1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài giới thiệu và thuyết minh Đại Nội Huế

34 529 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 3,35 MB

Nội dung

Có lẽ mỗi khi nói đến Huế, người ta chắc chắn sẽ nghĩ ngay đến một thành phố mộng mơ, sâu lắng, là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử với những hệ thống thành quách, cung điện vàng son, những đền đài lăng miếu lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích thiên nhiên thợ trời khéo tạc... Nằm giữa lòng Huế bên bờ Bắc của con sông Hương, Kinh thành Huế được xây dựng trên một mặt bằng diện tích hơn 500ha, bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, được gọi chung là Đại Nội. Đây là trung tâm hành chính, chính trị của triều đình nhà Nguyễn và là nơi sinh hoạt của nhà vua và hoàng gia. Năm 1993 Đại Nội Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803 và khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Do tuân theo những nguyên tắc của dịch học, phong thủy học và vũ trụ quan phương Đông nên hầu hết các kiến trúc trong kinh thành Huế được xây dựng xoay về hướng Nam, vì trong dịch học có câu Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ có nghĩa là vua xoay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ..(Mùa hè gió mùa Tây Nam thổi mát, mùa đông tránh gió mùa đông bắc ). Cũng theo nguyên tắc địa lý phong thuỷ của Đông Phương và thuyết âm dương ngủ hành của Dịch học, Kinh thành quay mặt về hướng Nam, dùng núi Ngự Bình làm tiền án và dùng hai hòn đảo nhỏ trên sông hương (Cồn Hến Cồn Dã Viên) làm rồng chầu hổ phục (Tả Thanh Long Hữu Bạch Hổ) để bảo vệ cố đô. Dòng sông Hương chảy ngang trước mặt dùng làm Minh Đường. Bốn mặt kinh thành đều được bao bọc bởi hệ thống sông ngòi gọi là sông Hộ Thành.Theo như các sử quan triều Nguyễn đã nhận xét thì Kinh sư là nơi miền núi và miền biển đều hợp về , sông lớn giữ phía trước, núi cao giữ phía sau, rồng cuộn, hổ ngồi, hình thế vững chãi, ấy là thượng đô của vua . Hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền nhà Nguyễn. Kinh thành, Hoàng thành, Tử cấm thành, ba tòa thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Kinh thành Huế là vòng ngoài cùng có chu vi gần 10 km, cao 6,6m, dày 21mđược xây khúc khuỷu với những pháo đài được bố trí cách đều nhau, thành ban đầu chỉ đắp bằng đất, mãi đến cuối đời Gia Long mới bắt đầu xây gạch. Bên ngoài vòng thành có hệ thống sông đào (Hộ Thành Hà) vừa mang chức năng bảo vệ vừa có chức năng giao thông đường thủy có chiều dài hơn 7 km. Kinh thành Huế gồm 10 cửa đường bộ, 2 cửa đường thủy thông kinh thành với bên ngoài, ngoài ra còn 1 cửa thông với trấn Bình Đài.Kinh thành Huế phía nam giáp đường Trần Hưng Đạo; phía tây giáp đường Lê Duẩn; phía bắc giáp đường Tăng Bạt Hổ; phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu. Kinh thành Huế gồm: Kỳ Đài, Trường Quốc Từ Giám, Điện Long An, Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế Đình Phú Xuân, Hồ Tịnh Tâm, Tàng thư lâu Viện Cơ Mật Tam Tòa, Đàn Xã Tắc, Cửu vị thần công. Hoàng Thành nằm bên trong Kinh Thành, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Các di tích trong Hoàng Thành gồm: Ngọ Môn, Điện Thái Hoà và sân Đại Triều Nghi, Triệu Tổ Miếu, Hưng Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu, Cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh, Hiển Lâm Các, Cửu Đinh, Điện Phụng Tiên. Hoàng Thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xi 600m với 4 cổng ra vào độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn. Bên trong Hoàng Thành, hơi dịch về phía sau, là Tử Cấm Thành. Từ Cấm Thành là vòng tường thành thứ ba của Kinh đô Huế giới hạn khu vực làm ăn ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia. Các di tích trong Tử Cấm Thành gồm: Tả Vu và Hữu Vu, Vạc đổng, Điện Kiến Trung, Điện Cần Chánh, Thái Bình Lâu, Duyệt Thị Đường. Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan yếu nhât của Kinh thành Huế: Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu, Kỳ Đài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, Điện Cẩn Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, lầu Kiên Trung... Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, luôn tạo cho con người một cảm giác hài hòa, nhẹ nhàng, thanh thản.

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ KHOA DU LỊCH



Bài Tập Nhóm THUYẾT MINH ĐẠI NỘI HUẾ

Trang 2

MỤC LỤC

I Giới thiệu khái quát 3

II Một số công trình tiêu biểu trong đại nội 4

1 Kỳ Đài 4

2 Cửu vị thần công 5

3 Ngọ Môn 5

4 Lầu Ngũ Phụng 7

5 Cầu Trung Đạo 8

6 Sân Đại Triều Nghi 9

7 Điện Thái Hòa 10

8 Tử Cấm Thành 13

9 Thế Miếu 15

10 Cửu Đỉnh 16

11 Hiển Lâm Các 22

12 Hưng Miếu 23

13 Cung Diên Thọ 25

14 Cung Trường Sanh 27

15 Nhà hát Duyệt Thị Đường 29

16 Nơi sinh hoạt tôn giáo của các bà phi 31

17 Vườn Cơ Hạ 33

18 Thái Miếu 33

19 Triệu Miếu 34

III Lời kết 35

Trang 3

I Giới thiệu khái quát

Có lẽ mỗi khi nói đến Huế, người ta chắc

chắn sẽ nghĩ ngay đến một thành phố

mộng mơ, sâu lắng, là nơi lưu giữ những

giá trị lịch sử với những hệ thống thành

quách, cung điện vàng son, những đền đài

lăng miếu lộng lẫy, những lăng tẩm uy

nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u

tịch, những thắng tích thiên nhiên thợ trời

khéo tạc

Nằm giữa lòng Huế bên bờ Bắc của con

sông Hương, Kinh thành Huế được xây dựng trên một mặt bằng diện tích hơn 500ha, baogồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, được gọi chung là Đại Nội Đây là trung tâm hành chính, chính trị của triều đình nhà Nguyễn và là nơi sinh hoạt của nhà vua và hoàng gia Năm 1993 Đại Nội Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huếđược UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803 và khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng Do tuân theo những nguyên tắc của dịch học, phong thủy học và vũ trụ quan phương Đông nên hầu hết các kiến trúc trong kinh thành Huế được xây dựng xoay về hướng Nam, vì trong dịch học có câu " Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ " có nghĩa là vua xoay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ (Mùa

hè gió mùa Tây Nam thổi mát, mùa đông tránh gió mùa đông bắc ) Cũng theo nguyên tắcđịa lý phong thuỷ của Đông Phương và thuyết âm dương ngủ hành của Dịch học, Kinh thành quay mặt về hướng Nam, dùng núi Ngự Bình làm tiền án và dùng hai hòn đảo nhỏ trên sông hương (Cồn Hến - Cồn Dã Viên) làm rồng chầu hổ phục (Tả Thanh Long - HữuBạch Hổ) để bảo vệ cố đô Dòng sông Hương chảy ngang trước mặt dùng làm Minh Đường Bốn mặt kinh thành đều được bao bọc bởi hệ thống sông ngòi gọi là sông Hộ Thành.Theo như các sử quan triều Nguyễn đã nhận xét thì " Kinh sư là nơi miền núi và miền biển đều hợp về , sông lớn giữ phía trước, núi cao giữ phía sau, rồng cuộn, hổ ngồi, hình thế vững chãi, ấy là thượng đô của vua "

Hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền nhà Nguyễn.Kinh thành, Hoàng thành, Tử cấm thành, ba tòa thành lồng vào nhau được bố trí đăngđối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc Kinh thành Huế là vòng ngoàicùng có chu vi gần 10 km, cao 6,6m, dày 21mđược xây khúc khuỷu với những pháo đàiđược bố trí cách đều nhau, thành ban đầu chỉ đắp bằng đất, mãi đến cuối đời GiaLong mới bắt đầu xây gạch Bên ngoài vòng thành có hệ thống sông đào (Hộ Thành Hà)vừa mang chức năng bảo vệ vừa có chức năng giao thông đường thủy có chiều dài hơn

7 km Kinh thành Huế gồm 10 cửa đường bộ, 2 cửa đường thủy thông kinh thành với bênngoài, ngoài ra còn 1 cửa thông với trấn Bình Đài.Kinh thành Huế phía nam giáp đườngTrần Hưng Đạo; phía tây giáp đường Lê Duẩn; phía bắc giáp đường Tăng Bạt Hổ; phíađông giáp đường Phan Đăng Lưu Kinh thành Huế gồm: Kỳ Đài, Trường Quốc Từ Giám,

Trang 4

Điện Long An, Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế Đình Phú Xuân, Hồ Tịnh Tâm, Tàngthư lâu Viện Cơ Mật - Tam Tòa, Đàn Xã Tắc, Cửu vị thần công.

Hoàng Thành nằm bên trong Kinh Thành, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọngnhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành - nơi dànhriêng cho vua và hoàng gia Các di tích trong Hoàng Thành gồm: Ngọ Môn, Điện TháiHoà và sân Đại Triều Nghi, Triệu Tổ Miếu, Hưng Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu,Cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh, Hiển Lâm Các, Cửu Đinh, Điện Phụng Tiên HoàngThành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xi 600m với 4cổng ra vào độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính làkhu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn

Bên trong Hoàng Thành, hơi dịch về phía sau, là Tử Cấm Thành Từ Cấm Thành là vòngtường thành thứ ba của Kinh đô Huế giới hạn khu vực làm ăn ở và sinh hoạt của vua vàhoàng gia Các di tích trong Tử Cấm Thành gồm: Tả Vu và Hữu Vu, Vạc đổng, ĐiệnKiến Trung, Điện Cần Chánh, Thái Bình Lâu, Duyệt Thị Đường

Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mìnhnhững công trình kiến trúc quan yếu nhât của Kinh thành Huế: Nghinh Lương Đình, PhuVăn Lâu, Kỳ Đài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, Điện Cẩn Chánh, điện Càn Thành, cungKhôn Thái, lầu Kiên Trung Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiếntrúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa nhữngsắc màu thiên nhiên, luôn tạo cho con người một cảm giác hài hòa, nhẹ nhàng, thanhthản

II Một số công trình tiêu biểu trong đại

nội

1 Kỳ Đài

Vị trí: Kỳ đài nằm ở chính giữa mặt phía nam của

Kinh thành Huế, thuộc phường Thuận Thành, TP

Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế

Đặc điểm: Kỳ đài là một di tích kiến trúc thời

Nguyễn, thuộc quần thể di tích Cố đô Huế

Kỳ đài còn gọi là cột cờ, được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807), cùng thời gianxây dựng Kinh thành Huế Đến thời Vua Minh Mạng, Kỳ đài được tu sửa vào các năm

1829, 1831 và 1840 Cùng với những thăng trầm của Kinh thành Huế, Kỳ đài là nơichứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước Thời Nguyễn, trong tất cả cácdịp lễ tết, chầu mừng, tuần du hay cấp báo, Kỳ đài đều có hiệu cờ thông báo Ngày30/8/1945, trong lễ thoái vị của vua Bảo Đại, lá cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam Dânchủ Cộng hòa được kéo lên, kết thúc sự tồn tại của chế độ phong kiến Việt Nam

Kỳ đài có hai phần: đài cờ và cột cờ Đài cờ gồm ba tầng hình chóp cụt chữ nhật chồnglên nhau với chiều cao khoảng 17,5m Tầng thứ nhất cao hơn 5,5m, tầng giữa và tầng trêncùng đều cao khoảng 6m Ở phía trái Kỳ đài có một lối đi nhỏ để lên các tầng Tầng giữa

có một cửa vòm rộng 4m, tầng trên cùng có một cửa vòm rộng 2m Mỗi tầng đều được

Trang 5

xây lan can cao 1m, trang trí bằng gạch hoa đúc rỗng Nền của ba tầng lát gạch vuông vàgạch vồ Bát Tràng, có hệ thống thoát nước mưa xuống dưới.

Cột cờ được dựng ở vị trí chính giữa tầng cao nhất của đài cờ Cột cờ xưa được làm bằng

gỗ, cao gần 30m Năm 1904, do bị bão đánh gãy, cột cờ được đúc lại bằng gang và đếnnăm 1948, được dựng lại bằng bê-tông cốt sắt sau khi bị thực dân Pháp bắn gãy vào năm

1947 Đến năm 1948 Hội đồng chấp chánh lâm thời Trung Kỳ cho xây dựng cột cờ bằngcốt thép cao 37m như hiện nay Như vậy, tổng chiều cao từ mặt đất lên đến đỉnh Kỳ đài là54,5m

2 Cửu vị thần công

Địa điểm: Được đặt tại cửa Thể Nhơn (cửa

Ngăn), cửa Quảng Đức (cửa Sập), thành phố

Huế

Cửu vị thần công trước đây được đặt ở trước mặt

Ngọ Môn trong hai dãy nhà đặt tên là Pháo

Xưởng, hiện nay được đặt ở cửa Thể Nhơn (cửa

Ngăn), cửa Quảng Đức (cửa Sập), là hai cửa của

Cửu vị thần công được đặt tên theo “Tứ thời”: Xuân, Hạ, Thu, Đông; “Ngũ hành”: Kim,Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ Năm 1816, chín khẩu súng còn được triều Gia Long đặt tên mớinữa là: Thần Oai Vô Địch Thượng Tướng Công Cửu Vị

Trong Cửu vị thần công, khẩu nặng nhất nặng là 18.400 cân, khẩu nhẹ nhất là 17.200 cân,trọng lượng đồng của chín khẩu là 140.300 cân Mỗi khẩu được kê trên một giá súngbằng gỗ chạm trổ rất công phu Hai bên giá là 4 bánh xe bằng gỗ viền sắt dùng để dichuyển

Ngoài giá trị lịch sử, Cửu vị thần công còn mang giá trị nghệ thuật cao Kỹ thuật đúcđồng, nghệ thuật trang trí và chạm khắc trên đồng cũng như trên giá súng đều rất điêuluyện, tinh xảo Đây là những khẩu thần công lớn nhất Việt Nam, một trong những bộ tácphẩm mỹ thuật bằng đồng có giá trị nhất của dân tộc

Trang 6

Mặc dù đã trải qua hơn một thế kỷ rưỡi với

bao cơn bão táp của thiên nhiên và chiến

tranh tàn phá, nhưng nhờ có kỹ thuật xây

dựng khéo léo và nhất là nghệ thuật kiến trúc

rất thành thạo, cho nên, Ngọ Môn vẫn còn

đứng vững với thời gian để trở thành một

trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu

của miền núi Ngự Sông Hương

Ngọ Môn xây dựng vào năm 1833, khi vua

Minh Mạng cho quy hoạch lại mặt bằng và

hoàn chỉnh hóa tổng thể kiến trúc trong Ðại Nội

Vì Kinh Dịch quy định, ông vua bao giờ cũng quay mặt về phía nam để cai trị thiên hạ,cho nên, ngay từ thời Gia Long (1802 - 1810), khi xây dựng Kinh đô Huế, các nhà kiếntrúc đã cho hệ thống thành quách và cung điện ở vào vị trí thế “tọa càn hướng tốn” (tâybắc đông nam) Hướng này cũng được xem như hướng bắc - nam Ðối với ngai vàngtrong Điện Thái Hòa được xem như vị trí trung tâm của mặt bằng tổng thể, Ngọ Mônnằm ở phía nam của nó Căn cứ trên la kinh (la bàn) của khoa địa lý phong thủy ÐôngPhương, phía nam thuộc hướng "ngọ" trên trục "tý ngọ" (nghĩa là bắc - nam) Do đó,triều Minh Mạng đã đặt tên cho cái cổng mới xây ở chính giữa mặt trước Hoàng Thành làNgọ Môn, thay cho tên cũ là Nam Khuyết Ðài Nên hiểu rằng Ngọ Môn là cổng phía namvới ý nghĩa mang tính không gian, chứ không nên cho rằng chữ "ngọ" ở đây mang tínhthời gian là giờ "ngọ", lúc mặt trời đứng bóng giữa ngày Thành thử không thể dịch chữNgọ Môn ra thành "Noon time gate" như có người đã dịch Có hiểu đúng ý nghĩa củangười xưa khi đặt tên, mới thấy rõ hơn vị trí của Ngọ Môn trong tổng thể kiến trúc ÐạiNội Ngày xưa, cổng này thường đóng chặt quanh năm, chỉ được mở khi vua ra vàoHoàng Thành có đoàn ngự đạo đi theo, và trong những dịp tiếp kiến các sứ ngoại quốc quan trọng trong cung

Tuy nhiên, Ngọ Môn không phải chỉ là một cái cổng, mà nó là cả một tổng thể kiến trúckhá phức tạp: bên trên còn có Lầu Ngũ Phụng được xem như một lễ đài, dùng để tổ chứcmột số cuộc lễ hàng năm của triều đình, như lễ Truyền Lô (đọc tên các sĩ tử thi đỗ tiếnsĩ), lễ Ban Sóc (phát lịch), lễ Duyệt Binh và đây cũng là nơi diễn ra cuộc lễ thoái vị củavua Bảo Ðại vào ngày 30/8/1945

Về mặt kết cấu kiến trúc, có thể chia tổng thể Ngọ Môn ra làm hai hệ thống: hệ thống nềnđài ở dưới và hệ thống Lầu Ngũ Phụng ở trên, mặc dù cả hai đều đã được thiết kế ănkhớp nhau một cách chặt chẽ và hài hòa với nhau từ tổng thể đến chi tiết

Hệ thống nền đài: Cao gần 5m, nền đài Ngọ Môn xây trên một mặt bằng hình chữ Uvuông góc, đáy dài 57,77m và cánh 27,06m Vật liệu kiến trúc chính là gạch vồ, đá thanh

và đồng thau Ở phần giữa của nền đài trổ ra ba lối đi song song nhau: Ngọ Môn (dànhcho vua đi), Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn (dành cho quan văn võ theo hầu trong đoànNgự Ðạo) Ở trong lòng mỗi cánh chữ U có trổ một lối đi như đường hầm chạy xuyênsuốt từ trong ra ngoài, rồi thẳng góc vào phía đường Dũng đạo Hai lối đi này được gọi là

Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn (dành cho lính tráng và voi ngựa theo hầu trong đoàn

Trang 7

Ngự đạo) Ở phần trên của 5 lối đi đều xây cuốn thành vòm cao, nhưng ở riêng ở hai đầu

3 lối đi giữa thì các kiến trúc thời Minh Mạng lại kết cấu những hệ thống xà ngang và xàdọc bằng đồng thau với tiết diện 15x12 để gia cố cho sự chịu lực từ Lầu Ngũ Phụng nằmtrên đài Nơi nào chịu đựng trọng lượng càng lớn thì số lượng xà ngang càng nhiều vàkhoảng cách giữa chúng càng thu hẹp lại, nghĩa là mật độ xà càng cao Và để giữ vẻ thẫm

mỹ, họ đã bọc thêm một lớp đồng lá dát mỏng ở ngoài mặt các hệ thống xà đồng này Họ

đã tỏ ra rất thành thạo trong việc tính toán tải trọng, sức bền vật liệu, cũng như trong việc

sử dụng thích hợp các phương thức và các loại vật liệu xây dựng

4 Lầu Ngũ Phụng

Tầng trên của cổng Ngọ môn có hai tầng,

dưới lớn trên nhỏ, được làm bằng gỗ lim Đây

được xem như một lễ đài dùng để tổ chức

những nghi lễ quan trọng của triều đình: lễ

duyệt binh, lễ ban sóc, lễ truyền lô,… Và

cũng chính nơi đây, ngày 30/8/1945, vị Vua

cuối cung của triều Nguyễn là Bảo Đại đã

thoái vị và trao chính quyền lại cho chính phủ

lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (đại

diện là Trần Huy Liệu, Cù Huy Cận, Nguyễn

Lương Bằng) và ông đã nói rằng:

“Trẫm thà làm dân một nước tự do còn hơn

làm Vua một nước nô lệ”

Lầu được gọi tên là Lầu Ngũ Phụng vì nhìn từ trên cao giống như hình 5 con chim Phụngđang xòe cánh, chụm đầu lại với nhau Lầu chính có 3 gian, 2 chái được sơn son thếpvàng, 2 bên có 2 Dực Lâu “tả chuông hữu trống” gian ở góc bên trái cánh chữ U đặtchuông, gian ở góc bên phải đặt trống Chiếc trống hiện nay là chiếc trống đã được phụcchế, còn chiếc chuông hiện còn vẫn là chiếc chuông nguyên thuỷ, cao gần 4 thước(1,8m), nặng 1.359 cân (815kg), do vua Minh Mạng sai đúc vào năm 1822 , chỉ đượcdùng vào những dịp nghi lễ quan trọng của triều đình Lầu Ngũ Phụng có tất cả 100 câycột bằng gỗ Lim, tượng trưng cho trăm họ bách tính cùng hòa hợp Trong đó có 48 câycột xuyên suốt cả 2 tầng Lầu có 9 bộ mái lợp bằng ngói ống tráng men, ở đầu có đắp nổihình chữ “Thọ” tượng trưng cho sự vạn thọ, trường tồn của triều đại nhà Nguyễn Trong

đó, có 1 bộ mái cao hơn ở giữa được lợp ngói màu vàng là nơi dành cho Vua ngự tọa gọi

là ngói Hoàng lưu ly và 8 bộ mái còn lại lợp ngói màu xanh được gọi là ngói Thanh lưu

ly Dân gian Huế có mấy câu viết về Ngọ Môn như sau:

“Ngọ Môn năm cửa chín lầu Một lầu vàng, tám lầu xanh

Ba cửa thẳng, hai cửa quanh Sinh em ra phận gái, chớ hỏi chốn Kinh thành làm chi! ”

Trang 8

Như vậy, 3 câu đầu miêu tả Ngọ Môn nhưng ở câu cuối nói lên thân phận người phụ nữdưới chế độ phong kiến, quan niệm “trọng nam khinh nữ” Lúc bấy giờ, cấm tuyệt đốiphụ nữ bước lên lầu Ngũ Phụng này, phụ nữ cũng không được tham gia việc triều chính.Tuy nhiên, duy nhất đến thời Bảo Đại, ông đã phá lệ đưa bà Nam Phương Hoàng Hậu lênđây để xem các cuộc lễ quan trọng của triều đình.

Gian giữa của Lầu Ngũ Phụng có 1 bức tranh sơn dầu do họa sĩ Đỗ Kỳ Hoàn vẽ vào năm

1992 tái hiện lại 1 trong 3 nghi lễ lớn của triều đình là Lễ Truyền Lô (xứng danh các tiến

sĩ tân khoa) Ngoài ra ở đây còn tái hiện 1 tấm bia ghi danh các tiến sĩ triều Nguyễn

từ khoa Nhâm Ngọ thời Minh Mạng năm thứ 3 (1822) đến khoa Kỷ Mùi thời Khải Địnhnăm thứ 4 (1919) Trên bia có ghi rõ họ tên và quê quán của 293 vị tiến sĩ Danh sách các

vị tiến sĩ này trước đây được khắc trên các bia đá ở Văn Miếu

5 Cầu Trung Đạo

Được xây dựng từ thời vua Gia Long, đến đời vua Minh

Mạng thì được tu sửa lại Là cây cầu bắc qua hồ Thái Dịch

trồng sen, thả cá, ven hồ trồng cây hoa sứ (cây đại) – loài cây

tượng trưng cho sự tôn nghiêm, cao sang, quý phái của chốn

Hoàng Cung Cầu được xây bằng gạch, mặt dưới gồm nhiều

vòm cuốn Hai đầu cầu có hai cổng dựng bằng 4 cột đồng

Trên cột đồng trang trí hoa sen Điều này mang ý nghĩa hoa

sen tượng trưng cho những ngọn đuốc soi sáng cho nhà vua

Hai cột giữa cao chạm trổ rồng 5 móng Tuy hai trụ đối xứng

nhau nhưng một bên được tạo hình rồng vươn lên, một bên

tạo hình rồng lao xuống tạo sự sinh động, hấp dẫn Ở mỗi

đầu cầu Trung Đạo là 1 phượng môn bằng đồng được trang

trí tinh xảo với hình rồng vờn mây quấn cột “Long vân đồng

trụ” Trên ngách mỗi phượng môn được trang hoàng bằng pháp lam ngũ sắc rực rỡ.Phượng môn ở phía Nam mặt ngoài đề 4 chữ “Chính trực đăng bình”, mặt trong đề 4 chữ

“Cư nhân do nghĩa” Phượng môn ở phía Bắc mặt ngoài ghi 4 chữ “Chính đại quangminh” và mặt trong là “Trung hòa vị dục

Cả bốn câu đều toát lên tư tưởng chủ đạo, phương hướng đường lối chính trị chủa triềuđình

“Chính trực đẳng bình” và “chính đại quang minh” mang ý nghĩa mà Mạnh Tử gọi làngoại vương Vua Minh Mạng cho ghi hai câu này lên như câu tuyên ngôn nói về conđường chính trị của triều đại và cũng là con đường chính trị của chính nhà vua Đó là việchành sự ngay thẳng, ngay thẳng, tuân theo điều nghĩa, không thiên lệch

Hai câu phía Điện Thái Hòa nhìn ra là “Cư nhân do nghĩa” và “trung hòa vị dục”thuộcnội thánh, có quá trình phát triển cử tư tưởng Trung Quốc, tập trung giáo dục tu dưỡngnhân cách làm người

Trang 9

“Cư nhân do nghĩa” như một khẩu lệnh, là tấm gương soi sáng cho triều đại “Trung hòa

vị dục” ý nói nếu thực hiện trung hòa đầy đủ thì vạn vật an vị, sinh sôi nảy nở

6 Sân Đại Triều Nghi

Sân Đại Triều Nghi hay còn gọi là Sân Chầu

là khoảng sân rộng trước Điện Thái Hòa nơi

các quan đứng chầu trong các buổi đại thiết

triều của triều đình nhà Nguyễn

Sân Đại Triều Nghi nằm ngay trên đường

xuyên tâm Hoàng Thành nhìn thẳng ra cửa

Ngọ Môn trong kinh thành Huế Điện Thái

Hòa cùng với sân chầu là địa điểm dùng cho

các buổi triều nghi quan trọng của triều đình như: lễ Đăng Quang, sinh nhật vua, nhữngbuổi đón tiếp sứ thần chính thức và các buổi đại triều được tổ chức 2 lần vào ngày mồng

1 và 15 âm lịch hàng tháng.Vào những dịp này vua đội mũ cửu long ,mặc hoàng bào,lưng đeo đai, tay cầm hốt trầm quế, chân đi hia, uy nghi ngồi trên ngai vàng trong ĐiệnThái Hòa Chỉ các quan Tứ Trụ và những hoàng thân quốc thích của nhà vua mới đượcphép vào điện diện kiến Các quan khác có mặt đông đủ và đứng xếp ở sân Đại Triều theocấp bậc và thứ hạng, quan văn đứng bên trái, quan võ đứng bên phải

Sân được xây dựng cùng lúc với Điện Thái Hòa vào năm 1805

Sân Đại Triều Nghi khá rộng, được lát hoàn toàn bằng đá thanh và được chia bậc Vàolúc đó, sân chia làm ba bậc:

Bậc cao nhất gọi là Đệ nhất Bái đình dành cho các quan văn, quan võ ấn quan (từ hàngtam phẩm trở lên chánh nhất phẩm)

Bậc thứ nhì gọi là Đệ nhị Bái đình dành cho các quan từ tứ phẩm trởxuống đến cửuphẩm.Hai bên sân có 2 hàng trụ đá đề rõ phẩm trật để cho các quan xem đó mà sắp hàngcho thứ tự gọi là Phẩm Sơn

Bậc thứ ba dưới cùng gần Cầu Trung Đạo còn 1 hàng nữa gọi là Đệ tam Bái đình dànhcho kì cựu hương lão, thích lý bà con bên ngoại của vua đến chầu trong những dịp khánhtiết.Với tư cách chia của sân Đại Triều Nghi ,có thể nhận biết thứ bậc vua quan triềuNguyễn bấy giờ

Giữa sân từ cửa Ngọ Môn đi vào có một con đường gọi là Dũng đạo Hai góc sân có 2con kì lân rất lớn bằng đồng thếp vàng được đặt trong lồng gương bằng gỗ sơn vàng có ýnghĩa là đời thái bình, đồng thời nó là 1 biểu tượng nhắc nhở sự nghiêm chỉnh giữa chốntriều nghi

Sân Đại Triều Nghi không mang giá trị về mặt kiến trúc trừ kì lân phía trước sân Xét vềvai trò lịch sử, sân là nơi chứng kiến sự hưng thịnh và suy vong của 13 đời vua triềuNguyễn Ngày nay, sân là sân khấu ngoài trời để biểu diễn nhã nhạc cung đình Huế, lànơi diễn ra các hoạt động văn hóa kinh thành Huế

Trang 10

7 Điện Thái Hòa

Điện Thái hòa là cung điện nằm trong khu vực Đại Nội trong kinh thành Huế, hơn 200năm tồn tại cùng những thăng trầm của kinh đô, là nơi ghi dấu ấn, chứng nhân lịch sử củabao sự kiện, cả vinh quang và cay đắng

của đất nước Việt Nam suốt 13 triều vua

nhà Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại

Trong chế độ phong kiến cung điện này

được coi là trung tâm của đất nước Trải

qua nhiều cuộc chiến tranh, trong khi

một số các công trình kiến trúc khác

trong hoàng cung bị đốt phá và thiêu hủy

thì Điện Thái Hòa là công trình duy nhất

còn nguyên vẹn cho đến ngày nay

Điện Thái Hòa được chia làm 3 thời kì

chính mỗi thời kì đều có những thay đổi cải tiến về kiến trúc và trang trí:

Gia Long(1802-1819): Điện Thái Hòa được xây dựng từ tháng 2 đến tháng 10 năm 1805.Vua Gia Long đã cho tổ chức lễ đăng quang chính thức của mình ở đây vào năm 1806.Bấy giờ, ngôi điện tọa lạc tại vị trí Đại Cung Môn (cửa chính của Tử Cấm Thành) nằmcách điện Thái Hòa hiện nay khoảng 50m về phía bắc

Minh Mạng(1820-1840): Vào năm 1833,khi nâng cấp một loạt các công trình khác ởHoàng Thành và Tử Cấm Thành, vua Minh Mạng cho dời điện về mé nam, đồ sộ và rộnglớn hơn

Khải Định( 1916-1925): Năm 1923, vua Khải Định cho “đại gia trùng kiến”, điện TháiHòa để chuẩn bị cho cuộc lễ “Tứ tuần Đại Khánh tiết” (mừng vua tròn 40 tuổi) của hànhvào năm 1924 Trong đợt này, có 1 số bộ phận kiến trúc của ngôi điện được thay đổinhư : lắp ráp thêm 2 dãy cửa kính ở mặt trước và mặt sau của ngôi điện, trước chỉ treosáo che mái mà thôi; trổ các của sổ hình tròn lớn, giữa gắn chữ thọ ở máng tường gạchchịu lực tại hai bên mặt tiền hai chái của ngôi điện

Qua các đợt trùng tu lớn nói trên và nhiều lần trùng tu sửa chữa như dưới thời vua ThànhThái, Bảo Đại và trong thời gian gần đây (năm 1960,1970,1981,1992) Điện Thái Hòa ítnhiều có thay đổi, vẻ cổ kính ngày xưa đã giảm đi 1 phần Tuy nhiên, cốt cách cơ bản của

nó thì vẫn được bảo lưu,nhất là phần kiến trúc và trang trí mỹ thuật

Nằm ngay trên trục chính của hệ thống hoàng cung và được đặt tên là Thái Hòa ChữThái Hòa trong tên gọi “Thái Hòa Điện” của công trình mang ý nghĩa triết học sâu sắc.Chữ “Thái” là sự lớn lao, to rộng, chữ “Hòa” hàm ý “hài hòa, hòa hợp”- cuộc sống hòahợp âm và dương, giữa cương và nhu, giữa người và người, giữa người và Trời, giữangười và Đất thì mới hữu ích cho vạn vật Ở một câu trong quẻ càn, Chu Hy đã chú thíchrằng “đạo làm vua cứng mà biết mềm, thì mọi việc trong thiên hạ đều bình trị được cả”

Trang 11

Trong hàng chục cung điện ở khu vực Hoàng thành, điện Thái Hòa là ngôi điện lớn nhất,đẹp nhất, chiếm lĩnh vị trí trang trọng nhất Nếu Ngọ Môn được coi là gương mặt củaHoàng thành thì điện Thái Hòa chính là trái tim, bởi nơi đó đặt ngai vàng – ghế rồng củavua, biểu tượng của quyền lực vương triều phong kiến.

Là nơi thể hiện uy quyền của quốc gia, điện được xây trên nền cao 1m, diện tích 1360 m²nguy nga bề thế trông ra 1 sân rộng

Cung điện được xây dựng theo lối trùng thiềm điệp ốc Nhà trước và nhà sau của điệnđược nối với nhau bằng một hệ thống trần vòm mai cua dưới máng nước nối của hai máinhà (thuật ngữ kiến trúc gọi là máng thừa lưu) Chính trần mai cua này nối với nửa trongtạo ra một không gian nội thất liên tục, thống nhất, rộng rãi, không còn cảm giác ghép nốihai tòa nhà Việc ứng dụng máng thừa lưu là một sáng tạo của người xây dựng điện, nóchẳng những che kín được sự lõm xuỗng của nơi nối hai mái mà còn tạo nên nhịpđiệu kiến trúc Đây cũng là một dụng ý của kiến trúc sư Do thời tiết và kiến trúc cổtruyền Việt Nam mà điện không thể xây cao như của Trung Quốc, vì vậy nửa ngoài máicao hơn, nửa trong mái thấp hơn Mục đích là tạo cảm giác "cao" cho gian ngoài- nơi báquan hành lễ, bên trong thấp vừa làm nổi bật gian ngoài vừa là nơi vua ngồi nên kín đáo,

uy nghiêm

Hệ thống vì kèo nóc sau nhà tương đối đơn giản,chỉ làm theo kiểu “vì kèo cánh ác”nhưng hệ thống vì kèo nóc nhà trước thì thuộc loại kì kèo “chồng rường - giả thủ” đượccấu trúc tinh xảo Toàn bộ hệ thống vì kèo, rường cột ở đây đều liên kết với nhau 1 cáchchặt chẽ bằng hệ thống mộng chặt chẽ

Mái điện lợp ngói hoàng lưu ly, nhưng không phải 1 dải liên kết mà được chia làm 3 tầngchồng mí lên nhau theo chiều từ cao xuống thấp, được gọi là mái chồng diêm, mục đíchtránh đi sự nặng nề của 1 tòa nhà rộng lớn đồng thời để tôn cao ngôi điện bằng cách tạo

ra ảo giác chiều cao cho tòa nhà.Giữa hai tầng mái trên là dải cổ diêm chạy quanh 4 mặtcủa tòa nhà Dải cổ diêm được phân khoảng ra thành từng ô hộc (297 ô hộc) để trang tríhình vẽ và thơ văn trên những tấm pháp lam theo lối nhất thi nhất họa Một trong nhữngbài thơ trên những tấm pháp lam là:

Phiên âm:

Thiên tâm mông tích hựu Nhân ý bản năng tri Bách tính điềm hy nhật

Trang 12

Bốn phương đều an ninh thái bình.

Trên mỗi mái điện, đều được đắp nổi 9 con rồng ở trong các tư thế khác nhau: lưỡng longchâu hổ, hồi long, lưỡng long triều nhật, rồng ngang Giữa nóc tiền điện được trang tríbầu rượu bằng pháp lam

Trang trí cũng như kiến trúc điện Thái Hòa nói chung, có 1 khái niệm đặc biệt đang chú ý

là con số 5 và nhất là con số 9 Hai con số này chẳng những xuất hiện ở trang trí nộingoại thất của tòa nhà mà còn ở trên các bậc thềm của điện.Từ phía Đại Cung Môn của

Tử Cấm Thành đi ra Điện Thái Hòa, vua phải bước lên 1 hệ thống bậc thềm ở tầng nềndưới là 9 cấp và ở tầng nền trên là 5 cấp Trước mặt điện, số bậc cấp bước lên Đệ nhị Báiđình và Đệ nhất Bái đình cộng lại là 9 Tiếp đó, hệ thống bậc thềm ở nền điện cũng có 5cấp

Chính giữa Điện Thái Hòa có đặt một chiếc ngai vàng, dưới chế độ phong kiến, ngaivàng là một biểu tượng thiêng liêng,đồng thời là một khái niệm cao nhất trong thiên hạ.Ngai vàng được đặt trên bậc tam cấp tượng trưng cho Thiên-Địa -Nhân Phía trên ngaicòn treo bửu tán làm bằng pháp lam ngũ sắc,trang trí ngũ long chung quanh còn trang tríbằng các điểm làm gỗ chạm 9 con rồng thép vàng chói lọi Tiếp đó là hai con Kỳ Lânbiểu hiện lòng trung thành của các quan đối với vua Quả cầu giữa có hình rồng và lânbiểu hiện cho uy quyền của thiên tử Đồ sứ trưng bày ở đây là đồ sứ Giang Tây ở TrungQuốc làm theo đơn đặt hàng của vua Nguyễn

Sau lưng ngai vàng là một dãy đố bảng tạo thành một hệ thống hành lang chạy quanh bamặt điện Bên trên các đố bảng và hẹ thống liền ba đều trang trí hình hoa văn đặc biệttheo lối “Nhất thi, Nhất họa” tạo nên cái tươi mát uyển chuyển cho cấu trúc này

Ngôi điện được chống đỡ bằng 80 cột gỗ lim được sơn thếp và trang tríhình rồng vờn mây màu vàng son rực rỡ - một biểu tượng về sự gặp gỡ giữa hoàng đế vàquần thần đúng như chức năng vốn có của ngôi điện

Trên các bảng gỗ trần điện và vách điện,các nhà thiết kế khắc hàng trăm bài thơ chữ Hán(197 bài thơ) và hình ảnh rồng mây hoa lá, đây là giang sơn cho loài rồng bay lượn, và

Trang 13

cũng chính là giang sơn của các ông vua

triều Nguyễn trong Điện Thái Hòa này

Một trong những bài thơ tiêu biểu là:

Phiên âm:

Văn hiến thiên niên quốc

Xa thư vạn lý đồ Hồng mang khai tịch hậu

Nam phục nhất Đường Ngu.

Ngày nay, thời vàng son của triều đại quân chủ không còn, nhưng với vẻ cổ kính thâmnghiêm của cung điện - nơi in dấu bao sự kiện trọng đại về một thời oanh liệt đã qua củatriều đại phong kiến nhà Nguyễn, cũng như những gì còn bảo lưu trong cung điện chođến ngày nay, khi đến với Điện Thái Hòa sẽ được thỏa thích nhìn ngắm những tác phẩmnghệ thuật và hồi tưởng quá khứ mà suy ngẫm về tài nghệ của cha ông - những người đãgóp phần tạo nên nét tinh vi sắc xảo trong nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn

8 Tử Cấm Thành

Tử Cấm thành thuộc quần thể di tích cố đô Huế là trung tâm sinh hoạt hằng ngàycủa vua và hoàng gia triều Nguyễn Tử Cấm thành có vị trí sau lưng điện Thái Hòa, đượckhởi xây năm Gia Long thứ 3 (1804) gọi là Cung thành và các vua triều Nguyễn xâydựng thêm Tử Cấm thành là công trình nằm trong lòng Hoàng thành, cả hai vòng thànhnày với một hệ thống cung điện ở bên trong thường được gọi chung là Hoàng cung hayĐại Nội Tử Cấm thành là một hình chữ nhật có cạnh là 324 x 290,68m, chu vi là1.229,36m, thành cao 3,72m, dày 0,72m xây hoàn toàn bằng gạch vồ

Về kiến trúc, Tử Cấm Thành nói riêng và tổng thể Đại nội nói chung được xây dựng theo

Trang 14

bố cục mặt bằng của hệ thống kiến trúc chặt chẽ và đăng đối Các công trình đều đốixứng từng cặp qua trục chính (từ Ngọ Môn đến lầu Tứ Phương Vô Sự) và ở những vị trítiền, hậu; thượng, hạ; tả, hữu; luôn nhất quán (tả văn hữu võ, tả nam hữu nữ, tả chiêu hữumục) Con số 9 và 5 được sử dụng nhiều trong kiến trúc vì theo Dịch lý, con số ấy ứngvới mạng thiên tử.

Bố cục của hệ thống Hoàng cung biểu hiện rõ tư tưởng độc tôn quân quyền Tử Cấmthành là một tiểu vũ trụ của hoàng gia, trong đó đầy đủ mọi tiện nghi sinh hoạt: ăn ở, làmviệc, học tập, nghỉ ngơi, giải trí, điện Càn Thành là nơi vua ăn ngủ tọa lạc tại trung tâmcủa vũ trụ đó

Tử Cấm Thành có 7 cửa cả thảy, mặt nam chỉ có một cửa duy nhất thông với Điện TháiHòa là Đại Cung Môn Ngày xưa đây là một tòa nhà 5 gian bằng gỗ được làm vào đờivua Minh Mạng, cửa rất rộng bằng gỗ sơn son thếp vàng, chạm trổ tinh vi… Bên trong

Tử Cấm thành bao gồm hàng chục công trình kiến trúc với qui mô lớn nhỏ khác nhau,phân chia làm nhiều khu vực Đại Cung môn là cửa chính vào Tử Cấm thành được xâyvào năm 1833 Sau Đại Cung môn là một sân rộng rồi đến điện Cần Chánh, là nơi vualàm việc và thiết triều Đây là một công trình kiến trúc bằng gỗ có quy mô gần bằng điệnThái Hòa Cách bố trí, sắp đặt trong điện Cần Chánh cũng tương tự điện Thái Hòa, giangiữa đặt ngai vua, tả hữu treo bản đồ thành trì các tỉnh Bên cạnh Điện Cần Chánh là haitrong số rất ít các công trình còn sót lại của Tử cấm Thành đó là Tả Vu dành cho quanvăn và Hữu Vu dành cho quan võ Đây là hai tòa nhà là nơi các quan chuẩn bị nghi thứctrước khi thiết triều, nơi làm việc của cơ mật viện, nơi tổ chức thi đình và yến tiệc Ngàynay ở Hữu Vu có một dịch vụ hóa trang chụp hình, còn Tả Vu được sử dụng làm nhà bảotàng lưu giữ những bức hình của hoàng cung, những vật dụng của vua quan nhà Nguyễn.Phía bắc điện Càn Thành là Cung Khôn Thái bao gồm điện Khôn Thái, điện TrinhMinh là nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng Quí Phi và các phi tần mỹ nữ thuộc Nội Cung.Nguyên dưới triều Gia Long tên là cung Khôn Đức, đến triều Minh Mạng thứ 14 (1833),vua đổi tên là Khôn Thái Sau cung Khôn Thái là lầu Kiến Trung

Ngoài những công trình chính trên được sắp đặt trên một đường thẳng sau cửa Đại Cung,

Tử Cấm thành còn có những cung điện, lầu tạ khác hai bên tả hữu là khu vực phục vụviệc ăn uống, sức khỏe và giải trí của vua và hoàng gia như: Thượng Thiện đường, Thái

Y viện, Duyệt Thị Đường, vườn Thiệu Phương, vườn Ngự Uyển, gác Đông Các, TuKhuê tơ lầu, điện Quang Minh (chỗ ở của Đông Cung hoàng tử), điện Trinh Minh (chỗ ởcủa các bà phi), viện Thuận Huy (chỗ ở của các bà Tân), Duyệt Thị đường, lụcviện Ngoài ra, còn có một số công trình kiến trúc khác dành cho tín ngưỡng tâm linhnhư chùa thờ Phật, miếu thờ trời, tinh tú và Quan Công

Trang 15

Trước sân điện Cần Chánh, bên trong Tử Cấm Thành còn nổi bật 2 chiếc Vạc đồng Đây

là 2 chiếc vạc có kích thước và trọng lượng lớn nhất trong các vạc thời chúa Nguyễn.Chiếc thứ nhất đúc năm 1660 (năm Thịnh Đức thứ 8), trọng lượng 2.482 cân; chiếc thứhai đúc năm 1662 (Thịnh Đức thứ 10), trọng lượng 2.425 cân; cả hai đều có đường kínhmiệng trên 2,2 m, cao trên 1 m Hai chiếc vạc này có hình dáng và kiểu thức trang trí rấtgiống nhau, có 4 quai, trên miệng vạc đều khắc 2 chữ Hán "Nhất Song" (một đôi)

9 Thế Miếu

Tọa lạc ở góc tây nam bên trong Hoàng thành Huế, là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn.Đây là nơi triều đình đến cúng tế các vị vua quá cố, nữ giới trong triều (kể cả hoàng hậu)không được đến tham dự các cuộc lễ này

Nơi đây trước kia là do vua Gia Long cho xây dựng để thờ ông Nguyễn Phúc Côn, thânsinh vua Gia Long và được gọi là tòa Hoàng Khảo Miếu Đến năm Minh Mạng thứ 2(1821), Hoàng Khảo Miếu được dời lùi về phía bắc khoảng 50 m để dành vị trí xây tòaThế Tổ Miếu thờ vua Gia

Long và Hoàng hậu Miếu được xây

dựng trong 2 năm (1821-1822), ban đầu

chỉ dành để thờ Thế Tổ Cao Hoàng Đế

(vì thế mới có tên gọi Thế Tổ Miếu)

nhưng về sau trở thành nơi thờ các vị

vua kế vị của triều Nguyễn Thế Miếu

cũng được xây theo kiểu nhà kép truyền

thống “Trùng thiềm điệp ốc”, mái lợp

ngói Hoàng lưu ly, trên bờ nóc, bờ

quyết có trang trí các hình rồng uốn

lượn Nội thất Thế Miếu ở gian giữa bên trên có treo bức Hoành phi đề ba chữ “Thế TổMiếu” lấy từ miếu hiệu Thế Tổ Cao Hoàng Đế của Vua Gia Long – vị Vua đầu triều cócông lập nên vương triều Nguyễn Để tưởng nhớ công lao to lớn của Vua cha nên vuaMinh Mạng mới cho đặt tên

miếu này là Thế Tổ Miếu

Bên trong miếu, án thờ vua Gia Long và được đặt ở gian giữa, các án thờ của các vị vuacòn lại đều theo nguyên tắc "tả chiêu, hữu mục" để sắp đặt Tuy nhiên, theo gia pháp của

họ Nguyễn, các vị vua bị coi là "xuất đế" và "phế đế" đều không được thờ trong tòa miếunày Do đó, trước năm 1958, Triều Nguyễn có tất cả là 13 đời Vua nhưng bên trong Thế

Tổ Miếu chỉ có 7 án thờ của các vị vua là vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức,Kiến Phúc, Đồng Khánh và vua Khải Định Có 3 Vua không được thờ là Vua Dục Đức,Vua Hiệp Hòa và Vua Bảo Đại vì đây là ba vị Vua “phế đế” Đến năm 1958, có 3 vị vua

là Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân là 3 vị Vua yêu nước chống Pháp, bị Pháp đưa điđày biệt xứ, nhưng là những vị Vua “xuất đế” nên trước đây cũng không được thờ trongThế Miếu Mãi đến năm 1958, 3 án thờ của 3 vị Vua này mới được hội đồng Nguyễn

Trang 16

Phúc Tộc làm lễ và đưa vào thờ ở Thế Miếu Do vậy, án thờ của 3 vị Vua này trông mớihơn so với những án thờ còn lại.

10 Cửu Đỉnh

Cửu Đỉnh là chín cái đỉnh bằng đồng, đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế.Cửu Đỉnh được vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào mùa đông năm 1835 và khánh thành vàongày 1 tháng 3 năm 1837, được đặt ở sân Thế Miếu dưới sự chủ trì của vua Minh Mạng

và cho tới ngày nay Cửu Đỉnh vẫn còn nguyên vẹn và không di chuyển đi nơi khác CửuĐỉnh là sản phẩm của những người thợ thủ

công đúc đồng nổi tiếng ở phường Đúc

(Huế) “Cửu Đỉnh” được xem là một trong

những tác phẩm nghệ thuật đồ sộ xuất sắc kỳ

vĩ nhất, mang ý nghĩa tượng trưng cao nhất

của các Vua triều Nguyễn

Như đã biết,Cửu Đỉnh được đúc vào các

năm 1835 – 1837 dưới thời Vua Minh Mạng

“Chúa đúc vạc, Vua đúc đỉnh” Thời Chúa

Nguyễn, sau các chiến công thường cho tập

trung những chiến lợi phẩm bằng đồng rồi cho đúc thành những chiếc vạc để kỷ niệmnhững chiến thắng cũng như tượng trưng cho uy quyền của nhà Chúa và sự bền vững củatriều đại Cùng với trụ đồng, nghê đồng, súng đồng, vạc đồng là những tác phẩm đúcđồng có giá trị thì Cửu Đỉnh được xem là đỉnh cao của nghệ thuật đúc đồng ở Huế

Cửu Đỉnh gồm chín cái đỉnh đồng, mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thuỵ hiệu củamỗi vị hoàng đế triều Nguyễn Trên mỗi đỉnh, người ta đều chạm khắc 17 bức họa tiết và

1 bức họa thư, gồm các chủ đề về vũ trụ, núi sông, chim thú, sản vật, vũ khí, tập hợpthành bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn

Đỉnh là thứ trọng khí được đúc bằng kim loại, thường có hai quai (tai) và ba chân,nguyên nghĩa là đồ để nấu ăn thời xa xưa Nhưng đỉnh cũng là tượng pháp để tượng trưngcho quyền lực thồng trị của nhà nước quân chủ

Con số 9 có nguồn gốc từ Kinh Dịch, là con số tượng trưng cho Trời, vị chúa tể của vũtrụ “Chín phương Trời, mười phương Phật”; tượng trưng cho đấng chí tôn, Thiên tử “Cửungũ chí tôn” và là con số Cực Dương “Càn Nguyên dụng Cửu thiên hạ trị dã” Vua chúaTrung Hoa cũng như Việt Nam đeuf ấy con số 9 làm biểu tượng và gởi gắm vào đónhững ước muốn của bản thân hay dòng họ mình Chúng ta thấy tất cả các công trìnhkiến trúc, cung điện, đền đài, lăng tẩm của các Vua nhà Nguyễn đều lấy con số 5 và con

Trang 17

số 9 làm gốc cho mọi công trình Với ý nghĩa đó, Vua Gia Long cho đúc “Cửu vị thầncông” và Vua Minh Mạng cho đúc “Cửu Đỉnh” biểu thị ước mơ triều đại mãi vững bền

và sự giàu đẹp của đất nước

Cao đỉnh và Thế Miếu

Nhìn chung, cả chín chiếc đỉnh đều có dáng chung giống nhau: bầu tròn, cổ thắt, miệng loe, trên miệng có hai quai, dưới bầu có ba chân Ở phần cổ đỉnh, bên phải ghi năm đúc đều là "Minh Mạng thập lục niên Ất Mùi" tức là năm 1835 Nhưng mỗi đỉnh cũng có nét riêng Cũng là quai đỉnh hình chữ U úp, nhưng góc đáy của nó ở các Cao đỉnh, Nhân đỉnh, Dụ đỉnh và Huyền đỉnh thì vuông góc, còn ở các đỉnh khác lại uốn cong Mặt quai thì tùy đỉnh mà bện thừng, cong vỏ măng, cong lòng máng, phẳng bẹt hay có gờ, triện hoặc để trơn Phần lớn cổ các đỉnh có hình lòng máng, nhưng ở Cao đỉnh, Dụ đỉnh lại để thẳng Vành miệng của Thuần đỉnh, Dụ đỉnh và Huyền đỉnh đều cong nửa vỏ măng, còn

ở các đỉnh khác thì thẳng đứng với gờ vuông Vai nhiều đỉnh có gờ đơn hoặc gờ kép, nhưng một số đỉnh để trơn Đáy bầu đỉnh phần lớn cong một phần của khối cầu, nhưng ở một số đỉnh khác lại bằng và hơi lõm lên Chỉ có chân Dụ đỉnh là được tạo đáy thẳng hơi chếch, còn ở các đỉnh khác đều công dạng chân quỳ Các mảng hình được chạm trên bàu của đỉnh,mỗi đỉnh có 18 mảng hình

Nguyên liệu đúc Cửu Đỉnh do triều đình cung cấp, gồm hai nguyên liệu chính là đồng và kẽm, có thể thêm chì, thiếc… lấy từ trong kho hoặc các phế khí hay những vật phẩm bằng đồng không cần dùng nữa Tổng khối lượng đồng để đúc chín đỉnh là 22473

kgnhưng cũng có tài liệu ghi số liệu là 22088 k

Cửu Đỉnh đúc xong vào tháng 5 âm lịch năm 1836 Vua Minh Mạng xuống lệnh chọn thợkhéo chạm khắc các hình trang trí chạm nổi vào mỗi đỉnh 8 tháng sau, vào mùa xuânnăm 1837, Cửu Đỉnh chính thức hoàn thành

Đại lễ khánh thành và đặt Cửu Đỉnh diễn ra vào ngày 1 tháng 3 năm 1837 tức ngày quýmão tháng giêng âm lịch năm Đinh Dậu, niên hiệu Minh Mạng thứ 18 Đích thân hoàng

đế Minh Mạng đứng ra chủ trì buổi lễ Chín chiếc đỉnh lần lượt được đặt ở sân của ThếMiếu, sát với Hiển Lâm Các, dưới chân mỗi đỉnh đều kê bằng tảng đá

Ngày đăng: 23/11/2016, 04:00

w