1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cung diên thọ (đại nội huế) qua tư liệu khảo cổ học

211 84 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 211
Dung lượng 24,21 MB

Nội dung

Với mong muốn làm rõ vị trí, vai trò của cung Diên Thọ trong tổng thể kiến trúc Đại Nội Huế, đồng thời cũng thông qua tư liệu khảo cổ học để góp phần phục vụ cho công tác trùng tu, tôn t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TS NGUYỄN VĂN ĐOÀN

HÀ NỘI – 2018

Trang 3

Luận văn này được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu không ngừng của bản thân cùng sự động viên, giúp đỡ của quý thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn khoa Lịch

sử, Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa Lịch sử, các thầy cô bộ môn Khảo cổ học đã nhiệt tình giảng dạy và gợi mở cho tôi những ý kiến quý báu trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Văn Đoàn, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn

Xin chân thành cảm ơn Thư viện tỉnh Thừa Thiên Huế, Phòng Tư liệu khoa Lịch

sử trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Tủ sách Nishimura Masanari, Thư viện Bảo tàng Nhân học - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà nội, Phân viện Khoa học Công nghệ Xây dựng miền Trung, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và các cá nhân đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập tài liệu cho luận văn

Xin cảm ơn gia đình và tất cả bạn bè đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn

Tuy đã cố gắng, nhưng luận văn vẫn còn nhiều hạn chế thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý, bổ sung của các nhà nghiên cứu, các thầy cô và những người quan tâm tới đề tài để luận văn được hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn

Kỳ Dương Nhật Linh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình tổng hợp và nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, khách quan, khoa học

và được trích nguồn rõ ràng, được các đồng tác giả cho phép sử dụng Kết quả của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác Nếu không đúng sự thật tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Tác giả

Kỳ Dương Nhật Linh

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ, BẢN ĐỒ, PHỤ LỤC

Bảng 1: Các triều đại phong kiến trị vì ở Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế

từ 1558 - 1945 Bảng 2: Niên biểu thay đổi tên cung Diên Thọ qua các đời vua

Bảng 3: Bảng thống kê, phân loại vật liệu kiến trúc tìm được trong

Đại Nội Huế qua đợt khai quật 1999 - 2002 Bảng 4: Bảng thống kê đồ gốm men Việt Nam tìm thấy tại cung

Diên Thọ Bảng 5: Bảng thống kê đồ đất nung tìm thấy tại cung Diên Thọ

Bảng 6: Bảng thống kê, phân loại đồ sứ Trung Quốc tìm được trong

Đại Nội Huế qua đợt khai quật 1999 - 2002 Bảng 7:

Bảng 8:

Bảng thống kê, phân loại đồ sứ Pháp tìm được trong Đại Nội Huế qua đợt khai quật 1999 - 2002

Bảng thống kê tiền đồng Bảng 9: Bảng thống kê, phân loại các loại hình di vật tìm được trong

Đại Nội Huế qua đợt khai quật 1999 - 2002 Bảng 10: Niên biểu tu bổ và xây dựng cung Diên Thọ

PL 01: Mặt bằng các hố khai quật cung Diên Thọ

PL 02: Mặt bằng hiện trạng cao độ tổng thể cung Diên Thọ

PL 03: Bản vẽ hiện trường hố đào trước sân Chính điện

PL 04: Bản vẽ hiện trường hố đào trước sân Chính điện

PL 05: Bản vẽ hiện trường hố đào trước sân Chính điện

PL 06: Bản vẽ hiện trường hố đào trước sân Chính điện

Trang 7

PL 07: Bản vẽ hiện trường hố đào ở điện Thọ Ninh

PL 08: Bản vẽ hiện trường hố đào ở điện Thọ Ninh

PL 09: Bản vẽ hiện trường hố đào ở tạ Trường Du

PL 10: Bản vẽ hiện trường hố đào ở tạ Trường Du

PL 11: Bản vẽ hiện trường hố đào ở tạ Trường Du

PL 12: Bản vẽ hiện trường hố đào ở tạ Trường Du

PL 13: Bản vẽ hiện trường hố đào ở tạ Trường Du

PL 14: Bản vẽ hiện trường hố đào ở tạ Trường Du

PL 15: Bản vẽ hiện trường hố đào ở gác Khương Ninh

PL 16: Bản vẽ hiện trường hố đào ở gác Khương Ninh

PL 17: Bản vẽ phục dựng gác Khương Ninh

PL 18: Bản vẽ hiện trường hố đào ở cổng Thọ Chỉ

PL 19: Bản vẽ hiện trường hố đào ở Tả túc đường

PL 20: Bản vẽ hiện trường hố đào ở cổng Thụy Quang

PL 21: Bản ảnh hiện trường hố đào ở sân Chính điện

PL 22: Bản ảnh phế tích điện Thọ Ninh và trường lang

PL 23: Bản ảnh hiện trường hố đào ở điện Thọ Ninh

PL 24: Bản ảnh chụp tạ Trường Du năm 1930

PL 25: Bản ảnh phế tích tạ Trường Du

PL 26: Bản ảnh hệ thống thoát nước và móng trụ kê chân tảng

trong hồ tạ Trường Du

PL 27: Bản ảnh hiện trường hố đào ở tạ Trường Du

PL 28: Bản ảnh hiện trường hố đào ở tạ Trường Du

PL 29: Bản ảnh phế tích gác Khương Ninh

PL 30: Bản ảnh hiện trường hố đào ở gác Khương Ninh

PL 31: Bản ảnh kỹ thuật gia cố móng trụ kê chân tảng

PL 32: Bản ảnh hiện trường hố đào ở cổng Thọ Chỉ và Tả túc đường

PL 33: Bản ảnh phế tích lầu Tịnh Minh trước và trong quá trình trùng tu

PL 34: Bản ảnh quá trình trùng tu cổng Thọ Chỉ và bình phong tiền án

Trang 8

PL 35: Bản ảnh cổng Thọ Chỉ và bình phong tiền án hiện tại

PL 36: Bản ảnh trang trí nội thất Chính điện hiện tại

PL 37: Bản ảnh sân Chính điện hiện tại

PL 38: Bản ảnh dấu vết nền móng phế tích trước sân Chính điện

PL 39: Bản ảnh nhà Tả Trà hiện tại

PL 40: Bản ảnh lầu Tịnh Minh hiện tại

PL 41: Bản ảnh am Phước Thọ - gác Khương Ninh hiện tại

PL 42: Bản ảnh điện Thọ Ninh hiện tại

PL 43: Bản ảnh tạ Trường Du hiện tại

PL 44:

PL 45:

Bản ảnh tạ Trường Du hiện tại Bản ảnh cảnh quan cung Trường Sanh

PL 46: Bản ảnh cảnh quan cung Trường Sanh

PL 47: Bản ảnh cảnh quan cung Trường Sanh

PL 48: Bản ảnh cảnh quan cung Trường Sanh

PL 49: Bản ảnh, bản vẽ, bản dập gạch

PL 50: Bản ảnh, bản vẽ ngói

PL 51: Bản ảnh vật liệu trang trí

PL 52: Bản ảnh, bản vẽ đinh sắt

PL 53: Bản ảnh, bản vẽ bát gốm men Việt Nam

PL 54: Bản ảnh, bản vẽ bát gốm men Việt Nam

PL 55: Bản ảnh, bản vẽ bát gốm men Việt Nam

PL 56: Bản ảnh, bản vẽ bát gốm men Việt Nam

PL 57: Bản ảnh, bản vẽ đĩa gốm men Việt Nam

PL 58: Bản ảnh, bản vẽ đĩa gốm men Việt Nam

PL 59: Bản ảnh, bản vẽ đĩa gốm men Việt Nam

PL 60: Bản vẽ thìa gốm men Việt Nam

PL 61: Bản ảnh, bản vẽ nắp gốm men Việt Nam

PL 62: Bản ảnh, bản vẽ âu đất nung

PL 63: Bản ảnh, bản vẽ nồi đất nung

Trang 9

PL 75: Bản ảnh, bản vẽ đĩa sứ Trung Quốc

PL 76: Bản ảnh, bản vẽ đĩa sứ Trung Quốc

PL 77: Bản ảnh, bản vẽ đĩa sứ Trung Quốc

PL 78: Bản ảnh, bản vẽ đĩa sứ Trung Quốc

Trang 10

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Nguồn tư liệu 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

3.1 Đối tượng nghiên cứu 6

3.2 Phạm vi nghiên cứu 6

4 Mục tiêu nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Đóng góp của đề tài 7

7 Bố cục đề tài 8

Chương 1 TỔNG QUAN TƯ LIỆU 10

1.1 Khái quát về lịch sử triều Nguyễn 10

1.2 Đôi nét về khu vực Đại Nội Huế 12

1.2.1 Cảnh quan khu vực Đại Nội Huế 12

1.2.2 Quá trình hình thành và tồn tại của khu di tích Đại Nội Huế 16

1.3 Lịch sử hình thành và quá trình nghiên cứu di tích cung Diên Thọ 19

1.3.1 Lịch sử hình thành và biến đổi di tích cung Diên Thọ 19

1.3.2 Quá trình nghiên cứu về di tích cung Diên Thọ 31

Tiểu kết chương 1 34

Trang 11

2

Chương 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHAI QUẬT KHẢO CỔ HỌC

TẠI DI TÍCH CUNG DIÊN THỌ 36

2.1 Diễn biến và kết cấu địa tầng chung 36

2.2 Di tích 38

2.2.1 Di tích kiến trúc Chính điện Diên Thọ 38

2.2.2 Di tích điện Thọ Ninh 41

2.2.3 Di tích tạ Trường Du 42

2.2.4 Di tích gác Khương Ninh 45

2.2.5 Di tích kiến trúc khác 47

2.3 Di vật 49

2.3.1 Vật liệu kiến trúc 50

2.3.1.1 Gạch 50

2.3.1.2 Ngói 52

2.3.1.3 Trang trí kiến trúc 53

2.3.1.4 Đinh sắt 54

2.3.2 Gốm sứ 54

2.3.2.1 Đồ gốm Việt Nam 54

2.3.2.2 Đồ sứ Trung Quốc 62

2.3.2.3 Đồ sứ Pháp 65

2.3.2.4 Đồ sứ Nhật Bản 65

2.3.3 Các loại hình di vật khác 66

Trang 12

3

Tiểu kết chương 2 67

Chương 3 CUNG DIÊN THỌ - GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HÓA VÀ NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC 69

3.1 Giá trị lịch sử - văn hóa 69

3.2 Giá trị nghệ thuật kiến trúc 75

3.2.1 Giá trị kiến trúc 75

3.2.2 Giá trị nghệ thuật 79

3.3 Góp phần trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích 82

3.3.1 Góp phần trùng tu tôn tạo di tích 82

3.3.2 Góp phần phát huy giá trị di tích 85

Tiểu kết chương 3 88

KẾT LUẬN 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

Trang 13

và mỗi công trình đều có một chức năng, giá trị riêng

Ngoài phần trung tâm là nơi làm việc của vua và triều đình gồm có các công trình như điện Thái Hòa, sân Đại Triều Nghi, Hưng Miếu, Thế Miếu, Triệu Miếu, Thái Miếu, điện Cần Chánh, điện Càn Thành trong Hoàng thành (hay Đại Nội), còn có Tam cung lục viện, là nơi ăn, ở, sinh hoạt của vua và Hoàng gia Trong số hơn 100 công trình lớn nhỏ trong Đại Nội Huế, cung Diên Thọ nằm ở phía tây của Đại Nội, bên ngoài khu vực Tử Cấm thành, là nơi ở và sinh hoạt của Hoàng Thái hậu Đây là một trong những nơi có ý nghĩa rất lớn trong

hệ thống di tích Đại Nội Huế Nó không những là một phần của mô hình nhà nước quân chủ phong kiến, mà còn là nơi thể hiện đạo lý truyền thống muôn đời của dân tộc ta, thể hiện sự hiếu thuận của nhà vua đối với người đã sinh thành, dưỡng dục mình

Mặc dù có tầm quan trọng và vai trò to lớn trong Hoàng cung xưa, nhưng cung Diên Thọ lại chưa được các nhà Sử học cũng như các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức Hầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy

đủ, chi tiết về di tích cung Diên Thọ, mà chỉ mới khái quát chung về Đại Nội Huế hay chỉ mới giới thiệu một cách tổng quát nhất về cung Diên Thọ Cơ sở lớn nhất và cũng là tài liệu đáng tin cậy nhất về cung Diên Thọ chính là “Báo

Trang 14

5

cáo kết quả thám sát, khai quật di tích cung Diên Thọ, Đại Nội Huế năm 1999”

do Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô

Huế tiến hành năm 1999 và được giới thiệu tóm tắt trong sách Khảo cổ học tại

di tích Cố đô Huế 1999 - 2002

Với mong muốn làm rõ vị trí, vai trò của cung Diên Thọ trong tổng thể kiến trúc Đại Nội Huế, đồng thời cũng thông qua tư liệu khảo cổ học để góp phần phục vụ cho công tác trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Đại Nội Huế, tôi mạnh dạn chọn đề tài “CUNG DIÊN THỌ (ĐẠI NỘI HUẾ) QUA TƯ LIỆU KHẢO CỔ HỌC” làm đề tài cho luận văn Thạc sỹ của mình

2 Nguồn tư liệu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở tham khảo các nguồn tư liệu sau: Các tác phẩm, công trình nghiên cứu đã được in thành sách, nhất là các bộ chính sử của QSQTN, NCTN biên soạn; các tài liệu, công trình khoa học của các học giả trong và ngoài nước, các bài viết liên quan đến đề tài được đăng trên các tập san, tạp chí, bài báo khoa học hàng năm, Báo cáo kết quả thám sát, khai quật di tích cung Diên Thọ của BTLSQG; các sách chuyên khảo, tạp chí chuyên ngành, các thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học Đặc biệt, luận văn khai thác một số các tài liệu điền dã tại khu vực Đại Nội Huế, kho lưu trữ Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Thư viện Trung tâm BTDTCĐH, kho lưu trữ Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Thư viện Bảo tàng Nhân học - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, BTLSQG, Tủ sách Nishimura Masanari, kho tư liệu của Phân viện Khoa học Công nghệ Xây dựng miền Trung…

Các nguồn tư liệu này chủ yếu chỉ đề cập một cách khái quát nhất về di tích cung Diên Thọ Nó mới chỉ bước đầu giới thiệu về di tích mà chưa có sự đánh giá tổng quát cũng như liên kết các đơn nguyên kiến trúc với nhau Các bộ

Trang 15

6

chính sử của triều Nguyễn chỉ ghi chép về các sự kiện diễn ra tại di tích hay ghi chép, mô tả về thời gian xây dựng, quy mô công trình, chứ không hề có sự đánh giá khách quan nào cho toàn bộ hệ thống di tích

Nguồn tư liệu chính mà luận văn sử dụng là “Báo cáo kết quả thám sát, khai quật di tích cung Diên Thọ” của BTLSQG Đây là tư liệu nêu được đầy đủ các kết quả mà công tác khai quật khảo cổ học đem lại Tuy nhiên, nó vẫn không có sự đánh giá hay kiến nghị cụ thể về công tác trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích trong tương lai

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là di tích và di vật phát hiện tại cung Diên Thọ trong hệ thống di tích Đại Nội Huế thông qua tư liệu khảo cổ học

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: TK XIX - nửa đầu TK XX

Về không gian: Khu vực cung Diên Thọ trong mối tương quan với hệ thống Đại Nội Huế

Trong quá trình thực hiện sẽ có sự mở rộng không gian, thời gian để làm

rõ nội dung mà luận văn đề cập

4 Mục tiêu nghiên cứu

Thông qua hệ thống các di tích và di vật, luận văn bước đầu tìm hiểu, phân tích, đánh giá những đặc điểm nổi bật về kiến trúc cũng như điêu khắc, mỹ thuật thời Nguyễn qua di tích cung Diên Thọ

Trên cơ sở đó, luận văn một mặt làm rõ hơn và đồng thời nhấn mạnh hơn nữa vai trò, vị trí của cung Diên Thọ trong tổng thể hệ thống di tích Đại Nội

Trang 16

7

Huế qua quá trình tồn tại và biến đổi của di tích Thêm nữa, dựa trên kết quả khai quật khảo cổ học, tác giả muốn góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích trong Quần thể di tích Cố đô Huế, đã được UNESCO

công nhận là Di sản Văn hóa của nhân loại

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng và kế thừa kết quả các phương pháp nghiên cứu khảo cổ học truyền thống như: thám sát, thăm dò và lấy tư liệu tại hiện trường, có sự hỗ trợ của các kỹ thuật hiện đại… cũng như các kỹ thuật nghiên cứu khảo cổ học trong phòng: thống kê, dập hoa văn, đo vẽ hiện vật bằng chương trình Auto CAD, CorelDraw, chụp và xử lý ảnh bằng chương trình Photoshop… Đồng thời triệt để sử dụng các phương pháp so sánh đối chiếu, phân tích tổng hợp về nghệ thuật điêu khắc, trang trí, kiến trúc trên các loại hình vật liệu, cấu trúc mặt bằng Luận văn còn kết hợp các phương pháp liên ngành: Lịch sử, Văn hóa học, Nghệ thuật, Điêu khắc, Hán Nôm học…

Ngoài ra, phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng cũng được luận văn khai thác triệt để nhằm đưa ra cái nhìn khách quan nhất về vị trí, vai trò của di tích cung Diên Thọ đối với hệ thống di tích Đại Nội Huế

6 Đóng góp của đề tài

Thông qua việc nghiên cứu, cùng với Báo cáo kết quả thám sát, khai quật

di tích cung Diên Thọ và các tài liệu đã có, luận văn góp phần nghiên cứu, tìm hiểu và cung cấp thêm những tư liệu chân xác về những gì liên quan đến cung Diên Thọ, từ đó có thể đóng góp vào những hiểu biết về các đặc trưng cơ bản của các đơn nguyên kiến trúc trong Đại Nội Huế nói riêng và kiến trúc cung đình Huế nói chung Bên cạnh đó, luận văn còn góp phần làm rõ thêm các đặc trưng kiến trúc và nghệ thuật trang trí kiến trúc thời Nguyễn

Trang 17

8

Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ đắc lực cho công tác trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị di tích cung Diên Thọ nói riêng, Đại Nội Huế nói chung trước yêu cầu thực tiễn nhằm phát huy giá trị của Quần thể

Di tích Cố đô Huế - Di sản Văn hóa của nhân loại

7 Bố cục đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 Chương

Chương 1 Tổng quan tư liệu

Khái quát về cảnh quan cũng như toàn bộ những đặc điểm chung của khu vực Đại Nội Huế Bên cạnh đó, chương này trình bày các vấn đề về lịch sử hình thành, quá trình tồn tại và biến đổi của khu di tích Đại Nội Huế Đồng thời giới thiệu khái quát về di tích cung Diên Thọ ở các mặt lịch sử hình thành, quá trình tồn tại, biến đổi, quá trình nghiên cứu về di tích cung Diên Thọ trong Đại Nội Huế

Chương 2 Kết quả nghiên cứu và khai quật khảo cổ học tại di tích cung Diên Thọ

Ở chương này, tác giả tập trung trình bày kết quả khai quật khảo cổ học tại cung Diên Thọ về diễn biến địa tầng, di tích và di vật

Trong hệ thống di tích, luận văn sẽ trình bày về địa tầng chung, phạm vi,

vị trí bố cục mặt bằng, kết cấu của các đơn nguyên kiến trúc trong cung Diên Thọ

Trong hệ thống di vật, luận văn tập trung vào việc phân loại, mô tả 2 loại hình di vật tiêu biểu là vật liệu kiến trúc và đồ gốm sứ Bên cạnh đó còn có một

số loại hình khác như đồ pha lê, tiền đồng…

Trang 18

9

Từ đó, luận văn hệ thống hóa, đánh giá, nêu lên những đặc trưng cơ bản của hệ thống di tích, di vật qua kết quả khai quật tại các đơn nguyên kiến trúc Ngoài ra, ở Chương này, luận văn trình bày những hiểu biết mới của bản thân về cung Diên Thọ từ kết quả khai quật khảo cổ học Qua đó, nêu lên những nhận định cá nhân về kết quả khai quật khảo cổ học tại di tích này

Chương 3 Cung Diên Thọ - Giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật kiến trúc

Thông qua hệ thống tư liệu được đề cập ở Chương 1 và hệ thống di tích, di vật khảo cổ học, đặc trưng về cung Diên Thọ ở Chương 2, trong Chương này luận văn sẽ khái quát, đánh giá toàn bộ giá trị lịch sử của di tích trong hệ thống

di tích cung đình Huế cũng như giá trị văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc triều Nguyễn

Đồng thời, ở chương này luận văn còn phân tích các kết quả khai quật khảo cổ học để từ đó có cái nhìn đúng đắn hơn về việc trùng tu, tôn tạo cung Diên Thọ trong tương lai Ngoài ra, luận văn còn đánh giá kỹ hơn về những gì

mà công tác trùng tu di tích đã làm được cho đến nay để có hướng phát triển tiếp theo cho di tích

Bên cạnh đó, luận văn cũng nêu bật được những ý nghĩa, vai trò của di tích cung Diên Thọ trong hệ thống di tích Đại Nội Huế và có sự đối sánh với các công trình khác có cùng chức năng trong khu vực

Trang 19

10

Chương 1 TỔNG QUAN TƯ LIỆU

1.1 Khái quát về lịch sử triều Nguyễn

Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê và lập ra nhà Mạc Nguyễn Kim (1468 - 1545), vốn là một tướng giỏi của nhà Hậu Lê, nhờ có công giúp vua Lê chống lại nhà Mạc nên được phong chức Thái sư Hưng Quốc Công (sau này khi nhà Nguyễn thành lập đã truy tôn ông là Triệu Tổ Tĩnh Hoàng đế) Nguyễn Kim có ba người con Con gái đầu tên là Ngọc Bảo, lấy Trịnh Kiểm, người sau này trở thành người mở đầu cho sự nghiệp của các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, hai người con trai kế của Nguyễn Kim cũng là tướng giỏi và được phong chức Quận công Sau khi người con trai lớn là Nguyễn Uông bị anh rể là Trịnh Kiểm giết hại, người con trai còn lại là Nguyễn Hoàng đã xin vua Lê cho vào cai trị vùng đất Thuận Hóa để rời xa sự kiểm soát của Trịnh Kiểm, nhằm mưu đồ tạo dựng cơ nghiệp riêng cho họ Nguyễn

Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, từ đây cơ nghiệp của

họ Nguyễn bắt đầu được hình thành Các chúa Nguyễn về danh nghĩa là quan của nhà Lê trung hưng, nhận sắc phong và dùng niên hiệu của vua Lê, giúp vua

Lê cai quản vùng lãnh thổ phía nam, nhưng trên thực tế họ cai trị lãnh thổ Đàng Trong một cách tương đối độc lập với vua Lê Tổng cộng có 9 chúa Nguyễn cai quản xứ Đàng Trong trong hơn 2 thế kỷ

Năm 1765, Chúa Nguyễn Phúc Khoát qua đời, nhận thấy chính sự của Đàng Trong lúc này quá rối ren quanh việc chọn người lên ngôi chúa, quyền thần Trương Phúc Loan nắm lấy triều chính, mọi quyền hành đều do Trương Phúc Loan thao túng Cùng lúc đó, trụ cột của triều Nguyễn là Lại bộ Thượng

Trang 20

11

thư Nguyễn Cư Trinh qua đời, những người có tài như Tôn Thất Dục bị Trương Phúc Loan tìm cách hãm hại, tài chính vô cùng kiệt quệ, cơ nghiệp chúa Nguyễn đến thời điểm này là suy vong không thể cứu vãn nổi

Cuối TK XVIII, nhận thấy chính sự quá rối ren, lòng dân ly tán, năm 1771,

3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ khởi binh ở Tây Sơn, Bình Định với danh nghĩa ủng hộ Nguyễn Phúc Dương, và giành được chính quyền Năm 1802, sau khi đánh bại quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh - hậu duệ của các chúa Nguyễn đã thâu tóm giang sơn về một mối, lập nên vương triều Nguyễn, đặt niên hiệu là Gia Long, lấy Phú Xuân làm kinh đô và đổi tên thành Kinh đô Huế Trong suốt 143 năm tồn tại, triều Nguyễn đã xây dựng Huế thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, quyền lực lớn của nước Việt Nam thống nhất từ bắc đến nam, phản ánh bước phát triển cao hơn của lãnh thổ quốc gia

Triều Nguyễn được thành lập sau khi vua Gia Long lên ngôi vào năm 1802

và chấm dứt hoàn toàn khi Hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945 Đây là một triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa TK XIX

Vua Gia Long và sau đó là Minh Mạng đã cố gắng xây dựng Việt Nam trên nền tảng Nho giáo và xóa bỏ các cải cách theo hướng tiến bộ của nhà Tây Sơn Giai đoạn này, mặc dù lòng dân chưa theo hẳn nhà Nguyễn, hàng trăm cuộc nổi dậy của người dân diễn ra, nhiều cuộc chiến tranh giành lãnh thổ cũng

đã gây mất ổn định chính trị, nhất là dưới thời vua Minh Mạng Tuy nhiên, đây được xem là giai đoạn phát triển và ổn định nhất của vương triều Nguyễn Bộ mặt Kinh thành Huế (gồm Kinh thành, Hoàng thành, Tử Cấm thành) được kiến thiết và xây dựng hoàn chỉnh, tạo nên một không gian kiến trúc đồ sộ, quy chuẩn nhất

Trang 21

12

• Giai đoạn thứ hai (1858 - 1945) được coi là giai đoạn bị Pháp xâm lăng

và đô hộ, kể từ khi quân Pháp đánh Đà Nẵng và kết thúc sau khi Hoàng đế Bảo Đại thoái vị Từ thập niên 1850, dưới thời vua Tự Đức, một nhóm trí thức Việt Nam, tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ, đã nhận ra sự trì trệ của đất nước và yêu cầu học hỏi phương Tây để phát triển công nghiệp - thương mại, cải cách quân

sự - ngoại giao, nhưng họ chỉ là thiểu số Đa số quan chức nhà Nguyễn và giới sĩ phu không ý thức được sự cần thiết của việc cải cách và mở cửa đất nước nên

Tự Đức không quyết tâm thực hiện những đề xuất này Nước Việt Nam dần trở nên trì trệ, lạc hậu và đứng trước nguy cơ bị thực dân châu Âu xâm chiếm Tháng 8 năm 1858, hải quân Pháp đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Gia Định Tháng 6 năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước cắt nhượng ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam Kỳ) Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ, từ năm 1873 đến năm

1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở Bắc Kỳ Đến năm 1884, triều Nguyễn chính thức công nhận quyền cai trị của Pháp trên toàn Việt Nam Pháp có quyền cai trị, còn các vua triều Nguyễn chỉ còn là tượng trưng, quân Pháp có thể tùy ý phế lập vua Nguyễn Giai đoạn này, bộ mặt kinh tế, văn hóa, kiến trúc Huế đã có nhiều thay đổi và có sự ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa, kiến trúc phương Tây

1.2 Đôi nét về khu vực Đại Nội Huế

1.2.1 Cảnh quan khu vực Đại Nội Huế

Thừa Thiên Huế nằm ở tọa độ 16014’ đến 16045’ vĩ Bắc, 107002’ đến

108011’ kinh Đông [9; tr.9], trong dải đất hẹp lưng chừng ở miền Trung Việt

Trang 22

13

Nam, với sự đa dạng của hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên Diện tích đất tự nhiên khoảng 500.920ha, ở giữa hai đầu đất nước, nơi giao thoa các đặc thù về lãnh thổ phía bắc và phía nam, gồm đầy đủ các yếu tố tự nhiên như rừng núi, gò đồi, đầm phá, mặt biển, đất thổ cư Vùng đất này tạo nên hình ảnh của một nước Việt Nam thu nhỏ Chính những đặc trưng đó đã tạo cho Huế có những đặc thù về khí hậu, thời tiết mà nổi bật là sự tồn tại rất rõ rệt của hai mùa: mùa nắng và mùa mưa Huế là nơi có lượng mưa lớn nhất cả nước và đây là địa bàn

có lưu lượng mưa cực đoan, mưa chỉ tập trung vào một mùa chính trong khoảng

Xét về mặt phong thủy, Đại Nội Huế nằm sát bờ bắc sông Hương, trên chính nền cũ của đô thành Phú Xuân thời Tây Sơn, được mở rộng về 4 phía và vẫn trên trục “tọa Càn, hướng Tốn”, lấy núi Ngự Bình làm tiền án, 2 hòn đảo cồn Hến và cồn Dã Viên làm thế tay ngai “tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ” Ngoài hướng chính là tây bắc - đông nam, Đại Nội còn có 1 hướng nữa - hướng

Trang 23

4 khuyết đài xây lồi ra ở chính giữa của 4 mặt, năm 1833, vua Minh Mạng triệt

bỏ Nam Khuyết đài để xây cửa Ngọ Môn [6; tr.108]

Tử Cấm thành có hình chữ nhật, chiều dài cạnh đông và tây là 290m, chiều dài cạnh nam và bắc là 324m, tường thành cao hơn 3m, dày 0,6m, bao bọc khu vực rộng hơn 9ha [6; tr.215] Tử Cấm thành trước đây có 10 cửa, trong đó quan trọng nhất là Đại Cung Môn ở mặt nam

Ngoài ra, ở góc đông bắc Kinh thành còn gắn liền 1 pháo đài nhỏ là Trấn Bình đài Đây là thành phụ của Kinh thành, có hình lục giác không đều, tựa như hình chiếc vương miện Ở mặt tây, Trấn Bình đài nối với Kinh thành bằng cây cầu gạch bắc qua hào, rồi có Trấn Bình môn trổ xuyên qua thân thành Trấn Bình đài cũng được xây theo kiểu Vauban với tường bắn, pháo nhãn, phòng lộ, hào, giai thành tạo thành một cứ điểm kiên cố để bảo vệ cho Kinh thành trên đường thủy nối ra biển

Ngay trên tường thành mặt nam của Kinh thành có 2 công trình khá độc đáo, đó là Kỳ đài và Quan Tượng đài

- Kỳ đài: nằm chính giữa mặt nam Kinh thành, xây năm 1807, với 3 tầng

bệ, cao 18,7m [6; tr.38], trên có cột cờ, trước làm bằng gỗ, sau xây bê tông Kỳ đài là một dạng kiến trúc đặc biệt khác hẳn với kiến trúc truyền thống Tuy

Trang 24

15

nhiên, về mặt ý nghĩa và phương pháp xây dựng, nó vẫn là một kiến trúc hoàn toàn theo mô thức kiến trúc Việt Nam

- Quan Tượng đài: nằm ở góc tây nam của Kinh thành, được xây năm

1827, dưới xây bệ gạch hình vuông, cao gần 6m [6; tr.45], trên có đình bát giác gọi là đình Bát Phong, cắm cờ ở cả 8 hướng Đây là công trình dự báo khí tượng thủy văn cổ duy nhất còn lại ở nước ta

Có thể thấy từ quy hoạch đến xây dựng, Kinh thành Huế đã vận dụng 2 dòng nghệ thuật kiến trúc phương Đông và phương Tây vào hoàn cảnh lịch sử

và địa lý cụ thể tại chỗ một cách nhuần nhuyễn, khéo léo và thích hợp Quy hoạch đã tuân thủ các nguyên tắc kiến trúc lâu đời của dân tộc, xuất phát từ dịch

lý và thuật phong thủy khi lựa chọn địa cuộc và lợi dụng các thực thể địa lý tự nhiên có sẵn để tạo ra các yếu tố tiền án, minh đường, tả thanh long, hữu bạch hổ Về ảnh hưởng của phương Tây, Kinh thành Huế đã được thiết kế và xây dựng theo kiểu thành Vauban, một mô thức lũy thành phòng thủ mà ngày nay còn được các nhà nghiên cứu kiến trúc trên thế giới gọi là “thành lũy hình ngôi sao” Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, phần lớn các thành luỹ kiểu Vauban bấy giờ đều đã được xây theo đồ án hình vuông hoặc hình đa giác đều với năm, sáu hoặc tám cạnh Giữa hai cạnh kế cận là một góc lồi tạo thành pháo đài Những góc thành trông có vẻ đều đặn này đã được ví như các cánh của một ngôi sao… [2] Thành luỹ xây theo kiểu này là cả một hệ thống phức hợp các công trình kiến trúc liên quan chặt chẽ với nhau và mang tính phòng thủ rất vững chắc Đại khái nó bao gồm các bộ phận chính kể từ trong thành ra bên ngoài như sau: luỹ, pháo đài, giác bảo hay pháo đài góc, đoạn thành nối hai pháo đài, tường bắn, pháo nhãn hay pháo môn, phòng lộ, hào, giai thành, con đường kín… Khi đất nước vừa được thống nhất, Nguyễn Ánh muốn xây dựng Kinh

Trang 25

16

thành phải vững mạnh, kiên cố, đồng thời phải thể hiện sức mạnh chính trị và quân sự của mình Chính vì vậy, kiểu thành phòng thủ Vauban, kiểu kiến trúc thành lũy điển hình của phương Tây trong thời kỳ đó, theo lối zích zắc lồi lõm được chọn làm kiểu mẫu cho việc xây dựng Kinh thành Huế

Như vậy, kiến trúc Kinh thành Huế đã có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại vào đầu thế kỷ XIX Các nhà kiến trúc bấy giờ đã vận dụng một cách sáng tạo nghệ thuật Đông - Tây, kết hợp với nghệ thuật kiến trúc cảnh quan truyền thống của dân tộc và địa thế của xứ Huế tạo ra một công trình vừa mang dấu ấn kiến trúc phương Đông, vừa mang nét đặc trưng của kiến trúc phương Tây

1.2.2 Quá trình hình thành và tồn tại của khu di tích Đại Nội Huế

Từ năm 1558, khi Chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Hóa, ông đã cho đóng lỵ sở đầu tiên của mình tại Ái Tử, Quảng Trị Sau nhiều lần thay đổi địa điểm đặt dinh thự, đến năm 1687, chúa Nguyễn Phúc Thái đã cho dời dựng phủ mới sang Phú Xuân Ở đây, chúa cho đắp tường thành, xây dựng cung thất, điện vũ Thích Đại Sán trong Hải ngoại ký sự đã mô tả:

“Sắp đến vương phủ, mênh mông không có thành quách, chung quanh trồng tre gai làm rào, trong tre cất một hàng trại lợp bằng cỏ tranh, mỗi trại đều có đặt súng đồng nặng từ vài trăm cân đến vài nghìn cân, đúc rất tinh xảo, khảm châu sa phỉ thúy, văn vẻ sáng ngời, nhờ công chùi đánh lâu năm mới được như thế, nếu đem số ồng này đúc lư, đúc bình, làm đồ gia dụng, quý giá chẳng biết bao nhiêu mà kể Sau trại súng lại có hàng rào tre gai, phía trong có vòng tường thấp, rộng chừng một, hai dặm, vương phủ ở trong ấy” [36; tr.34]

Mặc dù theo mô tả của Thích Đại Sán, nhìn bên ngoài dinh thự này còn thô sơ, tuy nhiên, cung điện ở bên trong lại khá lộng lẫy Theo Lê Quý Đôn trong

Trang 26

17

PBTL ghi rằng “Đâu đâu cũng đều là nhà lớn nguy nga, đài cao rực rỡ… Các

điện đài đều được tô son, khắc chữ, vẽ tranh trang sức huy hoàng…” [10;

tr.191]

Nhưng dinh thự ở Phú Xuân chỉ được sử dụng như vương phủ đến năm

1712, sau đó chúa Nguyễn Phúc Chu cho dời sang một nơi khác Mãi đến năm

1738, khi chúa Nguyễn Phúc Khoát vừa lên nối ngôi, ông liền cho xây phủ mới

Sách ĐNNTC tập 1 chép: Chúa cho “lập phủ chính ở Phú Xuân, (bên tả phủ

cũ)”, qua năm sau thì “phủ chính hoàn thành” [32; tr.148] Đến năm 1754, chúa

Nguyễn Phúc Khoát cho tái thiết phủ chính và xây dựng thêm nhiều công trình kiến trúc mới, làm cho bộ mặt Phú Xuân trở nên to lớn, đẹp đẽ, khang trang hơn Theo như Jean Koffler, một giáo sĩ Dòng Tên có mặt tại Nam Hà từ năm

1740 đến 1755 và được dùng làm thầy thuốc đặc biệt của chúa Nguyễn Phúc Khoát vào năm 1747 cho biết:

“Vương phủ hình vuông, chung quanh có 3 lớp thành Thành ngoài có 7 cửa chính, cửa đẹp nhất có xây vọng lâu ở bên trái, hướng ra sông tạo nên mặt tiền của công trình Không xa về bên trái có 3 khẩu đại bác lớn không bao giờ

sử dụng, ngoại trừ khi sinh được Hoàng thái tử 150 khẩu đại bác nhỏ hơn, đúc bằng sắt hoặc bằng đồng, được đặt rải rác chung quanh cung điện…

Lớp thành thứ hai nhỏ hơn lớp thành thứ nhất Nó được bao quanh với một hệ thống hành lang, nền lát gạch, trên các hàng cột có mái để khỏi bất tiện khi đi dạo vào lúc trời mưa Lớp thành này có 4 cửa cao đến đỉnh tường do những người miền núi da sạm đen canh gác…

Bên trong lớp thành thứ 3 là vương cung, nơi vua ở Tại đây có 5 tòa nhà

mà tòa quan trọng nhất có 3 tầng, bên trên là 1 cái tháp dùng làm đài quan sát

Từ tháp cao này, chẳng những nhìn thấy khắp thành mà còn cả vùng phụ cận

Trang 27

18

cũng như nhiều khúc sông chảy chung quanh, tạo nên một toàn cảnh đẹp tuyệt vời” [dẫn theo Phan Thuận An; 2; tr.73 - 75].

Nhìn chung, sau 8 lần dời dựng thủ phủ của các chúa Nguyễn, đến năm

1738, về cơ bản, Đại Nội mới được hình thành

Năm 1802, sau khi lên ngôi, Nguyễn Ánh bắt đầu công cuộc xây dựng và tái thiết kinh đô Phú Xuân Đại Nội được xây dựng vào năm 1804, nhưng để có đầy đủ toàn bộ hệ thống cung điện với khoảng hơn 100 công trình thì phải đến thời vua Minh Mạng, vào năm 1833 nó mới có được diện mạo hoàn chỉnh nhất

Về cấu trúc của Hoàng thành hay Đại Nội, cơ bản bao gồm 2 phần chính: Ngoại triều và Nội đình, diện tích toàn bộ hơn 36ha Đại Nội là nơi tổ chức các nghi lễ triều hội và thờ cúng của triều đình, nơi sinh sống của nhà vua cùng cung phi, thái giám và binh lính bảo vệ, không có dân cư sinh sống trong khu vực này

- Ngoại triều: nằm ở phía nam, bên ngoài Tử Cấm thành, được tính từ Ngọ Môn đến hết điện Thái Hòa, tức bao gồm gần một nửa phía nam của Đại Nội Ngoại triều chia thành ba trục:

+ Trục chính giữa cổng Ngọ Môn hai tầng, tiếp đến là sân Đại Triều Nghi,

và sau cùng là điện Thái Hòa đặt trên thềm rồng cao, bên trong là ngai vàng, biểu tượng quyền lực của triều Nguyễn

+ Trục phía tả là hai ngôi miếu thờ: phía trước là Triệu Tổ miếu, sau là Thái Tổ miếu

+ Trục phía hữu là hai miếu thờ: phía trước là Hưng Tổ miếu, phía sau là Thế Tổ miếu

Trang 28

19

- Nội đình: khu vực này gồm Tử Cấm thành ở trung tâm, phủ Nội Vụ, vườn Cơ Hạ và hồ Hậu ở phía đông và điện Phụng Tiên, cung Diên Thọ, cung Trường Sanh phía tây Nội đình chiếm hơn ½ diện tích của cả Đại Nội

Tử Cấm thành nằm ở trung tâm, rộng hơn 9ha, gồm ba cung điện chính là điện Cần Chánh, điện Càn Thành và cung Khôn Thái Mỗi cung ngoài điện chính còn có nhiều công trình phụ thuộc và có hệ thống trường lang nối kết với nhau Điện Cần Chánh vẫn kiêm một phần chức năng ngoại triều, là nơi làm việc của vua, 2 bên có hai kiến trúc là điện Văn Minh ở bên trái và điện Võ Hiển ở bên phải, còn cung Càn Thành và cung Khôn Thái thuần túy chỉ có tính chất nội đình

Ngoài ra, ở phía đông của Tử Cấm thành còn có nhà hát Duyệt Thị Đường, Thượng Thiện sở, Thái Y viện, vườn Thiệu Phương và Ngự viên, ở phía tây của Tử Cấm thành phía trước có khu chợ để cung cấp hàng hóa cho Nội đình, phía sau là Lục viện, nơi sinh sống của các cung phi mỹ nữ…

Nói tóm lại, Hoàng thành - Đại Nội Huế và toàn bộ hệ thống cung điện bên trong được bố trí trên một trục đối xứng, trong đó trục chính giữa được bố trí các công trình chỉ dành cho vua Các công trình ở hai bên được phân bố chặt chẽ theo từng khu vực, tuân thủ nguyên tắc “Tả nam, hữu nữ”, “Tả văn, hữu võ”

1.3 Lịch sử hình thành và quá trình nghiên cứu di tích cung Diên Thọ

1.3.1 Lịch sử hình thành và biến đổi di tích cung Diên Thọ

Cung Diên Thọ hay còn gọi là Tây cung của các bà Hoàng Thái hậu triều Nguyễn nằm ở phía tây, bên trong Đại Nội Huế Cùng với cung Trường Sanh, Lục Viện, cung Diên Thọ được bố trí nằm ở bên phải trục chính Hoàng thành,

phù hợp với nguyên tắc quy hoạch kiến trúc truyền thống “Tả nam, hữu nữ”

Trang 29

20

Năm 1802, vua Gia Long sáng lập triều Nguyễn, lấy đô thành Phú Xuân của Đàng Trong thời các chúa Nguyễn làm thủ đô của nước Việt Nam thống nhất dưới triều Nguyễn Gia đình Hoàng tộc nhanh chóng chuyển về sống tại Hoàng thành Phú Xuân và cho khởi tạo một loạt công trình kiến trúc để làm nơi

ở, nhằm tỏ rõ uy quyền và đặc quyền của Hoàng gia

Cung Diên Thọ được xây dựng vào tháng 3 năm Gia Long thứ 3 (1804) [33; tr.590] Ban đầu cung này lấy tên là cung Trường Thọ thay thế cho Hậu Điện để trở thành cung điện cho vị Vương Thái hậu (đến năm 1806 là Hoàng Thái hậu) đầu tiên của triều Nguyễn Sau 7 tháng thi công, cuối mùa đông năm

ấy, công trình hoàn thành Ngày 20 tháng 11 năm 1804, nhà vua thân hành đưa

bà chính thức vào ở cung Trường Thọ Năm 1811, bà mất, được truy phong làm Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng hậu Sau sự ra đi này, cung Trường Thọ bị triệt giải, gỗ dùng để xây dựng điện Thanh Hòa, là nơi ở của vua Minh Mạng khi ông được phong làm Hoàng Thái tử năm 1816 [33]

Năm 1820, vua Minh Mạng lên nối ngôi sau khi vua Gia Long băng hà Ông vua này là người đã cho quy hoạch lại và kiến thiết, xây dựng mới rất nhiều công trình cung điện trong Đại Nội, tạo nên căn bản bộ mặt Đại Nội còn tồn tại đến ngày nay Sau khi Minh Mạng lên ngôi, thân mẫu của vua là bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu được tôn phong làm Hoàng Thái hậu Đồng thời, trên khuôn viên cung Trường Thọ cũ, vua cho đại tu xây dựng cung điện mới, đặt tên là cung Từ Thọ để làm chỗ ở cho bà Việc xây dựng cung này được vua Minh Mạng đặc biệt quan tâm Sách ĐNTL của QSQTN ghi lại rằng, khi ấy, ở Huế đang có dịch bệnh rất lớn, nhà vua nói với người quản giám công việc là

Trần Văn Năng rằng: "Nay bệnh dịch lưu hành, đáng để cho quân dân nghỉ

ngơi, đình bãi các công tác Duy dựng cung Từ Thọ là việc không thể hoãn

Trang 30

21

được Ngươi nên hiểu dụ cho quân nhân biết ý bất đắc dĩ của trẫm" [34; tr.80]

Khởi công ngày 24 tháng 8, khánh thành vào mùa đông cùng năm, cung Từ Thọ được thiết kế với Chính điện làm trung tâm, quay mặt về phía đông, khu vực tạ Trường Du thời đó là một hoa viên duyên dáng, phục vụ cho việc tiêu dao giải trí của chủ nhân di tích

Năm 1846, bà Thuận Thiên hoàng hậu qua đời, ít lâu sau, cung Từ Thọ được chuyển giao cho vị chủ nhân mới, bà Từ Dũ Hoàng Thái hậu, mẹ vị tân Hoàng đế Tự Đức vừa kế vị vào năm 1848 Ngay khi vừa lên ngôi, vua hạ lệnh triệt giải kết cấu cung Từ Thọ để xây cung điện mới với kết cấu hoàn toàn khác Sách KĐĐNHĐSL tập 13 của NCTN chép:

"Từ trước đế vương, hiếu thờ cha mẹ trong có phòng nghỉ, ngoài có cung

triều, lễ rất tôn nghiêm, phép rất lớn lao Trẫm lấy thân nhỏ mọn, được nối nghiệp lớn, thực là nghĩ đức tính hiếu từ, phép dạy phải nghĩa của Thánh mẫu nên đến được như thế Cung đình Trường Lạc, phụng thừa vui vẻ muôn năm; khánh điển nhà vua, sự thể rất là long trọng Hôm trước cử viên Thái sử hỏi xin đến tháng Giêng sang năm được ngày tốt nên sửa chữa lại Tây cung, đã từng ra lệnh cho người giữ việc kê tính công trình, để trù nghĩ trước cho được chỉnh đốn thư thả Nay phái Phụ chính đại thần, hiệp biện đại học sĩ lĩnh Lễ bộ thượng thư, bị cách chức, lưu lại làm việc là Lâm Duy Nghĩa, sung chức Đổng

lý đại thần; thự chưởng vệ quyền chưởng Hùng nhuệ dinh ấn triện là Trần Kim; sung chức Phó đổng lý để chuyên trách, phàm tất cả các việc sửa chữa chuẩn cho hội đồng xét kỹ trù tính, cần được một loạt hoàn hảo vững bền, mười phần chu đáo ổn thỏa, cho vừa lòng trẫm Về các đường, vũ cũ nên dỡ xuống, cần dùng lính, thợ bao nhiêu? Chuẩn cho các viên Đổng lý ấy lựa tính, phải bắt cho

đủ giúp việc dỡ xuống; đợi đến mùa xuân sang năm sắp đến kì khởi công sẽ

Trang 31

22

phái 6 viên quản vệ, 40 viên suất đội, 2000 tên biền binh và các hạng thợ, chia nhau làm việc để cho công việc được nhanh chóng" [27; tr.44]

Ngày Đinh Dậu, tháng Giêng năm 1849, công trình xây dựng cung Gia

Thọ được khởi công, “cung gọi là Gia Thọ, điện gọi là Thọ Ninh, đài tạ gọi là

Trường Du, cửa gọi là Thọ Chỉ” [35; tr.118] Sách KĐĐNHĐSL còn chép:

“Năm thứ 2 dựng các tòa: Điện, đường, tạ, am ở cung Gia Thọ” [27; tr.45]

Như vậy, ngoài những đơn nguyên kiến trúc chính, dưới thời Tự Đức các công trình như tạ Trường Du và am Phước Thọ về cơ bản đã được xây dựng Vua Tự Đức ban dụ rằng:

"Lần này dựng Tây cung để làm chỗ phụng thừa vui vẻ muôn năm, cung lan điện quế, phúc lộc bồi thêm; cửa ngọc thềm dao, nền nhân dựng mãi Mong khi làm mới, hợp tình muôn người như con lại làm việc cho cha; tới lúc khánh thành, gặp tháng rất vui về tuổi thọ của trẫm” Bờ cõi thái hòa, rõ bày muôn phúc; cung đình Trường lạc, ghi tốt nghìn thu Lòng trẫm vui vẻ xiết bao! Nay kính dâng tên cung gọi là cung Gia Thọ, điện sau gọi là điện Thọ Ninh, nhà tạ bên tả điện gọi là tạ Trường Du, cửa chính trước cung gọi là cửa Thọ Chỉ, để tỏ

ra điều hay hợp ứng, phúc thọ hậu thêm, Thánh mẫu ta mãi hưởng phúc tốt lành, chính mình ta được sự mừng vui”[27; tr.45]

Năm 1890, vua Thành Thái đổi tên cung Gia Thọ làm cung Ninh Thọ Sau khi bà Nghi Thiên mất, nơi này thành cung của mẹ ông, bà Hoàng Thái hậu Từ Minh Bà mất năm 1906, an táng trong khuôn viên lăng Dục Đức Tháng 9 năm sau, vua Thành Thái bị phế truất, con ông là vua Duy Tân được đưa lên kế vị Cung Ninh Thọ trở thành nơi ở của đích mẫu nhà vua là bà Nguyễn Gia Thị Anh, Hoàng Quý phi của vua cha Thành Thái Năm 1916, vua Khải Định lên ngôi, cung Ninh Thọ lại đổi chủ, thuộc về bà Thánh Cung, con gái Nguyễn Hữu

Trang 32

23

Độ, Hoàng Quý phi của vua Đồng Khánh Trong hai năm đầu đời Khải Định (1916 - 1917), cung Ninh Thọ được sửa chữa lớn và đổi tên thành cung Diên Thọ, trở thành tên chính thức của khu vực cung cho đến ngày nay

Di tích cung Diên Thọ ngày nay nằm ở tọa độ 16028’329” vĩ Bắc,

107034’977” kinh Đông Di tích có mặt bằng hình chữ nhật với diện tích 17.506m2 (124,4m x 138,5m) [4; tr.125] Cung Diên Thọ là một tổ hợp kiến trúc bao gồm tòa nhà chính nằm ở giữa (nơi các bà Hoàng Thái hậu ăn ngủ và tiếp khách), và hơn 10 công trình phụ nằm ở xung quanh, như điện Thọ Ninh, tạ Trường Du, gác Khương Ninh, am Phước Thọ, lầu Tịnh Minh, nhà Tả Trà, Nối liền giữa các công trình kiến trúc trong cung là hệ thống trường lang có mái che Cung Diên Thọ được bao bọc bởi một vòng tường thành xây bằng gạch cao quá đầu người Đây là một trong những khu vực kín cổng cao tường nhất trong Đại Nội

- Chính điện Diên Thọ

Công trình này là nơi quan trọng nhất, đây là nơi tiếp khách và sinh hoạt của Hoàng Thái hậu Diện tích mặt bằng là 950m2, nền điện cao 1 thước 4 tấc (≈56 cm), thềm trước điện có 3 bậc đá xanh, thềm sau điện có 2 bên 2 bậc đá xanh Chính điện Diên Thọ là kiến trúc đồ sộ, bố cục theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc” mặt quay theo hướng đông nam Tiền điện gồm 5 gian 2 chái kép với

bộ vì nóc theo kiểu “giả thủ” được chạm trổ tỉ mỉ, thanh nhã Nhà chính điện gồm 7 gian 2 chái đơn với bộ vì nóc theo kiểu “giao nguyên trụ đội” được che kín bằng rầm thượng Nối giữa tiền điện và chính điện là bộ vì “vỏ cua” được gọi là thừa lưu Nền điện được lát gạch vuông phủ men Đầu đao và bờ nóc trang trí phượng theo phong cách gắn chắp gốm Mái lợp ngói ống, phủ men vàng [8; tr.12]

Trang 33

24

Điện gắn cửa kính, hai gian hai bên được ngăn riêng thành buồng kín làm nơi ăn ở của Hoàng Thái hậu, ba gian giữa đặt bục gỗ, kê bàn ghế làm nơi Hoàng Thái hậu tiếp khách [6; tr.180]

Bình phong nằm ở phía trước chính điện, dài 20m, cao 4m, xây bằng gạch

vồ trát vữa [8; tr.12] Phía trên bình phong là mái giả xây gạch và trát vữa trang trí “Lưỡng long chầu nhật” Hai mặt bình phong có trang trí trong ô hộc hình chữ nhật, hình vuông

Phía trước và sau điện Thọ Ninh có bậc tam cấp lên xuống bằng những phiến đá sa thạch màu nâu, xám có kích thước 36cm x 10cm Phía dưới của bậc tam cấp là nền sân được lát gạch [8; tr.14]

- Tạ Trường Du

Tạ Trường Du nằm ở phía đông của Chính điện Diên Thọ bao gồm nhà thủy tạ và các đơn nguyên khác như hồ, vườn hoa, non bộ, đình, trường lang

Trang 34

Kết cấu tạ Trường Du kiểu nhà rường truyền thống Huế với hình thức vuông, một gian bốn chái, 16 cột trụ, mái lợp ngói Thanh Lưu Ly Cả ba mặt đông, tây và nam của tạ Trường Du đều có trường lang bao bọc Về sau trường lang này bị dỡ bỏ, phần phía nam thì cải tạo thành một ngôi nhà vỏ cua với tên gọi đình Lương Phong Nền tạ lát gạch hoa, vách gắn kính sáng (trước năm

1850 vách tạ bằng gỗ), trổ cửa sổ xung quanh bốn mặt nên rất thông thoáng Nội thất trang trí tinh xảo bằng các bức ván chạm lộng, chạm thủng tỉ mỉ Trên nóc chấp bầu rượu bằng pháp lam Quanh tạ xây lan can ôm kín lối đi hẹp Vào thời Khải Định, tạ Trường Du có sự thay đổi lớn về mặt bằng và bố cục Rõ nét nhất là việc xây dựng cầu ximăng cốt thép được bắc ngang qua hồ nối vào đình Lương Phong làm thay đổi hướng vào tạ Trường Du Từ đó, trường lang gần như không còn tác dụng vì vào tạ Trường Du, người ta đi qua cây cầu ximăng này [8; tr.16]

Tạ Trường Du được đánh giá là một công trình kiến trúc tương đối nhỏ và đơn giản, nhưng bù lại, do đặt trong một không gian hợp lý, lại tạo được vẻ đẹp rất hài hoà và giàu chất thơ, xứng đáng dành làm nơi thưởng tiết ưu du cho các

bà Hoàng Thái hậu tại cung Diên Thọ Tạ Trường Du cũng là một trong 4 ngôi nhà tạ duy nhất còn sót lại tại Cố đô Huế

Trang 35

26

- Gác Khương Ninh

Nằm đối xứng với tạ Trường Du ở bên kia chính điện Diên Thọ và điện Thọ Ninh là một tòa nhà có 2 tầng, gọi là am Phước Thọ - gác Khương Ninh Đây là công trình được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 11 (1830) trong khuôn viên cung Diên Thọ, làm nơi thờ tự thần, Phật của các bà trong cung [38; tr.121]

Điểm đặc biệt của công trình này là không gian nội thất tầng 2 được chia thành 2 phần: Am Phước Thọ và gác Khương Ninh

Hầu như các bà Hoàng Thái hậu triều Nguyễn là những người sùng đạo Phật, chẳng hạn như Hiếu Khang Hoàng hậu, Thuận Thiên Hoàng hậu, Nghi Thiên Hoàng hậu, Phụ Thiên Hoàng hậu, Đoan Huy Hoàng Thái hậu đều thường xuyên đi chùa, thành tâm quy y và chăm lo Phật sự Vậy nên, mặc dù dùng Nho giáo làm kế sách và khuôn phép để trị vì đất nước, nhưng các vua đầu triều Nguyễn cũng phần nào chịu ảnh hưởng từ sự sùng bái tín ngưỡng của các

bà Thái hậu, điều này lý giải thái độ ứng xử của Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị với Phật giáo Ngoài ra, tuổi tác và sức khỏe là một khó khăn lớn trong việc lên quốc tự Thiên Mụ lễ Phật của các bà Do đó, yêu cầu tạo lập một tự viện thờ Phật để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của hậu cung là chính đáng và cần thiết Năm 1830, vua Minh Mạng hạ lệnh xây dựng gác Khương Ninh - một ngôi chùa thờ Phật nằm ngay trong Hoàng thành, đến năm 1849, ngoài Chính điện Diên Thọ, vua Tự Đức cho xây dựng các công trình kiến trúc khác tạo nên bộ mặt tổng thể cun Diên Thọ như ngày nay Lúc này, am Phước Thọ mới được thiết kế [27; tr.45]

Trang 36

27

Ngoài việc thờ Phật, Quan Công và 10 vị Thập điện Minh vương, công trình này còn thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na cùng bài vị của một số công chúa triều Nguyễn mất sớm Đặc biệt, ở đây còn thờ 2 tượng Tổ của nghề hát bội Công trình này quay mặt về hướng tây, tầng trên có 5 gian, có 3 cửa bảng khoa lắp kính màu, xung quanh có lan can gỗ rộng 70cm Chạy từ lan can tầng 2 xuống tầng 1 là đầu đao cong hình mũi hài Bờ nóc trang trí “hồi long” Vì nóc kiểu “giao nguyên trụ đội” [38; tr.121 - 122]

Tầng dưới có 5 gian với hệ thống 4 mặt chái Góc tây nam và tây bắc có thêm lầu chiêng và lầu trống Phía đông công trình có bức bình phong và nhang

án, dài 10m, cao 2,5m cùng những dãy nhà phụ kế bên Sân lát gạch Bát Tràng, trước sân xây bể cạn, giữa bể có đắp hòn giả sơn và trồng cây cảnh Gác Khương Ninh được trùng tu và sửa chữa vào các năm 1894, 1900

Có thể thấy, chức năng của công trình này khá đặc biệt: vừa là nơi thờ cúng (tầng trên), vừa là nơi trú tất, sinh sống (tầng dưới); vừa là nơi thờ Phật (Phật giáo), vừa là nơi thờ Thánh (Thiên Tiên Thánh giáo), thờ cả vong linh người trong Hoàng tộc triều Nguyễn hay tổ sư nghề hát bội Việc tôn sùng không chỉ một tôn giáo, một hệ thống thần linh là đặc điểm của tín ngưỡng bấy giờ Vô hình chung, am Phước Thọ - gác Khương Ninh trở thành nơi dung hòa, kết hợp giữa Phật giáo của Việt Nam và Thiên Tiên Thánh giáo của Champa, hai tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của Hoàng gia triều Nguyễn và đại bộ phận người dân xứ Huế đương thời Điều này chứng tỏ các vua triều Nguyễn không hề thiên vị hay có sự phân biệt tôn giáo, mà Hoàng tộc triều Nguyễn là những người tôn trọng tín ngưỡng Các vua nhà Nguyễn đã cho tồn tại một nơi thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na ngay trong Hoàng cung đã cho thấy tư tưởng tiến bộ, thể hiện sự giao thoa tín ngưỡng một cách mạnh mẽ Đây

Trang 37

để làm mới tại đó một tòa nhà lầu, dành cho bà Nội đích của vua Bảo Đại là bà Thánh Cung (vợ chính của vua Đồng Khánh) ăn ở, gọi là lầu Tịnh Minh

Lầu được xây theo kiểu kiến trúc Pháp, gồm 2 tầng làm bằng bê tông, cốt thép Nội thất chia ra nhiều phòng: phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ Các phòng đều trang bị đèn điện, quạt trần, bốn mặt tòa nhà trổ nhiều cửa lớn và của sổ Sát bên trái tầng trệt xây thêm dãy nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp kiểu Pháp Năm 1950, lầu Tịnh Minh được cải tạo thành tư thất của cựu hoàng Bảo Đại [1; tr.13]

Nằm về phía đông của Chính điện Diên Thọ là nhà Tả Trà Đây là phòng đợi của khách trước khi được Hoàng Thái hậu tiếp Nhà Tả Trà gồm 5 gian lớn với kiến trúc 2 tầng mái, 4 hàng chân cột, chân cột và khung mái được đổ bê tông Nhà Tả Trà nối với chính điện bằng một trường lang ở phía bắc Phía nam

Tả Trà thông với cổng Thụy Quang và Thiện Khánh qua trường lang dẫn từ Tử Cấm thành sang [8; tr.13]

Trang 38

29

- Các công trình khác (cửa, bình phong, hành lang )

Di tích cung Diên Thọ hiện nay nằm trong khuôn đất hình chữ nhật với diện tích khoảng 17300m2, mặt chính quay về phía nam Cung Diên Thọ được bao bọc bằng một vòng tường thành xây bằng gạch và vôi vữa khép kín Tường cao 3m, dày từ 0,7-0,75m, được mở 4 cổng về 4 phía Tường thành còn khá nguyên vẹn [8; tr.9]

Cửa phía bắc là cửa Diễn Trạch, phía tây là cửa Địch Tường, phía đông là cửa Thiện Khánh, phía nam là cửa Thọ Chỉ Trong bốn cửa này, cửa Thọ Chỉ và cửa Thiện Khánh là hai cửa quan trọng nhất Cửa Thọ Chỉ là cửa kiểu lầu chồng, lát đá xanh, cửa bên phải và bên trái là Trinh Ứng và Thụy Quang Cửa Thiện Khánh đối diện với cửa Gia Tường của Tử Cấm thành, hành lang nối thông các cửa này vắt thẳng đến sau điện Càn Thành, chính điện nơi nhà vua sinh hoạt Nhà vua sẽ theo hành lang này, đến cung Diên Thọ vấn an Hoàng Thái hậu hoặc Thái Hoàng Thái hậu

Phía bắc cửa Thọ Chỉ có một bức bình phong rất dài bằng gạch, mặt trước đắp nổi khá sinh động Phía nam cửa Diễn Trạch cũng có bức bình phong Bình phong tiền và hậu cung Diên Thọ vừa có tác dụng ngăn tà khí theo quan niệm phong thủy, vừa tạo nên sự uy nghiêm chốn hoàng cung

Trong khuôn viên cung Diên Thọ có 4 chiếc giếng trong tổng số 13 chiếc còn tồn tại ở Đại Nội Huế Đó là giếng vuông phía đông nam cung (thành xây gạch vồ có vữa, kích thước lòng giếng 184cm x 194cm, kể cả thành là 244cm x 250cm, lòng được kè xếp gạch từ dưới lên trên, sâu khoảng 4m, nước trong, còn

sử dụng) Giếng vuông phía tây bắc cung, nằm gần gác Khương Ninh (lòng rộng 177cm x 177cm, thành giếng xây gạch, cao 64cm, dày 30cm, lòng được kè xếp gạch vồ từ trên xuống dưới) Giếng vuông ở góc đông bắc điện Thọ Ninh

Trang 39

30

(thành cao 124cm, xây gạch vồ, dày 30cm, lòng giếng kích thước 170cm x 170cm, xếp kè bằng gạch vồ) Giếng tròn ở góc đông bắc cung (giếng lớn, đường kính 274cm, thành xây gạch, cao 87cm, dày 30cm, sâu khoảng 500cm, toàn bộ lòng giếng được kè gạch vồ) [14]

Hệ thống hành lang trong cung Diên Thọ nối thông tất cả các công trình kiến trúc trong khuôn viên cung Hành lang ở đây thường là trường lang hoặc hồi lang (hành lang vòng), lợp ngói thanh lưu ly, tạo nên sự bền vững thống nhất, tạo được sự liên hoàn nhưng vẫn toát lên vẻ uyển chuyển, mềm mại của tổng thể kiến trúc cung

Cung Diên Thọ cũng là nơi có nhiều cây cổ thụ vào loại quý nhất của Đại Nội Huế, đều có ý nghĩa và phù hợp cảnh quan của cung Chẳng hạn, cây tùng

La Hán nằm sau lầu Tịnh Minh Đây là loài cây thể hiện sự trường thọ vì cây sống rất lâu năm mà lá mãi xanh (do đó còn được gọi là cây vạn niên thanh hoặc Phật bà) Có một thời, cây tùng này bị suy yếu nghiêm trọng nhưng sau đó đã cứu vãn được Ở cung Diên Thọ còn có hai cây me toả bóng xanh rợp cả một khoảng sân rộng và hai cây nhãn cổ gốc to Cây Ngọc lan cổ thụ của cung chính

là "ông tổ" của hàng ngọc lan ven đường cửa Hòa Bình (phía bắc Hoàng thành) bây giờ

Như vậy, cung Diên Thọ từ khi hình thành đến nay đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo mới có được bộ mặt hoàn chỉnh như hiện nay Mặc dù đã nhiều lần thay đổi chủ nhân và cũng đã trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, cung Diên Thọ vẫn nguyên giá trị, vai trò của mình, vẫn là một biểu tượng cho lòng hiếu thảo của các vua triều Nguyễn

Trang 40

31

1.3.2 Quá trình nghiên cứu về di tích cung Diên Thọ

Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về cung Diên Thọ chủ yếu chỉ mới giới thiệu khái quát và nêu được chức năng chính của di tích này, mà chưa

hề có một công trình nào đánh giá đầy đủ về vị trí, vai trò, quy mô của di tích trong toàn bộ hệ thống di tích Đại Nội Huế

Các bộ chính sử của triều Nguyễn như ĐNTL, ĐNNTC hay KĐĐNHĐSL tuy có đề cập đến cung Diên Thọ nhưng chỉ mới giới thiệu khái quát về di tích, đưa ra các thông tin về thời gian xây dựng, tu bổ, hay các hoạt động, lễ nghi đã diễn ra tại di tích mà thôi

Năm 2000, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là BTLSQG) đã công bố báo cáo kết quả thám sát, khai quật di tích cung Diên Thọ năm 1999 Qua đó, đã cung cấp các thông tin về kết cấu, diễn biến địa tầng, các dấu tích nền móng kiến trúc được làm xuất lộ và hệ thống các loại hình di vật Từ đó đã lý giải được phần nào về quá trình tồn tại, biến đổi, quy mô, kết cấu của các công trình kiến trúc trong di tích cung Diên Thọ Tuy nhiên, hiện nay một công trình tổng hợp các tư liệu lịch sử, khảo cổ liên quan đến cung Diên Thọ vẫn chưa được nghiên cứu xuất bản

Các tài liệu liên quan đến cung Diên Thọ chủ yếu chỉ là những bài viết nhỏ của các nhà nghiên cứu như Phan Thuận An, Phan Thanh Hải, Trần Đức Anh Sơn được đăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học Các bài viết này hầu như chỉ giới thiệu về cung Diên Thọ, trình bày các đặc điểm của các đơn nguyên kiến trúc có trong phạm vi cung, mà chưa có sự đánh giá tường tận

về giá trị của nó trong hệ thống hơn 100 công trình kiến trúc trong Đại Nội Huế, nên chưa thật sự làm rõ vị trí, vai trò (tầm quan trọng/ tính đặc thù) của di tích này trong hệ thống di sản văn hóa Cố đô Huế

Ngày đăng: 16/02/2020, 14:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
36. Thích Đại Sán (1963), Hải ngoại ký sự, Viện Đại học Huế - Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hải ngoại ký sự
Tác giả: Thích Đại Sán
Năm: 1963
37. Lê Văn Sách (1995), “Kiến trúc cung đình Huế-Nét độc đáo của kiến trúc Việt Nam thời Nguyễn”, Những vấn đề văn hóa - xã hội thời Nguyễn, Nxb Khoa học xã hội, Tp Hồ Chí Minh, tr 139 - 151 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến trúc cung đình Huế-Nét độc đáo của kiến trúc Việt Nam thời Nguyễn”, "Những vấn đề văn hóa - xã hội thời Nguyễn
Tác giả: Lê Văn Sách
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1995
38. Trần Đức Anh Sơn (2004), Huế - Triều Nguyễn một cái nhìn, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huế - Triều Nguyễn một cái nhìn
Tác giả: Trần Đức Anh Sơn
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 2004
39. Trần Đức Anh Sơn (2007), “Bảo tồn di sản kiến trúc Huế : Kinh nghiệm từ Cảnh Đức Trấn và Minh Trị Thôn”, Di sản văn hóa Huế - Nghiên cứu và bảo tồn I, Huế, tr 394 - 399 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn di sản kiến trúc Huế : Kinh nghiệm từ Cảnh Đức Trấn và Minh Trị Thôn”, "Di sản văn hóa Huế - Nghiên cứu và bảo tồn I
Tác giả: Trần Đức Anh Sơn
Năm: 2007
40. Trần Đức Anh Sơn (2008), Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn
Tác giả: Trần Đức Anh Sơn
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2008
41. Nguyễn Hữu Thông (2001), Mỹ thuật Huế nhìn từ góc độ ý nghĩa và biểu tượng trang trí, Phân viện Văn hóa nghệ thuật thành phố Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ thuật Huế nhìn từ góc độ ý nghĩa và biểu tượng trang trí
Tác giả: Nguyễn Hữu Thông
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 2001
42. Bùi Minh Trí (1995), “Vài nét về nghệ thuật trang trí kiến trúc thời Nguyễn”, Những vấn đề văn hóa - xã hội thời Nguyễn, Nxb Khoa học xã hội, Tp Hồ Chí Minh, tr 134 - 138 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nét về nghệ thuật trang trí kiến trúc thời Nguyễn”, "Những vấn đề văn hóa - xã hội thời Nguyễn
Tác giả: Bùi Minh Trí
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1995
43. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, TS.KTS. Nguyễn Đình Toàn (2002), Kiến trúc Việt Nam qua các triều đại, Nxb Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến trúc Việt Nam qua các triều đại
Tác giả: Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, TS.KTS. Nguyễn Đình Toàn
Nhà XB: Nxb Xây dựng
Năm: 2002
44. Tổ Hồ sơ di tích (2013), “Kết quả thống kê các loại gạch ngói ở các di tích thuộc quần thể di tích Huế”, Di sản văn hóa Huế - Nghiên cứu và bảo tồn III, Huế, tr 339 - 353 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả thống kê các loại gạch ngói ở các di tích thuộc quần thể di tích Huế”, "Di sản văn hóa Huế - Nghiên cứu và bảo tồn III
Tác giả: Tổ Hồ sơ di tích
Năm: 2013
45. Trần Đại Vinh (1995), “Tư tưởng trong mỹ thuật thời Nguyễn”, Những vấn đề văn hóa - xã hội thời Nguyễn, Nxb Khoa học Xã hội, Tp Hồ Chí Minh, tr 159 - 170 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng trong mỹ thuật thời Nguyễn”, "Những vấn đề văn hóa - xã hội thời Nguyễn
Tác giả: Trần Đại Vinh
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1995
46. Nguyễn Thị Thúy Vy (cb), Vũ Hữu Minh, Lê Vĩnh An, Nguyễn Thanh Toàn, Phan Thuận Ý (2010), Thuật ngữ kiến trúc truyền thống nhà rường Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuật ngữ kiến trúc truyền thống nhà rường Huế
Tác giả: Nguyễn Thị Thúy Vy (cb), Vũ Hữu Minh, Lê Vĩnh An, Nguyễn Thanh Toàn, Phan Thuận Ý
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 2010
47. Viện Khoa học Công Nghệ Xây dựng (2000), Báo cáo kết quả thí nghiệm gạch và vữa công trình cung Dien Thọ - Khu di tích Cố đô Huế Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w