1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

ỨNG DỤNG MARKETING TRÊN MẠNG xã hội TRONG CÔNG tác TUYỂN SINH tại học VIỆN CEO VIỆT NAM

83 992 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 5,5 MB

Nội dung

Đề tài đã sử dụng Marketing trên mạng xãhội trong công tác tuyển sinh tại Học viện CEO Việt Nam có ý nghĩa và tính ứng dụngthực tế trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các đơ

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ỨNG DỤNG MARKETING TRÊN MẠNG XÃ HỘI

TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH TẠI

HỌC VIỆN CEO VIỆT NAM

Họ & tên sinh viên: NGUYỄN THỊ NGỌC ANH

Trang 2

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ỨNG DỤNG MARKETING TRÊN MẠNG XÃ HỘI

TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH TẠI

HỌC VIỆN CEO VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn : Ths Nguyễn Thị Thùy Anh Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Anh

Mã sinh viên : 15A4040005 Lớp : HTTTA Khóa : K15

Hệ : Chính Quy

Hà Nội, tháng / 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trường Học Viện Ngân Hàng nóichung cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Hệ thống thông tin quản lý-TrườngHọc Viện Ngân Hàng nói riêng đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho emtrong 4 năm học vừa qua Nhờ đó, em có thể hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp cũngnhư chuẩn bị cho mình hành trang vững chắc cho sự nghiệp sau này

Đặc biệt, em xin cảm ơn cô Ths.Nguyễn Thị Thùy Anh giảng viên khoa Hệthống thông tin quản lý đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình làmbài thảo luận chuyên ngành này, cô đã chỉ dẫn cho chúng em rất nhiều kiến thức cũngnhư đưa những ý kiến quý báu trong việc thực hiện báo cáo khóa luận tốt nghiệp này.Cuối cùng, em xin bày tỏ sự biết ơn đến anh Bùi Hồng Hải cùng các nhân viêncông ty cổ phần Học Viện CEO Việt nam đã giúp đỡ, chỉ bảo em rất nhiệt tình trongthời gian em thực tập ở công ty, giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LỜI CAM KẾT

Em xin cam đoan kết quả đạt được trong báo cáo là sản phẩm nghiên cứu, tìmhiểu của riêng em Trong toàn bộ nội dung của báo cáo, những điều được trình bàyhoặc là của cá nhân em hoặc là được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu Tất cả các tàiliệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp

Em xin hoàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định cholời cam đoan của mình

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Ngọc Anh

Trang 5

NHẬN XÉT (Của cơ quan thực tập)

Về các mặt: Ý thức chấp hành nội quy, thái độ làm việc của sinh viên tại nơi thực tập; Tiến độ, kết quả thực hiện công việc được giao; Tính thực tiễn và ứng dụng của đề tài…

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Người nhận xét

(Ký tên, đóng dấu)

Trang 6

NHẬN XÉT (Của giáo viên hướng dẫn)

Tính cấp thiết của đề tài: Việc quảng cáo trực tuyến qua mạng xã hội và nhữnglợi ích mà nó mang lại đã và đang được các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ngày càngquan tâm Đặc biệt trong lĩnh vực thông tin – tuyển sinh của các tổ chức giáo dục sửdụng mạng xã hội như là một công cụ đắc lực để quảng bá hình ảnh, chia sẻ thông tinnhằm thu hút được các đối tượng học viên Đề tài đã sử dụng Marketing trên mạng xãhội trong công tác tuyển sinh tại Học viện CEO Việt Nam có ý nghĩa và tính ứng dụngthực tế trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các đơn vị, tổ chức giáo dục.Kết quả đạt được: Đề tài đã tìm hiểu được bài toán, vận dụng lý thuyết vào bàitoán thực tế cụ thể đó là ứng dụng Marketing trên mạng xã hội trong công tác tuyểnsinh tại Học viện CEO Việt Nam Đề tài đã hướng dẫn quy trình chạy quảng cáo trênmạng xã hội Facebook, trình bày hiệu quả đạt được, từ đó đưa ra các đề xuất, khuyếnnghị để ứng dụng Facebook Marketing trong công tác tuyển sinh tại Học viện CEOViệt Nam đạt hiệu quả cao hơn

Đánh giá chung: Bố cục và hình thức trình bày đề tài hợp lý, sinh viên đã tíchcực học hỏi, tìm hiểu các vấn đề, phương pháp, vận dụng tốt lý thuyết để xử lý bàitoán tại đơn vị thực tập, chấp hành đúng tiến độ thực hiện, khắc phục nhiều khó khăn

để hoàn thành khóa luận Tuy nhiên đề tài cần có hướng mở rộng nghiên cứu, tăngcường phân tích kết quả và khuyến cáo người sử dụng

Kết luận : Căn cứ vào tiêu chuẩn, yêu cầu của khóa luận và kết quả ứng dụng,tôi đồng ý để sinh viên được bảo vệ khóa luận trước Hội đồng

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Giáo viên hướng dẫn

(Ký tên)

Trang 7

MỤC LỤ

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM KẾT ii

NHẬN XÉT iii

NHẬN XÉT iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ viii

MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.Phương pháp nghiên cứu 2

4.Những đóng góp của đề tài 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

1.1 Tổng quan về Mạng xã hội và marketing trên Mạng xã hội 3

1.1.1.Khái niệm về mạng xã hội 3

1.1.2.Sự hình thành và phát triển mạng xã hội trên thế giới và tại Việt Nam 4

1.1.3.Marketing trên mạng xã hội 6

1.2 Tìm hiểu về Marketing Online 8

1.2.1.Khái niệm Marketing Online 9

1.2.2.Đặc điểm cơ bản của marketing Online 9

1.2.3.Bản chất của marketing Online 9

1.2.4.Các hoạt động của Marketing Online 10

1.2.5.Các công cụ Marketing Online 13

CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP MARKETING TRÊN MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH TẠI HỌC VIỆN CEO VIỆT NAM 17

2.1 Giới thiệu đơn vị thực tập 17

2.1.1 Sự hình thành và phát triển 17

2.1.2 Các hoạt động của học viện CEO Việt Nam 20

Trang 8

2.1.3 Sự cần thiết đẩy mạnh Marketing trên mạng xã hội (Marketing Online)trong công tác tuyển sinh tại học viện CEO Việt Nam 21

2.2 Lý do lựa chọn Facebook là kênh Marketing online chính trên mạng xã hội trong công tác tuyển sinh tại học viện CEO Việt Nam 24

2.2.1.Tầm ảnh hưởng của Mạng xã hội Facebook 242.2.2 Những đánh giá chủ quan về 4 lợi ích của Mạng xã hội-Facebook trongcông tác tuyển sinh tại Học viện CEO Việt Nam 27

2.3 Các tính năng cơ bản của mạng xã hội Facebook đáp ứng yêu cầu Marketing của Học viện CEO trong công tác tuyển sinh 32

2.3.1.Thông tin cá nhân (Profile) - Tạo dựng thương hiệu cho Học viện CEO ViệtNam 322.3.2.Tường (Wall) – Công cụ đặc lực hỗ trợ điều tra nhu cầu của người dùng tinthông qua đó tạo ra các khóa học phù hợp và cung cấp thông tin ngắn gọn tớingười dùng tin 342.3.3.Đăng tải hình ảnh và video (Upload pictures and videos) - Quảng bá hìnhảnh và giới thiệu khóa học, dịch vụ thông tin của Học viện CEO Việt Nam 352.3.4.Viết ghi chú (Notes) - Phổ biến thông tin, quảng bá hình ảnh và nhận phảnhồi từ phía người dùng tin 362.3.5.Tạo lập sự kiện (Events) – Giúp người dùng tin kịp thời nắm bắt những sựkiện sẽ được diễn ra tại Học viện và đăng ký tham gia 382.3.6 Tạo ứng dụng (Applications) – Nghiên cứu và hỗ trợ nhu cần của ngườidùng tin 392.3.7.Tạo lập trang (Fanpage) – Cho phép mở rộng phạm vi kết bạn và thiết lậpmối quan hệ mật thiết hơn với người sử dụng 39

2.4 Quy trình Facebook Marketing trong công tác tuyển sinh tại học viện CEO Việt Nam 40

2.4.1.Quy trình tuyển sinh tại Học viện khi chưa ứng dụng Facebook Marketing 402.4.2.Quy trình tuyển sinh tại Học viện khi ứng dụng Facebook Marketing 41

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG FACEBOOK MARKETING TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH TẠI HỌC VIỆN CEO VIỆT NAM 45 3.1 Chạy quảng cáo Facebook 45

Trang 9

3.2 Hiệu quả đạt được 54

3.3 Những đề xuất để ứng dụng Facebook Marketing trong công tác tuyển sinh tại Học viện CEO Việt Nam đạt hiệu quả 62

3.3.1 Đề xuất về ứng dụng phần mềm và nền tảng lập trình 62

3.3.2.Đề xuất về cách post bài trên Fanpage 65

3.3.3.Đề xuất về khoanh vùng đối tượng 67

KẾT LUẬN 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

chúng)

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG, HÌNH VẼ

Bảng 1 So sánh hình thức phát triển fanpage Học viện CEO Việt Nam 44

Bảng 2 Bảng tra cứu một số mã zip 48

Hình 1 Công cụ marketing online 10

Hình 2 Dịch vụ quảng cáo marketing online 15

Hình 3 Sơ đồ các hoạt động của học viện CEO Việt Nam 21

Hình 4 Biểu đồ thống kê số lượng tài khoản Facebook kích hoạt theo quý từ 2008-2014 27

Hình 5 Trang Facebook của học viện CEO Việt Nam 29

Hình 6 Hình ảnh Học viện CEO Việt Nam 31

Hình 7 Mục nhắn tin chat trực tuyến tương tác trên trang Facebook Hoc viện CEO Việt Nam 32

Hình 8 Các đường dẫn liên kết 33

Hình 9 Thông tin trang Học viện CEO Việt Nam 35

Hình 10 Tường trang Faceboob: Học viện CEO Việt Nam 36

Hình 11 Video được đăng tải trên trang facebook Học viện CEO Việt Nam 38

Hình 12 Ghi chú ở trang facebook Học viện CEO Việt Nam 39

Hình 13 Các sự kiện được tạo lập trên trang Facebook Học viện CEO Việt Nam 40

Hình 14 Quy trình tuyển sinh khi chưa ứng dụng marketing trên mạng xã hội Facebook trong công tác tuyển sinh tại Học viện CEO Việt Nam 43

Hình 15 Quy trình tuyển sinh chi tiết tại Học viện CEO Việt Nam khi đã ứng dụng Facebook Marketing 43

Hình 16 Thống kê lượng người theo dõi page HỌC VIỆN CEO VIỆT NAM 57

Hình 17 Biểu đồ thể hiện mức độ tăng Fans theo thời gian của page HỌC VIỆN CEO VIỆT NAM 57

Trang 12

Hình 18 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ giới tính, độ tuổi fans của page HỌC VIỆN CEO VIỆT

NAM 58

Hình 19 Biểu đồ thể hiện số lượng Fans tang them mỗi ngày của page HỌC VIỆN CEO VIỆT NAM 59

Hình 20 Biểu đồ thể hiện chất lượng, sự tương tác bài viết trên page HỌC VIỆN CEO VIỆT NAM 60

Hình 21 Đánh giá của Fans về khóa học, tương tác trên page HỌC VIỆN CEO VIỆT NAM 61

Hình 22 Thống kê số lượng học viên tuyển sinh được theo năm sinh 62

Hình 23 thống kê ngành nghề của học viên 62

Hình 24 biểu đồ thể hiện tỉ lệ ngành nghề của học viên theo % 63

Hình 26 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nam-nữ của học viên 63

Hình 27 Phần mềm Facebook Ads Manager 64

Hình 28 Phần mềm facebook Pages Manager 65

Hình 29 Nền tảng lập trình máy chủ tìm kiếm CiteMe 67

Hình 30 Nhắm mục tiêu cho bài đăng trên trang Facebook 69

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Với sự phát triển không ngừng nghỉ của thế giới Internet dẫn đến việc thay đổidần thói quen của người tiêu dùng , việc sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin, sảnphẩm, dịch vụ để đặt mua trực tuyến đã phổ biến hơn rất nhiều trong thời điểm hiệnnay Cùng với đó là sự bùng nổ của mạng xã hội

Chúng ta đã biết mạng xá hội hiện nay là một hệ thống dịch vụ web hỗ trợ ngườidùng kết nối, tìm kiếm bạn bè, duy trì các mối quan hệ xã hội và sử dụng các ứng dụngphù hợp Sự bùng nổ của mạng xã hội trong giai đoạn hiện nay thể hiện tầm quantrọng và sự phù hợp của nó đối với những người sử dụng Internet, trong đó chiếm mộtphần không nhỏ là các học sinh sinh viên, giáo viên, những người đang thất nghiệp Hiện nay trên thế giới có hàng trăm trang mạng xã hội khác nhau với sự tham giacủa hàng trăm triệu thành viên trên khắp thế giới, mà chúng ta có thể điểm ngay tênnhững trang nổi tiếng và thành công nhất như: Facebook, Myspace, Worldpress,Flickr, Hi5, tagged, bebo, Y!360… Bằng những tính năng vượt trội của mình, cáctrang mạng xã hội này đã thu hút đông đảo người đăng kí và sử dụng Trong đó,Facebook và Myspace là hai trang mạng thành công nhất hiện nay với con số thànhviên được thống kê lên tới hàng trăm triệu

Chính bởi sự thành công về cả số lượng lẫn chất lượng của hệ thống nhữngMạng xã hội ảo này, các nhà đầu tư đã tìm ra một trong những chiến lược marketingtốt nhất để quảng bá cho sản phẩm của mình Tại Việt Nam, việc quảng cáo trực tuyếnqua Mạng xã hội cũng không còn xa lạ so với phần lớn những doanh nghiệp và nhữnglợi ích mà nó mang lại cũng đáng để tất cả các nhà kinh doanh phải quan tâm Nhờ khảnăng tương tác và định hướng cao, những chiến lược marketing này đang dần chiếmđược một thị phần đáng kể trên thị trường và đang lấn sân các loại hình quảng cáotruyền thống Tất nhiên, lĩnh vực Thông tin – Tuyển sinh cũng không thể đứng ngoàicuộc Bằng những bước tìm kiếm đơn giản trên mạng, ta có thể biết được một số lượngrất lớn các học viện và cán bộ giáo viện trong và ngoài nước đang sử dụng Mạng xãhội như một công cụ đắc lực để quảng bá hình ảnh Học viện, giới thiệu sản phẩm –Khóa học của học viện và chia sẻ cộng đồng những thông tin, kỹ năng cần thiết Nắm

Trang 14

bắt điều đó với xu thế tất yếu của thời đại, tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “ỨNGDỤNG MARKETING TRÊN MẠNG XÃ HỘI TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINHTẠI HỌC VIỆN CEO VIỆT NAM” nhằm giải quyết phần nào chiến lược phát triển vàquảng bá ngành Thông tin – Tuyển sinh của Học viện CEO Việt Nam nói riêng và cáctrường Đại học Việt Nam nói chung trong tương lai.

2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Về đối tượng nghiên cứu, đề tài mang đến những cái nhìn tổng quan về chiếnlược marketing thông qua trang mạng Facebook của Học viện CEO Việt Nam

 Về phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung làm sáng tỏ những lợi ích của trangMạng xã hội Facebook trong chiến lược marketing tuyển sinh của Học viện CEO ViệtNam từ khi học viện gia nhập cộng đồng Facebook tháng 8/2015 cho đến nay Hướngdẫn chạy quảng cáo marketing Facebook một cách hiệu quả, đưa ra một số đề xuất cầnthiết

3.Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết đề tài, tôi sử dụng những phương pháp sau:

• Phương pháp phân tích tài liệu: đề tài đi sâu nghiên cứu một đối tượng cụ thểnên đây là phương pháp chủ yếu trong suốt quá trình thực hiện đề tài

• Phương pháp so sánh: đề tài khẳng định vai trò của trang mạng xã hội trongchiến lược marketing nên nhất thiết phải có sự so sánh, đối chiếu nhằm tìm ra sự khácbiệt và vượt trội đối với những giải pháp marketing khác

Trang 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Tổng quan về Mạng xã hội và marketing trên Mạng xã hội

1.1.1 Khái niệm về mạng xã hội

Mạng xã hội, hay mạng xã hội ảo (MHX) (tiếng anh là Social Networking site)

là một dịch vụ website nơi con người có thể khám phá toàn cầu (không phụ thuộc vào

sự khác biệt giữa không gian và thời gian) và phát triển mạng lưới quan hệ với các cánhân và tổ chức khác nhau nhằm các mục đích cụ thể khác nhau Nó tạo nên các liênkết, kết nối các thực thể (cá nhân/ tổ chức, cộng đồng, các diễn đàn, nhóm v,v ) dướidạng một cây bao gồm nhiều nhánh và nút Mỗi nhánh có thế là một nhóm, một cánhân, một cộng đồng khách nhau Từ đó,mạng xã hội phản ánh mối quan hệ giữa cácnút (người dùng) và sự tương tác giữa các nhánh quan hệ( các nhóm, tổ chức, cộngđồng, v,v )

Mạng xã hội cho phép các thành viên tham gia tạo ra một không gian riêng trongmột hệ thống, có khả năng kết nối, chia sẻ nhiều người dùng khác, theo dõi được sựkết nối của các người dùng khác với toàn hệ thống Tính chất và tên gọi của nhữngkiểu kết nối này có thể khác nhau đối với hệ thống mạng xã hội khác nhau

Đặc điểm làm cho MXH trở nên độc đáo là khả năng cho phép người dùng tạo ra

và quan sát được mạng lưới quan hệ xã hội của mình Ở rất nhiều trang mạng xã hộilơn, thậm chí người tham gia không cần thiết phải tìm kiếm những thành viên khác,thay vào đó họ có thể kết nối với những người dùng thông qua mạng xã hội mở rộngcủa mình (Qua chính những kết nối mà họ đang có) Từ đó có thể thấy, kết nối cácmối quan hệ xã hội là một tính năng quan trọng của những trang web mạng xã hội.Sau khi tham gia vào mạng xã hội, người dùng sẽ xác định mối quan hệ của mìnhđối với những người dùng khác Tên gọi của các mối quan hệ này khác nhau tùy thuộcvào mỗi mạng xã hội, một vài khái niệm phổ biến là “Bạn bè (Friends)”, “ Liên lạc(Contacts)”, hoặc “Người hâm mộ (Fans)” Hầu hết các mạng xã hội yêu cầu xác nhậncho các mối quan hệ này, tuy nhiên một vài mạng xã hội khác không bắt buộc Kháiniệm “Bạn bè” cũng có khi được gọi là “Người hâm mộ” hoặc “Người theo dõi” Kháiniệm “ Bạn bẻ” có thể dễ dàng bị hiểu nhầm, nó có thể không mang cùng ý nghĩa với

Trang 16

“Bạn bè” ở ngoài thực tế mà đơn thuần chỉ là một sự kết nối trong cùng hệ thống mạng

xã hội

Hầu hết các mạng xã hội có tính năng cho phép người viết để lại tin nhắn lên cáctrang của bạn bè họ Tính năng này thường được gọi là “Bình luận”, các mạng xã hộikhác nhau cũng được gọi bởi tên gọi khác nhau Bên cạnh đó, các mạng xã hội thường

có thêm tính năng gửi tin nhắn riêng tương tự như một dạng webmail Tuy nhiên mộtvài trang mạng xã hội cũng có thể không cung cấp tính năng này

Mạng xã hội ở đây thực chất là mạng xã hội ảo có mục tiêu nhằm kết nối cộng đồng, các thành viên cùng sở thích với nhau Những thông tin của họ được chia sẻ trên Internet

Việc thành lập những cộng đồng trong thế giới Online mới và sự hoán đổi ngôi

vị của những mạng dẫn đầu đang diễn ra từng ngày với tốc độ chóng mặt Song song

đó là xu hướng hình thành những cộng đồng trực tuyến gắn với những nhóm nghề nghiệp và lợi ích đặc thù Giá trị cốt lõi của một mạng xã hội bất kỳ phụ thuộc vào sự tham gia của các thành viên trong mạng.

Mạng xã hội cho phép các doanh nghiệp chủ động tạo dựng và phát triển profile, quảng cáo sản phẩm hay đưa ra những thông tin có ích, xa hơn là hòa nhập và trở thành một phần của cộng đồng Các Online marketer phải học cách kết nối với người tiêu dùng và tạo ra ảnh hưởng trên các mạng xã hội, nó sẽ mang đến cho các bạn những thành quả tuyệt vời.

1.1.2 Sự hình thành và phát triển mạng xã hội trên thế giới và tại Việt Nam

Trên Thế giới

Tiềm năng phát triển của mạng máy tính là rất lớn, từ đó các hình thức khác nhautrong việc kết nối xã hội dựa trên mạng máy tính đã sớm được đưa ra Những thànhquả đầu tiên trong việc tạo lập mạng xã hội thông qua máy tính- truyền thông đã đượctạo ra qua rất nhiều dịch vụ trực tuyến, bao gồm Usenet, ARPANET, LITSERV, haycác diễn đàn (bullentin board service) (BBS) Rất nhiều tính năng điển hình của mạng

xã hội đã được biểu hiện trong các dịch vụ trực tuyến như America Online, Prodigy,CompuServe, and The WELL Những mạng xã hội đầu tiên trên World Wide Web bắtđầu dưới dạng cộng đồng trực tuyến như Theglobe.com(1995)

Trang 17

https://en.wikipedia.org/wiki/Social_network_service_-cite_note-10 Geociti(1994) vàTripod.com(1995) Đa số các cộng đồng đó tập trung vào việc đưa con người kết nóivới nhau thông qua các khu vực tán gẫu (chat room), và khuyến khích người dừng chia

sẻ thông tin cá nhân và các quan điểm thoongg qua các trang web cá nhân bằng việccung cấp những ứng dụng thân thiện, để sử dụng, miễn phí hoặc tính phí ở mức độ vừaphải trên khoảng không gian mạng Một vàu mạng xã hội khác- như Classmates.com-đưa ra một hướng tiếp cận khác, chỉ cần đơn giản là người dùng sẽ kết nối với nhauthông qua thư điện tử (email)

Cuối thập niên 1990, trang cá nhân trở thành tính năng trung tâm của các trangmạng xã hội, cho phép người dùng tao ra danh sách “ Bạn bè” và tìm kiếm nhữngnguiowf dùng khác có cùng nhiều yếu tố tương đồng Các phương thức mạng xã hộimới được phát triển vào cuối những năm 1990, và rất nhiều hệ thống đã bắt đầu xâysựng những tính năng nâng cáo cho người dùng tìm kiếm và quản lý bạn bè Thế hệmạng xã hội mới phát triển mạnh với sự xuất hiện của SixDegrees.com vào năm 1997,tiếp tục phát triển bởi Makecoutclub vào vào năm 2000, Hub Culture và Friendster vàonăm 2002, và sớm trởi thành một phần không thể thieus của cộng đồng Internet Tiếpthu ý tưởng tử Friendster, MySpace and LinkedIn ra đời 1 năm sau đó, tiếp đó là Bebo.Trào lưu mạng xã hội gia tăng nhanh chóng và trở nên phổ biến vào năm 2005, MySpace đã có số lượng truy cập (views) nhiều hơn Google, Facebook, bắt đầu vận hành

từ năm 2004, trở thành mạng xã hội lớn nhất trên thế giới tính đến nay (2012)

Số lượng người sử dụng mạng xã hội tăng rất mạnh trong thời gian gấn đây và có

xu hướng tăng dần theo từng năm Một số mạng xã hội lơn snhuw Facebook, số lượngthành viên đã lên đến 900 triệu người Twiiter(Mỹ) và Webo (Trung Quốc) cũng đãđạt lượng thành viên trên 300 triệu người Do đó, các trang mạng xã hội đạt mức xếphạng rất cao trên Mạng Internet, trong đó nổi bật là Facebook xếp thứ 2 ( chỉ sau trangtìm kiếm Google)

Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, trào lưu mạng xã hội cũng được đẩy mạnh trong thời gian gầnđây Trong khoảng cuối thập niên 1990, đầu những năm 2000 là trào lưu của mạng xã

Trang 18

hội dưới dạng viết nhật ký cá nhân (Blog), chia sẻ hình ảnh, các diễn đàn (Yahoo!360,ttvnol.vn )

Những năm 2008-2009, mạng xã hội Yahoo360 đóng cửa kéo theo sự thoái tràocủa việc sử dụng các mạng xã hội cũ, các mạng xã hội với các tính năng thế hệ mới(Facebook, My Spaces, ) du nhập vào Việt Nam kéo theo một lượng người dùng rấtlớn và ngày càng tăng do tính tiện lợi và kết nối Đặc điểm Facebook đã đạt mốc 1triệu người sử dụng tại Việt Nam vào thời điểm cuối năm 2009

Không nằm ngoài xu thế chung của thế giới, các nhà phát triển Việt Nam cũngcho ra đời nhiều mạng xã hội, tiêu biểu trong số đó là các hệ thống như Zing Me,Go.vn, Tamtay.vn

Nhưng trên thực tế, thị trường quảng cáo trên mạng xã hội ở Việt Nam vẫn chưa

có đột phá nào nổi bật chỉ có khoảng 5% doanh nghiệp ở Việt Nam sử dụng mạng xã hội(2011) Đây là con số còn quá khiêm tốn so với thị trường chủ yếu là người tiêu dùng trẻ - đối tượng thường xuyên sử dụng mạng xã hội ở độ tuổi từ 18 – 45 tuổi tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, tầm nhìn dài hạn cho chiến lược sử dụng mạng xã hội để quảng bá của các doanh nghiệp cũng là điều đáng quan tâm Dù trong năm gần đây, ngoài các Thương hiệu: Coca-cola, Nokia, Converse Việt Nam … các doanh nghiệp trong nước

đã chủ động dành một phần ngân sách truyền thông tiếp thị cho các hoạt động trên mạng xã hội Tuy nhiên, việc đầu tư này cũng khá dè dặt, mới chỉ tập trung sử dụng mạng xã hội như một kênh truyền thông cho các chiến dịch tiếp thị mang tính thời điểm, ngắn hạn chứ chưa biết khai thác triệt để thế mạnh của kênh này.

1.1.3 Marketing trên mạng xã hội

Thuật ngữ marketing đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới và là một trong nhữngchính sách được quan tâm hàng đầu của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoàinước Marketing được xem như một lĩnh vực “nóng” đối với nhiều lĩnh vực, ngànhnghề Vậy marketing là gì? Có rất nhiều quan điểm, nhiều cách hiểu khác nhau vềthuật ngữ này Để có cái nhìn tổng quan về lĩnh vực này, tôi xin trích dẫn quan điểm

hiện đại của giáo sư Philip Kotler: “marketing là quá trình mà những cá nhân hoặc

Trang 19

tập thể đạt được những gì họ cần và muốn thông qua việc tạo lập, cống hiến, và trao đổi tự do giá trị của các sản phẩm và dịch vụ với nhau” Xét về lĩnh vực thông

tin – tuyển sinh, từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học Anh - Việt (ALA-1961) đã

đưa ra định nghĩa về marketing như sau: “Marketing - Tiếp thị: Một nhóm hoạt động

có mục đích dùng để cổ vũ cho sự trao đổi một cách xây dựng và đáp ứng giữa nhà cung cấp dịch vụ tuyển sinh và truyền thông với người đang sử dụng hay có thể là người sử dụng những dịch vụ này Những hoạt động này quan tâm đến sản phẩm, giá cả, phương pháp giao hàng và phương pháp quảng bá sản phẩm” Trong nền

kinh tế tri thức với sự bùng nổ của thông tin, người sử dụng đứng trước rất nhiều sựlựa chọn trong việc tìm kiếm nguồn tin Vậy đứng trước những thách thức này, việctìm ra những chiến lược Marketing đúng đắn là mối quan tâm hàng đầu của Học việnCEO Việt Nam Những chiến lược này sẽ là những quyết định hoạt động mang tínhchất dài hạn mà mỗi cơ quan, trung tâm Học viện cần thực hiện để đạt được mục tiêucủa mình

Marketing trên mạng xã hội có thể hiểu đơn giản là một phương thức truyền

thông đại chúng (xã hội) trên nền tảng các dịch vụ trực tuyến Nó là một hình thức củaMarketing Online

Ưu điểm khi Marketing trên Mạng xã hội.

Các mạng xã hội cho phép người dùng chủ động tạo dựng và phát triển profile,quảng cáo sản phẩm hay tiết lộ những thông tin có ích, và xa hơn là hòa nhập và trởthành một phần của cộng đồng Các marketer phải học cách kết nối với người tiêudùng và tạo ra ảnh hưởng trên các mạng xã hội, nó sẽ mang đến cho các bạn nhữngthành quả tuyệt vời

Mạng xã hội ảnh hưởng đến khả năng thành công của chiến dịch tiếp thị trựctuyến trên hai khía cạnh: Giúp lan truyền thông tin tích cực, mới lạ về sản phẩm, cũngnhư những phản hồi từ người tiêu dùng tiềm năng; khả năng của mạng xã hội là giúpkết nối cá nhân, giúp người này “gặp” người khác, từ đó làm tăng khả năng nhữngthành viên mới tham gia vào cộng đồng

Để việc tham gia vào mạng xã hội mang lại hiệu quả tích cực cho chiến dịchmarketing, cần có sự bố trí lực lượng hợp lý, trong đó marketer cần quan tâm tới ba

Trang 20

Connector - người kết nối, đóng vai trò là người “kết dính xã hội”, có tầm ảnhhưởng lớn, là người sẽ giới thiệu người tiêu dùng với những nhóm mà “họ nên biết”.Maven - người môi giới thông tin, là người không ngừng nói với khách hàngtiềm năng về những cơ hội tốt, là người luôn đưa ra những lời khuyên về việc mua cái

gì và nên tới đâu để mua hàng

Salesmen - nhà truyền giáo, thúc đẩy khách hàng hành động, nói cách khác làthuyết phục họ mua hàng

Trong thời đại của web 2.0, thành công của một chiến dịch marketing không chỉphụ thuộc vào số lượng người tham gia vào cộng đồng do marketer tạo ra, mà còn liênquan vấn đề đo lường mức độ phản hồi, tiếp nhận của các thành viên trong cộng đồngmột cách nhanh nhất

Nhờ công nghệ mới, marketer có thể tổng hợp được ngay những dữ liệu quantrọng như: Thu nhập bình quân theo người sử dụng (ARPU), khả năng sinh lời của cáchàng cá nhân, hay hệ số ROI của quảng cáo… Những số liệu này có thể được cập nhậthàng ngày, thậm chí hàng giờ tới marketer

Nhược điểm khi Marketing trên Mạng xã hội.

Tính lan truyền theo cấp số nhân của cộng đồng ảo cũng sẽ là cách thức hủy hoạimột nhãn hàng nhanh nhất khi có thông tin không tốt về sản phẩm Chính điều này làmcho mạng xã hội trở thành một con dao 2 lưỡi, đòi hỏi các marketer phải rất thận trọngtrong khi triển khai chiến dịch marketing online. 

Mạng xã hội mới chỉ hợp với thành phố lớn Với 530 triệu thành viên đang tham giavào các cộng đồng ảo trên khắp thế giới và 70% các cuộc thảo luận có chủ đề liên quanthương hiệu và sản phẩm, những MySpace, Facebook, Youtube… đã và đang trở thànhnơi để những marketer triển khai ý tưởng sáng tạo Tuy nhiên, nếu làm marketing onlinetại Việt Nam, liệu các mạng xã hội ngoại có phải là phương án tối ưu?

1.2 Tìm hiểu về Marketing Online

Khi thương mại phát triển ngày càng mạnh như hiện nay, người dùng chuyểnhướng sang thực hiện các chiến lược Marketing trên mạng xã hội nhiều hơn làmarketing truyền thống Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa có cái nhìn chính xác vềMarketing trên mạng xã hội

Trang 21

1.2.1 Khái niệm Marketing Online

Marketing là những hoạt động của con người hướng vào việc đáp ứng những nhucầu và ước muốn của người tiêu dùng thông qua quá trình trao đối (Theo PhillipKotler)

Marketing gồm 5 hoạt động chính:

 Phát hiện vấn đề và hoàn thành mục tiêu nghiên cứu

 Lập kế hoạch nghiên cứu

 Thu thập thông tin

 Phân tích và xử lý thông tin

 Trình bày các kêt quả nghiên cứu

Như vậy, Marketing Online hiểu đơn giản là tiếp thị trực tuyến, còn được gọi làmarketing điện tử (e-marketing), internet marketing Marketing trên mạng xã hội làviệc thực hiện chiến lược quảng bá sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đến ngườitiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả thông qua mạng Internet

1.2.2 Đặc điểm cơ bản của marketing Online

Khách hàng có thể tương tác với quảng cáo, có thể click chuột vào quảng cáo đểmua hàng một cách nhanh chóng trên Mạng xã hội, khách hàng có thể xem thông tinchi tiết sản phẩm, so sánh ảnh, giá và chất lượng của sản phẩm với nhà cung cấp kháctrước khi mua hàng

Ưu điểm đối với nhà cung cấp khi tham gia bán hàng trực tuyến sử dụng phươngthức Marketing online là lựa chọn được khách hàng mục tiêu, ước tính được kinh phíquảng cáo, hướng mục đích cụ thể cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh.Rút ngắn được khoảng cách giữa khách hàng và doanh nghiệp bạn

1.2.3 Bản chất của marketing Online.

Bản chất của Marketing online là hành vi mua hàng của người dùng Nó đề caotính tiếp thị sản phẩm và dịch vụ bằng việc thông qua các mạng Internet để nhanhchóng kết nối toàn cầu

Để khách hàng mua sản phẩm của bạn nhiều hơn thì bạn có phải có những chiếnlược và công cụ Marketing hiệu quả để đánh bật đối thủ, phát triển thương hiệu của

Trang 22

bạn Công cụ chính trong Marketing Online: Website, SEO, Email Marketing và Mạng

xã hội

Hình 1 Công cụ marketing online

“Marketing online mang lại hiệu quả vô cùng lớn, chỉ cần một vài lần click

chuột thì dù đang ở đâu bạn cũng có thể biết thông tin của bất kỳ sản phẩm, dịch vụbạn muốn tìm.” Vì thế bản chất của Marketing Online thì việc kết hợp giữa công cụ vàchiến lược sao cho hiệu quả nhất để tăng lượng người mua hàng, thỏa mãn khách hàngtrực tuyến của bạn là điều cực kỳ cần thiết

1.2.4 Cac hoạt động của Marketing Online

Công việc của marketing online tương tự như marketing truyền thống bao

gồm рhân tíсh thị trường, đối thủ cạnhhân tíсh thị trường, đối thủ cạnhh thị trường, đối thủ cạnh trаnh,… để tìm cơ hộі kinh doanh, đặc biệt lành,… để tìm cơ hộі kinh doanh, đặc biệt làcác phân khúc thị trường chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh

Trong marketing online gồm có 4 nội dung chính mà các nhà marketer cần quantâm, còn được gọi là 4P : Product (Sản phẩm)– Price(Giá) – Place (kênh phân phối)–Promotion(xúc tiến thương mại hay truyền thông)

Trang 23

Marketing 4P là một trong những mô hình marketing căn bản và nổi tiếng nhất,

nó sẽ giúp người dùng xác định những lựa chọn trong marketing về sản phẩm, kênhphân phối, giá cả và tiếp thị nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của nhóm khách hàng mụctiêu giúp bạn tăng hiệu quả kinh doanh một cách nhanh chóng

Product : Sản phẩm

Sản phẩm như thế nào sẽ được tiêu thụ tốt trên thị trường: Theo quan điểm nhấtthời yếu tố đầu tiên là tốt và chất lượng Nhưng đối với hiện tại thì việc có một sảnphẩm tốt chưa chắc đã được tiêu thụ tốt vì đối thủ cạnh tranh cũng có thể có những sảnphẩm tốt như thế Do đó cần phải xác định các đặc tính của sản phẩm hoặc dịch vụđáp ứng nhu cầu của khách hàng của doanh nghiệp

 Khách hàng muốn điều gì từ sản phẩm/dịch vụ của chúng ta? Cần những gì đểthỏa mãn điều đó?

 Kích cỡ, màu sắc? Tên gọi của sản phẩm?

 Làm thế nào để khác biệt chúng với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh?

Place: Kênh phân phối

Đối với các chiến lược Maketing xưa thì kênh phân phối mở rộng trong lĩnh vực

mà người dùng quan tâm nhưng hiện nay với các kênh mạng Internet phát triển mạnh

mẽ thì dường như nó là một mã nguồn mở, công khai với tất cả người dùng

Nhưng bạn lưu ý dù công khai quảng bá sản phẩm đến đâu thì cũng nên đưa sảnphẩm đến đúng nơi, đúng lúc và đúng số lượng

Khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm/dịch vụ của bạn ở đâu?

 Hình thức bán hàng nào bạn lựa chọn: bán hàng trực tuyến hay trực tiếp tại cửahàng, siêu thị

 Làm thế nào để bạn thâm nhập được vào kênh phân phối phù hợp?

 Bạn có cần một đội ngũ bán hàng hay không?

 Đối thủ của bạn làm ai? Và bạn có thể học được gì từ những họ? hay tạo ra sựkhác biệt với họ như thế nào?

Trang 24

Price: Giá

Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhàcung cấp Mức giá nào mà khách hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm/dịch vụ của bạn Nóđược xác định bởi một số yếu tố trong đó có thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu,nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của khách hàng với sản phẩm của bạn

Trong các chiến dịch khuyến mãi hay giảm giá sản phẩm thì các doanh nghiệpnên có chiến lược định giá cụ thể để có lợi tốt nhất cho bạn, cũng như trong các chiếnlược cạnh tranh về giá dài hạn với đối thủ cạnh tranh

 Có thiết lập mức giá cho sản phẩm/dịch vụ trong khu vực này hay không?

 Khách hàng có ý kiến về giá cả hay không? có cần tăng hay giảm giá để hợpvới xu thế hay không?

 Chiết khấu như thế nào cho những khách hàng thương mại, hay cho từng phânkhúc khách hàng cụ thể?

 Bạn so sánh giá của mình với đối thủ cạnh tranh như thế nào?

Promotion: Tiếp thị truyền thông

Đây là phần quan trọng trong các chiến dịch Marketing, có được chiến lược hoànhảo, giá sản phẩm hợp lý nhưng truyền thông không tốt thì không ai biết đến thươnghiệu của bạn, khách hàng sẽ không biết đến sản phẩm/dịch vụ của bạn

Những hoạt động tiếp thị này bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng

và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thôngbáo, đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênhphát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình dành chokhách hàng thân thiết, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua thư trực tiếp, giới thiệusản phẩm tận nhà, gởi catalog cho khách hàng, quan hệ công chúng va đặc biệt hiệnnay các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng dịch vụ quảng cáo trả phí trên Google vàFacebook Các hình thức này giúp thương hiệu, uy tín cũng như sản phẩm/dịch vụ lan

xa hơn được nhiều người biết hơn

Trang 25

 Ở đâu và khi nào bạn có thể truyền thông điệp marketing của mình đến thịtrường mục tiêu?

 Bạn sẽ tiếp cận khách hàng của mình theo hình thức nào?

 Thời điểm nào là thích hợp nhất để quảng bá sản phẩm? Chiến dịch theo mùa,theo các ngày lễ như thế nào?

 Đối thủ cạnh tranh đã sử dụng các biện pháp quảng cáo như thế nào để tươngtác với khách hàng?

1.2.5 Các công cụ Marketing Online

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimozation – SEO)

Kết quả của việc thực hiện tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là tăng thứ hạngwebsite của doanh nghiệp lên cao nhất trên các bộ máy tìm kiếm như Google, MSN,Yahoo,… SEO có hai phương pháp kỹ thuật chính là SEO Off-page và SEO On-page.Ngoài ra, SEO còn phụ thuộc vào nội dung của website, lượng truy cập và lưu lượngtruyền tải website, tốc độ tải của website,…

Thông qua SEO, website công ty sẽ có được thứ hạng cao hơn, điều này giúpwebsite có nhiều lượt truy cập hơn Khi khách hàng tìm kiếm thấy website của doanhnghiệp thì khả năng doanh nghiệp bán được hàng sẽ tăng lên Khách hàng có thể clickvào website của doanh nghiệp, nếu sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấpthỏa mãn yêu cầu của khách hàng, họ sẽ chủ động liên lạc làm đối tác với doanhnghiệp Ngày càng nhiều website được thành lập, website của doanh nghiệp sẽ dễ dàng

bị lãng quên trước các đối thủ, vì vậy doanh nghiệp cần thực hiện quảng bá websitecủa họ trên các bộ máy tìm kiếm Website của doanh nghiệp sẽ không có hiệu quả caokhi kkông có thứ hạng cao trên các bộ máy tìm kiếm khi tìm với các từ khóa tươngứng với các sản phẩm, dịch vụ, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Email marketing

Email marketing là hình thức doanh nghiệp sử dụng email, sách điện tử haycatalogue điện tử để gửi đến cho khách hàng, thúc đẩy và đưa khách hàng đến quyếtđịnh thực hiện mua hàng của doanh nghiệp Nội dung là cung cấp thông tin về một bản

Trang 26

tóm tắt dịch vụ về những sản phẩm, tin tức mới nhất của công ty và gửi cho nhữngkhách hàng trung thành.

Sử dụng Email marketing sẽ tạo cơ hội lớn trong việc đưa ra những thông điệpđều đặn với giá cả thấp đến những người quan tâm tới sản phẩm của công ty Tháchthức lớn nhất phát sinh ở đây là làm thế nào để những e-mail đó được người nhận mở

ra và phản hồi lại

Để tạo được ấn tượng với những khách hàng tiềm năng, công ty cần phải cungcấp những thông tin giúp khách hàng họ thấy rằng họ có thể làm việc tốt hơn với sảnphẩm đó của công ty

Quan hệ công chúng (Public Relations – PR) điện tử

PR điện tử được coi là công cụ hỗ trợ đắc lực, thông minh cho các doanh nghiệptrong việc làm thương hiệu và gây ấn tượng tích cực với người sử dụng Internet, tăng

độ tín nhiệm của doanh nghiệp Hình ảnh doanh nghiệp được biết đến một cách tốt đẹphơn

Trên thực tế, doanh nghiệp làm PR không chỉ đơn giản là các bản thông cáo báochí, mượn lời khách hàng để quảng bá cho hình ảnh của mình mà còn là các sự kiệnđược thực hiện một cách sáng tạo, khách quan PR điện tử giúp doanh nghiệp có thểthực hiện những ý tưởng PR mà không bị giới hạn bởi thời gian, không gian Hình ảnh

và thông tin của doanh nghiệp được biết đến rộng rãi thông qua dư luận và lan truyềnnhanh chóng bởi sự linh hoạt của cộng đồng người sử dụng internet, cũng như tínhchất ưu việt của các công cụ internet

Các mạng xã hội như facebook, google+, zingme giờ đã quá quen thuộc với cưdân mạng và nó là kênh khá hiệu quả để doanh nghiệp thực hiện PR cho mình bởi ở đó

có sự lan truyền Lượng truy cập hàng ngày ở cá trang này ở mức khổng lồ Nếu nhưdoanh nghiệp xây dựng được hình ảnh tốt trong mắt các thành viên trong các mạng xahội này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ có thêm rất nhiều khách hàng tiềm năng

mà không hề mất một đồng chi phí nào Còn nếu xây dựng không tốt thì kết quả hoàntoàn ngược lại

Quảng cáo trực tuyến

Trang 27

Quảng cáo trực tuyến nhằm cung cấp thông tin, đẩy nhanh tiến độ giao dịch giữangười mua và người bán Điểm ưu việt của quảng cáo trực tuyến là giúp người tiêudùng có thể tương tác với quảng cáo Khách hàng có thể nhấn vào quảng cáo để lấythông tin hoặc mua sản phẩm cùng mẫu mã trên quảng cáo đó, thậm chí mua cả sảnphẩm từ các quảng các trên website Quảng cáo trực tuyến đã tạo cơ hội cho các nhàquảng cáo nhắm chính xác vào khách hàng của mình và giúp họ tiến hành quảng cáotheo đúng sở thích, thị yếu của người tiêu dùng Một hình thức quảng cáo phổ biến và

được coi là hữu ích với nhiều doanh nghiệp hiện nay là quảng cáo Google Adwords.

Quảng cáo Google Adwords chi phí thấp và doanh nghiệp có thể nhắm đúng vào đốitượng khách hàng

Hình 2 Dịch vụ quảng cáo marketing online

Website TMĐT

Website TMĐT là trang tin điện tử của doanh nghiệp phục vụ hoạt động thươngmại và các hoạt động khác liên quan tới thương mại Với website TMĐT, doanhnghiệp chỉ cần tập trung vào nội dung về sản phẩm, dịch vụ của mà mình sẽ đưa lênwebsite Website là bộ mặt của doanh nghiệp, khách hàng điện tử biết đến doanhnghiệp đầu tiên qua chính website của công ty Những gì họ cảm nhận trên websitecũng chính là những gì họ cảm nhận về công ty Vì vậy website cần được xây dựngmột cách thân thiện về màu sắc, chất lượng hình ảnh sản phẩm tốt, thông tin về sảnphẩm phải luôn được cập nhật

Trang 28

Hỗ trợ trực tuyến

– Email: Giao dịch với khách hàng thông qua gửi email là một phương thức tiệnlợi và tiết kiệm Các công ty khi sử dụng email để giao dịch với khách hàng sẽ tốn chiphí rất thấp so với điện thoại

– Hỗ trợ tư vấn điện thoại: Trả lời các cuộc điện thoại trực tiếp là một hình thứcphổ biến bởi các trung tâm tư vấn điện thoại, khách hàng gọi đến để được giải quyếttrực tiếp một số vấn đề hay thắc mắc Bên cạnh đó là những cuộc gọi hỗ trợ khi kháchhàng cần sự trợ giúp về mặc kỹ thuật hay gặp phải sự cố trong quá trình sử dụng sảnphẩm đặc biệt là các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao

– Hỗ trợ qua Facebook, Yahoo, Skype: Facebook, Yahoo, Skype là những công

cụ giao tiếp phổ biến trên nền tảng internet Với những ứng dụng hữu ích, thân thiệnvới người sử dụng, khách hàng có thể dễ dàng gửi thông điệp của mình đến doanhnghiệp Các trang website có hỗ trợ Yahoo, Skype luôn thể hiện biểu tượng này trêntrang chủ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc tìm kiếm

– Những câu hỏi thường gặp (Frequently Asked Questions – FAQs)

FAQs giúp các doanh nghiệp chuyên tâm, chú ý vào những câu hỏi thường xuyênđặt ra nhất từ phía khách hàng, bao gồm các câu hỏi về đặc tính sản phẩm, thông tinliên lạc hay các lựa chọn khi đặt hàng… Doanh nghiệp khi trả lời những thắc mắc củakhách hàng dưới dạng các bản FAQs ngoài việc cung cấp những thông tin khách quanđáng tin cậy tới khách hàng còn thể hiện nhấn mạnh giá trị cũng như những tiện ích

mà khách hàng có được khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của công ty mình

– Diễn đàn, Blog: Tại các diễn đàn hay blog, người tiêu dùng sẽ tự xây dựngcộng đồng cho mình và những người tiêu dùng khác Một ưu điểm nổi bật của diễnđàn, blog đó là: Một vấn đề được đưa ra, sẽ nhận lại rất nhiều ý kiến đóng góp, đánhgiá của các thành viên khác điều này tạo điều kiện thuận lợi cho chính doanh nghiệptrong việc tổng hợp hợp phản hồi của khách hàng, để từ đó có thể chăm sóc tốt hơn,giữ chân những khách hàng trung thành vì sự tồn tại và phát triển của công ty mình

Trang 29

CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP MARKETING TRÊN MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH TẠI HỌC VIỆN CEO VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu đơn vị thực tập

2.1.1 Sự hình thành và phát triển

Học viện CEO Việt Nam ra đời là thành quả tâm huyết sau 15 năm làm việc và

tư vấn cho các doanh nghiệp của Chuyên gia - Doanh nhân - Diễn giả Ngô Minh Tuấn.

Ông là chuyên gia tư vấn doanh nghiệp, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, chủ tịchHĐQT Học viện CEO Việt Nam, diễn giả hàng đầu Việt Nam Ông từng là tổng giámđốc Tập đoàn Vareco, TGĐ Hệ thống đào tạo CNTT Quốc tế Bachkhoa-Aptech,nguyên Tổng giám đốc Trường ĐH Nguyễn Trãi Cùng đội ngũ nhân viên giàu kinhnghiệm đã học tập và làm việc với ông nhiều năm như: Giám đốc điều hành kinhdoanh Vũ Văn Khoa, Giám đốc Marketing Bùi Hồng Hải Với kỳ vọng và tâm huyết

phát triển Học viện CEO Việt Nam trở thành một “Tập đoàn giáo dục đa quốc gia”

Học viện CEO Việt Nam luôn nỗ lực hết mình để xứng đáng với những kỳvọng mà các bạn Học viên mong đợi, không ngừng phấn đấu vì mục tiêu mang lạinhững giá trị đích thực cho cộng đồng

Học viện CEO Việt Nam là sự kết hợp của sức trẻ, kiến thức và kinh nghiệmlàm việc thực tiễn Học viện có đội ngũ nhân viên giàu nhiệt huyết, kỹ năng chuyênmôn cao, năng động, nhiệt tình và tâm huyết với công việc Mục tiêu phát triển bềnvững của Học viện là biết trọng dụng nhân tài, phát huy sức trẻ, tập trung làm việc,nghiên cứu và chuyên môn hóa kỹ năng thực tiễn để cùng học viện đào tạo ra nhữngthế hệ trẻ chất lượng cho đất nước

Trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành, Học viện CEO Việt Nam đãkhông ngừng tạo được thương hiệu uy tín với những sản phẩm giá trị, đã và đang giúpHọc viện ngày càng phát triển vững mạnh

a Triết lý vận hành

Tầm nhìn

Thế giới đã bước vào thế kỷ XXI - kỷ nguyên tươi sáng của kinh tế tri thức - toàncầu hóa với bao biến động và đột phá Hòa nhịp với xu hướng phát triển hiện đại đó,Học viện CEO Việt Nam đã liên tục không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo quản

Trang 30

lý, thay đổi chiến lược phát triển nhằm tạo ra những sản phẩm giá trị đích thực chocộng đồng bằng những khóa học đào tạo thực tiễn thiết thực về kinh doanh, kế toán, tàichính, nhân sự

Bằng lòng nhiệt huyết, sự đồng lòng của toàn thể cán bộ nhân viên, giảng viên,Học viện CEO Việt Nam đã, đang và sẽ mở rộng hoạt động, xây dựng uy tín trên thịtrường với tư cách là đơn vị hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực cung ứng nguồn nhânlực kinh doanh chất lượng cao cho các doanh nghiệp hàng đâu và “trở thành một tậpđoàn giáo dục đa quốc gia”

Học viện CEO Việt Nam đã và đang hướng tới xây dựng thương hiệu theo tiêuchí:

⇒ Thương hiệu đào tạo Đẳng cấp Quốc tế với các chuyên ngành đào tạo thực

tiễn về kinh doanh, kế toán, tài chính, nhân sự có chất lượng cao và mang lại giá trị đích thực cho xã hội.

⇒ Lấy con người làm trung tâm: với mục tiêu con người là trung tâm, là nền

tảng cốt lõi của sự phát triển, Học viện rất coi trọng những giá trị nhân văn hướng đến con người, phục vụ con người Chính vì thế, các sản phẩm của Học viện luôn hướng tới sự hài lòng tối đa của học viên

⇒ Mở rộng các chương trình đào tạo về khối ngành kinh tế nhằm đáp ứng nhu

cầu bức thiết của Xã hội.

⇒ Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp để tạo ra môi trường làm việc thực

tiễn cho các học viên ngay khi học xong.

Trên nền tảng giá trị của Học viện CEO Việt Nam đó là sự chuyên nghiệp, trungthực và kinh nghiệm thực tiễn với môi trường đào tạo lành mạnh, cơ sở vật chất đầy

đủ, trang thiết bị hiện đại giúp sinh viên phát huy năng lực tư duy, khả sáng tạo, nângcao kỹ năng chuyên môn, bổ sung tri thức cho bản thân, để “lập thân, lập nghiệp” đápứng được nhu cầu của xã hội, bắt kịp và thích ứng với sự biến đổi của xã hội thông quachương trình, phương thức đào tạo hiện đại, với các hoạt động thực tế, làm việc thựctiễn tại các doanh nghiệp lớn và uy tín

Sứ mệnh

Trang 31

Luôn tiếp thu và thay đổi phù hợp với xu thế, để không ngừng phát triển vàhoàn thiện hơn, đó là chính là điều mà Học viện CEO Việt Nam luôn nỗ lực để thựchiện, quá trình đó như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt cho quá trình hình thành và phát triểncủa Học viện trong thời gian vừa qua Sứ mệnh của Học viện CEO Việt Nam đã đượcxác định là “Hỗ trợ cho Doanh nghiệp bằng các chương trình đào tạo thực tiễn bởinhững người Thầy thực tiễn” Đây chính là nguồn động lực cổ vũ tinh thần to lớn, thôithúc sự cố gắng không ngừng của Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ nhân viên Họcviện CEO Việt Nam Trong tương lai, Học viện CEO Việt Nam tiếp tục phấn đấu hoànthiện toàn diện hơn nữa để đáp ứng xu thế hội nhập sâu rộng, đóng góp vào sự pháttriển của nền kinh tế xã hội nước nhà.

Giá trị cốt lõi

Sự khác biệt giữa Học viện CEO Việt Nam với các đơn vị đào tạo khác đóchính là nằm ở giá trị cốt lõi mà Học viện xây dựng và phát triển Hệ thống giá trị làmnên sức mạnh của Học viện CEO Việt Nam bao gồm:

- Chuyên nghệp

- Trung thực

- Giá trị

Trang 32

2.1.2 Các hoạt động của học viện CEO Việt Nam.

Các hoạt động:

Hình 3 Sơ đồ các hoạt động của học viện CEO Việt Nam

Học viện CEO Việt Nam chủ yếu hoạt động ở 2 mảng nghiệp vụ đào tạo và dịchvụ

Đào tạo trong khối ngành kinh doanh: Mở các lớp giảng dạy về chuyên viên kinhdoanh, trưởng phòng kinh doanh, giám đốc kinh doanh, giám đốc điều hành

Đào tạo trong khối ngành tài chính: Mở các lớp giảng dạy về kế toán viên, kếtoán trưởng, chuyên viên tài chính, giám đốc tài chính,

Đào tạo trong khối ngành nhân sự: Mở các lớp giảng dạy vè chuyên viên nhân

sự, trưởng phòng nhân sự, giám đốc nhân sự,

Về mảng dịch vụ thì chuyên tổ chức sự kiện và cho thuê diễn giả, cung ứng nhânlực chất lượng cao, tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp,

Trang 33

2.1.3 Sự cần thiết đẩy mạnh Marketing trên mạng xã hội (Marketing Online) trong công tác tuyển sinh tại học viện CEO Việt Nam.

Với sự phát triển không ngừng nghỉ của thế giới Internet dẫn đến việc thay đổidần thói quen của người tiêu dùng, việc sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm thông tin,sản phẩm, dịch vụ để đặt mua trực tuyến đã phổ biến hơn rất nhiều trong thời điểmhiện nay Do đó vấn đề đưa Marketing Online vào trong công tác tuyển sinh tại Họcviện CEO Việt Nam trong thời đại công nghệ bùng nổ hiện nay là điều tất yếu, đồngthời Marketing Online giữ vai trò rất quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu rộngrãi ra bên ngoài

Mặc dù đã thấy được là Mạng xã hội hiện nay đã tác động đến vai trò cuộc sống

và việc tuyển sinh như thế nào nhưng vẫn rất nhiều trường học chưa biết tận dụng để

có thể quảng bá thương hiệu của mình Họ đang mắc một sai lầm rất lớn khi đã bỏ quamột thị trường rất lớn trên Mạng xã hội và dưới đây là một số lý do học viện CEO ViệtNam cần đẩy mạnh chiến lược Marketing trên Mạng xã hội:

Mạng xã hội là một thị trường vô cùng lớn Việc ngày càng nhiều người tìm kiếm

thông tin học viện qua Mạng xã hội mà đúng hơn ở đây là Facebook đã cho thấy sựthay đổi thói quen tiêu dùng với việc tìm kiếm thông tin qua việc truy cập Internet đểtham khảo, kiểm tra Tại Việt Nam các học sinh sinh viên, phụ huynh vẫn giữ thóiquen đi đến Trường học, Học viện để có thể xem một cách trực tiếp, tuy nhiên sốlượng người sử dụng Mạng xã hội để làm việc đó thì ngày càng tăng cao với sự tiện lợi

và tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và họ cũng đã dần có thói quen sử dụngcác công cụ tìm kiếm để tìm hiểu những gì họ muốn, vô hình chung nó đã trở thànhmột thị trường tiềm năng vô cùng lớn mà tất cả trường học, Học viện đào tạo đềumuốn chiếm lĩnh và học viện CEO Việt Nam cũng không thể đứng ngoài cuộc nếu nhưkhông muốn bị loại bỏ khỏi cuộc chơi hết sức khắc nghiệt này

Marketing trên Mạng xã hội là công cụ để tìm hiểu và nghiên cứu các học viên.

Việc sử dụng Marketing trên Mạng xã hội là một công cụ thu thập thông tin một cáchhiệu quả, ngoài những thông tin cơ bản về học viên như họ tên, số điện thoại, email…

để lưu vào cơ sở dữ liệu thì chúng ta có thể biết chính xác được sở thích của họ quaviệc nghiên cứu được chính xác họ truy cập website qua kênh nào như Facebook,

Trang 34

Youtube, Google , họ dừng lại ở mục nào lâu nhất trên website với chính xác thờigian bao nhiêu Với việc theo dõi như trên thì bạn hoàn toàn có thể hiểu được tâm lýhọc viên, biết được sở thích của họ để có những điều chỉnh hợp lí nhằm kịp thời cónhững điều chỉnh để đáp ứng được nhu cầu cũng như làm hài lòng học viên và cứ nhưvậy với những điều chỉnh liên tục một cách hợp lí sẽ giúp cho học viện CEO Việt Namtrở nên chuyên nghiệp trong mắt các học viên.

Marketing trên Mạng xã hội tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu Với hàng triệu

học sinh sinh viên trên thị trường truyền thống hiện nay việc để xác định đúng đốitượng mục tiêu rất khó khăn với Học viện nhỏ mới thành lập Và có nhiều trường họcđang gồng mình với những chi phí cho các đoạn phim quảng cáo tốn hàng trăm triệutrên truyền hình mà vẫn không thể thu hút sự chú ý của các học viên khi mà họ đang bịquấy nhiễu quá nhiều bởi quảng cáo trên truyền hình như hiện nay Ngược lại,Marketing trên Mạng xã hội hoàn toàn có thể giúp học viện CEO Việt Nam làm điềunày, với những công cụ rất hữu hiệu để xác định chính xác đối tượng mục tiêu mà họcviện nhắm đến với chi phí tiết kiệm tối đa, cùng với độ phủ rộng lớn đến hàng triệungười trên cả nước với tốc độ lan truyền nhanh nhất, không giới hạn về điạ lý màkhông có kênh quảng cáo truyền thống nào có khả năng làm được điều này

Marketing trên Mạng xã hội giúp tương tác và chăm sóc học viên hiệu quả.

Marketing trên Mạng xã hội cho phép các nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ có thểxây dựng, phát triển số lượng học viên trung thành một cách dễ dàng khi việc nhu cầucủa từng cá nhân được đáp ứng gần như tuyệt đối, việc tương tác giữ Học viện và họcviên diễn ra một cách nhanh chóng và tiện lợi Từ đó cho phép bạn có thể thay đổiđược chiến lược Marketing một các nhanh chóng và đồng bộ, cũng như có thể khắcphục những sai sót về khóa học và dịch vụ nhanh chóng Bên cạnh đó với việc có thểchăm sóc từng học viên một giúp cho Học viện có khả năng tạo ra khóa học cho từnghọc viên, làm cho họ cảm thấy được sự quan tâm chăm sóc đặc biết đôí với mình

Viral Marketing quảng bá thương hiệu của học viên CEO Việt Nam một cách mạnh mẽ Có thể nhận ra một cách rõ rằng các công cụ quảng bá thương hiệu của

Marketing truyền thống hiện nay như trên báo, đài truyền hình, radio đang ngày càngkém hiệu quả và đang chiếm một chi phí rất lớn trong các loại chi phí của Học viện, nó

Trang 35

sẽ là gánh nặng đối với Học viện CEO Việt Nam Marketing trên Mạng xã hội hoàntoàn có thể giúp học viện CEO Việt Nam khắc phục được điều này với việc Marketinglan truyền bằng nội dung đặc sắc Hiện nay đây chính là hình thức cực kì phổ biến vớinhững công cụ của Marketing Online như các mạng xã hội Facebook, Youtube,… cáccộng đồng có số lượng đông đảo các thành viên bằng các hình thức như like, share từ

đó tạo thành làn sóng ủng hộ cực kì lớn trên Internet và thương hiệu của các bạn sẽđược hàng triệu người biết đến, nó cũng có thể hiểu đồng nghĩa với Marketing truyềnmiệng Và việc tạo ra những nội dung lan truyền như vậy không quá khó, với một ýtưởng đặc sắc đánh đúng là cảm xúc của học viên dùng Internet và đúng thời điểmchúng sẽ tạo nên một sức hút vô cùng lớn, đạt được hiệu quả quảng bá thương hiệu rấtcao

Marketing trên Mạng xã hội giúp Học viện CEO Việt Nam chuyên nghiệp hơn trong mắt học viên Nếu Học viện có một khóa học chất lượng thật sự thì Marketing

trên Mạng xã hội hoàn toàn có thể giúp học viện CEO Việt Nam trở thành một họcviện cung cấp các khóa học hoàn hảo, toàn diện Với những công cụ của Marketingtrên Mạng xã hội hoàn toàn có thể làm được điều này một cách khá dễ dàng, tiêu biểu

đó là website đóng vai trò như bộ mặt của Học viện CEO Việt Nam và khi người dùngtruy cập vào website với những hình ảnh đẹp mắt, nội dung phong phú, bố cụ hợp lí,

có khả năng tùy biến với thiết bị di động thì học viên sẽ có ấn tượng ngay lần gặp đầutiên và họ sẽ thấy được sự chuyên nghiệp của học viện từ đó Học viện có thể dễ dàngchiếm được ngay sự tin tưởng và thành công được một nửa trong việc thuyết phục cáchọc viên Việc thuyết phục học viên sẽ trở nên dễ dàng hơn với các thủ thuật củaMarketing như cách sắp xếp bố cục bài viết, trình bày nội dung một cách có liên kết,logic và kết hợp thêm các câu chữ kêu gọi khách hàng, khuyến mãi, giảm giá…

Marketing trên Mạng xã hội là biện pháp tối ưu dành cho các học viên và học viện CEO Việt Nam Xu hướng trong tương lai, Mãng xã hội sẽ dần thay đổi việc trao

đổi đăng ký các khóa học, dịch vụ như truyền thống Các sản phẩm dịch vụ dần dầnđược số hóa và trao đổi tất cả qua mạng và từ tiết kiệm được rất nhiều chi phí và côngsức cho các học viên

Marketing trên Mạng xã hội là xu hướng toàn cầu hóa Không muốn nói quá lên

Trang 36

rằng hiện nay Mạng xã hội đã len vào mọi ngóc ngách của thế giới, do đó việc đào tạocác khóa học của Học viện CEO Việt Nam hoàn toàn có thể mở rộng nó trên khắp thếgiới, đưa các khóa học của học viện mình đến tất cả các đối tượng mục tiêu trên toàncầu với chi phí thấp hơn rất nhiều so với các công cụ của Marketing truyền thống bằngcác công cụ như website, các mạng xã hội lớn có thể kết nối hàng trăm người đếnnhau Do đó,cùng với sự phát triển của Internet thì Marketing trên Mạng xã hội mở ramột cánh cổng rất lớn để học viện CEO Việt Nam tiến vào một sân chơi lớn trên toàncầu.

Với nhiều lợi ích của Marketing trên Mạng xã hội đem lại thì việc đẩy mạnhMarketing trên Mạng xã hội trong công tác tuyển sịnh tại Học viện CEO Việt Nam làthực sự cần thiết

2.2 Lý do lựa chọn Facebook là kênh Marketing online chính trên mạng xã hội

trong công tác tuyển sinh tại học viện CEO Việt Nam

2.2.1 Tầm ảnh hưởng của Mạng xã hội Facebook

Khi nhắc đến Marketing Online đa phần chúng ta hay nghĩ ngay đến Facebook, Twitter, LinkedIn, Youtube Với những phân tích báo cáo dưới đây đã cho thấy Facebook là mạng xã hội quan trọng nhất cho việc marketing.

Facebook là mạng xã hội ảo với đầy đủcác tính năng như chat, email, phim ảnh,chia sẻ dữ liệu, xã luận, kết nối bạn bè, quảng cáo…Người sáng lập ra Facebook làMark Zuckerberg, khi đó đang là sinh viên đại học Havard Phiên bản đầu tiên đượcxây dựng vào 10/2003 với tên gọi Facemash và đến tháng 2/2004, phiên bản chínhthức Facebook ra đời với nhiều tính năng vượt trội Tháng 10/2008, Facebook thiết lậptrụ sở quốc tế tại Dublin, Ireland Đối với các nhà chuyên gia, Facebook với sự ra đờicủa nó đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong hệ thống mạng xã hội trực tuyến Điều

đó cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi những ưu việt và nền tảng lập trình “Facebookplatform” cho phép các thành viên tự tìm kiếm, phát triển các ứng dụng trên trang cánhân cho mình và bạn bè mình sử dụng Facebook không chỉ là một công cụ để cácthành viên giao tiếp với nhau mà nó còn là một một mạng xã hội được các nền văn hóatrên khắp toàn cầu chấp nhận

Với những thống kế được công bố ( báo cáo của Facebook, báo cáo tài chính và

Trang 37

báo cáo hoạt động trong quý II năm 2014 của các công ty công nghệ lớn trên thế giới),Facebook đang là trạng mạng xã hội lớn nhất thế giới với cả tiềm lực tài chính vữngmạnh và lượng người dùng dồi dào.

Cụ thể, doanh thu trong quý vừa qua của Facebook chạm ngưỡng xấp xỉ 3 tỷUSD nhờ chủ yếu vào doanh số quảng cáo, con số này đánh bại tất cả các dự đoán của

một số trang thông tin nổi tiếng như The Wall Street Journal trước đó (Doanh thu quý

II năm 2014 của Facebook ghi nhận mức tăng trưởng 60% so với cùng kỳ năm ngoái.)

Về số lượng người dùng, hiện nay Facebook có tới 1,32 tỷ người dùng hàng

tháng và 829 triệu người dùng hàng ngày, tăng lên từ lần lượt 819 triệu và 699 triệutheo thống kê cùng thời điểm năm 2013 Số lượng người dùng Facebook trên di độngcũng chạm kỷ lục mới với 1,07 tỷ người dùng hàng tháng và 645 triệu người dùnghàng ngày Sau nhiều thống kê về việc người dùng, đặc biệt là giới trẻ, tăng trưởng về

số lượng người dùng mạng xã hội này vẫn không có dấu hiệu giảm

Cũng trong lần công bố tình hình hoạt động này, CEO Facebook Mark Zuckerberg khẳng định mạng xã hội này vẫn còn “nhiều cơ hội để phát triển” Mark

cũng tiết lộ rằng thống kê riêng cho người dùng Mỹ, hiện nay mỗi người dành trungbình 40 phút để sử dụng Facebook

Tại Việt Nam,

Facebook hiện có 30 triệu người sử dụng hàng tháng hoạt động trong cả nước,với 27 triệu truy cập vào các mạng xã hội trên thiết bị di động của họ, theo số liệu

thống kê thu được từ báo Tuổi Trẻ (Youth) báo Vào cuối năm 2012, chỉ có 10,6 triệu

Việt sử dụng Facebook ít nhất mỗi tháng một lần, theo số liệu của

InternetWorldStats Số liệu thống kê mới nhất của Facebook cho thấy rằng 20 triệu

người Việt Nam truy cập vào mạng xã hội trên cơ sở hàng ngày, 17 triệu người trong

số họ làm như vậy với điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng của họ Mỗi người

sử dụng Việt dành trung bình hai giờ và 30 phút trên Facebook mỗi ngày, chủ yếu làkết nối với bạn bè và truy cập trang Facebook do các nhãn hiệu và cửa hàng NgườiViệt Nam dành gấp đôi thời gian trên Facebook như số tiền mà họ sử dụng để xem

TV, theo dữ liệu Các trang Facebook được truy cập nhiều nhất bởi người dùng Việt lànhững người của thời trang và làm đẹp, ăn uống, và các loại xúc tiến du lịch, tin tức

Trang 38

Cách đây tầm 3-5 năm thì nói đến Facebook đang còn lạ lẫm đối với nhiều người

vì ở Việt Nam thời điểm đó, Marketing trên Facebook còn chưa thịnh hành, nhưng chođến thời điểm hiện tại thì Facebook đã trở nên rất đỗi quen thuộc đói với từng cá nhân

và học viện, doanh nghiệp lớn nhỏ

Facebook trở thành một công cụ Marketing hữu hiệu, tiếp cận được các học viêntiềm năng một cách chính xác Một con số đáng kinh ngạc là quảng cáo trên Facebooknăm 2014 đã tăng trưởng 680% so với năm 2010 và các nhà quảng cáo

Hình 4 Biểu đồ thống kê số lượng tài khoản Facebook kích hoạt theo quý từ

2008-2014.

Nhứ biểu đồ cho thấy số lượng người sử dụng Facebook đang tăng rất nhanh vàđều Facebook dường như trở thành một mạng xã hội quen thuộc trên khắp thế giới,dựa vào những ưu thế riêng của mình, quảng cáo trên Facebook dường như đã và đangthu hút càng ngày ngày càng đông các cá nhân, doanh nghiệp tham gia

Thực sự là các nhà quảng cáo đang giảm thiểu các kiểu quảng cáo truyền thống

và không ngừng chi tiêu nhiều hơn vào quảng cáo trên Facebook Tại sao lại như vậy,đơn giản là quảng cáo trên Facebook mang lại hiệu quả tốt hơn nhiều, giúp họ tiếp cậnkhách hàng một cách chính xác hơn

Trang 39

Quảng cáo trên Facebook đã mang lại lợi nhuận rất lớn so với số tiền phải chi ra

để quảng cáo, các cá nhân họ có sẵn sàng nâng chi phí quảng cáo Facebook ngày càngcao hơn để mở rộng, tối ưu hóa hiệu quả mang lại hơn, cũng như mình đang sử dụngquảng cáo Facebook cho kiếm tiền trên mạng thì kết quả mang lại rất tốt hơn so vớingoài mong đợi

92% Marketer chọn Facebook là một kênh để quảng bá thương hiệu vì tính hiệuquả của nó, 99% Marketer tiếp xúc với khách hàng qua Internet, đây là phương tiện

tiếp cận khách hàng nhanh chóng nhất Tất cả đều là một phần của Marketing Online

2.2.2 Những đánh giá chủ quan về 4 lợi ích của Mạng xã hội-Facebook trong

công tác tuyển sinh tại Học viện CEO Việt Nam

Bằng những bước cơ bản và hoàn toàn miễn phí, chúng ta có thể sở hữu một tàikhoản trên mạng xã hội Facebook Với những đặc điểm và tính năng nổi trội, cùng với

sự phát triển liên tục và không ngừng của mình, Facebook đang có một chỗ đứng vữngchắc nhất trên thị trường thế giới, đặc biệt là nhận được sự quan tâm đông đảo của tầnglớp trí thức trong xã hội Với mục đích tiếp cận gần hơn với đông đảo sinh viên,quảng bá hình ảnh và chia sẻ thông tin hữu ích, Học viện CEO Việt Nam đã tiến hành

sử dụng Facebook

Hình 5 Trang Facebook của học viện CEO Việt Nam

Trang 40

Với nỗ lực xây dựng một hình ảnh thân thiện và gần gũi với học sinh, sinh viên,Học viện CEO Việt Nam đã đưa ra giải pháp hữu ích là tham gia vào mạng xã hộiFacebook Facebook sẽ cập nhật những tin tức mới nhất của học viện, những bức ảnh

từ nhiều góc độvà những đường link dẫn tới những trang mạng liên quan như Websitecủa Học viện Thêm vào đó là công cụ tra cứu trực tuyến JSTOR và máy tìm CiteMe

Đó chỉ là một trong những ứng dụng nhỏ mà Facebook mang lại Dưới đây là nhữngđánh giá chủ quan về 5 lợi ích của Facebook trong công tác tuyến sinh tại Học việnCEO Việt Nam:

Nổi bật nhất trong những tính năng của Facebook là tính tự lan truyền Khi mộtngười sử dụng Facebook thì bạn bè và những người quen có thể được giới thiệu tựđộng về Facebook để cùng sử dụng Kết quả là số người dùng sẽ tăng lên theo cấp sốnhân Hay khi truy cập vào Facebook, người sử dụng đăng kí làm người hâm mộ củanhững người nổi tiếng, của những hãng kinh doanh lớn, những sản phẩm được ưachuộng, hay của bất kì một thứ gì mà họ thấy thích thú, bạn bè trong Facebook của họcũng được giới thiệu một cách tự động về những thứ đó và cũng có thể đăng kí làmngười hâm mộ Cụ thể hơn, khi đăng kí làm người hâm mộ (người theo dõi) của Họcviện CEO Việt Nam, các bạn tôi cũng nhận được thông tin này và một số người bạn tôicũng truy cập và trở thành người hâm mộ của Học viện CEO Việt Nam Vậy nhữngnhà chiến lược đã khiến cho khóa học của mình được quảng bá rộng rãi và hướng tớiđược những đối tượng cần thiết

Hơn nữa, nhà quản lý có thể cập nhật tất cả những hoạt động của mình tới ngườihâm mộ qua trang chủ News Feed và kéo người quan tâm và thích thú những khóa họccủa mình Đó chính là công cụ kinh doanh hữu ích mà các nhà quản lý quan tâm Nắmbắt được nhu cầu này, Học viện CEO Việt Nam đã lôi kéo được rất nhiều người quantâm và thích thú đến Facebook của mình Hiện đang có khoảng 12.384 người hâm mộHọc viện CEO Việt Nam, trong đó phần lớn là sinh viên và cựu sinh viên đại học Bêncạnh đó còn có những người hâm mộ là những người đã đi làm và có đam mê kinhdoanh, những người quan tâm Số lượng học sinh,sinh viên của các trường Đại họccũng truy cập vào Facebook Học viện CEO Việt Nam, mà không nằm trong số nhữngngười hâm mộ cũng chiếm một sốlượng lớn

Như vậy, Học Viện CEO Việt Nam đang thành công trong việc xây dựng hình

Ngày đăng: 21/04/2017, 22:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Philip Kotler (2007). “Marketing căn bản”, NXB Lao động – Xã hội, HN [2]. Philip Kolter (2006). “Quản trị Marketing”, NXB Thống Kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Marketing căn bản”", NXB Lao động – Xã hội, HN[2]. Philip Kolter (2006). "“Quản trị Marketing”
Tác giả: Philip Kotler (2007). “Marketing căn bản”, NXB Lao động – Xã hội, HN [2]. Philip Kolter
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội
Năm: 2006
[3]. Phạm Thị Bích Ngọc (2010). “Hoạt động Marketing tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia”, Khóa luận tốt nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hoạt động Marketing tại Cục Thông tin Khoa họcvà Công nghệ Quốc gia”
Tác giả: Phạm Thị Bích Ngọc
Năm: 2010
[4]. ITC News (2011). “Facebook là mạng xã hội số 1 ở Việt Nam”, NetCitizens Việt Nam 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Facebook là mạng xã hội số 1 ở Việt Nam”
Tác giả: ITC News
Năm: 2011
[5]. Christie Koontz (2004). “The Marketing Mix: The 4P Recipe for Customer Satisfaction”, Marketing Library Services, Vol.18, No.1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “The Marketing Mix: The 4P Recipe for CustomerSatisfaction”
Tác giả: Christie Koontz
Năm: 2004
[6]. Bùi Thanh Thủy (2012). “Nghiên cứu ứng dụng marketing hỗn hợp trong hoạt động thông tin – thư viện các trường đại học Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu ứng dụng marketing hỗn hợp trong hoạtđộng thông tin – thư viện các trường đại học Việt Nam”
Tác giả: Bùi Thanh Thủy
Năm: 2012

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w