Hệ thống sông – kênh – rạch tạo thành mạng lưới liên kết các tỉnh với nhau.. Từ thành phố Hồ Chí Minh có thể đi tới các tỉnh trong vùng bằng các tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ T
Trang 2GIAO THÔNG VẬN TẢI
Trang 31 Đường thủy
• Mật độ các tuyến đường thủy là 0, 68km/km 2 , cao hơn đáng kể
so với đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
• Hệ thống kênh rạch ở đây chằng chịt, với tổng chiều dài 4952
km, bao gồm 197 con sông và kênh, rạch, được phân ra
37 con sông (chiều dài 1706km, chiếm 36% tổng chiều dài đường thủy của vùng)
137 kênh (chiều dài 2780 km, chiếm 55%)
33 con rạch (chiều dài 466, chiếm 9%).
Trang 4Hệ thống sông – kênh – rạch tạo thành mạng lưới liên kết các tỉnh với nhau Từ thành phố Hồ Chí Minh có thể đi tới
các tỉnh trong vùng bằng các tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ Thành phố Hồ Chí Minh – Long Xuyên
Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Hóa (Long An)
Thành phố Hồ Chí Minh – Cà Mau Thành phố Hồ Chí Minh – Kiên Lương (tỉnh Kiên
Giang).
Trang 5• Trong vùng có hệ thống cảng nội địa trải khắp mạng lưới các tuyến đường thủy Các cảng chính gồm có Mỹ Tho (Tiền Giang), Cao Lãnh (Đồng Tháp), Trà Nóc (Cần thơ), Long Xuyên (An Giang), Kiên Lương (Kiên Giang)
…
• Ngoài ra còn có một số bến mới hình thành trong những năm gần đây Đó là
- Xẻo Rô (trên sông Cái Lớn, tỉnh Kiên Giang),
- Vị Thanh (trên sông Xà No, Cần Thơ),
- Thới Bình (trên sông Chẹm)
- Các bến của nhà máy xi măng Tân Hiệp,
- Bến tổng kho xăng dầu, bến tổng kho vật tư nông nghiệp (kênh Rạch Sỏi),
- Bến tập kết đá xây dựng (trên kênh Rạch Giá, Kiên Lương)…
Trang 6• Mở đường ra biển cho ĐBSCL
Cuối năm 2009, Cục Hàng hải Việt Nam đã khởi công dự án
luồng tàu biển mới qua kênh Quan Chánh Bố để tàu có tải
trọng tới 20.000 tấn có thể ra vào Sông Hậu
Theo Cảng vụ TP Cần Thơ, hiện luồng tàu biển cửa Định An (dài 30km) trên sông Hậu đã bị bồi lắng nghiêm trọng Độ sâu tại đây chỉ còn 1,9 m làm cho tàu có tải trọng từ 3.000 tấn trở lên phải đến các cảng tại TP.HCM để bốc dỡ hàng do không lưu thông được Nhằm khắc phục tình trạng này, Cần Thơ
đang triển khai dự án đầu tư 311 tỷ đồng nạo vét 5,7 triệu
m3 cát sa bồi tại luồng Định An nhằm khôi phục độ sâu luồng đạt 3m để tàu 10.000 tấn có thể lưu thông
Tuy nhiên, về lâu dài, luồng tàu nói trên vẫn không thể đáp ứng nhu cầu vận chuyển đường biển của vùng ĐBSCL đang tăng mạnh với các loại tàu có tải trọng trên 10.000 tấn.
Trang 82 Đường bộ
• Trong đó có 9 quốc lộ chạy qua với chiều dài 850 km
QL 1A, Tuyến N1, Tuyến Đường N2, QL30, QL 50, QL
53, QL 54, QL 60, QL 62, QL 80, QL 91
• Mạng lưới giao thông đường bộ khu vực ĐBSCL có 47.202,74 km đường bộ trong đó: quốc lộ: 1.960,23 km, tỉnh lộ: 3.720,57km, đường huyện: 8.402,45 km, đường xã: 33.119,49 km,
Trang 9• Quốc lộ 1A đi qua vùng này phải vượt qua hai con sông lớn là sông Tiền tại Mỹ Thuận và sông Hậu tại Cần Thơ
Số lượng cầu là 64 chiếc với tổng chiều dài 3641 m
(chưa kể cầu Mỹ Thuận) Những cầu chính gồm có Bến Lức, Tân An, An Hữu, Cái Răng, Mỹ Thuận và phà Cần Thơ (nay có cầu Cần Thơ).
Các nút giao thông lớn:
Vĩnh long : QL 53,QL 54, QL60, QL 91, QL 1A.
Long An : QL 1A, QL 62; đường cao tốc N1,N2.
Trà Vinh : QL 53, QL 54.
Trang 10• Giai đoạn 2001 - 2010: hoàn thiện hệ thống mạng lưới đường bộ, xây dựng mới các tuyến đường cao tốc
• Giai đoạn 2010 - 2020: Tiếp tục hiện đại hoá hệ thống
cơ sở hạ tầng đường bộ, xây dựng mới các tuyến đường cao tốc
• Hầu hết các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ hiện nay đã được nâng cấp, mở rộng đảm bảo cho lưu thông thông suốt từ TP HCM đến các tỉnh trong vùng
Trang 11• Giai đoạn sau 2015 sẽ bắt đầu khởi động nhiều dự án
mang tầm cỡ quốc gia như dự án tuyến đường sắt
TP.HCM - Cần Thơ (đã xong giai đoạn khảo sát và hiện đang trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi), hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc TP.HCM - Cần Thơ, tuyến đường
Hồ Chí Minh nối dài đến Đất Mũi, đưa vào hoạt động sân bay quốc tế Phú Quốc Mục tiêu đến năm 2020, vùng
ĐBSCL sẽ có được hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đồng bộ, liên hoàn và tương đối hoàn chỉnh
• Tuyến đường huyết mạch của vùng ĐBSCL là quốc lộ 1A
đã cơ bản hoàn thành việc nâng cấp.
• Dự kiến trong năm 2010, cầu Gành Hào 2 (đã hoàn thành
và đưa vào sử dụng cuối tháng 9 năm 2010), sáu cầu trên đoạn Đầm Cùng - Năm Căn (Cà Mau), cũng sẽ được
thông xe
Trang 12Các công trình giao thông có quy mô lớn
Trang 133 ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
a Sân bay Trà Nóc(Cần Thơ)
Sân bay Cần Thơ, còn có tên là Sân bay Trà Nóc, là một sân bay nằm tại quận Bình Thủy - Thành phố Cần Thơ
Đường bay- điểm đến:
Trang 14
Sân bay Trà Nóc: phục vụ thành phố Cần Thơ và khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long của nước Việt Nam Nhà ga hành khách có diện tích sàn 20.600 mét vuông, đến năm
2015 đảm bảo tiếp nhận các loại máy bay B777, B747- 400 (hạn chế tải trọng) có thể đón trên 2.000.000 khách cùng lượng hàng hóa khoảng 5.000 tấn/năm
Năm 2009, sân bay vận chuyển 150.000 lượt hành khách, gần 2.000 tấn hàng hóa
Trang 16b Sân bay Rạch Giá:
Nằm ở thành phố Rạch Giá, tỉnh lỵ của tỉnh Kiên Giang, cực tây nam Việt Nam.
Sân bay nhỏ này thuộc sự quản lý của Cụm cảng Hàng không miền Nam (SAA), một cơ quan của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam.
Tuyến bay : Thành phố Hồ Chí Minh, Phú
Quốc.
b Sân bay Rạch Giá:
Nằm ở thành phố Rạch Giá, tỉnh lỵ của tỉnh Kiên Giang, cực tây nam Việt Nam.
Sân bay nhỏ này thuộc sự quản lý của Cụm cảng Hàng không miền Nam (SAA), một cơ quan của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam.
Tuyến bay : Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Quốc.
Trang 17
Sân bay Rạch Giá: Cảng hàng không Rạch Giá hiện
có một đường hạ cất cánh dài 1.500 mét, rộng 30 mét; Một đường lăn dài 85 mét, rộng 15 mét; Sân đậu máy bay có
diện tích 5.500m2 với 5 vị trí đậu cho máy bay; Sân đậu ôtô
có diện tích 2.356m2 Nhà ga hành khách có diện tích
426m2 Trang thiết bị phục vụ mặt đất có xe Nạp điện, tàu bay, xe chở khách, xe chở hàng, xe cứu thương, xe cứu hỏa Riêng cảng hàng không, Chính phủ và các bộ
ngành cũng đã thống nhất từ nay đến 2010 sẽ cải tạo, nâng cấp các cảng hàng không theo hướng thương mại hóa, khai thác thường xuyên
Trang 18
c Sân bay Phú Quốc:
- Là một sân bay ở đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
- Tuyến bay Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, Rạch Giá.
Sân bay phú quốc: Sân bay được xây dựng trên diện tích 800 ha,
tổng mức đầu tư 2000 tỷ đồng Sân bay Phú Quốc là sân bay quốc tế,
có đường cất hạ cánh 3000m x 50 m, nhà ga công suất 2,5 triệu hành khách/năm
Trong bốn sân bay Cần Thơ, Cà Mau, Rạch Giá và Phú Quốc thì
phải tập trung đầu tư, nghiên cứu, mở rộng theo hướng đưa hai sân bay Cần Thơ và Phú Quốc là cảng hàng không quốc tế để có thể đáp ứng nhu cầu vận chuyển 10 triệu lượt khách/năm Đồng thời có thể xem xét liên doanh với nước ngoài đầu tư hai sân bay này.
Trang 20HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC
1 Hệ thống cung cấp nước
Hiện trạng
Nước sạch và vệ sinh môi trường vẫn còn rất hạn chế Nguồn nước trên sông tiền và sông hậu, các nhánh sông trên lưu vực, trên các cửa sông thông ra biển… Đã có dấu hiệu ô nhiễm với các chỉ tiêu: phèn, sắt, BOD, COD, H2S,NH4…
Trang 21
Nguồn nước ngầm được khai thác và sử dụng cho đời sống sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, canh tác nông - lâm – ngư nghiệp… chưa được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến sự sụt giảm mực nước ngầm ở một số nơi, sự nhiễm bẩn tầng nước ngầm
Hiện nay ở ĐBSCL còn khoảng 20% - 30% số hộ gia đình chưa có nước sạch để sử dụng trong đời sống và sinh hoạt
Trang 22
Nguyên nhân
Do các nguồn thải từ sản xuất công nghiệp,
đô thị và các khu dân cư, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp… chưa được xử lí triệt
để vẫn tiếp tục thải vào hệ thống sông rạch trong khu vực.
Trang 23
Hậu quả
Ô nhễm nguồn nước đã gây ra những dịch bệnh đối với người: phụ khoa, tiêu chảy, sốt rét,… bên cạnh còn gây ra những tác hại đối với các ngành khác: tôm,
cá nuôi chết hàng loạt trong ngành thủy sản,…
Định hướng
Theo đó, đến năm 2020, 100% dân cư đô thị và dân
cư nông thôn sống tập trung sẽ được cấp nước sạch với tiêu chuẩn cấp nước từ 80-120 lít/người/ngày
Trang 242 Hệ thống cung cấp điện
Những dự án và kế hoạch phát triển nguồn điện và chuyển tải phân phối điện.
Cùng với nỗ lực cải tạo , nâng cấp kéo mới
hệ thống các lưới điện 2006 – 2010 Nhiều nhà máy điện bất đầu đưa vào khai thác sử dụng và nhiều nhà máy điện chính thức khởi công xây dựng ở ĐBSCL: dự án nhà máy điện Cà Mau( Cà Mau1, Cà Mau2) sản lượng 7505 tỉ kwh Ô Môn Cần Thơ( Ô Môn 1, Ô Môn 2) công suất 2800 Mw.
Trang 25
Có nhiều dự án: Trung tâm nhiệt điện Kiên Lương(Kiên Giang) công suất 4400Mw, điện lực duyên hải (Trà Vinh), …
Qua đó góp phần tác động chuyển dich cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của ĐBSCL.
Trang 263 Hệ thống thông tin liên lạc
• Mật độ thuê bao Internet băng thông rộng trung bình có 5.6 thuê bao/1.000 dân
Trang 27
Đối với du lịch
• Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh phát triển du lịch
• Giao thông là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kinh
tế, tuy nhiên hiện nay đã có một số phương tiện giao thông được sản xuất với mục đích chủ yếu phục vụ
du lịch.
• Nhìn chung, mạng lưới giao thông vận tải không ngừng được hoàn thiện Điều đó đã giảm bớt thời gian đi lại, tăng thời gian nghỉ ngơi và du lịch
Trang 28• Trong hoạt động du lịch, nếu mạng lưới giao thông và
phương tiện giao thông vận tải phục vụ cho việc đi lại của con người thì thông tin liên lạc đảm nhiện việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện mối giao lưu giữa các vùng trong phạm vi cả nước và quốc tế
• Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường
xuyên… Khi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một địa điểm khác, ngoài các nhu cầu về ăn, uống, ở, đi lại… du
khách còn có nhu cầu đảm bảo về điện, nước để cho quá
trình sinh hoạt được diễn ra bình thường Cho nên yếu tố
điện, nước cũng là một trong những nhân tố quan trọng
phục vụ trực tiếp việc nghỉ ngơi giải trí của khách
Như vậy, cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi
hoạt động kinh tế, trong đó có du lịch
Trang 29XIN CHÂN THÀNH CẢM
ƠN!!!
CHÀO VÀ HẸN GẶP LẠI!!!