1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

THUYẾT MINH LĂNG TỰ ĐỨC

11 2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 87,5 KB

Nội dung

với những chứng tích hào hùng của lịch sử, minh chứng cho lòng yêu nước, tinh thần anh dũng của quân và dân ta, thăm Đại nội huy hoàng với những lầu, các và tam cung lục viện và đời sống

Trang 1

- Chào mọi người buổi sáng, hôm qua đoàn chúng ta đã đi thăm Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, địa đạo Vĩnh Mốc với những chứng tích hào hùng của lịch sử, minh chứng cho lòng yêu nước, tinh thần anh dũng của quân và dân ta, thăm Đại nội huy hoàng với những lầu, các và tam cung lục viện và đời sống thường nhật của hoàng gia thì hôm nay, tôi sẽ đưa đoàn chúng ta đến một điểm mới

là Lăng Tự Đức, nơi được xem là mang cả một hồn thơ và có cả nhà hát cổ nhất Việt Nam

- Mãi cho đến ngày nay, ý kiến chung của những nhà làm công tác văn hóa nghệ thuật trong nước và trên thế giới cũng khẳng định rằng lăng tẩm Huế là một thành tựu rực rỡ của nền kiến trúc cổ Việt Nam Kiến trúc cổ Việt Nam nói chung là kiến trúc phong cảnh,còn gọi là kiến trúc cảnh vật hóa, và Lăng tẩm Huế chính là biểu hiện đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc này

- Lăng được hiểu là nơi chôn cất thi thể của các vua chúa khi băng hà Còn tẩm là nơi thờ tự các vị ấy, nằm trong một cụm di tích nên được gọi chung là lăng tẩm.Triều Nguyễn (1802-1945) có đến 13 vua, nhưng vì những lý do lịch sử phức tạp khác nhau cho nên hiện nay ở Huế chỉ có 7 khu lăng tẩm Theo ý đồ quy hoạch kiến trúc kinh đô nhà Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX, 7 khu lăng ấy nằm trong một vùng đất khá riêng biệt ở phía Tây Huế, nhìn từ vị thế Trung ương của cố đô Vua là đấng chí tôn được biểu trưng bằng hình ảnh mặt trời cao cả Và hình ảnh mặt trời lặn biểu thị việc vua băng hà Khi đã băng hà, vua cùng mặt trời đi về phía tây để an giấc ngàn thu nơi vùng núi đồi tĩnh mịch Ở góc trời yên ả đó có dòng sông Hương êm đềm thơ mộng chảy qua

- Theo quan niệm “sinh ký tử quy”- tức cuộc sống trên trần gian chỉ là tạm bợ, cuộc sống sau cái chết mới là vĩnh cửu Phần lớn các lăng tẩm đều được xây dựng khi nhà vua còn ở trên ngai vàng Hầu hết nhân lực, vật liệu nhà nước và năng lực của chính nhà vua nữa, đều được đổ ra trong nhiều năm để thực hiện Chủ đề tư tưởng nghệ thuật do nhà vua đưa ra, đồ án kiến trúc do vua duyệt khán

và chính nhà vua cũng thường đi giám sát thi công Tất cả các lăng điều được xây dựng, quy hoạch theo đúng triết lý Phong Thủy phương Đông: bất cứ lăng nào cũng tuân thủ các nguyên tắc sơn triều thủy tụ, tiền án hậu chẩm, tả long hữu hổ Và tất cả đều chầu vào huyệt trung ương để bảo vệ cho Đế quyền, Hoàng gia và Triều đình với mong muốn cho con cháu mình sau này sẽ tiếp nối nghiệp đế; Nên các thày địa lý giỏi được trao nhiệm vụ tìm thế đất tốt phát vương, phát thánh mà Tổ sư của khoa địa lý Việt Nam là Cụ Tả Ao đã dậy:

Ngũ tinh cách tú chiều nguyên, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa bốn bên loan hoàn Thổ tinh kết huyệt trung ương,

Ấy đất sinh Thánh, sinh Vương đời đời.

Trang 2

- Ngoài ra, những yếu tố thiên nhiên này còn góp phần làm cho các lăng có được những kiến trúc rất đẹp và thơ mộng Tổng Giám Đốc UNESSCO Amadou, sau khi đến thăm Huế năm 1981, đã

nhận xét: "Lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn biển hiện những biến tấu độc đáo trên một chủ đề thống nhất.Mỗi một lăng vua với đặc tính riêng của nó là một thành tựu tuyệt mỹ của nền kiến trúc cảnh vật hóa."

- Thưa quý khách, tôi xin phép được giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của vua Tự Đức Tự Đức sinh năm 1829, tên là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, con trai thứ hai của vua Thiệu Trị và bà quí phi Phạm Thị Hằng Theo luật thế tập của chế độ phong kiến, lẽ ra anh trai ông là Hồng Bảo mới là người nối ngôi Nhưng do tài năng thấp kém, tính khí ngông nghênh nên Hồng Bảo bị vua cha phế truất khỏi ngôi để Hồng Nhậm được đưa lên ngai vàng trở thành vua Tự Đức vào năm ông 20 tuổi (1848)

Và việc này đã gây ra cảnh nồi da nấu thịt về sau Ngày Hồng Nhậm lên ngôi, Hồng Bảo uất ức ngất

đi ở giữa triều đường Sau đó Hồng Bảo âm mưu cùng một số người lấy lại ngai vàng Âm mưu của Hồng Bảo bị bại lộ, Hồng Bảo bị hạ ngục và bị kết án tử hình Tự Đức tha cho anh trai nhưng cho lệnh giam lại Về sau Hồng Bảo thắt cổ tự tử trong tù.Dù tội Hồng Bảo là xứng đáng song Tự Đức vẫn bị mang cái tiếng là giết anh, phạm vào điều cốt nhục tương tàn Mặt khác, bản thân ông có nỗi buồn riêng, là mặc dầu có 103 cung tần, mỹ nữ mà không sinh được người con nào Giả thiết cho rằng ông vốn thể trạng ốm yếu, lại mắc bệnh đậu mùa lúc con nhỏ nên không có con Mà theo quan

niệm Nho giáo thì “Bất hiếu hữu tam, vô hậu chi đại” như Mạnh Tử từng dạy (Có 3 điều bất hiếu,

không có con là điều nặng nhất) Theo lễ có 3 điều bất hiếu: Một là hùa theo cha mẹ để cha mẹ mắc vào chỗ bất nghĩa; hai là nhà nghèo, cha mẹ già mà không chịu ra làm quan, lấy bổng lộc nuôi cha mẹ; ba là không chịu lấy vợ, không có con, tuyệt đường cúng tế tiên tổ sau này ông phải nhận ba đứa cháu làm con nuôi Đó là các cậu Nguyễn Ưng A'i (sau này là vua Dục Đức), Nguyễn Ưng Đǎng (sau này là vua Kiến Phúc) và Nguyễn Ưng Đường (sau này là vua Đồng Khánh)

- Tội lớn thứ 3 là tội để Mất nước Sau khi ông lên ngôi 10 năm, vì triều đình Huế áp dụng chính sách đối ngoại hẹp hòi, thực dân Pháp tấn công Ðà Nẵng (1858) rồi vào đánh chiếm Gia Ðịnh (1859) và 6 tỉnh khác ở Nam Kỳ Chính ông cũng tự nhận cái tội của mình: "Làm mất đất, mất dân, không mặt mũi nào mà vào chốn miếu đường" Chúng ta cũng cần nhìn nhận lại, là Tự Đức lên làm vua trong một hoàn cảnh đất nước vô cùng gay go, phức tạp Đó là lúc chế độ phong kiến ngày càng mục nát, kiệt quệ và cuộc sống của người dân vốn chịu nhiều tai ách đã hết sức cùng cực Thiên tai, dịch bệnh xảy ra nhiều năm liền, loạn lạc nhiều nơi Gay go hơn cả, là dưới triều Tự Đức, nước ta bị bọn thực dân Pháp xâm lǎng Từ đời Thiệu Trị, tàu chiến Pháp đã bắn phá cửa biển Đà Nẵng Chúng

Trang 3

mượn cớ nước ta cầm đạo, phải bảo vệ cho các giáo sĩ giáo dân bằng cách dùng súng đạn để can thiệp Với tư cách cá nhân nghiêm túc, bằng tinh thần trách nhiệm cao, và bằng học thức hơn người của mình, ông đã giữ vững ngai vàng một thời gian dài, cũng là một nỗ lực đáng trân trọng Nhưng rất nhiều biến cố xảy ra đã khiến cho đất nước ngả nghiêng, chao đảo mà trách nhiệm chính lại thuộc

về ông, khiến cho ông trở thành một tội nhân! Tình hình đất nước đang rất rối ren, thì vua Tự Đức mất vào nǎm 1883, thọ 55

- Trong số 13 vua Nguyễn, vua Tự Đức là người uyên thâm nhất về nền học vấn Ðông Phương, nhất là Nho học Vua giỏi về cả sử học, triết học, văn học nghệ thuật và đặc biệt là rất sính thơ Vua đã để lại 600 bài văn và 4.000 bài thơ văn chữ Hán và khoảng 100 bài thơ chữ Nôm Thơ văn nhà vua phản ánh một con người nhân hậu, một tâm hồn đa cảm, một tư chất hâm mộ nghệ thuật

- Tự Đức là người con có hiếu được người đời ca ngợi là ông vua hiếu Dù làm vua, ông luôn luôn kính cẩn, vâng lời mẹ dạy Ông ghi chép các lời rǎn của mẹ vào một cuốn sách đặt tên là cuốn

Từ huấn lục, thậm chí khi thấy mình phạm tội, ông còn nằm ra, đặt roi trên chiếc mâm son để chờ bà

Từ Dũ trừng phạt Bà Từ Dũ, là một bà mẹ nghiêm túc, thông hiểu sách vở, đã giúp cho Tự Dức tư dưỡng và giữ gìn phẩm chất Nhà vua rất chǎm chỉ, xem xét mọi việc triều chính không hề trễ nải Ông được các quan kính nể và tâm phục

- Là người hấp thụ khá đầy đủ nền văn hóa và triết học Ðông phương với một mâu thuẫn nội tại của nó giữa cái tích cực lúc trẻ và tiêu cực lúc già, giữa sự sống và cái chết Càng thất bại trước việc nước nhà khi càng luống tuổi, ông càng bi quan yếm thế Nhà vua nghĩ đến cái chết tất nhiên sẽ đến với đời mình, và để vơi bớt những dằn vặt khổ đau trong những quãng đời còn lại, cho nên hạ lệnh xây dựng lăng tẩm như một hoàng cung thứ hai để thỉnh thoảng lên đây tiêu khiển, nghỉ ngơi, và cũng để làm "ngôi nhà lâu đài của trẫm" (như ông đã từng nói đến trong bài “Khiêm Cung Ký”)

- Dạ vâng, điểm chúng ta sắp đến đây là nơi thờ cúng tôn nghiêm, Tôi rất vui thấy cả đoàn chúng ta đều đã lưu ý lời tôi dặn dò hôm qua mà ăn mặc kín đáo Chỉ xin nói thêm là chúng ta vào bên trong tránh chạy nhảy, đùa giỡn ồn ào, không bẻ hoa lá, cành cây vv trời Huế dạo này thường hay mưa, quý khách chú ý nhớ mang theo dù hay áo mưa khi xuống xe tham quan, và các con đường trong Lăng lát gạch lâu năm, rong rêu nên thường trơn, xin quý khách bước đi cẩn thận Khuôn viên lăng rộng và chia ra nhiều khu vực, nhiều công trình, đề nghị quý khách không đi tản mác cách rời đoàn quá xa, vì rất dễ bị lạc Xin hãy chú ý tiếng còi hiệu tập trung của tôi Chúng ta sẽ tham quan Lăng trong vòng 1 tiếng, bây giờ là 8h, như vậy, đúng 9h, chúng ta sẽ có mặt tại cổng vào Nếu ai bị

Trang 4

lạc đoàn hãy quay ra đúng hẹn xe chúng ta đã đến nơi, xin quý khách chờ cho giây lát Tôi xuống trước làm thủ tục vào cổng

- Đoàn mình dừng ở đây được rồi ạ Mọi người ổn định để tôi xin phép bắt đầu giới thiệu

- Vị trí: Lăng Tự Ðức tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng

Cư Chánh, nay là xã Thủy Biều, Tp Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế

- Đặc điểm: Lăng được xây dựng vào năm 1864 và hoàn thành vào năm 1867 trên diện tích 12

ha Khác với các lăng được xây dựng cân đối, lăng Tự Đức được xây dựng phóng khoáng, hài hoà với thiên nhiên có sẵn phản ánh tâm hồn lãng mãn của vị vua thi sĩ này

- Lăng Tự Ðức là một bài thơ tuyệt tác, một bức tranh sơn thủy hữu tình, gợi cho du khách một “hồn êm thơ mộng” Lăng vua Tự Đức được xây dựng trong một bối cảnh lịch sử cực kỳ khó khăn của đất nước và của chính bản thân nhà vua

- Sau khi các quan chuyên môn về địa lý đi coi đất và chọn được vị trí ở làng Dương Xuân Thượng, vua Tự Ðức đã “chuẩn định” đồ án kiến trúc lăng tẩm theo sở thích của mình và khởi công xây dựng năm 1864

- Toàn bộ công tác kiến trúc lăng tẩm này được dự liệu sẽ thi công trong 6 năm với 3.000 lính

và thợ, và họ sẽ được thay phiên về nghỉ 3 tháng một lần Nhưng viên Biện lý bộ Công bấy giờ là Nguyễn Văn Chất tâu xin thực hiện trong 3 năm mà thôi Triều đình cử ông và thống chế Lê Văn Xa

ở bộ Binh đứng ra coi sóc việc thi công

- Ðã không được thay phiên nhau về nghỉ lại bị cưỡng chế, tăng cường sức lao động đến mức tối đa trong những điều kiện tối thiểu, 3.000 lính và thợ bất mãn ấy đã nghe theo tiếng gọi nổi dậy của Ðoàn Hữu Trưng Phu xây thành sử dụng ngay chính dụng cụ lao động là Chày giã Vôi để xây

tường nổi dậy, nên còn gọi là Loạn chày vôi Ðêm 16 rạng ngày 17/9/1866 họ dùng chiêu bài tôn phò

"Ngũ đại hoàng tôn" kéo về Kinh thành để lật đổ ngài vàng của vua Tự Ðức nhằm đưa Ưng Ðạo,

cháu nội 5 đời của vua Gia Long lên ngôi, nhưng khi vào đến được điện Thái Hòa thì bị quân của triều đình phản ứng mạnh, nên thất bại Cuộc nổi loạn bị dập tắt hoàn toàn Một tai nạn của vua Tự Ðức đã qua đi, nhưng uy tín của nhà vua bị tổn thương không ít, vì đây không phải là một cuộc ngoại xâm, mà là một cuộc nổi biến ngay giữa lòng triều đình Trung ương

- Khi mới khởi công xây dựng, vua Tự Đức lấy tên Vạn Niên Cơ nhưng sau cuộc khởi nghĩa Chày Vôi, vua cho đổi tên thành Khiêm Cung, sau khi vua mất gọi là Khiêm Lăng Lăng gồm 2 phần chính là tẩm điện và lăng mộ, bố trí trên 2 trục dọc song song với nhau, cùng lấy núi Giáng Khiêm ở phía trước làm Tiền án, núi Dương Xuân làm Hậu chẩm, hồ Lưu Khiêm làm yếu tố Minh đường

Trang 5

Trong vòng La thành rộng khoảng 12ha, gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành cụm trên những thế đất phức tạp cao thấp hơn nhau chừng 10m Nào là điện Hoà Khiêm, cửa Vụ Khiêm, Khiêm Cung, nhà Pháp Khiêm và Lễ Khiêm, viện Trì Khiêm và Y Khiêm, điện Lương Khiêm Về

chữ Khiêm này, Tự Đức nhận mình: “Khiêm là kính là nhường Ta có tài đức gì mà không khiêm?” Theo một số nhà nghiên cứu thì chữ Khiêm này Tự Đức lấy trong một quẻ kinh dịch, là “Địa sơn Khiêm”, tạm hiểu là, nếu đặt chữ Khiêm khi xây dựng hậu phần thì việc trị vì của vua sẽ được lâu

hơn

- Trong “Địa sơn Khiêm” có nói rằng “Người quân tử có khi hạ mình xuống, nhưng người khác lại nâng mình lên” Tự Đức ứng dụng điều này vào kiến trúc và chọn một nơi không bằng

phẳng, có chỗ cao, chỗ thấp, bố trí nhà cửa Cũng từ chữ Khiêm này mà tất cả các công trình bằng gỗ trong Lăng này đều để mộc chứ không sơn son thiếp vàng và trang trí hình rồng lộng lẫy như ở cung điện và các lăng khác

- Nếu trong quý khách, có người đã từng thăm lăng mộ của các nước khác, sẽ thấy khi vào thăm lăng tẩm Huế, ta không hề gặp những hình ảnh gây ấn tượng chết chóc, sợ hãi, lạnh lùng như vào viếng "Minh thập tam lăng" ở Trung Quốc, cũng không cảm thấy mình trở nên nhỏ bé, bị áp lực nặng nề, và bị "dọa nạt" như khi đứng trước những Kim Tự Tháp quá đồ sộ của các Hoàng Đế Ai Cập Trong lăng tẩm Huế, con người vẫn là chủ để của kiến trúc và thiên nhiên Nếu như Lăng Gia Long giữa một khu vực thiên nhiên bao la, gợi lên một ấn tượng hùng tráng và thanh thản, giản dị của một người lính, một người dựng nghiệp; lăng Minh Mạng đầy vẻ trang nghiêm, mọi thứ đều trên quy luật và đăng đối thì lăng Tự Đức đem đến cho con người một hồn êm thơ mộng Tất cả đều mềm mại

và uyển chuyển, hòa mình vào cùng thiên nhiên, để cả 2 cùng tôn nhau lên trong một nét đẹp thống nhất

- Thưa quý khách, nơi chúng ta đang đứng đây là Dũ Khiêm tạ, tạ có nghĩa là ngôi nhà dựng trên mặt nước-vì thế mà còn gọi là thuỷ tạ Nhà tạ xuất hiện khá sớm và gần như trở thành một hình thức kiến trúc độc quyền của vua chúa, nhà tạ thời Nguyễn rất phong phú về quy mô và hình thức kết cấu Đáng tiếc là trải qua thời gian cùng sự tàn phá của chiến tranh, đến nay, ở Huế chỉ còn lại 4 ngôi nhà tạ Tuy nhiên, thật may mắn vì chúng khá tiêu biểu về hình thức kết cấu và vai trò quần thể kiến trúc Ngoài Dũ Khiêm Tạ này và Xung Khiêm Tạ ven bờ hồ ở phía bên kia đầy nét trữ tình, còn có Trường Du Tạ ở cung Diên Thọ (Hoàng Thành); Nghênh Lương Tạ (hay Nghênh Lương Đình) ở trước mặt Kinh Thành như quý khách đã thấy ngày hôm qua

Trang 6

- Dũ Khiêm Tạ sỡ dĩ có tên như vậy là vì Dũ là giải sầu, vua Tự Đức mong muốn khi đến nơi này sẽ vơi bớt nỗi sầu muộn trong lòng mình Ngôi nhà có kết cấu khá đặc biệt, bộ khung chỉ là sự liên kết khá đơn giản gữa 3 bộ vì cùng kiểu giao nguyên - trụ đội, đặt từ cao xuống thấp, chia công trình thành 3 phần Hai phần dưới đặt ngay trên mặt nước Toàn bộ phần thân nhà để thoáng, chỉ có một hàng lan can con tiện thấp chạy bao quanh hai bên và mặt trước Một chiếc thang gỗ đơn giản nhưng chắc chắn nối từ mặt sàn thấp nhất xuống hồ nước làm chỗ nhà vua bước xuống thuyền, xưa kia, Dũ Khiêm tạ này có chức năng như một bến thuyền

- Phía trước bên tay trái quý khách là Xung Khiêm Tạ, Chữ Xung ở đây là Xung trong Xung khởi, hàm ý đem lại những ý tứ thơ ca mới mẻ, những lời hay ý đẹp.Tòa nhà dành làm nơi vua câu

cá, ngắm trăng, đọc sách làm thơ Quy mô công trình này lớn hơn Dũ Khiêm Tạ nhiều Đây là một

toà nhà kép theo lối “trùng thiềm điệp ốc” rất phổ biến trong kiến trúc cung đình Nguyễn Đây là

kiểu kiến trúc mái nối mái nhà nối nhà Nhà chính (chính đường) cấu trúc như một ngôi nhà Rường lớn, nối trực tiếp với nhà trước (tiền đường) bằng một bộ mái vỏ cua thông qua một cột trụ chung Quý khách để ý phần phía trên của cột trụ này, ngay bên hông nhà sẽ thấy hình cá gáy (cá chép) đang

há miệng nhả nước rất độc đáo, đấy chính là máng xối chung của cả 2 mái nhà: mái sau của nhà trước

và mái trước của nhà sau, đã được ngụy trang một cách khéo léo Phần thân của nhà chính có vách ván che cả ba mặt (mặt sau và hai bên) nhưng toàn bộ nhà trước lại để trống tương tự như ở Dũ Khiêm Tạ

- Mỗi khi vào hạ, đứng ở nhà tạ Xung Khiêm hay Dũ Khiêm lúc hoàng hôn, ngập tràn trong mùi hương sen đang nở rộ trên mặt hồ Lưu Khiêm, trong tiếng thông reo đùa với gió, người ta mới

cảm nhận hết vẻ đẹp tuyệt vời của lăng Tự Đức Khi đó thì câu thơ: “Tứ bề núi phủ mây phong, Mảnh trăng thiên cổ, bóng tùng Vạn Niên” là chỉ dành riêng để mô tả chốn này.

- Thưa cả đoàn, Hồ trước mặt chúng ta đây có tên là Lưu Khiêm, nguyên là một con suối nhỏ chảy quanh khu vực lăng tẩm mênh mông này, được đào rộng thành hồ Ngoài vai trò chính là yếu tố

“minh đường” để “tụ thủy”, “tích phúc”, đồng thời là nơi để thả hoa sen tạo cảnh Nếu quý khách có dịp đến đây vào giữa mùa hè, có thể thấy hồ Lưu Khiêm có hoa sen nở rộ và cá cảnh bơi lượn tung tăng Giữa hồ có đảo Tịnh Khiêm với những mảnh đất trồng cây, trồng hoa và những hang nhỏ để nuôi thú hiếm, nay hơn 1 thế kỷ trôi qua, đã hình thành nhiều cây cổ thụ lá xanh tốt, trổ rễ đan nhau chằng chịt Hướng mắt về phía tay trái, quý khách có thể thấy 3 cây cầu Tuần Khiêm, Tiễn Khiêm và

Do Khiêm bắc qua hồ dẫn ta đến đồi thông bạt ngàn và đảo xanh ngát hương cỏ hoa

Trang 7

- Cổng mà chúng ta vừa đi vào là Vụ Khiêm Môn, vốn chỉ là cổng phụ Còn cổng chính, xin quý khách hướng ra phía xa xa trước mặt, bên kia hồ Lưu Khiêm, nơi bức tường, đó chính là cổng chính Cổng chính chỉ được mở một lần khi đưa thi hài nhà vua vào, và sau đó được xây bít lại như một tấm bình phong che chắn trước lăng

- Ta có thể thấy các hệ thống bậc cấp lát đá thanh, các lối đi lát gạch Bát Tràng quanh co uốn lượn đã nối tất cả các công trình kiến trúc lại thành một thể thống nhất, tương quan, gần gũi

- Ngoài ra, hệ thống tháo thoát trong toàn lăng tẩm đã được thiết kế, xây dựng một trình độ cao, và lưu thông rất tốt Nhìn chung, mỗi công trình kiến trúc trong lăng Tự Ðức đều mang một đường nét khác nhau về nghệ thuật tạo hình: không trùng lặp và rất sinh động Cách phân bố các khu vực và bố cục các công trình kiến trúc trong từng khu vực ở lăng Tự Ðức đã phá bỏ hệ thông lệ giữ gìn sự đối xứng từng cổ điển ở một số lăng khác Tại đây còn có những lối đi uốn lượn mềm mại theo thế đất tự nhiên hoặc do bàn tay con người tạo dáng Ðường nét kiến trúc thật phóng khoáng, hài hòa thiên nhiên có sẵn, hoặc cải tạo lại cho phù hợp với nghệ thuật kiến trúc phong cảnh

- Nếu phá vỡ sự đối xứng cũng là một nét đẹp trong nghệ thuật thì lăng Tự Ðức có thêm nét đẹp đó Kiến trúc và thiên nhiên ở đây gây được nhiều cảm xúc thẩm mỹ mới lạ cho người đến tham quan, và phản ánh được tâm hồn lãng mạn trữ tình của một ông vua thi sĩ

- Bây giờ xin mời quý khách tiếp tục cất bước, chúng ta vào khu vực Khiêm Cung Môn – đây

là công trình 2 tầng dạng Vọng Lâu Cửa xây cổ lầu trên 1 nền toàn bằng đá xanh cao 16 cấp, 2 bên là

2 con rồng uốn khúc Quý khách nhìn lên sẽ thấy trên gưỡng cửa khắc 3 đại tự thiếp vàng: “Khiêm Cung Môn” Quy mô của Khiêm Cung Môn thật hoành tráng, lại thêm sơn son thiếp vàng lộng lẫy khiến chúng ta vừa đến đây đã đoán biết vẻ uy nghiêm tráng lệ ở trong điện Bên cạnh đó, đứng ở nơi đây, quý khách sẽ có cái nhìn toàn cảnh khu lăng

- Phía trước quý khách là điện Hoà Khiêm Mái điện được lợp ngói hoàng lưu li,không phải

là một mảng liên tục mà được chia ra làm hai tầng chồng mí lên nhau theo thứ tự từ cao xuống thấp.Thế này gọi là mái “ chồng diêm”, kiến trúc ngôi điện theo lối “trùng thiềm điệp ốc” Trên mái của toà điện có hình “lưỡng long chầu thiên hồ”, lưỡng long là biểu tượng cho sức mạnh và uy quyền, thiên hồ dùng để thu nạp những gì tinh tuý nhất tong trời đất và khử đi những tà khí, nhà phía trước gồm 7 gian 2 chái, 3 hàng cột ngang, 7 bộ nóc, nhà sau có 5 gian 2 chái kép, 2 nhà nối với nhau bằng một mái thừa lưu Xin mời quý khách và điện Hoà Khiêm, nơi vua đã từng làm việc nay là nơi thờ cúng bài vị của vua và hoàng hậu Trong này trưng bày rất nhiều tác phẩm mỹ thuật đương thời cùng với các đồ ngự dụng mà Tự Đức đã từng dùng Điện Hoà Khiêm là khu vực quan trọng nhất trong

Trang 8

tổng thể kiến trúc lăng vua Tự Đức Ở đây thể hiện cá tính, sở thích, tư tưởng, quan niệm của vua Tự Đức Những bức tranh trang trí mô tả cuộc sống nơi cung đình cùng với hoa lá cỏ cây cho thấy tâm hồn của một vị vua lãng mạng Bộ kì kèo của điện được xây theo lối “chồng rường giả thủ”, ba đường ngang tượng trưng cho “tam tài”: thiên, địa, nhân, năm đường dọc tượng trưng cho ngũ hành, thể hiện trời đất, âm dương hoà hợp Hai bên tả hữu có Pháp Khiêm Vu và Lễ Khiêm Vu dành cho các quan đứng chầu

- Phía sau là điện Lương Khiêm Khi xưa đây là nơi vua nghỉ ngơi, tiêu sầu, khi vua chết đi thì được dung để thờ bà Từ Dũ thái hậu- mẹ vua Bàn thờ Từ Dũ ở đây chỉ là bàn thờ vọng vì bà được thờ ở lăng vua Thiệu Trị Theo tài liệu ghi lại, Tự Đức là người con có chí hiếu, trong 36 năm trị vì,

lệ thường thì cứ ngay lẻ vua ngự triều còn ngày chẵn thì vào cung chầu mẫu hậu.Vua thường nghe theo lời mẹ và những lời dạy của bà được vua ghi chép cẩn thận

- Bên phải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm Đường, nơi cất giữ những vật dụng của nhà vua, bên trái là Minh Khiêm Đường, nơi vua xem hát Thưa quí khách đây là nhà hát của vua Tự Đức Nhà hát này có tên là Minh Khiêm Đường Đây được xem là một trong hai nhà hát cổ nhất ở Việt Nam được lưu giữ tại nơi đây Thường khi nào buồn thì vua đến đây cùng những người trong hoàng tộc để xem tuồng và nghe ca hát Thời xưa không có hệ thống đèn chiếu sáng nên khi diễn sẽ rất tối, do vậy người ta đã cho trang trí trên trần cao những vì sao, mặt trăng, mặt trời, tất cả làm bằng vật liệu thuỷ tinh, ngoài bọc 1 lớp kim loại đồng Khi diễn tuồng, người ta đốt nến ở dưới sàn và những ánh nến này loé lên gặp ánh đồng trên trần sẽ tạo nên ánh sáng mờ ảo lung linh thật đẹp Vua và mọi người sẽ ngồi ở hàng ghế này, còn những người biểu diễn sẽ diễn trên sân khấu Thưa quý khách, tại đây có dịch vụ thuê đồ hoá trang để trở thành nhà vua, hoàng hậu hay phi tần rồi chụp ảnh Nếu quý khách

có nhu cầu thì xin liên hệ tại quầy ở đằng kia

- Có thể nói lăng Tự Đức là một công trình đẹp nhất trong số các lăng tẩm triều Nguyễn Công trình đã thoát ly nguyên tắc đăng đối cổ truyền, phong cách kiến trúc phóng khoáng là hiện thân của

sự thâm thuý, siêu tuyệt nho gia Sử dụng triệt để yếu tố tự nhiên sẵn có, kết hợp với công trình kiến trúc để làm nổi bật ý tưởng, quan niệm thẩm mỹ của 1 ông vua thi sĩ, lãng mạn và trữ tình Giờ đây chúng ta đang đứng trước quần thể lăng mộ cũng như khung cảnh thơ mộng này chắc hẳn trong mỗi chúng ta không ai không khỏi nghĩ đến câu thơ :

Tứ bề núi phủ mây giăng Mảnh trăng thiên cổ, bóng tùng vạn niên.

Trang 9

- Và nhân đây, tôi cũng xin được kể thêm một giai thoại về ông vua thi sĩ này để hầu chuyện quý vị, trong những lúc thư nhàn, Vua Tự Đức thường say mê đàm luận văn chương với các quan thơ, một hôm vua Tự Đức cao hứng sáng tác một bài thơ tứ tuyệt bằng chữ Hán rồi đọc cho các quan thơ chép thử tài chính tả:

“Tiêu hà tá hán khởi ư phong Sấn nhập trùng vi nhiễu tướng trung Bất luận huân tiêu phàn khoái lực Hốt văn hàn tín tự tiêu không”.

- Các vị quan cứ theo lối suy diễn từ chương nặng điển tích nên đã hiểu sai nội dung, ai cũng hiểu ý bài thơ theo sử Tàu là: “Tiêu Hà giúp Hán ở Phong Bái, không dựa vào sức mạnh của Phàn Khoái, chỉ cần có tài năng của Hàn Tín là thành công”

- Thật ra, Vua Tự Đức đã làm một bài thơ để tả CON MUỖI Tiêu hà có nghĩa là tàu lá chuối, Phong là gió, hán là nó, hàn tín là tin lạnh, phàn khoái là hun đốt, vì vậy bài thơ có thể hiểu là:

“Bẹ chuối đài sen nổi cánh rung Bay vào màng trướng quấy lung tung Chẳng cần phải tốn công hun đốt Tin lạnh vừa đưa tẩu tán cùng”

- Thưa quý vị, còn rất nhiều giai thoại, cũng như các bài thơ, bài văn của vua Tự Đức, chúng ta

sẽ còn nhiều thời gian để tìm hiểu nếu như quý vị có dịp hơn một lần đến với Cố đô Huế đầy thân thương này

- Kính thưa cả đoàn ! Chúng ta đang đứng ở sân chầu là nhà bia của vua Tự Đức, như các bạn

đã biết khi nào vào lăng ở phía trước cũng có hình tượng các quan văn quan võ, lính voi ngựa đứng chầu Từ các sân chầu người ta dựng hình tượng này vì với quan niệm rằng sau khi vua băng hà thì vẫn còn trị vì ở thế giới bên kia cho nên các quan vẫn đứng chầu bảo vệ nhà vua như khi vua còn sống Sống sao thì khi chết vẫn như vậy, ở phía trước là phần sân chầu, ở giữa là nhà bia, cuối cùng của nhà bia là nơi chôn vua đó là mộ vua, tất cả càc lăng đều có sự bố trí như vậy Ở phía trước mặt của chúng ta đó là nhà bia được mệnh danh là bài kí của Việt Nam Tấm bia này nặng khoảng 20 tấn, cao 5m được bảo vệ bằng một toà nhà đồ sộ, kiên cố, cột to, vách dày Ngày xưa người ta vận chuyển vào đây bằng phương tiện đường thuỷ, người ta ghép nhiều thuyền lại thành một bẹ lớn và chèo bằng tay từ ngoài Thanh Hoá vào đây Trong tấm bia đá này đúng lý ra là người con viết cho cha, thường

là như thế nhưng do vua Tự Đức không có con nối dõi nên đích thân vua phải tự viết bài bia lớn nay

Trang 10

dài gần 5000 chữ Hán tính cả hai mặt bia, nhà vua đặt cho bài bia của mình là “Khiêm cung kí” Du khách đây hay gọi đùa rằng đây là bảng kiểm điểm dài nhất Việt Nam và phải có rất nhiều nội dung

và nhiều điều của nhà vua mà ngày xưa trong cuộc đời vua còn sống vua không thể thanh minh được thì tại đây vua đã thanh minh

- Thứ nhất vua thanh minh rằng ta không phải em giết anh mà anh của ta từ vẫn mà chết chứ không phải ta giết

- Thứ hai là ta không phải là vua bán nước mà chỉ là vua để mất nước trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ và điều

- Thứ ba là nhà vua rất là hối hận vì đã không thể để lại cho hậu thế một đứa con nào Đây

là 3 nội dung chính được ghi trên bia này, ngoài ra nhà vua còn giải thích thêm chữ “Khiêm” Trong lăng ta thấy toàn chữ Khiêm cả bài bia cũng là Khiêm Cung Kí, hồ nước cũng là hồ Lưu Khiêm, cửa

đi vào cũng là Khiêm Cung Môn, tất cả đều có chữ Khiêm Ông đã nói rằng trong cuộc đời của ta chẳng giúp được gì cho đất nước cả Dùng sai người cũng là ta, dùng người không đúng chỗ cũng là

ta và trăm việc sai đều ở nơi ta cả cho nên ta phải Khiêm mà thôi Mà đó chỉ là sự khiêm tốn của nhà vua thôi còn du khách đến đây mỉa mai với chữ Khiêm này nói rằng lăng rộng đến 12 hécta như vậy với 50 công trình lớn nhỏ chỉ xây dựng trong vòng 3 năm thì vua Tự Đức không có khiêm tốn thật thì chữ Khiêm được sử dụng ở đâu? Kết thúc bài bia này vua Tự Đức đã kết luận với một câu nói rằng cuộc đời của ta thì hãy để lịch sử phê phán, nhà vua không nói mình có công với nước như thế nào và đây cũng là câu nói rất thông minh của nhà vua Và điều quan trọng nhất trong lăng mộ này du khách vẫn còn đang thắc mắc là không biết dưới này thật sự có mộ thật của nhà vua hay không hay chỉ là

mộ trõng mà thi hài của vua Tự Đức được chôn ở một nơi khác và điều này không khẳng định có hay không được Bởi vì một số người cho rằng ở dưới này có vua vì khi làm lăng tốn nhiều công sức, tiền của cho nên vua phải được chôn ở đây nhưng một số người khác lại cho rằng như thế nếu như nhà vua chôn ở đây thì những thế lực thù vua đi tìm và trả thù như những chuyện đã xảy ra trong lịch sử thì vua Tự Đức sẽ không được chôn ở đây cả cho nên bây giờ có 2 giả thuyết này vẫn còn là sự tranh cãi với nhau, cho nên bây giờ người ta quyết định để nguyên hiện trạng ở đây nên vua có hay không,

nó nằm trong suy nghĩ của mỗi chúng ta khi đến viếng mộ vua Hai bên là hai trụ biểu là hai ngọn đuốc toả sang tài năng và quyền uy của vua Ở cạnh lối đi có một hồ nhỏ gọi là hồ Tiểu Khiêm đựng nước mưa để linh hồn vua rửa tội Hồ được xây hình bán nguyệt với ý mong trăng khuyết rồi trăng lại tròn, mọi việc rồi sẽ tốt đẹp

- Xin mời quý khách hướng tầm nhìn về phía trước, 2 trụ biểu lớn sừng sững đằng kia như 2 ngọn đuốc toả sáng quyền uy và tài đức của nhà vua Đây là hồ Tiểu Khiêm: hồ hình bán nguyệt đựng nước mưa để linh hồn nhà vua rửa tội, và cũng có ý nói trăng khuyết rồi lại tròn, mọi việc rồi sẽ tốt đẹp

Ngày đăng: 24/04/2017, 09:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w