1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

QUẢN lý đổi mới PHƯƠNG PHÁP dạy học ở các TRƯỜNG TRUNG học cơ sở THÀNH PHỐ HƯNG yên, TỈNH HƯNG yên

135 485 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Có rất nhiều nguyên nhân và một trong nhữngnguyên nhân là việc quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học chưađáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục THPT hiện nay.. Trong

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

˜˜˜ NGUYỄN THỊ KIM TUYẾN

QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP

DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HƯNG YÊN, TỈNH HƯNG YÊN

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Quốc Thành

Trang 2

HÀ NỘI - 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Khoa Quản lý Giáo dục, Phòng Quản lý Khoa học, các thầy cô giáo đã giảng dạy, hướng dẫn giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu đề tài đúng tiến độ và đạt kết quả.

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới thầy hướng dẫn khoa

học PGS TS Trần Quốc Thành – Khoa sư phạm trường Đại học Sư phạm Hà Nội –

Người thầy đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.

Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh các trường THCS trong Thành phố Hưng Yên, Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên, phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hưng Yên, những người thân trong gia đình và bạn bè thường xuyên động viên, khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài.

Quá trình làm đề tài là quá trình tôi được học hỏi và trưởng thành rất nhiều trong lĩnh vực khoa học Bản thân tôi đã có những cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được các thầy giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp góp ý để đề tài của tôi được hoàn chỉnh.

Xin trân trọng cảm ơn!

Hưng Yên, ngày 16 tháng 9 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thị Kim Tuyến

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 6

1.1 Vài nét tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.2 Một số vấn đề cơ bản về quản lý đổi mới phương pháp dạy học của Hiệu trưởng trường THCS 8

1.2.1 Quản lý 8

1.2.2 Quản lý giáo dục 12

1.2.3 Nhà trường và quản lý Nhà trường 13

1.3 Đổi mới phương pháp dạy học 17

1.3.1.Quan niệm chung về đổi mới PPDH 17

1.3.2 Bản chất của đổi mới phương pháp dạy học 18

1.3.3 Đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường THCS 23

1.4 Hiệu trưởng trường THCS quản lý đổi mới phương pháp dạy học .30

1.4.1 Vai trò, vị trí, chức năng của Hiệu trưởng 30

1.4.2 Nội dung quản lý đổi mới PPDH của Hiệu trưởng 31 1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đổi mới PPDH của hiệu

Trang 5

trưởng trường THCS 37

Tiểu kết chương 1 39

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ HƯNG YÊN 41

2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục TP Hưng Yên .41

2.1.1 Đôi nét về thành phố Hưng Yên 41

2.1.2 Mục tiêu giáo dục của Thành Phố đến năm 2015 42

2.2 Tình hình giáo dục THCS thành phố Hưng Yên 42

2.2.1 Cơ cấu, quy mô trường lớp 42

2.2.2 Về đội ngũ cán bộ quản lý 43

2.2.3 Về đội ngũ giáo viên 44

2.2.4 Kết quả học tập của học sinh 44

2.3 Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học của Hiệu trưởng các trường THCS thành phố Hưng Yên 47

2.3.1 Thực trạng nhận thức của Hiệu trưởng về tầm quan trọng của đổi mới PPDH 47

2.3.2 Đánh giá chung về thực hiện các nội dung quản lý ĐMPPDH 49

2.3.3 Thực trạng nhận thức và thực hiện các nội dung quản lý đổi mới phương pháp dạy học cụ thể của Hiệu trưởng trường THCS TP Hưng Yên 51

2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng các trường THCS thành phố Hưng Yên 64

2.4.1 Kết quả đạt được 64

2.4.2 Hạn chế 65

Trang 6

2.4.3 Nguyên nhân của thực trạng 65

Tiểu kết chương 2 69

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ HƯNG YÊN 71

3.1 Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp 71

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục 71

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện và đồng bộ 71

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 71

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 72

3.2 Các biện pháp cụ thể 73

3.2.1 Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL và giáo viên về sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học 73

3.2.2 Lập kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học và tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của tổ chuyên môn trong đổi mới phương pháp dạy học 75

3.2.3 Quản lý chặt chẽ đổi mới khâu thiết kế bài học và tổ chức các hoạt động dạy học 78

3.2.4 Quản lý việc phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học tích cực của giáo viên 83

3.2.5 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học 92

3.2.6 Quản lý đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 94

3.2.7 Đổi mới quản lý khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ đỏi mới phương pháp dạy học 97

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 100

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp 101

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 101

Trang 7

3.4.2 Kết quả khảo nghiệm 101

Tiểu kết chương 3 104

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 105

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

PHỤ LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐMKTĐG Đổi mới kiểm tra đánh giá

ĐMPPDH Đổi mới phương pháp dạy học

PPDHTC Phương pháp dạy học tích cực

Sở GD&ĐT Sở Giáo dục và Đào tạo

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Dạy học theo truyền thống và dạy học theo định

hướng đổi mới 21

Bảng 2.1 Quy mô sĩ số học sinh cấp THCS (3 năm học gần đây) .42

Bảng 2.2 Thống kê đội ngũ CBQL các trường THCS năm học 2013-2014 43

Báng 2.3 Thống kê đội ngũ giáo viên 44

Bảng 2.4 Kết quả 2 mặt giáo dục 3 năm qua 44

Bảng 2.5 Kết quả thi học sinh giỏi trong 3 năm qua 45

Bảng 2.6 Tình hình cơ sở vật chất cấp THCS năm học 2013-2014 .45

Bảng 2.7 Nhận thức của hiệu trưởng về tầm quan trọng của đổi mới PPDH 48

Bảng 2.8 Mức độ thực hiện các nội dung quản lý ĐMPPDH của Hiệu trưởng 50

Bảng 2.9a Mức độ nhận thức nội dung quản lý mục tiêu đổi mới và lập kế hoạch đổi mới PPDH 51

Bảng 2.9b Mức độ thực hiện nội dung quản lý mục tiêu đổi mới và lập kế hoạch đổi mới PPDH 52

Bảng 2.10a Kết quả khảo sát về mức độ nhận thức các nội dung quản lý và bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ 53

Bảng 2.10b Kết quả khảo sát về mức độ thực hiện các nội dung quản lý và bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ 54

Bảng 2.11a Kết quả khảo sát về mức độ nhận thức nội dung quản lý việc đổi mới khâu thiết kế bài học và tổ chức các hoạt động dạy học 56 Bảng 2.11b Kết quả khảo sát về mức độ thực hiện nội dung quản lý

Trang 10

việc đổi mới khâu thiết kế bài học và tổ chức các hoạt động dạy học 56 Bảng 2.12a Kết quả khảo sát về mức độ nhận thức nội dung quản

lý sử dụng phối hợp các PPDH tích cực cải tiến các phương pháp truyền thống của GV 58 Bảng 2.12b Kết quả khảo sát về mức độ thực hiện nội dung quản lý

sử dụng phối hợp các PPDH tích cực cải tiến các phương pháp truyền thống của GV 58 Bảng 2.13a Kết quả khảo sát về mức độ nhận thức các nội dung

quản lý đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS 60 Bảng 2.13b Kết quả khảo sát về mức độ thực hiện các nội dung

quản lý đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS 60 Bảng 2.14a Kết quả khảo sát về mức độ nhận thức các nội dung

quản lý đổi mới khai thác, sử dụng CSVC và TBDH của GV 62 Bảng 2.14b Kết quả khảo sát về mức độ thực hiện các nội dung

quản lý đổi mới khai thác, sử dụng CSVC và TBDH của GV 62 Bảng 2.15 Các nguyên nhân của thực trạng quản lý ĐMPPDH 66 Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết và tính khả thi

của các BP 102

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 01: Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý 12

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong quản lý nhà trường thì quản lý dạy học là nội dung quan trọngnhất Vì thế, nội dung trọng yếu của đổi mới giáo dục vào đào tạo là đổimới quản lý nhà trường trong đó có đổi mới quản lý dạy học Một nội dungquan trọng của đổi mới quản lý dạy học là quản lý đổi mới phương phápdạy học Đây là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục ởtất cả các cấp học

Đảng và Nhà nước luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu - khâu độtphá của giai đoạn CNH, HĐH đất nước với mục tiêu đến năm 2020 đưa nước

ta từ một nước nông nghiệp cơ bản trở thành một nước công nghiệp, hộinhập với cộng đồng Quốc tế Tại Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trungương Đảng khóa VIII đã ra nghị quyết về định hướng chiến lược phát triểngiáo dục – đào tạo và ngày 09/12/2000 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam đã phê chuẩn Nghị quyết số: 40/2000/QHX về đổi mớichương trình giáo dục phổ thông, đã tạo điều kiện cho giáo dục Việt Namtiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực trênthế giới Để thực hiện tốt NQ số 40/ 2000/ QHX này tạo ra sự chuyển biếnquan trọng về chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu nâng cao dântrí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong giai đoạn hiện nay

Trong thực tế hiện nay, những kiến thức mà nhân loại tích lũy đượcứng dụng trong khoa học công nghệ là rất lớn mà thời gian học ở trườngTHCS thật ngắn ngủi Vì thế muốn phát triển những phẩm chất và năng lựccon người phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế thông qua hoạt động học vàhoạt động tự tìm tòi khám phá, sáng tạo trong học tập, thông qua các hìnhthức tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh Cho

Trang 12

mới mục tiêu, nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học và đổimới cách kiểm tra đánh giá.

Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học là điều hết sức cấp thiết cùngvới đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình sách giáo khoa, đổi mới cáchkiểm tra đánh giá ở tất cả các cấp học, trong đó có cấp THCS

Trong những năm qua không ít những đề tài nghiên cứu đề cập đến đổimới phương pháp, nhưng các phương pháp lạc hậu vẫn chế ngự trong việcgiảng dạy ở các trường THCS Có rất nhiều nguyên nhân và một trong nhữngnguyên nhân là việc quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học chưađáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục THPT hiện nay

Trong thực tế các cán bộ quản lý mới chỉ dừng lại ở những chủtrương đường lối mà thiếu đi các biện pháp tác động và sự tạo liên kết giữangười dạy và người học, chưa thực sự tạo ra động lực bên trong việc dạy

và cho người học, chưa lựa chọn được những nội dung đổi mới thiết thực

và có trọng tâm, chưa tổ chức quá trình đổi mới một cách khoa học và hữuhiệu Vì thế chưa đủ để tạo nên một bước chuyển biến thực sự về đổi mớiphương pháp dạy học

Hơn nữa, trong đổi mới giáo dục bao gồm đổi mới mục tiêu, nội dung,

phương pháp, đổi mới kiểm tra, đánh giá thì đổi mới phương pháp là khâu then chốt, là điểm nhấn quan trọng nhất Đổi mới PPDH là vấn đề sống còn

“Tồn tại hay không tồn tại” của giáo dục Việt Nam hiện nay Muốn vậy,

trước hết chúng ta phải đổi mới từ khâu quản lý

Công tác quản lý việc đổi mới PPDH ở các trường THCS là rất cầnthiết Vấn đề này được đặt ra từ nhiều năm nay Song không phải đã dễ dànggiải quyết Lâu nay, trong nhà trường THCS, việc dạy và học gặp rất nhiều

khó khăn Trên thực tế, việc áp dụng đổi mới phương pháp đã thu được

Trang 13

những kết quả bước đầu nhưng các nhà trường vẫn còn tồn tại lối dạy giáo

điều, phương pháp đọc - chép đã thấm sâu vào máu thịt của người thầy Vìthế, quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THCS là vấn đề cấpthiết cần được quan tâm thỏa đáng

Xuất phát những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài: “ Quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên ” là cấp thiết và có ý nghĩa.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực trạng đổi mới phương pháp dạy học ở cáctrường THCS thành phố Hưng Yên, đề xuất một số biện pháp quản lý đổi

mới PPDH của Hiệu trưởng các trường THCS của thành phố nhằm nâng cao

chất lượng dạy học ở các trường này

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Biện pháp quản lý đổi mới PPDH của Hiệu trưởng các trường THCS

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý đổi mới PPDH của Hiệu trưởng các trường THCS Thành phố

Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

4 Giả thuyết khoa học

Việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THCS ởthành phố Hưng Yên đã có những kết quả nhất định, tuy nhiên việc quản lýhoạt động này cũng còn những điểm hạn chế, bất cập nhất định Nếu cónhững biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học đồng bộ, phù hợp vớiđặc điểm hoạt động dạy học ở các trường THCS của thành phố thì chất lượnghoạt động dạy học sẽ được cải thiện, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dụcTHCS hiện nay

Trang 14

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về đổi mới phương pháp dạy học và quản lý đổi mới PPDH của Hiệu trưởng trường THCS.

5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý đổi mới PPDH của Hiệu trưởng trường THCS thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý đổi mới PPDH của Hiệu trưởng trường THCS thành phố Hưng Yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học

ở các trường THCS thành phố Hưng Yên mà chủ thể là Hiệu trưởng nhà trường

6.2 Giới hạn về thời gian

Các số liệu khảo sát được thu thập giai đoạn 2010 – 2013

6.3 Giới hạn về địa bàn khảo sát

Khảo sát tại 06 trường THCS trên địa bàn thành phố Hưng Yên

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, khái quát các tài liệu lý luận và các văn bản củaĐảng, Nhà nước

7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

7.2.1 Phương pháp quan sát sư phạm:

Thu thập thông tin qua việc quan sát các hoạt động quản lý của Hiệutrưởng và hoạt động của tổ bộ môn, hoạt động dạy của giáo viên và hoạtđộng học của học sinh

7.2.2 Phương pháp điều tra viết:

Là phương pháp sử dụng phiếu điều tra để thu thập thông tin từ phíacác đối tượng liên quan đến quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường

Trang 15

THCS Trong đó có thể bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh củacác trường Các bước thực hiện phương pháp điều tra gồm:

Bước 1: Xây dựng phiếu điều tra

Bước 2: Tiến hành điều tra trên các đối tượng đã được xác định

Bước 3: Thu thập phiếu điều tra và làm sạch phiếu loại bỏ phiếukhông đạt yêu cầu

Bước 4: Xử lí các số liệu thu được và lập các biểu bảng

7.2.3 Phương pháp chuyên gia:

Thông qua các cuộc trao đổi, xin ý kiến đội ngũ chuyên gia có trình độcao và có nhiều kinh nghiệm về giáo dục, đó là đội ngũ cán bộ quản lý, cácthầy cô giáo giảng dạy lâu năm và có nhiều đóng góp cho ngành GD & ĐT,đội ngũ các chuyên viên phòng, sở GD&ĐT Hưng Yên về các hoạt động dạyhọc và hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THCS

7.3 Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê:

Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu được

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, luận văn gồm 3 chương

Chương 1 Cơ sở lí luận về quản lý đổi mới PPDH của hiệu trưởng

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP

DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Vài nét tổng quan nghiên cứu vấn đề

Cùng với sự ra đời, phát triển của xã hội và cộng đồng, dạy học cũngxuất hiện Khi mới ban đầu, dạy học chưa được con người ý thức một cáchđầy đủ, sâu sắc còn Nó mang tính chất tự phát và bản năng Từ khi conngười ý thức được vai trò của dạy học, thì cùng với nó là hoạt động QLGD

ra đời Nhưng lí luận về QLGD chỉ thực sự được nghiên cứu từ những nămđầu thế kỉ XX

Vấn đề quản lý dạy học trong trường Phổ thông trên thế giới được đặt

ra từ rất sớm Nhà trường từ lâu nay được thừa nhận như một thiết chếchuyên biệt của xã hội để giáo dục thế hệ trẻ trở thành những công dân có íchcho xã hội Trong công tác quản lý ở trường phổ thông thì quản lý quá trìnhdạy học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm Quản lý hoạt động dạy học

là một bộ phận cấu thành chủ yếu của quản lý toàn bộ hệ thống Giáo dục Đào tạo Các nhà nghiên cứu về quản lý giáo dục Xô - Viết cho rằng kết quảtoàn bộ hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào biện pháp quản lýđúng đắn, hợp lý của người Hiệu trưởng Chức năng, nhiệm vụ quan trọngcủa Hiệu trưởng và Ban giám hiệu Nhà trường là phải xây dựng, bồi dưỡngđội ngũ giáo viên phát huy được tính sáng tạo trong lao động và tạo ra khảnăng hoàn thiện tay nghề sư phạm của họ Trong công tác quản lý ở trườngphổ thông thì quản lý quá trình dạy học; quản lý đổi mới PPDH là một trongnhững nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới giáo dục

-Ngay từ khi giành được chính quyền tháng Tám năm 1945 đến nay,Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục Trong

Trang 17

thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ

Chí Minh đã viết: “Từ giờ phút này trở đi, các cháu bắt đầu được hưởng một

nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam… làm phát triển hoàn toàn năng lực sẵn

có của các cháu” [14] Bức thư của Người đã định hướng cho PPDH - dạy học cần làm phát triển hoàn toàn năng lực sẵn có của người học.

Trong những năm gần đây, trước đòi hỏi của đổi mới giáo dục đào tạonói chung và đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nói riêng, nhiều nhàkhoa học đã đi sâu nghiên cứu vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nâng caotính hiện đại và gắn với thực tiễn sản xuất và đời sống, vấn đề lấy học sinhlàm trung tâm trong hoạt động dạy học Vấn đề đổi mới phương pháp dạyhọc đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm như các tác giả: Trần HồngQuân, Phạm Minh Hạc, Phan Trọng Luận, Vũ Văn Tảo, Đỗ Đình Hoan,Trịnh Xuân Vũ, Phạm Viết Vượng, Đặng Thành Hưng Đặc biệt trong nhữngnăm cuối thế kỉ XX đến nay, vấn đề này đã đã trở thành mối quan tâm củatoàn xã hội, nhất là các nhà nghiên cứu giáo dục Đó cũng là tư tưởng mangtính chiến lược của Đảng ta trong phát triển giáo dục: “Đổi mới mạnh mẽ nộidung, phương pháp và quản lý giáo dục đào tạo” Các công trình nghiên cứuchủ yếu đề cập đến vấn đề lý luận mang tính định hướng vĩ mô, đáp ứng giáodục Việt Nam trong thời kì đổi mới

Các luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục cũng đã có một sốtác giả nghiên cứu về vấn đề này như:

- Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng đổi mớiphương pháp dạy học ở các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh HảiDương của tác giả Nguyễn Thị Phương

- Các biện pháp chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học củaHiệu trưởng các trường THPT huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Trang 18

- Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả của HĐDH

ở các trường PTTH tại thành phố Đà Nẵng của tác giả Nguyễn Hữu Dũng

- Biện pháp quản lý HĐDH của Hiệu trưởng nhằm đáp ứng yêu cầuđổi mới HĐDH ở trường THCS quận Long Biên - thành phố Hà Nội của tácgiả Trần Thị Minh Hương

- Giải pháp chỉ đạo đổi mới PPDH ở các trường THCS Quận 10 TPHCM của tác giả Nguyễn Minh Sơn

Các luận văn thạc sĩ đã đi sâu nghiên cứu vấn đề quản lý ĐMPPDH ởtừng khu vực trong đó chủ yếu ở các trường THPT và thiên về chỉ đạo đổimới PPDH Vấn đề quản lý ĐMPPDH ở các trường THCS thành phố HưngYên đã được Hiệu trưởng rất quan tâm, đầu tư nhiều công sức, sáng kiếnnhưng kết quả còn khiêm tốn vì các văn bản hướng dẫn, những lí luận về đổimới PPDH và những thiết kế cụ thể cho từng bài dạy theo hướng đổi mới chỉthể hiện ở các tiết thao giảng mà chưa trở thành hoạt động hàng ngày củagiáo viên Cho đến nay, vấn đề ĐMPPDH ở các trường THCS cần có nhữngbiện pháp hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện nói chung ởcác trường THCS thành phố Hưng Yên nói riêng Vì vậy, vấn đề quan tâm ởluận văn này là tìm hiểu thực trạng quản lý ĐMPPDH của Hiệu trưởng cáctrường THCS thành phố Hưng Yên Từ đó, đưa ra được một số biện phápquản lý ĐMPPDH nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy ở cáctrường THCS trên địa bàn thành phố Hưng Yên

1.2 Một số vấn đề cơ bản về quản lý đổi mới phương pháp dạy học của Hiệu trưởng trường THCS

1.2.1 Quản lý

1.2.1.1 Khái niệm quản lý

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, hoạt động quản lý đãxuất hiện từ rất sớm Từ khi con người biết tập hợp nhau lại, tập trung sức lực

Trang 19

để tự vệ hoặc kiếm sống, thì bên cạnh lao động chung của mọi người đã xuấthiện những hoạt động tổ chức, phối hợp điều khiển đối với họ Những hoạtđộng đó xuất hiện, tồn tại và phát triển như một yếu tố khách quan, là cơ sởcho các hoạt động chung của con người đạt được kết quả mong muốn.

Bàn về khái niệm quản lý các nhà khoa học trên thế giới có rất nhiềuquan niệm khác nhau Trong luận văn này, chúng tôi xin nêu ra một số kháiniệm của các nhà khoa học tiêu biểu, nhằm tìm ra điểm chung, sự thống nhấtcủa các nhà khoa học về quản lý

Tác giả Aunapu cho rằng: Quản lý hệ thống xã hội là một khoa học,nghệ thuật tác động vào hệ thống mà chủ yếu là những con người trong hệthống đó nhằm đạt được những mục tiêu quản lý mà trong đó mục tiêu kinh

tế - xã hội là cơ bản [2]

Theo Aphanaxép: “Quản lý con người có nghĩa là tác động đến anh tasao cho hành vi, công việc và hoạt động của anh ta đáp ứng những yêu cầucủa xã hội, tập thể để những cái đó có lợi cho tập thể và cá nhân, thúc đẩy sựtiến bộ của xã hội lẫn cá nhân” [1]

Harold Koontz, Cyril Odonnell – Heinz, Weihrich trong cuốn “ Nhữngvấn đề cốt yếu của quản lý” cho rằng: “ Quản lý là hoạt động đảm bảo sự nỗlực của cá nhân để đạt được mục tiêu quản lý trong điều kiện chi phí thờigian, công sức, tài lực, vật lực ít nhất và đạt được kết quả cao nhất” [13]

Tuy có nhiều cách hiểu, cách diễn đạt khác nhau nhưng có thể nóirằng: “ Quản lý là hệ thống tác động có chủ định, phù hợp quy luật kháchquan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm khai thác và tận dụngtốt nhất những tiềm năng và cơ hội của đối tượng quản lý để đạt được mụctiêu quản lý trong một môi trường luôn biến động”

Quản lý được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng có thểnhận thấy một điểm thống nhất của các tác giả trong và ngoài nước: Quản

Trang 20

lý là một quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến đốitượng quản lý nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng vàcác cơ hội của đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu quản lý trong mộtmôi trường biến động.

K.Marx đã viết: “Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy

mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng.”[21] Như vậy, đã xuất

hiện một dạng lao động mang tính đặc thù là tổ chức, điều khiển các hoạtđộng của con người theo những yêu cầu nhất định được gọi là hoạt độngquản lý Từ đó có thể hiểu là lao động và QL không tách rời nhau, QL là hoạtđộng điều khiển lao động chung Xã hội phát triển qua các phương thức sảnxuất, thì trình độ tổ chức, điều hành tất yếu được nâng lên, phát triển theonhững đòi hỏi ngày càng cao hơn Cùng với sự phát triển của XH loài người,

QL đã trở thành một ngành khoa học và ngày càng phát triển toàn diện

1.2.1.2 Chức năng của quản lý

Chức năng của QL là những nội dung và phương thức hoạt động cơbản mà nhờ đó chủ thể QL tác động lên đối tượng QL trong quá trình QL,nhằm thực hiện mục tiêu QL

Hiện nay quan điểm về chức năng QL còn nhiều điểm chưa thống nhất,Quản lý là một dạng lao động đặc biệt, ở nước ta, các nhà nghiên cứu chorằng QL có bốn chức năng cơ bản, có liên quan mật thiết với nhau, bao gồm:

Kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra

a) Chức năng kế hoạch hoá:

Là chức năng hạt nhân quan trọng nhất của quá trình quản lý Kếhoạch được hiểu là tập hợp những mục tiêu cơ bản được sắp xếp theo mộttrình tự nhất định, lôgíc với một chương trình hành động cụ thể để đạt đượcnhững mục tiêu đã được hoạch định, trước khi tiến hành thực hiện các nộidung mà chủ thể quản lý đề ra

Trang 21

b) Chức năng tổ chức:

Là sắp xếp, bố trí một cách khoa học và phù hợp với những nguồn lực(nguồn lực, vật lực và tài lực) của hệ thống thành một hệ toàn vẹn nhằm đảmbảo cho chúng tương tác với nhau để đạt được mục tiêu của hệ thống mộtcách tối ưu nhất, hiệu quả nhất

d) Chức năng kiểm tra:

Chức năng kiểm tra là phương thức hoạt động của nhà QL tác động lênđối tượng bị QL nhằm thu thập thông tin, đánh giá và xử lí các kết quả vậnhành của tổ chức Kiểm tra là quá trình xác định kết quả đã đạt được trênthực tế, so sánh đối chiếu với mục tiêu đã đề ra, thu thập các thông tin phảnhồi nhằm phát hiện các sai lệch và đề ra chương trình hành động nhằm khắcphục những sai lệch đó, thực hiện mục tiêu, kế hoạch đã đề ra

Điều cần chú ý trong quá trình quản lý là người quản lý phải thực hiệnmột dãy chức năng kế tiếp nhau một cách lôgíc, bắt buộc Bắt đầu từ việc xácđịnh mục tiêu và nhiệm vụ quản lý cho đến khi kiểm tra được kết quả đạtđược và tổng kết quá trình quản lý Mỗi quá trình quản lý xảy ra trong mộtthời gian cụ thể của một quá trình quản lý nhất định Trong một chu trìnhquản lý các chức năng kế tiếp nhau và độc lập với nhau chỉ mang tính tươngđối bởi vì một số chức năng có thể diễn ra đồng thời hoặc kết hợp với việcthực hiện các chức năng khác

Trang 22

Sơ đồ 01: Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý

1.2.2 Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là quản lý trong lĩnh vực giáo dục Bàn về khái niệmnày có nhiều ý kiến khác nhau, ở đây chúng tôi xin nêu ra một số quan niệm

cơ bản của các nhà khoa học để từ đó có một khái niệm thống nhất

Học giả nổi tiếng M.I Kônđacốp: “Quản lý giáo dục là tập hợp các biệnpháp tổ chức, cán bộ, kế hoạch hoá, tài chính, cung tiêu… nhằm đảm bảo vậnhành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, để tiếp tục pháttriển và mở rộng hệ thống cả về mặt chất lượng lẫn số lượng”

Theo M.M Mecchiti: Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp (tổchức, cách thức, kế hoạch hoá, tài chính…) nhằm đảm bảo sự vận hành bìnhthường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm sự tiếp tục pháttriển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng

Theo P.V.Khuđôminxky: Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kếhoạch, có ý thức và có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đếntất cả các khâu của hệ thống (từ Bộ Giáo dục đến nhà trường) nhằm đảm bảoviệc giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện,hoàn hảo [19]

Tác giả Đặng Quốc Bảo trong tập bài giảng “Những vấn đề cơ bản về

quản lý giáo dục” có nêu “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là điều hành

phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêucầu phát triển của xã hội Ngày này, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường

LẬP KẾ HOẠCH

KIỂM TRA

CHỈ ĐẠO

TỔ CHỨC

Trang 23

xuyên, công tác giáo dục không chỉ là giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người.Cho nên quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốcdân” [4] Tác giả Nguyễn Ngọc Quang nhận định: Quản lý giáo dục là hệthống tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lýnhằm làm cho hệ thống giáo dục vận hành theo đường lối và nguyên lý giáodục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩaViệt Nam, mà điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệthống giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về thể chất [28].

Tác giả Phạm Minh Hạc: Quản lý giáo dục là quản lý trường học, thựchiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức làđưa nhà giáo dục vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáodục, mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh [12]

Quản lý giáo dục theo nghĩa rộng là quản lý mọi hoạt động giáo dụctrong xã hội, quá trình đó bao gồm các hoạt động có tính giáo dục của bộ máynhà nước, của các tổ chức xã hội, của hệ thống giáo dục quốc dân, của mọi tổchức, cá nhân trong xã hội Quản lý giáo dục theo nghĩa hẹp là quản lý hệ thốnggiáo dục, là quản lý các hoạt động giáo dục và đào tạo trong đơn vị hành chính,trong nhà trường Đó là tổng hợp các biện pháp tác động của nhà QLGD lên đốitượng nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra Hoặc có người quan niệm rằng: QLGD

là những tác động có mục đích, có hệ thống, có tính khoa học lên đối tượngquản lý, là quản lý quá trình dạy và học trong các cơ sở giáo dục

Một cách tổng quát, Quản lý giáo dục là sự tác động có tổ chức, có

mục đích của chủ thể quản lý giáo dục tới đối tượng của quản lý giáo dục

nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục đặt ra [18].

1.2.3 Nhà trường và quản lý Nhà trường

1.2.3.1 Khái niệm Nhà trường

Nhà trường là bộ phận rất quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân

Trang 24

Nhà trường là nơi truyền bá nền văn minh nhân loại và kiến tạo kinh nghiệm

xã hội cho một bộ phận dân cư nhất định

Nhiệm vụ quan trọng của Nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực đápứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá toàn cầu hoá lựclượng sản xuất Trong quản lý trường học việc quản lý con người là trung tâm

số một Con người trong trường học chính là giáo viên và học sinh Vì vậy,quản lý tập thể giáo viên và học sinh để chính họ lại tự quản lý quá trình dạyhọc - giáo dục nhằm tạo ra sản phẩm là nhân cách người lao động đổi mới.Nhiệm vụ trung tâm của Nhà trường là dạy học và giáo dục học sinh Quản lýtrường học là quản lý hoạt động dạy học của giáo viên, hoạt động học của họcsinh, hoạt động phục vụ việc dạy và việc học của nhân viên trong trường làđảm bảo việc kết hợp với các lực lượng trong trường nhằm thực hiện có chấtlượng và có hiệu quả mục đích giáo dục Nhà trường trong hệ thống giáo dụcquốc dân được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm pháttriển sự nghiệp giáo dục và đào tạo Trường học là một bộ phận của hệ thống

xã hội, ở đó tiến hành quá trình giáo dục và đào tạo, gọi chung là “cơ sở giáodục” Có nhiều khái niệm khác nhau về nhà trường: Theo M.I Kônđacôp:

“Nhà trường là một thiết chế đặc biệt của xã hội, là nơi thực hiện các chức năng kiến tạo các kinh nghiệm xã hội cho một nhóm dân cư được huy động vào sự kiến tạo này một cách tối ưu theo quan niệm xã hội, thực hiện chức năng tạo nguồn cho các yêu cầu của xã hội, đào tạo các công dân tương lai”.

[17] Theo Trần Thị Tuyết Oanh: “Nhà trường là một thiết chế nhà nước - xã

hội có chức năng chuyên trách trong việc chuyển giao kinh nghiệm xã hội cho thế hệ trẻ của một đất nước.” [24]

Qua các khái niệm trên ta có thể hiểu khái niệm nhà trường như sau:

Nhà trường là một thiết chế xã hội, là đơn vị cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó việc dạy học, giáo dục được tiến hành có mục đích, có tổ

Trang 25

chức, có kế hoạch nhằm đào tạo con người đáp ứng những yêu cầu cho một

xã hội nhất định [17] Nhà trường ở nước ta mang các đặc điểm sau:

Học sinh cùng một lứa tuổi, cùng trình độ nhận thức được cùng họctheo từng lớp học với số lượng theo quy định của Bộ GD&ĐT cho đến hếtcấp học

Việc dạy học được thực hiện bởi đội ngũ giáo viên, được đào tạo tạicác trường sư phạm trong nước Việc dạy học được tiến hành theo kế hoạch,chương trình thống nhất cho cả nước

Nhà trường luôn gắn với môi trường sống, môi trường tự nhiên nhằmnâng cao hiểu biết của HS về môi trường, bảo vệ môi trường

1.2.3.2 Quản lý Nhà trường:

Nhà trường là một đơn vị cơ bản cấu thành nên hệ thống giáo dục quốcdân, việc quản lý nhà trường là một việc làm vô cùng quan trọng, suy cho cùngchất lượng giáo dục phụ thuộc vào việc quản lýgiáo dục ở phạm vi nhà trường

Quản lý nhà trường là quản lý giáo dục ở quy mô nhà trường, là quá trình tác động có tổ chức, có mục đích của các chủ thể quản lý nhà trường tới các đối tượng nhà trường quản lý, nhằm thực hiện những mục tiêu của nhà trường Quản lý nhà trường bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

a) Quản lý các nguồn lực trong Nhà trường:

Nguồn lực của Nhà trường bao gồm: Nguồn nhân lực, nguồn lực tàichính, nguồn lực vật chất và nguồn lực thông tin

- Quản lý đội ngũ CBQL, GV, NV trong nhà trường bao gồm nhữngviệc sau: Bố trí và sử dụng CBQL, GV, NV; bồi dưỡng và đào tạo đội ngũCBQL, GV, NV; có kế hoạch phát triển đội ngũ

- Quản lý tài chính và các cơ sở vật chất trường học: Quản lýtài chínhtrong nhà trường (quản lý ngân sách, quản lý thu chi); quản lý vốn ngoàingân sách; quản lý CSVC thiết bị dạy học

Trang 26

b) Quản lý hoạt động dạy học, giáo dục và các hoạt động khác trong nhà trường

- Quản lý hoạt động dạy học: Quản lý việc thực hiện chương trình;quản lý hoạt động dạy học của giáo viên; quản lý học tập của học sinh; quản

lý CSVC phục vụ dạy học; quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn; quảnlýhoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên

- Quản lý các hoạt động GD nhằm hình thành và phát triển nhân cáchcho HS: Hoạt động GD đạo đức; GD thẩm mĩ; GD thể chất; GD môi trường;

GD sức khoẻ sinh sản; GD lao động và hướng nghiệp

- Quản lý các hoạt động khác trong nhà trường: Phổ cập giáo dục, huyđộng cộng đồng tham gia xây dựng phát triển nhà trường và thực hiện quảnlýcác nhiệm vụ cụ thể theo từng giai đoạn phát triển

- Quản lý việc đổi mới PPGD

c) Kiểm tra nội bộ trong Nhà trường:

Kiểm tra nội bộ trong trường học là kiểm tra của người Hiệu trưởngđối với các hoạt động trong đơn vị mình nhằm đánh giá việc thực hiện cácnhiệm vụ, phát hiện, khuyến khích cái tốt, phát hiện kịp thời những sai trái đểđưa ra những điều chỉnh nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra

Kiểm tra nội bộ trường học nhằm góp phần XD và duy trì trật tự, kỉcương trong nhà trường, tạo điểu kiện cho nhà giáo và các bộ phận trong nhàtrường hoàn thành nhiệm vụ đạt mục tiêu đề ra

Hiệu trưởng là chủ thể chính rong việc tổ chức kiểm tra nội bộ nhàtrường Đối tượng của kiểm tra là toàn bộ các thành tố của quá trình GDNhà trường

d) Quản lý chất lượng giáo dục:

Chất lượng là một phạm trù phản ánh tổng thể những tính chất, nhữngthuộc tính cơ bản của sự vật, làm cho sự vật này phân biệt với sự vật khác

Trang 27

Hoặc chất lượng của một sản phẩm là sự phù hợp của sản phẩm ấy với mụctiêu mà nhà sản xuất đề ra và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Chất lượng GD là sự phù hợp giữa trình độ của người được GD với cácmục tiêu của quá trình GD ở nhà trường nói riêng và mục đích của XH nói chung

Để quản lý tốt chất lượng GD trong Nhà trường, người Hiệu trưởngcần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau (Theo Báo cáo Chính phủ về giáodục 2005):

- Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học

- Đưa tin học vào nhà trường và ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học

- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, GV, NV

- Triển khai hệ thống kiểm định chất lượng GD

- Đánh giá chất lượng giáo dục

Như vậy quản lý ĐMPPDH là một nội dung quan trọng trong quản lý chất lượng giáo dục của Nhà trường.

1.3 Đổi mới phương pháp dạy học

1.3.1.Quan niệm chung về đổi mới PPDH

Đổi mới PPDH được hiểu là: Đưa các PPDH mới vào nhà trường trên

cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS để HS tự phát hiện,

tự giải quyết vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, từ đó tự chiếm lĩnh và biết vận dụng các kiến thức kỹ năng cơ bản với sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên nhằm góp phần thực hiện đổi mới giáo dục trung học phổ thông hiện nay

Đổi mới PPDH không phải là thay cái cũ bằng cái mới Mà là sự kế thừa có chọn lọc và sáng tạo hệ thống PPDH truyền thống hiện có giá trị tích cực trong việc hình thành tri thức, rèn luyện kỹ năng, kinh nghiệm và phát triển thái độ tích cực với đời sống

Trang 28

Đổi mới PPDH còn là đổi mới kỹ thuật thực hiện các phương pháp dạy học hiện đang sử dụng trong các nhà trường.

1.3.2 Bản chất của đổi mới phương pháp dạy học

Đổi mới PPDH là thay đổi, kế thừa các PPDH truyền thống và tiếp thu những PPDH mới một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay Đổi mới không phải thay cái

cũ bằng cái mới Nó là sự kế thừa, sử dụng một cách có chọn lọc và sáng tạo hệthống PPDH truyền thống hiện còn có giá trị tích cực trong việc hình thành trithức, rèn luyện kĩ năng, kinh nghiệm và phát triển thái độ tích cực đối với đờisống, chiếm lĩnh các giá trị xã hội Đổi mới PPDH theo hướng khắc phục cácphương pháp đã lạc hậu, truyền thụ một chiều, tăng cường sử dụng các phươngtiện thiết bị dạy học tạo điều kiện cho người học hoạt động tích cực, độc lập vàsáng tạo Đổi mới PPDH là tăng cường vận dụng những thành tựu mới của khoahọc, kĩ thuật, công nghệ tin học có khả năng ứng dụng trong quá trình dạy họcnhằm nâng cao chất lượng dạy học Đổi mới PPDH phải được tổ chức, chỉ đạomột cách có hệ thống, khoa học, đồng bộ, khả thi Đổi mới PPDH phải thực sựgóp phần nâng cao chất lượng dạy học [15]

Đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới PPDH nói riêng là quy luật pháttriển tất yếu của thời đại và mỗi quốc gia trên bước đường phát triển xã hội,giáo dục và chính bản thân người làm công tác giáo dục, của giáo viên và họcsinh trong điều kiện mới

Đổi mới PPDH đòi hỏi phải kiên quyết loại bỏ các PPDH lạc hậu,truyền thụ một chiều, biến học sinh thành thụ động trong học tập, mất dầnkhả năng sáng tạo vốn có của người học Đồng thời khắc phục những chướngngại vật về tâm lí, những thói quen cổ hủ đã trở thành thâm căn cố đế ở cảngười dạy và người học

Trang 29

Phải quyết tâm, mạnh dạn chiếm lĩnh những thành tựu mới của khoahọc kĩ thuật, ứng dụng sáng tạo khoa học kĩ thuật vào quá trình dạy học nhằmgóp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Đổi mới PPDH phải được tổ chức, chỉ đạo một cách có hệ thống, khoahọc, đồng bộ, có tính khả thi Không được cầu toàn, thụ động, phải mạnh dạnvừa làm, vừa rút kinh nghiệm

Đổi mới PPDH phải thực sự góp phần nâng cao chất lượng dạy học.Định hướng đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận hệ thống quá trình dạy học

Đặt sự đổi mới PPDH trong mối quan hệ biện chứng với sự đổi mớimục tiêu; đổi mới nội dung, chương trình; phương tiện; kiểm tra đánh giá

Đổi mới PPDH theo định hướng của mục tiêu đổi mới giáo dục hiện

nay, về bản chất là đổi mới cách thức tổ chức dạy học phát huy “tính tích

cực, chủ động sáng tạo” của học sinh Đổi mới sao cho người học trở thành

chủ thể thực sự tích cực, tự giác trong hoạt động của chính mình

Để đổi mới thành công PPDH, cần phải đổi mới một cách toàn diện,đồng bộ các thành tố, các bộ phận cấu thành của quá trình dạy học Sự đổimới cần bắt đầu ở việc lập kế hoạch, thiết kế và triển khai kế hoạch bài học ởtrên lớp đến vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học, đa dạnghoá các phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy và cuối cùng là đánh giákết quả dạy học [15]

Đổi mới PPDH không phải hướng tới mục đích tự thân nó, nghĩa là đổimới cách thức hoạt động bằng mọi giá, mà nhằm hướng tới chất lượng giáo dụcmới, nhằm đạt được những mục tiêu mới đối với giáo dục thế hệ trẻ Nếu nhưtrong nền giáo dục cũ, nói đến giảng dạy chủ yếu là nói đến truyền thụ kiếnthức, hình thành kĩ năng thì giáo dục hiện đại hướng tới việc chuẩn bị cho HScác năng lực và phẩm chất cần thiết để họ đi vào cuộc sống xã hội, có thể ứngphó các tình huống trong sản xuất và đời sống đặt ra Như vậy, đổi mới PPDH

Trang 30

Với những thành tựu của tâm lý học, đặc biệt là tâm lí học dạy học,ngày nay trên thế giới tồn tại nhiều quan niệm, xu hướng lí luận dạy học khácnhau: dạy học giải quyết vấn đề, dạy học hướng vào HS; dạy học tích cực,dạy học kiến tạo; dạy học hợp tác… Những quan niệm và mô hình lí luận dạyhọc hiện đại là những thành tựu quan trọng của khoa học giáo dục hiện đại.Các quan niệm và mô hình lí luận dạy học đó có những ưu điểm, những thếmạnh riêng, được vận hành và phát huy tác dụng trong những môi trường,điều kiện dạy học phù hợp Đồng thời chúng cũng có những mặt hạn chế,nhược điểm Điều đó đòi hỏi cần phải hiểu biết đầy đủ, biết phát huy ưuđiểm, khắc phục nhược điểm, vận dụng phù hợp và có hiệu quả nhất đối vớiđối tượng HS và môi trường, điều kiện dạy học cụ thể, ở nước ta Có thể kể

ra một số quan niệm dạy học hiện nay:

- Quan niệm “dạy học lấy HS làm trung tâm”

Trên diễn đàn khoa học giáo dục ở nước ta hơn 10 năm gần đây, cónhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng lấy HS làm trung tâm với nhữngcách tiếp cận khác nhau

Bàn về khái niệm, bản chất của dạy học lấy HS làm trung tâm, tác giảPhan Trọng Luận cho rằng: dạy học lấy HS làm trung tâm là một tư tưởng dạyhọc tiến bộ, là bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề,tạo được một số chuyển hóa, một sự vận động bên trong của chủ thể HS

Do đó mà một trong những phương hướng đổi mới PPDH quán triệt tưtưởng lấy HS làm trung tâm là tích cực hóa hoạt động học tập của HS trên cơ

sở tự giác, tự do khám phá theo tổ chức, hướng dẫn của GV Trong quá trìnhdạy học cần tôn trọng mục đích, nhu cầu, khả năng, hứng thú, lợi ích học tậpcủa HS Với PPDH này đòi hỏi GV phải có trình độ chuyên sâu, năng lực sưphạm, khả năng sáng tạo, cố vấn trong các hoạt động của HS

- Quan niệm dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập

Trang 31

Xoay quanh việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt độnghọc tập cũng có nhiều quan niệm khác nhau Theo quan điểm của tác giảNguyễn Kỳ trong “Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm”(Hà Nội – 1996), ông cho rằng: “ Hệ PPDH tích cực lấy người học làm trungtâm là hệ PPDH tích cực: đưa ra 4 đặc trưng cơ bản của hệ PPDH tích cực vàtương ứng với quy trình dạy học tích cực 4 thời kỳ:

1/ Người học, chủ thể của hoạt động học, tự mình tìm ra kiến thứcbằng hành động của chính mình <-> nghiên cứu cá nhân

2/ Người học tự thể hiện mình và <-> Hợp tác với bạn, học bạn

3/ Nhà giáo là người tổ chức và hướng dẫn quá trình và kết hợp cánhân hóa (HS tiến hành công việc độc lập theo nhịp độ phù hợp với năng lực)với xã hội hóa (qua trao đổi, cenima) việc học của người học <-> hợp tác vớithầy, học thầy

4/ Người học tự kiểm tra, tự điều chỉnh, tự rút kinh nghiệm về cáchgiải quyết vấn đề của mình <-> tự kiểm tra, tự đánh giá và tự điều chỉnh

Để thấy rõ sự khác biệt giữa hai phương pháp, hãy xét bảng so sánh sau:

Bảng 1 .1: Dạy học theo truyền thống và dạy học theo định hướng đổi mới

Mục đích Để chứng minh giáo viên làmột chuyên gia. Đáp ứng được nhu cầu củahọc sinh để biết và làm.Mục tiêu Để giảng hết tài liệu, trìnhbày hết nội dung. Để cải thiện các hoạt độngthực hành của học sinh.Vai trò của GV Nguồn thông tin: giáo viên Là người hướng dẫn.

Phương pháp Học sinh bị động tiếp thuthông tin. Học sinh tham gia tích cựctrong quá trình học tập.

- Có nhiều cơ hội để ứngdụng các kỹ năng thông quacác hoạt động đóng vai,nghiên cứu tình huống vànhững kinh nghiệm khác

- Các hoạt động sau đào tạo

Trang 32

Mục đích của

thông tin phản

hồi

- Để biết xem liệu học sinh

có hiểu nội dung không

- Để kiểm tra sự ghi nhớ củahọc sinh

- Để biết xem liệu học sinh

có ứng dụng những kiến thức

họ đã học hay không

- Để biết xem liệu học sinh

có cần hỗ trợ thêm vềphương pháp thực hành haynhững hướng dẫn giải phápkhông

Ưu điểm

- Hiệu quả - trình bày đượckhối lượng thông tin nhiềuhơn trong một khoảng thờigian ngắn

- Hiệu quả trong lối trìnhbày thông tin với mục đích

“biết cũng hay” hơn là “cầnphải biết”

- Rất hiệu quả - một giảngviên có thể trình bày cho rấtnhiều người cùng một lúc

- Học viên trực tiếp tham giavào quá trình học tập

- Có cơ hội áp dụng

- Phản hồi ngay

- Cảm thấy hài lòng hơn vớinhững kinh nghiệm học tậpthu được

- Tăng thêm sự hiểu biết vàghi nhớ

- Đề cập tới nhiều phongcách học tập khác nhau

- Giao tiếp hai chiều

Nhược điểm

- Lượng thông tin quá lớnthường dẫn đến sự thiếu tậptrung

- Nhu cầu của học sinhthường không được đề cập

- Ít thỏa mãn với kinhnghiệm học tập

- Hạn chế hiệu quả vớinhiều phong cách khácnhau

- Không có cơ hội để vậndụng và thu nhận thông tinphản hồi

- Giao tiếp một chiều

- Trình bày được ít nội dunghơn trong một khoảng thờigian

- Mất nhiều thời gian hơn vìphải tạo cơ hội cho học sinhthực hành

- Có thể tốn kém vì số lượnghọc sinh nhiều

Trang 33

1.3.3 Đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường THCS

1.3.3.1 Trường Trung học cơ sở

“Trường THCS là cơ sở giáo dục của bậc trung học, bậc học nối tiếp giữa bậc tiểu học và bậc THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam” [14]

Mục tiêu của giáo dục THCS được quy định tại Điều 27, khoản 3,Chương II, Luật sửa đổi, bổ sung luật giáo dục Việt Nam 2009 [20], cụ thể

như sau: “Giáo dục THCS nhằm giúp cho học sinh củng cố và phát triển

những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở

và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để tiếp tục học THPT, trung cấp, trung học nghề hoặc

đi vào cuộc sống lao động” Nhà trường THCS có tư cách pháp nhân.

Nhiệm vụ và quyền hạn của trường THCS được ghi tại Điều 3-Điều lệtrường trung học cơ sở, trường THPT và trường PT có nhiều cấp học năm2011[ 7], bao gồm 9 nhiệm vụ sau:

- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác củachương trình giáo dục phổ thông;

- Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điềuđộng giáo viên, cán bộ, nhân viên;

- Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh bỏ học đếntrường, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Thực hiện kế hoạch phổ cập GD trung học cơ sơ trong phạm vicộng đồng;

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục.Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục;

- Quản lý sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy

Trang 34

định của Nhà nước;

- Tổ chức giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia hoạt động xã hội;

- Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượnggiáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục;

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

1.3.3.2 Mục đích của đổi mới PPDH ở trường THCS

Việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục THCS đòi hỏi phải đổimới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, PTDH đến cách thức đánhgiá kết quả dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới PPDH

Mục đích của việc đổi mới PPDH ở trường THCS là thay đổi lối dạyhọc truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực”nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyệnthói quen và khả năng tự học, tính thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thứcvào các tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin,niềm vui, hứng thú trong học tập Làm cho “Học” là quá trình kiến tạo; HStìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin… Chútrọng hình thành các năng lực (tự học, sáng tạo, hợp tác…) dạy phương pháp

và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học Học để đáp ứng những yêu cầucủa cuộc sống hiện tại và tương lai

Muốn đổi mới cách học, phải đổi mới cách dạy Cách dạy quyết địnhcách học, tuy nhiên thói quen học tập thụ động của HS cũng ảnh hưởng đếncách dạy của thầy Mặt khác, cũng có trường hợp HS mong muốn được họctheo hướng tích cực nhưng GV chưa đáp ứng được Do vậy, GV cần đượcbồi dưỡng, phải kiên trì cách dạy theo PPDH tích cực, tổ chức các hoạt độngnhận thức từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, hình thành thói quencho HS Trong đổi mới PPDH phải có sự hợp tác của thầy và trò, sự phối hợphoạt động dạy với hoạt động học thì mới có kết quả PPDH tích cực hàm

Trang 35

chưa cả phương pháp dạy và phương pháp học Để đạt hiệu quả cao trongthực hiện đổi mới PPDH ở trường THCS, cần tập trung vào 8 nội dung sau:

- Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và GV về đổi mới PPDH

- Nâng cao trình độ chuyên môn cho GV đáp ứng đổi mới PPDH

- Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong đổi mới PPDH

- Đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn đáp ứng mục tiêu của đổimới PPDH

- Đổi mới thiết kế bài học và tổ chức các hoạt động dạy học

- Phối hợp việc cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống và sửdụng các phương pháp dạy học tích cực

- Đổi mới kiểm tra, đánh giá KQHT của HS

- Đổi mới khai thác sử dụng CSVC và TBDH của GV

1.3.3.3 Yêu cầu đổi mới PPDH ở trường THCS

- Yêu cầu chung:

+ Dạy học tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập củaHS; Dạy học kết giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, giữa hình thức học

cá nhân với hình thức học theo nhóm, theo lớp

+ Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa GV và HS, giữa HS với HS.+ Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực, tăngcường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống

+ Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực

tự học, tự nghiên cứu, tạo niềm vui, hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ

tự tin trong học tập cho HS

+ Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, TBDHđược trang thiết bị hoặc do GV tự làm, đặc biệt lưu ý đến ứng dụng của côngnghệ thông tin

Trang 36

+ Dạy học chú trọng đến việc đa dạng nội dung, các hình thức, cáchthức đánh giá và tăng cường hiệu quả việc đánh giá.

- Yêu cầu đối với HS:

+ Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tựkhám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành

vi đúng đắn

+ Tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập; thực hành thí nghiệm;thực hành vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết cáctình huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn; xây dựng và thực hiện các kếhoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện

+ Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cựcthảo luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy, cho bạn

+ Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩmhoạt động học tập của bản thân và bạn bè

- Yêu cầu đối với giáo viên:

+ Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập vớicác hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bàihọc, với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiện cụ thể của lớp, của trường vàđịa phương

+ Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho HS được tìmkiến thức; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của HS;tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tậpcho HS; giúp các em phát triển tối đa năng lực, tiềm năng

+ Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập pháttriển tư duy và rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùnghọc tập; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành; hướng dẫn HS có thói quenvận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn

+ Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách

Trang 37

hợp lý, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học; nộidung, tính chất của bài; đặc điểm và trình độ HS; thời lượng dạy học và cácđiều kiện dạy học cụ thể của trường, địa phương.

- Yêu cầu đối với cán bộ quản lý giáo dục

+ Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông thể hiện ở chươngtrình, SGK, PPDH, sử dụng phương tiện, thiết bị, hình thức tổ chức dạy học

và đánh giá kết quả giáo dục

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho GV thực hiện đổi mới PPDH

+ Có biện pháp quản lý chỉ đạo đổi mới PPDH trong nhà trường mộtcách hiệu quả; thường xuyên tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá các hoạtđộng dạy và học theo định hướng đổi mới PPDH

+ Động viên, khen thưởng kịp thời những GV thực hiện có hiệu quảđổi mới PPDH, đồng thời phê bình, nhắc nhở những người chưa tích cực đổimới PPDH

1.3.3.4 Các điều kiện cho sự đổi mới PPDH ở trường THCS

Trong một công trình nghiên cứu, Phạm Minh Hạc [2000, 56] cho rằngđổi mới PPDH ở trường phổ thông cần chú ý đến các điều kiện:

Trang 38

phạm, biết cách ứng xử tinh tế, biết sử dụng các thiết bị hiện đại, có thể địnhhướng sự phát triển của HS nhưng cũng đảm bảo sự tự do của HS trong hoạtđộng học tập.

2/ Điều kiện quan trọng thứ hai là HS dần dần thích ứng với PPDHmới, giác ngộ mục đích học tập tự nguyện, tự giác trong các hoạt động họctập, có ý thức về kết quả học tập của cá nhân và tập thể lớp, biết tự học vàtranh thủ học ở mọi nơi, mọi lúc…

3/ Nội dung chương trình SGK

4/ Phương tiện thiết bị

5/ Kiểm tra, thi cử, đánh giá HS

6/ Sự quản lý trong Nhà trường: Hiệu trưởng cần có thái độ trân trọng,ủng hộ, khuyến khích mỗi sáng kiến cải tiến của GV; phải biết hướng dẫn,giúp đỡ GV đổi mới PPDH; làm cho phong trào đổi mới PPDH ngày càngrộng rãi, thường xuyên và có hiệu quả

Như vậy, khi xây dựng các biện pháp chỉ đạo đổi mới PPDH cần quantâm tới các nhân tố và cũng là các điều kiện sau:

1/ Trình độ, năng lực GV

Nếu đề cập đến vai trò của người dạy, đúng như một nhà giáo dục học

Ấn Độ nhận xét “Không có một nền giáo dục nào cao hơn trình độ GV củanền giáo dục ấy” Thực tế cho thấy: GV là người quán triệt đầy đủ nhất vềmục tiêu giáo dục, về nội dung chương trình, nắm vững các quy luật về tâm

lý, về sự phát triển tư duy HS, GV cũng là nhân tố quyết định trong đổi mớiPPDH, đổi mới nhà trường, do đó GV có trình độ sẽ tự thấy mình phải đổimới để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, để tiến kịp với thời đại và đểnâng cao chất lượng đào tạo, tạo sự hứng khởi, hứng thú trong học tập cho

HS Có trình độ nhận thức, GV sẽ tự rèn năng lực, có điều kiện thực hiện đổi

Trang 39

mơi PPDH, biết tổ chức hướng dẫn HS học tập, biết đề xuất những phương

án về giáo trình, về thiết bị và tự biết giữ quy luật giá trị thật và giá trị ảo,hiệu quả ngoài của quá trình dạy học

Bên cạnh đó, đội ngũ các nhà quản lý giáo dục cũng có vai trò quantrọng trong việc theo dõi, đôn đốc, giám sát, kiểm tra dạy và học Chính độingũ quản lý góp phần không nhỏ trong việc nâng cao, duy trì chất lượng giáodục ở mỗi cơ sở giáo dục

2/ Nội dung chương trình sách giáo khoa:

Chương trình và sách giáo khoa đều thể hiện mục tiêu đào tạo, là nộidung giáo dục cơ bản của nhà trường, chương trình và sách giáo khoa sẽquyết định nội dung dạy và học Muốn đổi mới PPDH phải đảm bảo chươngtrình và sách giáo khoa đã có các yếu tố đổi mới, tạo điều kiện phát huy vaitrò sáng tạo của thầy và trò, bởi đó là phương tiện để nhận thức và hướng dẫnnhận thức

3/ Phương tiện thiết bị:

Quan điểm giáo dục hoạt động cho rằng nhân cách phát triển quahoạt động, bằng hoạt động Những tiền đề quan điểm đó cho phép khẳngđịnh rằng, trong lĩnh vực giáo dục, phương pháp trực quan tạo ra hiệu quảlớn trong dạy và học Ở một khía cạnh khác, đổi mới PPDH là đưa HS tiếpcận với thực tế, quan sát, phân tích để lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩnăng nên không chỉ truyền đạt một chiều bằng lí thuyết mà đòi hỏi phải cóthiết bị thực hành

4/ Cơ chế quản lý và phương thức đánh giá.

Điểm nổi bật trong hệ thống quản lý có tác động mạnh mẽ đến sự đổimới lao động là chế độ chính sách thúc đẩy, tạo động lực tích cực, và quantrọng nhất là sử dụng đúng quy luật giá trị

Nếu định hướng giá trị theo lối từ chương, áp đặt hình thức thì lao

Trang 40

động của GV sẽ vận hành theo hướng thiếu thực chất, đối phó, máy móc, dậpkhuôn Ngược lại, nếu trong công tác quản lý mà xác định được hệ thốngđánh giá trân trọng những giá trị tích cực, tạo được sức sống trong dạy vàhọc, thì sự đổi mới dạy học trong GV được phát triển Vì vậy, phương thứcthi cử để đánh giá HS sẽ góp phần tích cực đến ảnh hưởng của giá trị đối vớilao động của GV.

5/ Môi trường xã hội và gia đình.

Đổi mới Nhà trường nói chung và đổi mới PPDH nói riêng không thểkhông kết nối với những mối quan trọng là gia đình và xã hội Nhà trường sẽlớn hơn, mạnh hơn nếu biết phối hợp và phát huy sức mạnh của gia đình và

xã hội

Trên đây là 5 yếu tố quan trọng tạo nên những điều kiện cơ bản chocông cuộc đổi mới PPDH, trong đó, yếu tố trình độ và năng lực của GV luônđóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn nhất

1.4 Hiệu trưởng trường THCS quản lý đổi mới phương pháp dạy học

1.4.1 Vai trò, vị trí, chức năng của Hiệu trưởng

Điều 16, Luật Giáo dục chương II, đã quy định “Hiệu trưởng và PhóHiệu trưởng phải là giáo viên có trình độ đạt chuẩn, đã dạy ít nhất 5 năm ởbậc trung học hoặc bậc học cao hơn, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt;

có trình độ chuyên môn vững vàng; có năng lực quản lý, được bồi dưỡng

lý luận và nghiệp vụ quản lý giáo dục; có sức khỏe, được tập thể giáo viên,nhân viên tín nhiệm”

Chức năng quản lý của Hiệu trưởng Nhà trường là: chức năng kếhoạch hóa; chức năng tổ chức; chức năng chỉ đạo thực hiện; chức năng kiểmtra đánh giá Trong quản lý không thể quy về một chức năng duy nhất nào đó,chỉ có tất cả các chức năng trong sự thống nhất và tác động qua lại giữachúng mới được xem là quản lý Việc phân chia các chức năng riêng rẽ chỉ làtương đối, bởi vì tất cả các chức năng đều “nằm” trong nhau và chúng đều

Ngày đăng: 21/04/2017, 22:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
15. Bùi Minh Hiền (2006), Quản lýgiáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lýgiáo dục
Tác giả: Bùi Minh Hiền
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2006
16. Nguyễn Thúy Hồng – Nguyễn Quang Ninh (2008), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn THCS, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề đổimới phương pháp dạy học môn Ngữ văn THCS
Tác giả: Nguyễn Thúy Hồng – Nguyễn Quang Ninh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
17. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý giáo dục- Một số vấn đề lý luận vàthực tiễn
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
18. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lýgiáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lýgiáo dục
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2008
22. Hồ Chí Minh (1977), Vấn đề giáo dục, Nxb Giáo dục – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giáo dục
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Giáo dục – Hà Nội
Năm: 1977
23. Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục (2002), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2002)
Tác giả: Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
24. Trần Thị Tuyết Oanh (2005), Giáo dục học tập1, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học tập1
Tác giả: Trần Thị Tuyết Oanh
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2005
25. Hoàng Phê (2008), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2008
29. Quốc hội (2000), Nghị quyết về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết về đổi mới chương trình giáo dục phổthông
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
30. Hà Nhật Thăng - Đào Thanh Âm (1988) Lịch sử giáo dục thế giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử giáo dục thế giới
Nhà XB: NxbGiáo dục
31. Trung tâm thông tin và tư vấn phát triển (2001), Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật - ngành GD &amp;ĐT Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống các văn bảnquy phạm pháp luật - ngành GD &ĐT Việt Nam
Tác giả: Trung tâm thông tin và tư vấn phát triển
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốcgia
Năm: 2001
1. Aphanaxép (1979), Con người trong hệ thống xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Khác
2. Aunapu (1979) Quản lýlà gì?, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Khác
3. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị số: 40/CTTW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lýgiáo dục Khác
4. Đặng Quốc Bảo (1995) Quản lýgiáo dục - Một số khái niệm và luận đề, trường cán bộ quản lý giáo dục TU1, Hà Nội Khác
5. Bộ GD&amp;ĐT (2002), Chỉ thị số: 04/ 2002/TT-BGD&amp;ĐT về việc hướng dẫn UBND các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện Chỉ thị số:14/2001/CT-TTg Khác
6. Bộ GD&amp;ĐT (2004), Chỉ thị số 25/2004/CT-BGD&amp;ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ của toàn ngành Khác
8. Bộ GD&amp;ĐT (2007), Điều lệ Trường trung học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Khác
9. Chính phủ nước cộng hòa xã họi chủ nghĩa Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo 2011-2020 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w