BÁO CÁO TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN - Tên đề tài sáng kiến: Giải pháp giảng dạy học phần tài chính doanh nghiệp gắn với thực tiễn ngành Kế toán tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên
Trang 1TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ -KỸ THUẬT KIÊN GIANG
-// -
GIẢI PHÁP TÁC NGHIỆP:
GIẢI PHÁP GIẢNG DẠY HỌC PHẦN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP GẮN VỚI THỰC TIỄN NGÀNH
KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ -
KỸ THUẬT KIÊN GIANG
Năm 2016
Trang 2BÁO CÁO TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
- Tên đề tài sáng kiến: Giải pháp giảng dạy học phần tài chính doanh nghiệp gắn với thực tiễn ngành Kế toán tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang
- Yếu tố mới và sáng tạo của sáng kiến:
+ Mức độ: Sáng kiến hoàn toàn mới và được áp dụng đầu tiên
+ Nội dung mới: Giải pháp tác nghiệp được đưa ra là gắn thực tiễn trong giảng dạy lý thuyết học phần Tài chính doanh nghiệp đối với sinh viên hệ Cao đẳng, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang Giải pháp được đưa ra là: Giáo viên giao bài tập lớn cho sinh viên thực hiện trong thời gian giảng dạy học phần Nội dung bài tập yêu cầu sinh viên lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn cho năm sau trên cơ sở là 2 báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) của năm báo cáo và chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tới
- Hiệu quả và phạm vi áp dụng của sáng kiến:
+ Hiệu quả: Kết quả thực hiện giúp sinh viên tiếp cận chiến lược hoạt động và các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX), thông qua đó lập được kế hoạch tài chính ngắn hạn phục vụ cho thực tế làm việc tại các doanh nghiệp
+ Phạm vi áp dụng: Sáng kiến này được áp dụng trong giảng dạy học phần Tài chính doanh nghiệp cho sinh viên ngành Kế toán tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang Ngoài ra, giải pháp tác nghiệp của sáng kiến có thể nhân rộng trong công tác giảng dạy cho sinh viên ngành Tài chính, Kế toán tại các trường cao đẳng, đại học khác
Trang 3CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Kiên Giang, ngày 29 tháng 06 năm 2016
BÁO CÁO
GIẢI PHÁP TÁC NGHIỆP
- Họ và tên: LƯU THANH NHANH
- Chức danh: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Khoa Kinh Tế - Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên giang
- Thông tư số 54 /2011/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 11 năm 2011 về Thực hiện công khai
cam kết về chất lượng đào tạo;
- Căn cứ Hướng dẫn số 689/HD-UBNN ngày 15/06/2012 của UBNN tỉnh Kiên Giang hướng dẫn xét công nhận sáng kiến, kinh nghiệm, các giải pháp trong công tác và quản lý;
- Căn cứ Nghị quyết số 29 – NQ/TW, hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
3 Thực trạng tình hình:
+ Thứ nhất: Còn tồn tại nhiều lao động là kế toán viên gặp khó khăn trong thực hiện nhiệm
vụ lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp và đây cũng là chủ đề được quan tâm nhiều trên các diễn đàn kế toán
+ Thứ hai: Ở trường học, ngoài kiến thức được giáo viên truyền đạt trong chương trình đào tạo, rất nhiều sinh viên kế toán thụ động trên lớp, và hầu như rất ít có sự chủ động tìm tòi, học hỏi những kiến thức bên ngoài để trang bị cho con đường lập nghiệp Trước sự thụ động này, cũng là một yếu điểm trong mắt các doanh nghiệp tuyển dụng
+ Thứ ba: Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nói riêng cũng như các tỉnh khác trên cả nước nói chung đa số tập trung ở quy mô vừa và nhỏ, cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động bộ máy kế toán của các doanh nghiệp hầu như không có tách bạch về bộ phận tài chính và bộ phận kế toán, và trên thực tế, kiến thức về kế toán và tài chính có mối quan hệ tồn tại song song, tương hỗ lẫn nhau Điều này, đòi hỏi nhân viên kế toán không chỉ am hiểu, giỏi về nghiệp vụ kế toán, về những con số trong kế toán mà còn phải am hiểu những
số liệu, sổ sách kế toán từ đó phân tích được tình hình tài chính hiện tại cũng như có thể tham gia dự báo tình hình tài chính, cũng như tham gia việc lập kế hoạch tài chính trong ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp Những kiến thức này yêu cầu các sinh viên ngành
Kế toán, tài chính từ hệ đào tạo cao đẳng trở lên phải trang bị đầy đủ để tác nghiệp
Trang 4+ Thứ tư: Đối với những sinh viên đã tốt nghiệp, khi làm báo cáo thực tập, các em gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tài chính ở các doanh nghiệp
+ Thứ năm: Khả năng tin học, máy tính các em còn rất yếu, rất ít sinh viên trong lớp am hiểu về sử dụng phầm mềm excel, word, do đó khó khăn trong triển khai các ứng dụng này trong học tập
+ Thứ sáu: Trình độ và khả năng tiếp thu kiến thức của sinh viên không đồng đều, một bộ phân lớn sinh viên trong lớp có tinh thần ỷ lại, trong chờ vào thầy cô, bạn bè, không chủ động trong học tập, gây khó khăn trong việc thực hiện vai trò của giáo viên và người học trong đào tạo tín chỉ
4 Các nội dung chính của giải pháp:
Tên giải pháp : Lồng ghép chuyên đề lập kế hoạch tài chính ngắn hạn tại doanh nghiệp cụ thể song song với quá trình học tập của sinh viên Cụ thể :
Nhiệm vụ giáo viên :
- Nghiên cứu, chuẩn bị kỹ các tài liệu có liên quan trước khi bắt đầu giảng dạy học phần
- Cập nhật, sàn lọc dữ liệu tài chính các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán, biên soạn nội dung dữ liệu về hiện trạng và kế hoạch về tài sản cố định, tình hình chiến lược sản xuất
và tiêu thụ năm kế hoạch, dữ liệu cơ bản về báo cáo kết quả kinh doanh, cân đối kế toán năm báo cáo và các dữ liệu cần thiết khác thực hiện các yêu cầu:
YÊU CẦU
A - Giới thiệu sơ lược về công ty
B – KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÔNG TY ……… NĂM …
1 Lập kế hoạch tài sản cố định của công ty năm ……
2 Lập bảng nhu cầu vốn lưu động năm …
3 Lập kế hoạch doanh thu tiêu thụ:
- Kế hoạch doanh thu tiêu thụ
- Kế hoạch thu tiền bán hàng
4 Lập kế hoạch giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản
lý doanh nghiệp
5 Lập bản cân đối kế toán dự kiến năm ……
6 Lập kế hoạch lợi nhuận kinh doanh dự kiến năm ……
+ Yêu cầu 1 : Hoàn thành sau khi học song chương 2, phần vốn cố định
+ Yêu cầu 2 : Hoàn thành sau khi học song chương 2, phần vốn lưu động
+ Yêu cầu 3 : Hoàn thành sau khi học song chương 4, phần doanh thu bán hàng
+ Yêu cầu 4 : Hoàn thành sau khi học song chương 4, phần giá thành sản phẩm
+ Yêu cầu 5 : Hoàn thành sau khi học song chương 4, phần các chỉ tiêu tài chính
Trang 5+ Yêu cầu 6 : Hoàn thành sau khi học song chương 4, phần lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
5 Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng nhân rộng:
a) Kết quả thực hiện
Thông qua việc đưa kiến thức thực tế từ các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán để thực hiện bài tập lớn lập kế hoạch tài chính trong ngắn hạn của công ty (chuyên đề thu hoạch môn tài chính doanh nghiệp) đem lại những hiệu quả đáng kể như sau: + Giúp sinh viên tiếp cận các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán
+ Sinh viên hiểu được phương pháp lập kế hoạch tài chính và có thể tham khảo mẫu biểu kế hoạch áp dụng tại doanh nghiệp khi có nhu cầu
+ Sinh viên lập được kế hoạch tài chính ngắn hạn của công ty, từ đó có thể cùng tham gia các kế hoạch của doanh nghiệp
+ Tăng cường sự chia sẽ kiến thức, tính đoàn kết thông qua hoạt động nhóm
+ Kích thích và thúc đẩy tính chủ động trong học tập cho sinh viên, giúp sinh viên tự trao dồi nhiều kiến thức kinh tế, xã hội ngoài kiến thức trên lớp
+ Phát triển khả năng tự nghiên cứu, tìm hiểu tình hình tài chính của các doanh nghiệp niêm yết công khai các báo cáo tài chính
+ Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng sử dụng word, excel, phát triễn kỹ năng sử dụng tin học văn phòng
b) Phạm vi áp dụng
Giải pháp này được áp dụng trong giảng dạy học phần Tài chính doanh nghiệp cho sinh viên ngành Kế toán tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang Ngoài ra, giải pháp tác nghiệp của sáng kiến có thể nhân rộng trong công tác giảng dạy cho sinh viên ngành Tài chính, Kế toán tại các trường cao đẳng, đại học khác
6 Kiến nghị: Giải pháp cần được duy trì và cải tiến cho các khóa học tiếp theo
Trang 6NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1 Phần dẫn nhập
Nhìn nhận chất lượng cũng như hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất
là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, Đảng và Nhà nước ta quán triệt chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Nghị quyết số 29 – NQ/TW, hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực cho nước nhà Trong đó, nhiệm vụ của giáo dục nghề nghiệp là phải tập trung đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, trách nhiệm nghề nghiệp và
có kỹ năng theo hướng ứng dụng, thực hành, đảm bảo đáp ứng nhu cầu năng lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế Để thực hiện được mục tiêu chỉ đạo trên, đòi hỏi các đơn vị giáo dục nghề nghiệp nói chung và Trường Cao đẳng Kinh tế
Kỹ thuật Kiên Giang nói riêng phải có những giải pháp sát sao, trong đó, giải pháp đổi mới phương pháp dạy học đưa thực tiễn gắn với hoạt động xã hội, sản xuất kinh doanh lồng ghép vào nội dung các môn học được quan tâm hàng đầu và triển khai thực hiện
Chủ trương giáo dục tăng cường thời lượng thực hành trong các môn học để đảm bảo mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra của ngành nghề, nâng cao kỹ năng tay nghề đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp tại trường đã được áp dụng đẩy nhanh tiến độ từ năm học 2014 – 2015 Và đây cũng là nhiệm vụ hàng đầu được đưa vào nội dung đánh giá thi đua của các phòng, khoa, trung tâm Đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, lãnh đạo khoa Kinh tế đã chỉ đạo mỗi giáo viên, giảng viên phải tích cực đưa hoạt động thực tiễn vào từng môn học đối với 2 ngành Kế toán và Quản trị kinh doanh
Riêng đối với việc đào tạo chuyên môn cho sinh viên ngành Kế toán đáp ứng nhu cầu lao động tại các doanh nghiệp, đội ngũ giáo viên bộ môn đã không ngừng cố gắng, mạnh dạng đổi mới phương pháp giảng dạy, hạn chế lý thuyết, tăng cường thực hành, thực tiễn Đối với bản thân tôi là một giáo viên được phân công giảng dạy môn Tài chính doanh nghiệp trong những năm học qua, tôi nhận thấy rất nhiều lao động là kế toán viên gặp khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp và đây cũng là chủ đề được quan tâm nhiều trên các diễn đàn kế toán
Nhận thấy được thực trạng trên, vấn đề được đặt ra cho sinh viên ngành kế toán sau khi tốt nghiệp không chỉ giỏi về nghiệp vụ chuyên môn kế toán, còn phải lập được kế hoạch tài chính khi doanh nghiệp có yêu cầu Khi nhận nhiệm vụ giảng dạy môn Tài chính doanh nghiệp cho lớp Kế toán – CDD8, học kỳ 2 năm học 2015 – 2016, tôi đã đưa thực tiễn này vào trong giảng dạy và mong muốn chia sẻ kinh nghiệm thông qua đề tài sáng kiến “Giải pháp giảng dạy học phần tài chính doanh nghiệp gắn với thực tiễn nghề kế toán tại trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ Thuật Kiên Giang”
Trang 72 Những khó khăn
Khoa Kinh tế được thành lập và năm 2003, trên cơ sở Bộ môn Kế toán, thực hiện đào tạo 2 ngành nghề chính là Kế toán doanh nghiệp và Quản trị kinh doanh với 3 cấp bậc đào tạo là trung cấp, cao đẳng nghề và cao đẳng Riêng đối với ngành Kế toán hệ cao đẳng đến nay, khoa kinh tế đã đào tạo 9 khóa bắt đầu từ năm học 2007 – 2008 Trong quá trình công tác tại trường, tôi cũng như nhiều giáo viên khác đều nhận thức được rằng chúng tôi là người khám phá năng lực học của học sinh, sinh viên, trực tiếp đào tạo các em trở thành những lao động
có chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của các doanh nghiệp
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nói riêng cũng như các tỉnh khác trên cả nước nói chung đa số tập trung ở quy mô vừa và nhỏ, cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động bộ máy kế toán của các doanh nghiệp hầu như không có tách bạch về bộ phận tài chính và bộ phận kế toán, và trên thực tế, kiến thức về kế toán và tài chính có mối quan hệ tồn tại song song, tương hỗ lẫn nhau Dó đó, đòi hỏi nhân viên kế toán không chỉ am hiểu, giỏi về nghiệp vụ kế toán, về những con số trong kế toán mà còn phải am hiểu những số liệu, sổ sách kế toán từ đó phân tích được tình hình tài chính hiện tại cũng như có thể tham gia dự báo tình hình tài chính, cũng như tham gia việc lập kế hoạch tài chính trong ngắn hạn
và dài hạn cho doanh nghiệp Những kiến thức này yêu cầu các sinh viên ngành Kế toán, tài chính từ hệ đào tạo cao đẳng trở lên phải trang bị đầy đủ để tác nghiệp
Song, trong quá trình tiếp cận, quan sát tiến độ giảng dạy, học tập và làm việc của nhiều kế toán viên mới ra trường tại các doanh nghiệp, tôi thấy nổi bật lên những khó khăn cần giải quyết như sau:
2.1 Những khó khăn về phía sinh viên kế toán
- Trên các diễn đàn kế toán như webketoan.com, danketoan.com, diendanketoan.com, ngoài những trao đổi về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, về pháp luật kế toán, biểu mẫu
kế toán, chúng ta không khó để bắt gặp nhiều thành viên đang làm kế toán hỏi về cách lập
kế hoạch tài chính Điều này cho thấy, việc lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp, mà trước hết là kế hoạch tài chính ngắn hạn luôn là vấn đề quan trọng được các ông chủ doanh nghiệp quan tâm thực hiện Thông qua kế hoạch đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng triễn khai cũng như lường trước được những rủi ro, có những biện pháp khắc phục kịp thời Song, rất nhiều nhân viên kế toán, nhất là những kế toán viên mới tốt nghiệp, khi nhận được yêu cầu
từ cấp trên thì lúng túng, thậm chí không biết làm như thế nào
- Ở trường học, ngoài kiến thức được giáo viên truyền đạt trong chương trình đào tạo, rất nhiều sinh viên kế toán thụ động trên lớp, và hầu như rất ít có sự chủ động tìm tòi, học hỏi những kiến thức bên ngoài để trang bị cho con đường lập nghiệp Trước sự thụ động này, cũng là một yếu điểm trong mắt các doanh nghiệp tuyển dụng
Trang 8- Khả năng tiếp thu của các em tương đối chậm Khi giảng dạy đối với sinh viên lớp Kế toán cao đẳng khóa 8, có nhiều phản ánh từ các giáo viên bộ môn chỉ có khoảng từ 1 đến 3 sinh viên có khả năng tiếp thu tốt
- Khi có những yêu cầu thực hiện giao về nhà cho sinh viên, giáo viên hướng dẫn gợi ý, có khoảng 40% số sinh viên trong lớp không chủ động, có tính ỷ lại có nhiều sinh viên nói bài khó nên không làm mà cũng không hỏi giáo viên hướng dẫn Điều này gây nhiều khó khăn trong quá trình giảng dạy, giao bài tập của giáo viên
- Đối với những sinh viên đã tốt nghiệp, khi làm báo cáo thực tập, các em gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tài chính ở các doanh nghiệp
- Khả năng tin học, máy tính các em còn rất yếu, rất ít sinh viên trong lớp am hiểu về sử dụng phầm mềm excel, word, do đó khó khăn trong triển khai các ứng dụng này trong học tập
2.2 Những khó khăn về phía giáo viên bộ môn tài chính
- Hiện tại khoa kinh tế có 4 giáo viên chuyên môn tài chính- ngoại thương tiếp nhận giảng dạy môn Tài chính doanh nghiệp ở các lớp, song việc giáo viên tiếp cận công tác tài chính tại các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế Để thực hiện giảng dạy môn học với lượng kiến thức phù hợp với đề cương chi tiết, vừa sức với sinh viên đồng thời đáp ứng được yêu cầu thực tế của công tác kế toán tài chính, đòi hỏi giáo viên bộ môn phải thường xuyên tự nghiên cứu, học hỏi những kiến thức mới, trao dồi kinh nghiệm các giáo viên cùng bộ môn trong và ngoài trường, kiến thức tài chính từ các tạp chí, báo chuyên ngành, tình hình các doanh nghiệp trên sàn, kịp thời truyền đạt cho sinh viên
- Trình độ và khả năng tiếp thu kiến thức của sinh viên không đồng đều, một bộ phân lớn sinh viên trong lớp có tinh thần ỷ lại, trong chờ vào thầy cô, bạn bè, không chủ động trong học tập, gây khó khăn trong việc thực hiện vai trò của giáo viên và người học trong đào tạo tín chỉ
3 Giải pháp thực hiện
Nhận biết được những khó khăn từ thực trạng nói trên, khi triển khai giảng dạy môn Tài chính doanh nghiệp (Lớp Kế toán – Cao đẳng khóa 8), bản thân tôi đã tăng cường việc đưa thực tế vào trong giảng dạy thông qua việc giao bài tập lớn và phân nhóm thực hiện Cụ thể như sau:
3.1 Về giáo viên
- Nghiên cứu tình hình doanh nghiệp và các báo cáo tài chính của doanh nghiệp trên trang www.cophieu68.vn Tập hợp các dữ liệu tài chính từ các báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) của 2 công ty (Công ty cổ phần bóng đèn điện quang và Công ty cổ phần chế tạo máy Dzĩ An) và biên soạn yêu cầu cho 2 bài tập lớn
- Tham khảo và soạn mẫu biểu các kế hoạch cung cấp cho sinh viên
Trang 9- Phân nhóm thực hiện: Lớp có 33 sinh viên, được phân làm 10 nhóm, 2-4 sinh viên/nhóm
- Hướng dẫn sinh viên các thực hiện và thời gian thực hiện
- Nội dung bài tập lớn được thể hiện như sau:
+ Về yêu cầu và thời gian thực hiện:
A - Giới thiệu sơ lược về công ty
B – KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÔNG TY ……… NĂM 2016
1 Lập kế hoạch tài sản cố định của công ty năm 2016 Từ 04/04/2016 đến 16/04/2016
2 Lập bảng nhu cầu vốn lưu động năm 2016
3 Lập kế hoạch doanh thu tiêu thụ:
- Kế hoạch doanh thu tiêu thụ
- Kế hoạch thu tiền bán hàng
Từ 18/04/2016 đến 23/04/2016
4 Lập kế hoạch giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản
2 Dự kiến trong năm 2016, tình hình biến động như sau:
- Ngày 1/2: Mua mới một thiết bị sản xuất đưa vào sử dụng, nguyên giá là 1.200 triệu đồng Thời gian sử dụng xác định là 10 năm
- Ngày 1/3: Đưa vào sử dụng 2 phương tiện vận tải, nguyên giá là 850 triệu đồng/phương tiện vận tải, thời gian sử dụng là 10 năm
Trang 10- Ngày 1/6: Thanh lý dụng cụ quản lý sử dụng ở đầu năm, nguyên giá 200 triệu đồng, giá trị thanh lý thu hồi dự kiến 40 triệu đồng (chưa thuế GTGT 10%) (Ghi nhận vào thu nhập khác
để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty)
3 Các loại TSCĐ trên khấu hao theo phương pháp đường thẳng
II Tình hình doanh thu tiêu thụ
1 Báo cáo tình hình doanh thu năm 2015 (Đơn vị tính: Triệu đồng)
Số lượng tiêu thụ (SP) 43.877.720 20.183.440 11.172.280 7.537.920 Đơn giá bình quân (Triệu đồng/SP)
(Không bao gồm thuế giá trị gia tăng 10%)
2 Dự kiến năm 2016
- Sản lượng tiêu thụ tăng 15%
- Đơn giá không đổi như năm báo cáo
3 Dự kiến kế hoạch thu tiền bán hàng như sau:
- Chính sách thu tiền bán hàng như năm báo cáo: Trong quý thu 50%, 50% còn lại thu trong quý tiếp theo
III Dự kiến tình hình sản xuất của công ty năm 2016: Theo trưởng phòng kinh doanh,
tồn kho TP cuối kỳ xấp xỉ 25% lượng bán kỳ kế tiếp theo nguyên tắc kế toán, tồn kho đầu
kỳ này bằng tồn kho cuối kỳ trước
IV Tình hình chi phí sản xuất kinh doanh
Theo ước tính của bộ phận sản xuất:
- Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần kỳ kế hoạch giảm 5% so với cùng kỳ năm trước
- Số vòng quay hàng tồn kho kỳ kế hoạch tăng 2 vòng so với cùng kỳ năm trước
- Tồn kho thành phẩm chiếm 65% giá trị hàng tồn kho cuối kỳ Còn lại là sản phẩm dở dang
- Tồn kho đầu kỳ này bằng tồn kho cuối kỳ trước
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung lần lượt chiếm 67%, 15%, 18% tổng chi phí đưa vào sản xuất (Kỳ kế hoạch giữ nguyên như kỳ báo cáo)
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lần lượt so với cùng kỳ năm báo cáo là 5% và 10%
V Một số chỉ tiêu tài chính dự kiến năm 2016
1 Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần kỳ kế hoạch giảm 5% so với cùng kỳ năm trước
2 Số vòng quay hàng tồn kho kỳ kế hoạch tăng 2 vòng so với cùng kỳ năm trước
3 Tỷ số thanh toán hiện thời tăng 1,2 lần so với cùng kỳ năm báo cáo
4 Tỷ số thanh toán nhanh tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm báo cáo
5 Tỷ số thanh toán tức thì giảm 0,5 lần so với cùng kỳ năm báo cáo
6 Tỷ số nợ giảm 20% so với cùng kỳ năm báo cáo, tỷ lệ nợ ngắn hạn như cùng kỳ năm báo cáo
7 Tổng tài sản kỳ kế hoạch tăng 15% so với cùng kỳ năm báo cáo
8 Số vòng quay các khoản phải thu tăng 1 vòng so với cùng kỳ năm báo cáo
VI Nội dung khác
- Các dữ liệu khác nhóm tự bổ sung thêm cho hợp lý
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản trích theo lương theo quy định hiện hành
Trang 11VII Bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015
Tổng doanh thu hoạt động tài chính 119,969 31,502 20,455 35,674 30,040
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 267,315 94,438 39,024 92,080 40,581
Chi phí thuế TNDN hiện hành 58,082 19,213 10,350 20,236 8,870