Du lịch đồng bằng Sông Cửu Long Nem cá cơm đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Cửu Long dồi dào lúa gạo, phong phú thủy sản chế ra nhiều món ăn ngon, trong đó có món bình dân mang hương vị đồng quê đậm đà khó quên. Đó là món nem cá cơm. Cá cơm có thân hình nhỏ bằng đầu đũa dài khoảng 3cm toàn thân mầu trắng đục, xuất hiện khoảng tháng 3 âm lịch hằng năm. Nem cá cơm hơi hiếm và lại vì chế biến công phu. Chỉ xuất hiện trong vài nhà hàng ăn uống có tiếng ở miền Tây Nam Bộ, còn ngoài ra, người ta làm để đãi khách quý hoặc tặng bạn bè. Để làm nem cá cơm, trước tiên phải làm sạch cá. Cá cơm tuy nhỏ, nhưng có rất nhiều xương li ti tập trung đậm đặc ở lườn (bụng) nên dùng kéo cắt bỏ lườn, chà sạch vảy, đem ngâm với nước muối mằn mặn cho đến khi thịt cá tách ra làm hai, vớt ra gỡ xương bỏ, rồi ngâm với nước dừa tươi độ 30 phút cho thịt cá thấm chất ngọt, vớt ra rổ, xốc nhẹ cho ráo nước. Kế đến, đổ hết thịt cá vào miếng vải lượt, vắt thật khô. Chuẩn bị gia vị theo công thức như sau: 1 kg thịt cá cơm đã vắt khô nước, 1/4 muỗng cà-phê muối diêm, 50 g đường, 10 g tiêu hột, 1 miếng vôi ăn trầu bằng đầu ngón tay, 100g hoa da khô, 1 củ tỏi nướng, 50g muối bọt, 50g thính, lá tầm ruột non, lá vông nem, lá chuối… đều được lau sạch. Cá cơm vắt khô, ướp muối, đường, bột ngọt, ít vôi, tỏi nướng… tất cả bỏ vào cối giã nhuyễn cho đến khi các mô protein của cá liên kết rắn chắc lại (nếu dùng cối xay nhuyễn, sau này viên nem không dai, không dính). Mỗi khi giã nhuyễn, thấm đầu chày vào mỡ nước đã phi tỏi cho dễ quết. Nêm lại cho vừa ăn. Trộn mỡ, hoa da, thính, hột tiêu vào. Trộn đều rồi vo viên tròn. Lấy 5-6 lá chùm ruột non gói sơ viên cá cơm lại, gói lá vông nem quấn lại bên ngoài, cột dây theo hình chữ thập. Treo nem gần bếp để thúc đẩy lên men nhanh. Trong quá trình lên men, những enzim của vi sinh vật cắt những mạch protein của thịt cá thành những mạch giản đơn. Đồng thời, sự lên men cũng tổng hợp những sinh tố như sinh tố B2, B12… làm cho nem cá cơm có mùi thơm đặc trưng, sản phẩm dễ tiêu và bổ dưỡng. Khoảng 4 ngày sau là nem ăn được, không nên để lâu quá 10 ngày. Du ngoạn đầm Thị Tường – Cà Mau Đầm Thị Tường nằm trên phần đất hai huyện Cái Nước và Trần Văn Thời của tỉnh Cà Mau. Đầm có diện tích mặt nước khoảng 700 héc ta, với chiều dài hơn 10 cây số và bề ngang gần 2 cây số; chia thành ba phần gọi là đầm Trong, đầm Giữa và đầm Ngoài. Trong ba đầm này, Đầm Giữa lớn nhất. Trên mặt đầm này có nhiều nhà sàn, thực tế là chòi, lớn nhỏ nằm rải rác khắp nơi. Đó là những chòi để ngư dân canh chừng thu hoạch cá tôm mà họ đặt trong những hàng chà, hàng đáy nhỏ, nò, đó… Chòi lá và các đống chà, nò, đó… giữa mênh mông trời nước tạo cảnh quan vừa hoang dã vừa kỳ thú mê hoặc hồn người. Nằm giữa đồng bằng nên đầm Thị Tường có ảnh hưởng quan trọng về môi trường sinh thái tự nhiên với bốn bề là những rặng dừa nước vươn cao ngọn lá lên trời xanh. Buổi sáng tinh mơ, mặt nước đầm trong vắt. Phía chân trời, những ráng mây ngang đầu ngày nhuộm mặt nước đầm một màu hồng phấn rực rỡ. Rồi khi mặt trời ló dạng, sương sớm tan dần, những vệt sáng đỏ ban mai lăn tăn gờn gợn khắp mặt đầm, cảnh quan càng thêm huyền ảo. Không gian tịch mịch trở nên sinh động với tiếng chim hót chào ban mai vang vọng khắp những chòm lá dừa nước. Chỉ những người thực sự yêu thiên nhiên, không bị lệ thuộc vào những tiện nghi sinh hoạt ở chốn thị thành mới có thể tìm được sự thú vị nhẹ nhàng trong khung cảnh bao la, hoang dã ở đầm nước mênh mông này. Cả một vùng rộng lớn nơi đây, chẳng ai biết đến nhà hàng, hay khu vui chơi giải trí là cái gì; nhìn quanh chỉ có những căn chòi lá giữa mênh mông trời nước. Khách nơi khác đến, dù có tận mắt nhìn thấy cũng chưa đủ mà phải đặt chân lên cái chòi lá mới cảm nhận được cuộc sống hoang dã của những người làm nghề hạ bạc. Nối với chòi lá là chiếc cầu thang ọp ẹp mà khách xa đến đây thường ngán ngại, thậm chí run chân khi đặt từng bước chân lên chòi trước sự ân cần, niềm nở đón khách của chủ căn chòi. Sau vài chung trà hoặc ly rượu, bạn sẽ nghe họ nói, kể nhiều chuyện về đầm hết sức thú vị. Theo họ, tên gọi đầm Thị Tường tức là bà Tường – một trong những người đầu tiên đi mở đất vùng Cà Mau này. Dù là thân phận nữ nhi nhưng bà rất dũng cảm trong việc xua đuổi bầy chim trời do chúa Hổ sai đi lấy đá lấp biển. Lý do là chúa Hổ giận vua Thủy Tề không đồng ý gả công chúa cho chúa Hổ. Dấu tích nơi bà Tường xua đuổi đàn chim đến nay vẫn còn. Nhờ vậy mà đầm ngày một đông đúc các loài thủy sản, là nguồn lợi khai thác vô biên của những người dân nghèo địa phương. Cảm vì công đức ấy của bà, người dân nơi đây lấy tên bà đặt cho cái đầm này. Ngoài đặt nò, giăng câu, đặt đó…, ở đây nhiều người dùng lú đánh bắt tôm. Họ sẽ kể bạn nghe cách đặt lú của mình: Khi gió chướng về, lúa ngoài đồng sau xanh lá, có vạt trổ đòng, người ta đốn tre xuống lú. Sụp tối, người ta í ới gọi nhau đi “mần ăn”. Những chiếc ghe ào ào lướt nước với những ánh đèn pha sáng rực quét ngang quét dọc mặt đầm, tạo không khí nhộn nhịp như ngày hội. Để đặt lú, người ta tạo một thiên la địa võng lưới. Miệng lú rộng bằng miệng thúng giạ, nằm giữa hai cái ven lưới hướng xuôi theo con nước đón luồng tôm. Đầu lú là chiếc đèn bão sáng chấp chới trên ngọn tre già. Cả mặt đầm lấp loáng ánh đèn lú. Con tôm thấy ánh sáng đèn de đít vô lú, dính liền. Vậy là người ta thức suốt đêm với những ngọn đèn chong trơ vơ đầu cọc tre của lú. Có dịp đến Cà Mau, bạn không nên bỏ qua một chuyến viếng thăm những ngư dân sống trên cái đầm nước mênh mông ở đất mũi Cà Mau này để có thể ít nhiều hình dung về cảnh sống của những người năm xưa đi khẩn hoang đất rừng phương Nam này ra sao. Thưởng ngoạn cảnh đẹp chùa Lò Gạch – Kiên Giang Dưới chân núi Bình San, gần lăng Mạc Cửu, thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, có chùa Phật Đà thường được người dân địa phương gọi là chùa Lò Gạch. Ban đầu, vào năm 1945, trên bước đường hành đạo hòa thượng Thích Chí Hoà đã dừng chân tại Hà Tiên và dựng một tịnh thất nhỏ bằng cây lá đơn sơ trên mảnh đất nền cái lò gạch bỏ hoang. Năm 1949, hòa thượng cùng với vài đệ tử rời chùa sang Campuchia để hoằng đạo. Một năm sau đó, ngài trở về quê hương và tham gia kháng chiến chống Pháp. Khoảng năm 1954, hòa thượng viên tịch tại Bà Rịa-Vũng Tàu. Do chiến tranh kéo dài, trải qua nhiều năm tháng không người chăm sóc, tu bổ nên chùa bị hư hỏng, xuống cấp nặng. Vào tháng 9/1993, chùa Lò Gạch mới được khởi công xây dựng lại và đến năm 2009, chùa lại được trùng tu khang trang như hiện nay. Với lối kiến trúc hài hòa, trang nghiêm, thanh nhã, chùa Phật Đà làm tăng thêm vẻ đẹp nên thơ của thắng cảnh Bình San điệp thúy ở vùng đất Hà Tiên thập cảnh. Đến Hà Tiên, du khách thường ghé vào chùa Lò Gạch viếng thăm, chiêm bái và thưởng ngoạn một công trình nghệ thuật kiến trúc Phật giáo rất độc đáo, giàu tính thẩm mỹ, vừa cổ kính, lại vừa hiện đại… Du khách sẽ rất ngạc nhiên với cảm giác khi bước vào bên trong ngôi chánh điện kiểu lò nung gạch. Có tượng một vị bồ tát cầm phương trượng, nét mặt từ bi, tự tại mang hình tượng ngài Mục Kiền Liên đi tìm mẹ ở chốn âm cung. Cũng có người cho rằng đó là pho tượng ngài Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh ở Tây Thiên, khi đã đắc đạo hóa thân thành bồ tát… . Du lịch đồng bằng Sông Cửu Long Nem cá cơm đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Cửu Long dồi dào lúa gạo, phong phú thủy sản chế ra nhiều. dân mang hương vị đồng quê đậm đà khó quên. Đó là món nem cá cơm. Cá cơm có thân hình nhỏ bằng đầu đũa dài khoảng 3cm toàn thân mầu trắng đục, xuất hiện khoảng tháng 3 âm lịch hằng năm. Nem. giữa mênh mông trời nước tạo cảnh quan vừa hoang dã vừa kỳ thú mê hoặc hồn người. Nằm giữa đồng bằng nên đầm Thị Tường có ảnh hưởng quan trọng về môi trường sinh thái tự nhiên với bốn bề là