Tại hội nghị lần thứ II, Ban chấp hànhTrung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành độ
Trang 1Giáo dục là nền tảng cho sự phát triển khoa học – công nghệ; phát triển nguồnnhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại Tại hội nghị lần thứ II, Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động trí thức có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động, sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêuchủ nghĩa xã hội, nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện và có năng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.”
Để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu trên và cũng là để đáp ứng sự đòi hỏi pháttriển giáo dục thời kì công nghiệp hóa- hiện đại hóa, mỗi nhà trường đều phải lấy
việc:“ Nâng cao chất lượng giáo dục” làm nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt của
mình
Như chúng ta đã biết: Dạy học là công tác đặc trưng của nhà trường mà trong
đó giáo viên là người đóng vai trò chủ chốt “Trong giáo dục Trung học, người giáo viên là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục” (Vũ Quốc Chung -
1998 - Vấn đề chiến lược phát triển giáo dục trong thời kì CNH- HĐH, NXBGDHN)
Trang 2Giáo viên chính là người hướng dẫn, là cầu nối dắt học sinh đi đến lĩnh hội trithức của loài người Bất cứ một người giáo viên nào cũng ảnh hưởng trực tiếp rộngrãi đến một tập thể học sinh và ngược lại Bất cứ một học sinh nào cũng nhận đượcmột sự giáo dục của một tập thể giáo viên Vì thế trong nhà trường, đội ngũ giáo viên
là lực lượng chính, quan trọng quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường
Như vậy, trong sự nghiệp giáo dục, bất kì giai đoạn cách mạng nào, ở bất kìtrường học nào thì việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng cho họcsinh luôn là nhiệm vụ cực kì quan trọng
2 Cơ sở thực tiễn
Thực tế trong những năm gần đây, đội ngũ giáo viên ở các nhà trường nói chung và
ở trường Trung học cơ sở Long Hưng nói riêng đã có nhiều chuyển biến và tiến bộđáng kể Nhìn chung các thầy cô giáo vẫn giữ và phát huy được truyền thống tốt đẹpcủa nhà giáo, xứng đáng với niềm tin yêu của học sinh và sự mong mỏi của xã hội.Một số giáo viên cao tuổi trình độ đào tạo thấp đã nghỉ hưu, số giáo viên có kinhnghiệm ngày càng nhiều song vẫn còn một số giáo viên chưa tâm huyết với nghềnghiệp, tay nghề còn yếu dẫn tới chất lượng chuyên môn kém làm cho chất lượnggiáo dục toàn diện của nhà trường bị ảnh hưởng theo
Để khắc phục tình trạng này và đặc biệt là để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
sự nghiệp giáo dục và đào tạo, theo tinh thần nghị quyết Trung ương II của Ban chấphành Trung ương Đảng khóa VIII, trường Trung học cơ sở Long Hưng chúng tôi đãcoi việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là nhiệm vụthen chốt nhằm nâng cao chất lượng toàn diện trong nhà trường
Thực tiễn nhiều năm giảng dạy và tham gia công tác lãnh đạo ở nhà trường.Tôi thấy việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là một yêu cầucần giải quyết Bởi vậy tôi đã dành thời gian nghiên cứu hoạt động công tác quản lýnhằm phát huy hơn nữa những thế mạnh, hạn chế những nhược điểm của giáo viêntrong trường và đề ra những biện pháp quản lý chuyên môn nhằm nâng cao chất
Trang 3lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng vào thực tế, tôi đã đúc rút
được một số kinh nghiệm về: “ Quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Trung học cơ sở Long Hưng - Văn Giang - Hưng Yên”
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất các biện pháp quản lý nhằmnâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên trường Trung học cơ sở Long Hưng -Văn Giang - Hưng Yên
III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viêntrường Trung học cơ sở Long Hưng - Văn Giang - Hưng Yên
IV KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Thời gian ba năm học (2008 – 2009, 2009 – 2010, 2010 - 2011)
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến
Quản lý giáo dục và quản lý tổ chuyên môn ( Điều lệ trường Trung học phổ thông vàtrường phổ thông có nhiều cấp học, Luật giáo dục 2005, văn bản pháp quy, quy chế
về các lĩnh vực giáo dục Trung học cơ sở, các giáo trình quản lý giáo dục.)
2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra viết, tổng kết kinh nghiệm,
phương pháp chuyên gia, trao đổi với cán bộ giáo viên, học sinh để thu thập thôngtin
3 Phương pháp thống kê toán học.
VI THỜI GIAN HOÀN THÀNH
Tháng 3 năm 2011
Trang 4PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LONG HƯNG - VĂN GIANG - HƯNG YÊN
Trường Trung học cơ sở Long Hưng có 2 tổ chuyên môn Để đánh giá thựctrạng hoạt động tổ chuyên môn ở trường, tôi đã xây dựng các phiếu điều trakhảo sát nhận thức của 30 giáo viên trong trường về vai trò, tầm quan trọngcủa việc nâng cao chất lượng chuyên môn trong và những nhận định thực tếhoạt động chuyên môn trong nhà trường Kết quả khảo sát điều tra như sau:
Bảng 1: B ng ánh giá vai trò, t m quan tr ng c a vi c nâng cao ch t lđánh giá vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng ầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng ọng của việc nâng cao chất lượng ủa việc nâng cao chất lượng ệc nâng cao chất lượng ất lượng ượngngchuyên môn
TT
Khách thểNội dung
Bảng 2: Đánh giá thực tế việc nâng cao chất lượng chuyên môn ở trường
Trang 5Trung học cơ sở Long Hưng
3 Thực hiện chương trình dạy học các môn học 30 100
4 Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo
viên trong nhà trường
5 Kiểm tra đánh giá hiệu quả giảng dạy, giáo dục của các
thành viên trong tổ chuyên môn theo kế hoạch của nhà
trường
6 Thực hiện phân tích, đánh giá kết quả học tập và các hoạt
động giáo dục của học sinh
7 Thực hiện quản lý sử dụng sách, trang thiết bị, cơ sở vật
chất của các thành viên trong tổ
8 Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ 2 lần/tuần 30 100Dựa vào bảng trên có thể biểu diễn bằng sơ đồ dưới đây:
0 20 40 60 80 100
Kết quả khảo sát điều tra cho thấy có một số lượng không nhỏ giáo viêncho rằng có những nội dung hoạt động không thuộc phạm vi hoạt động của tổchuyên môn Nhiều giáo viên cho rằng: Nội dung 1 là của tổ trưởng chuyênmôn, nội dung 4, 5 là của Ban giám hiệu nhà trường, nội dung 7 là của cán bộphụ trách Thư viện - đồ dùng Đó là những cách hiểu chưa đúng về hoạt động
tổ chuyên môn ở nhà trường, tổ chuyên môn chưa phát huy được vai trò, chưa
Trang 6tạo được nền nếp, chưa thực sự hiệu quả, còn mang tính hình thức, chất lượngsinh hoạt tổ chuyên môn chưa cao, chưa khai thác được tiềm năng nội lực củamỗi giáo viên cho hoạt động của tổ Trong khi đó, xây dựng kế hoạch hoạtđộng của tổ theo tuần, tháng, năm học phải có sự hợp tác, nhất trí của các thànhviên trong tổ Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ
là hoạt động được duy trì thường xuyên ở mỗi tổ chuyên môn
Thực tế cho thấy nội dung và hình thức hoạt động của tổ chuyên môn được quantâm đúng mức sẽ góp phần đảm bảo kỷ cương nền nếp và nâng cao chất lượng dạyhọc trong nhà trường
2 Thực trạng biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên
Khảo sát 30 giáo viên của trường Trung học cơ sở Long Hưng về thực trạngbiện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác chuyên môn, nghiệp vụ cho giáoviên Kết quả thu được như sau:
Bảng 3: B ng ánh giá v m c đánh giá vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng ề mức độ cần thiết của biện pháp quản lý bồi ức độ cần thiết của biện pháp quản lý bồi đánh giá vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượngộ cần thiết của biện pháp quản lý bồi ầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng c n thi t c a bi n pháp qu n lý b iết của biện pháp quản lý bồi ủa việc nâng cao chất lượng ệc nâng cao chất lượng ồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viênng chuyên môn, nghi p v cho giáo viênệc nâng cao chất lượng ụ cho giáo viên
hợp
Ítphùhợp
Khôngphùhợp
Tổngđiểm X
Thứbậc
1 Duy trì sinh hoạt chuyên môn
3 Duy trì phong trào viết sáng
4 Tham gia bồi dưỡng thường
Biểu diễn biểu đồ như sau:
Trang 70 5 10 15 20 25 30
Qua khảo sát tôi nhận thấy:
Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là hoạt động cần duy trìthường xuyên, là điều kiện để nâng cao năng lực chuyên môn, trình độ tay nghềcho giáo viên Điều đó khẳng định qua việc nội dung biện pháp 4 được đánh giá làphù hợp cao Nội dung biện pháp 3 và 5 chỉ đạt phù hợp ở mức trung bình trên vànội dung biện pháp 2 đạt ở mức trung bình giữa là do qua trao đổi với giáo viên,qua kiểm nghiệm thực tế , tôi nhận thấy việc duy trì phong trào viết sáng kiếnkinh nghiệm được thực hiện một cách có nền nếp, quy củ Vì nó góp phần nângcao trình độ chuyên môn của mỗi giáo viên và là một tiêu chí để đánh giá, xếploại thi đua cá nhân hàng năm, tuy nhiên việc phổ biến nhân rộng và áp dụng cònhạn chế Việc tổ chức các chuyên đề nâng cao chất lượng giảng dạy được tiếnhành thường xuyên trong từng năm học nhưng tính hiệu quả của các chuyên đềchưa cao, đôi khi chỉ mang tính hình thức hoặc chỉ tập trung ở một số giáo viêntrực tiếp nghiên cứu viết, dạy thực nghiệm, chưa phát huy được hết năng lực, trítụê của tập thể các thành viên trong tổ khi thực hiện chuyên đề
Việc dự giờ đồng nghiệp là một trong những nội dung học tập bồi dưỡngchuyên môn rất thiết thực, hiệu quả, là cơ hội để các đồng nghiệp cùng trao đổi,thống nhất phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao trình độ tay nghề
Tuy nhiên, một số cá nhân do những điều kiện nhất định mà họ ít đi dự giờ, một số
cá nhân thì không thể áp dụng được những kinh nghiệm, phương pháp, phong cáchgiảng dạy của đồng nghiệp vào các giờ dạy của mình
Công tác bồi dưỡng qua thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn định kỳ được đánh
Trang 8giá ở mức phù hợp thấp Qua tìm hiểu , tôi nhận thấy nguyên nhân là do thời giansinh hoạt tổ chuyên môn còn hạn chế Do nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa cónhững định hướng trọng tâm, các thành viên chưa tích cực đưa ra các ý kiến chủquan của mình để trao đổi, thảo luận trong tổ nhằm đưa buổi sinh hoạt tổ thực sự cóhiệu quả cao.
II NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
Xuất phát từ thực trạng chất lượng hoạt động chuyên môn trong nhà trường còn có những hạn chế nhất định, chưa đạt kết quả như mong muốn của các nhà quản lí Trước những yêu cầu đổi mới công tác quản lý giáo dục, để khắc phục những hạn chế trên, công tác quản lý, chỉ đạo cần giải quyết tốt một số vấn đề sau:
1 Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn.
2 Quản lý chất lượng dạy học của giáo viên
3 Xây dựng nhà trường thành tập thể sư phạm đoàn kết, có tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
4 Tổ chức chuyên đề, hội giảng.
5 Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.
6 Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn của giáo viên.
III NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN.
1 Biện pháp 1:Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn.
Trang 9chuyên môn , đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
- Xây dựng nền nếp sinh hoạt tổ chuyên môn định kì, hiệu quả
- Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên trong tổ về vai trò, tầm quan trọng
và trách nhiệm của mỗi người trong việc xây dựng kế hoạch,nội dung sinh hoạt tổchuyên môn, đảm bảo chất lượng hiệu quả
1.2 Nội dung và cách thức thực hiện
* Tổ chức học tập các chỉ thị, nghị quyết, văn bản hướng dẫn của ngành về nhiệm vụ năm học, học tập quy chế chuyên môn, nhiệm vụ tổ chuyên môn
- Ngay từ đầu năm học, tôi phải tổ chức quán triệt tới toàn thể các thành viêntrong trường các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành
và các cấp có thẩm quyền để mọi thành viên trong trường đều nắm được trách nhiệmcủa mình và có nhận thức đầy đủ trong việc xác định trách nhiệm của từng cá nhân
để đạt mục tiêu giáo dục của Nhà trường
- Tổ chức cho giáo viên học tập Điều lệ trường Trung học trong đó đi sâu vàonội dung cơ bản về nhiệm vụ của tổ chuyên môn, nhiệm vụ của giáo viên Học tậpcác quy chế chuyên môn ( quy định về thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học,việc soạn bài, lên lớp, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, hồ sơ chuyênmôn, các quy định khác) Tất cả các quy định này là kim chỉ nam cho mọi hoạt độngcủa các thành viên trong nhà trường trong suốt năm học
* Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ và kế hoạch cá nhân.
Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức xây dựng kế hoạch của các tổ chuyên môn và cánhân đảm bảo được các yêu cầu sau:
+ Kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn phải bám sát kế hoạch nhiệm vụ của nhàtrường và phù hợp tình hình thực tế, đặc thù riêng của từng tổ
+ Các hoạt động chuyên môn của tổ phải đảm bảo mục tiêu nhiệm vụ chấtlượng dạy và học, chất lượng giáo dục của tổ chuyên môn theo mục tiêu của nhàtrường
+ Kế hoạch chuyên môn phải thể hiện rõ nội dung công việc, nhiệm vụ chuyên
Trang 10môn trọng tâm của tổ, mục tiêu phấn đấu ( cần đạt), thời gian tiến hành, biện phápthực hiện, lực lượng tham gia, người phụ trách, những kiến nghị, đề xuất với nhàtrường Tất cả các nội dung này phải có sự bàn bạc, nhất trí cao của tập thể các thànhviên trong tổ và có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng.
+ Kế hoạch cá nhân phải thể hiện đầy đủ các nhiệm vụ hoạt động chuyên môn
và các hoạt động giáo dục khác nhằm thực hiện mục tiêu của cá nhân đó Tập trung
vào các công việc cơ bản ( chất lượng giảng dạy, tỷ lệ học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, học sinh lên lớp, tham gia các cuộc thi của giáo viên và học sinh các cấp, danh hiệu thi đua).
+ Duyệt kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn để có biện pháp chỉ đạo phùhợp, hướng dẫn, điều chỉnh, bổ sung ( nếu có) Tập trung vào những vấn đề cơ bảntrong kế hoạch: chỉ tiêu, tiến trình thực hiện
* Chỉ đạo tổ chuyên môn hoạch định nội dung sinh hoạt tổ.
Bước 1:Họp với tổ trưởng chuyên môn duyệt nội dung sinh hoạt trứơc khi tiến
hành họp tổ ( trước họp tổ ít nhất 2 ngày)
- Với nội dung sinh hoạt theo thời gian: Đảm bảo tính thời điểm, tính mục
đích, tính kế hoạch, tính khả thi, tính hiệu quả
Ví dụ: Tháng 9: Tập trung ổn định nền nếp dạy học; nghiên cứu chương trìnhthời khóa biểu, xây dựng kế hoạch giảng dạy, quy định nền nếp soạn bài và lên lớp,khảo sát chất lượng đầu năm, thảo luận các chỉ tiêu phấn đấu
Tháng 10: Thống nhất việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, thi đua dạytốt - học tốt kỉ niệm ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành giáo dục 15/10 Thực hiện kếhoạch tổ chức chuyên đề, tổ chức hội giảng đợt 15/10
- Với nội dung sinh hoạt theo chủ đề chủ điểm:
Nội dung sinh hoạt trong tong tuần phải được sắp xếp theo tính chất công việccủa từng thời điểm cụ thể, sắp xếp theo thứ tự việc nào cần làm trước, việc nào làmsau để khi đưa ra triển khai các thành viên xác định rõ nhiệm vụ một cách nhanhnhất, tránh ôm đồm công việc mà không xác định được yêu cầu tính chất của nó,
Trang 11trong đó tập trung vào các nội dung chuyên đề sau:
+ Thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học đảm bảo chất lượng học sinh đại trà Đánh giá, xếp loại học sinh…
+ Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu
+ Dự giờ, hội giảng, tổ chức chuyên đề…
+ Viết và áp dụng SKKN trong giảng dạy….Sử dụng và quản lý trang thiết bị,
đồ dùng dạy học
+ Tham gia các hội thi cấp trường, huyện, tỉnh của giáo viên, học sinh
- Với nội dung sinh hoạt định kì, cần đảm bảo:
+ Nhận xét, đánh giá công tác chuyên môn ( tuần trước)
+ Thống nhất công tác chuyên môn tuần tiếp theo
+ Thực hiện chương trình kế hoạch dạy học
+ Thảo luận những bài, phần khó dạy ( trọng tâm)
( Lưu ý: Yêu cầu các thành viên trong tổ nghiên cứu trước chương trình, nộidung kiến thức của từng bài, từng môn để có thể đưa ra ý kiến trước tổ)
+ Thống nhất công việc giảng dạy trọng tâm trong tuần của khối lớp, các bộmôn của tổ
+ Các ý kién đề xuất về thực hiện kế hoạch của tổ
Bước 2: Bổ sung, điều chỉnh định kì (nếu cần thiết) và phê duyệt nội dung sinh
hoạt của tổ
*Chỉ đạo xây dựng quy trình, cách thức tổ chức sinh hoạt tổ.
- Tổ trưởng ( hoặc tổ phó) là người chủ trì điều hành cuộc họp, triển khai nộidung sinh hoạt tới các thành viên trong tổ Cử thư kí ghi biên bản cuộc họp
- Các thành viên thảo luận, đóng góp, đề xuất ý kiến
- Tổ trưởng tổng hợp, giải đáp những kiến nghị, thắc mắc của tổ viên ( trongphạm vi chức trách, nhiệm vụ của mình)
- Thư kí thông qua nội dung cuộc họp Biên bản phải đầy đủ chữ kí của chủ toạ,thư kí và được lưu giữ trong hồ sơ của tổ
Trang 12- Kết thúc cuộc họp, tổ trưởng báo cáo với Hiệu trưởng những vấn đề cơ bảncủa tổ cần được BGH chỉ đạo, giải quyết.
* Tăng cường kiểm tra nền nếp sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Dự sinh hoạt chuyên môn theo hình thức báo trước và không báo trước đểkiểm tra chất lượng cuộc họp cũng như việc phát huy vai trò của các thành viên trong
tổ thông qua việc thảo luận, đóng góp ý kiến và rút kinh nghiệm trong quá trình thựchiện
- Kiểm tra sổ ghi chép ( sổ Nghị quyết) của các thành viên trong tổ sau buổi sinhhoạt chuyên môn Nhận xét, đánh giá, tuyên dương kịp thời những tổ thực hiện tốt.Rút kinh nghiệm khi chưa đạt yêu cầu
1.3 Điều kiện thực hiện
- Hiệu trưởng phải nắm vững mục tiêu, nhiệm vụ năm học, phải kế hoạch hoáđược toàn bộ công việc của nhà trường ngay từ khi chuẩn bị bước vào năm học mới.Xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường sát thực tế, rõ mục tiêu làm cơ sở xâydựng kế hoạch chuyên môn của tổ
- Hiệu trưởng phải quan tâm bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực tổ chứcđiều hành cho tổ trưởng Xây dựng đội ngũ tổ trưởng thực sự là những người tậntâm, có trách nhiệm cao trong công việc, uy tín, gương mẫu trước các thành viêntrong tổ - Tổ trưởng chuyên môn phải nắm chắc tình hình thực tế của tổ, nhữngthuận lợi, khó khăn , mục tiêu cần đạt của kế hoạch, kế hoạch phải được tất cả cácthành viên quán triệt và thừa nhận
2 Biện pháp 2: Quản lý chất lượng dạy học của giáo viên.
2.1 Mục tiêu
Chất lượng giáo dục thể hiện qua kết quả học tập, rèn luyện của học sinh là căn
cứ, thước đo để đánh giá toàn bộ quá trình dạy và học trong nhà trường Chất lượnggiảng dạy là cái đích cao nhất để mỗi giáo viên vươn tới và cần đạt Luật Giáo dục đãquy định rõ: Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mụctiêu, chương trình giáo dục của nhà trường Vì vậy, quản lý chất lượng dạy học của
Trang 13giáo viên là một trong những biện pháp quan trọng nhằm mục tiêu giúp giáo viênthực hiện tốt chương trình kế hoạch dạy học, xây dựng nền nếp dạy học, giải quyết tốt những yêu cầu đề ra trong thực tế giảng dạy.
- Kiểm tra kết quả học tập của học sinh để đánh giá chất lượng giảng dạy củagiáo viên
- Nâng cao ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng nghề nghiệp của giáo viên đồngthời giúp tôi điều chỉnh kịp thời các biện pháp quản lý tổ chức, điều hành các hoạtđộng giáo dục để đạt được mục tiêu đề ra
2.2 Nội dung cách thức thực hiện
* Quản lý thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học
Ngay từ đầu năm học, tôi chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viênnghiên cứu chương trình, xây dựng kế hoạch dạy học
- Chia nhóm giáo viên theo khối lớp để hỗ trợ lẫn nhau về chuyên môn, tài liệu
và phương pháp giảng dạy
- Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo giáo viên thực hiện chương trình dạyhọc các môn học theo quy định, đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ, thời gian.Duyệt kế hoạch giảng dạy hàng tuần của từng giáo viên
* Xây dựng nền nếp dạy học của giáo viên.
- Tổ chức cho giáo viên học tập, nghiên cứu các văn bản pháp quy, quy chếcủa Nhà nước và ngành giáo dục về nền nếp dạy học
- Tổ chức xây dựng và thực hiện quy chế làm việc của nhà trường tập trung vàonội dung về thực hiện các nội quy của nhà trường về nền nếp dạy học
- Quản lý tốt việc thực hiện quy chế chuyên môn
+ Giảng bài: Quán triệt giáo viên thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạchdạy học các môn học, nền nếp ra vào lớp của thầy và trò như : Dạy đúng thời khoábiểu, đúng thứ tự môn học, đảm bảo thời gian của từng tiết dạy, đảm bảo mục tiêutừng bài học, phải chuẩn bị đồ dùng cho bài giảng
+ Hồ sơ sổ sách: Có đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định của Sở giáo dục và
Trang 14* Tổ chức dự giờ thăm lớp các thành viên trong nhà trường.
- Tôi tiến hành việc dự giờ giáo viên thường xuyên, đột xuất để đánh giá việcthực hiện chương trình dạy học và thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy củagiáo viên, nền nếp học tập của học sinh trong lớp theo quy định
+ Giáo viên dự giờ đồng nghiệp ít nhất 2 tuần 1 tiết
+ Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng dự giờ giáo viên ít nhất 1 tiết/tuần.Tất cả giáo viên phải được dự giờ ít nhất 1 lần
- Sau dự giờ phải tổ chức nhận xét, rút kinh nghiệm giờ dạy để mọi thành viêntham gia dự tiết dạy đó có thể học tập được những kinh nghiệm tốt nhất cho mìnhđồng thời cùng thống nhất được phương pháp giảng dạy phù hợp, hiệu quả nhất đốivới học sinh, góp phần nâng cao trình độ tay nghề cho giáo viên
* Khảo sát chất lượng, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng giai đoạn
- Căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo của Phòng giáo dục, kế hoạch quản lý chuyênmôn của nhà trường, tôi tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh trong tổ quatừng giai đoạn như sau:
+ Khảo sát chất lượng đầu năm để giao chỉ tiêu chất lượng cho giáo viên
+ Khảo sát chất lượng kỳ I, kỳ II
Trang 15- Căn cứ vào kết quả học tập của học sinh trong từng giai đoạn, tôi chỉ đạo tổchuyên môn, giáo viên điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh Đặc biệt quan tâm đến kết quả bồi dưỡnghọc sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu.
- Trong từng thời điểm, tôi đã chỉ đạo hiệu phó thành lập ngân hàng đề kiểm tracủa nhà trường Đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các đợt kiểm tra định kỳ khảo sát trongnăm học
- Tổ chức coi, chấm đảm bảo đúng nguyên tắc, khách quan, công bằng, chínhxác, tạo tâm lý nhẹ nhàng đối với học sinh khi các em được tiến hành kiểm tra
- Tổ chức họp với Hiệu phó, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn để rút kinh nghiệmsau từng thời điểm giai đoạn của năm học ( sau từng kỳ kiểm tra, khảo sát), phân tíchkết quả, tìm nguyên nhân của những thành công, hạn chế và tập trung xây dựng biệnpháp nâng cao chất lượng dạy học trong tổ, khối lớp trong thời gian tiếp theo.,
- Phân công trách nhiệm cho từng thành viên, giao thời gian thực hiện để đạtmục tiêu
- Khen thưởng, động viên bằng những hình thức khác nhau tạo phong trào thiđua giữa các khối, lớp, giữa giáo viên với giáo viên
2.3 Điều kiện thực hiện
- Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng dạy học của giáo viên,
Tổ chức triển khai tới các thành viên để tất cả cùng nắm được mục đích, nội dung, ýnghĩa của biện pháp này Quán triệt giáo viên nhận thức sâu sắc được: kết quả họctập thực chất của học sinh là thước đo thành quả lao động của người thầy
- Hiệu trưởng thành lập Ban ra đề theo từng thời điểm Ban này gồm Phó hiệutrưởng, tổ trưởng, những giáo viên có năng lực, có kiến thức chuyên sâu về từngmôn học
- Tổ chức phân công, giao trách nhiệm cho lực lượng kiểm tra đảm bảo độ tincậy, chính xác cao
3 Biện pháp 3: Xây dựng nhà trường thành tập thể sư phạm đoàn kết ,có tinh thần hợp tác giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Trang 163.1 Mục tiêu
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
“ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công”
Một tập thể mạnh là một tập thể mà mọi thành viên thực sự gắn kết với nhau, tôntrọng lẫn nhau và cùng có trách nhiệm, có tinh thần xây dựng tổ chức, đơn vị, nhàtrường thành một tập thể vững mạnh vì sự tiến bộ và phát triển bền vững Nhà trường
là một khối đoàn kết, có tinh thần hợp tác tương trợ lẫn nhau thì nhà trường sẽ là mộtkhối thống nhất và mới thực sự phát triển được theo yêu cầu của xã hội
Mục tiêu của biện pháp này là:
- Xây dựng tổ thành một tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất, vững mạnh
- Xây dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh, phát huy trí tụê, năng lực, nội lựccủa các thành viên trong tổ trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục và thựchiện nhiệm vụ
- Khẳng định vai trò của từng thành viên trong việc xây dựng tập thể tổ chuyênmôn, nhà trường vững mạnh, phát triển toàn diện
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện
* Nâng cao nhận thức về tư tưởng chính trị và vai trò của các thành viên trong nhà trường.
Người thầy giáo có vai trò, vị trí quan trọng, là động lực, là nhân tố quyết địnhchất lượng giáo dục Nhiệm vụ của người thầy là giảng dạy, giáo dục học sinh trởthành những con người phát triển toàn diện “đức và tài” Vì vậy, người giáo viênphải là người có nhận thức cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh, nắm vững quan điểm đường lối lãnh đạo của Đảng, luôn nêu cao tinh thần tựgiác, tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức của người giáo viên XHCN, người chiến
sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hoá, làm việc bằng chính lương tâm của mình, yêunghề, hết lòng vì học sinh, trung thành với sự nghiệp giáo dục, sẵn sàng nhận vàhoàn thành mọi nhiệm vụ được giao Vì vậy, Ban giám hiệu phải tiến hành các công
Trang 17việc như sau:
- Tổ chức cho giáo viên học tập đầy đủ các chỉ thị, Nghị quyết, đường lối, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của ngành về nhiệm vụnăm học của từng cấp học, bậc học, về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên trong sự nghiệp giáo dục
- Thông qua Hội thảo xây dựng nhiệm vụ năm học của nhà trường, xây dựng kếhoạch hoạt động tổ chuyên môn để phân tích những thuận lợi, khó khăn của nhàtrường, của tổ chuyên môn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học, khơi dậytiềm năng, ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng nghề nghiệp của mỗi giáo viên để cùngnhau đoàn kết, hợp tác, khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ đề ra
- Quan tâm bồi dưỡng, phát triển đội ngũ Đảng viên trẻ, phát hiện những nhân
tố điển hình tích cực trong các hoạt động của nhà trường để giới thiệu bồi dưỡngnhận thức về Đảng Đầu tư kinh phí cho các hoạt động chuyên môn của giáo viênhợp lý tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua giữa các thành viên và giữa các tổchuyên môn
* Phân công chuyên môn, giao trách nhiệm hợp lý tới mọi thành viên trong nhà trường, trong tổ chuyên môn.
- Phân công chuyên môn hợp lý tức là sử dụng tốt nguồn lao động trong nhàtrường, trong tổ chuyên môn, tạo bầu không khí tâm lý lành mạnh, phấn khởi, tự tintrong công việc của từng thành viên Chính vì vậy, Hiệu trưởng phải là những ngườichỉ đạo thực hiện tốt công việc quan trọng này trước khi bước vào năm học mới.Hiệu trưởng tổ chức họp thống nhất kế hoạch phân công chuyên môn cho tập thểgiáo viên nhà trường, đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: Phân công chuyên môn căn
cứ vào năng lực của giáo viên, thực tế học sinh từng lớp; căn cứ mục tiêu chất lượng,kết quả công tác của giáo viên trong năm học trước; điều kiện cá nhân ( sức khoẻ, giađình, nguyện vọng) Đảm bảo tính công bằng về lao động với tất cả giáo viên trongtừng tổ
* Quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần cho các thành viên nhà trường.