1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

MộT số HÌNH THứC tổ CHứC dạy học đạo đức 5 NHằM PHÁT TRIểN NĂNG lực và PHẩM CHấT của học SINH

44 3K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 367 KB

Nội dung

Để thực hiện điều này, môn Đạo đức thực hiện ở nhiệm vụ là:- Hình thành cho học sinh ý thức về những chuẩn mực hành vi Đạo đứctri thức và niềm tin từ đó, định hướng cho các em những giá

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 2

A.PHẦN MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài

1 Về cơ sở lí luận

1.1 Vị trí của Giáo dục tiểu học

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, tiểu học là bậc học có ý nghĩa vôcùng quan trọng bởi vì tiểu học ngày nay là bậc học tương đối độc lập vàhoàn chỉnh, bậc học dành cho 100% dân cư của đất nước Việt Nam, đây làbậc học có tính phổ cập đối với tất cả trẻ em từ 6 đến 11 tuổi tốt nghiệp tiểuhọc là trình độ tối thiểu bắt buộc phải đạt tới của mọi người dân, tạo nên mặtbằng dân trí của cả dân tộc Trình độ tối thiểu này trong thời đại ngày naytrực tiếp liên quan đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc củamọi người, cải thiện đội ngũ người lao động, đặt nền móng vững chắc choviệc đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu cao củacông cuộc CNH, HĐH đất nước Vì thế dạy học và giáo dục ở bậc tiểu học sẽkhông chỉ đặt nền móng cho giáo dục phổ thông mà còn đặt nền móng chotoàn bộ sự hình thành nhân cách của con người Điều đó cho thấy rằng những

gì thuộc về tri thức và kỹ năng, về hành vi tính người được hình thành và địnhhình ở học sinh tiểu học sẽ theo suốt đời mỗi người Bởi vì những gì đã hìnhthành và định hình ở trẻ em rất khó thay đổi, khó cải tạo lại Vì vậy những gìtrẻ em không đạt được ở bậc học này rất khó có thể bù đắp ở những bậc học sau

Như vậy giáo dục ở tiểu học ngày càng khẳng định vị trí của mình trong

hệ thống giáo dục quốc dân là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hìnhthành phát triển toàn diện nhân cách của con người, đặt nền móng vững chắccho giáo dục phổ thông và toàn bộ hệ thống giáo dục phổ thông và toàn bộ hệthống giáo dục quốc dân

Hiện này không chỉ riêng gì ở nước ta mà tất cả các Quốc gia trên thếgiới đều đặc biệt quan tâm đến giáo dục tiểu học Trong cuốn chuyên khảo

“Công tác quản lý hành chính và sư phạm của trường tiểu học” tác giả JeanValeren đã ghi ý kiến của UNESCO như sau: “Tiểu học không cần phải bàncãi gì nữa, là cấp đào tạo chính để cung cấp nền giáo dục cơ bản mà mọi trẻ

em có quyền được hưởng”

Giáo sư Phạm Tất Dong cũng đã từng khẳng định: “Giáo dục tiểu học là

bộ phận nền tảng để trên đó chúng ta xây dựng tòa nhà học vấn cho toàn dân”

1.2 Vị trí của môn Đạo đức trong giáo dục tiểu học.

Môn Đạo đức có vị trí đặc biệt quan trọng mà không một môn học nào cóthể thay thế được Bởi lẽ chức năng của nó là giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu

Trang 3

học với hệ thống chuẩn mực hành vi Đạo đức được quy định trong chương trìnhmôn học này Để thực hiện điều này, môn Đạo đức thực hiện ở nhiệm vụ là:

- Hình thành cho học sinh ý thức về những chuẩn mực hành vi Đạo đức(tri thức và niềm tin) từ đó, định hướng cho các em những giá trị Đạo đức phùhợp với những chuẩn mực được quy định trong chương trình môn Đạo đức,

- Giáo dục học sinh những xúc cảm, thái độ, tình cảm Đạo đức đúng đắnliên quan đến chuẩn mực hành vi quy định

- Hình thành cho các em những kỹ năng hành vi phù hợp với các chuẩnmực và trên cơ sở đó, rèn luyện thói quen Đạo đức tích cực

1.3 Tầm quan trọng của phương pháp dạy học Đạo đức.

Môn Đạo đức đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc giáo dục Đạo đứccho học sinh tiểu học mà các môn học khác không thay thế được môn Đạo đức

là vì:

- Môn Đạo đức thực hiện đồng thời cả 3 nhiệm vụ giáo dục Đạo đức

- Nội dung môn Đạo đức bao gồm hệ thống các chuẩn mực hành vi Đạođức tương ứng với các tình huống thường gặp của học sinh trong cuộc sống củamình (trong đó, có những chuẩn mực bắt buộc và những chuẩn mực mang tínhmềm dẻo do địa phương tự chọn)

- Môn Đạo đức có khả năng hình thành cho học sinh những hành vi Đạođức một cách thường xuyên, có hệ thống

- Môn Đạo đức định hướng việc tích hợp giáo dục Đạo đức qua việc dạyhọc những môn học khác ở tiểu học

- Qua môn Đạo đức, có thể tổ chức những hoạt động mang tính chất liênmôn như khi dạy học bài Đạo đức, giáo viên có thể tổ chức cho mỗi học sinh vẽtranh, hoặc hát

- Môn Đạo đức có mối quan hệ mật thiết với việc tổ chức các hoạt độngngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học Nó định hướng, làm cơ sở cho những hoạtđộng giáo dục khác nhau Việc tích hợp như vậy vừa củng cố khắc sâu, mở rộngkết quả dạy học môn Đạo đức, vừa làm phong phú các môn học làm cho hoạtđộng của các em được thực hiện một các tự giác hơn

- Mối quan hệ của môn Đạo đức với các môn học khác, với hoạt độngngoài giờ lên lớp có tác dụng bảo đảm tính trọn vẹn, tính hệ thống, tính liên tụccủa quá trình giáo dục học sinh, góp phần thực hiện mục tiêu chung giáo dụctiểu học về hình thành nhân các Đạo đức cho các em

2 Về cơ sở thực tiễn

Thực tiễn dạy học phân môn Đạo đức hiện nay ở bậc tiểu học cho thấy:Giáo viên tiếu học còn gặp nhiều khó khăn trong việc vận dụng phương pháp

Trang 4

dạy học Giáo viên lên lớp chủ yếu thuyết trình giảng giải, chưa biết vận dụnglinh hoạt các phương pháp dạy học Đạo đức vì thế mà giáo viên gặp rất nhiềukhó khăn trong việc sử dụng phương pháp để dạy học phân môn này Khi tiếnhành giờ dạy, giáo viên thường cho học sinh trả lời một số câu hỏi để củng cốkhắc sâu mà chưa chú ý tới việc tổ chức các hình thức dạy học nhằm gây hứngthú học tập cho học sinh Vì vậy, học sinh tiếp thu kiến thức do giáo viên truyềnđạt một cách thụ động, áp đặt, còn chưa hứng thú trong việc học Đạo đức nêngiờ học chưa phát huy được tính tích cực nhận thức của học sinh Các kiến thức

mà học sinh có được sau mỗi bài học chỉ dừng ở mức độ ghi nhớ và tái hiện đơnthuần, thiếu tính sáng tạo, thiếu tính bền vững

Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Một số hình thức tổ chức

dạy học đạo đức 5 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.”

II Mục đích

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, đề tài thiết kế một

số hình thức tổ chức dạy học đạo đức 5 nhằm phát triển năng lực và phẩm chấtcủa học sinh

III Khách thể, đối tượng, nghiên cứu

1 Khách thể

Lĩnh vực khoa học làm cơ sở lí luận cho đề tài

- Quá trình dạy học môn Đạo đức

- Các hình thức tổ chức dạy học

2 Đối tượng nghiên cứu

Các hình thức tổ chức dạy học và cách thức sử dụng chúng trong quá trìnhdạy học môn Đạo đức lớp 5 ở trường tiểu học

IV Giả thiết khoa học

Nếu thiết kế được các hình thức phù hợp với các bài Đạo đức lớp 5với mục tiêu môn Đạo đức lớp 5 với khả năng, hứng thú của học sinh và vậndụng chúng vào dạy học môn học này thì sẽ nâng cao được kết quả dạy họcmôn này

V Nhiệm vụ nghiên cứu

1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài: “Làm rõ những khái niệm những vấn đề

liên quan đến dạy học môn Đạo đức và các hình thức dạy học ”

2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: Làm rõ thực tiễn, vận dụng các phương pháp

dạy học nói chung và phương pháp dạy học nói riêng ở các trường tiểu học hiệnnay và những phương pháp được giới thiệu trong tài liệu dạy học môn Đạo đứclớp 5

3.Tổ chức các hình thức dạy học cho môn Đạo đức 5

Trang 5

4 Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm định tính khả thi của đối tượng và từ đó chứng minh giả thiết khoa học đề ra

IV Phương pháp nghiên cứu.

1 Các phương pháp nghiên cứu lí luận.

Phân tích tổng hợp, hệ thống hóa những tài liệu lí luận (giáo trình, các bàibáo, các công trình nghiên cứu khoa học để nghiệm thu) nhằm giải quyết nhiệm

vụ nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài

2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

+ Phương pháp điều tra: bằng phiếu hỏi đối với cán bộ quản lí, giáo viêntiểu học để tìm hiểu thực tiễn vận dụng các phương pháp trong dạy học mônĐạo đức hiện nay

- Phương pháp phỏng vấn trò chuyện với cán bộ quản lí, giáo viên tiểuhọc về thực trạng vận dụng các phương pháp trong dạy học môn Đạo đức

- Phương pháp quan sát: hành động của giáo viên, hành vi của học sinhtrong quá trình dạy học môn Đạo đức lớp 5

- Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành soạn giáo án có vận dụng các hìnhthức do đề tài thiết kế dạy và tiến hành kiểm tra so sánh kết quả

3 Xử lí số liệu điều tra và thực nghiệm.

Sử dụng các công thức, chỉ số trung bình cộng và tỉ lệ phần trăm để xử líkết quả điều tra và kết quả thực nghiệm sư phạm

VII Phạm vi nghiên cứu đề tài.

- Cơ sở lí luận

+ Quá trình dạy học

+ Các hình thức dạy học

- Điều tra thực trạng tại trường tiểu học

- Với 2 bài Đạo Đức lớp 5

Trang 6

B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

I Một số vấn đề lý luận về dạy học môn Đạo đức và phương pháp dạy học

Đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới cách thức tiến hành phươngpháp, đối mới phương tiện và hình thức triến khai phương pháp trên cơ sở khaithác triệt để ưu điểm của phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phươngpháp dạy học mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo củangười học

1.2 Một số đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học

- Nhu cầu, động cơ, hứng thủ của học sinh tiểu học

Bước vào nhà trường tiểu học, các em được hoạt động trong một môitrường mới, môi trường nhà trường với hoạt động chủ đạo là học tập Do đó,nhu cầu học tập của học sinh ngày càng có ý nghĩa quan trọng hơn đối với sựphát triển trí tuệ Chính nhu cầu học tập đã trở thành động cơ thúc đấy các em tựgiác tích cực họe tập Theo các nhà tâm lý học “ở tiểu học phần lớn học sinhchưa hứng thú chuyên biệt với từng môn học các em cũng chưa chú ý đi sâu vào

ý nghĩa mỗi môn học.Việc các em học sinh tiểu học thích môn nào, bài nào phụthuộc khả năng sư phạm của người giáo viên” Các nhà ngniên cứu còn chothấy “Động cơ học tập không sẵn có, cũng không thể áp đặt từ ngoài vào màphải hình thành dần trong quá trình học sinh ngày càng đi sâu và chiếm lĩnh đốitượng học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên Nếu trong tiết học, giáo viênbiết tổ chức cho học sinh phát hiện ra những điều mới lạ (cả nội dung lẫnphương pháp dạy học, học sinh chiếm lĩnh tri thức đó) thì dần dần quan hệ thânthiết giữa các em với tri thức khoa học sẽ được hình thành, học tập dần dần trởthành một nhu cầu không thể thiếu được của các em và sẽ thúc đẩy các em vươntới giành lấy tri thức”

Như vậy, việc tổ chức hình thức dạy học cho học sinh trong quá trình dạyhọc một cách phù hợp sẽ góp phần khêu gợi nhu cầu, hình thành động cơ đúng

Trang 7

đắn, hứng thú học tập cho học sinh.

- Đặc điềm trí nhớ

Học sinh tiểu học nói chung có trí nhớ tốt Ở những lớp đầu bậc tiểuhọc, ghi nhớ không chủ định chiếm ưu thế, các em chỉ ghi nhớ những gì mìnhthích, những gì gây được ấn tượng mạnh mẽ, gây cảm xúc thì các em dễ nhớ

và nhớ lâuể

Càng lên các lớp trên thì trí nhớ có chủ định càng tăng Tuy vậy, cũng nhưcác lớp đầu cấp (lớp 1, 2, 3) các lớp cuối cấp (lớp 4,5) vẫn thường có khuynhhướng học thuộc một cách máy móc kiểu học vẹt Chính vì vậy, mà các em cảmthấy khó khăn khi sử dụng những kiến thức đó vào học tập, cũng như vào trongcuộc sống Để khắc phục nhược điểm này, trong quá trình dạy học giáo viên cầnphải tổ chức cho các em nhiều hình thức học tập nhằm dẫn dắt các em dễ tìmđến tri thức mới

- Đặc điêm tư duy

Tư duy của trẻ mới đến trường chủ yếu là tư duy cụ thể mang tính hìnhthức, dựa vào những bề ngoài của sự vật và hiện tượng Trong hoạt động phântích tổng hợp: Hoạt động phân tích của học sinh đầu bậc tiểu học (lớp 1, 2, 3) vềhình thức cũng như nội dung rất đơn giản nên khi tiến hành phân tích tổng hơpcác em thường căn cứ vào những đặc điểm bên ngoài mang tính cụ thể Lên lớp

4, 5 phân tích tổng hợp trong óc phát triển mạnh, với khái niệm dễ hiểu các emphân tích trong óc một cách tương đối tốt

Trong hoạt động trừu tượng khái quát hoá: Học sinh lớp 1, 2, 3 chủ yếu dựa trên dấu hiệu bên ngoài dễ nhận thấy, dễ xúc động, lên lớp 4; 5 mới có thể

dựa vào những dấu hiệu bên trong (bản chất) Đây chính là, cơ sở đế chúng taxác định mức độ hình thành khái niệm cho học sinh ở giai đoạn đầu cấp (lớp 1,

2, 3) còn hết sức sơ đẳng

Chính từ đặc điểm tư duy nêu trên, khi thiết kể bài học giáo viên cần chú

ý đến việc gắn điều trông thấy với hoạt động thực tiễn và nội dung của bài học

- Đặc điểm tưởng tượng

Tưởng tượng là một trong những quá trình nhận thức quan trọng, tưởngtượng của học sinh tiểu học được hình thành và phát triến trong hoạt độnghọc và các hoạt động khác của các em Theo các công trình nghiên cứu vềtâm lý học, ở các lớp đầu bậc tiểu học hình ảnh của tưởng tượng còn đơn giảnchưa bền vững Nhưng càng về các lớp cuối cấp, hình ảnh tưởng tượng củacác em càng bền vững và gần thực tế hơn Đặc biệt lúc này, các em đã bắt đầu

có khả năng tưởng tượng dựa trên những tri giác đã có từ trước và dựa trênngôn ngữ

Trang 8

Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọngyếu gắn liền nhận thức với hành động của các em Đối tượng gây xúc cảm chohọc sinh tiểu học thường là những sự vật, hiện tượng cụ thể, những câu chuyệnsinh động Do đó, những bài giảng khô khan, khó hiểu nặng nề về lí luận khônggây cho học sinh những cảm xúc tích cực, thậm chí làm cho các em mệt mỏi,chán chường Nói chung, hoạt động trí tuệ của các em đượm màu sắc xúc cảm,các em suy nghĩ bằng “hình thức”, “xúc cảm”, “âm thanh”, các quá trình nhậnthức, hoạt động của các em đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của cảm xúc và đềuđượm màu cảm xúc Từ đặc điểm này, ta thấy trong quá trình dạy học, có thếkhơi dậy ở trẻ xúc cảm học tập qua việc tổ chức trò chơi học tập cho các em, từ

đó phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, nâng cao hiệu quả học tập

Tóm lại, từ việc phân tích những đặc điểm tâm lý của học sinh tiếu học cóthể rút ra kết luận rằng: Việc tổ chức thọc tập cho học sinh là biện pháp quantrọng nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh góp phần nâng caochất lượng, hiệu quả dạy học phân môn Đạo đức ở trường tiểu học

từ đó, bước đầu, các em có niềm tin đạo đức đúng đắn

Tri thức đạo đức là cơ sở của việc hình thành niềm tin và, nhờ đó, họcsinh mới có được ý thức đạo đức tự giác

Những tri thức này, tùy từng bài đạo đức cụ thể, có thể bao gồm:

- Yêu cầu của chuẩn mực hành vi;

- Sự cần thiết thực hiện chuẩn mực hành vi:

+ Ý nghĩa: mối quan hệ giữa học sinh và đối tượng liên quan đến chuẩn mực;+ Tác dụng: những lợi ích, điều tốt đẹp mang lại cho đối tượng, nhữngngười xung quanh, bản thân học sinh;

+ Tác hại của việc làm trái chuẩn mực hành vi: những cái ác, điều xấumang lại cho đối tượng, những người xung quanh, bản thân học sinh;

- Cách thực hiện chuẩn mực đó theo các tình huống liên quan:

Trang 9

học sinh có những kĩ năng vận dụng bài học đạo đức, lựa chọn và thực hiệnđược các hành vi phù hợp với những chuẩn mực hành vi quy định và trên cơ sở

đó, các em rèn luyện được thói quen đạo đức tích cực

Kĩ năng, hành vi được coi là kết quả quan trọng nhất của việc dạy họcmôn Đạo đức (nhưng đồng thời cũng là khó khăn nhất) vì đạo đức của conngười nói chung và của học sinh tiểu học nói riêng được đánh giá chủ yếu quahành động, việc làm mà không phải chi qua lời nói

Những kĩ năng, hành vi này thường bao gồm:

- Biết tự nhận xét hành vi của bản thân;

- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của người khác;

- Biết xử lí những tình huống đạo đức tương tự trong cuộc sống;

- Biết thực hiện các thao tác, hành động đúng đắn theo mẫu, qua trò chơihoạt cảnh…;

- Biết đánh giá những vấn đề thực tiễn liên quan đến bài đạo đức;

- Thực hiện được những hành vi tích cực trong cuộc sống hằng ngày củamình phù hợp với các chuẩn mực hành vi…

Việc hình thành kĩ năng được thực hiện qua việc học sinh vận dụng trithức đạo đức để liên hệ thực tế, tự đánh giá bản thân, nhận xét hành vi của ngườikhác, giải quyết các tình huống đạo đức, thực hiện trò chơi, điều tra thực tiến…Còn hành vi đạo đức và thói quen tích cực có được là nhờ việc các em tự giácthực hiện những hành động, việc làm phù hợp với bài đạo đức trong cuộc sốngthường nhật của mình qua các mối quan hệ khác nhau

2.1.3 Mục tiêu về thái độ

Mục tiêu về thái độ của môn Đạo đức là: sau khi học ôn học này, học sinhbày tỏ được những xúc cảm, thái độ phù hợp liên quan đến những chuẩn mựchành vi đạo đức và từ đó, có tình cảm đạo đức bền vững

Thái độ, tình cảm đạo đức đóng vai trò quan trọng trong đời sống vì thái

độ, tình cảm đúng đắn được coi là “chất men kích thích” từ bên trong nội tâm,giúp con người vượt qua những khó khăn trở ngại, làm điều thiện, làm cho cuộcsống trở nên nhân ái hơn, giàu tình người hơn

Những thái độ, tình cảm này bao gồm:

- Thái độ tực giác, tích cực thực hiện hành vi theo chuẩn mực quy định;

- Thái độ đồng tình đối với hành động tích cực; thái độ phê phán đối vớihành động tiêu cực;

- Tình cảm đối với những đối tượng khác nhau do các bài đạo đức quy định.Thái độ, tình cảm của học sinh nảy sinh, được hình thành trong quá trìnhnhận thức các chuẩn mực hành vi đạo đức (ví dụ, một truyện kể hấp dẫn, sinh

Trang 10

động dễ làm cho học sinh có thái độ đồng tình với hành động tốt, yêu mến nhânvật tích cực trong đó…), hình thành kĩ năng (các em tỏ thái độ hài lòng khi đánhgiá một hiện tượng tích cực trong thực tế…), thực hiện hành vi đạo đức trongcuộc sống hằng ngày (học sinh tích cực, tham gia công việc yêu quý, tôn trọngđối tượng mà mình thực hiện hành vi…).

Sự thống nhất giữa ý thức, thái độ, tình cảm và hành vi, thói quen là đòihỏi tất yếu của quá trình dạy học môn Đạo dức ở tiểu học Do đó, trong việc dạyhọc môn Đạo đức nói chung và từng bài đạo đức nói riêng, cần đảm bảo thựchiện đồng thời cả ba mục tiêu trên Tránh những hiện tượng, như không xác định

rõ, đầy đủ ba mục tiêu khi dạy từng bài đạo đức, coi nhẹ mục tiêu nào đó, do engại nên bỏ qua, không thực hiện mục tiêu về kĩ năng, hành vi…

2.2 Nội dung của môn Đạo đức

a) Quan hệ với bản thân

- Tự nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; biết pháthuy những điểm mạnh, khắc phục những yếu điểm để tiến bộ

- Có trách nhiệm về hành động của bản thân

b) Quan hệ với người khác

- Đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè

- Biết hợp tác với mọi người trong công việc chung

- Kính già, yêu trẻ, tôn trọng phụ nữ

c) Quan hệ với công việc

- Ham học hỏi

- Có ý chí vượt khó, vươn lên

d) Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại

- Yêu quê hương, đất nước; tự hào về truyền thông tốt đẹp của quê hương,đất nước

- Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp vối lứa tuổi để góp phần xâydựng và bảo vệ quê hương

- Có hiểu biết ban đầu về vai trò của chính quyền địa phương đối với cuộcsống của người dân, đặc biệt là trẻ em

- Yêu hoà bình

- Tôn trọng các dân tộc và các nền văn hoá khác

- Có hiểu biết ban đầu về Liên Hợp Quốc

e) Quan hệ với môi trường tự nhiên

Bảo vệ môi trường xung quanh

2.3 Phương pháp dạy học môn Đạo đức.

2.3.1 Phương pháp dạy học môn Đạo đức

Trang 11

Phương pháp dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học là cách thức, con đườnghoạt động thống nhất giữa giáo viên và học sinh dưới tác động chủ đạo của giáoviên, với vai trò tích cực, tự giác của học sinh nhằm giải quyết các nhiệm vụ, đạtđược những mục tiêu tương ứng của môn học này.

Chức năng chủ yếu của các phương pháp dạy học môn Đạo đức là hìnhthành những chuẩn mực hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học Để đạt đượcmục đích trên, chúng phải giải quyết 3 nhiệm vụ môn học này là:

-Giáo dục ý thức đạo đức;

-Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức;

-Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức

Để giải quyết các nhiệm vụ phức tạp đó, giáo viên tiểu học cần vận dụngmột hệ thông các phương pháp Khi giải quyết một nhiệm vụ nào đó, có thể sửdụng một số phương pháp cụ thể

II Đánh giá chung về thực trạng trong dạy học môn Đạo đức

Trong khuôn khổ và thời gian có hạn của một đề tài, tôi tiến hành điều tra,khảo sát thực trạng về việc sử dụng các phương pháp dạy học của GV trong quátrình dạy học môn Đạo đức

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng trên có thể rút ra một số nhận xét sau:

Chât lượng học tập môn Đạo đức còn hạn chế, học sinh học tập chưa tíchcực và hứng thú, giáo viên lên lớp chủ yếu thuyết trình và giảng giải, học sinhhọc tập còn thụ động, áp đặt

Theo tôi, những tồn tại trên đây chủ yếu do những nguyên nhân:

Về phía GV:

Một là: đa phần các giáo viên đào tạo nhiều môn, do vậy mà các giáo viên

chưa thực sự chuyên môn hóa Trong khi đó, môn Đạo đức là môn học mà nộidung kiến thức rất phong phú và đa dạng Nhiều GV chưa nắm vững lý luận dạyhọc môn Đạo đức còn thiếu kiến thức về lĩnh vực Đạo đức

Hai là: GV chưa dám mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học trong quá

trình giảng dạy

Ba là: Giáo viên chưa bám vào “chuẩn kiến thức kĩ năng” bộ môn Bộ đã

ban hành cuốn “Chuẩn kiến thức - kĩ năng” bộ môn, tuy nhiên nhiều giáo viênvẫn coi SGK là pháp lệnh, vì vậy mà cố gắng dạy cho hết kiến thức SGK, khôngdám mạnh dạn tổ chức các hình thức dạy học trong tiết học, nếu có tổ chức thìchỉ mang tính chiếu lệ, hiệu quả không cao

Về phía HS:

Một là: học sinh thì luôn có tâm niệm đây là môn học phụ, chỉ đánh giá

hoàn thành hay chưa, không quyết định cho việc khen thưởng cuối mỗi kì hay

Trang 12

cuối năm hoặc xét tốt nghiệp.

Hai là: phụ huynh thờ ơ với bộ môn Đạo đức, thường hướng con em mình

vào các khối khoa học tự nhiên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường tiểuhọc Cho nên, các em thường không chú ý, dễ bỏ qua khi học bài

Ba là: xuất phát từ giáo viên, đó là chưa có phương pháp giảng dạy một

cách hiệu quả nhất, cho nên không thu hút được các em trong giờ học, vì vậycác em dễ chán nản, không tập trung chú ý vào bài học và không yêu thích mônnày

Những nguyên nhân trên đây, đủ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng,hiệu quả dạy học phân môn Đạo đức ở bậc tiểu học

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tôi đã phân tích cơ sở lí luận của khóa luận và vấn đềnghiên cứu Trên cơ sở đó, tôi đã phân tích được đặc điểm nhận thức của họcsinh tiểu học, từ đó đưa ra phương pháp học tập Từ việc phân tích các vấn đề líluận của đề tài, tôi đã xây dựng cơ sở thực tiến vấn đề nghiên cứu Trong đó tôi

đã đưa ra được mục tiêu của môn Đạo đức đặc điểm môn học cũng như đặcđiểm nội dung SGK Đạo đức

Qua đó, khảo sát thực trạng nhận thức và sử dụng các hình thức trong dạyhọc của giáo viên cho thấy, cần phải tăng cường triển khai các phương pháp dạyhọc mới một cách sâu rộng, đồng bộ Hơn nữa, để không ngừng nâng cao chấtlượng học tập môn Đạo đức, việc nghiên cứu sử dụng các phương pháp trongquá trình dạy học phân môn này lại hết sức cần thiết, nhằm góp phần nâng caochất lượng dạy học phân môn ở bậc tiểu học

Trang 13

CHƯƠNG II

ĐỀ XUẤT:“MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐẠO ĐỨC 5

NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT

CỦA HỌC SINH”

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học “Đạo đức 5”, tôi mạnh dạn

đề xuất trong đề tài “Một số hình thức tổ chức dạy học đạo đức 5 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh” Căn cứ vào nội dung sách giáo

khoa về phần “Đạo đức 5” tôi đề xuất một số hình thức dạy học như sau:

1 Thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm là phương pháp tổ chức cho học sinh trao đổi với nhautheo nhóm nhỏ để đưa ra ý kiến chung của nhóm về vấn đề liên quan đến bàihọc đạo đức.Các nghiên cứu về thảo luận nhóm đã chứng minh rằng,nhờ việcthảo luận nhóm nhỏ:

- Kiến thức của học sinh sẽ giảm bớt phần chủ quan ,phiến diện làm tăngthêm tính khách quan khoa học

-Tri thức của các em sẽ trở nên sâu sắc,bền vững,dễ nhớ và nhớnhanh hơn

-Học sinh sẽ trở nên mạnh dạn hơn ,các em học được cách trình bày ýkiến của mình , biết lắng nghe và nhận xét ý kiến của bạn từ đó giúp trẻ dễ hòanhập vào cộng đồng nhóm

Đối với dạy học môn Đạo đức ,thảo luận nhóm có thể tổ chức ở cảhai tiết

- Chuẩn bị: Dự kiến chia nhóm, thời gian hoạt động nhóm, giao việc cho

- Áp dụng: dùng trong tất cả các bài

2 Hoạt động “Sắm vai”

Trong trò chơi này, học sinh thể hiện tức thời một tình huống hành động

trong thực tế đời sống, khi đó, học sinh sắm vai những người ở các lứa tuổi khácnhau, có tính cách khác nhau Nhờ vậy, các em có thể bồi dưỡng được nhiềuphẩm chất, phản ánh được mối quan hệ ứng xử đúng đắn với mọi người Tínhcách tốt của nhân vật trong mỗi bài sẽ là tấm gương để các em noi theo Đồngthời qua trò chơ còn bồi dưỡng được hứng thú và hình thành những phẩm chất

Trang 14

tốt đẹp cho HS.

* Ví dụ minh họa- Bài 10: “Ủy ban nhân dân xã (phường) em”

Ở hoạt động 2 tiết 1: Xử lý tình huống giáo viên có thể tổ chức cho HSsắm vai vào các tình huống cụ thể

- GV chia học sinh theo nhóm

- Phân cho các nhóm 1 tình huống

- HS thảo luận tìm cách giải quyết các tình huống và lên đóng vai giảiquyết các tình huống

Tình huống 1: Ủy ban nhân dân xã (phường) tổ chức lấy chữ kí ủng hộcác nạn nhân chất độc da cam

Tình huống 2: Đài phát thanh của UBND phường thông báo lịch để họcsinh tham gia sinh hoạt hè tại nhà văn hóa của phường

Tình huống 3: Phường phát động phong trào quyên góp sách vở đồ dùnghọc tập, quần áo,… ủng hộ trẻ em vùng bị lũ lụt

→ HS đóng vai giải quyết các tình huống HS theo dõi nhận xét và đưa ranhững bài học đúng

*Bài Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tiết 2 hoạt động 2 GV chia HS thành các

nhóm để sắm vai giải quyết các tình huống

1 Lớp đến thăm quan bảo tàng dân tộc học Trước khi về các bạn rủ emhái mấy bông hoa quý trong bảo tàng về làm kỉ niệm Em sẽ làm gì?

2 Nhóm bạn em đi picnic ở biển, vì mang quá nhiều đồ ăn, các bạn đềnghị vứt rác xuống biển cho đỡ phải tìm thùng rác Em sẽ làm gì?

3 Hoạt động kể chuyện

-Kể chuyện là phương pháp dùng lời để thuật lại truyện kể đạo đức nhằmgiúp học sinh nắm được nội dung và từ đó rút ra bài học đạo đức cần thiết.Trongtruyện kể,một hay một số nhân vật cần giải quyết một tình huống đạo đức gặpphải Cách ứng xử của nhân vật sẽ dẫn đến những hậu quả nhất định theo luậtnhân quả.Nếu đây là kết quả tích cực thì HS rút ra bài học là:cần noi theo hành

vi ,việc làm tương tự.Nếu đó là hậu quả tiêu cực thì bài học được rút ra là: cầntránh những hành vi ,việc làm đó

- Chuẩn bị: Lựa chọn câu chuyện phù hợp với bài đạo đức,tập dượtkể,chuẩn bị phương tiện trực quan minh họa cho truyện kể

- Hướng dẫn: Học sinh tham gia kể chuyện thuộc câu chuyện, kể lại đượcnội dung câu chuyện

- Mục đích: thu hút học sinh tìm tòi thêm kiến thức, rèn khả năng độc lậphoạt động cho học sinh

- Áp dụng:Bài Có chí thì nên,Nhớ ơn tổ tiên,Ủy ban nhân dân xã

Trang 15

(phường) em

4.Các trò chơi trong dạy học đạo đức

Một số căn cứ khoa học khi thiết kế trò chơi cho dạy học môn Đạo đức 5

- Phải đảm bảo trò chơi cho phù hợp với chương trình môn Đạo đức 5, giúp họcsinh đạt được mục tiêu môn học này

- Bảo đảm trò chơi cho phù hợp với khả năng hứng thú của học sinh lớp 5

- Bảo đảm trò chơi có tính phong phú đa dạng

* Thiết kế các trò chơi cho môn Đạo đức 5

4.1.Trò chơi ô chữ

Trò chơi ô chữ là loại hình trò chơi biến tấu từ trò chơi trong các chươngtrình “Đường lên đỉnh Olympia” hay trong chương trình “Chiếc nón kỳ diệu”.Trò chơi này, phát huy được tính tích cực nhận thức của học sinh Học sinh buộcphải huy động vốn tri thức, sự hiểu biết và sự nhanh trí để tham gia vào trò chơi.Đặc biệt với trò chơi này, các em vận dụng được một khối lượng kiến thức đãhọc trong bài để giải quyết một cách nhanh chóng Do đó, lượng tri thức mà các

em lĩnh hội được qua trò chơi là rất lớn

* Cách thức tiến hành trò chơi ô chữ

- GV chuẩn bị ô chữ với các yêu cầu:

+ Các ô ở dãy cột ngang nêu tên nhân vật tiêu biểu hoặc sự kiện

+ Ô ở dãy cột dọc là từ khóa của bài

- GV chia lớp thành các đội chơi

- Các đội lần lượt chọn từ hàng ngang, GV sẽ đọc gợi ý về từ hàngngang, đội chơi nhanh chóng đưa ra câu trả lời Nếu sai, hoặc sau 30 giây không

có câu trả lời thì đội khác được quyền đoán

- Mỗi từ hàng ngang được 10 điểm, từ hàng dọc được 30 điểm

- Trò chơi kết thúc khi có đội tìm ra từ hàng dọc

- Đội nào có điểm cao hơn là đội thắng

* Ví dụ minh họa :Bài 3: Có chí thì nên tiết 1

Cách chơi như sau

- Ô chữ gồm 7 hàng ngang và 1 từ hàng dọc

- GV chia lớp thành 4 đội chơi

- Các đội lần lượt chọn từ hàng ngang, GV sẽ đọc gợi ý về từ hàng ngangđội chơi nhanh chóng đưa ra câu trả lời Nếu sai, hoặc sau 30 giây không có câutrả lời thì đội khác được quyền đoán

- Mỗi từ hàng ngang được 10 điểm, từ hàng dọc được 30 điểm

- Trò chơi kết thúc khi có đội tìm ra hàng dọc

- Đội nào có điểm cao hơn là đội thắng cuộc

Trang 16

Nội dung ô chữ và gợi ý cho từng ô:

4.2 Trò chơi: Thi vẽ tranh

* Tìm hiểu về trò chơi thi vẽ tranh

Trong trò chơi này, HS vẽ được những bức tranh theo chủ đề mà giáoviên đưa ra Qua nét vẽ của các em, chúng có thể hiểu một phần nào những suynghĩ, vấn đề mà các em muốn nói

* Ví dụ minh họa: Bài Em là học sinh lớp 5 (tiết 2)

Ở hoạt động 2 tiết 2, GV tổ chức cho HS vẽ tranh theo chủ đề “trườngem”, GV có thể phân các em thành nhóm nhỏ vẽ tranh Sau khi vẽ xong GV tổchức cho HS treo tranh và từng nhóm lên giới thiệu về tranh, ý tưởng của mình

* Các bài có thể áp dụng trò chơi này.

Bài: Em yêu quê hương tiết 1 hoạt động 3, GV có thể cho HS thi vẽ tranhmới về việc làm mà HS mong muốn thực hiện cho quê hương mình

4.3 Trò chơi: Em làm phóng viên

*Ví dụ minh họa: Bài tôn trọng phụ nữ tiết 1 hoạt động 3

Giáo viên cho 1 HS đóng vai là phóng viên phỏng vấn các bạn trong lớp

về nội dung bài học hôm nay, học sinh được hỏi sẽ nêu được những câu trả lời

về tôn trọng phụ nữ và những việc chưa thể hiện sự tôn trọng phụ nữ

Gợi ý các câu hỏi của phóng viên

1 Bạn có cho rằng trẻ em trai và gái có quyền được đối xử bình đẳng Vì sao?

2 Bạn có cho rằng con trai bao giờ cũng giỏi hơn con gái?

3 Có nên chỉ cho con gái đi học?

4 Có phải mọi chức vụ trong xã hội chỉ đàn ông mới được nắm giữ?

- Bài: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tiết 1 hoạt động 3.

GV cho HS đóng vai là phóng viên phỏng vấn các bạn trong lớp về nộidung bài học

Gợi ý các câu hỏi

Trang 17

1 Tài nguyên thiên nhiên rất phong phú không thể cạn kiệt đúng haykhông?

2 Theo bạn có tài nguyên thiên nhiên là để phục vụ cho người nên chúng

ta phải được sử dụng thoải mái, không cần tiết kiệm?

3 Nếu không bảo vệ tài nguyên nước, con người sẽ không có nước sạch

để sống

4 Nếu tài nguyên cạn kiệt, cuộc sống con người vẫn không bị ảnh hưởng

5 Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ và duy trì cuộc sống lâu dàicho con người

4.4.Trò chơi Đoán nhanh: Đây là ai?

Ví dụ minh họa: bài: Tôn trọng phụ nữ tiết 2

Tiết 2 Hoạt động 3: Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam

Giáo viên chuẩn bị một số hình ảnh về những người phụ nữ tiêu biểu, xuấtsắc của Việt Nam, kèm một số gợi ý để HS có thể đoán ra được nhân vật cầntìm Trò chơi này, rèn luyện cho HS tư duy sắc sảo, sự nhạy bén trong nắm bắtthong tin Loại trò chơi này thường được sử dụng ở các bài ôn tập; hoặc nhữngbài củng cố kiến thức

Ví dụ: (Ảnh 1: Bà Nguyễn Thị Doan)

Gợi ý: Bác là nữ chuyên gia kinh tế thường xuất hiện trên truyền hình vàđược rất nhiều người kính trọng, hiện là Phó Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã HộiChủ Nghĩa Việt Nam

Ảnh 2: Bà Trương Thị Mỹ Hoa

Gợi ý: Bà nguyên là phó chủ tịch nước Việt Nam, tên thường gọi là BảyThư, Bà đã từng giữ rất nhiều chức vụ quan trọng quê ở tỉnh Tiền Giang

Ảnh 3: Vận động viên Whu – su Nguyễn Thúy Hiền

Gợi ý: Chị là cô gái vàng của thể thao Việt Nam chị đã mang về cho Tổ quốc

13 huy chương vàng trong đó có 6 huy chương vàng của giải Whu – su thế giới

4.5 Trò chơi rung chuông vàng

Ví dụ minh họa: Trò chơi được áp dụng trong bài Ủy ban nhân dân xã (phường) em – tiết 2 hoạt động 3.

Trò chơi này được thiết kế như trò “rung chuông vàng” trên truyền hình.Giáo viên sẽ thiết kế câu hỏi và đáp án GV cho HS sử dụng giấy A4 thay đổibảng để HS viết đáp án HS nào trả lời sai sẽ bị loại

Gợi ý câu hỏi

1 Ủy ban nhân dân luôn quan tâm đảm bảo quyền lợi cho đối tượng này

2 Tên của ủy ban nhân dân tại địa phương em

3 Từ chỉ chung những người được UBND chăm lo, bảo vệ quyền lợi

Trang 18

4 Trẻ em là đối tượng được quan tâm như thế nào?

5 Bốn chữ cái viết tắt của Ủy ban nhân dân

Bài “Kính già yêu trẻ” tiết 1

Gợi ý câu hỏi

1 Trên đường đi học thấy 1 em bé bị lạc mẹ, em sẽ làm gì?

2 Đang chơi cùng các bạn có một cụ già đến hỏi nhà, thì em sẽ làm gì?

3 Thấy 2 em nhỏ đang đánh nhau để dành đồ chơi em sẽ làm gì?

4 Em đang ở trên xe bus, và em thấy một người già lên xe bus? Em sẽlàm gì?

4.6 Trò chơi MC

Ví dụ minh họa: Bài em là học sinh lớp 5 tiết 1 hoạt động 3

GV nêu bối cảnh: Trong lễ khai giảng chào mừng năm học mới có mộtchương trình dành cho các bạn mới vào lớp 5 “Gặp gỡ và giao lưu”

GV hướng dẫn HS cách chơi, HS trong nhóm thay phiên nhau sắm vai

MC để giao lưu với các bạn

GV nêu câu hỏi gợi ý

- Bạn nghĩ gì về lễ khai giảng hôm nay?

- Năm nay bạn đã là HS lớp 5 Vậy bạn hãy cho mọi người biết HS lớp 5

có những điểm gì khác với HS các lớp khác trong trường

- Bạn Hãy nêu những cảm nghĩ của mình khi là HS lớp 5

- Khi là HS lớp 5 bạn cảm tháy hài lòng về những điểm mạnh nào của mình

- Bạn có thể hát một bài hát về chủ đề trường em

4.7 Trò chơi Bảy sắc cầu vồng “Đi tìm sự kiện và địa danh Việt Nam”

*Tìm hiểu về trò chơi “Đi tìm sự kiện và địa danh Việt Nam”

Đây cũng là một loại hình trò chơi được biến tấu từ trò chơi trong chươngtrình “Bảy sắc cầu vồng” Là hình thức phân tích nhanh những thông tin mà giáoviên đưa ra để nhằm đem đến một đáp án đúng Với trò chơi này, khả năng phánđoán của học sinh ngày càng được chính xác hóa Trò chơi này, rèn luyện đượccho học sinh tính tư duy sắc sảo, sự nhạy bén trong nắm bắt thông tin Khi giáoviên đưa ra một câu hỏi chứa đựng một thông tin học sinh buộc phải huy độngvốn kiến thức đã học để giải đáp Mặt khác, đòi hỏi phải chính xác sao cho đáp án

đó phải đúng với yêu cầu của giáo viên đưa ra Các biểu tượng, tri thức, đượclồng vào nội dung của trò chơi nên sẽ giúp các em có được ấn tượng mạnh Khitham gia trò chơi này, sự thi đua diễn ra một cách quyết liệt buộc các em phải huyđộng một khối lượng kiến thức lớn và việc sử lý thông tin phải nhanh chóng

* Cách thức tiến hành trò chơi

- GV cử mỗi tổ một học sinh đại diện lên tham gia trò chơi

Trang 19

- GV có thể thay hình thức bấm chuông bằng cách giơ tay (Ai giơ taynhanh thì người đó giành quyền trả lời)

- Khi GV nêu câu hỏi học sinh phải nhanh chóng, xác định đúng sự kiệnhoặc địa danh đúng với mốc đó

- Để trò chơi được tiến hành tốt GV phải nêu câu hỏi nhanh dứt khoát

* Ví dụ minh họa- Có thể áp dụng bài 11: Em yêu Tổ quốc Việt Nam –

Tiết 1

* Cách chơi:GV nêu câu hỏi

1 Ngày Quốc Khánh của đất nước Việt Nam ?

2 Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, dân tộc Việt Nam chiến thắng thực dân Pháp ?

3 Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

4 Nơi Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán, nhà Trần chiến thắng quânNguyên Mông

5 Nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

6 Ngày 3/2/1930 là ngày gì?

7 Ngày 16/8/1945 tại địa điểm này, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã thay mặt Ủy Ban khởi nghía Toàn Quốc đọc bản Quân lệnh số 1 và hạ lệnh xuất quântiến về Hà Nội

8 Đây là người đội trưởng đầu tiên của Đội, tên thật là Nông Văn Dền

9 Hồ nước này là một biểu tưởng của thủ đô Hà Nội

Sau khi chơi xong trò chơi GV có thể dọn 1 số HS tiêu biểu lên giới thiệu

về 1 số sự kiện, địa danh nêu trên

4.8 Trò chơi tiếp sức

Ví dụ minh họa: Bài 12 – Em yêu hòa bình – tiết 1 – Hoạt động 4

Với trò chơi này GV chia học sinh thành nhóm, cho HS thay tiếp sức nhaunêu tên những việc làm bảo vệ hòa bình mà HS biết và giới thiệu với bạn bè vềhoạt động đó

Gợi ý các việc làm

- Đi bộ vì hòa bình

- Vẽ tranh về chủ đề: “Em yêu hòa bình”

- Diễn đàn “Trẻ em vì một thế giới” không còn chiến tranh

- Viết thư gửi quả ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh

- Giao lưu với thiếu nhi quốc tế

4.9.Trò chơi: Hái hoa bí mật

Ví dụ minh họa bài: “ Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc (tiết 1) Hoạt động 3

Trang 20

Với trò chơi này GV sẽ thiết kế nhiều bông hoa, mỗi bông hoa là một câuhỏi liên quan đến Liên Hợp Quốc HS tham gia sẽ được chọn hoa và trả lời câuhỏi đó.

- Gợi ý câu hỏi

1 Liên Hợp Quốc thành lập vào ngày nào?

2 Đến năm 2005 Liên Hợp Quốc có bao nhiêu quốc gia là thành viên?

3 Liên Hợp Quốc hoạt động nhằm mục đích gì?

4 Trụ sở chính của Liên Hợp Quốc đặt tại đâu?

5 Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc vào ngày nào?

6 Việt Nam là thành viên thứ bao nhiêu của Liên Hợp Quốc?

7 Nhiều cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam để làm gì?

5 Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học:

Hiện nay việc ứng dụng CNTT vào dạy học đã trở nên đại trà,phổbiến.Việc dùng bài giảng điện tử, tranh ảnh,đoạn phim trình chiếu lên màn hìnhchính là kênh hình trức quan ,sinh động nhất ,đánh mạnh vào sự chú ý của các

em giúp các em tiếp thu bài một cách nhanh chóng và hiệu quả

- Giúp học sinh nắm chắc kiến thức bài học

- Rèn thói quen sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học của giáo viên vàhọc sinh

- Tạo hình thức tổ chức dạy – học phong phú, kích thích hứng thú học tậpcho học sinh

6 Dạy học tại hiện trường

Dạy học môn Đạo đức không chỉ được tiến hành ở trong khuôn khổ lớp

Trang 21

học mà cần được tổ chức ở hiện trường.Hiện trường ở đây được hiểu là nhữngkhông gian ngoài lớp học liên quan đến bài đạo đức,thuận lợi cho việc hìnhthành ở HS những tri thức,kĩ năng,hành vi và thái độ phù hợp.

Tiết học đạo đức ở hiện trường giúp cho các em trực tiếp được tiếp xúcvới những sự vật ,hiện tượng có trong thực tiễn ở quanh mình mà không phảiqua sách vở.Nhờ đó ,HS học tập một cách hứng thú hơn,không khí học tậpsinh động hơn,bài học trở nên sâu sắc,bền vững hơn,hiệu quả dạy học sẽ đượcnâng cao

-Áp dụng:Với bài Em yêu hòa bình GV có thể dẫn HS sang thăm đài

tưởng niệm và nghĩa trang liệt sĩ để HS thắp hương và thể hiện lòng yêu hòabình qua các việc làm thích hợp

Có thể áp dụngdạy học tại hiện trường với bài Nhớ ơn tổ tiên và Ủy bannhân dân xã (phường )em

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tôi đã xây dựng phương pháp dạy học trong quá trìnhdạy học Đạo đức dựa trên cơ sở lí luận và sở thực tiễn Không phải phương phápnào cũng là phương pháp vạn năng mà mỗi một phương pháp có những ưu,nhược điểm riêng Vì vậy, mà GV phải sử dụng linh hoạt các phương pháp saocho phù hợp với nội dung từng bài học, từng chương cũng như từng chủ đề củamôn Để làm được điều đó, GV phải nắm vững nội dung chương trình, cách thức

tổ chức , phạm vi sử dụng cũng như một số lưu ý khi sử dụng phương pháp họctập để giúp GV có định hướng trong quá trình dạy học môn Đạo đức một cáchhiệu quả nhất

Trang 22

CHƯƠNG 3

TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

I Mục đích

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm kiểm chứng lại hiệu quả thực

tế của việc sử dụng các trò chơi trong dạy học môn Đạo đức qua đó chứng minhcho giả thiết khoa học đã đề ra

II Nội dung thực nghiệm

1 Lựa chọn địa bàn thực nghiệm

* Chọn lớp thực nghiệm, theo nguyên tắc đảm bảo tính đồng đề về độ tuổi,phát triển trí tuệ, khả năng nhận thức thông qua kết quả học tập trước đó của HS

Lớp đối chứng: dạng bình thường không có sự tác động của các phươngpháp mà tôi đề xuất

- Lớp thực nghiệm: Dạy học theo giáo án mà có sự tác động của cácphương pháp mà tôi đã đề xuất

2 Xác định lớp thực nghiệm, lớp đối chứng.

- Tôi đã thiết kế bảng đánh giá cho HS theo các tiêu chí Kết quả đánh giátừng HS được kết hợp quan sát, phỏng vấn ghi chép của tôi và GV

- Các tiêu chí đánh giá khả năng học tập môn Đạo đức lớp 5

+ TC1: Hiểu nội dung bài (tri thức)

+ TC2: Thái độ

+ TC3: Về hành vi: vận dụng kiến thức trong cuộc sống hàng ngày

Các tiêu chí trên dùng để đánh giá năng lực của HS trước khí tiến hành thựcnghiệm, dùng để đo kết quả sau thực nghiệm và giữa thực nghiệm với đối chứng

- Kiểm tra kết quả đầu vào theo 3 mục tiêu của bài thực nghiệm (tri thức,hành vi, thái độ tương đương)

3 Thời gian thực nghiệm

Thực nghiệm được tiến hành theo thời khóa biểu, theo chương trình vàothứ tư

4 Tiến hành thực nghiệm

4.1 Lớp thực nghiệm

- Để chuẩn bị cho thực nghiệm, tôi tiến hành trao đổi với GV tham giathực nghiệm, giúp GV tìm hiểu sâu hơn về một số vấn đề về nội dung, tiến trìnhthực nghiệm

- Giáo án được thiết kế theo phương án các phương pháp do đề tài đề xuất(còn các hoạt động khác được tiến hành như sách giáo viên)

4.2 Lớp đối chứng

Bài thực nghiệm được tiến hành bình thường theo sách giáo viên của Bộ

Ngày đăng: 20/04/2017, 23:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w