1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương đánh giá tác động môi trường trong xây dựng

26 764 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 324 KB

Nội dung

Liên hệ với dự án xây dựng ?a, Khái niệm ĐTM của một hoạt động phát triển kinh tế xã hội là xác định, phân tích, dự báo những tác động lợi và hại, trước mắt và lâu dài của việc thực hiện

Trang 1

Đề cương: Đánh giá tác động môi trường trong xây dựng Câu 1.Nêu và giải thích rõ khái niệm ĐTM Tại sao các dự án phát triển KTXH khi đề xuất phải thực hiện ĐTM Liên hệ với dự án xây dựng ?

a, Khái niệm ĐTM của một hoạt động phát triển kinh tế xã hội là xác định, phân tích, dự báo

những tác động lợi và hại, trước mắt và lâu dài của việc thực hiện hoạt động đó đối với tài nguyên

thiên nhiên và chất lượng môi trường sống của con người Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp

phòng tránh, khắc phục hoặc giảm nhẹ các tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường

* Giải thích khái niệm: (Mục đích của ĐTM)

(1) Nhằm đảm bảo cho dự án nếu được thực hiện giảm một cách tối đa các tác động xấu vàbền vững về mặt môi trường: ĐTM nhằm xác định đánh giá những ảnh hưởng tiềm năng của dự ánđến môi trường tự nhiên, xã hội và sứ khỏe của con người Điều đó giúp cho mọi sự đề xuất, mọihoạt động trong các dự án và chương trình phát triển dự kiến, ngoài đảm bảo tốt về mặt kinh tế, kỹthuật còn phải không có những tác động xấu có ảnh hưởng đáng kể xảy ra làm suy giảm chất lượngtới môi trường nói cách khác, đảm bảo cho các dự án khi thực hiện đều bền vững về mặt môitrường

(2) Cung cấp những thông tin trợ giúp cho việc ra quyết định về thực hiện dự án mang tínhhợp lý với môi trường: ĐTM được được sử dụng để phân tích, đánh giá và dự báo các ảnh hưởngmôi trường đáng kể của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội dự kiến sẽ tiến hành Vì thế, ĐTM

sẽ cung cấp những thông tin cần thiết trợ giúp cho các cấp lãnh đạo khi xem xét để ra quyết định cónên tiến hành dự án hay không, và nếu thực hiện thì phải tiến hành như thế nào để hạn chế đến mứcthấp nhất các tác động xấu của dự án đến môi trường mà cộng đồng dân cư những người bị ảnhhưởng có thể chấp nhận được Nó giúp cho việc xét duyệt dự án được nhanh chóng, thuận lợi vàđúng hướng

* Vai trò của ĐTM:

- ĐTM là công cụ để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững: Vì qua ĐTM các dự án nhànước sẽ xác định được những dự án nào là tốt và không có tác động tiêu cực đáng kể với môitrường và dự án nào có nhiều tácđộng tiêu cực được côi là đáng kể với môi trường, trên cơ sở đó raquyết định laoi jbỏ không cho thực hiện đối với dự án có nhiều tác động tiêu cực rất khó giảmthiểu Đối với các dự án được phép thực hiện thì thông qua ĐTM sẽ đảm bảo cho dự án khi thựchiện sẽ giảm một cách tối đa các tác động xấu và bền vững về mặt môi trường

- ĐTM là công cụ để quy hoạch và quản lý các hoạt động phát triển kinh tế xã hội: xem xétchiến lược QH, giải pháp có đúng k, giúp cho QH đúng, đảm bảo bền vững Đồng thời sau khi dự

án được phép thực hiện dùng DTM để quản lý chủ đầu tư phải thực hiện các điều như cam kết.b,Các dự án phát triển KTXH khi đề xuất phải thực hiện ĐTM: (Vận dụng mục địch, vai trò, lợi ichcủa ĐTM): Vì qua ĐTM các dự án nhà nước sẽ xác định được những dự án nào là tốt và không cótác động tiêu cực đáng kể với môi trường và dự án nào có nhiều tácđộng tiêu cực được côi là đáng

kể với môi trường, trên cơ sở đó ra quyết định laoi jbỏ không cho thực hiện đối với dự án có nhiều

Trang 2

tác động tiêu cực rất khó giảm thiểu Đối với các dự án được phép thực hiện thì thông qua ĐTM sẽđảm bảo cho dự án khi thực hiện sẽ giảm một cách tối đa các tác động xấu và bền vững về mặt môitrường

Qua ĐTM sẽ thu được một số lợi ích sau:

- Lợi ích về kinh tế: giúp cho tiết kiệm vốn và các chi phí vận hành của dự án

- Lợi ích về xã hội: sẽ giảm đến thấp nhất tác động xấu của dự án tới xã hội, đảm bảo cho

dự án đễ được xã hôi chấp nhận và ủng hộ

- Lợi ích về môi trường: trợ giúp cho các nhà kỹ thuật lựa chọn được phương án hợp lý vàbền vững về mặt môi trường, bản thân dự án tuân thủ được tốt các tiêu chuẩn môi trường, ít làm tổnhại tới môi trường

c, Liên hệ với dự án xây dựng hồ chứa thủy điện

-Về kinh tế:Chi phí của dự án sẽ tăng lên nếu ngay từ đầu không quan tâm đến vấn đề môitrường để sau đó phải có những thay đổi để sửa lại khi thi công công trình đã được xây dựng xongnhưng chưa hợp lý vì môi trường

-Về xã hội:Nếu ko ĐTM sẽ không đánh giá được mực độ anh hưởng của ngập lụt lòng đốivới việc di dân tái định cư, từ đó dẫn đến việc bố trí nơi ở cho dân vùng ngập lụt không hợp lý dẫnđến ko được sự ủng hộ của người dần cho dự án

-Về mối trường:Nếu ko chọn biện pháp tiêu năng hợp lý có thể gây xói mòn nghiêm trọngtrong hạ du, từ đó phá hủy môi trường hạ du

Câu 2 Nêu và giải thích khái niệm Phát triển bền vững Khái niệm này có gì mới và ưu việt hơn so với phát triển truyền thống trước đây Tại sao nói ĐTM là công cụ để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ?

a, Khái niệm: PTBV là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ ngày nay mà không làm tổnhạt đến khả năng đáp ứng như cầu của thế hệ tương lai

Giải thích khái niệm:K/n này có nghĩa là con người cần nhận biết được những tài nguyên nào có thểtái tạo thì ta vẫn sử dụng ở mức hợp lý, hiệu quả để tài nguyên có thể tái tạo.Còn với tài nguyên kothể tái tọa ta cần sử dụng hợp lú, tiết kiệm và tìm những tài nguyên thay thế để ko sử dụng cạn kiệt-Phát triển truyền thống trước đây chỉ chú ý tới hiệu quả kinh tế của khai thác và sử dụng các nguồntài nguyên thiên nhiên, còn PTBV mới có mục tiêu rộng hơn đòi hỏi các hoạt động phát triển phảixem xét 1 cách tổng hợp cả 3 khía cạnh kinh tế, xã hội và dinh thái trong quá trình khai thác và sửdụng các tài nguyên thiên nhiên cho phát triển kinh tế xã hội

b,Nói ĐTM là công cụ để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững vì: (kết hợp: Mục đích, vai trò,lợi ích của ĐTM)

Vì qua việc bắt buộc các dự án/ hoạt động phát triển phải lập báo cáo ĐTM và trình cơ quan quản lýmôi trường Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo, Nhà nước sẽ xác định đượcnhững dự án nào là tốt nhất và không có tác động tiêu cực đáng kể tới môi trường và những dự ánnào có nhiều tác động tiêu cực được coi là đáng kể tới mooi trường Trên cơ sở đó ra quyết định

Trang 3

loại bỏ không cho thực hiện đối với các dự án có nhiều tác động tiêu cực rất khó giảm thiểu Đốivới các dự án được phép thực hiện thì thông qua thực hiện ĐTM sẽ đảm bảo cho dự án khi thựchiện sẽ giảm một cách tối đa các tác động xấu và bền vững về mặt môi trường Điều đó cho thấyĐTM là công cụ quan trọng để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Câu 3 Nêu và giải thích các thành phần tài nguyên và nhân tố MT bị tác động khi thực hiện một dự án phát triển, (khi giải thích cần liên hệ với một dự án cụ thể để minh họa)

Có 4 nhóm thành phần tài nguyên và nhân tố môi trường bị tác động của dự án, đó là:

Nhóm 1: các tài nguyên và nhân tố môi trường vật lý ( đất, nước, không khí)

Nhóm 2: Tài nguyên và nhân tố môi trường sinh thái

Nhóm 3: Các giá trị sử dụng của con người (bị tác động do dự án)

Nhóm 4: các giá trị chất lượng cuộc sống

Môi trường đất (địa quyển)Môi trường vật lý Môi trường nước (thủy quyển)

Môi trường không khí (khí quyển)Môi trường tự nhiên

Thực vật (trên cạn, dưới nước)Môi trường sinh thái

Động vật (trên cạn, dưới nước) Kinh tế: các giá trị sử dụng của con ngườiMôi trường xã hội

(kinh tế, xã hội) Xã hội: các giá trị chất lượng cuộc sống

Giải thích:

Nhóm 1: Tài nguyên và nhân tố môi trương vật lý:

-Tài nguyên nước:Các dự án tác động đến tài nguyên nước mặt, nước ngầm cả về sốlượng và chất lượng.VD:Một dự án hồ chưa khi xây dựng có thể làm biển đổi chế độ thủy văn , làmdâng cao hay hạ thấp mực nước ngầm , làm thay đổi chất lượng nước mặt và nước ngầm trong lòngsông, hồ , vùng cửa sông ven biển của khu vực dự án

-Tái nguyên đất:Các dự án như dự án hồ chứa có thể làm ngập mất đất , nhưng lại tạo

cơ hội mở rộng S canh tác cho khu vực dự án nhờ nguồn nước tưới dồi dào

-Không khí:Các dự án phát triển công nghiệp có thể sản sinh 1 lượng lớn bụi và khóicùng các khí độc hại ô nhiễm không khí lưu vực

Nhóm 2:Tài nguyên nhân tố môi trường sinh thái:Bao gồm tất cả các động thực vật thuộc hệsinh thái trên cạn và dưới nước trong từng khu vực dự án Khi thực hiện các hoạt động của DA các

Trang 4

tài nguyên sinh thái thường khso tránh bị tổn thấy hay tác động theo chiều hướng xấu VD:Khi xâydựn hồ chứa thì tất cả các tài nguyên sinh thái đều bị tác động do ngập nước

Nhóm 3: Các giá trị sử dụng của con người: Dự án phát triển nông nghiệp tác động mạnh mẽđến các giá trị sử dụng sẵn có của con người bào gồm: Nhà cửa, công trình công công, cơ sở hạ tầngkhu dân cư…

Các giá trị kinh tế của của người trogn khu vự dự án.VD:các nhà máy CN, khu CNNhóm 4: Các giá trị chất lượng c/s bị tác động của dự án bao gồm

- Việc làm cho người lao động

- Các giá trị chất lượng c/s văn hóa tinh thần

- Các giá trị văn hóa truyền thồng của cha ông để lại

- Các giá trị lịch sử truyền thống

- Sức khỏe cộng đồng

- Di dân tái định cư

Câu 4 Quy định về thực hiện ĐTM ở Việt Nam hiện nay như thế nào, cụ thể đối với các dự án lĩnh vực xây dựng ?

- Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật quy định về thực hiện đánh giá tác động môi trường

- Theo Luật bảo vệ môi trường : các dự án đều phải thực hiện ĐTM ( lập báo cáo ĐTM) Nhànước sẽ xem xét và phê duyệt báo cáo ĐTM và quyết định có cho phép thực hiện dự án haykhông

- Chủ dự án phải thực hiện tất cả những cam kết trong báo cáo ĐTM sau khi báo cáo được phêduyệt theo:

- LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 2005 (CHƯƠNG 3)

Điều 18: Đối tượng phải lập báo cáo ĐTM

Điều19 : Quy định về lập báo cáo ĐTM

Điều 20 : Nội dung báo cáo ĐTM

Điều 21: Thẩm định báo cáo ĐTM

Điều 22: Phê duyệt báo cáo DTM

Điều 23: Trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáo ĐTM

- CÁC VĂN BẢN DƯỚI LUẬT

-Nghị định số 80/2006/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật bảo vệ MT2005

-Nghị định số 21/2008/NĐ-CP về Về sửa đổi, bổ sung một số điều của -Nghị định số 80/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT

-Thông tư 05/2008/TT-BTNMT hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác

Trang 5

động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường

-VĂN BẢN HIỆN HÀNH

-Nghị định số 29/2011/NĐ-CP về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môitrường và cam kết bảo vệ môi trường

-Thông tư 26/2011/TT-BTNMT hướng dẫn thực hiện Nghị định số 29/2011/NĐ-CP về đánhgiá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường

b,Cụ thể với dự án lĩnh vực xây dựng:Trình tự thực hiện ĐTM trong quá trình thực hiện dự

án từ năm 2006 đến nay

Quy hoạch

Sàng lọc dự án

Nghiên cứu khả thi

Câu 5 Trình bày và giải thích những nội dung chủ yếu của ĐTM một dự án phát triển (khi trả lời nêu và giải thích tóm tắt các nội dung chủ yếu, nhưng phải làm rõ nội dung phân tích, đánh giá và dự báo các tác động môi trường của dự án)

Khi thực hiện một dự án phát triển chủ dự án cần làm:

- Lập đề cương ĐTM chỉ rõ phải làm gì

- Các bước nội dung chỉ ra phải làm gì

- Dự toán kinh phí sơ bộ

- Trình cơ quan quản lý MT phê duyệt

- Trên cơ sở phê duyệt -> có nền tảng để làm ĐTM

- Giao cho bên tư vấn làm

- Điều tra số liệu kế thừa

- Sau khi thu thập đủ số liệu tiến hành các nội dung trình bày dưới đây:

1 Xác định phạm vi của đánh giá tác động môi trường

2 Đánh giá hiện trạng môi trường nền

3 Đánh giá, dự báo các TĐMT của dự án ( phân tích nhận biết tác động, đánh giá và dự báo tácđộng)

4 Đề xuất biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án

5 Đề xuất chương trình quản lý và giám sát môi trường dự án

Trang 6

- Viết báo cáo ĐTM, tham vấn, lấy ý kiến cộng dồng Sau đó tổng hợp lại, chỉnh sửa

- Tranh thủ ý kiến tất cả các thành phần lien quan

- Khi đánh giá xong tập hợp được tất cả các ý kiến

b, Làm rõ nội dung

1 XÁC ĐỊNH PHẠM VI: Chủ yếu là xác định phạm vi không gian của vùng bị tác động vàphạm vi thời gian của TDMT.Có xác định rõ phạm vi vùng tác động thì mới có thể nhậˆn biếtđầy đủ tác động cũng như đánh giá đúng các tác động đó.Thí dụ: đối với dự án xây dựng hồchứa thì vùng vùng tác động chia thành 2 khu vực: (i) khu vực thượng lưu và lòng hồ, và (ii)khu vực (đoạn sông) hạ lưu đập Tùy theo hồ chưa lớn hay nhỏ mà phạm vi không gian củavùng tác động có thể mở rộng khác nhau cần phải xác định rõ khi tiến hành đánh giá

2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NỀN: Là hiện trạng môi trường khu vực dự ánkhi tiến hành lập báo cáo ĐTM ( chưa có các hoạt động của dự án)

Môi trường nền là cơ sở để so sánh khi tiến hành đánh giá các tác động môi trường của dựán.Dựa vào các thông tin, số liệu thu thập và điều tra, quan trắc tại thực địa tiến hành đánh giáhiện trạng các thông số môi trường vật lý ( nước, đất, không khí), môi trường sinh thái, môitrường kinh tế xã hội khu vực dự án để đánh giá hiện trạng môi trường nền

3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG: Cần phân tích nhận biết tất cảcác tác động môi trường dự án.Sau đó tiến hành đánh giá và dự báo các tác động của dự án đến

MT tự nhiên , KTXH trong các giai đoạn từ chuẩn bị đến thi công xây dựng và quản lý vậnhành(định tính, định lương)

a.Tác động tới môi trường tự nhiên:

-Tới tài nguyên và môi trường nước:

+Tài nguyên và môi trường nước dễ bị tác động nhiều nhất, đặc biệt là nước mặt

+Phải đánh giá tác động tới chế độ thủy văn ( chế độ dòng chảy của sông hồ thay đổi thế nàotheo mùa )

+Đánh giá tác động tới số lượng nước ( tăng hay giảm lương dòng chảy trong sông)

+Đánh giá tác động tới chất lượng nước ( các nguồn chất thải, loại ô nhiễm, mức độ ô nhiễmnước ) Thí dụ tác động của các hoạt động thi công, tác động gây ô nhiễm nước do nước thải côngnghiệp

-Tới tài nguyên và môi trường đất:

+Đánh giá tác động của dự án làm tổn hại tới số lượng đất, thí dụ : ngập đất , sụt lở đất, xóimòn đất Mức độ tác động phụ thuộc số lượng và giá trị đất bị tổn hại

+Đánh giá tác động của dự án làm thay đổi mục đích sử dụng đất

+Tác động của dự án làm biến đổi bề mặt đất ( do san ủi, )

+Tác động của dự án làm suy giảm chất lượng đát, ô nhiễm đất

-Tới môi trường không khí:

+Cần đánh giá tác động của dự án tới làm biến đổi chế độ khí hậu ( vi khí hậu), tới biến đổi các

Trang 7

yếu tố khí hậu như độ ẩm không khí, mưa, bốc hơi, gió bão

+Đánh giá tác động của dự án tới chất lượng không khí trong giai đoạn thi công xây dựng( bụi, khói, khí thải của xe máy, tiếng ồn)

+Các dự án phát triển công nghiệp thì phải tập trung vào đánh giá ảnh hưởng ô nhiễm không khí

do khí thải công nghiệp Cần ước tính tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải từ đó sẽ đánhgiá được mức độ tác động, cũng như các tác hại của chúng tới sức khỏe dân cư

-Tới môi trường sinh thái:

+Đánh giá tổn hại tới hệ thực vật ( thí dụ bị ngập, bị chặt phá ) , chú ý các loài cây có giá trị,quý hiếm

+Đánh giá tổn hại tới hệ động vật trên cạn do mất nơi cư trú, chú ý các loài quý hiếm có trongsách đo VN và TG

+Đánh giá tổn hại tới HST thủy sinh ( do biến đổi dòng chảy, do nước sông bị ô nhiễm, do bịgiảm nguồn dinh dưỡng ), chú ý các loài cá có giá trị kinh tế, các loài cá có tập tục di cư sẽ bị

ảnh hưởng do đậˆp chắn ngang sông.

 b, Tác động môi trường xã hội:

 Là tác động của dự án tới cộng đồ̀ng dân cư những “ người bị ảnh hưởng ” tiêu cực dothực hiện dự án ( mất nhà cửa, các cơ sở kinh tế) Ngoài ra cũng cần đánh giá tác đôngtich cực đố́i với người dân trong vùng hưởng lợi của dư án ( tăng thu nhập, việc làm )

 Mục đích đánh giá TDMT xã hội là để đảm bảo công bằng và ổn định xã hội

 Cần xác định rõ những người bị ảnh hưởng ( số lượng, thành phần dân tộc, phong tục tậpquán, mức sống ) Dự án nào só người bị ảnh hưởng lớn, trong đó có nhiều ngườinghèo, có người dân tộc thiểu số thì tác động môi trường xã hội sẽ lớn

 Phải đánh giá tác độˆˆng của dự án tới các giá trị sử dụng của con người ( người bị ảnhhưởng) và tới các giá trị chất lượng cuộc sống của họ Qua số liệu thống kê xem họ bịmất những gì cả vật chất cũng như tinh thần để̉ đánh giá mức độ tác động là lớn hay bé

 Biện pháp giảm thiểu thường là chủ dự án phải lập kế hoạch đền bù, di dân và tái định

cư phù hợp với người bị ảnh hưởng sao cho họ có thể tái lập đươc cuộc sống ổn định tạinơi ở mới Báo cáo ĐTM phải đánh giá xem kế hoạch đó đã hợp lý hay chưa, đã đủ đẻgiảm thiểu các tác động đén người bị ảnh hưởng hay chưa?

4.ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH , GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊUCỰC

Các cách thức đề xuất biện pháp giảm thiểu: Thay đỏi phương án khác để thiệt hại íthơn.Thay đổi trong quy hoach và thiết kế để hạn chế tác động đó.Đền bù bằng tiền cho phía bị thiệthại ( hay dùng).Thay đổi , dịch chuyển hoặc khôi phục các giá trị bị tổn thất

5.ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁMSÁT MÔI TRƯỜNG:

-Chương trình quản lý môi trường: Mục đí́ch để quản lý các hoạt động của dự án có ảnh hưởng

Trang 8

đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng cũng như vận hành dự án.Chương trình tổnghợp tất cả các hoạt động của dự án có ảnh hưởng đến MT, các tác động môi trường và biện phápgiảm thiểu đề xuất trong dự án và chỉ rõ trách nhiệm các đối tượng phải thực hiện

-Chương trình giám sát môi trường: Giám sát môi trường dựa trên việc quan trắc đo đạc, tổnghợp, phân tích các thông tin về chất lượng môi trường khu vực dự án

Thí dụ : giám sát môi trường trong giai đoạn thi công phải đo đạc các thông số chất lượng môitrường trong thi công để từ đó có số liệu kiểm soát ô nhiễm môi trường của các hoạt động thicông ( bụi, chất lượng kkông khí, tiếng ồn, chất lượng nước )

Câu 6 Nêu và giải thích khái niệm TĐMT và TĐMT của dự án ? Trình bày các phương pháp phân tích nhận biết TĐMT của dự án ?

a Khái niệm TĐMT: Tác động môi trường là sự biến đổi của một hay nhiều nhân tố môi trường sau một khoảng thời gian và trên một phạm vi không gian nhất định do một hay nhiều hoạt động

của dự án phát triển gây ra

-Tác động môi trường là kết quả của các ảnh hưởng thường xuyên của các

hoạt động phát triển của dự án tới môi trường tại nơi thực hiện dự án và nó được xem là sự khác nhau giữa tình trạng môi trường khi thực hiện dự án và khi không thực hiện dự án

Thông số môi trường

T1 Thời gian ( năm)

b Khái niệm TĐMT của dự án: Một dự án có nhiều hoạt động, mỗi hoạt động t ác đ ộng lênnhiều thành phần tài nguyên và nhân tố môi trường vùng dự án

Vì thế: Tác động môi trường của dự án có thể coi là tổng tác động tất cả các tác động môitrường đó so sánh giữa hai trường hợp trước và sau khi có dự án

Công thức biểu thị

Trang 9

E = å Vi,1.Wi - å Vi,0.Wi

(i=1,n) (i=1,n)

 E là Tác động môi trường của dự án

Vi,0 là giá trị chất lượng môi trường nhân tố thứ i khi không có dự án.

Vi,1 là giá trị chất lượng môi trường nhân tố thứ i khi có dự án.

Wi là tầm quan trọng của nhân tố môi trường thứ i

 n: số các nhân tố/ tác động môi trường

c Các phương pháp phân tích nhận biết TĐMT của dự án

-Dựa vào phâ n tích các nguồn tài nguyên và nhân tố môi trường bị tác động của dự án đểsuy ra tác động.Lần lượt đặt câu hỏi cho tất cả các thành phần tài nguyên và nhân tố môi trườngkhác của 4 nhóm tài nguyên, tìm cách lý giải trả lời ta sẽ nhận biệt được tất cả các tác động của

dự án

-Dựa vào phân tích các hoạt động của dự án để nhận biết tác động môi trường dự án

Phương pháp phân tích: 1.Xác định các hoạt động của dự án

2.Từ mỗi hoạt động xác định các biến đổi môi trường

3.Từ mỗi biến đổi môi trường xác định các TĐMT

Câu7: Phương pháp kiểm tra danh mục môi trường và phương pháp ma trận môi trường : Giải thích cách lập các bảng ( bảng kiểm tra danh mục/ bảng ma trận MT) và thực hiện việc đánh giá Nhận xét so sánh 2 phương pháp và cách áp dụng của phương pháp trong thực tế đối với một dự án cụ thể.

a, Phương pháp kiểm tra danh mục môi trường:

Lập bảng kiểm tra danh mục các nhân tố MT bị tác động

Đánh giá bằng cách cho điểm các TĐMT trong bảng

BẢNG KIỂM TRA DANH MỤC MT

Là bảng 1 chiều trong đó liệt kê danh mục các nhân tố MTbị tác động ( lần lượt theo từngnhóm)

Phần bên phải có một cột dành cho ghi kết quả đánh gíá

Đánh giá chủ yếu là định tính trên cơ sở phân tích số liệu đã có

Để hạn chế chủ quan, bảng này có thể chuyển đến các chuyên gia lấy ý kiến đánh giá sau đótổng hợp lại rút ra kết luận

CÁC LOẠI BẢNG KIỂM TRA DANH MỤC MT:

+) Bảng kiểm tra danh mục MT dạng câu hỏi : Chuyển đanh mục các nhân tố mt cần đánh giáthành dạng câu hỏi, khi đánh gíá thì bằng hình thức trả lời các câu hỏi đó là có hay không có tácđộng

+) Bảng kiểm tra danh mục MT có định cấp : là bảng kiểm tra danh mục thông thường, nhưngkhi đánh giá mức độ tác động thì có định cấp, thí dụ : TĐ lớn , TĐ tbình, TĐ nhỏ, TĐ khôngđáng kể

Trang 10

+)c) Bảng kiểm tra danh mục MT có trọng số : có xét thêm trọng số hay tầm quan trọng củatác động

Đánh gia TDDMT dự án theo công thức

E = å Vi,1.Wi - å Vi,0.Wi

(i=1,n) (i=1,n)

Cho điểm cả Vi và Wi theo cấp

NHẬN XÉT PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA DANH MỤC MÔI TRƯỜNG

-Phương pháp kiểm tra danh mục môi trường rõ ràngm dẫ hiểu và dễ ứng dụng

-Phương pháo này do ko gắn các hoạt động với các tác động nên chưa hiểu được tương quan giưuãcác tác động

-Cách đánh giá của phương pháo còn chung chung và còn ảnh hưởng chủ quan của người đánhgiá.Để hạn chế ảnh hưởng chủ quan thì khi ứng dụng nên tham khảo ý kiến chủa các chuyên gia

b, Phương pháp ma trận môi trường:

Lập bảng ma trận môi trường (bảng 2 chiều) để đánh giá TĐMT dự án ( một chiều là các nhân

tố môi trường bị tác động và chiều kia là các hoạt động dự án)

Nội dung và cách ứng dụng tương tự bảng kiểm tra danh mục MT chỉ khác là bảng 2 chiều

Ô của ma trận để dành cho ghi kết quả đánh giá

Tùy theo cách đánh giá mà có các loại tác động khác nhau

-Các loại ma trận môi trường:

+) Ma trận môi trường đơn giản

- Lập ma trận môi trường cho dự án

-Cách đánh giá TĐMT cũng đơn giản

+)Ma trận môi trường có định cấp

-Lập ma trận MT

-Cách đánh giá TĐMT cả mức độ tác động và tầm quan trọng của tác dộng phân theo các cấp( chia ô ma trận bằng một gạch chéo, nửa trên

NHÂN XÉT PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN MT

-Đơn giản, không đòi hỏi nhiều số liệu, dễ ứng dụng

-Nhạn biết được tác động qua lại giữa các hoạt động của dự án, cho phép phân tích tác động gây

ra do nhiều hoạt động khác nhau lên một nhân tố MT

-Có khả năng xác định, đánh giá các tác động bậc cao

-Nhược điểm : đánh giá còn mang tính chủ quan của từng người, mới đánh giá được tác độngtrực tiếp, không đề cập đến nguồn gốc cać tác động

So sánh phương pháp ma trận môi trường và phương pháp kiểm tra danh mục môi trường

Phương pháp kiểm tra danh mục môi

trường

Phương pháp ma trận môi trường

- Rõ ràng, dễ hiểu và dễ ứng dụng

- Nhược điểm: +PP này do không gắn các

- Đơn giản, không đòi hỏi nhiều số liệu, dễứng dụng

Trang 11

hoạt động với các tác động nên chưa biểu thị

được tương quan giữa các tác động

+ Cách đánh giá của phương pháp này còn

chung chung và còn ảnh hưởng chủ quan của

- Có khả năng xác định, đánh giá các tác độngbậc cao

- Nhược điểm : đánh giá còn mang tính chủquan của từng người, mới đánh giá được tácđộng trực tiếp, không đề cập đến nguồn gốccać tác động

c Cách áp dụng của phương pháp với 1 dự án cụ thể

trường:

Câu 8 Đặc điểm dự án xây dựng kết cấu hạ tầng và những điểm chủ yếu cần tập trung khi thực hiện ĐTM.

a, Đặc điểm dự án

- Không gian:thực hiện trong khu vực dự án, từ vài chục đến hàng trăm ha hoặc có thể lớn hơn

- Thời gian:xây dựng kết cấu hạ tâng khu đô thị, khu CN trong khoang thời gian

- Tác động môi trường trong thi công xây dựng luôn là trọng tâm của đánh giá

- Các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nói chung năm trong khu vực đã phát triển hoặc đangđang phát triển mạnh KTXH

- Hoạt động của dự án trong giai đoạn xây dựng kết cấu hạ tầng chủ yếu là thi công xây dựngnên tác động môi trường trong thi công xây dựng là yêu cầu trọng tâm cần tập trung đánh giá

- Trong giai đoạn vẫn hành:Với dự án xấy dựng KCN cần phải tập trung đánh giá tác động củacác nguồn chất thải

b, Những điểm chủ yếu cần tập trung khi thực hiện ĐTM:

-Đánh giá phải dựa trên xử lý một cách đầy đủ , nghiêm túc và cẩn trọng các số kiệu thu thậpđược từ dự án và từ số liệu trường nên

-Danh mục các tác động tiềm tàng cần phan tích xác định từ mỗi hoạt động của dụe án.Cần đánhgiá cả tác động tiêu cực lẫn tích cực theo quy mô, phạm vi và thời gian tác động

-Khi đánh giá cần xác định rõ các nguồn gây tác động cũng như các đối tượng bị tác động.Việcđánh giá tác động phải được cụ thể hóa cho từng nguồn gây tác độngvà từng đối tượng bị tácđộng.Mỗi tác động cần được đánh giá cụ thể về mức độ , cụ thể về quy mô thời gian và khônggian

-Việc đánh giá tác động môi trường phải thep các giai đoạn thực hiên jcủa dự an:có thể chiathành các giai đoạn sau: Giai đoạn chuẩn bị ( đền bù, di dân tái định cư, san lấp mặt bằng ) Giai đoạn thi công xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong khu vực

Trang 12

Giai đoạn vận hành ( tùy thuộc từng dự án, )

Câu9 Phân tích làm rõ các TĐMT của dự án xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng thi công và giai đoạn thi công xây dựng (các hoạt động, đối tượng bị tác động, nguồn gây tác động, các TĐMT).

a,Các hoạt động của dự án:

Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng

thi công

Giai đoạn thi công xây dựng

Các hoạt động - Thực hiện việc đền bù, di dân

- Xây dựng lán trại, bãi để máymóc, vật liệu

- Vận chuyển đất đá, vật liệu

- Đào đắp đất đá, đổ bê tông để thicông các công trình hạ tầng

- Vận chuyển đất đá, nguyên vậtliệu, máy móc

- Tập kết lưu giữ nguyên vật liệu

- Sinh hoạt của công nhân trong khuvực lán trại

Đối tượng bị tác động - Môi trường tự nhiên: Môi

trường vật lý, môi trường sinhthái

- Môi trường kinh tế xã hội: Cácgiá trị sử dụng của con người vàcác giá trị chất lượng cuộc sống

- Môi trường tự nhiên: Môi trườngvật lý, môi trường sinh thái

- Môi trường kinh tế xã hội: Các giátrị sử dụng của con người và các giátrị chất lượng cuộc sống

Nguồn gây tác động NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN CHẤTTHẢI

- Công nhân phát quang, xe máysan ủi và vận chuyển

NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNGKHÔNG LIÊN QUAN ĐẾNCHẤT THẢI

- Tranh chấp người dân cóquyền lợi liên quan đén dự ánvới chủ đầu tư

- Thu nhập của người dân bị ảnhhưởng do dự án

NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG CÓLIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI

- Máy móc thi công, ô tô vậnchuyển Sinh hoạt của công nhântrong khu vực công trường

NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNGKHÔNG LIÊN QUAN ĐẾNCHẤT THẢI

- Bom mìn tồn lưu trong lòng đất

- Tiếng ồn của các thiết bị máymóc, phương tiện thi công khi hoạtđộng

- Nước mưa chảy tràn qua khu vực

Trang 13

- Việc làm / tình trạng thấtnghiệp của người dân bị ảnhhưởng do dự án.

dự án gây ngập úng cục bộ

- Thi công làm cản trở giao thông

và lối đi của người dân

- Sự tập trung lớn của coogn nhânxây dựng gây ra xáo trộn đời sống

xã hội địa phương, gia tăng nguy cơtai nạn giao thông

- Tai nạn xảy ra trong thi công xâydựng gây tác động đối với côngnhân

Các TĐMT - Môi trường tự nhiên: Bụi, khí

thải từ quá trình phát quang,chặt bỏ thảm phủ thực vật; bụi,khói từ các xe vận chuyển thựcvật bị chặt; Bụi từ xe vậnchuyển đất cát, khí từ xà lan vậnchuyển đất cát, bụi khí thải từ xe

ủi phục vụ san lấp;

- Môi trường xã hội: Ảnh hưởngtới thu nhập của các hộ dân cóquyền lợi; ảnh hưởng đến khảnăng chuyển đổi nghề nghiệp

- Môi trường vật lý: Không khí bịtác động như các yếu tố khói, bụi,

CO, SO2, NO2 …; Nước bị tác độngbởi các nguồn nước thải do côngsinh hoạt, mưa chảy tràn; Đất doquá trình đào đắp gây xói làm tăng

độ đục và bồi lắng trong sông;

- Môi trường sinh thái: Ảnh hưởngtới hệ động thực vật; cá và các thủysinh vật trong sông hồ

- Môi trường xã hội: Công nhân xâydựng trên công trường; người dânxung quanh khu vực

Câu10 Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường vật lý của dự án xây dựng kết cấu hạ tầng trong giai đoạn xây dựng ?

-Các biện pháp giảm thiểu:

a, Các biện pháp vệ sinh, an toàn trong giai đoạn thi công xây dựng

+)Chủ dự án có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật và tổ chức nhằm đảm bảo an toàn cho

người, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu bao gồm:

- Có cán bộ theo dõi và kiểm tra an toàn lao động tại công trường

- Xây dựng và ban hành các nội quy làm việc tại công trường

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội quy cho công nhân bằng nhiều hình thức khác nhau

- Tổ chức theo dỗi tai nạn lao động

+)Các biện pháp an toàn bao gồm:

- Các biện pháp an toàn khi làm việc với thiết bị nâng cẩu

- Các biện pháp an toàn khi làm việc với xe máy

- Các biện pháp an toàn cháy nổ tại công trường

- Các biện pháp an toàn khi dùng điện

Ngày đăng: 19/04/2017, 11:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w