Tại Công ty TNHH kiểm toán HDT Việt Nam, Quy trình kiểm toánTSCĐ đã giúp cho Kiểm toán viên đưa ra những ý kiến về tính trung thực vàminh bạch của khoản mục TSCĐ trên Báo cáo tài chính c
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN XUÂN HOÀI
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN HDT
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN XUÂN HOÀI
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN HDT
VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số : 60.34.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ HỒNG NGA
Trang 3Hà Nội – 2016
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độclập của tôi Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõràng
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Xuân Hoài
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: 6
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN 6
1.1 Đặc điểm về Tài sản cố định hữu hình (TSCĐ) và kế toán TSCĐ hữu hình chi phối tới kiểm toán TSCĐ hữu hình 6
1.1.1 Nhận biết TSCĐ hữu hình 6
1.1.2 Đặc điểm và yêu cầu quản lý của TSCĐ hữu hình 7
1.1.3 Quá trình kiểm soát nội bộ TSCĐ hữu hình trong đơn vị 9
1.2 Kiểm toán TSCĐ hữu hình trong kiểm toán Báo cáo tài chính 12
1.2.1 Vai trò của kiểm toán TSCĐ hữu hình trong kiểm toán Báo cáo tài chính. 12
1.2.2 Các sai sót hay gặp phải khi kiểm toán TSCĐ hữu hình 15
1.2.3 Mục tiêu kiểm toán TSCĐ hữu hình 16
1.2.4 Căn cứ kiểm toán TSCĐ hữu hình 17
1.3 Quy trình kiểm toán TSCĐ hữu hình trong kiểm toán BCTC 18
1.3.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 19
1.3.1.1 Tiền kế hoạch 20
1.3.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán 21
1.3.2 Thực hiện kiểm toán 30
1.3.2.1 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 30
1.3.2.2 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản 31
Trang 61.3.3 Kết thúc kiểm toán 45
CHƯƠNG 2: 48
THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN HDT VIỆT NAM THỰC HIỆN 48
2.1 Khái quát chung về Công ty TNHH Kiểm toán HDT Việt Nam 48
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH kiểm toán HDT Việt Nam48 2.1.2 Tổ chức hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán HDT Việt Nam 49
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 53
2.1.4 Quy trình kiểm toán do Công ty TNHH Kiểm toán HDT Việt Nam thực hiện 57
2.1.5 Hồ sơ, tài liệu kiểm toán tại HDT AUDIT 58
2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán TSCĐ hữu hình trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán HDT Việt Nam thực hiện 61
2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 61
2.2.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán 81
2.2.3 Kết thúc kiểm toán 91
2.3 Đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán HDT Việt Nam thực hiện 96
2.3.1 Những kết quả đạt được 96
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 97
2.3.2.2 Nguyên nhân 98
CHƯƠNG 3: 99
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN HDT 99
VIỆT NAM 99
3.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán HDT Việt Nam 99
Trang 73.2 Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại Công ty
TNHH Kiểm toán HDT Việt Nam 100
3.2.1 Đánh giá hệ thống KSNB 100
3.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích 101
3.2.3 Áp dụng phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán TSCĐ 105
3.2.4 Việc sử dụng ý kiến của chuyên gia 106
3.2.5 Về việc xây dựng quy trình kiểm toán đối với từng loại hình khách hàng 108
3.2.6 Về kiểm toán trong môi trường tin học hóa 108
3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp 110
KẾT LUẬN 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
BẢNG SỐ 1.1: CÁC THỦ TỤC KIỂM SOÁT NỘI BỘ CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGHIỆP
VỤ TSCĐ HỮU HÌNH 10
BẢNG SỐ 1.2: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHUNG 18
BẢNG SỐ 1.3: CÁC THỬ NGHIỆM CƠ BẢN ĐỐI VỚI TSCĐ HỮU HÌNH 31
BẢNG SỐ 1.4 : CÁC KHÁO SÁT NGHIỆP VỤ TĂNG, GIẢM TSCĐ HỮU HÌNH THÔNG THƯỜNG 34
BẢNG SỐ 2.1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA HDT AUDIT 55
BẢNG 2.2: PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ABC 65
BẢNG 2.3: PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ABC .66
BẢNG 2.4: TÌM HIỂU CHU TRÌNH TSCĐ VÀ XDCB 68
BẢNG SỐ 2.5: GT LV: PHÂN TÍCH SOÁT XÉT VỀ TSCĐ HỮU HÌNH 71
BẢNG SỐ 2.6: ĐÁNH GIÁ RỦI RO TIỀM TÀNG TRÊN TOÀN BỘ BCTC 72
BẢNG 2.7: ĐÁNH GIÁ RỦI RO ĐỐI VỚI CÔNG TY CP ABC 73
BẢNG 2.8: BẢNG ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KSNB ĐỐI VỚI TSCĐ 74
BẢNG SỐ 2.9: BẢNG PHÂN BỔ TỶ LỆ SỬ DỤNG ĐỂ ƯỚC LƯỢNG TRỌNG YẾU CỦA KIỂM TOÁN HDT VIỆT NAM 76
BẢNG SỐ 2.10: GIẤY TỜ LÀM VIỆC CỦA KTV – XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU TỔNG THỂ 78
BẢNG SỐ 2.11: GIẤY TỜ LÀM VIỆC CỦA KTV – XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU CHO TỪNG KHOẢN MỤC 80
BẢNG SỐ 2.12: GIẤY TỜ LÀM VIỆC CỦA KTV – CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ HỮU HÌNH 115
Trang 10BẢNG SỐ 2.13: GIẤY TỜ LÀM VIỆC CỦA KTV – BẢNG SỐ LIỆU TỔNG HỢP TSCĐ HỮU HÌNH 117BẢNG SỐ 2.14: GIẤY TỜ LÀM VIỆC CỦA KTV – KIỂM TRA CHI TIẾT TSCĐ HỮU HÌNH 118BẢNG SỐ 2.15: GIẤY TỜ LÀM VIỆC CỦA KTV – KIỂM TA CHI TIẾT TĂNG TSCĐ HỮU HÌNH CÔNG TY CP ABC 119BẢNG SỐ 2.16: GIẤY TỜ LÀM VIỆC CỦA KTV - KIỂM TRA CHI TIẾT GIẢM TSCĐ HỮU HÌNH 121BẢNG SỐ 2.17: KIỂM TRA CHI TIẾT TÍNH KHẤU HAO CỦA TSCĐ HỮU HÌNH CỦA CÔNG TY CP ABC 124BẢNG SỐ 2.19: GIẤY TỜ LÀM VIỆC CỦA KTV-KẾT LUẬN CỦA KT 91
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã tham gia vào không
ít tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực như: các hiệp định thương mại songphương, đa phương, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, tham gia Khu vựcthương mại ASEAN (AFTA) thành viên của Tổ chức thương mại thế giới(WTO)… Theo đó, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sẽ phải thực hiện cáccam kết về tài chính, minh bạch hóa các thông tin tài chính để quan hệ hợptác, tạo lòng tin với các đối tác làm ăn
Trước thực trạng đó, kiểm toán độc lập ra đời và phát triển như một nhucầu tất yếu khách quan Hoạt động kiểm toán không chỉ tạo niềm tin chonhững người quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mà còn gópphần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp hoạt động tài chính kế toán,nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các đơn vị được kiểm toán Cùng với việcchuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang vận hành theo cơ chếthị trường có sự quản lý của Nhà Nước, kiểm toán đã được hình thành và đivào hoạt động ở Việt Nam Cho đến nay, Bộ Tài Chính đã ban hành được 26Chuẩn mực về Kế toán, 47 Chuẩn mực về Kiểm toán Đặc biệt từ ngày01/01/2012, Luật kiểm toán độc lập bắt đầu có hiệu lực và đi vào hoạt động làmột văn bản có tính pháp lý cao nhất về nghề kiểm toán trong giai đoạn hiệnnay Vai trò của hoạt động Kiểm toán độc lập ngày càng được xã hội coi trọng
và đánh giá cao Cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của các Công tykiểm toán độc lập trong những năm qua ở nước ta đã chứng minh sự cần thiếtcủa hoạt động kiểm toán Trong đó, loại hình dịch vụ chủ yếu mà các công tykiểm toán độc lập cung cấp cho khách hàng đó là dịch vụ Kiểm toán báo cáotài chính
Tài sản cố định và khấu hao TSCĐ đóng một vai trò rất quan trọng trongquá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp Vì vậy việc hạch toán
Trang 12TSCĐ cũng như việc trích lập chi phí khấu hao cần phải được ghi chép đúngđắn và tính toán chính xác Khoản mục TSCĐ trên Bảng cân đối kế toánthường chiếm tỷ trọng lớn nên sai sót đối với khoản mục này thường gây ảnhhưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính của DN Do đó kiểm toán TSCĐ đóngvai trò quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính.
Tại Công ty TNHH kiểm toán HDT Việt Nam, Quy trình kiểm toánTSCĐ đã giúp cho Kiểm toán viên đưa ra những ý kiến về tính trung thực vàminh bạch của khoản mục TSCĐ trên Báo cáo tài chính của khách hàng, tuynhiên trong quá trình làm vẫn bộc lộ một số thủ tục mà ta có thể hoàn thiệnhơn nữa để nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng của cuộc Kiểm toán.Chính vì vậy với những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường vàkhoảng thời gian làm việc tại công ty TNHH Kiểm toán HDT Việt Nam em
đã chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định hữu hình
trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán HDT Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ của mình.
2 Tổng quan các công trình đã nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây ở Việt Nam đã có các công trình nghiên cứukhoa học về công tác kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tàichính như:
- Tác giả Lê Thị Thùy Dung (2012), đã nghiên cứu “Quy trình kiểm toánkhoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Chi nhánhMiền Nam Công ty Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long - T.D.K”, tác giả đã hệthống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về Kiểm toán báo cáo tài chínhcũng như Kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Công ty Kiểm toán và tư vấnThăng Long - T.D.K, tuy nhiên đơn vị khách hàng mà tác giả nghiên cứu lạikhông thực hiện thủ tục kiểm kê TSCĐ tại thời điểm cuối năm tài chính màKiểm toán viên lại không thể hiện bằng chứng về việc có làm thủ tục kiểm kê
bổ sung là 1 thiếu sót Đối với kiểm toán TSCĐ hữu hình thì việc thể hiện cóthực hiện kiểm kê hay không rất quan trọng, tác giả phải chỉ rõ được nếu đơn
Trang 13vị khách hàng không thực hiện kiểm kê thì khi thực hiện kiểm toán kiểm toánviên phải thực hiện thủ tục kiểm kê bổ sung để đảm bảo tính hiện hữu củaTSCĐ hữu hình của doanh nghiệp.
- Tác giả Nguyễn Minh Hùng (2010), đã nghiên cứu “Kiểm toán TSCĐtrong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấnThủ Đô CACC thực hiện”, tác giả nêu được quy trình kiểm toán phần hànhTSCĐ tại Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Thủ Đô CACC, tuy nhiên tácgiả chưa nêu rõ được thủ tục kiểm tra số dư đầu kỳ cũng như cách tính khấuhao có nhất quán giữa các năm hay không Ở đây tác giả phải chỉ rõ được cácthủ tục kiểm kê số dư đầu kỳ và cách tính chi phí khấu hao giữa các năm thựchiện như thế nào
- Tác giả Nguyễn Thị Tươi (2010), đã nghiên cứu “Kiểm toán khoảnmục TSCĐ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH kiểm toán
và kế toán AAC thực hiện”, tác giả nêu được quy trình kiểm toán phần hànhTSCĐ tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC, tuy nhiên tác giả chưathể được thủ tục kiểm tra việc phân bổ khấu hao vào các tài khoản Chi phí.Trong phần hành kiểm toán TSCĐ hữu hình thì kiểm tra việc phân bổ khấuhao vào các khoản Chi phí là một việc quan trọng, tác giả cần chỉ rõ việckiểm tra phân bổ khấu hao vào các khoản chi phí như thế nào thì sẽ đảm bảođược tính hợp lý của các khoản chi phí như chi phí sản xuất, chi phí quản lý,chi phí bán hàng…
- Tác giả Lê Thị Hương Thảo (2013), đã nghiên cứu “ Quy trình kiểmtoán TSCĐ trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toánHồng Hà”, tác giả nêu được quy trình kiểm toán phần hành TSCĐ tại Công tyTNHH Kiểm toán Hồng Hà, tuy nhiên giải pháp hoàn thiện mới chỉ chungchung, chưa cụ thể vào đề tài nghiên cứu Ở đây tác giả cần đi sâu chỉ rõ hơn
về các giải pháp hoàn thiện cụ thể về kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình
và cần đưa ra ý kiến của tác giả để Công ty kiểm toán ứng dụng để xây dựngquy trình kiểm toán TSCĐ của Công ty được hoàn thiện hơn
Trang 14Trong các nghiên cứu trên các tác giả đã đưa ra một số vấn đề cơ bản vềKiểm toán TSCĐ hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính Tuy nhiênkhoản mục TSCĐ hữu hình là môt khoản mục quan trọng trong báo cáo tàichính của doanh nghiệp sự sai lệch trên khoản mục TSCĐ hữu hình có thểảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính, vì vậy cần có sự nghiêncứu sâu hơn về quy trình kiểm toán Qua tìm hiểu tác giả nhận thấy chưa cócông trình nghiên cứu nào về Quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báocáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán HDT Việt Nam nên tác giả đãchọn đề tài này để nghiên cứu
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu, hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về quy trình kiểmtoán khoản mục TSCĐ hữu hình trong kiểm toán BCTC Luận văn làm sáng
tỏ khái niệm, đặc điểm khoản mục TSCĐ hữu hình và quy trình kiểm toánkhoản mục TSCĐ hữu hình;
- Tìm hiểu, phân tích ưu, nhược điểm thực trạng quy trình kiểm toánkhoản mục TSCĐ hữu hình trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểmtoán HDT Việt Nam;
- Trên cơ sở vận dụng chuẩn mực kiểm toán nói chung và lý luận vềkiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình nói riêng để đề xuất phương phướng,giải pháp hoàn thiện việc thực hiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐhữu hình trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán HDT ViệtNam nhằm nâng cao chất lượng toàn bộ cuộc kiểm toán nói chung
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thựctiễn quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình tại Công ty TNHH Kiểmtoán HDT Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Thực hiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐhữu hình trong kiểm toán BCTC Cụ thể luận văn sử dụng tài liệu của Công ty
Cổ phần ABC làm ví dụ minh họa
Trang 155 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về mặt lý luận: Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bảnkhái niệm và quy định về hạch toán TSCĐ hữu hình, vai trò, đặc điểm, mụctiêu, căn cứ kiểm toán TSCĐ hữu hình trong kiểm toán TSCĐ hữu hình vàquy trình kiểm toán TSCĐ hữu hình
- Về mặt thực tiễn: Luận văn khái quát được thực trạng quy trình kiểmtoán khoản mục TSCĐ hữu hình trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHHKiểm toán HDT Việt Nam Trên cơ sở đó đánh giá những tồn tại và đề xuấtphương hướng giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểmtoán nói chung và quy trình kiểm toán nói riêng tại Công ty TNHH Kiểm toánHDT Việt Nam
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán TSCĐ hữu hình trong kiểm toán BCTC do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện.
Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH kiểm toàn HDT Việt Nam.
Chương 3: Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán HDT Việt Nam.
Trang 16
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÁC CÔNG TY
KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN
1.1 Đặc điểm về Tài sản cố định hữu hình (TSCĐ) và kế toán TSCĐ hữu hình chi phối tới kiểm toán TSCĐ hữu hình.
1.1.1 Nhận biết TSCĐ hữu hình
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp (DN)cần thiết phải có đầy đủ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất bao gồm:
Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Tài sản cố định là một
bộ phận chủ yếu của tư liệu lao động đóng vai trò quan trọng trong hoạt độngkinh doanh
TSCĐ trong các DN là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sảnkhác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giá trịcủa nó được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụđược sản xuất ra trong các chu kỳ sản xuất
TSCĐ trong DN có công dụng khác nhau trong hoạt động kinh doanh,
để quản lý tốt cần phải phân loại TSCĐ Có nhiều cách phân loại TSCĐ như:Phân loại theo hình thái biểu hiện, phân loại theo quyền sở hữu…
Xét theo hình thái biểu hiện, TSCĐ được phân thành TSCĐ hữu hình
và TSCĐ vô hình
TSCĐ theo chuẩn mực Kế Toán Việt Nam số 03 là những tài sản có hìnhthái vật chất do DN nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanhphù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ Cụ thể các tài sản được ghi nhậnlàm TSCĐ hữu hình phải thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn sau:
Trang 17 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụngtài sản đó;
Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
Có đủ tiêu chuẩn theo quy định hiện hành
Tại Việt Nam theo thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/14/2013 của
Bộ Tài Chính quy định TSCĐ nguyên giá phải được xác định một cách đángtin cậy và giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên
TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá, giá trị khấu hao và giá trị còn lại
Nguyên giá TSCĐ: là toàn bộ các chi phí mà DN phải bỏ ra để cótài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vàotrạng thái sẵn sàng sử dụng
Khấu hao TSCĐ: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệthống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinhdoanh trong thời gian sử dụng của tài sản cố định
Giá trị còn lại của TSCĐ: là hiệu số giữa nguyên giá của TSCĐsau khi trừ (-) số khấu hao luỹ kế (hoặc giá trị hao mòn luỹ kế)của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo
1.1.2 Đặc điểm và yêu cầu quản lý của TSCĐ hữu hình
1.1.2.1 Đặc điểm của TSCĐ hữu hình và chi phí khấu hao
Đặc điểm của TSCĐ hữu hình: TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn và
thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh.Khoản mục TSCĐ là một khoản mục chiếm tỷ trọng đáng kể trên Bảng cânđối kế toán (BCĐKT)
TSCĐ là cơ sở vật chất của đơn vị Nó phản ánh năng lực sản xuất hiện
có và trình độ ứng dụng khoa học kĩ thuật vào hoạt động của đơn vị TSCĐ là
Trang 18một trong các yếu tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởng bền vững, tăngnăng xuất lao động, từ đó giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm dịch vụ.
TSCĐ là những tài sản sử dụng cho mục đích sản suất kinh doanh chứkhông phải để bán và trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn dần Giá trịcủa chúng được chuyển dần vào chi phí hoạt động và sẽ được thu hồi sau khibán hàng hoá, dịch vụ (đối với hoạt động kinh doanh)
Để sử dụng TSCĐ được tốt, ngoài việc sử dụng hợp lý công suất đểphát triển sản xuất, DN phải tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ Tuỳ theoquy mô sửa chữa và theo loại TSCĐ, chi phí sửa chữa được bù đắp khácnhau
Đặc điểm chi phí khấu hao: Đối với chi phí khấu hao, khác với các chi
phí thông thường khác, chi phí khấu hao có hai đặc điểm sau:
Trước hết, chi phí khấu hao là một khoản ước tính kế toán, chứkhông phải là chi phí thực tế phát sinh Ta biết rằng mức khấuhao phụ thuộc vào ba nhân tố là: Nguyên giá, giá trị thanh lý ướctính và thời gian sử dụng hữu ích Trong đó nguyên giá là nhân
tố khách quan, còn giá trị thanh lý và thời gian sử dụng hữu íchthì căn cứ theo ước tính của đơn vị Vì vậy, khi kiểm tra chi phíkhấu hao mang tính chất của việc kiểm tra một khoản ước tính kếtoán hơn là một chi phí phát sinh thực tế, nghĩa là không thể dựavào các chứng từ, số liệu tính toán chính xác
Thứ hai, do chi phí khấu hao là một sự phân bổ có hệ thống củanguyên giá sau khi trừ giá trị thanh lý ước tính nên sự hợp lý của
nó còn phụ thuộc vào phương phát khấu hao được sử dụng Vìvậy, kiểm toán chi phí khấu hao còn mang tính chất của việckiểm tra sự áp dụng một phương pháp kế toán
Trang 191.1.2.2 Yêu cầu quản lý của TSCĐ hữu hình
Xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài,trong quá trình sản xuất kinh doanh TSCĐ vẫn giữ nguyên hình thái vật chấtban đầu nhưng giá trị của nó giảm dần sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanhnên trong công tác quản lý TSCĐ các doanh nghiệp cần phải quản lý chặt chẽ
cả về mặt hiện vật và mặt giá trị của TSCĐ
1.1.3 Quá trình kiểm soát nội bộ TSCĐ hữu hình trong đơn vị
TSCĐ hữu hình có ý nghĩa quan trọng và có tác động tương đối lớn đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình quy chế kiểm soát nội bộ chặt chẽ, đầy đủ và tổ chức thực hiện thường xuyên liên tục, có hiệu lực, hiệu quả Mục tiêu kiểm soát chủ yếu, nội dung và các thể thức tự kiểm soát của đơn vị có thể khái quát qua bảng dưới đây:
Trang 20BẢNG SỐ 1.1: CÁC THỦ TỤC KIỂM SOÁT NỘI BỘ CƠ BẢN ĐỐI VỚI
- Có đầy đủ các chứng từ và tài liệu liên quan đến nghiệp vụ như: các đề nghị về nghiệp vụ, hợp đồng mua bán, thanh lý; biên bản giao nhận, hóa đơn mua, các chứng từ liên quan đến vận chuyển, lắp đặt, chạy thử…
- Kiểm tra việc sử dụng tỷ giá để quy đổi với các
nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ;
- Kiểm soát nội bộ quá trình tính toán và đánh giá cácnghiệp vụ
Đảm bảo cho việc
phân loại và hạch
- Có chính sách phân loại TSCĐ hữu hình phù hợpvới yêu cầu quản lý và sử dụng tài sản của đơn vị;
Trang 21sổ kế toán chi tiết đến các sổ kế toán tổng hợp;
- Có chính sách kiểm tra nội bộ đối với các nội dungtrên
- Quá trình kiểm soát nội bộ
- Số liệu phải được tính toán tổng hợp (cộng dồn) đầy
đủ, chính xác => Kiểm tra kết quả tính toán, so sánh
số liệu tổng hợp từ các sổ chi tiết với các sổ tổnghợp
Trang 221.2 Kiểm toán TSCĐ hữu hình trong kiểm toán Báo cáo tài chính.
1.2.1 Vai trò của kiểm toán TSCĐ hữu hình trong kiểm toán Báo cáo tài
chính.
1.2.1.1 Đặc điểm của TSCĐ hữu hình đối với kiểm toán Báo cáo tài chính.
TSCĐ hữu hình là một trong các bộ phận tài sản trong DN, là mộttrong các bộ phận tư liệu sản xuất quan trọng của DN
Đặc điểm chủ yếu của TSCĐ hữu hình chi phối đến công tác kiểm toán
là TSCĐ hữu hình thường có giá trị lớn, quá trình mua sắm, đầu tư và trang bịTSCĐ hữu hình trong các DN thường không nhiều và diễn ra không đều đặn,thường nó được thực hiện tương đối chặn chẽ của các DN TSCĐ hữu hìnhthường có thời gian sử dụng lâu dài, thời gian quản lý các tài sản này tại DNthường lớn Trong quá trình sử dụng, DN phải trích khấu hao các tài sản này,việc áp dụng một chính sách khấu hao hợp lý ảnh hưởng rất nhiều đến mức độtrung thực và hợp lý của các thông tin liên quan đến TSCĐ hữu hình trên cácBáo cáo tài chính (BCTC) Mà việc khấu hao TSCĐ hữu hình còn mangnhiều ước tính chủ quan của người làm kế toán nên dễ phát sinh gian lận vàsai sót Mặt khác, trong quá trình sử dụng TSCĐ hữu hình có thể nâng cấp vàsửa chữa, điều đó cũng có thể ảnh hưởng đến các thông tin có liên quan đếnTSCĐ hữu hình trên các Báo cáo tài chính
1.2.1.2 Mối quan hệ giữa TSCĐ hữu hình với các khoản mực trên BCTC.
TSCĐ hữu hình là một bộ phận của TSCĐ, là một bộ phận cấu thành của BCĐKT, phần Tài sản, có mối quan hệ chặt chẽ với các khoản mục khác Việc thay đổi nguyên giá và giá trị khấu hao có ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu chi phí, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế, thuế phải nộp trên Báocáo kết quả kinh doanh Từ đó ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên BCĐKT như khoản mục thuế, lợi nhuận chưa phân phối…
Trang 23Khi phát sinh nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ hữu hình thường liên quan đến các khoản tiền, các khoản nợ ngắn hạn, dài hạn, các nguồn vốn và các quỹ Do giá trị TSCĐ hữu hình thường lớn và việc tính giá trị khấu hao là mang tính ước tính nên dễ phát sinh gian lận, sai sót và nếu xảy ra gian lận, sai sót thì thường mang tính trọng yếu.
1.2.1.3 Vai trò của kiểm toán TSCĐ hữu hình trong kiểm toán BCTC
- Các thông tin liên quan đến TSCĐ hữu hình trên BCTC
Khoản mục TSCĐ hữu hình là một chỉ tiêu trên BCĐKT, phần Tài sản
và được thuyết minh chi tiết trên thuyết minh BCTC
Trên BCĐKT, khoản mục TSCĐ hữu hình được trình bày trên các chỉtiêu:
Nguyên giá;
Giá trị hao mòn lũy kế;
Trên Bản Thuyết minh báo cáo tài chính (Phần TSCĐ hữu hình) phảitrình bày các thông tin:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng, giảm trong kỳ;
Số khấu hao trong kỳ, tăng, giảm và luỹ kế đến cuối kỳ;
Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đã dùng để thế chấp, cầm cố chocác khoản vay;
Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang;
Các cam kết về việc mua, bán TSCĐ hữu hình có giá trị lớn trongtương lai
Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình tạm thời không được sử dụng;
Trang 24 Nguyên giá của TSCĐ hữu hình đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sửdụng;
Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đang chờ thanh lý;
Các thay đổi khác về TSCĐ hữu hình
- Vai trò của kiểm toán TSCĐ hữu hình trong kiểm toán BCTC
Với vai trong và đặc điểm của TSCĐ hữu hình như đã trình bày ở trên,kiểm toán TSCĐ hữu hình có vai trò quan trọng trong kiểm toán BCTC
Khoản mục TSCĐ hữu hình là một khoản mục lớn của BCĐKT vàcũng chưa đựng nhiều gian lận và sai sót, nên khi tiến hành phân bổ mứctrọng yếu cho các khoản mục kiểm toán viên (KTV) thường phân bổ mứctrọng yếu cao
Thông qua kiểm toán, KTV có thể xem xét, đánh giá việc đầu tư quản
lý, sử dụng TSCĐ hữu hình và đưa ra kiến nghị giúp cho DN cải tiến nhằmnâng cao chất lượng công tác quản lý TSCĐ hữu hình
Mặt khác, chi phí mua sắm, đầu tư cho TSCĐ hữu hình lớn, quay vòngvốn chậm Để đảm bảo hiệu quả của việc đầu tư cho TSCĐ hữu hình, kiểmtoán nghiệp vụ TSCĐ hữu hình sẽ đánh giá tính kinh tế và hiệu quả của việcđầu tư, định hướng cho đầu tư và nguồn sử dụng để đầu tư sao cho có hiệuquả cao nhất
Đồng thời, kiểm toán TSCĐ hữu hình sẽ phát hiện ra các sai sót trongviệc xác định chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ hữu hình, chi phí sửa chữa.Những chi phí này nếu có sai sót thì thường dẫn tới những sai sót trọng yếutrên BCTC Việc trích khấu hao mang tính ước tính nên thường dễ xảy ra saisót làm tăng hoặc giảm chi phí so với thực tế, từ đó ảnh hưởng đến chỉ tiêuchi phí và lợi nhuận trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của DN
Trang 25Kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình không chỉ là nhằm phát hiện cácsai sót trong các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ hữu hình mà còn phải nhằmmục đính xét đoán tính trung thực hợp lý của BCTC đồng thời góp phần nângcao hiệu quả công tác quản lý TSCĐ hữu hình ở DN và tham chiếu cho cácphần hành khác, từ đó đưa ra kết luận cho cuộc kiểm toán.
1.2.2 Các sai sót hay gặp phải khi kiểm toán TSCĐ hữu hình
Một là: Quản lý TSCĐ hữu hình chưa chặt chẽ; kém hiện quả, thể hiện
qua nhiều mặt như hồ sơ TSCĐ hữu hình chưa đầy đủ, TSCĐ hữu hình đưavào sử dụng nhưng thiếu biên bản bàn giao, biên bản giao nhận TSCĐ hữuhình chưa chuyển quyền sở hữu cho đơn vị nhưng đã ghi nhận trên BCĐKT,không có sổ thẻ chi tiết cho từng TSCĐ hữu hình
Hai là: Không tiến hành kiểm kê TSCĐ hữu hình cuối kỳ, biên bản
kiểm kê không phân loại TSCĐ hữu hình không sử dụng, chờ thanh lý, đã hếtkhấu hao Số chênh lệch trên sổ sách với biên bản kiểm kê chưa được xử lý
Ba là: Ghi chép TSCĐ hữu hình không chính xác như nâng cấp TSCĐ
hoàn thành nhưng chưa ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình, chưa xác địnhlại thời gian sử dụng hữu ích và điều chỉnh khấu hao phải trích vào chi phítrong kỳ Hạch toán tăng TSCĐ hữu hình nhưng nội dung không đúng chế độquy định: Ghi vào nguyên giá TSCĐ hữu hình các chi phí phát sinh khi TSCĐhữu hình đã đưa vào sử dụng như chi phí lãi vay không được vốn hóa, chi phísửa chữa lớn TSCĐ hữu hình không mang tính nâng cấp, không làm tăngcông suất hoặc thời gian sử dụng; ghi tăng nguyên giá không đúng với biênbản bàn giao, nghiệm thu…
Bốn là: Phương pháp khấu hao không phù hợp, không nhất quán, xác
định thời gian sử dụng hữu ích không hợp lý, mức trích khấu hao không đúngquy định Vượt quá mức khấu hao tối đa hoặc thấp hơn mức khấu hao tối
Trang 26thiểu được trích vào chi phí trong kỳ làm giá trị tài sản và lợi nhuận của đơn
vị không trung thực Thực hiện khấu hao nhanh nhưng chưa đăng ký với cơquan thuế địa phương dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ Mức tríchkhấu hao nhanh vượt quá 1,2 lần so với khấu hao theo phương pháp đườngthẳng
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán TSCĐ hữu hình
Mục tiêu của kiểm toán TSCĐ hữu hình nhằm xác định:
Các TSCĐ hữu hình đã được ghi chép là có thật DN có quyền sở hữuđối với các tài sản này (Tính hiện hữu, quyền sở hữu)
Mọi TSCĐ hữu hình của đơn vị đều được ghi nhận (Tính đầy đủ)
Các TSCĐ hữu hình được đánh giá phù hợp với các chuẩn mực và chế
độ kế toán hiện hành Các TSCĐ hữu hình phản ánh trên sổ chi tiết đã đượcghi chép đúng, tổng cộng đúng và phù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổ cái(Đánh giá và chính xác)
Sự trình bày và thuyết minh TSCĐ hữu hình đầy đủ và phù hợp với quyđịnh hiện hành (Trình bày và công bố)
Ngoài ra khi kiểm toán TSCĐ hữu hình, KTV phải thu thập các bằngchứng liên quan đến chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa và thu nhập khác cóđược từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ hữu hình
Mục tiêu kiểm toán chi phí khấu hao và hao mòn lũy kế
Mục tiêu chủ yếu của kiểm toán chi phí khấu hao là xem xét sẹ đúngđắn trong việc xác định mức khấu hao và phân bổ cho các đối tượng có liênquan Điều này phụ thuộc vào phương pháp khấu hao, cũng như các dữ liệulàm cơ sở cho việc tính toán và tiêu thức phân bổ
Trang 27Do đó Kiểm toán viên (KTV) cần xem xét các vấn đề sau:
Phương pháp tính khấu hao có phù hợp và được áp dụng nhấtquán hay không;
Giá trị phải khấu hao có được xác định một cách hợp lý không;
Thời gian sử dụng hữu ích và giá trị thanh lý có được ước tínhhợp lý hay không;
Việc tính toán mức khấu hao có chính xác không;
Việc phân bổ chi phí khấu hao vào các đối tượng chi phí có dựatrên cơ sở hợp lý hay không
1.2.2 Căn cứ kiểm toán TSCĐ hữu hình
Để có thể tiến hành kiểm toán và có thể đưa ra nhận xét về các chỉ tiêu
có liên quan đến TSCĐ hữu hình trên các BCTC, KTV phải dựa vào cácthông tin tài liệu sau:
Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến việc mua sắm,quản lý, sử dụng, thanh lý nhượng bán TSCĐ hữu hình;
Các chứng từ phát sinh liên quan đến TSCĐ hữu hình như: Báo giá,Hóa đơn mua, Quyết định tăng giảm TSCĐ hữu hình, các chứng từ liên quanđến quá trình vận chuyển, lắp đặt, sửa chữa TSCĐ hữu hình, các chứng từthanh toán có liên quan như: Phiếu chi, Giấy bảo nợ, các biên bản thanh lý,nhượng bán TSCĐ hữu hình…
Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản có liên qian như:
Sổ chi tiết TSCĐ hữu hình, sổ cái và sổ tổng hợp các tài khoản có liên quan;
Các Báo cáo kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản có liên quannhư: Báo cáo tăng, giảm TSCĐ hữu hình, các Báo cáo TSCĐ hữu hình bình
Trang 28quân cần trích khấu hao, Báo cáo chi tiết TSCĐ hữu hình không cần tríchkhấu hao, Báo cáo khấu hao TSCĐ hữu hình…Các BCTC có liên quan.
Các nguồn tài liệu về quá trình xử lý kế toán chủ yếu cung cấp bằngchứng liên quan trực tiếp đến các cơ sở dẫn liệu của các thông tin tài chính đãtrình bày trên BCTC được kiểm toán
BẢNG SỐ 1.2: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHUNG
Soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày ký
Lập kế hoạch kiểm toán
Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát
nội bộ
Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát
nội bộ
Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán
Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý
Tiền kiểm toán
Trang 291.2.3 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Đây là giai đoạn đầu tiên trong quy trình kiểm toán, bao gồm:
- Tiền kế hoạch là quá trình tiếp cận để thu thập thông tin về kháchhành nhằm giúp KTV tìm hiểu về nhu cầu của họ, đánh giá về khả năng phục
vụ các vấn đề khác như thời gian thực hiện, phí kiểm toán Dựa vào đó, nếuđơn vị đồng ý, KTV sẽ ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng
- Lập kế hoạch kiểm toán là bước tiếp bao gồm một số công việc nhưHợp đồng kiểm toán (VSA 210), hiểu biết về tình hình kinh doanh, hiểu biết
về tình hình kinh doanh (VSA 310), xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi
ro (VSA 320), đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ (VSA 400), thủ tục kiểmtoán trên cơ sở đánh giá rủi ro (VSA 330), xây dựng kế hoạch kiểm toán vàthiết kế chương trình kiểm toán (VSA 300), thực hiện kiểm toán trong môitrường tin học (VSA 401), các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sửdụng dịch vụ bên ngoài (VSA 402)
Các công việc thực hiện trong giai đoạn này có ảnh hưởng quan trọngđến sự thành công của một cuộc kiểm toán trên cả hai phương diện là hạn chếrủi ro kiểm toán trong phạm vi chấp nhận được, đồng thời tối ưu hóa chi phíkiểm toán Vì thế chuẩn mục kiểm toán (VSA 300, VSA 301) quy định kháchặt chẽ về những công việc cần phải tiến hành trong giai đoạn này Dựa vào
đó các công ty kiểm toán xây dựng thành các quy trình kiểm toán chi tiết phùhợp với đơn vị mình và phù hợp với từng khách hàng cụ thể
Trang 30- Đối với khách hàng cũ: Hàng năm sau khi hoàn thành kiểm toán,KTV cần cập nhập thông tin nhằm đánh giá lại về khách hàng hiện hữu đểxem có nên tiếp tục kiểm toán cho họ hay không? Có những trường hợp KTVcần phải ngừng kiểm toán cho khách hàng, ví dụ khi đang xảy ra tranh chấpgiữa khách hàng và KTV, hay giữa đôi bên có sự mâu thuẫn về phạm vi kiểmtoán, hay từng có tranh luận về các thủ tục kiểm toán cần thực thi…
Hai là; Phân công KTV
Trong VSA 220 yêu cầu: “ Công việc kiểm toán phải được giao chonhững cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo và có đầy đủ kỹ năng vànăng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu thực tế.”
Do vậy khi phân công KTV, tổ chức kiểm toán cần tuân thủ yêu cầutrên Ngoài ra, đối với khách hàng lâu năm, một mặt công ty kiểm toán cầnhạn chế việc thường xuyên thay đổi KTV, nhằm giúp cho họ nắm vững đượcnhững nét đặc thù trong kinh doanh, duy trì được mối liên hệ mật thiết giữahai bên…Mặt khác, công ty kiểm toán cũng cần tránh việc quá quen thuộc vớikhách hàng, dẫn đến sức ỳ về tâm lý và kiểm tra theo lối mòn, hoặc mất đitính khách quan, độc lập
Trang 31Ba là; Thỏa thuận sơ bộ với khách hàng và ký hợp đồng kiểm toán
Khi thấy rằng có thể nhận lời mời kiểm toán, KTV sẽ trao đổi và thỏathuận sơ bộ với khách hàng về một số vấn đề như: Mục đích, phạm vi kiểmtoán, việc cung cấp tài liệu kế toán và các phương diện cận thiết cho cuộckiểm toán của khách hàng, phí kiểm toán…Trên cơ sở những thỏa thuận haibên sẽ xúc tiến ký hợp đồng kiểm toán
1.3.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán
Theo VSA 300 qui định: “KTV phải lập kế hoạch kiểm toán để đảmbảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả” “Kế hoạch kiểmtoán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán Kế hoạch kiểm toán phải đượclập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếucủa cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; vàđảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn Kế hoạch kiểm toántrợ giúp KTV phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với KTV
và chuyên gia khác về công việc kiểm toán
Phạm vi kế hoạch kiểm toán sẽ thay đổi tuỳ theo qui mô khách hàng,tính chất phức tạp của công việc kiểm toán, kinh nghiệm và những hiểu biếtcủa KTV về đơn vị và hoạt động của đơn vị được kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán gồm ba (3) bộ phận:
Kế hoạch chiến lược: Là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và
phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựatrên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vịđược kiểm toán
Trang 32Kế hoạch kiểm toán tổng thể: Là việc cụ thể hoá kế hoạch chiến lược
và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiếncủa các thủ tục kiểm toán Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể
là để có thể thực hiện công việc kiểm toán một cách có hiệu quả và theo đúngthời gian dự kiến
Chương trình kiểm toán: Là toàn bộ những chỉ dẫn cho KTV và trợ lý
kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép theodõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán Chương trình kiểm toán chỉ dẫnmục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi của cácthủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho từng phần hành
Trên cơ sở hiểu biết sơ bộ về việc lập kế hoạch kiểm toán, đồng thờicăn cứ vào TSCĐ theo trình tự sau:
Một là; Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
Theo VSA 310 qui định: “Để thực hiện kiểm toán BCTC, KTV phải cóhiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tíchđược các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán
mà theo KTV thì có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, đến việc kiểm tra củaKTV hoặc đến báo cáo kiểm toán
Để tiến hành kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình, KTV cần thu thậpnhững thông tin về lĩnh vực hoạt động, loại hình DN, hình thức sở hữu, côngnghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý và thực tiễn hoạt động của đơn vị, qua
đó đánh giá khả năng có thể thu thập được những thông tin cần thiết về tìnhhình kinh doanh của khách hàng để thực hiện công việc kiểm toán
Trang 33 KTV tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng để:
- Tìm hiểu các quy định có liên quan đến việc hạch toán TSCĐ hữu hìnhnhư các quy định về mức trích khấu hao, quy định về quyền hạn phê duyệt vàmua sắm TSCĐ hữu hình
- Đánh giá ban đầu về cơ cấu TSCĐ, vì mỗi lĩnh vực hoạt động cơ cấu tàisản khác nhau Đối với DN sản xuất thì TSCĐ chiếm một tỉ lệ lớn trong cơcấu tài sản của DN, khoảng 45 – 60% tổng tài sản Trong khi các DN hoạtđộng trong lĩnh vực thương nghiệp và xây dựng thì TSCĐ chỉ chiếm 15 –30% tổng tài sản, và đối với từng DN trong cách lĩnh vực đó lại có cơ cấuTSCĐ hữu hình trong TSCĐ là khác nhau
- Đánh giá ban đầu về rủi ro khi kiểm toán, các khoản mục dễ xảy ra saiphạm
- KTV cần thu thập thông tin về loại hình DN và hình thức sở hữu để biếtđược nguồn hình thành tài sản và quyền cũng như nghĩa vụ của DN đối vớitài sản, các văn bản pháp luật chi phối việc sử dụng và trích khấu hao tài sản
Các công việc cần thực hiện để tìm hiểu thông tin về khách hàng:
- Tìm hiểu các quy định của Nhà nước cũng như của đơn vị có liên quanđến TSCĐ nói chung và TSCĐ hữu hình nói riêng;
- Tìm hiểu những nét đặc thù trong cơ cấu tổ chức, lĩnh vực hoạt độngngành nghề sản xuất, dây chuyền công nghệ…để xem xét ảnh hưởng đếnTSCĐ hữu hình
- Xem xét kết quả kiểm toán lần trước, tham khảo ý kiến của KTV vềTSCĐ hữu hình;
- Trao đổi với Ban Giám đốc, với nhân viên trong đơn vị về TSCĐ hữu hìnhtrong đơn vị;
Trang 34- Tìm hiểu môi trường kinh doanh, sự phát triển của công nghệ, đối thủ cạnhtranh có liên quan đến việc hạch toán TSCĐ hữu hình.
Hai là; Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro
Mục đích đánh giá mức độ trọng yếu:
Trọng yếu: Là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một
thông tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính
Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặcthiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định củangười sử dụng báo cáo tài chính
Mức trọng yếu tuỳ thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tinhay của sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể
Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nộidung của thông tin cần phải có
Tính trọng yếu của thông tin phải xem xét cả trên phương diện địnhlượng và định tính
Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải xác định mức trọng yếu có thểchấp nhận được để làm tiêu chuẩn phát hiện ra những sai sót trọng yếu về mặtđịnh lượng
KTV cần xét tới khả năng có nhiều sai sót là tương đối nhỏ nhưng tổnghợp lại có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC
KTV cần xem xét tính trọng yếu trên cả phương diện mức độ sai sóttổng thể của BCTC trong mối quan hệ với mức độ sai sót chi tiết của số dưcác tài khoản, của các giao dịch và các thông tin trình bày trên BCTC
Trang 35Xác định phạm vi kiểm toán cần tập chung, đó là các nghiệp vụ tăng,giảm TSCĐ hữu hình, chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình mà KTV cho rằng cókhả năng xảy ra sai sót cao.
Như vậy việc đánh giá tính trọng yêu có một vai trò quan trọng, nógiúp cho KTV có thể tiến hành kiểm toán một cách hiệu quả nhất, chính nhờviệc xác định tính trọng yêu mà KTV có thể tập trung kiểm tra kỹ lưỡng một
số nghiệp vụ, tránh tính trạng kiểm tra với số lượng lớn, không mang tính tậptrung Từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán, đồng thời nâng cao chấtlượng kiểm toán
Thực hiện đánh giá tính trọng yếu
- Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu: Đây là việc làm của KTV nhằmxác định mức sai phạm tối đa nhưng vẫn chấp nhận được Có nghĩa là ở mức
độ sai phạm ấy BCTC của DN sai nhưng vẫn coi là trung thực hợp lý haynhững sai phạm này vẫn chưa làm thay đổi quan điểm và quyết định củangười sử dụng thông tin
+ Trong thực tế khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV thường dự kiến và ấnđịnh mức trọng yếu ban đầu thấp hơn mức chỉ đạo của các công ty kiểm toánnhằm hạ thấp rủi ro kiểm toán và tăng khả năng loại trừ những sai phạm cóthể mặc phải của KTV
- Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yêu cho khoản mục TSCĐ sau
đó phân bổ cho khoản mục bộ phận của TSCĐ hữu hình: Việc phân bổ nàygiúp cho KTV có thể xác định số lượng bằng chứng cần thu thập ở mức chiphí thấp nhất mà vẫn đảm bảo tổng hợp các sai sót trên BCTC không vượtquá mức ước lượng ban đầu Cơ sở để tiến hành phân bổ là, đánh giá củaKTV về rủi ro tiềm táng và rủi ro kiểm soát được đánh giá sơ bộ đối với các
Trang 36khoản mục, kinh nghiệm của KTV đối với từng khoản mục bộ phận và chi phíkiểm toán đối với các khoản mục.
+ Trong thực tế, rất khó có thể dự đoán khả năng xảy ra sai sót cũng nhưchi phí kiểm toán cho từng khoản mục do vậy công việc phân bổ thườngmang tính chủ quan của KTV
- Đối với TSCĐ hữu hình, bản chất luôn gắn bó chặt chẽ với các chỉ tiêunhư: chi tiền, chi phí hoạt động, nguồn vốn, chi phí và thu nhập nhập khácđồng thời mức trích khấu hao TSCĐ hữu hình lại tác động trực tiếp tới các chỉtiêu về hoạt động kinh doanh của đơn vị, tác động đến việc xác định lỗ, lãi,xác định các khoản phải nộp với Nhà nươc Do vậy, TSCĐ hữu hình luôndược xem là trọng yếu và thường được phân bổ mức trọng yếu tương đối cao
Xác định rủi ro
- Theo VSA 400: “Rủi ro kiểm toán là rủi ro do KTV và công ty kiểmtoán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toáncòn có những sai sót trọng yếu.”
- Trọng yếu và rủi ro là hai khái niệm gắn bó chặt chẽ với nhau, do vậyđồng thời với việc thực hiện đánh giá và phân bổ trọng yếu, KTV cần thựchiện xác định những rủi ro cho khoản mực chi phí hoạt động
- Để thực hiện đánh giá về rủi ro kiểm toán, nói cách khách là xác địnhmức rủi ro kiểm toán mong muốn KTV căn cứ vào: mức độ tin tưởng củangười sử dụng vào BCTC, khả năng gặp khó khăn về tài chính thu thập đượctrong quá trình tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
- Ngoài ra KTV cần đánh giá các loại rủi ro kiểm toán sau:
+ Rủi ro tiềm tàng (IR)+ Rủi ro kiểm soát (CR)
Trang 37+ Rủi ro phát hiện (DR)
Mối quan hệ giữa các loại rủi ro này được thể hiện qua công thức:
AR = IR x CR x DR+ Rủi ro kiểm toán (AR)
- Rủi ro tiềm tàng (Ký hiệu: IR): Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng
từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khitính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nộibộ
- Rủi ro kiểm soát (Ký hiệu: CR): Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu
trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tínhgộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hếthoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời
- Rủi ro phát hiện (Ký hiệu: DR) : Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu
trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tínhgộp mà trong quá trình kiểm toán, KTV và DNKT không phát hiện được
- Rủi ro kiểm toán (Ký hiệu:AR): Là rủi ro do KTV và DNKT đưa ra ý
kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán còn có những saisót trọng yếu Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận: rủi ro tiềm tàng, rủi rokiểm soát và rủi ro phát hiện
Đối với chi phí hoạt động rủi ro kiểm toán có thể nhận diện và pháthiện thông qua việc xem xét:
+ Các nghiệp vụ bất thường, phức tạp;
+ Các nghiệp vụ phát sinh lần đầu, không phổ biến trong hoạt độngkinh doanh của đơn vị;
Trang 38+ Các nghiệp vụ không được hạch toán theo đúng với quy trình củaviệc hạch toán, thiếu các thủ tục cần thiết;
+ Các nghiệp vụ có sự can thiệp bất thường của Ban Giám đốc, liênquan đến tính liêm chính, đạo đức của Ban giám đốc;
+ Các nghiệp vụ mang tính ước tính của đơn vị;
+ Các nghiệp vụ liên quan đến trích trước, trả trước;
+ Các nghiệp vụ dự phòng, phân bổ;
+ Các nghiệp vụ không có sự giám sát, soát xét, đối chiếu…
Ba là; Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với TSCĐ hữu hình
Theo VSA 400: “KTV phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và hệthống kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể vàchương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả”
Việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bội của khách hàng không chỉgiúp KTV xác minh hiệu lực của hệ thống này từ đó đánh giá rủi ro kiểm soát
mà còn giúp cho KTV xác định phạm vi, khối lượng của công việc thực hiệnthử nghiệm kiểm soát
Bốn là: Xây dựng kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán
Sau khi đã thực hiện tìm hiểu về hoạt động kinh doanh, về hệ thốngkiểm soát nội bộ, thực hiện đánh giá và phân bổ rủi ro KTV tiến hành xâydựng kế hoạch và lập chương trình kiểm toán
Để lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên có quyền thảo luận với kiểmtoán viên nội bộ, Giám đốc và các nhân viên của đơn vị được kiểm toán vềnhững vấn đề liên quan đến kế hoạch kiểm toán và thủ tục kiểm toán
Trang 39Kế hoạch kiểm toán bao gồm: Kế hoạch chiến lược, kế hoạch kiểmtoán tổng thể và chương trình kiểm toán.
Kế hoạch chiến lược gồm “các định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm
và phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch radựa trên những hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanhđược kiểm toán” (VSA 300) Kế hoạch kiểm toán chiến lược được lập cho cáccuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng, kiểm toánBCTC nhiều năm Như vậy, KTV không phải lập kế hoạch chiến lược chomọi cuộc kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán tổng thể “là cụ thể hóa kế hoạch chiến lược vàphương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến củacác thủ tục kiểm toán…” (VSA 300)
Kế hoạch kiểm toán tổng thể thường bao gồm các nội dung: Hiểu biếtcủa KTV về hoạt động của khách hang, hệ thống KSNB, xác lập mức trọngyếu và đánh giá rủi ro, nội dung, thời gian, phạm vi của các thủ tục kiểm toán
và các vấn đề khác
Chương trình kiểm toán là toàn bộ chỉ dẫn cho KTV và các trợ lý kiểmtoán tham gia vào công vệc kiểm toán và là phương tiện ghi chép theo dõi,kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mụctiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tụckiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho từng phần hành” (VSA300)
Chương trình kiểm toán thường được thiết kế bao gồm các công việcthực hiện thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết.Căn cứ vào chương trình kiểm toán được lập KTV tiến hành các bước côngviệc để thu thập bằng chứng cũng như đưa ra ý kiến về BCTC
Trang 401.3.2 Thực hiện kiểm toán
1.3.2.1 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Trước khi xem xét quyết định phạm vi các thử nghiệm cơ bản sẽ được
áp dụng KTV phải tiến hành tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB của đơn vịnhằm đánh giá rủi ro kiểm soát đối với các nghiệp vụ về TSCĐ hữu hình.Việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB được thực hiện thông qua các thủtục khảo sát kiểm soát
Tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị với các nghiệp vụTSCĐ hữu hình được triển khai thực hiện để đánh giá trên hai giác độ: Việcthiết kế hệ thống có phù hợp, đảm bảo khả năng kiểm soát hay không và quátrình tổ chức thực hiện có đảm bảo tính liên tục nhằm duy trì tính hiệu lực của
hệ thống trong quá trình hoạt động của đơn vị hay không
Các kỹ thuật khảo sát thường được áp dụng là:
KTV thiết lập bàng câu hỏi về KSNB khoản mục TSCĐ hữu hình Việcthiết lập hệ thống câu hỏi phải theo trình tự, đầy đủ, chặt chẽ Để thiết lậpđược hệ thống câu hỏi này, yêu cầu KTV phải có sự hiểu biết chặt chẽ vềKSNB về TSCĐ hữu hình cũng như hiểu biết về sự vận hành và quy địnhkiểm soát đặc thù của mỗi doanh nghiệp để thiết lập hệ thống câu hỏi kiểmsoát cho phù hợp
Trực tiếp khảo sát, thu thập, tìm hiểu về quá trình KSNB các nghiệp vụ
về TSCĐ hữu hình của DN theo các cơ sở dẫn liệu của chúng
Thiết kế các khảo sát nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ hữu hình và tính khấuhao nhằm làm rõ và làm thỏa mãn các mục tiêu KSNB Xác định quy mô,phạm vi áp dụng phương pháp kiểm toán cơ bản có liên quan