Bài tập lịch sử văn minh: Sưu tầm, giới thiệu và đánh giá các thành tựu kiến trúc Ấn Độ giáo của văn minh Ấn Độ cổ trung đại

16 317 0
Bài tập lịch sử văn minh: Sưu tầm, giới thiệu và đánh giá các thành tựu kiến trúc Ấn Độ giáo của văn minh Ấn Độ cổ trung đại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sưu tầm, giới thiệu và đánh giá các thành tựu kiến trúc Ấn Độ giáo của văn minh Ấn Độ cổ trung đại I, Tổng quan một vài nét tiêu biểu về nền văn minh Ấn Độ nói chung và thành tựu tiêu biểu về kiến trúc Ấn Độ giáo nói riêng 1, Nền văn minh Ấn Độ Như chúng ta đã thấy, văn minh Ấn Độ cổ trung đại là một nền văn minh xuất hiện từ rất sớm và nó chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố để có thể phát triển một cách phồn thịnh. Trước hết, điều kiện tự nhiên chính là yếu tố đầu tiên tạo nên nền văn minh lâu đời ấy. Ấn Độ là một bán đảo ở Nam Á, có hình dáng gần như hình tam giác và bị ngăn cách bởi dãy Himalaya, điều này khiến Ấn Độ trở thành tiểu lục địa rộng lớn khép kín. Thiên nhiên Ấn Độ cũng vô cùng phong phú và đa dạng với hau miền khí hậu ở hai khu vực Bắc Nam khác nhau rõ rệt

MỞ BÀI Trải qua bề dày của lịch sử thế giới, có thể nói, nền văn minh Ấn Độ là một nền văn minh nổi tiếng và thuộc về những nền văn minh cổ nhất thế giới Với một giai đoạn lịch sử lâu dài từ thời cổ đại cho đến thời kỳ trung đại, văn minh Ấn Độ đã phát triển và đạt được những thành tựu vô cùng rực rỡ trên tất cả các lĩnh vực như: chữ viết, văn học, tư tưởng tôn giáo… và đặc biệt là trên lĩnh vực nghệ thuật, tiêu biểu nhất phải kể đến thành tựu kiến trúc Ấn Độ giáo Tìm hiểu kiến trúc Ấn Độ giáo của nền văn minh Ấn Độ cổ trung đại sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về tầm quan trọng của nền văn minh này, nó không chỉ có vai trò to lớn đối với đất nước Ấn Độ nói riêng mà còn ảnh hưởng trên toàn thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam Để nghiên cứu và đi sâu hơn về vấn đề này, sau đây em xin chọn đề tài : “ Sưu tầm, giới thiệu và đánh giá các thành tựu kiến trúc Ấn Độ giáo của văn minh Ấn Độ cổ trung đại ” làm bài tập học kì của mình NỘI DUNG I, Tổng quan một vài nét tiêu biểu về nền văn minh Ấn Độ nói chung và thành tựu tiêu biểu về kiến trúc Ấn Độ giáo nói riêng 1, Nền văn minh Ấn Độ Như chúng ta đã thấy, văn minh Ấn Độ cổ trung đại là một nền văn minh xuất hiện từ rất sớm và nó chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố để có thể phát triển một cách phồn thịnh Trước hết, điều kiện tự nhiên chính là yếu tố đầu tiên tạo nên nền văn minh lâu đời ấy Ấn Độ là một bán đảo ở Nam Á, có hình dáng gần như hình tam giác và bị ngăn cách bởi dãy Himalaya, điều này khiến Ấn Độ trở thành tiểu lục địa rộng lớn khép kín Thiên nhiên Ấn Độ cũng vô cùng phong phú và đa dạng với hau miền khí hậu ở hai khu vực Bắc Nam khác nhau rõ rệt Đặc biệt về sông ngòi, hằng năm tới mùa tuyết tan, nước từ dãy Himalaya theo hai con sông Ấn và sông Hằng lại đem phù sa tới bồi đắp cho những cánh đồng ở Bắc Ấn giúp cho nhân dân canh tác trồng trọt vì thế mà nông nghiệp luôn luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế Về dân cư, Ấn Độ là một quốc gia đa sắc tộc, điều này đã tạo ra sự đa dạng về tôn giáo, tư tưởng ở Ấn Độ Về điều kiện lịch sử, có thể chia thành bốn thời kì lớn bao gồm : Thời kì văn minh lưu vực sông Ấn ( từ đầu thiên kỉ III đến giữa thiên kỉ II TCN ); Thời kì VêĐa ( từ giữa thiên kỉ II đến giữa thiên kỉ I TCN ); Thời kì từ thế kỉ VI TCN đến thế kỉ XII; Thời kì từ thế kỉ XIII – XIX Việc trải qua nhiều thời kì như trên với sự trị vì khác nhau của các vị vua đã tạo nên được nền văn minh Ấn Độ đặc sắc 2, Kiến trúc Ấn Độ giáo Tuy rằng có nhiều thành tựu trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng có thể nói nghệ thuật về kiến trúc là một trong những thành tựu nổi bật nhất của nền văn minh Ấn Độ cổ trung đại Như ta đã biết, Ấn Độ một là nơi có nghệ thuật tạo hình phát triển vượt bậc với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo Khi nói đến nghệ thuật kiến trúc của văn minh Ấn Độ cổ trung đại ta không thể không kể đến những thành tựu kiến trúc Ấn Độ giáo Các công trình kiến trúc Ấn Độ giáo được xây dựng nhiều nơi trên đất nước Ấn Độ vào khoảng thế kỉ VII – XIII Những thành tựu kiến trúc Ấn Độ giáo của văn minh Ấn Độ cổ trung đại chủ yếu là đền, tháp và nhiều công trình có giá trị lớn khác Nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến kiến trúc của nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc của Việt Nam nói riêng II, Những thành tựu tiêu biểu về kiến trúc Ấn Độ giáo của văn minh Ấn Độ thời cổ trung đại 1, Khu Đền tháp Ellora Đặc điểm nổi bật trong toàn bộ quần thể hang động Ellora chính là những công trình tôn giáo được thiết kế và xây dựng theo lối kiến trúc chạm khắc trên đá nguyên khối rất độc đáo Có tất cả 34 động đền thờ và động tu viện của đạo Phật, đạo Hindu và đạo Giai-na nằm bên trong khuôn viên quần thể hang động Ellora Trong đó, hang động Phật giáo gồm 12 công trình (động số 1 - 12), hang động Hindu giáo gồm 17 công trình (động số 13 – 29), hang động Giai-na giáo gồm 5 công trình (động số 30 – 34) Những công trình kiến trúc cổ xưa này đã được xây dựng vào thế kỷ V – thế kỷ X Công trình nổi bật nhất trong quần thể hang động Phật giáo ở Ellora là động số 5 với chiều sâu là 35.66 m và chiều ngang 17 m, có hành lang bao quanh và 24 cột đá đỡ trần động Trên tường động được chạm khắc tượng của các vị bồ tát, các hoa văn, họa tiết cũng rất tinh xảo và sinh động Được xem là trọng tâm trong toàn bộ quần thể kiến trúc cổ tại Ellora là hang động số 16 (còn gọi là Kailasha) của Hindu giáo Đây là một thiết kế để nhắc nhở Mount Kailash, nơi ở của Chúa Shiva - tựa như đứng một mình, một ngôi đền phức tạp và đa tầng, nhưng nó đã được chạm khắc từ một tảng đá duy nhất Động được tạc theo hướng từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong Phần chính của công trình kiến trúc này là ngôi đền thờ chính giữa được tạc tách rời với phần núi bao quanh Người ta nói rằng ngôi đền này được tạc qua mười thế hệ và phải mất 200 năm mới hoàn thành Cổng chính của ngôi đền, chúng ta sẽ thực sự choáng ngợp bởi sự quy mô và hùng vĩ của các hạng mục kiến trúc nơi đây Đối xứng hai bên của ngôi đền là hai thạch trụ và hai con voi đá uy nghiêm đứng chầu Chính giữa là ngôi đền đặc trưng của Hindu giáo với một lầu trên cao thờ Linga Mặt sau của ngôi đền là hàng loạt voi đá như tạo thành bệ đỡ cho ngôi điện thờ nằm phía trên Tường của các vách núi bao bọc xung quanh là các gian phòng triển lãm hai tầng Tất cả những hạng mục kiến trúc nơi đây đều vô cùng tuyệt diệu, thể hiện trình độ đỉnh cao của nghệ thuật khắc đá Ấn Độ Nằm tách biệt với quần thể hang động Phật giáo và Hindu giáo khá xa là hệ thống 4 hang động của Giai-na giáo Hang động số 32 là hang động nổi bật nhất trong bốn hang động ở đây Phía trước gian chính thờ một vị thánh Giai-na giáo là cổ tháp với nhiều nét điêu khắc độc đáo Nằm lệch về một phía của cổ tháp là một thạch trụ và một con voi đá thay vì từng cặp được tạc đối xứng như đền Kailas Từ đó có thể khẳng định rằng đền tháp Ellora là một trong những công trình vô cùng đặc sắc, tiêu biểu cho kiến trúc Ấn Độ giáo lúc bấy giờ 2, Khu Đền tháp Khajuraho Đến một thành phố nhỏ ở cao nguyên miền Trung bắc Ấn Nơi đây có ngôi đền về giới tính nổi tiếng của người dân sông Hằng với cái tên Khajuraho Kiến trúc của Khajuraho mang phong cách kiến trúc của miền Bắc Ấn Độ Điểm chung lớn nhất giữa chúng là nhìn bên ngoài trông chúng đều lộn xộn như nhau, điều này lại tương phản với kiến trúc của người Hồi giáo Nhưng nhìn kỹ sẽ cảm nhận được vẻ đẹp đằng sau những cái lộn xộn đó Giống như nhiều ngôi đền nổi tiếng ở Ân Độ, Khajuraho nằm ở nơi cách xa làng xóm Bao quanh hàng trăm mét vuông là rừng rậm hoặc thảo nguyên Chùa chính của Khajuraho được xây dựng tại khu vực trung tâm, hơn 20 ngồi đền lớn nhỏ nằm rải rác trên bình nguyên trong phạm vi 6km2 Ðược xây dựng dần dần trong hai thế kỷ X và XI, nơi đây từng có hơn 80 ngôi chùa nhưng trải qua sự bào mòn của thiên nhiên, hơn 50 ngôi chùa đã bị sụp đổ Những quần thể kiến trúc còn tồn tại được chọn làm Di sản văn hoá thế giới Kiến trúc của Khajuraho chịu ảnh hưởng đậm nét của kiến trúc Ấn Độ Đó là tượng được khắc từ dưới lên trên, từ thô ráp đến tinh xảo, từ con người, động vật đến thần tiên, các tầng lớp được phân cấp rõ ràng Điểm khác biệt ở Khajurah là dù ở thế giới phàm trần hay tiên cảnh thì phần lớn họ đang trong tư thế âu yếm nhau Hơn thế nó còn được biểu đạt muôn hình vạn trạng, thậm chí cả động vật đang giao phối cũng có Nơi đây nổi tiếng bởi các bức tượng trong và ngoài chùa đều có liên quan đến cảnh giao hoan Có người cho rằng mục đích của người xưa làm vậy là để chống sét vì thần sét và trinh tiết ở Ấn Độ có liên quan mật thiết với nhau Thần sét đại diện cho người con gái đồng trinh, vì vậy khi nhìn thấy những bức tượng như vậy, cô sẽ xấu hổ mà lẩn tránh Trong ngôi đền này không chỉ một hai bức tượng có liên quan đến cảnh quan hệ mà là hàng trăm, hàng nghìn bức tượng đều thế Đây là một trong những thành tựu vô cùng nổi bật của kiến trúc Ấn Độ thời cổ trung đại, được đánh giá là một trong những khu đền độc đáo và xuất sắc nhất Ấn Độ 3, Thánh tích nổi tiếng Mahabalipuram Mahabalipuram là một cụm kiến trúc đặc biệt gồm những ngôi đền to, nhỏ khác nhau nằm chen nhau được tách trực tiếp vào những tảng đá lớn liền khối như các catha (thiên xa) và một đền thờ Chiva có tên là Đền ven biển cũng được xây hoàn toàn bằng đá Bên cạnh các ngôi đền đều có những tượng lớn: voi, sư tử, bò Trong số tám thiên xa bằng đá, khối nổi bật lên là Năm ratha đứng cạnh nhau mang tên những người anh em nhà Pandava trong sử thi Mahabharata và người vợ chung của họ Yudisthira, Đharmaradja, Ácguiman Bhima và Nakula Nhưng mỗi thiên xa đá khối có vóc dáng riêng của nó như thân vuông, mỗi cạnh dài 8,85mét, cao 12,2 mét và bộ mái ba tầng thu nhỏ dần về phía đỉnh Hai tầng mái phía dưới có hành lang bao quanh và được tô điểm bằng các tháp nhỏ, còn tầng thứ ba hay tầng trên cùng lại là cả một khối vòm tròn lớn Nếu Đharmaradja ratha có hình vuông thì Bhimaratha nằm ngay bên cạnh lại là kiến trúc hình chữ nhật dài 14,6 mét, cao 7,90 mét và có bộ mái hoàn toàn khác: mái dài, hai cánh cong như lưng voi Ở đây, dường như tất cả các ngôi đền ở Mahabalipuram đều được trang trí bằng điêu khắc Đáng kể nhất và có giá trị nhất về nghệ thuật điêu khắc của Mahabalipuram là bức phù điêu đá khổng lồ Nó đã mô tả được các câu chuyện huyền thoại về dòng sông Hằng linh thiêng Với nhiều ngôi đền độc đáo và những hình phù điêu khổng lồ quả là điều kỳ diệu của nghệ thuật miền nam Ấn Độ Không phải ngẫu nhiên mà có các nhà khoa học đã ví khu đền Mahabapuram như đỉnh Everest của nghệ thuật cổ Trung đại của Ấn Độ 4, Thành phố thánh Bhuvanesvar Được xây dựng trên vùng đầm lầy ven biển Orissa, thành phố thánh Bhuvanesvar được nhắc đến như là một trong những kỳ quan của Ấn Độ một nền nghệ thuật có chiều dài lịch sử từ thế kỷ III trước công nguyên, đến thế kỷ XVI với bốn giai đoạn phát triển.Thời kỳ xây dựng rầm rộ nhất vào thế kỷ VII với hàng ngàn ngôi đền được dựng lên Tuy nhiên, những ngôi đền đẹp nhất của ngôi đền này còn nguyên vẹn quy mô và dạng thức kiến trúc hiện nay chỉ còn khoảng 30 công trình Hầu hết những công trình này được xây dựng xung quanh hồ Bindu Sagar, nơi mà theo truyền thuyết của Ấn Độ giáo, hội tụ và chứa đựng các dòng nước thánh ở Ấn Độ Các ngôi đền này dù khác nhau về kiểu dáng nhưng kiến trúc của chúng như thể một hòn núi nhô lên từ lòng đất với hai dạng chính: Rekha hình nón dạng tổ ong với chóp hình nón và Bhadra giống như dạng kim tự tháp được đắp cao Phía trước nhiều ngôi đền đựơc đánh dấu bằng một cổng dẫn bằng đá trang trí rất hoa lệ và chỗ để thắp đuốc trong các buổi lễ tế Cấu trúc của các đền thờ này được xây bằng những vòm khung với tay đỡ, những tảng đá lớn được xếp như những kim tự tháp lõm chồng lên nhau.Nếu như đền Parashurameshwar, ngôi đền cổ nhất ở Bhuvanesvar, được tạo hình với mái vòm nổi tiếng với các cửa sổ mắt cấp bằng đá và những chú lùn nhảy múa thì cách đó vài 3 trăm mét, ngôi đền Muktesvak được gọi là “giấc mơ trên đá sa thạch” với bề mặt được tạo hình bởi hình ảnh các vị thần, các đôi nam nữ khoả thân.Với những gì còn lại sau những xâm thực của thiên nhiên, bằng sự huy hoàng và tráng lệ vẫn đang hiện diện và sống động như cuộc sống hiện tại, Bhuvanesvar được xem là niềm tự hào của kiến trúc Ấn Độ giáo III, Đánh giá, nhận xét những thành tựu kiến trúc Ấn Độ giáo của văn minh Ấn Độ cổ trung đại và ảnh hưởng của nó đến kiến trúc Việt Nam 1, Đánh giá, nhận xét những thành tựu kiến trúc Ấn Độ giáo của văn minh Ấn Độ cổ trung đại Các công trình kiến trúc đều mang đậm nét tôn giáo và ảnh hưởng mạnh mẽ từ đạo Hindu, từ đó tạo nên những giá trị lịch sử hết sức sâu sắc, ghi nhận các bước phát triển của Ấn Độ giáo, nghệ thuật kiến trúc điêu khắc vào thời gian này đã đạt đến độ tinh sảo, khẳng định sức sáng tạo của con người và đã làm phong phú thêm kho tàng kiến trúc văn hoá nhân loại Đây là những thành tựu kỹ thuật vô cùng xuất sắc, nó để lại cho chúng ta những di sản có giá trị lớn không chỉ về mặt tôn giáo tín ngưỡng mà còn về các ngành khoa học như khảo cổ và xây dựng Qua thời gian dài, cho dù bị tàn phá bởi tự nhiên và chiến tranh nhưng các công trình này vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo đặc trưng, chúng có sức sống lâu bền, đi vào tiềm thức của người dân Ấn Độ nói riêng và toàn nhân loại nói chung 2, Ảnh hưởng kiến trúc Ấn Độ giáo của văn minh Ấn Độ thời cổ trung đại đến kiến trúc Việt Nam Ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ giáo cũng được thể hiện rõ nét ở khu vực Trung và Nam bộ ở Việt Nam, đặc biệt là trên các công trình điêu khắc ở tháp Chăm Mỹ Sơn, các mảng điêu khắc vũ nữ Trà Kiệu, tượng Apsara, các động tác múa có ảnh hưởng từ các điệu múa nghi lễ, múa cung đình Ấn Độ đã được bản địa hóa Nghệ thuật và kiến trúc qua bố cục đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ Khu thánh địa có một tháp chính (kalan) và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh Meru thần thánh, nơi cư ngụ của các vị thần Hindu Cổng tháp thường quay về phía Đông để tiếp nhận ánh sáng Mặt Trời Nhiều tháp có kiến trúc rất đẹp với hình những vị thần được trang trí nhiều loại hoa văn Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Shiva - thần bảo hộ của các triều vua Chămpa Tại khu tháp cổ Mỹ Sơn, người ta thấy có nhiều hiện vật tiêu biểu trong đó đặc biệt là có những tượng vũ nữ, các thần linh thờ phụng của dân tộc Chăm, những con vật thờ, cũng như những cảnh sinh hoạt cộng đồng Nhìn chung, trong toàn bộ hiện vật, người ta có thể thấy được những nét độc đáo riêng biệt của kiến trúc và điêu khắc Chăm có nguồn cảm hứng từ nghệ thuật Ấn Độ là Ajanta, Badami và Ellora Ngoài ra, sự ảnh hưởng đậm nét của văn hóa Ấn Độ thông qua văn hóa Chăm còn thể hiện rõ nét với nhiều phong cách khác nhau ở các tháp cổ ở Đồng Dương (Thăng Bình, Quảng Nam), ở Tam An (Tam Kỳ, Quảng Nam, hay ở di tích tháp Chăm mới được phát hiện ở xóm Cấm, Hòa Thọ Đông (Cẩm Lệ, Đà Nẵng)… Như vậy, qua những công trình kiến trúc còn tồn tại ở di tích văn hóa Mỹ Sơn và ở nhiều khu vực khác, chúng ta có thể thấy những biểu hiện của sự giao lưu giữa các nền văn hóa, đặc biệt là sự kết tinh rực rỡ của các yếu tố văn hóa của nền văn minh Ấn Độ nói chung và kiến trúc Ấn Độ giáo nói riêng ở trên mảnh đất thánh địa này KẾT BÀI Văn minh Ấn Độ là một nền văn minh phát triển, những giá trị của văn minh Ấn Độ nói chung và thành tựu rực rỡ trên lĩnh vực kiến trúc Ấn Độ giáo nói riêng đã trở thành một bộ phận quan trọng của văn minh nhân loại và có sức lan tỏa rất mạnh mẽ, nhất là lan tỏa tới khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam Tuy mỗi phong cách kiến trúc tiêu biểu cho một khung niên đại nhất định thể hiện quá trình phát triển rực rỡ hoặc lụi tàn, song văn minh Ấn Độ đã để lại những giá trị mang đặc trưng riêng “bí ẩn nhưng huyền diệu, chân thực nhưng hùng vĩ, tâm linh nhưng lại rất đời thường” các công trình kiến trúc đó đã đóng góp cho nền văn minh nhân loại và kho tàng văn hóa thế giới những thành tựu kiến trúc vẫn còn sống mãi với thời gian DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, Lịch sử văn minh thế giới – Vũ Dương Ninh ( Chủ biên ) – Nhà xuất bản giáo dục 2, Lịch sử thế giới cổ đại – Lương Ninh ( Chủ biên ) - Nhà xuất bản Giáo dục 3,http://chuyentrang.tuoitre.vn/TTC/Index.aspx? ArticleID=92197&ChannelID=3 4,http://chuyentrang.tuoitre.vn/Vieclam/Index.aspx? ArticleID=103718&ChannelID=100 5,http://disanthegioi.info/ArticleDetail.aspx? articleid=60877&sitepageid=276 6, http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-the-gioi/van-hoa-nam-a- va-tay-nam-a/1108-khajuraho-mot-ngoi-den-doc-dao-trong-van-hoa-an-do.html PHỤ LỤC Một số hình ảnh tiêu biểu về kiến trúc Ấn Độ giáo của nền văn minh Ấn Độ cổ trung đại Khu đền tháp Khajuraho Khu đền Khajuraho có thể được coi là một bảo tàng ngoài trời với hàng triệu hình chạm khắc tinh xảo trên đá sa thạch Khắp bề mặt các ngôi đền, từ những bậc đá lên tới tận đỉnh tháp, là các bức tượng bằng đá diễn tả cảnh sinh hoạt của người Ấn Ðộ thời cổ đại Qua những câu chuyện lịch sử trên đá này, chúng ta có thể hình dung ra mức độ phát triển của xã hội Ấn Độ hàng ngàn năm trước Đây là một trong những thành tựu vô cùng nổi bật của kiến trúc Ấn Độ thời cổ trung đại, được đánh giá là một trong những khu đền độc đáo và xuất sắc nhất Ấn Độ, được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới vì “những giá trị sáng tạo nghệ thuật độc nhất vô nhị” Khu Đền tháp Ellora Quần thể hang động Ellora là công trình kiến trúc thể hiện rõ nhất thời kỳ lịch sử Mohammd Bin Tughlak – người cai trị ở Delhi, Ấn Độ vào thế kỷ 14 Cấu trúc phía bên trong hang động khá phức tạp với những hành lang và lối đi ngược xuôi Một số hang động có 2 tầng hoặc 3 tầng và có hành lang riêng Tổng thể những công trình kiến trúc hang động ở Ellora tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp, mang đến cho người ta một cảm giác bình yên khi đến thăm nơi đây Thánh tích nổi tiếng Mahabalipuram Thánh tích nổi tiếng Mahabalipuram được biết đến với nhiều ngôi đền độc đáo và những hình phù điêu khổng lồ quả là điều kỳ diệu của nghệ thuật miền nam Ấn Độ Không phải ngẫu nhiên mà có các nhà khoa học đã ví khu đền Mahabapuram như đỉnh Everest của nghệ thuật cổ Trung đại của Ấn Độ.Họ sử dụng vật liệu bằng đá để xây dựng và điêu khắc, chứng tỏ nghệ thuật chạm khắc đến mức tinh vi Họ muốn làm ra một tác phẩm để lại cho mọi thế hệ sau này chiêm ngưỡng Thành phố thánh Bhuvanesvar Thành phố của những ngôi đền này được so sánh như một “toà thánh" của Ấn Độ bởi sự hùng vĩ của những ngôi đền tượng trưng cho núi vũ trụ Mêru.Với những gì còn lại sau những xâm thực của thiên nhiên, bằng sự huy hoàng và tráng lệ vẫn đang hiện diện và sống động như cuộc sống hiện tại, Bhuvanesvar được xem là niềm tự hào của kiến trúc Ấn Độ giáo Và như đại thi hào Tagor đã viết, Bhuvanesvar là “nơi ở của Thượng đế được bao phủ bởi những cái thiện và cái ác, cái vĩ đại cũng như cái tầm thường và những hoạt động của con người Cuộc sống này là đền thánh đời đời của ngài” Một số hình ảnh về sự ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ giáo đến kiến trúc Việt Nam Tháp Chăm – Mỹ Sơn Kiến trúc Chăm luôn dựa vào môtíp của Ấn Độ giáo để rồi biến hoá thành cái riêng mình Các tháp Chăm hướng về hình khối đơn giản, vốn cũng chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo như ở Ấn Độ, đền tháp Ăngko (Campuchia), tháp Borobudur (Indonesia) Tháp Chăm luôn hướng về sự cân xứng, đẹp mắt, vừa độc đáo vừa có cá tính, kĩ thuật, bí quyết riêng mà đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn Đó là thành tựu, là nét bản sắc riêng biệt, cho thấy sự tiếp biến văn hóa tài tình, sức sáng tạo, tài ba độc đáo của những nhà kiến trúc, điêu khắc Chăm xưa ... kiến trúc Ấn Độ giáo III, Đánh giá, nhận xét thành tựu kiến trúc Ấn Độ giáo văn minh Ấn Độ cổ trung đại ảnh hưởng đến kiến trúc Việt Nam 1, Đánh giá, nhận xét thành tựu kiến trúc Ấn Độ giáo văn. .. tơn giáo Khi nói đến nghệ thuật kiến trúc văn minh Ấn Độ cổ trung đại ta không kể đến thành tựu kiến trúc Ấn Độ giáo Các cơng trình kiến trúc Ấn Độ giáo xây dựng nhiều nơi đất nước Ấn Độ vào... vua tạo nên văn minh Ấn Độ đặc sắc 2, Kiến trúc Ấn Độ giáo Tuy có nhiều thành tựu nhiều lĩnh vực khác nói nghệ thuật kiến trúc thành tựu bật văn minh Ấn Độ cổ trung đại Như ta biết, Ấn Độ nơi có

Ngày đăng: 13/05/2020, 13:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan