên cứu của Smith (1994) chỉ ra rằng hoạt động dịch vụ trong du lịch như: ngắm nhìn khung cảnh, chỗ nghỉ, chỗ ngồi khi đi thăm quan, thưởng thức các loại hình văn hoá dân tộc… sẽ giúp cho phần “vật lý cốt lõi của sản phẩm du lịch” trở nên hữu ích và hấp dẫn đối với du khách

- WorldFish Center (2003) với cuốn “Wetlands Management in Vietnam Issues and Perspectives” đã có những nghiên cứu khá chi tiết các vấn đề liên quan đến vùng đất ngập nước tại Đồng bằng Sông Cửu Long và hệ sinh thái của Vùng nhằm khai thác tiềm năng của Vùng cho phát triển du lịch

- Theo Diabo (2003) Du lịch có quan hệ chặt chẽ với các “giá trị thương mại”, cộng đồng dân cư bản xứ cần được tham gia vào “hoạch định, phát triển, khai thác

và quản lý” hoạt động du lịch trên chính vùng đất của họ

- Nghiên cứu của Altman và Finlayson (2003) cho rằng sự phát triển của du lịch đòi hỏi những kỹ năng, trình độ mà không phải người dân bản xứ nào cũng có

Trang 32

thể đáp ứng được như: trình độ ngoại ngữ, kỷ luật, theo học các khoá huấn luyện,

kỹ năng giao tiếp với du khách

- Đại học Sydney và Trung tâm tài nguyên Mekong Úc (2004) đã xuất bản

“Working paper số 10 Ecotourism and Community based Ecotourism in the Mekong region” đã phân tích về du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng tại vùng Mekong, đánh giá tiềm năng và thế mạnh về du lịch sinh thái của Vùng và đề xuất những giải pháp phát triển du lịch sinh thái của Vùng

- Phát triển du lịch văn hoá cội nguồn cũng được một số học giả nước ngoài nghiên cứu Sự hấp dẫn của văn hoá cội nguồn trong du lịch đã được một số học giả nghiên cứu như: Urry, 1990; Crang, 2004; Salazar, 2009 Thoe Reiner (2015) sự hấp dẫn của du lịch văn hoá cội nguồn nằm ở chỗ thấu hiểu về nơi chốn và văn hoá Theo Hager (2003) và Mather – Simard (2003) hoạt động văn hoá cội nguồn cần được kiểm soát, chỉ đạo và phối hợp giữa “chính quyền địa phương với các thành viên có uy tín trong cộng đồng và người dân bản xứ”

- IUCN (2008) xuất bản cuốn “The Ecosystem Approach – Learning from experience” trong đó đã nghiên cứu trực tiếp đến hệ thống sinh thái tại Vườn quốc gia Tràm Chim vùng Đồng Tháp Mười, từ đó đưa ra những chính sách bảo tồn và phát triển Tràm Chim Đồng Tháp Mười

1.3 Đánh giá về các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến luận án

1.3.1 Những nghiên cứu liên quan được tác giả kế thừa và phát triển trong luận án

- Các công trình nghiên cứu liên quan đến du lịch Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, đã chỉ rõ tiềm năng lớn về du lịch của Vùng đặc biệt là những tiềm năng về

Trang 33

lịch, để tạo các sản phẩm du lịch đặc thù của Vùng, đồng thời phải nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đẩy mạnh hoạt động quảng bá, liên kết vùng, mở rộng tour tuyến để phát triển du lịch vùng ĐBSCL đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế,

- Các công trình nghiên cứu của các học giả, nhà nghiên cứu và nhà hoạt động thực tiễn trong và ngoài nước cùng đã phân tích, đánh giá được những tính chất, đặc điểm, nội dung cơ bản liên quan đến phát triển du lịch tại một số địa phương của Việt Nam Điều này cũng hữu ích cho việc nghiên cứu hoạt động du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế

- Nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước cũng chỉ ra rằng để phát triển du lịch cần bảo tồn, phát triển các giá trị văn hoá cội nguồn, xây dựng văn hoá

du lịch, phối hợp giữa chính quyền với người dân địa phương vùng ĐBSCL trong

phát triển du lịch

- Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đề cập đến việc phát triển du lịch của Việt Nam và vùng ĐBSCL bao gồm các nội dung chính như: phát triển sản phẩm du lịch, phát triển thị trường du lịch, thu hút đầu tư cho phát triển du lịch, đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lich, phát triển sản phẩm

du lịch đặc thù của một số địa phương vùng ĐBSCL đã góp phần cho phân tích,

lý giải những điểm mạnh, điểm yếu trong phát triển du lịch vùng ĐBSCL, từ đó góp phần đưa ra những giải pháp phù hợp để phát triển du lịch của Vùng trong hội nhập quốc tế

- Các công trình nghiên cứu liên quan đến du lịch ĐBSCL của các học giả, nhà nghiên cứu và nhà hoạt động thực tiễn trong, ngoài nước cũng đem lại nhiều giá trị

về lý luận và thực tiễn cho phát triển du lịch ĐBSCL Đặc biệt, các công trình nghiên cứu liên quan đến môi trường tự nhiên và hệ sinh thái của vùng ĐBSCL đã gây được sự quan tâm, chú ý của các tổ chức quốc tế về bảo tồn môi thiên nhiên, cũng như quảng bá và thu hút khách du lịch khi đến vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, đây là những nghiên cứu có giá trị về khoa học và thực tiễn được tác giả kế thừa trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án

Trang 34

1.3.2 Những khoảng trống trong các công trình nghiên cứu về du lịch liên quan đến luận án

- Một số công trình nghiên cứu đề cập những xu hướng phát triển du lịch của khu vực và thế giới tác động đến sự phát triển của du lịch Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương của vùng ĐBSCL, tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát triển du lịch vùng Đồng Bằng sông Cửu Long trong hội nhập quốc tế

- Các công trình nghiên cứu của của các học giả trong và ngoài nước liên quan đến du lịch vùng ĐBSCL còn thiên về lý luận, chỉ dừng lại mức độ nghiên cứu tổng quát, hàn lâm chưa có nhiều những khảo sát chi tiết nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch vùng ĐBSCL, số lượng các công trình nghiên cứu còn ít, vì vậy, các công trình nghiên cứu vẫn chưa phản ánh rõ nét những đặc trưng về văn hóa, phong tục, tập quán của từng địa phương trong vùng ĐBSCL

- Có thể thấy các công trình nghiên cứu về du lịch liên quan đến đề tài được tác giả tham khảo, đã chỉ ra những tồn tại bất cập trong hoạt động du lịch, đồng thời xác định một số tiềm năng, thế mạnh chưa được khai thác của du lịch Việt Nam, của ĐBSCL Các nghiên cứu này còn mang tính rời rạc cho từng loại hình và từng địa phương, từng địa điểm du lịch của Vùng chứ chưa đi sâu vào những giải pháp tổng thể cho phát triển du lịch của vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế Tuy nhiên, đây cũng là những nghiên cứu cần thiết được tác giả kế thừa để phân tích và đưa ra những giải pháp phù hợp cho phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc

tế

- Các công trình nghiên cứu liên quan chưa chỉ ra phải làm sao liên kết phát triển du lịch vùng ĐBSCL với các tỉnh, thành phố phía Nam, với vùng duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, các vùng phía Bắc, trong khu vực và thế giới, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương, từng vùng, nhưng vẫn đảm bảo được sự thống nhất với chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch của Việt Nam

Trang 35

- Các công trình nghiên cứu về du lịch ở trong và ngoài nước chưa chỉ ra biện pháp để huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch hài hòa với các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng, đồng thời thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch, không chỉ là việc chính quyền giới thiệu có bao nhiêu dự án, chính sách ưu đãi thế nào, quan trọng hơn là chính quyền phải cam kết những việc gì là cơ bản và chủ yếu mà mình phải làm để đồng hành cùng nhà đầu tư để phát triển du lịch ĐBSCL

- Các công trình nghiên cứu về du lịch cũng chưa đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, cán bộ quản lý các doanh nghiệp du lịch và các khu du lịch tại các địa phương, việc liên kết đào tạo, tập huấn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ cho nguồn nhân lực du lịch của các địa phương vùng ĐBSCL

Tóm tắt chương 1

Trong chương 1, tác giả đã phân tích, đánh giá tóm tắt các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề phát triển du lịch nói chung và du lịch ĐBSCL nói riêng trong thời kỳ hội nhập

Đối với các nghiên cứu trong nước, tác giả đã tham khảo nhiều công trình nghiên cứu, luận án, các bài báo khoa học cùng với một số hội thảo về du lịch diễn

ra trong nước Các bài viết được tham khảo dưới nhiều góc độ khác nhau như: các tài liệu nghiên cứu dưới dạng các công trình nghiên cứu chuyên khảo, đề tài, luận

án giới thiệu tổng quan về điều kiện tự nhiên, văn hóa và con người vùng ĐBSCL Một số công trình nghiên cứu chi tiết và cụ thể hơn về du lịch Vùng để đưa ra một

số định hướng và giải pháp phát triển du lịch Vùng, đặc biệt là việc phát triển các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, miệt vườn, du lịch lễ hội, du lịch văn hóa dân tộc, du lịch làng nghề,…Ngoài ra, tác giả còn tham khảo một số bài viết chuyên khảo về phát triển du lịch của các địa phương trong vùng ĐBSCL, để kế thừa và phát triển trong quá trình nghiên cứu luận án

Bên cạnh các bài công trình nghiên cứu trong nước, tác giả còn tham khảo một

số công trình nghiên cứu của nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án Các công

Trang 36

trình nghiên cứu của nước ngoài chủ yếu tập trung nghiên cứu về hệ sinh thái đặc trưng của vùng ĐBSCL, các thế mạnh và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch cội nguồn và du lịch cộng đồng, từ đó đề xuất các giải pháp cho phát triển du lịch của Vùng

Từ việc nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả rút ra những nội dung nghiên cứu được kế thừa trong luận án, đồng thời xác định những khoảng trống trong các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến du lịch phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế, từ đó làm cơ

sở cho việc đi sâu nghiên cứu và đề ra những chính sách và giải pháp để phát triển

du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế

Trang 37

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 2.1 Dịch vụ du lịch và thị trường du lịch

2.1.1 Dịch vụ du lịch

2.1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của dịch vụ du lịch

Dịch vụ theo Philip Kotler (1984): Dịch vụ là mọi biện pháp hay lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là không sờ thấy được và không dẫn đến sự chiếm đoạt một cái gì đó Việc thực hiện dịch vụ có thể có và cũng có

thể không liên quan đến hàng hóa dưới dạng vật chất của nó

Hàng hoá dịch vụ có bốn đặc trưng cơ bản sau đây:

Tính không sờ thấy được: Không có hình hài rõ rệt, vì vậy việc đánh giá chất

lượng sản phẩm dịch vụ chủ yếu dựa vào cảm nhận của khách hàng

Tính không thể tách rời khỏi nguồn gốc: Quá trình sản xuất, cung ứng phải

diễn ra đồng thời diễn ra với quá trình tiêu thụ, nếu tách rời thì sản phẩm dịch vụ cung cấp sẽ không thể thực hiện được

Tính không ổn định về chất lượng: dịch vụ không có chất lượng đồng nhất,

dịch vụ được cung cấp tùy thuộc vào người cung ứng, cũng như thời gian địa điểm

và còn tùy vào giá trị cảm nhận của từng đối tượng khách hàng khi sử dụng dịch vụ

Tính không lưu giữ được: dịch vụ không có tính lưu kho, nếu không sử dụng

thì nó sẽ mất đi

Hiểu được những tính chất và đặc trưng cơ bản của dịch vụ sẽ giúp nhà cung cấp có thể tạo ra các sản phẩm dịch vụ đáp ứng đúng với nhu cầu và mong đợi của khách hàng Từ đó tạo được niềm tin trong lòng khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như uy tín của nhà cung cấp dịch vụ

Du lịch là một trong những lĩnh vực của ngành dịch vụ, nó mang những đặc trưng chung của ngành dịch vụ, nhưng đồng thời cũng có những đặc điểm riêng mang tính đặc thù Cho đến đầu thế kỷ XX, du lịch vẫn được xem là một hoạt động

cá biệt và chỉ có tầng lớp giàu có, quí tộc mới tham gia vào hoạt động du lịch và lúc

Trang 38

này người ta xem du lịch như một hiện tượng xã hội làm phong phú thêm cuộc sống

và sự hiểu biết của con người

Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người khách đi du hành, lưu trú, tạm trú với mục đích thăm quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, những hoạt động này được diễn ra trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư, tuy nhiên các hình thức

du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền không được coi là du lịch Du lịch cũng

là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư Kinh tế phát triển cùng với sự phân công lao động xã hội ngày càng cao, làm cho du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng Sự phát triển của khoa học, công nghệ và những phát minh về khoa học tạo cho du lịch bước tiến nhanh chóng trong thời kì hiện đại, đặc biệt là sự xuất hiện của các phương tiện vận tải như xe lửa, ô tô, tàu thuỷ và đặc biệt là máy bay, du lịch đã phát triển nhanh chóng và trở thành nhu cầu quan trọng đối với con người

Lịch sử phát triển của ngành du lịch thế giới gắn liền với những cột mốc quan trọng như năm 1825 tuyến đường sắt đầu tiên trên thế giới được xây dựng Năm

1841 khai trương công ty du hành đầu tiên trên thế giới mang tên Thomas Cook, chuyến du lịch đầu tiên của công ty Thomas Cook được tổ chức đi bằng tàu hỏa ra nước ngoài, đánh dấu sự ra đời của hoạt động tổ chức kinh doanh du lịch Năm

1882 Hiệp hội chủ khách sạn đầu tiên ra đời tại Thụy Sĩ đánh dấu sự phát triển của hoạt động kinh doanh khách sạn du lịch Năm 1934 thành lập Hội các Tổ chức Du lịch Chính thể (IUOTO - International Union of Official Travel Organizations), kể

từ thời gian này ngành du lịch của thế giới được phát triển mạnh mẽ và trở thành ngành kinh tế hết sức quan trọng của hầu hết các quốc gia trên thế giới

Cùng với sự phát triển kinh tế, các thành tựu về khoa học, công nghệ phát triển

đã thúc đẩy du lịch ngày càng phát triển và trở thành nhu cầu quan trọng không thể thiếu của đời sống con người, nhu cầu về du lịch ngày càng phổ biến ở đại bộ phận quần chúng Đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao,

Trang 39

nhu cầu về nghỉ ngơi, giải trí ngày càng được chú trọng, thêm vào đó cuộc cách mạng công nghệ thông tin bùng nổ làm cho du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của các quốc gia phát triển

Có nhiều khái niệm khác nhau về du lịch sống theo thời gian cùng với sự phát triển của hoạt động du lịch, các khái niệm đó ngày càng được hoàn thiện Việc đưa

ra các khái niệm về du lịch là tùy thuộc vào từng góc độ tiếp cận đối với du lịch

Theo IUOTO (1962): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi

khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm

ăn, không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống”

Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma, Italia (21/8 -5/9/1963) các chuyên

gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các

hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ, hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”

Theo The Tourism Society (năm 1979) du lịch được định nghĩa là: bất kì hoạt động nào liên quan đến sự di chuyển ngắn hạn tạm thời của con người, tới những đích đến khác ngoài nơi họ vẫn thường sống và làm việc, cùng với những hoạt động trong suốt khoảng thời gian mà họ ở đó, nhưng không phải với mục đích làm ăn Ngoài ra, còn có nhiều định nghĩa khác về du lịch như định nghĩa của Micheal Coltman (Mỹ): Du lịch là sự kết hợp và tương tác giữa bốn nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền địa phương nơi đón khách du lịch

Đến năm 1992 Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO - World Tourism Organization) mới đưa ra công bố được xem như định nghĩa về du lịch: Du lịch bao gồm nhiều hoạt động của các cá nhân, di chuyển và ở lại tại một nơi nào đó ngoài môi trường thường sống của họ không quá một năm liên tục vì mục đích vui chơi, công tác hay mục đích khác (UNWTO, 1992) Định nghĩa này sau đó được Ủy ban Thống kê Liên Hiệp Quốc thông qua, coi như một định nghĩa chung về du lịch

Trang 40

Tiếp cận từ góc độ kinh doanh du lịch có khái niệm: Du lịch là ngành kinh

doanh tổng hợp, có sự phối hợp giữa các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nhằm thỏa mãn các nhu cầu về ăn uống, lưu trú, tham quan,…của du khách từ đó tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, giá trị tinh thần cho khách du lịch và đảm bảo sự phát triển bền vững (WTO, 1992)

Ngày nay, hoạt động du lịch liên quan đến rất nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, tuy nhiên theo chúng tôi có thể khái quát thành năm lĩnh vực chủ yếu bao gồm: chỗ

ở - thăm quan - vận chuyển - tổ chức du lịch - nơi đến Du lịch là hoạt động mang tính tổng hợp, nó có một số đặc trưng cơ bản sau:

- Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng và là yếu tố hàng đầu trong hoạt động du lịch Du khách đi du lịch bất kể vì lí do nào và bằng hình thức gì thì họ cũng muốn phải được đáp ứng nhu cầu thăm quan, giải trí, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu về phong tục tập quán, ẩm thực và thưởng thức các giá trị văn hóa, lịch sử,

xã hội,…của nơi mình đến Các hoạt động du lịch được hầu hết các du khách quan tâm đó là các cảnh quan thiên nhiên với núi non, các hang động kỳ thú, sông nước, rừng rậm, các bãi biển với những dải cát trắng, nước xanh, các loài động thực vật quý hiếm, các công trình kiến trúc, đền đài với các lễ hội,…Tài nguyên du lịch có được một phần lớn nhờ vào tự nhiên và một phần cũng do bàn tay con người tạo nên đây là những nhân tố để tạo nên các tuyến, điểm du lịch

- Du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp và nó phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng

đa dạng của khách du lịch Trong thời gian đi du lịch, du khách thường chi tiêu nhiều hơn so với bình thường, nhất là đối với những khách du lịch có thu nhập cao

và những khách du lịch quốc tế Vì vậy, việc kinh doanh du lịch cần phải đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về thưởng ngoạn, tham quan, nghỉ ngơi, đi lại, ăn uống và mua sắm,…cũng như các dịch vụ khác cho du khách một cách thuận tiện và có hiệu quả

- Cũng như các ngành kinh tế khác, kinh doanh du lịch ngoài việc đảm bảo về lợi ích kinh tế còn cần phải chú trọng đến việc bảo đảm môi trường sinh thái, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội cho du khách cũng như cho địa phương và cho quốc gia

Ngày đăng: 24/04/2017, 10:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt đề án “Xây dựng chính sách đặc thù để thu hút đầu tư tại Đồng Bằng Sông Cửu Long” (2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng chính sách đặc thù để thu hút đầu tư tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
Năm: 2012
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật du lịch, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, năm 2005.Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 Khác
Thủ tướng Chính phủ nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyết định 2473/QĐ – TTg ngày 31/12/2011 phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 Khác
Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Quyết định số 97/2002/QĐ – TTg ngày 09 tháng 7 năm 2012 phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010.Tình hình kinh tế xã hội Cần Thơ giai đoạn 2006-2010.Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Sóc Trăng 2006-2010 và chỉ tiêu năm 2015 Khác
Viện chiến lược phát triển, Bộ kế hoạch Đầu tư, Các vùng, tỉnh, thành trực thuộc Trung ương: Tiềm năng và triển vọng đến năm 2020, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2009 Khác
Vũ Tuấn Cảnh và Phạm Trung Lương, 2004. Phát triển du lịch bền vững - quan điểm chiến lược của phát triển du lịch Việt Nam. Kỷ yếu Hội nghị Toàn quốc về phát triển bền vững tháng 12 năm 2004 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w