1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

THUYẾT MINH ĐẠI NỘI HUẾ

18 599 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 176 KB

Nội dung

Từ khi xây dựng Thủ phủ Phú Xuân đến lúc nâng cấp thành kinh đô Huế các nhà kiến trúc đã không để cho công trình kiến trúc của mình tồn tại một cách đơn lẻ và khô cứng, mà họ đã nâng cao

Trang 1

KHÁI QUÁT ĐẠI NỘI HUẾ:

Có lẽ khi chưa đến Huế, các quý vị đã biết được ít nhiều về Huế, là thành phố nằm ở miền Trung Việt Nam, đồng thời là kinh đô cuối cùng của nhà nước phong kiến Việt Nam Nơi đây còn lưu giữ hang trăm các di tích văn hóa lịch sử, mà nổi cộm nhất là thành quách, lăng tẩm của các các vị vua triều Nguyễn (từ 1802 đến 1945) Người ta nói rằng, nếu có thể so sánh, thì Vịnh Hạ Long hay động Phong Nha – Kẻ bàng là điều kì diệu của thiên nhiên ban tặng, còn di tích cố đô Huế là di sản văn hóa do bàn tay khối óc của con người Việt Nam tạo ra, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993, và đây là di sản văn hóa thế giới đầu tiên ở Việt Nam

Tại phiên họp lần thứ 17 của Uỷ ban Di sản thế giới, Colombia từ ngày 6 đến 11/12/1993, UNESCO đã quyết định công nhận quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hoá của nhân loại.

- Quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí số 4, đã hội đủ các yếu tố:

+ Tiêu biểu cho những thành tựu nghệ thuật độc đáo, những kiệt tác do bàn tay con người tạo dựng.

+ Có giá trị to lớn về mặt kỹ thuật xây dựng, nghệ thuật kiến trúc trong một kế hoạch phát triển đô thị hay một chương trình làm đẹp cảnh quan tại một khu vực văn hoá của thế giới;

+ Một quần thể kiến trúc tiêu biểu của một thời kỳ lịch sử quan trọng.

+ Kết hợp chặt chẽ với các sự kiện trọng đại, những tư tưởng hay tín ngưỡng có ảnh hưởng lớn, hay với các danh nhân lịch sử.

I Sơ lược lịch sử kinh đô Huế:

- Năm 1802, sau khi đã thống nhất được cả lãnh thổ lẫn nhân tâm, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng

đế với niên hiệu Gia Long và chọn Phú Xuân - Huế làm kinh đô của cả nước với ba lí do sau:

- Yếu tố phong thủy: Thiên nhiên vùng Huế là một món quà vô giá mà tạo hóa đã dành sẵn cho con người Vùng đất này hội tụ hầu hết các yếu tố tự nhiên trong nước: rừng núi, gò đồi, đồng bằng, sông ngòi, đầm phá, biển cả Đồng bằng ở đây tương đối hẹp, xung quanh là núi biếc, ở giữa

có dòng sông uốn lượn mềm mại trong lòng đô thị Ở vài nơi, sông hương và núi Ngự xích lại gần kề

bên nhau, tạo thành một bức tranh sơn thủy hữu tình: Sông Hương êm đềm, trong vắt, “Con sông dùng dằng con sông không chảy/ Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu” (Thu Bồn); còn Núi Ngự thì

trang nghiêm trầm mặc như dáng dấp của một nhà hiền triết Cả hai muôn thưở như cặp tình nhân, đóng vai trò quan trọng nhất đối với đối với kiến trúc kinh đô Huế Từ khi xây dựng Thủ phủ Phú Xuân đến lúc nâng cấp thành kinh đô Huế các nhà kiến trúc đã không để cho công trình kiến trúc của mình tồn tại một cách đơn lẻ và khô cứng, mà họ đã nâng cao giá trị của các thực thể địa lí tự nhiên trong vùng bằng cách gắn vào cho chúng những chức năng tâm linh xuất phát từ Dịch lí và luật Phong thủy, trên cơ sở đó thổi vào các công trình xây dựng một cái hồn và tạo ra cho chúng một thần thái: Núi Ngự Bình - tiền án, - hậu chẩn, Cồn hến – tả thanh long, cồn Dã Viên – hữu bạch hổ, Sông Hương – minh đường

Trang 2

- Hoàn cảnh chính trị và lãnh thổ: lãnh thổ nước ta kéo dài từ mục Tam Quan đến mũi

Cà Mau Nếu triều Nguyễn đóng đô phía Bắc thì sợ sự xâm lấn của nhà Thanh, ngoài ra ở Bắc vẫn còn tàn dư của Chúa Trịnh Ở miền Nam là lãnh thổ mới khai thiên lập địa Nên việc triều Nguyễn đóng đô ở Huế là hoàn toàn hợp lí

- Yếu tố kế thừa tâm linh: nơi đây có mộ của tiên tổ của Vua Gia Long Nếu ông chọn chỗ khác – rõ ràng là phủ nhận công lao của tiên tổ

Thưa quý khách, trong suốt gần một thế kỉ rưỡi, Triều đình nhà Nguyễn đã xây dựng và hoàn thiện ở Huế một kinh đô huy hoàng và tráng lệ chưa từng có Kiến trúc kinh đô nói chung và Đại Nội nói riêng là sự kết hợp giữa kiến trúc kinh thành truyền thống dân tộc, Phương Đông và kiến trúc Vobant của Pháp Cụ thể là:

- Phong cách kiến trúc truyền thống được thể hiện ở chỗ: Bố cục mặt bằng của hệ thống kiến trúc Đại Nội rất chặt chẽ và đăng đối Trong kiến trúc thể hiện tư tưởng độc tôn (đề cao Vua): các công trình của Hoàng Thành và toàn bộ hệ thống cung điện bên trong được bố trí trên một trục đối xứng, những công trình dành cho vua nằm trên trục chính (đường Trung đạo) và thường dịch về phía trước vì theo quan niệm của xã hội lúc bấy giờ Vua là thế lực vĩnh cửu, là thiên tử, là trung tâm của

vũ trụ nên phải đứng giữa; các công trình khác đều hướng về nhà Vua, đối xứng từng cặp qua trục chính (từ Ngọ Môn đến lầu Tứ Phương Vô Sự) và ở những vị trí tiền, hậu; thượng, hạ; tả, hữu; luôn nhất quán (tả văn hữu võ, tả nam hữu nữ, tả chiêu hữu mục) Con số 9 và 5 được sử dụng nhiều trong kiến trúc vì theo Dịch lý, con số ấy ứng với mạng thiên tử Ngoài ra, trong kinh thành còn xây dựng các miếu thờ (đây là hiện tượng mà từ trước tới nay chưa từng có): Miếu thờ tổ tiên của triều Nguyễn

và miếu thờ các vị vua Ngay cả trong các miếu thờ cũng có sự sắp xếp theo thứ tự “tả chiêu hữu mục” (bên trái trước, bên phải sau, lần lượt theo thời gian) Kiến trúc xây dựng tuân theo kiểu chữ KHẨU, ĐINH, CÔNG

- Phong cách kiến trúc Vobant được thể hiện ở cách xây dựng thành lũy: bờ xung quanh

là những đường gấp khúc, lỗ châu mai, tạo nên tầm ngắm không gian cho các ổ súng

- Thưa quý khách, kinh đô Huế được xây dựng theo ba vòng:

+ Vòng 1: Kinh thành

+ Vòng 2: Hoàng thành

+ Vòng 3: Tử cấm thành

- Kinh thành là tòa thành lũy đồ sộ và kiên cố dùng để phòng vệ cho tất cả các công trình kiến trúc bên trong và các sinh hoạt của triều đình cũng như gia đình Nhà Vua Hoàng thành và Tử Cấm thành (Tử Cấm thành nằm trong lòng Hoàng thành) - hai vòng thành có mối liên quan chặt chẽ với nhau về sự phân bố vị trí của các công trình dựa theo chức năng sử dụng thường được gọi là hoàng cung, từ thế kỉ XX trở đi còn được dân địa phương gọi bằng một tên khá phổ biến đó là Đại Nội

- Bây giờ, tôi xin phép nói sơ lược về Hoàng thành và tử cấm thành, nơi mà các vị sẽ vào thăm quan sau ít phút

Trang 3

II Hoàng thành:

- Hoàng thành với hai nghĩa: Thứ nhất là Thành của Vua chúa và lớn lao; thứ hai, là màu vàng: màu sơn của tòa thành là màu vàng (khác với Tử cấm thành được sơn màu tím) Có 4 cửa: Cửa phía Nam dựng thời Vua Gia Long, gọi là Nam Khuyết Đàn, không có tầng cổ lâu bên trên, có 3 lối vào Cửa Đông là cửa Hiển Nhân (làm sang tỏ nhân đức) dành cho nam giới Cửa Chương Đức (làm sang

tỏ đức độ) dành cho nữ giới (các phi tần và các cung nữ đi ra vô chợ búa) Cửa Hòa bình ở phía sau dành để Vua đi chơi, đi săn bắn v.v Về sau, Minh Mạng không thích kiến trúc của cửa Nam khuyết Đàn nên ông cho xây dựng lại và gọi tên là Ngọ Môn

- Hoàng thành là vòng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia Sau đây tôi sẽ mô tả sơ lược về vòng thành này:

- Hoàng Thành được xây dựng năm 1804, nhưng mãi đến năm 1833 đời vua Minh Mạng mới hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện với khoảng hơn 100 công trình

- Xét về kiến trúc, Hoàng Thành có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600m, xây bằng gạch, cao 4m, dày 1m, xung quanh có hào bảo vệ, có 4 cửa để ra vào: Cửa chính (phía Nam) là Ngọ Môn, phía Đông có cửa Hiển Nhơn, phía Tây có cửa Chương Đức, phía Bắc có cửa Hòa Bình Các cầu và

hồ được đào chung quanh phía ngoài thành đều có tên Kim Thủy

- Mặc dù có rất nhiều công trình lớn nhỏ được xây dựng trong khu vực Hoàng Thành nhưng tất

cả đều được xây dựng theo tư tưởng độc tôn như tôi đã nói ở trên, được đặt giữa thiên nhiên với các

hồ lớn nhỏ, vườn hoa, cầu đá, các hòn đảo và các loại cây lưu niên tỏa bóng mát quanh năm Mặc dù quy mô của mỗi công trình có khác nhau, nhưng về tổng thể, các cung điện ở đây đều làm theo kiểu

“trùng lương trùng thiềm” (hay còn gọi là “trùng thiềm điệp ốc” - kiểu nhà kép hai mái trên một nền), đặt trên nền đá cao, vỉa ốp đá Thanh, nền lát gạch Bát Tràng có tráng men xanh hoặc vàng, mái cũng được lợp bằng một loại ngói đặc biệt hình ống có tráng men thường gọi là ngói Thanh lưu ly (nếu có màu xanh) hoặc Hoàng lưu ly (nếu có màu vàng) Các cột được sơn thếp theo mô típ long-vân (rồng-mây) Nội thất cung điện thường được trang trí theo cùng một phong cách nhất thi nhất họa (một bài thơ kèm một bức tranh) với rất nhiều thơ bằng chữ Hán và các mảng chạm khắc trên gỗ theo đề tài bát bửu, hay theo đề tài tứ thời)[2]

- Bên trong Hoàng thành bao gồm các khu vực sau:

+ Khu vực phòng vệ: gồm vòng thành bao quanh bên ngoài, cổng thành, các hồ (hào), cầu

và đài quan sát

+ Khu vực cử hành đại lễ, gồm các công trình: Ngọ Môn, cửa chính của Hoàng Thành - nơi

tổ chức lễ Duyệt Binh, lễ Truyền Lô (đọc tên các Tiến sĩ tân khoa), lễ Ban Sóc (ban lịch năm mới) Điện Thái Hòa - nơi cử hành các cuộc lễ Đại Triều một tháng 2 lần (vào ngày 1 và 15 Âm lịch ),

lễ Đăng Quang, lễ Vạn Thọ, lễ Quốc Khánh

Trang 4

+ Khu vực các miếu thờ: được bố trí ở phía trước, hai bên trục dọc của Hoàng Thành theo thứ

tự từ trong ra gồm:

Triệu Tổ Miếu ở bên trái thờ Nguyễn Kim.

Thái Tổ Miếu thờ các vị chúa Nguyễn.

Hưng Tổ Miếu ở bên phải Nguyễn Phúc Luân.

Thế Tổ Miếu thờ các vị vua nhà Nguyễn.

+ Khu vực dành cho bà nội và mẹ vua (phía sau, bên phải), gồm hệ thống cung Trường Sanh (dành cho các Thái hoàng Thái hậu) và cung Diên Thọ (dành cho các Hoàng Thái hậu)

+ Khu vực dành cho các hoàng tử học tập, giải trí như vườn Cơ Hạ, điện Khâm văn (phía sau, bên trái)

+ Ngoài ra còn có kho tàng (Phủ Nội Vụ) và các xưởng chế tạo đồ dùng cho hoàng gia (phía trước vườn Cơ Hạ)

+ Khu vực Tử cấm thành (tôi xếp Tử cấm thành là một khu vực của Hoàng thành vì Tử cấm thành nằm trong Hoàng thành)

- Tử Cấm thành thuộc quần thể di tích cố đô Huế là trung tâm sinh hoạt hằng ngày của vua và hoàng gia triều Nguyễn Tử Cấm thành có vị trí sau lưng điện Thái Hòa, được khởi xây năm Gia Long thứ 3 (1804) gọi là Cung thành và các vua triều Nguyễn xây dựng thêm Đến năm Minh Mạng thứ 3 (1822), vua đổi tên là Tử Cấm thành, nghĩa là thành cấm màu tía Theo nghĩa hán tự, chữ Tử có nghĩa là màu tím, lấy ý theo thần thoại: Tử Vi Viên ở trên trời là nơi ở của Trời, Vua là con Trời nên nơi ở của Vua cũng gọi là Tử, Cấm Thành là khu thành cấm dân thường ra vào

- Tử cấm thành là vòng tường thành thứ 3 của Kinh đô Huế, nằm trên cùng một trục Bắc-Nam với Hoàng Thành và Kinh Thành, gồm một vòng tường thành có bình diện hình chữ nhật, cạnh nam, bắc dài 341m, cạnh đông, tây dài 308m chu vi 1300m; tường thành xây hoàn toàn bằng gạch vồ, dày 0,7m, cao 3,7m, có 7 cửa: nam là Đại cung (Đại Cung môn) kết cấu hoàn toàn bằng gỗ, lợp ngói hoàng lưu ly; đông là của Hưng Khánh và cửa Đông An, về sau lấp cửa Đông An, mở thêm cửa Duyệt Thị ở phía đông Duyệt Thị Đường, ở mặt này cũng mở thêm cửa Cấm Uyển nhưng rồi lại lấp; tây là cửa Gia Tường và Tây An; bắc là cửa Tường Loan và Nghi Phụng (trước năm 1821 mang tên Tường Lân), dưới thời Bảo Đại, sau khi xây lầu Ngự Tiền Văn Phòng mở thêm cửa Văn Phòng Trong tử cấm thành có khoảng 50 công trình lớn nhỏ, trong đó có các cung điện như:

Điện Cần Chánh (nơi vua tổ chức lễ Thường triều)

Điện Càn Thành (chỗ ở của vua),

Cung Khôn Thái (chỗ ở của Hoàng Quý phi),

Lầu Kiến Trung (từng là nơi ở của vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương),

- Nhà đọc sách và các công trình khác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhà vua và gia đình như Thượng Thiện Đường (nơi phục vụ ăn uống), Duyệt Thị Đường (nhà hát hoàng cung)

Trang 5

- Đáng tiếc, các công trình kiến trúc trong Tử cấm thành hầu như đã bị hủy diệt hoàn toàn trong hai cuộc chiến tranh Chỉ một vài công trình còn tồn tại và tôi sẽ giới thiệu với quý khách ngay sau khi chúng tiến hành tham quan Điện Thái hòa

III Bây giờ xin mời các quý khách theo tôi đến thăm khu vực cử hành đại lễ:

- Thưa quý khách, trước mặt mọi người là Ngọ Môn - cổng chính phía nam lớn nhất của Hoàng thành Huế, được xây dựng vào năm Minh Mạng 14 (1833) Trước kia tại vị trí này là Nam Khuyết Đài, xây dựng đầu thời Gia Long Trên đài này có điện Càn Nguyên, hai bên có hai cửa là Tả Đoan Môn và Hữu Đoan Môn Đến năm Minh Mạng 14 (1833) khi triều Nguyễn tổ chức qui hoạch lại toàn bộ mặt bằng kiến trúc Hoàng thành, Nam Khuyết Đài bị giải thể hoàn toàn để lấy chỗ xây dựng Ngọ Môn Ngọ môn được xây dựng trên trục chính (đường Trung đạo) Ngọ Môn có nghĩa đen

là Cổng giữa trưa hay Cổng xoay về hướng Ngọ Về mặt từ nguyên, Ngọ Môn có nghĩa là chiếc cổng xây mặt về hướng Ngọ Hướng này, theo quan niệm của địa lý phong thủy phương Đông là hướng Nam Hướng của Ngọ Môn cũng như toàn bộ Kinh thành Huế trên thực tế là hướng càn - tốn (tây bắc

- đông nam) nhưng vẫn được xem là hướng Ngọ (hướng nam) Theo Dịch học hướng Nam là hướng dành cho bậc vua Chúa để “nhi thính thiên hạ, hướng minh nhi trị” (hướng về ánh sáng để nghe thiên

hạ và cai trị thiên hạ một cách sáng suốt) Qua việc Minh mạng đặt tên cho cổng này như vậy, thì quý khách có thể hình dung ngay được vị trí quan trọng của nó trong tổng thể kiến trúc Hoàng cung Ngày xưa, cổng này luôn luôn đóng, chỉ được mở khi vua ra vào vào những dịp đại lễ, hoặc trong những dịp tiếp kiến các sứ thần ngoại quốc quan trọng của Hoàng cung

- Vị trí của Ngọ Môn trên đường Ngự Đạo có thể nói lên tầm quan trọng về mặt lịch sử của nó: Ngọ Môn là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng Nơi đây ngày xưa vẫn thường diễn

ra các buổi lễ quan trọng nhất của triều Nguyễn như lễ duyệt binh, lễ Ban sóc (ban lịch mới), Truyền

Lô (tuyên đọc tên tiến sĩ tân khoa) Ngày 30 tháng 8 năm 1945, tại Ngọ Môn, vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của Việt Nam, đã thoái vị và trao chính quyền lại cho chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

- Về mặt cấu trúc, Ngọ Môn có hai phần chính là: đài - cổng và lầu Ngũ Phụng – hai hệ thống này đã được thiết kế ăn khớp với nhau một cách chặt chẽ từ tổng thể đến chi tiết tạo thành một vòng tay của chủ nhân đang dang ra phía trước để đón khách vào

- Thưa quý khách, xin mời quý khách theo tôi vào bên trong nền đài Đây là phần đài - cổng,

có bình diện hình chữ U vuông góc, đáy dài gần 58m, cạnh bên dài hơn 27m Đài được xây bằng gạch đá kết hợp với các thanh dầm chịu lực bằng đồng thau Đài cao gần 5m, diện tích chiếm đất hơn 1560m2 (kể cả phần trong lòng chữ U) Thân đài trổ 5 lối đi Ở phần giữa của nền đài có ba lối

đi song song nhau: lối chính giữa là Ngọ Môn, chỉ dành cho vua đi Hai lối bên là Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn, dành cho quan văn, võ theo cùng trong đoàn Ngự đạo Hai lối đi bên ngoài cùng nằm ở hai cánh chữ U là Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn, dành cho binh lính và voi ngựa theo hầu Xin

Trang 6

mời quý khách nhìn lên phần trên của 5 lối đi: đều xây cuốn thành vòm cao, nhưng riêng ở 3 lối đi giữa có hệ thống xà ngang, xà dọc bằng đồng thau với tiết diện vừa phải để gia cố cho sự chịu lực của Lầu Ngũ Phụng Những chỗ có mật độ xà ngang, xà dọc dầy hơn là những chỗ chịu lực nhiều hơn Còn đây là những bậc cấp được xây bằng đá Thanh, chúng nằm lộ thiên nhưng có vẻ rất kín đáo phải không ạ Quanh nền nhà quý vị có thể nhìn thấy hệ thống tường hoa và lan can được trang trí bằng nhiều kiểu gạch hoa đúc rỗng tráng men ngũ sắc làm tôn vẻ đẹp thanh thoát của nền đài Hệ thống nền đài được xây bằng các vật liệu kiên cố (đá, gạch, đồng), nhưng nhờ sự tạo dáng mềm mại, bố trí hài hòa chau chuốt như tôi đã nói ở trên, nên trông rất nhẹ nhàng, thanh thoát Các lối xuyên qua thân nền đài thành là những đường hầm rất dài, nhưng ánh sáng thiên nhiên vẫn chiếu dọi vào đầy đủ nhờ những dạ cửa được nâng cao và trổ thêm các cửa sổ tròn trang trí hình chữ “Thọ” Tất cả những chi tiết này càng làm cho tổng thể kiến trúc trở nên thanh tú và chứng tỏ sự thành thạo và tinh tế trong công việc xây dựng của những người thợ Việt thưở xưa

- Xin mời quý khách theo tôi lên Lầu Ngũ Phụng Đây là phần lầu đặt ở phía trên đài - cổng Ngoài phần thân đài, lầu còn được tôn cao bởi một hệ thống nền cao hơn 1m cũng chạy suốt thân đài hình chữ U Lầu có hai tầng, kết cấu bộ khung hoàn toàn bằng gỗ lim với chẵn 100 cây cột, trong đó

48 cây cột ăn suốt cả hai tầng

- Mái tầng dưới đơn giản, nối liền nhau, chạy vòng quanh để che mưa, che nắng cho phần hồi lang Trước đây, quanh các phía tầng dưới đều bỏ trống, chỉ trừ tòa nhà chính giữa có hệ thống cửa gương ở mặt trước, hai bên và mặt sau chỗ thiết ngự tọa để vua ngồi dự lễ có dựng đồ bản

- Nhưng mái tầng trên lại trên chia thành 9 bộ, với rất nhiều hình chim phụng trang trí ở phần

bờ nóc, bờ quyết, hình ảnh rồng, dao, dơi ngậm vòng tròn, thơ văn, hoa lá khiến tòa lầu trông rất nhẹ nhàng, thanh thoát, trang nhã khác hẳn với Thiên An Môn Bộ mái chính giữa của lầu Ngũ Phụng là lớn hơn, cao hơn được lợp ngói ống hoàng lưu li (màu vàng), vì nơi đây dành cho vua ngồi dự lễ, tám

bộ còn lại nhỏ hơn, thấp hơn, được lợp ngói ống thanh lưu li (màu xanh), vì đây là vị trí dành cho các quan lại triều đình Quý khách có thể thấy, 9 bộ mái như được chia ra thành 3 dãy, mỗi dãy 3 nóc: dãy chính chạy ngang theo đáy của chữ U, hai dãy phụ chạy dọc theo 2 cánh của chữ U, 2 dãy này được gọi là Tả dực lâu và Hữu dực lâu Ở tầng trên này, mặt trước nhà giữa dựng cửa lá sách, chung quanh nong ván, nhưng có trổ nhiều cửa với các dạng khác nhau: hình tròn, hình quạt, hình cái khánh v.v Tầng trên không có chức năng sử dụng, mà chỉ để tạo dáng cao sang cho công trình kiến trúc ngọ môn nói chung

- Các vị có thể dễ dàng nhận thấy, về mặt kiến trúc, Ngọ Môn có dáng dấp tương tự Thiên An môn ở Cố cung Bắc Kinh (tất nhiên triều Nguyễn có học tập kiểu cách chung của kiến trúc Thiên An Môn), tuy nhiên vẫn thể hiện rõ phong cách kiến trúc truyền thống của dân tộc Việt Nam: nhìn chung, khi nhìn lên Thiên Môn quý khách sẽ có cảm giác một hình khối rất nặng, nền móng vững chãi, thành dài, bên trên là một cấu trúc tầng, tiếp theo vách cũng đồ sộ, trên là bộ mái cứng, to lớn tạo ra cảm giác bị choáng ngợp khi đứng trước một cung điện hùng vĩ như thế Còn Minh Mạng thì không áp

Trang 7

dụng lối kiến trúc như thế, mà cho xây một công trình khá phức tạp hình chữ U và hệ thống Lầu Ngũ

Phụng chìa ra thành 9 bộ mái lớn nhỏ, cao thấp, nằm nhấp nhô trông vui mắt: “Ngọ Môn năm cửa chín lầu/ một lầu vàng, tám lầu xanh…”, với những hàng cột thon nhỏ như thế là vì để tránh đi sự

nặng nề của một công trình kiến trúc hình khối đồ sộ, trở nên một công trình xinh xắn đáng yêu Ngoài ra đạo Âm dương ngũ hành của nền triết học Phương Đông đã biểu hiện cụ thể trên kiến trúc Ngọ Môn: đó là những số đếm trên kiến trúc Ngọ Môn như số: 5, 9, 100 (5 lối đi vào cửa Ngọ Môn tượng trưng cho Ngũ Hành, 9 bộ mái biểu hiện con số 9 trong hào “cửu ngũ” của Kinh dịch, ứng với mạng thiên tử, 100 cột ở Lầu ngũ Phụng là số cộng của “Hà đồ” và “Lạc thư” trong Kinh dịch)

- Vậy, theo quý khách, Ngọ môn có xứng đáng được liệt vào hang những công trình kiến trúc đặc sắc nhất thời Nguyễn không ạ

- Thưa quý khách, điểm tham quan tiếp theo của quý khách sẽ là Điện Thái Hoà và Sân Đại Triều Nghi

- Xin quý khách dừng chân và xếp thành hình vòng cung và nghe tôi giới thiệu

- Bây giờ chúng ta đang đứng ở tại địa điểm sân chầu, trước cửa Điện Thái Hòa, nơi đã diễn ra biết bao sự kiện lịch sử của đất nước Điện cùng với sân chầu là địa điểm được dùng cho các buổi triều nghi quan trọng của triều đình như: lễ Đăng Quang của 13 vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại, sinh nhật vua, những buổi đón tiếp sứ thần chính thức và các buổi đại triều được tổ chức một tháng 2 lần vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng Sân Đại triều nghi có ba cấp: cấp cao nhất là đệ nhất bái đình, cấp thứ hai là đệ nhị bái đình; cấp thứ ba là đệ tam bái đình Hai cấp trên lát

đá thanh lưu li, cấp dưới lát gạch Các cấp được nối với nhau bằng những bậc tam cấp Nếu tính cụ thể, tổng số bậc cấp từ cấp thứ ba đến cấp một là 9 bậc (số chín ứng với mạng thiên tử), từ cấp 1 lên nền điện là 5 bậc (số năm biểu tượng cho ngũ hành)

- Thưa quý khách, khi làm lễ, theo luật lệ của triều đình, các quan từ nhất phẩm đến cửu phẩm không bao giờ được đứng trong ngôi điện lợp ngói hoàng lưu li (màu vàng) kia, mà phải sắp hàng ở sân, quay mặt vào trong Điện Thái Hòa để chầu: các quan từ nhất phẩm đến tam phẩm sắp hàng ở đệ nhất bái đình (cấp trên cùng); các quan từ tứ phẩm đến cửu phẩm sắp hàng ở đệ tam bái đình (cấp thứ 2); các hương hào, kì lão trong hoàng tộc từ 70 tuổi trở lên sắp hàng ở đệ tam bái đình (cấp thứ 3) Từ đệ nhất bái đình đến đệ nhị bái đình, hai bên có 18 bia quy định phẩm trật của các quan để theo đó mà sắp hàng theo thứ tự: bên trái là quan văn, bên phải là quan võ

- Bên trong Điện Thái Hòa chỉ có Vua ngự trên ngai vàng, đứng hai bên ngai vàng là các hoàng thân quốc thích và 4 vị đại thần tứ trụ của triều đình Tất nhiên các vị quan đứng chầu ngoài sân đều không thể trực tiếp nghe thấy Vua nói, vì ngày xưa không có hệ thống Micro như bây giờ Hơn nữa vua không cần phải hét to để các quan ngoài sân nghe, vì các vị tưởng tượng xem, nhà vua ngồi trong kia, còn các quan quỳ ở ngoài này, nên nhà vua có hét to mấy các quan cũng không nghe thấy Khi làm lễ, với uy quyền của mình, nhà vua chỉ cần nói nhẹ thôi, và lời của vua sẽ được một hàng quan truyền khẩu từ cửa Điện Thái Hòa ra đến sân Đại triều nghi

Trang 8

- Cuối sân này, hai bên đặt hai con kì lân Đây là con vật không có trong thực tế Tương truyền rằng, giống vật này chân đi không chạm đất, miệng ngậm cỏ non, lòng lúc nào cũng trong sạch, đứng ở đây làm chức năng “giám sát” các quan thi hành lễ và kiểm tra lòng trung thành của các quan đối với Vua

- Thưa quý khách, trước mặt quý khách là Điện Thái Hòa, được coi là trung tâm của đất nước dưới chế độ phong kiến, là ngôi điện cho tới nay vẫn còn lưu lại những nét vàng son về lịch sử chói lọi của một triều đại, vì ngôi điện đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử vinh quang và tủi nhục của đất nước Việt Nam dưới triều Nguyễn gồm 13 vị vua từ Gia Long đến Bảo đại như tôi đã nói ở trên;

- Chính vì vậy, khi quy hoạch mặt bằng hệ thống kiến trúc Kinh thành, các nhà kiến trúc đương thời đã định vị cho Điện Thái Hòa ở ngay trung tâm điểm của Kinh thành vì một lí do rất đơn giản, nhưng lại vô cùng hệ trọng: đó là nơi đặt ngai vàng của nhà Vua Dưới chế độ quân chủ, ngai vàng là biểu tượng thiêng liêng, đồng thời là một khái niệm cao cả nhất

- Ngoài ra, ngôi điện còn lưu lại những dấu ấn văn hóa, nghệ thuật kiến trúc truyền thống đặc sắc Xin quý khách nhìn lên mái của ngôi điện Mái được lợp bằng ngói hoàng lưu li (màu vàng), vì đây là công trình dành cho vua ngự trong các buổi lễ đại triều Trên mỗi mái điện là bờ quyết được đắp nổi 9 con rồng ở trong các tư thế khác nhau: lưỡng long chầu hổ phù đội bầu rượu, lưỡng long chầu mặt nhật, hồi long (rồng quay đầu lại), rồng ngang v.v…Có thể nói điện Thái Hòa là giang sơn

để cho loài rồng bay lượn để tượng trưng cho vương quyền

- Để chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc bên trong của ngôi điện, xin mời quý khách theo tôi vào bên trong ngôi điện Xin quý khách lưu ý là ở đây không được chụp ảnh và cũng không được bước qua sợi dây để đến gần ngai vàng Nếu quý khách có mong muốn, hãy đến thăm Tả vu, Hữu vu, hoặc nhà hát Duyệt Thị Đường, nơi có dịch vụ mặc quần áo vua và hoàng hậu để chụp ảnh

- Thưa quý khách, xin mời quý khách nhìn lên trên, chúng ta bắt gặp dòng chữ “THÁI HÒA ĐIỆN” được sơn son thếp vàng Cái tên “THÁI HÒA ĐIỆN” mang một ý nghĩa sự hòa hợp âm dương đến cự điểm, có nghĩa là đối với Vua, cương và nhu đúng lúc trong trị vì thì mới hữu ích cho thiên hạ

- Về quá trình xây dựng, trùng tu và tôn tạo ngôi điện này có thể chia làm 3 thời kỳ chính, tạm gọi là thời Gia Long, thời Minh Mạng và thời Khải Định Mỗi thời kỳ đều có những thay đổi lớn, cải tiến về kiến trúc và trang trí:

- Thời Gia Long: Vua Gia Long khởi công xây dựng vào ngày 21 tháng 2 năm 1805 và hoàn thành vào tháng 10 cùng năm Bấy giờ ngôi điện tọa lạc vị trí Đại cung môn (cửa Tử cấm thành), nằm cách Điện Thái Hòa hiện nay khoảng 50 m về phía sau lưng, cũng ở trên trục chính của Hoàng cung

- Thời Minh Mạng: Năm 1833 khi vua Minh Mạng quy hoạch lại hệ thống kiến trúc cung đình ở Đại Nội, trong đó có việc cho dời điện về mé Nam và làm lại đồ sộ và lộng lẫy hơn

Trang 9

- Thời Khải Định: Năm 1923 dưới thời vua Khải Định để chuẩn bị cho lễ Tứ tuần Đại khánh tiết của nhà vua (mừng vua tròn 40 tuổi) diễn ra vào năm 1924, điện Thái Hoà đã được "đại gia trùng kiến"

- Qua các đợt trùng tu lớn nói trên và nhiều lần trùng tu sửa chửa nhỏ khác dưới thời vua Thành Thái, Bảo Đại và trong thời gian gần đây (vào năm 1960, 1970, 1981, 1985 và 1992) điện Thái Hòa đã ít nhiều có thay đổi, vẻ cổ kính ngày xưa đã giảm đi một phần Tuy nhiên, cốt cách cơ bản của nó thì vẫn còn được bảo lưu, nhất là phần kết cấu kiến trúc và trang trí mỹ thuật

- Điện Thái Hoà được xây theo lối “trùng thiềm điệp ốc” / “trùng diêm trùng lương”, nghĩa là

nhà trước và nhà sau của ngôi điện nằm trên cùng một nền và được nối lại với nhau bằng một hệ thống vì kèo thứ 3, nho nhỏ xinh xinh, đỡ một hệ thống tràn gỗ được uốn cong lên như hình vỏ vua,

còn gọi là vì vỏ cua (vì vỏ cua là loại vì kèo mang chức năng trang trí nhiều hơn là chức năng kiến trúc Nó được làm từ một phiến gỗ nguyên khối: dài khoảng 1m4, rộng gần 1m, dày 0,1m, từ phiến

gỗ đó, nghệ nhân trang trí theo quyết định của chủ nhà (tuy nhiên,ở ngôi điện này người ta dùng kĩ thuật chạm lộng đối với hai vì nối nhau) Vì vỏ cua bao giờ cũng tuân thủ theo nguyên tắc sau: tạo mộng ăn với cột hàng ba (cột hiên), cột hàng hai (cột quân) ở hai bên theo chiều thẳng đứng và tạo mộng khớp với đòn tay ở bên trên theo chiều vòm cong Đây là kiểu kiến trúc tiêu biểu của các công trình cung điện, chùa chiền ở Huế và cũng là kiểu kiến trúc văn hóa đặc sắc của các công trình nhà

cổ ở Hội An: phong phú, đa dạng về kiểu dáng, vừa phần nào đánh giá được mức độ giàu ngheo của từng gia chủ)

- Bên trên trần này không có mái, mà chỉ có một cái máng xối bằng đồng rất lớn dùng để hứng

nước mưa từ mái sau nhà trước và mái trước của nhà sau đổ xuống được gọi là Trần thừa lưu (là cái máng xối nhận nước, dẫn ra hai đầu máng, rồi cho chảy xuống mái hạ bằng hai miệng rồng đắp nổi như đầu rồng đang phun nước)

- Hệ thống vì kèo nóc nhà sau tương đối đơn giản, chỉ làm theo kiểu "vì kèo cánh ác" (đáng tiếc kiểu vì kèo này đã bị trần nhà che khuất), nhưng hệ thống vì kèo nóc nhà trước thì thuộc loại vì kèo "chồng rường - giả thủ" được cấu trúc tinh xảo (bộ vì này gồm hai loại cấu kiện chính liên kết vuông góc nhau theo phương tung – hoành Đó là thanh gỗ ngang gọi là rường, có độ dài không đều nhau, đặt song song, cách đều nhau theo trật tự ngắn dần về phía nóc Chúng được liên kết với nhau bằng những thanh gỗ đứng (giả thủ) có kích thước như nhau: chân trụ ăn mộng vào lưng rường dài phía dưới, thân trụ ăn mộng với đầu rường phía trên, đầu trụ trực tiếp đỡ lấy xà trên mái Mỗi bộ vì kèo chồng rường giả thủ có 3 rường và 5 trụ đội, chúng đều được tạo dáng mềm mại, chạm trổ, trang trí khá tỉ mỉ, công phu nên được đặt ở phòng khách)

- Toàn bộ hệ thống vì kèo, rường cột, xuyên trến ở đây đều liên kết với nhau một cách chặt chẽ bằng hệ thống mộng mẹo chắc chắn Mái điện lợp ngói hoàng lưu ly, nhưng không phải là một dải liên kết mà được chia làm ba tầng chồng mí lên nhau theo thứ tự từ cao xuống thấp, gọi là mái

Trang 10

"chồng diêm" hoặc "trùng thiềm", mục đích là để tránh đi sự nặng nề của một tòa nhà quá lớn đồng

thời để tôn cao ngôi điện bằng cách tạo ra ảo giác chiều cao cho tòa nhà

- Giữa hai tầng mái trên là dải cổ diêm Dải cổ diêm được phân khoảng ra thành từng ô hộc để

trang trí hình vẽ và thơ văn trên những tấm pháp lam (đồng tráng men nhiều màu) theo lối Nhất thi nhất họa (theo thứ tự một bài thơ, rồi đến một bức tranh) Tuy Điện Thái Hòa không đồ sộ và hoành

tráng như Điện Thái hòa ở Bắc kinh, nhưng với 297 bài thơ văn của các vị vua và các quan lại triều Nguyễn, ngôi điện này phản ánh một truyền thống văn hóa dân tộc đặc sắc của nước Việt: đó là cần kiệm và hiếu học

- Toàn bộ kiến trúc cung điện được sơn son thiếp vàng Các mái được chống đỡ bằng 80 cột

gỗ lim, mỗi cây cột này sau khi trải qua 13 lớp sơn ta mới được sơn son thếp vàng và trang trí hình

rồng vờn mây - một biểu tượng về sự gặp gỡ giữa hoàng đế và quần thần đúng như chức năng vốn có của ngôi điện Như quý khách đã biết, gỗ lim là một loại gỗ tốt, không mối, mọt Tuy nhiên, hai bên đầu nhà có trưng bày 2 cột gỗ đã được thay thế bằng cột khác, không phải vì mối mọt, mà do đạn bắn hồi hai cuộc chiến tranh

- Ở gian giữa của ngôi điện quý khách có thể nhìn thấy ngai vàng của vua Chắc hẳn quý khách sẽ thắc mắc tại sao một ngai vàng biểu tượng cho sự thiêng liêng của một nước mà lại bé như vậy Đơn giản là vì, ngai vàng được đúc từ thời vua Gia Long, thời kì đất nước còn nghèo, thêm vào

đó các vị vua sau không đúc lại ngai vàng khác to hơn, đẹp hơn, vì đúc lại ngai vàng có nghĩa là thay đổi cả một triều đại Tuy nhiên, Ngai vàng không phải được đúc hoàn toàn bằng khối vàng mà được làm bằng gỗ quý, phía ngoài dát vàng Trong kinh dịch người ta nói rằng: “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ”, có nghĩa là bậc thánh nhân luôn luôn ngồi xoay về hướng nam để để cai trị thiên hạ,

và ngai vàng của vua triều Nguyễn cũng chỉ quay về hướng tốt nhất – đó chính là hướng nam Đặc biệt, ngai vàng được đặt trên ba tầng bệ tượng trưng cho Thiên – Đại – Nhân (sự kết hợp hài hòa giữa thiên thời – địa lợi – nhân hòa) Ở trước ngai vàng có đặt một cái bàn người ta gọi là Hoàng án, nơi đốt trầm và hương tạo ra cho không khí buổi đại lễ có phần uy nghiêm và long trọng; và còn một lí do tại sao đốt trầm hương tại đây nữa là khi nhìn lên ngai vàng, người ta có cảm giác không chỉ nhìn thấy trên ngai vàng một thiên tử con trời, mà còn là một vị thần linh huyền bí Phía sau ngai vàng là cánh cửa; đằng sau cánh cửa vàng đó là đường đi lên ngai vàng của Vua Tất cả các đường giữa, cửa giữa chỉ dành cho vua đi mà thôi Trên ngai vàng của vua có một bức bửu tán bằng pháp lam ngũ sắc trang trí hình cửu long, chung quanh rủ các lớp diềm Mỗi mặt chạm lộng hình 9 con rồng thếp vàng chói lọi Có lẽ khi mới nhìn vào, quý khách cho rằng dù chỉ một cơn gió thoảng qua, bức diềm cũng

có thể lung lay Nhưng thực ra, bức diềm đó sẽ không bao giờ lung lay được, vì bên trong được làm bằng gỗ tốt, bên ngoài được sơn son thếp vàng Tâm lực và tài năng của của ông cha ta ngày xưa đã làm cho chúng ta có cảm giác nhầm lẫn như vậy, thật đáng ngạc nhiên phải không ạ!

- Trang trí cũng như kiến trúc của điện Thái Hòa nói chung, có một khái niệm đặc biệt đáng chú ý là con số 5, số 5 tượng trưng cho thuyết âm dương ngũ hành: ở đâu có sự hài hòa âm dườg thì ở

Ngày đăng: 24/04/2017, 08:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w