Hệ thống miếu thờ Đại nội huế

18 5K 61
Hệ thống miếu thờ Đại nội huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giới thiệu hế thống miếu thờ trong kinh thành Huế . Khu vực các miếu thờ ở Đại Nội Huế nằm ở góc đông nam của hoàng thành Huế, bên trái Ngọ Môn. Các miếu thờ được sắp xếp theo thứ tự “tả chiêu hữu mục” (bên trái trước, bên phải sau, lần lượt theo thời gian) , được bố trí ở phía trước, hai bên trục dọc của Hoàng Thành theo thứ tự từ trong ra gồm: Bên trái có các miếu thờ Nguyễn Kim (Triệu Tổ Miếu), miếu thờ các vị chúa Nguyễn (Thái Tổ Miếu) Bên phải có các miếu thờ cha vua Gia Long là Nguyễn Phúc Luân (Hưng Tổ Miếu) và miếu thờ các vị vua nhà Nguyễn (Thế Tổ Miếu). Trong đó, hai miếu chính quan trọng nhất là Thế Miếu và Hưng Miếu, đây được coi là các công miếu, nơi triều đình tổ chức cúng tế, nữ giới (kể cả hoàng hậu) không được tham dự.

ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH: HỆ THỐNG KHU VỰC MIẾU THỜ Ở ĐẠI NỘI KINH THÀNH HUẾ Khu vực các miếu thờ ở Đại Nội Huế nằm ở góc đông nam của hoàng thành Huế, bên trái Ngọ Môn. Các miếu thờ được sắp xếp theo thứ tự “tả chiêu hữu mục” (bên trái trước, bên phải sau, lần lượt theo thời gian) , được bố trí ở phía trước, hai bên trục dọc của Hoàng Thành theo thứ tự từ trong ra gồm: - Bên trái có các miếu thờ Nguyễn Kim (Triệu Tổ Miếu), miếu thờ các vị chúa Nguyễn (Thái Tổ Miếu) - Bên phải có các miếu thờ cha vua Gia Long là Nguyễn Phúc Luân (Hưng Tổ Miếu) và miếu thờ các vị vua nhà Nguyễn (Thế Tổ Miếu). Trong đó, hai miếu chính quan trọng nhất là Thế Miếu và Hưng Miếu, đây được coi là các công miếu, nơi triều đình tổ chức cúng tế, nữ giới (kể cả hoàng hậu) không được tham dự. Hình 1 – Sơ đồ khu vực vị trí các miếu thờ trong Hoành thành Huế Khu vực này được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX, trước đây gồm có 9 công trình, hiện nay chỉ còn 5 công trình là: Thế Miếu, Hưng Miếu, Hiển Lâm Các, Miếu Thổ Công, và Nhà Thần Trù, ngoài ra trong khu vực này còn có Cửu Đỉnh. Riêng Thái Miếu và Triệu Miếu nằm ở bên phải Ngọ Môn 1. Hưng Tổ Miếu (hay Hưng Miếu) Hưng Miếu hay Hưng Tổ Miếu (Hưng nghĩa là khởi nghiệp, nghĩa khác là thịnh vượng) là ngôi miếu thờ Thế tử Nguyễn Phúc Luân (hay Nguyễn Phúc Côn) và bà Nguyễn Thị Hoàn - song thân của vua Gia Long, vị trí ở tây nam Hoàng thành (cách Thế Miếu chừng 50 mét về phía Bắc), ngôi miếu hiện được dùng để thờ. 1.1 Lịch sử Nguyễn Phúc Luân, đáng lẽ sẽ là người lên ngôi chúa, nhưng trong nội bộ chúa Nguyễn có loạn quyền thần Trương Phúc Loan nên ông bị giam vào ngục và mất tại nhà riêng. Tuy mất sớm (32 tuổi): nhưng ông đã để lại đến 6 người còn trai và 4 người con gái, trong đó có Nguyễn Phúc Ánh, tức Gia Long - vị hoàng đế đầu tiên của Triều Nguyễn sau này. Sau khi lên ngôi Hoàng đế năm 1802, vua Gia Long tìm lại mộ phần của phụ thân và xây dựng một ngôi miếu để thờ phụng. Theo sách sử triều Nguyễn, việc xây dựng được hoàn tất chỉ trong 4 tháng (tháng 4 năm 1804 đến tháng tháng 8 năm 1804) trên địa điểm của Thế Miếu ngày nay, chính thức sử dụng từ tháng 3 năm 1805, ngôi miếu khi ấy có tên là Hoàng Khảo Miếu (ngôi miếu dùng để thờ phụng vua cha). Đến năm 1821, vua Minh Mạng cho dời Hoàng Khảo Miếu lùi về phía sau địa điểm cũ 50m để sử dụng khu đất của Hoàng Khảo Miếu xây Thế Miếu. Công việc di dời diễn ra từ 23-3 đến 16 -4, sau khi hoàn tất ông cho đổi tên khu miếu thành Hưng Tổ Miếu. Tháng 2 năm 1947, khu miếu bị đốt cháy cùng với Tử Cấm Thành và nhiều cung điện khác. Năm 1950, Bảo Đại về Huế mua lại An Khánh Vương từ, vốn là nơi thờ một người dòng dõi hoàng tộc là An Khánh Vương Nguyễn Phúc Quang (con vua Gia Long) với giá 300.000 đồng (tiền lúc ấy) để xây dựng lại thành Hưng Miếu mới. Năm 1951, một nhà thầu lúc bấy giờ có tên là Nguyễn Ngọc Bang được giao việc dời An Khánh Vương từ về tái lập thành Hưng Miếu mới. Năm 1995, nó được trùng tu lại một lần nữa. Trong lần này miếu được sơn son thiếp vàng 1.2 Kiến trúc miếu Kiến trúc của Hưng Miếu hiện tại có nền tảng từ An Khánh Vương từ. Nhưng vì mặt bằng của Hưng Miếu cũ nhỏ hơn An Khánh Vương từ nên khi xây dựng người ta buộc phải dời hai hàng cột mỗi bên và cắt bớt một số mái ở cả hai bên Trên một mặt bằng gần như vuông: 19m x 19,20m người ta cấu trúc tòa nhà theo thức trùng diêm và trùng lương của các cung điện khác ở Huế. Miếu là một ngôi nhà kép chừng 400m2 mái được lợp bằng ngói âm dương men vàng, nền cao 0,68 m bó bằng đá Thanh. Toàn bộ dàn trò (9 hàng cột tình từ trước đến dau và 8 hàng cột tính từ trái sang phải, kê chân trên đá tảng) cùng với các mảng trang trí đều được làm bằng gỗ quý: lim, sao, kền kền, huê mộc. Tất cả các kèo điều được trang rất tinh xảo, mặt dưới và mặt trên đều được trạm trổ hoa lá và hình ảnh có tác dụng làm các bộ phận gỗ trở nên nhẹ nhàng. Các cột trốn tuy nhỏ, nhưng hai đầu được đẽo vuốt vào rồi nở ra hình hoa sen, rất ăn khớp với nhau. Giữa 2 cột trốn của mồi vì kéo còn dựng thêm các khung gỗ được chạm lộng hình kỷ hà với kích cỡ khác nhau thay đổi theo từng tầng. Hệ thống liên ba chia làm 4 tầng mỗi tầng phân khoảng thành các ô hộc được trang trí theo lối Nhất thi Nhất họa khắc nổi nhiều chủ đề: đôi sáo, đàn tỳ, pho sách đôi chỗ còn có cả cây kiếm và cây như ý Mặt dưới mặt tiền hạ doanh được trang trí một dải bản gỗ hình chữ U chai ra làm ô hộc với lối trang trí giống hệ thống nhất liên hạ Hai giang áp chót đối xứng nhau dưới trần thừa lưu, có hai bức đố bằng gỗ được chạm nổi, chạm lộng, chạm kênh bông ở cả hai mặt trong và ngoài, ở chính giữa mỗi mặt là hình ảnh nổi của một trong 8 bát bửu Đằng trước miếu có một hàng cột gồm sáu cái đứng trên mặt sân được xây bằng xi măng giả đá. Ở đầu cột chắp hình hoa sen đỡ lấy con-xơn (console) Phần chính doanh gồm có 3 gian và 2 kép, tiền doanh có 5 gian và 2 chái đơn. Mặt trước của mỗi chái đơn mà mộ mảng tường xây được trang trí chữ "thọ" cách điệu, có tác dụng tăng tính chụi lực. Sân trước Hưng Miếu có hình chữ nhật (20m x 18,45m) được lát gạch bát tràng. Giữa sân là đường thần đạo lát bằng đá thanh, chạy từ bậc thềm ra đến Miếu môn phía trước rộng 2,15m. Song song với hàng cột hiên là dãy các chậu sứ trồng cây cảnh mỗi chậu đặt trên đôn bằng đá gồm 6 cái. Bên phải sân có một cái lư dùng để đốt tờ sớ. Bên phải trái trong khuôn viên Hưng Miếu còn có hai ngồi nhà Thần Khố (nhà kho của Thần) và Thần Trù (nhà bếp của Thần). Các khuôn viên được bao bọc bằng một bức tường cao xây bằng gạch với 4 cửa đối xứng từng cặp: Chương Khánh, Dục Khánh, Trí Tướng và Ứng Tường. Bên trái khuôn viên hiện vẫn còn 2 bia đá: bia đá dựng năm 1804 khắc bài văn Ngự chế của Gia Long và bia đá dựng năm 1821 khắc bài văn Ngự chế của Minh Mạng nói lại lịch sử xây dựng Hưng Miếu và Thế Miếu. Ngày nay, Hưng Tổ Miếu không còn được vẻ uy nghi như xưa, nhưng lối vào, cổng tam quan, vẫn mang đậm nét truyền thống của kiến trúc kinh thành Huế. 2. Thế Tổ Miếu ( hay Thế Miếu) Thế Tổ Miếu thường gọi là Thế Miếu tọa lạc ở góc tây nam bên trong Hoàng thành Huế, là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn. Đây là nơi triều đình đến cúng tế các vị vua quá cố, nữ giới trong triều (kể cả hoàng hậu) không được đến tham dự các cuộc lễ này. 2.1 Xây dựng Nguyên ở nơi này trước kia là miếu thờ ông Nguyễn Phúc Côn, thân sinh vua Gia Long gọi là tòa Hoàng Khảo Miếu. Đến nămMinh Mạng thứ 2 (1821), Hoàng Khảo Miếu được dời lùi về phía bắc khoảng 50 m để dành vị trí xây tòa Thế Tổ Miếu thờ vua Gia Long và Hoàng hậu. Miếu được xây dựng trong 2 năm (1821-1822), ban đầu chỉ dành để thờ Thế Tổ Cao Hoàng Đế (vì thế mới có tên gọi Thế Tổ Miếu) nhưng về sau trở thành nơi thờ tất cả các vị vua của triều Nguyễn. 2.2 Kiến trúc Khuôn viên của Thế Tổ Miếu có hình chữ nhật, diện tích khoảng trên 2ha, chiếm đến 1/18 diện tích toàn bộ các khu vực bên trongHoàng thành và Tử Cấm thành. Tòa Thế Tổ Miếu là một công trình kiến trúc gỗ rất lớn được xây theo lối "trùng thiềm điệp ốc" đặt trên nền cao gần 1 m. Bình diện mặt nền hình chữ nhật (54,60 m × 27,70 m), diện tích 1500 m². Nhà chính có 9 gian và 2 chái kép, nhà trước có 11 gian và 2 chái đơn, nối liền nhau bằng vì vỏ cua chạm trổ rất tinh tế. Mái được lợp ngói hoàng lưu ly với đỉnh nóc gắn liền thái cực bằng pháp lam rực rỡ. Bên trong khuôn viên ngoài tòa Thế Tổ Miếu là công trình chính còn có thêm các công trình khác như Thổ Công Từ, Cửu Đỉnh, Hiển Lâm Các, Canh Y điện, Tả Vu, Hữu Vu. 2.3 Các Án thờ vua Nguyễn Bên trong miếu, ngoài án thờ vua Gia Long và 2 Hoàng hậu đặt ở gian giữa, các án thờ của các vị vua còn lại đều theo nguyên tắc "tả chiêu, hữu mục" để sắp đặt. Tuy nhiên, theo gia pháp của họ Nguyễn, các vị vua bị coi là "xuất đế" và "phế đế" đều không được thờ trong tòa miếu này, do đó, trước năm 1958, bên trong Thế Tổ Miếu chỉ có 7 án thờ của các vị vua dưới đây: 1. Án thờ Thế Tổ Cao Hoàng Đế (vua Gia Long) và 2 Hoàng hậu Thừa Thiên, Thuận Thiên ở gian chính giữa. 2. Án thờ Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế (vua Minh Mạng) và Hoàng hậu ở gian tả nhất (gian thứ nhất bên trái, tính từ gian giữa). 3. Án thờ Hiến Tổ Chương Hoàng Đế (vua Thiệu Trị) và Hoàng hậu ở gian hữu nhất (gian thứ nhất bên phải, tính từ gian giữa). 4. Án thờ Dực Tông Anh Hoàng Đế (vua Tự Đức) và Hoàng hậu ở gian tả nhị (gian thứ hai bên trái). 5. Án thờ Giản Tông Nghị Hoàng Đế (vua Kiến Phúc) ở gian hữu nhị (gian thứ hai bên phải). 6. Án thờ Cảnh Tông Thuần Hoàng Đế (vua Đồng Khánh) và Hoàng hậu ở gian tả tam (gian thứ ba bên trái). 7. Án thờ Hoằng Tông Tuyên Hoàng Đế (vua Khải Định) và Hoàng hậu ở gian hữu tam (gian thứ ba bên phải). Đến tháng 10 năm 1958, án thờ 3 vị vua chống Pháp vốn bị liệt vào hàng xuất đế không được thờ trong Thế Tổ Miếu là Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân đã được hội đồng Nguyễn Phúc Tộc rước vào thờ ở Thế Tổ Miếu. Hiện nay án thờ vua Hàm Nghi được đặt ở gian tả tứ (gian thứ tư bên trái). Án thờ vua Thành Thái đặt ở gian tả ngũ (gian thứ năm bên trái), còn án thờ vua Duy Tân đặt ở gian hữu tứ (gian thứ tư bên phải). Còn các án thờ vua Dục Đức, Hiệp Hòa và Bảo Đại đến nay vẫn chưa có mặt trong Thế Tổ Miếu 2.4 Ngoại thất Bên ngoài Thế Tổ Miếu, trước mặt là một chiếc sân rộng lát gạch Bát Tràng. Trên sân đặt 1 hàng 14 chiếc đôn đá, bên trên đặt các chậu sứ trồng hoa. Hai bên sân lại có một đôi kỳ lân bằng đồng đứng trong thiết đình. Cuối sân là chín chiếc đỉnh đồng to lớn (Cửu Đỉnh) đặt thẳng hàng với 9 gian thờ trong miếu. Tiếp theo là gác Hiển Lâm, 3 tầng cao vút, hai bên có lầu chuông, lầu trống nối liền với gác bằng một bờ tường gạch. Bên dưới lầu chuông, lầu trống trổ 2 cửa, Tuấn Liệt (bên trái) và Sùng Công (bên phải). Bên ngoài bờ tường này có 2 miếu nhỏ cũng được gọi là Tả Vu và Hữu Vu thờ các công thần, thân huân thời Nguyễn. Thổ Công Từ và Canh Y điện đều là những tòa nhà hình vuông nằm đối xứng với nhau theo chiều đông - tây của Thế Tổ Miếu (điện Canh Y nằm ở phía đông đã bị hủy hoại từ lâu), ở sát thần phía tây của miếu còn có một cây thông cổ thụ, có hình dáng uốn lượn rất đẹp, tường truyền được trồng từ khi dựng Thế Tổ Miếu. 2.5 Các công thần được phối thờ 1. Thái sư Hoài quốc công Võ Tánh (?-1801) 2. Thái tử Thái sư Ninh Hòa quận công Ngô Tòng Chu (? - 1801) 3. Thái bảo Lâm Thao quận công Châu Văn Tiếp (? - 1784) 4. Thái bảo Bình Giang quận công Võ Di Nguy (? - 1801) 5. Thái phó Đoan Hùng quận công Nguyễn Văn Trương (? - 1810) 6. Thái phó Tiên Hưng quận công Phạm Văn Nhân (?-1815) 7. Thái phó Kiến Xương quận công Nguyễn Hoàng Đức (? - 1819) 8. Thái tử Thái sư Tuân Nghĩa hầu Tống Phước Đạm (? - 1794) 9. Thiếu bảo Duy Tiên hầu Nguyễn Văn Mẫn (?-1789) 10. Thiếu phó Phụ Dực hầu Đỗ Văn Hựu (?-1789)\ 11. Thái bảo Kinh Môn quận công Nguyễn Văn Nhân (? - 1822) 12. Thái phó Khoái Châu quận công Nguyễn Đức Xuyên (? - 1824) 13. Thái sư Tuy Thạnh quận công Trương Đăng Quế (1793 - 1865) 3. Thái Tổ Miếu ( hay Thái Miếu) Thái Tổ Miếu (tức Thái Miếu) là miếu thờ các vị chúa Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Miếu thờ từ chúa Nguyễn Hoàng đến chúa Nguyễn Phúc Thuần. Miếu được xây dựng từ năm Gia Long thứ 3 (1804) ở góc Đông Nam trong Hoàng thành, đối xứng với Thế Tổ Miếu ở phía Tây Nam. 3.1 Kiến Trúc Qui mô và bố trí kiến trúc của Thái Miếu gần tương tự như Thế Tổ Miếu. Tòa điện chính kiến trúc theo lối nhà kép trùng thiềm điệp ốc, chính đường 13 gian 2 chái kép, tiền đường 15 gian 2 chái đơn. Phía đông điện chính là điện Long Đức, phía nam có điện Chiêu Kính. Đối diện với điện Chiêu Kính ở phía tây là điện Mục Tư, phía bắc điện này có tòa nhà vuông. Trước sân Thái Miếu có gác Tuy Thành (tên cũ là gác Mục Thanh), 3 tầng, hình thức tương tự như gác Hiển Lâm ở Thế Miếu. Hai bên gác Tuy Thành có tường ngắn, trên có lầu chuông, lầu trống, dưới trổ cửa vòm. Phía nam của gác Tuy Thành, 2 bên có nhà Tả Vu, Hữu Vu. Toàn bộ khu vực Thái Miếu có tường gạch bao bọc, trổ 5 cửa ra các phía. Các án thờ của chúa Nguyễn đều đặt trong tòa điện chính, bài vị phối thờ các công thần đặt ở Tả Vu và Hữu Vu. Lễ tế tổ chức 1 năm 5 lần vào các tháng manh xuân, manh hạ, mạnh thu, mạnh đông và quý đông. 3.2 Các công thần được phối thờ  Tả vu 1. Tôn nhơn phủ Tôn nhân lệnh Nghĩa Hưng quận vương Tôn Thất Khê (1539-1616) 2. Tôn nhơn phủ Tả tôn chánh Quốc Oai công Tôn Thất Hiệp (1653-1675) 3. Tôn nhơn phủ Hữu tôn chánh Tương Dương quận vương Tôn Thất Hạo (?-?) 4. Tôn nhơn phủ Hữu tôn chánh Hải Đông quận vương Tôn Thất Đồng (?- 1777).  Hữu vu 1. Thái sư Uy quốc công Nguyễn Ư Kỷ (?-?) 2. Thái sư Hoằng quốc công Đào Duy Từ (?-1634) 3. Thái bảo Anh quốc công Nguyễn Hữu Tiến (?-1666) 4. Thái phó Tĩnh quốc công Nguyễn Hữu Dật (?-1681) 5. Thiếu phó Vĩnh An hầu Nguyễn Hữu Cảnh (?-1700) 6. Thái bảo Thăng Bình quận công Nguyễn Cửu Dật (?-1775) 7. Hiệp biện Đại học sĩ Tân Minh hầu Nguyễn Cư Trinh (?-1767) 3.3 Phục dựng Trong kháng chiến chống Pháp đầu năm 1947, khu vực Thái Miếu bị Việt Minh thiêu hủy gần như hoàn toàn. Năm 1971-1972, hội đồng trị sự Nguyễn Phước Tộc đã quyên góp và dựng lại 1 tòa nhà 5 gian trên nền cũ ngôi điện chính để làm nơi thờ tự các chúa Nguyễn. 4. Triệu Tổ Miếu Triệu Tổ miếu hay là Triệu Miếu (từ tiếng Hán Việt: 肇 Triệu là phát sinh, bắt đầu) là một công trình kiến trúc trong Hoàng thành Huế. Triệu Tổ miếu được xây dựng dưới thời vua thứ nhất của nhà Nguyễn, năm Gia Long thứ 3 (1804). Miếu này nằm ở phía bắc của Thái Miếu, là miếu thờ Nguyễn Kim, thân sinh của chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Miếu được xây trong một khuôn viên hình chữ nhật, tường phía nam gắn liền với tường Thái Miếu. Bên trong điện chính đặt án thờ Triệu Tổ Tĩnh Hoàng đế và Hoàng hậu. Mỗi năm tổ chức 5 lần tế tương tự như ở Thái Miếu. Các án thờ tại Triệu Tổ miếu mang ý nghĩa quan trọng về mặt lịch sử, văn hóa và nghệ thuật của dân tộc. Một trong ba án thờ trước đây là án thờ Nguyễn Kim, hai án thờ còn lại thờ tổ tiên của triều Nguyễn, dòng dõi Nguyễn Kim Về hình thức và qui mô kiến trúc, Triệu Miếu tương tự như Hưng Miếu, miếu gồm 1 tòa điện chính theo lối nhà kép, chính đường 3 gian 2 chái, tiền đường 5 gian 2 chái đơn. Hai bên điện chính có Thần Khố (phía đông) và Thần Trù (phía tây). Cùng với Thái Tổ Miếu, Hưng Tổ Miếu và Thế Tổ Miếu, Triệu Tổ Miếu là một trong những công trình tâm linh quan trọng nhất dưới thời Nguyễn (1802-1945), thể hiện truyền thống thờ cúng tổ tiên và nét văn hoá đặc sắc của người Việt Nam dưới thời Nguyễn, khi kinh đô đóng tại Huế 5. Điện Phụng Tiên Điện Phụng Tiên (chữ Hán 奉先殿, điện nơi thờ phụng người trước) là một ngôi điện nằm ở gần cửa Chương Đức, phía trước Cung Diên Thọ, cửa tây của Hoàng Thành, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Ngôi miếu dùng để thờ cúng các vua triều Nguyễn. Khác với Thế Miếu, điện này cũng thờ các vị vua và hoàng hậu nhà Nguyễn nhưng nữ giới trong triều được phép đến đây cúng tế 5.1 Lịch sử Thời gian xây dựng của điện là không rõ, chỉ biết là nó đã được xây dựng khi vua Gia Long vẫn còn sống. Khi đó nó là một ngôi điện bằng gỗ có tên là Hoàng Nhân, vị trí gần cửa Hiển Nhân (ngày nay là Đại học Nghệ thuật Huế). Khi Gia Long mất, quan tài của ông đã được quàn tại đây 3 tháng trước khi được an táng ở lăng Gia Long. Điện Hoàng Nhân là nơi thờ cúng Gia Long kể từ năm 1820. Năm 1829, vua Minh Mạng cho đổi tên điện Hoàng Nhân thành điện Phụng Tiên. Và đến năm 1837, ông cho dời điện từ vị trí gần cửa Hiển Nhân đến vị trí ngày nay, gần cửa Chương Đức. Mặc dù về sau, triều đình nhà Nguyễn có xây Thế Miếu với cùng một chức năng là thờ cúng Gia Long và các vị vua kế vị nhưng điện Phụng Tiên vẫn được duy trì để thờ các vua ấy, vì một lý do đặc biệt: theo quy định của Triều đình, Thế Miếu là "công miếu", các cuộc tế lễ ở đây đều là những buổi lễ có tính chất quốc gia với sự hiện diện của vua, hoàng thân và đình thần; tuyệt đối cấm nữ giới cho dù họ có là người trong Hoàng gia, nhưng họ có thể tới điện Phụng Tiên để thực hiện việc thờ tự. Điện cũng là nơi lưu trữ nhiều bảo vật của nhà Nguyễn, nhưng đến tháng 2 năm 1947, toàn bộ đã bị thất thoát cũng như đốt cháy theo điện trong chiến dịch tiêu thổ của Việt Minh. Hiện giờ chỉ còn lại cửa Tam Quan và vòng tường thành còn tương đối nguyên vẹn. 5.2 Kiến trúc Điện Phụng tiên là một tòa nhà kép to lớn, to ngang Thế Miếu nhưng có thêm mái lưa ở phía trước. Phần chính doanh có 9 gian 2 chái, mỗi gian thờ một vua; phần tiền doanh có 11 gian. Mái điện được lợp ngói ống hoàng lưu ly cùng với ngói câu đầu trích thủy; phần nền thì được lát bằng gạch Bát Tràng tráng men. Sân trước điện khá rộng cũng được lát bằng gạch Bát Tràng. Sát hiên trước có một hàng chậu sứ trồng cây cảnh được đặt trên các đôn bằng đá chạm. Cuối sân có một bể cạn lớn làm bằng đá, bên trong có một hòn non bộ, xây bằng đá tựa vào một bức bình phong giăng dài phía sau cửa tam quan. Ở giữa mặt trước khuôn viên có vòng thành bao quanh 5.3 Hoạt động Khi còn hoạt động với chức năng thờ tự của mình, điện Phụng Tiên là một đền thờ nguy nga lộng lẫy với rất nhiều đồ tự mà khi sinh thời các vua Nguyễn đã dùng. Một người Pháp tên Robert R. de la Susse đã gọi điện Phụng Tiên là một bảo tàng ở Hoàng cung Huế, qua lời mô tả của Susse : “Năm 1913 điện trông như một bảo tàng với việc hầu hết các bảo vật của các Vua và Hoàng hậu đều được thống kê và đưa vào tủ kính để ở đầu điện” Đồ được đặt trong tủ có rất nhiều loại: các khẩu súng hỏa mai nguyên do Pháp chế tạo của vua Tự Đức, các đồ đồng do người Việt đúc ở thời Minh Mạng, các loại đồ đồng tráng men, bộ sưu tập tiền đồng, các bảo vật của các đời vua và các chậu lung với cây cỏ, canh san hô được làm bằng vàng và ngọc, cùng với các đồ dùng của vua Tự Đức Trong số đó bảo vật đặc biệt nhất là hai bộ đồ thờ "tam sự" bằng ngọc bích, hai đĩa lớn đường kính 40 cm; hai bức trấn phong bằng ngọc thạch nguyên bản. Ngoài ra điện còn lưu trữ các bảo ấn, các kim sách, vương miện, đồ uống trà làm bằng vàng nguyên chất. [...]... Nhân đỉnh đối diện với án thờ vua Nguyễn Thánh Tổ, Chương đỉnh dối diện với án thờ vua Nguyễn Hiến Tổ, Anh đỉnh đối diện với án thờ vua Nguyễn Dực Tông, Nghị đỉnh đối diện với án thờ vua Nguyễn Giản Tông, Thuần đỉnh đối diện với án thờ vua Nguyễn Cảnh Tông, Tuyên đỉnh đối diện với án thờ vua Nguyễn Hoằng Tông, Dụ đỉnh đối diện với án thờ vua Hàm Nghi, Huyền đỉnh đối diện với án thờ vua Duy Tân 7.3 Họa... Nam hoành tráng Con số 9 cũng kết thúc một vòng lịch đại đầy đủ, tương ứng với cửu tộc Khởi đầu từ CAO tức thế hệ khai sáng và kết thúc ở HUYỀN là thế hệ sau cùng, khép kín một chu kỳ để đi vào cõi vĩnh hằng Từ CAO đến HUYỀN trong hệ thống thế thứ lịch đại, mỗi thế hệ tượng trưng cho một đức tính tốt: CAO, tức người khởi dựng, tượng trưng cho sự vĩ đại, NHÂN là lòng tốt, tượng trưng đức, CHƯƠNG là sự... miếu thờ, được xây dựng vào năm 1821 và hoàn thành vào năm 1822 thời vua Minh Mạng, cùng lúc với Thế Miếu Hiển Lâm Các nằm trong khu vực miếu thờ trong hoàng thành Huế, cao 17m và là công trình kiến trúc cao nhất trong Hoàng Thành Đây được xem là đài kỷ niệm ghi nhớ công tích của các vua nhà Nguyễn và các quan đại thần có công lớn của triều đại 6.1 Kiến trúc Hiển Lâm Các được kiến trúc bằng gỗ cao tầng,... nữ trong thờ cúng ở Điện Phụng Tiên và Thế Miếu Điện Phụng Tiên do "các cô phụng trực", với đa số là thành viên của Hoàng tộc góa bụa hoặc không lấy chồng ăn ở trong các ngôi nhà phụ trong khuôn viện điện cho đến trọng đời, đảm nhiệm (còn Thế Miếu là do Ty Từ Tế phụ trách) 6 Hiển Lâm Các Hiển Lâm Các là một công trình kiến trúc nằm trong quần thể di tích cố đô Huế, trong khu vực các miếu thờ, được... hợp thành bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn 7.1 Quá trình thiết kế và đúc đỉnh 7.1.1 Khởi công Đỉnh là thứ trọng khí được đúc bằng kim loại, thường có hai quai (tai) và ba chân, nguyên nghĩa là đồ để nấu ăn thời xa xưa Nhưng đỉnh cũng là tượng pháp để tượng trưng cho quyền lực thống trị của nhà nước quân chủ Trước thời vua Nguyễn Thánh Tổ, các chúa và vua nhà Nguyễn... đỉnh về Lạc Ấp Với ý nghĩa ấy của cửu đỉnh, tháng 10 âm lịch năm 1835, vua Minh Mạng xuống dụ chỉ cho Nội các, sai đúc cửu đỉnh riêng cho triều đại của mình, triều Nguyễn Dụ chỉ như sau: “Đỉnh là để tỏ ra ngôi vị đã đúng, danh mệnh đã tụ lại Thực là đồ quý trọng ở nhà tôn miếu Xưa các minh vương đời Tam đại lấy kim loại do các quan mục bá chín châu dâng cống, đúc chín cái đỉnh để làm vật báu truyền lại... với Thế Miếu, phía nam hoàng thành Huế Cao đỉnh được đặt ở trên đường thần đạo chạy từ Miếu Môn qua Hiển Lâm Các đến gian giữa của Thế Miếu - nơi đặt án và khám thờ vua Nguyễn Thế Tổ Cao đỉnh kê ở chính giữa trong số Cửu Đỉnh và là đỉnh duy nhất được nhích về phía trước 3 mét với hàm ý tôn vinh vị vua sáng lập triều đại Lấy Cao đỉnh làm chuẩn, bên trái lần lượt là Nhân đỉnh, Anh đỉnh, Thuần đỉnh, Dụ... Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn (tiếng Hán: 阮朝九鼎) là chín cái đỉnh bằng đồng, đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế Cửu Đỉnh được vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào mùa đông năm 1835 và khánh thành vào ngày 1 tháng 3 năm 1837 Trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương rồi chiến tranh Việt Nam, theo đó là suy thoái của thời kỳ bao cấp (1945 - 1981), Cửu Đỉnh vẫn không dời chuyển và còn nguyên vẹn tới ngày nay... bằng gỗ cao tầng, xây dựng trên khối nền cao hình chữ nhật, lát gạch Bát Tràng, xây bó bằng gạch vồ, vôi vữa và đắp nổi mảnh sành để trang trí Từ dưới bước lên mặt nền bằng hai hệ thống bậc cấp đá Thanh, ở trước và sau mỗi hệ thống có 9 cấp bậc Hai bên thành bậc cấp đắp hình rồng ở giữa là giới hạn lối đi dành riêng cho vua Kiến trúc của Hiển Lâm các được chia làm 3 phần rõ rệt chia làm 3 phần mái chính... của quốc gia Đại Nam và uy quyền của triều Nguyễn mãi vững bền đến nhiều đời con cháu ông sau này Nhưng chỉ đến đời Bảo Đại - người cháu 6 đời của Minh Mạng, nhà Nguyễn đã chính thức sụp đổ, kéo theo sự cáo chung của nền quân chủ Việt Nam 7.4.2 Giá trị Cửu Đỉnh có thể coi là một cuộc triển lãm những tác phẩm mỹ thuật rất tinh tế của những nghệ nhân tài hoa, là biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của . ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH: HỆ THỐNG KHU VỰC MIẾU THỜ Ở ĐẠI NỘI KINH THÀNH HUẾ Khu vực các miếu thờ ở Đại Nội Huế nằm ở góc đông nam của hoàng thành Huế, bên trái Ngọ Môn. Các miếu thờ được sắp xếp theo. (Thái Tổ Miếu) - Bên phải có các miếu thờ cha vua Gia Long là Nguyễn Phúc Luân (Hưng Tổ Miếu) và miếu thờ các vị vua nhà Nguyễn (Thế Tổ Miếu) . Trong đó, hai miếu chính quan trọng nhất là Thế Miếu. 1865) 3. Thái Tổ Miếu ( hay Thái Miếu) Thái Tổ Miếu (tức Thái Miếu) là miếu thờ các vị chúa Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Miếu thờ từ chúa Nguyễn Hoàng đến chúa Nguyễn Phúc Thuần. Miếu được xây

Ngày đăng: 06/09/2014, 03:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan