1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN mục TSCĐ hữu HÌNH và TSCĐ vô HÌNH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC tại CÔNG TY TNHH ERNST YOUNG VIỆT NAM

85 572 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 9,85 MB

Nội dung

CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC 1.1 Khái quát chung về khoản mục TSCĐ có ảnh hưởng đến kiểm toán BCTC 1.1.1 Khái niệm và phân loại tài sả

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

-***** -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ

HỮU HÌNH VÀ TSCĐ VÔ HÌNH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC

TẠI CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn: ThS., CPA NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ HUỆ

Hà Nội, tháng 5 năm 2016

Trang 2

trong Luận văn là hoàn toàn trung thực Những kết luận đưa ra chưa từng được aicông bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Sinh viên

Nguyễn Thị Huệ

Trang 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ

TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN

1.2.1 Khái niệm kiểm toán và kiểm toán BCTC

1.2.2 Quy trình kiểm toán BCTC

1.2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

1.2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

1.2.2.3 Giai đoạn hoàn tất và lập báo cáo kiểm toán

1.2.3 Một số khái niệm cơ bản trong kiểm toán BCTC

1.2.3.1 Cơ sở dẫn liệu

1.2.3.2 Bằng chứng kiểm toán và các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

Trang 4

1.2.3.5 Rủi ro kiểm toán

1.2.3.6 Hoạt động liên tục

1.2.3.7 Tài liệu, hồ sơ kiểm toán

1.3.1 Gian lận

1.3.2 Sai sót

1.4.1 Mục tiêu kiểm toán

1.4.2 Căn cứ và tài liệu sử dụng trong kiểm toán TSCĐ

1.4.3 Nội dung, quy trình kiểm toán

1.4.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

1.4.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

1.4.3.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam

2.1.1.1 Lịch sử hình thành Công ty TNHH Ernst & Young Toàn cầu và Công

ty TNHH Ernst & Young Việt Nam

2.1.1.2 Quá trình phát triển của Công ty TNHH Ernst & Young Toàn cầu 2.1.1.3 Quá trình phát triển của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 2.1.1.4 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Ernst

&

Young Việt Nam

2.1.2 Đặc điểm hoạt động của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam

2.1.2.1 Các loại hình dịch vụ cung cấp

Trang 5

2.1.4 Định hướng phát triển của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam

2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện

2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

2.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán

2.2.3.1 Soát xét giấy tờ làm việc của KTV

2.2.3.2 Xem xét các sự kiện sau ngày lập BCTC

2.2.3.3 Phát hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý

Việt Nam

2.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch

2.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

2.3.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán

trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện

2.4.1 Nhận xét về tổ chức công tác kiểm toán BCTC do công ty TNHH EY Việt Nam thực hiện

2.4.2 Ưu điểm

2.4.3 Hạn chế và nguyên nhân

2.4.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

2.4.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

2.4.3.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIỂN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG

TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN

toán BCTC

Trang 6

3.1.2 Kiến nghị về phương hướng và các giải pháp hoàn thiện kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính

3.1.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

3.1.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

3.1.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Trang 7

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của EY ViệtNam………37

Trang 8

Từ viết tắt Ý nghĩa đầy đủ

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đã và đang trong quá trình hội nhập hóa Toàn cầu, mà mới đâynhất là gia nhập hai tổ chức lớn: TTP và AEC Đây là cơ hội để hình ảnh Việt Namđược quảng bá rộng rãi cũng như giúp nước ta đón nhận nhiều nguồn vốn đầu tư từnước ngoài Song song với điều đó, thách thức về chiến lược kinh doanh, về khảnăng cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại cũng là vấn đề nan giải của các doanhnghiệp trong nước hiện nay

Trong thực tế, có không ít công ty đã phản ánh sai lệch tình hình kinh doanhcủa mình để làm Báo cáo tài chính trở nên “đẹp” hơn trong mắt nhà đầu tư Mộttrong những hành vi gian lận xảy ra nhiều nhất đó là phóng đại tài sản, khai khống

và khai giảm khấu hao tài sản cố định, đặc biệt là trong các doanh nghiệp sản xuất

Tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của đơn vị

và tuỳ thuộc vào từng ngành nghề, theo từng loại hình kinh doanh của đơn vị Vìthế, trong mọi trường hợp, khoản mục TSCĐ phản ánh tình trạng trang thiết bị, cơ

sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp Điều này khiến cho TSCĐ trở thành mộtkhoản mục quan trọng khi tiến hành Kiểm toán Báo cáo tài chính Mặt khác, do chiphí hình thành TSCĐ rất lớn và khả năng quay vòng vốn chậm nên việc Kiểm toánkhoản mục TSCĐ sẽ giúp cho Kiểm toán viên đánh giá được tính kinh tế và tínhhiệu quả của việc đầu tư cho TSCĐ, từ đó đưa ra được định hướng đầu tư và nguồn

sử dụng để đầu tư vào TSCĐ một cách hiệu quả nhất

Đồng thời Kiểm toán khoản mục TSCĐ sẽ góp phần phát hiện ra các sai sóttrong việc xác định chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ, chi phí sửa chữa, chi phíkhấu hao tài sản Những sai sót trong việc tính chi phí này thường dẫn đến nhữngsai sót trọng yếu trên Báo cáo tài chính Chẳng hạn như việc trích khấu hao TSCĐvào chi phí thường bị trích cao hơn (hoặc thấp hơn) thực tế, từ đó ảnh hưởng đếnchỉ tiêu chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp Việc không phân biệt loại chi phísửa chữa được ghi tăng nguyên giá TSCĐ với chi phí sửa chữa được tính vào chiphí sản xuất kinh doanh trong kỳ cũng dẫn đến những sai lệch trong khoản mụcTSCĐ, cũng như khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh

Trang 10

Các khoản đầu tư cho TSCĐ vô hình như quyền sử dụng đất, giá trị bằngphát minh sáng chế, chi phí nghiên cứu khoa học thường có nhiều sai sót, gian lận

và rất khó tập hợp chi phí cũng như đánh giá chính xác giá trị Chính vì thế màkhoản mục TSCĐ thường được quan tâm trong các cuộc Kiểm toán

Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, em đã

tìm hiểu quy trình kiểm toán và lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán

khoản mục TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình trong quy trình kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam” là đề tài nghiên cứu trong

quá trình thực tập tốt nghiệp của mình

Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài tập trung khái quát, hệ thống các vấn đề cơ bản về khoản mục TSCĐhữu hình và TSCĐ vô hình trong BCTC để làm cơ sở lý luận cho việc tìm hiểu,nghiên cứu, đánh giá về tình hình kiểm toán khoản mục TSCĐ do công ty TNHHErnst & Young Việt Nam thực hiện Từ kết quả đánh giá thực trạng đó, em đề xuấtnhững giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ tại công ty

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận là việc đánh giá thực trạng

từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐtrong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện trongbối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong khóa luận này gồm: Phương phápthống kê, phương pháp so sánh và phương pháp phân tích

- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin gồm: nghiên cứu tài liệu, phỏng vấnKTV, trực tiếp tham gia quá trình kiểm toán TSCĐ

Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, nội dung khóa luận gồm có ba phần chính:

Trang 11

Chương 1: Cơ sở lí luận về kiểm toán khoản mục TSCĐ trong quy trình kiểm toánBCTC;

Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình trongkiểm toán BCTC do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện;

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mụcTSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Ernst

& Young Việt Nam thực hiện

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của ThS., CPA Nguyễn ThịQuỳnh Hoa đã giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Trang 12

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG QUY

TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC 1.1 Khái quát chung về khoản mục TSCĐ có ảnh hưởng đến kiểm toán

BCTC

1.1.1 Khái niệm và phân loại tài sản cố định

1.1.1.2 Khái niệm

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần thiết phải

có đầy đủ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất bao gồm: Tư liệu lao động, đốitượng lao động và sức lao động TSCĐ là một bộ phận chủ yếu của tư liệu lao động,chúng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhất

là các doanh nghiệp sản xuất, chế tạo

TCSĐ là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn,tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giá trị của nó được dịch chuyểndần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong kỳ TSCĐ

có thể là những tài sản tồn tại dưới các hình thái hiện vật (TSCĐ hữu hình) như nhàxưởng, máy móc, thiết bị, dụng cụ quản lý… và có thể là những tài sản không cóhình thái hiện vật (TSCĐ vô hình) như phần mềm máy tính, quyền sử dụng đất,bằng phát minh sáng chế…

Một tài sản được ghi nhận là TSCĐ khi thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;

- Thời gian sử dụng ước tính trên một năm;

- Có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên (theo quy định tại Thông tư số

45/2013/TT-BTC)

TSCĐ trong doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều thứ; mỗi loại, mỗi thứ có tính chất đặc điểm kỹ thuật, công dụng, thời gian sử dụng, nguồn hình thành, quyền sở

Trang 13

hữu… khác nhau Do vậy, người ta có nhiều cách phân loại TSCĐ Một số cách phân loại chính được sử dụng trong kế toán cụ thể như sau:

a Phân loại theo tính chất của TSCĐ

Theo cách phân loại này, TSCĐ được chia thành:

TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắmgiữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với các tiêu chuẩn ghinhận Cụ thể là:

- Nhà cửa, vật kiến trúc: Loại này bao gồm nhà làm việc, nhà xưởng, nhà kho, nhà

ở cho công nhân, cửa hàng, cầu đường,… phục vụ sản xuất;

- Máy móc, thiết bị: Bao gồm máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị côngtác, máy móc thiết bị khác dùng cho sản xuất kinh doanh;

- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Bao gồm ô tô, máy kéo, tàu thuyền,cano dùng trong vận chuyển, hệ thống dẫn hơi, dẫn điện, truyền thanh,…

- Thiết bị, dụng cụ quản lý: Gồm các thiết bị sử dụng trong quản lý kinh doanh,quản lý hành chính, dụng cụ đo lường, thí nghiệm,…

- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: Trâu, bò, vườn cây ănquả,… trong các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp; và

- Các TSCĐ hữu hình khác

TSCĐ vô hình gồm những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xácđịnh được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh,cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với các tiêu chuẩn ghinhận tương tự như tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình

Các TSCĐ vô hình cụ thể như sau:

- Quyền sử dụng đất có thời hạn: Là toàn bộ chi phí thực tế đã chi ra có liên quantới sử dụng đất, tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí đền bù, san lấp mặtbằng;

Trang 14

- Nhãn hiệu hàng hóa: Là chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được quyền sửdụng một loại nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa nào đó;

- Quyền phát hành: Là chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được quyền phát hànhcác loại sách, báo, tạp chí, ấn phẩm văn hóa…

- Phần mềm máy vi tính: Giá trị phần mềm máy vi tính do doanh nghiệp bỏ tiền ramua hoặc tự xây dựng, thiết kế;

- Giấy phép chuyển nhượng và giấy phép khác; bản quyền, bằng sáng chế; côngthức và cách thức pha chế, kiểu mẫu thiết kế và vật mẫu

b Phân loại theo công dụng và tình hình sử dụng của TSCĐ

Theo cách phân loại này, TSCĐ được chia thành:

sản xuất và đang dùng ngoài sản xuất như các TSCĐ dùng cho hoạt động bánhàng, quản lý doanh nghiệp, hoặc đang sử dụng cho hoạt động kinh doanh khácnhư đầu tư, cho thuê,…

lai;

chờ nhượng bán, di chuyển đi, TSCĐ thiếu chờ giải quyết;

c Phân loại TSCĐ theo tình hình sở hữu

Theo cách phân loại này, TSCĐ được chia thành:

TSCĐ thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu doanh nghiệp: Là các TSCĐ được

xây dựng, mua sắm và hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp, cấp trên cấp, nguồnvốn vay, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của doanh nghiệp và các TSCĐ được biếutặng thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp;

TSCĐ thuê ngoài: Là những TSCĐ được hình thành từ việc đi thuê để sử

dụng nên không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Khi đi thuê tài sản, doanh

Trang 15

nghiệp thỏa thuận với bên cho thuê về việc chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên đithuê trong khoảng thời gian nhất định để được nhận tiền cho thuê một lần hoặcnhiều lần Tùy theo hợp đồng thuê mà chia thành TSCĐ thuê tài chính hay TSCĐthuê hoạt động;

TSCĐ thuê tài chính: là sự thoả thuận giữa bên cho thuê và bên thuê về việc

bên cho thuê chuyển giao quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một khoảng thờigian nhất định để được nhận tiền cho thuê một lần hay nhiều lần (theo chuẩn mực

kế toán Việt Nam số 06 “Thuê tài sản”, ban hành và công bố theo quyết định số165/2002 ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ tài chính) Thuê tài chính là thuê tàisản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền

sở hữu tài sản cho bên thuê Quyền sở hữu tài sản có thể được chuyển giao vào cuốithời hạn thuê

- Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho thuê khi kết thúc thờihạn thuê;

- Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tàisản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạnthuê;

- Thời hạn thuê tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế củatài sản cho dù không có sự chuyển giao về quyền sở hữu;

- Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toántiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sản;

- Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sửdụng không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào

đồng thuê thoả mãn ít nhất một trong ba trường hợp sau:

- Nếu bên thuê huỷ hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việchuỷ hợp đồng cho bên cho thuê;

Trang 16

- Thu nhập hoặc sự tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của tài sản còn lạicủa bên thuê gắn với bên thuê;

- Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuêvới tiền thuê thấp hơn giá thị trường

TSCĐ thuê hoạt động: là thuê tài sản không phải là thuê tài chính.

d Phân loại TSCĐ theo nguồn vốn hình thành tài sản

Theo cách phân loại này, TSCĐ được chia thành:

- TSCĐ hình thành bằng nguồn vốn chủ sở hữu: Là những TSCĐ được hìnhthành do các chủ sở hữu góp vốn, do nhận liên doanh liên kết, do ngân sáchcấp;

- TSCĐ hình thành bằng vốn vay, nợ dài hạn, biếu tặng, các quỹ doanhnghiệp

1.1.2 Đặc điểm của tài sản cố định hữu hình và TSCĐ vô hình có ảnh hưởng đến

kiểm toán báo cáo tài chính

Đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất của TSCĐ hữu hình là tham gia vàonhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và không thay đổi hình thái vật chất ban đầu chođến khi bị hư hỏng, giá trị của nó bị hao mòn dần và chuyển dịch từng phần vào giátrị sản phẩm thông qua việc trích khấu hao

TSCĐ vô hình chỉ có đặc điểm là liên quan đến nhiều chu kỳ sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp và giá trị của nó cũng được chuyển dịch dần vào chi phícủa đối tượng sử dụng liên quan

Giá trị khấu hao là một khoản ước tính kế toán chứ không phải là chi phíthực tế phát sinh vì mức khấu hao phụ thuộc vào ba yếu tố: nguyên giá, giá trị thanh

lý ước tính và thời gian sử dụng hữu ích Trong đó, nguyên giá là nhân tố kháchquan, còn giá trị thanh lý ước tính và thời gian sử dụng hữu ích lại căn cứ vào sựước tính của đơn vị Chính vì vậy, việc kiểm toán giá trị khấu hao mang tính chấtkiểm tra một khoản ước tính kế toán và không có chứng từ, tài liệu để có thể kiểmtra tính toán chính xác Do vậy, cùng với những thông số kỹ thuật của người bán, sự

Trang 17

thẩm định giá trị cũng như tình hình sản xuất, mục đích kinh doanh của doanhnghiệp, KTV phải kiểm tra đối chiếu thời gian sử dụng hữu ích với khung khấu haoTSCĐ do Bộ Tài chính quy định để đảm bảo TSCĐ được trích khấu hao phù hợpvới quy định hiện hành Bên cạnh đó, khấu hao là một sự phân bổ có hệ thống củanguyên giá sau khi trừ đi giá trị thanh lý ước tính nên sự hợp lý của nó còn phụthuộc vào phương pháp khấu hao được sử dụng Vì vậy, khi kiểm toán chi phí khấuhao, KTV cần chú ý kiểm tra việc áp dụng phương pháp khấu hao mà doanh nghiệpđang sử dụng.

Ngoài ra, để sử dụng tốt TSCĐ nhằm khai thác tốt nhất công suất của nó đểphát triển sản xuất, doanh nghiệp còn cần phải tiến hành bảo dưỡng, sửa chữaTSCĐ Việc sửa chữa TSCĐ sẽ phát sinh các khoản chi phí nhất định Vì vậy, KTVcần kiểm tra việc hạch toán các khoản chi phí này có đúng với quy định hiện hànhtheo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam hay không

1.1.3 Công tác quản lý tài sản cố định

Trong quản lý TSCĐ, doanh nghiệp cần phải quản lý chặt chẽ cả về giá trị vàhiện vật nhằm đáp ứng các yêu cầu sau:

nhận tài sản, hợp đồng, hóa đơn mua và các chứng từ khác có liên quan đến quátrình hình thành nên tài sản Trong đó, các tài sản được phân loại, thống kê đánh số

và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng và được phản ánh trong

sổ theo dõi TSCĐ

kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán Đối với những TSCĐ không tham gia vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cũng phải quản lý theo nguyên giá, số giátrị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán

kinh doanh thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện việc quản lý như những TSCĐkhác

Trang 18

- Định kỳ hàng năm (cuối mỗi năm tài chính), doanh nghiệp phải tiến hànhkiểm kê TSCĐ, mọi trường hợp phát hiện thừa hoặc thiếu đều phải lập biên bản, tìmnguyên nhân và có biện pháp xử lý.

Những yêu cầu trên nhằm phục vụ quá trình quản lý, giúp nhà quản lý cóđược đầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin về TSCĐ của đơn vị Bên cạnh đó,

tổ chức công tác kế toán TSCĐ cũng cần phải tổ chức phân loại, đánh giá TSCĐtheo đúng chế độ quy định, hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ biến động, khấu hao,sửa chữa TSCĐ, cũng như phản ánh các nghiệp vụ này trên hệ thống sổ kế toán theođúng chế độ quy định và theo tính chất đặc thù của TSCĐ trong đơn vị, thực hiệntốt việc báo cáo tình hình TSCĐ theo đúng chế độ và yêu cầu quản lý

Kế toán tài sản cố định bao gồm những loại sổ sách, chứng từ kế toán sau:

Biên bản giao nhận tài sản cố định: Biên bản này dùng để ghi chép, theo dõi

sự thay đổi của tài sản cố định Khi có sự thay đổi, giao nhận TSCĐ do bất kỳnguyên nhân nào cũng phải thành lập hội đồng giao nhận TSCĐ Hội đồng này cónhiệm vụ nghiệm thu và lập biên bản giao nhận TSCĐ theo mẫu 01 trong chế độ ghichép ban đầu Biên bản này lập riêng cho từng TSCĐ Trường hợp giao nhận cùnglúc nhiều tài sản cố định cùng loại thì có thể lập chung nhưng sau đó phải sao chomỗi TSCĐ một bản để lưu vào hồ sơ riêng Biên bản giao nhận TSCĐ được lậpthành 2 bản Bên giao và bên nhận mỗi bên giữ một bản

Hồ sơ TSCĐ: Mỗi TSCĐ phải có một bộ hồ sơ riêng bao gồm biên bản giao

nhận TSCĐ, các bản sao tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng và các hóa đơn, chứng

từ có liên quan đến việc mua sắm, sửa chữa TSCĐ

Thẻ tài sản cố định - Mẫu số S23 - DN: Thẻ được lập cho từng đối tượng ghi

tài sản cố định Thẻ TSCĐ dùng chung cho mọi TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc,máy móc thiết bị, cây, con, gia súc…Căn cứ để lập thẻ tài sản cố định gồm: Biênbản giao nhận TSCĐ; biên bản đánh giá lại tài sản cố định; bảng phân bổ khấu haoTSCĐ; biên bản thanh lý TSCĐ; các tài liệu kỹ thuật khác liên quan

Trang 19

Sổ tài sản cố định - Mẫu số S21 – DN: Sổ này dùng để đăng ký theo dõi và

quản lý chặt chẽ tài sản trong đơn vị từ khi mua sắm, đưa vào sử dụng đến khi giảmtài sản cố định Mỗi một sổ hoặc một số trang sổ được mở theo dõi cho một loạiTSCĐ (nhà cửa, máy móc thiết bị…) Căn cứ vào chứng từ tăng, giảm TSCĐ để ghivào sổ TSCĐ

Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng - mẫu số S22-DN: Sổ này dùng để ghi chép tình hình tăng giảm tài sản cố định và công cụ,

dụng cụ tại từng nơi sử dụng nhằm quản lý tài sản và dụng cụ đã được cấp cho cácphòng ban, làm căn cứ để đối chiếu khi tiến hành kiểm kê định kỳ Mỗi đơn vị hoặc

bộ phận (phân xưởng, phòng ban…) thuộc doanh nghiệp phải mở một sổ để theodõi tài sản Căn cứ vào chứng từ gốc về tăng, giảm tài sản để ghi vào sổ theo dõiTSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng

1.2 Khái quát chung về kiểm toán Báo cáo tài chính

1.2.1 Khái niệm kiểm toán và kiểm toán BCTC

Kiểm toán là quá trình các kiểm toán viên có năng lực và độc lập tiến hànhthu thập bằng chứng về những thông tin được kiểm toán của một tổ chức và đánhgiá chúng nhằm thẩm định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đóvới các chuẩn mực đã được thiết lập Khi phân loại theo chức năng, mục đích kiểmtoán thì hoạt động kiểm toán bao gồm: Kiểm toán BCTC, kiểm toán hoạt động vàkiểm toán tuân thủ

Kiểm toán BCTC là việc kiểm tra và bày tỏ ý kiến nhận xét về tính trungthực, hợp lý của các báo cáo tài chính của một đơn vị Đối tượng kiểm toán chính làcác báo cáo tài chính của đơn vị, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.1.2.2 Một số khái niệm cơ bản trong kiểm toán BCTC

Cơ sở dẫn liệu là các khẳng định của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toánmột cách trực tiếp hoặc dưới hình thức khác về các khoản mục và thông tin trìnhbày trong BCTC và được KTV sử dụng để xem xét các loại sai sót có thể xảy ra

Trang 20

Có sáu cơ sở dẫn liệu chủ yếu, gồm: Tính có thực; tính đầy đủ; quyền vànghĩa vụ; tính chính xác; đánh giá; trình bày và thuyết minh.

Bằng chứng kiểm toán là những thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc kiểmtoán, được KTV thu thập để làm cơ sở cho những ý kiến, nhận xét của mình trênbáo cáo kiểm toán Để có thể thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ vàthích hợp, KTV thường áp dụng các kỹ thuật sau đây:

Kiểm tra đối chiếu: Là việc KTV trực tiếp kiểm tra, đối chiếu xem xét các tài

liệu, sổ sách kế toán và các tài sản hữu hình để kiểm tra tính đúng đắn của sổ sách

kế toán và sự tồn tại, quyền sở hữu của các tài sản vật chất đó Kiểm tra đối chiếuthường bao gồm 2 loại: Kiểm tra vật chất (KTV trực tiếp tham gia kiểm kê hoặcchứng kiến kiểm kê tài sản thực tế về hàng hóa, vật tư tồn kho, máy móc thiết bị,tiền mặt tồn quỹ,… Sau đó đối chiếu với sổ sách kế toán để đánh giá) và kiểm tratài liệu (là xem xét, đối chiếu các tài liệu, văn bản, sổ sách Kỹ thuật này có 2 cáchtiến hành, đó là kiểm tra từ chứng từ lên sổ sách, báo cáo hoặc kiểm tra từ sổ, báocáo xuống chứng từ)

Quan sát: Là việc KTV xem xét, chứng kiến tận mắt các quá trình xử lý

nghiệp vụ do các cán bộ đơn vị thực hiện Từ đó xem xét quy định về quy trìnhnghiệp vụ có được tuân thủ hay không

Xác nhận: Là việc thu thập các xác nhận của bên thứ ba về các thông tin liên

quan đến đối tượng được kiểm toán Ví dụ: Xác nhận về số dư tiền gửi, số dư tàikhoản cho vay,…

Phỏng vấn: Là việc thu thập thông tin qua việc trao đổi, trò chuyện với

những người trong hoặc ngoài đơn vị được kiểm toán

Tính toán: Là việc KTV trực tiếp tính toán lại các phép tính trên các sổ sách,

chứng từ kế toán hoặc các bảng biểu,… kiểm tra về số lượng, đơn giá, sự chính xác

số học Ví dụ: Tính lãi cho vay, chi lãi tiền gửi, khấu hao TSCĐ, thuế,…

Phân tích: Là sự đánh giá các thông tin tài chính của đơn vị thông qua việc

nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau và với các thông tinphi tài chính Ví dụ: so sánh các thông tin tài chính kỳ này với các thông tin tài

Trang 21

chính kỳ trước, so sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị với chỉ tiêu bình quân ngành,…

Sai sót là sự khác biệt giữa giá trị, cách phân loại, trình bày hoặc thuyết minhcủa một khoản mục trên BCTC với giá trị, cách phân loại, trình bày hoặc thuyếtminh của khoản mục đó theo khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng

Sai sót có thể phát sinh do nhầm lẫn hoặc gian lận.

Gian lận: Là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong Ban Quản trị, Ban

Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu

lợi bất chính hoặc bất hợp pháp Có hai hình thức gian lận, đó là: Lập BCTC gian

lận (liên quan đến các sai sót cố ý như cố ý bỏ sót số liệu hoặc thông tin thuyết

minh của BCTC để lừa dối người sử dụng BCTC) và Biển thủ tài sản.

Nhầm lẫn: là hành vi dẫn đến sai sót là không cố ý.

Chính những điều này đòi hỏi trong quá trình kiểm toán, các KTV luôn phảiduy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp, phải nhận thức được khả năng có thể tồn tạisai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn

Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin(một số liệu kế toán) trong BCTC Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếuthiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến cácquyết định kinh tế của người sử dụng BCTC

Rủi ro kiểm toán là rủi ro do KTV đưa ra ý kiến kiểm toán không phù hợpkhi BCTC đã được kiểm toán còn chứa đựng sai sót trọng yếu Như vậy, rủi ro kiểmtoán là hệ quả của rủi ro có sai sót trọng yếu (gồm rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát)

và rủi ro phát hiện

Doanh nghiệp được gọi là hoạt động liên tục trong một tương lai gần có thể

dự đoán được (ít nhất là một năm kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán) nếu nó không

có ý định hoặc yêu cầu phải giải thể, ngừng hoạt động hoặc thu hẹp đáng kể quy môhoạt động

Trang 22

Khi lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán và trình bày ý kiến nhận xét trong báocáo kiểm toán, KTV phải xem xét sự phù hợp của giả định “hoạt động liên tục” màđơn vị đã sử dụng để lập và trình bày BCTC Nếu giả định “hoạt động liên tục” làphù hợp nhưng có yếu tố không chắc chắn thì KTV phải nêu trong ý kiến của mình.

Tài liệu kiểm toán là các ghi chép, lưu trữ trên giấy và các phương tiện khác

về các thủ tục kiểm toán đã được thực hiện, các bằng chứng kiểm toán liên quan đãthu thập và kết luận của KTV

Hồ sơ kiểm toán là tập hợp các tài liệu kiểm toán do KTV thu thập, phânloại, sử dụng và lưu trữ theo một trật tự nhất định làm bằng chứng cho một cuộckiểm toán cụ thể Tài liệu trong hồ sơ kiểm toán được thể hiện trên giấy, trên phimảnh, trên phương tiện tin học hay bất kỳ phương tiện lưu trữ nào khác theo quy địnhcủa pháp luật hiện hành

1.2.3 Quy trình kiểm toán BCTC

Quy trình kiểm toán BCTC gồm ba giai đoạn Cụ thể như sau:

1.2.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán:

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên trong một cuộc kiểm toán.Trong giai đoạn này, KTV tiến hành phát triển một chiến lược tổng thể và mộtphương pháp tiếp cận với đối tượng kiểm toán trong một khuôn khổ nội dung vàthời gian dự tính nhằm thực hiện cuộc kiểm toán có hiệu quả và theo đúng thời gian

dự kiến, đồng thời giúp phân công công việc một cách hợp lý cho các KTV trongđoàn và đảm bảo sự phối hợp công tác giữa các KTV với nhau và với các chuyêngia Chi tiết như sau:

a Thu thập thông tin về khách hàng

Kiểm toán viên thực hiện thu thập thông tin về khách hàng nhằm có đượcnhững hiểu biết đầy đủ về hoạt động của đơn vị, hệ thống kế toán và hệ thống kiểmsoát nội bộ cũng như các vấn đề tiềm ẩn, từ đó xác định được trọng tâm của cuộcKiểm toán và từng phần hành Kiểm toán

Thứ nhất: Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Mục đích của việc thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Trang 23

nhằm giúp cho KTV nắm bắt được quy trình mang tính chất pháp lý của khách hàngảnh hưởng đến các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng Cách thứcthu thập chủ yếu là thông qua phỏng vấn đối với ban giám đốc Công ty khách hàng.Các thông tin cần thu thập bao gồm:

hiện hành hoặc một vài năm trước;

của đơn vị được kiểm toán Những biên bản này thường chứa đựng những thông tinquan trọng có liên quan tới cổ tức, hợp nhất, giải thể, chuyển nhượng mua bán…Những thông tin này có ảnh hưởng quan trọng đến việc trình bày trung thực và hợp

lý những thông tin trên báo cáo tài chính

dữ kiện có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành những thông tin tài chính,giúp KTV tiếp cận với những hoạt động tài chính, những khía cạnh pháp lý có ảnhhưởng đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của khách hàng

Thứ hai: Tìm hiều về tình hình kinh doanh của khách hàng

Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 300 (VSA 300) – Lập kế hoạchkiểm toán: “Mục tiêu của KTV và doanh nghiệp kiểm toán trong việc lập kế hoạchkiểm toán là để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả”.Những hiểu biết về ngành nghề kinh doanh bao gồm những hiểu biết chung về nềnkinh tế, lĩnh vực hoạt động của đơn vị và những hiểu biết về khía cạnh đặc thù củamột doanh nghiệp như cơ cấu tổ chức, dây chuyền sản xuất, cơ cấu vốn sẽ giúpKTV có được cái nhìn tổng thể nhất về đơn vị kiểm toán, từ đó xây dựng chiến lượckiểm toán tổng thể cũng như kế hoạch chi tiết cho cuộc kiểm toán

b Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ

Việc nghiên cứu hệ thống KSNB của khách hàng và đánh giá được rủi ro kiểm soát giúp cho Kiểm toán viên thiết kế được những thủ tục kiểm toán thích hợp cho từng khoản mục, đánh giá được khối lượng và độ phức tạp của cuộc kiểm toán,

từ đó ước tính được thời gian và xác định được trọng tâm cuộc kiểm toán Theo

Trang 24

VSA 315: “Kiểm soát nội bộ là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan Thuật ngữ “kiểm soát” được hiểu là bất cứ khía cạnh nào của một hoặc nhiều thành phần của kiểm soát nội bộ” Qua đó, KTV phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của khách hàng để lập kế hoạch và xây dựng cách tiếp cận có hiệu quả KTV phải sử dụng đến xét đoán chuyên môn để đánh giá về rủi ro Kiểm toán và xác định các thủ tục Kiểm toán nhằm giảm các rủi

ro này xuống một mức chấp nhận được Hệ thống KSNB càng hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát càng nhỏ và ngược lại, rủi ro kiểm soát càng cao khi hệ thống KSNB càng yếu kém.

Kiểm toán viên khảo sát hệ thống KSNB trên 2 phương diện chủ yếu sau:

- KSNB đối với từng khoản mục được thiết kế như thế nào?

- KSNB đối với từng khoản mục được đơn vị thực hiện như thế nào?

Kiểm toán viên tiến hành khảo sát hệ thống KSNB của khách hàng bằng các hình thức sau:

- Phỏng vấn các nhân viên của Công ty;

- Tham quan thực tế tại đơn vị khách hàng;

- Kiểm tra chứng từ sổ sách liên quan đến từng khoản mục;

- Lấy xác nhận bằng văn bản của bên thứ ba (nếu cần);

- Quan sát các thủ tục KSNB đối với từng khoản mục;

- Xem xét và đánh giá việc thực hiện các quy định, chính sách mà Ban Giám đốc lập ra của các nhân viên tại đơn vị.

Sau khi tiến hành các công việc trên, Kiểm toán viên cần đánh giá rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát Công việc này được thực hiện như sau:

- Xác định loại gian lận và sai sót có thể xảy ra đối với khoản mục TSCĐ.

- Đánh giá tính hiện hữu của KSNB trong việc phát hiện và ngăn chặn các gian lận và sai sót đó.

Trang 25

- Nếu mức rủi ro kiểm soát được đánh giá là không cao ở mức tối đa và Kiểm toán viên xét thấy có khả năng giảm bớt được rủi ro kiểm soát đã đánh giá xuống một mức thấp hơn, KTV sẽ xác định các thử nghiệm kiểm soát cần thiết Ngược lại, nếu mức rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức cao và xét thấy không có khả năng giảm được trong thực tế, Kiểm toán viên không cần thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà phải tiến hành ngay các thử nghiệm cơ bản ở mức độ hợp lý.

c Đánh giá trọng yếu và rủi ro

Đánh giá trọng yếu:

Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 320: “Trọng yếu là thuật ngữ dùng

để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tàichính Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếutính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người

sử dụng báo cáo tài chính”

Qua đó trách nhiệm của Kiểm toán viên là xác định xem BCTC có chứađựng các sai phạm trọng yếu hay không, từ đó đưa ra các kiến nghị thích hợp Khilập chiến lược kiểm toán tổng thể, kiểm toán viên phải xác định mức trọng yếu đốivới tổng thể báo cáo tài chính Trong những trường hợp cụ thể của đơn vị đượckiểm toán, nếu có một hoặc một số nhóm các giao dịch, số dư tài khoản hoặc thôngtin thuyết minh (nếu xét riêng lẻ) có sai sót với mức thấp hơn mức trọng yếu đối vớitổng thể báo cáo tài chính nhưng có thể ảnh hưởng (nếu xét tổng thể) đến quyết địnhkinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính, thì kiểm toán viên phải xác định mứctrọng yếu hoặc các mức trọng yếu áp dụng cho từng nhóm giao dịch, số dư tàikhoản hay thông tin thuyết minh

Để xác định mức trọng yếu, KTV làm thủ tục ước tính ban đầu về tính trọngyếu (căn cứ theo tỷ lệ % các chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, tổng tài sản ) cho toàn

bộ Báo cáo tài chính Sau đó phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho cáckhoản mục trên Báo cáo tài chính Thường các Công ty Kiểm toán xây dựng sẵnmức độ trọng yếu cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính Thông qua các biệnpháp Kiểm toán (cân đối, đối chiếu, quan sát ), KTV đánh giá mức độ sai sót thực

tế của từng khoản mục và đem so sánh với mức độ sai sót có thể chấp nhận được đã

Trang 26

xác định trước đó và đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần, ngoại trừ, trái ngược, hay

từ chối đưa ra ý kiến

Thủ tục đánh giá rủi ro:

Là thủ tục kiểm toán được thực hiện để thu thập các hiểu biết về đơn vị đượckiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có kiểm soát nội bộ, nhằm xác định

và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ báo cáotài chính hoặc cấp độ cơ sở dẫn liệu Theo đó, rủi ro đáng kể là rủi ro có sai sóttrọng yếu đã được xác định và đánh giá mà theo xét đoán của kiểm toán viên phảiđặc biệt lưu ý khi kiểm toán

d Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán về mặt nội dung, nhân sự, thời gian

Thiết kế chương trình kiểm toán

Sau khi thực hiện các công việc trên, KTV phải xây dựng một chương trìnhKiểm toán cụ thể cho cuộc Kiểm toán Chương trình Kiểm toán là những dự kiếnchi tiết về các công việc Kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phâncông lao động giữa các Kiểm toán viên cũng như dự kiến về các tư liệu, thông tinliên quan cần sử dụng và thu thập Trọng tâm của chương trình Kiểm toán là các thủtục Kiểm toán cần thiết thực hiện đối với từng khoản mục hay bộ phận được Kiểmtoán

Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt nam số 300 “Kiểm toán viên và Công tyKiểm toán phải soạn thảo chương trình Kiểm toán trong đó xác định nội dung, lịchtrình và phạm vi của các thủ tục Kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch Kiểmtoán”

1.2.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán: là giai đoạn thực hiện các kế hoạch, cácchương trình kiểm toán đã được hoạch định sẵn Thực chất của giai đoạn này là quátrình KTV đi tìm kiếm các bằng chứng kiểm toán để làm cơ sở cho những nhận xétcủa mình trên báo cáo kiểm toán

1.2.3.3 Giai đoạn hoàn tất và lập báo cáo kiểm toán Ở giai đoạn này, trưởng nhómkiểm toán tiến hành kiểm tra và đánh giá lại toàn bộ công việc kiểm toán đã thựchiện nhằm mục đích: đảm bảo rằng kế hoạch kiểm toán được thực hiện một cách cóhiệu quả; xem xét các ý kiến, các phát hiện của KTV có chính xác, đầy đủ cơ sở,

Trang 27

bằng chứng hay không; đánh giá mục tiêu kiểm toán đã đạt được hay chưa Sau đóxem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC; phân tích tổng quát BCTC củađơn vị; soát xét và lập Báo cáo kiểm toán.

Những gian lận thường gặp khi kiểm toán khoản mục TSCĐ gồm:

- Lập hóa đơn giả, sửa chữa chứng từ nhằm mục đích ghi tăng giá mua TSCĐ,tăng chi phí sửa chữa TSCĐ để biển thủ công quỹ;

- Cố tình không ghi số tiền thu được do thanh lý TSCĐ để chiếm đoạt phầnthu này;

- Sai phạm trong việc thực hiện các thủ tục phê duyệt, mua sắm tài sản như:Phê duyệt mua tài sản vượt quá thẩm quyền, không tổ chức đấu thầu haychào hàng cạnh tranh đối với những tài sản bắt buộc theo quy định, thực hiệnsai các thủ tục trong việc đấu thầu;

- Áp dụng sai chế độ kế toán Ví dụ: Cố tình tiếp tục trích khấu hao TSCĐ đãkhấu hao hết, không thực hiện trích khấu hao cho TSCĐ không sử dụng;

- …

- Chi ghi tăng TSCĐ mà không ghi nghiệp vụ kết chuyển nguồn vốn;

- Trích khấu hao của những TSCĐ phúc lợi vào chi phí kinh doanh;

- Nhầm lẫn giữa sửa chữa lớn và nâng cấp TSCĐ;

- Ghi chép TSCĐ thành công cụ dụng cụ hoặc ngược lại;

- Ghi chép các TSCĐ vô hình (nhãn hiệu hàng hóa, phần mềm máy vi tính,bản quyền,…) vào chi phí trả trước hoặc ngược lại (chi phí thành lập doanhnghiệp,… thành TSCĐ vô hình,…);

- Sai sót do trùng lặp;

- Sai sót do quên không ghi chép;

- …

1.4.1 Mục tiêu kiểm toán

Trang 28

Kiểm toán TSCĐ là việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát những vấn đề liênquan đến thực trạng tài sản cũng như tình hình tăng giảm TSCĐ trong kỳ của đơn

vị Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, kiểm toán TSCĐ không chỉ phát hiện cácsai sót trong nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ mà còn góp phần nâng cao hiệu quảcông tác quản lý TSCĐ

Mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ nhằm thu thập các bằng chứng kiểmtoán để chứng minh cho các cơ sở dẫn liệu sau:

Tính hiện hữu: TSCĐ là có thật và không bị ghi chép, đánh giá về giá trị cao

hơn giá trị của TSCĐ mà doanh nghiệp đang nắm giữ;

Quyền: TSCĐ thuộc quyền sở hữu của đơn vị;

Đầy đủ: Tất cả TSCĐ là có thực, thuộc quyền sở hữu của đơn vị và đều được

ghi chép, báo cáo;

Đánh giá và chính xác: TSCĐ được đánh giá phù hợp với chuẩn mực kế

toán, chế độ kế toán hiện hành và việc tính toán, tổng hợp số liệu chính xác;

Trình bày và thuyết minh: TSCĐ được trình bày, khai báo đầy đủ và đúng

đắn

1.4.2 Căn cứ và tài liệu sử dụng trong kiểm toán TSCĐ

- TK211 (TSCĐ hữu hình)

- TK212 (TSCĐ thuê tài chính)

- TK213 (TSCĐ vô hình)

- TK214 (Hao mòn TSCĐ)

- TK241 (Xây dựng cơ bản dở dang)

- TK6274, TK6414, TK6424 (Chi phí khấu hao TSCĐ)

- Các TK liên quan khác

 Chứng từ, tài liệu liên quan đến kiểm toán TSCĐ: Theo quy định tạiTT200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính, các tài liệuliên quan đến TSCĐ bao gồm:

- Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01-TSCĐ)

- Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 02 – TSCĐ)

Trang 29

- Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (Mẫu số 03-TSCĐ)

- Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu số 04-TSCĐ)

- Biên bản kiểm kê TSCĐ (Mẫu số 05-TSCĐ)

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (mẫu số 06-TSCĐ)

Ngoài ra, khi tiến hành kiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV cũng cần thu thậpcác chứng từ khác có liên quan như:

- Các quyết định đầu tư, xây dựng, mua sắm, thanh lý, nhượng bán TSCĐ của cấp

có thẩm quyền;

- Sổ và thẻ TSCĐ;

- Sổ theo dõi TSCĐ;

- Các hồ sơ dự toán, quyết toán và phê duyệt quyết toán đầu tư xây dựng tài sản;

- Hồ sơ đấu thầu, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh

1.4.3 Nội dung, quy trình kiểm toán

Trong giai đoạn này, KTV cần phải thu thập được chứng từ pháp lý và sổsách như: Biên bản góp vốn, bàn giao vốn, các chứng từ liên quan đến việc góp vốnbằng Tài sản cố định Bên cạnh đó, KTV cũng sẽ tìm hiểu các thông tin:

- Hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của khách hàng: việc tìm hiểunhững thông tin này sẽ giúp Kiểm toán viên xác định được liệu khách hàng cónhiều Tài sản cố định hay không và Tài sản cố định có ảnh hưởng trọng yếu tớiBáo cáo tài chính của khách hàng hay không

- Môi trường kinh doanh và các yếu tố ngoài sản xuất kinh doanh có tác động đếnkhách hàng như kinh tế - xã hội, pháp luật

- Những mục tiêu của khách hàng và chiến lược mà ban lãnh đạo doanh nghiệpđặt ra để đạt tới mục tiêu này Các mục tiêu chiến lược đó sẽ cho biết trongtương lai doanh nghiệp có đầu tư mua sắm hay thanh lý, nhượng bán TSCĐ haykhông

Giai đoạn này sẽ được tiến hành theo các bước như sau:

Trang 30

 Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ:

Để tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ, KTV có thể sửdụng các phương pháp như:

- Lựa chọn bản tường thuật, lưu đồ hoặc bảng câu hỏi (thường là bảng câu hỏi)

Ví dụ về một bảng hỏi cụ thể như sau:

Trang 31

Bảng 1.1: Bảng hỏi khảo sát hệ thống KSNB

Doanh nghiệp có thiết lập kế hoạch và dự toán

ngân sách cho việc mua sắm TSCĐ hay

không?

Doanh nghiệp có đối chiếu thường xuyên giữa

sổ chi tiết và sổ tổng hợp hay không?

Doanh nghiệp có kiểm kê định kỳ và đối chiếu

với sổ kế toán hay không?

Các chênh lệch giữa giá dự toán và giá thực tế

có được xét duyệt thường xuyên và phê chuẩn

hay không?

Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ có lập Hội

đồng thanh lý, nhượng bán bao gồm các thành

viên theo quy định hay không?

Có chính sách phân biệt giữa chi phí phát sinh

sau ghi nhận ban đầu ghi tăng nguyên giá

TSCĐ và xác định thời gian sử dụng hữu ích

hoặc tính vào chi phí SXKD trong kỳ hay

không?

1 Doanh nghiệp có xây dựng hệ thống bảo quản

TSCĐ hay không?

Doanh nghiệp có quy định rõ thẩm quyền của

từng cấp quản lý đối với việc phê chuẩn các

nghiệp vụ kinh tế liên quan tới TSCĐ không?

2 Ban lãnh đạo (bộ phận có liên quan) có xem

xét việc thực hiện đầy đủ các thủ tục xin phê

duyệt mua TSCĐ không?

………

- Thông qua quan sát, phỏng vấn, xem xét văn bản quy định quản lý và sử dụngTSCĐ của đơn vị

Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát (CR) đối với từng cơ sở dẫn liệu để làm cơ sởgiúp KTV giới hạn phạm vi của các thử nghiệm cơ bản

- Nếu đánh giá là thủ tục kiểm soát được thiết kế hữu hiệu và có khả năng thựchiện hiệu quả thì CR được đánh giá sơ bộ là thấp Khi đó KTV sẽ thực hiện cácthử nghiệm kiểm soát để hạn chế phạm vi của thử nghiệm cơ bản

Trang 32

- Nếu CR được đánh giá là tối đa do không có các thủ tục kiểm soát tốt được thiết

kế đối với khoản mục thì KTV sẽ không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà

mở rộng thực hiện thử nghiệm cơ bản

- Đối với TSCĐ mua trong kỳ:

- Đối với TSCĐ tăng qua xây dựng cơ bản: cần xem xét kiểm soát nội bộ của đơn

vị đã thực hiện đối với quá trình tập hợp chứng từ, tính giá thành công trình

- Đối với các nghiệp vụ giảm TSCĐ:

lãnh đạo cao nhất về việc nhượng bán, thanh lý, góp vốn liên doanh bằngTSCĐ;

được phê chuẩn và phải phù hợp với chế độ tài chính hiện hành;

Đánh giá lại rủi ro kiểm soát lần cuối cùng sau khi đã kiểm tra được Hệ thốngkiểm soát nội bộ đối với TSCĐ được thiết kế như thế nào và vận hành thực tế rasao Qua đó nhận diện được điểm yếu và điểm mạnh của Hệ thống kiểm soát nội bộ

để thiết kế các thử nghiệm cơ bản với phạm vi thích hợp

kỳ trước;

kế/tổng nguyên giá, tổng chi phí sửa chữa lớn/tổng nguyên giá,… năm nay sovới năm trước

Mục đích của thủ tục này nhằm đáp ứng các mục tiêu kiểm toán đã đề ra Cụ

Trang 33

thể như sau:

Lập bảng tổng hợp TSCĐ

Căn cứ vào bảng theo dõi danh mục TSCĐ mà đơn vị cung cấp, KTV tiến hành:

trị hao mòn lũy kế, giá trị còn lại; số phát sinh tăng, giảm trong kỳ và số dư cuốikỳ) Trong đó phải chi tiết được số dư cuối kỳ bao gồm những TSCĐ nào đã hếtkhấu hao nhưng vẫn sử dụng; TSCĐ cầm cố, thế chấp; TSCĐ không sử dụng,…

 Đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp TSCĐ với số liệu trên sổ cái, sổ chi tiết vàbảng cân đối kế toán

Kiểm tra các nghiệp vụ tăng TSCĐ

Đây là một trong những thử nghiệm cơ bản quan trọng nhất về TSCĐ Cáccông việc cần thực hiện khi kiểm toán những nghiệp vụ này như sau:

phức tạp, liên quan đến nhiều loại chi phí như chi phí nguyên vật liệu, chi phínhân công Do vậy cần kiểm tra kỹ hồ sơ quyết toán công trình (Dự toán, quyếtđịnh đầu tư, hợp đồng kinh tế, bảng tổng hợp các loại kinh phí, hóa đơn, biênbản nghiệm thu công trình hay hạng mục,…)

Trang 34

 TSCĐ tăng do mua sắm: Cần xem xét việc tính giá và ghi sổ TSCĐ; kiểm tracác chứng từ phê duyệt mua, hợp đồng mua TSCĐ, các hồ sơ chào hàng, hồ sơ

dự thầu; so sánh số tiền ghi trên hợp đồng của người bán, người vận chuyển, lắpđặt; các khoản thuế, phí với số liệu phản ánh nguyên giá TSCĐ ghi chép trên sổ

kế toán

Trang 35

 TSCĐ tăng do cải tạo, nâng cấp: Kiểm tra hồ sơ nâng cấp TSCĐ (xem xét xem

có đủ điều kiện ghi nhận là nâng cấp hay chỉ là sửa chữa thông thường vì nhiềutrường hợp, doanh nghiệp đã hạch toán nhầm khoản chi phí này thành chi phíkinh doanh trong kỳ); xem xét biên bản giám định tình trạng kỹ thuật TSCĐtrước và sau quá trình nâng cấp, sửa chữa; xem xét các quyết định nâng cấp, hóa

Trang 36

đơn, biên bản nghiệm thu,…

623, 627, 641, 642,…

Nếu tính vào Chi phí SXKD

Nếu ghi tăng nguyên giá TSCĐ

sửa chữa lớn hoàn thành Kết chuyển chi phí

Để kiểm tra các nghiệp vụ liên quan đến giảm TSCĐ, KTV phải xem xét cácquyết định của công ty về việc nhượng bán, thanh lý, góp vốn liên doanh bằngTSCĐ, đánh giá lại tài sản hoặc bị thiếu, mất có phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhậntheo quy định của chế độ tài chính hiện hành hay không Hai mục tiêu quan trọngnhất trong kiểm toán các nghiệp vụ giảm TSCĐ gồm:

- Các nghiệp vụ giảm TSCĐ đã xảy ra đều được ghi chép đầy đủ vào sổ kếtoán

- Các nghiệp vụ giảm TSCĐ đều được phê duyệt đầy đủ

Để đạt được hai mục tiêu trên, KTV có thể tiến hành như sau:

bán TSCĐ:

Trang 37

 Thực hiện phỏng vấn các cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ về cách định giábán, giá thanh lý TSCĐ hoặc thỏa thuận giá trị vốn góp của tài sản giữa các bêntham gia liên doanh;

đang sử dụng hay không;

các nghiệp vụ tăng và giảm TSCĐ, kết hợp với việc kiểm tra các quyết định phêduyệt, biên bản thanh lý vì các nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán TSCĐ có liênquan trực tiếp đến giá trị hao mòn TSCĐ

Trang 38

 So sánh mức khấu hao lũy kế và chi phí liên quan đến việc giảm TSCĐ trongcác sổ kế toán chi tiết.

Với số dư đầu kỳ:

- Nếu khoản mục TSCĐ đã được kiểm toán năm trước thì không cần phải kiểmtra lại;

- Nếu khoản mục TSCĐ chưa được kiểm toán năm trước: Chia số dư đầu kỳthành các bộ phận nhỏ chi tiết ứng với từng loại TSCĐ và đối chiếu sổ chi tiếtvới sổ tổng hợp để xem xét tính chính xác của các số dư

Với số dư cuối kỳ:

- Dựa trên cơ sở kết quả kiểm toán của số dư đầu kỳ và các nghiệp vụ tăng, giảmTSCĐ trong kỳ để xác định số dư cuối kỳ;

- Đồng thời với việc tính toán lại số dư cuối kỳ, cần kiểm tra, đánh giá kết quảkiểm kê TSCĐ của doanh nghiệp Trong quá trình kiểm kê, cần chọn mẫu mộtvài TSCĐ ở các sổ chi tiết để đối chiếu với TSCĐ trên thực tế

Trang 39

Kiểm tra tình trạng thế chấp của TSCĐ: Điều này tuy không ảnh hưởng trực

tiếp đến số dư tài khoản TSCĐ nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong việc xem xét,đánh giá tình hình tài chính và khả năng hoạt động của doanh nghiệp Để xem xéttình trạng thế chấp TSCĐ, KTV cần kiểm tra, xem xét các khế ước, hợp đồng tíndụng và gửi yêu cầu xác nhận đến Ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng khác

hao TSCĐ là xem xét việc đánh giá, phân bổ khấu hao của đơn vị đã hợp lý vàtheo đúng quy định hay chưa Để đáp ứng được mục tiêu này, KTV cần:

- Xem xét chính sách khấu hao của đơn vị;

- Xem xét phương pháp khấu hao có nhất quán với kỳ trước và nếu có thay đổi thì

sự thay đổi này có phù hợp không và các công bố cần thiết có được thực hiệnhay không;

- Kiểm tra mức khấu hao về sự đúng đắn của các dữ liệu dùng để tính toán vàcông thức tính toán;

- Kiểm tra việc tính toán và hạch toán chi phí khấu hao (lưu ý những TSCĐ mớiđưa vào sử dụng có xác định đúng thời gian bắt đầu tính khấu hao hay không);

- Xem xét việc phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho các bộ phận trong doanhnghiệp

- Cần tập trung kiểm tra số khấu hao lũy kế bằng cách phân tích số dư tàikhoản 214 thành các bộ phận chi tiết của từng loại tài sản So sánh với sốliệu số tổng hợp, xem xét tính toán chính xác số dư cuối kỳ;

- Các số phát sinh Nợ TK 214 “Hao mòn tài sản cố định” gắn với kiểm tracác nghiệp vụ giảm TSCĐ Số phát sinh Có tài khoản này gắn với việc kiểmtra chi phí khấu hao

- Kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của việc tập hợp chi phí sửa chữa lớn có chú

ý đến việc phát sinh chi phí sửa chữa lớn “khống”;

- Đối với nguồn chi cho sửa chữa lớn, cần xem xét hai trường hợp: Sửa chữa lớntheo kế hoạch và sửa chữa lớn ngoài kế hoạch:

Trang 40

Sửa chữa lớn theo kế hoạch: KTV cần xem xét mức trích trước chi phí sửa chữa

lớn vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp đối chiếu mức phêduyệt hoặc đăng ký;

Sửa chữa lớn ngoài kế hoạch: KTV cần xem xét tính hợp lý của mức phân bổ và

ảnh hưởng của nó đến kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ

- Xem xét việc quyết toán chi phí sửa chữa lớn theo chế độ quy định

Trong giai đoạn này, KTV tiến hành tổng hợp lại các bằng chứng đã thuthập được để làm căn cứ đưa ra kết luận cho báo cáo tài chính Đồng thời,những bút toán điều chỉnh và phân loại lại cũng được KTV tập hợp để thảoluận lần cuối với khách hàng nhằm đi đến thống nhất cho báo cáo kiểm toán

Các nội dung chủ yếu thường được thể hiện trong bản tổng hợp kết quảkiểm toán gồm:

- Các sai phạm đã phát hiện khi kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ, số dư tàikhoản và các đánh giá về mức độ của sai phạm;

- Nguyên nhân của sai lệch và các bút toán điều chỉnh (nếu có);

- Kết luận về mục tiêu kiểm toán (đạt yêu cầu đặt ra hay chưa);

- Ý kiến của KTV về sai phạm và hạn chế của KSNB đối với khoản mụcTSCĐ;

- Vấn đề cần lưu ý trong đợt kiểm toán tiếp theo (nếu có)

Ngày đăng: 21/04/2017, 22:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w