1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN SÂN BAY QUỐC TẾ LONG THÀNH

50 3,7K 63

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Đề tài:ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN SÂN BAY QUỐC TẾ LONG THÀNH

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA MÔI TRƯỜNG

Đề tài:

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN

SÂN BAY QUỐC TẾ LONG THÀNH

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thanh Huệ Nhóm TH: nhóm 8

Tp Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 12 năm 2013.

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Vị trí dự án Sân bay Long Thành 1

Hình 1.2 Sân bay Tân Sơn Nhất 2

Hình 1.3: Sơ đồ các tuyến đường quanh sân bay 4

Hình 2.1: Bản đồ quy hoạch Sân bay Long Thành 7

Hình 2.2: Phối cảnh dự án sân bay Long Thành 12

Hình 3.1: Suối Cả bắt nguồn từ Long Thành, Đồng Nai có nguy cơ biến mất 14

Hình 3.2: Khu đô thị dịch vụ sân bay quốc tế Long Thành 25

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựngBảng 3.2: Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn hoạt độngBảng 3.5 Đánh giá trọng số cho mức tác động của các hoạt động trong dự án sân bay Long Thành

Trang 5

Chương 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN SÂN BAY LONG THÀNH

1.1 Tên dự án

Dự án sân bay quốc tế Long Thành do Tổng công ty cảng hàng không miền Namlàm chủ đầu tư Theo thiết kế đây sẽ là cảng hàng không cấp 4F (ICAO) và sẽ được khởicông xây dựng năm 2015

1.2 Vị trí dự án

Dự án được đặt tại Long Thành một huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh ĐồngNai, là một huyện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của khu vực phía Nam Sân bayLong Thành cách TPHCM 40 km theo hướng đông bắc, cách TP.Vũng Tàu 49 km theohướng Tây Bắc, cách thành phố Biên Hòa 32 km theo hướng Đông nam, cách BìnhDương 50 km theo hướng Đông Nam Với vị trí chiến lược quan trọng như vậy cànghàng không quốc tế Long Thành thật sự có một vai trò quan trọng trong việc phát triểnnền kinh tế đất nước cũng như cá khu vực lân cận

Hình 1.1: Vị trí dự án Sân bay Long Thành

Trang 6

1.3 Nội dung chủ yếu của dự án

1.3.1 Mục đích và phạm vi hoạt động của dự án

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là sân bay duy nhất ở Vùng đô thị Hồ Chí Minh theoquy hoạch bao gồm toàn bộ Đông Nam Bộvà Long An, Tiền Giang, dân số vùng đô thịnày dự kiến 20-22 triệu người vào năm 2020 với tỷ dân thành thị dự kiến khoảng 77%tổng dân số Sân bay Tân Sơn Nhất vốn được xây dựng trong suốt cuộc chiến tranh ViệtNam nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động dân sự và quân sự, sau chiến tranh mớiđược chuyển sang mục đích dân sự Vị trí của sân bay Tân Sơn Nhất nằm tại khu vực nội

đô của Hồ Chí Minh vốn đông đúc và chật chội, do đó khả năng mở rộng và đảm bảo antoàn bay là rất hạn chế và khó khăn, chưa kể tiếng ồn của các chuyến bay nơi đây sẽkhiến cuộc sống của người dân quanh đó bị ảnh hưởng

Hình 1.2 Sân bay Tân Sơn Nhất

Trong khi đó số lượng khách quốc tế đến Việt Nam lại tăng nhanh qua từng năm, mứctăng trưởng lượng khách vào khoảng 15-20% trung bình mỗi năm và thị trường hànhkhông quốc nội đầy tiềm năng (dân số Việt Nam vào năm 2010 là hơn 89 triệu dân theobáo cáo của CIA nhưng chưa đến 20% người dân đi lại bằng đường hàng không) Ngoài

Trang 7

ra, chính phủ Việt Nam nhận thấy rằng, cần phải có 1 sân bay với quy mô lớn nhằm cạnhtranh kinh tế với các sân bay lớn khác trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu

Á nói chung Vì thế, ý tưởng về 1 sân bay mới được ra đời nhằm thúc đẩy kinh tế vùngNam Bộ và cả nước Công suất tối đa của sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 25 triệu lượtkhách mỗi năm, năm 2010, sân bay này đã phục vụ 15,15 triệu lượt khách, 7 tháng đầunăm 2011 đã phục vụ 11 triệu lượt khách, tốc độ tăng trưởng lượng khách trên 15%-20%mỗi năm, do đó sân bay Tân Sơn Nhất sẽ quá tải kể từ năm 2015 Kể từ năm 2010, trongnhững đợt cao điểm như Tết Nguyên đán hay nghỉ lễ, số lượt chuyến mỗi ngày đã vượtquá khả năng tiếp nhận 400 lượt chuyến mỗi ngày

Để nhằm phục vụ cho dự án thì các tuyến đường vành đai cũng đã được quy hoạchnhằm kết nối sân bay với các khu vực lân cận trong đó có các tuyến đường quan trọngnhư:

 Dự án đường cao tốc TP.HCM – Long Thành-Dầu Giây dài 55 km đây là tuyếnđường nhằm kết nối TP.HCM với sân bay, Đồng Nai Theo kế hoạch thì dự án sẽhoàn thành vào năm 2013 Chính sự hình thành của tuyến đường cao tốc này sẽthúc đẩy sớm sự ra đời của sân bay Long Thành

 Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài 68.6 km kê nối với tuyến đườngcao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây hường đến sân bay Long Thành

 Dự án đường cao tốc Bến Lức-Long Thành dài 57.8 km đây là tuyến đườngnhằmkết nối sân bay với các tỉnh miền Tây

Trang 8

 Bên cạnh các tuyến đường cao tốc đến sân bay thì các tuyến đường như đườngvành đai 3 (dài 89.3 km), vành đai 4(dài 197.6 km) đi qua các tỉnh TP.HCM, BìnhDương, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu cùng với các tuyến đường sắt như: tuyếnđường sắt TP.HCM-Nha Trang, tuyến đường sắt đô thị Thủ Thiêm-Long Thànhcũng đã được phê duyêt quy hoạch.

Hình 1.3: Sơ đồ các tuyến đường quanh sân bay

Trong tương lai cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ trở thành một trung tâmkinh tế quan trọng góp phần thúc đẩy vào quá trình phát triển kinh tế xã hội, văn hóa củavùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả quốc gia

1.3.2 Chi phí đầu tư dự án

Về nguồn vốn đầu tư trong giai đoạn I là 6.744,7 triệu USD (bao gồm kinh phí xâydựng và chi phí đền bù giải phóng mặt bằng) trong đó nguồn vốn được lấy từ vốn nhànước, Trái phiếu chính phủ, ODA, Vốn doanh nghiệp, cổ phần, liên doanh liên kết, hợptác công tư (tùy thuộc vào danh mục công trình mà sử dụng các nguồn vốn khác nhau)

1.3.3 Tiến độ hoạt động của dự án

Trang 9

Sân bay được thiết kế xây dựng với tổng diện tích trên 5.000 ha được thực hiện trong

 Giai đoạn 2: 2020-2030 xây thêm một đường hạ cất cánh Nâng cấp lên 2 nhà gacông suất là 50 triệu khách/năm, nâng cấp công suất nhà ga hàng hóa lên 1,5 triệutấn/năm

 Giai đoạn 3: từ sau năm 2030 sẽ dây dựng thêm một đường hạ cất cánh song song,nâng tổng số đường hạ cất cánh là 4 đường, hệ thống đường lăn, sân đậu máy bayđáp ứng yêu cầu Công suất tối đa của sân bay là 100 triệu khách/năm và nâng cấpcông suất nhà ga hàng hóa lên 5 triệu tấn hàng hóa/năm

1.3.4 Các lợi ích kinh tế xã hội

Sân bay Long Thành cách TP.HCM 40 km theo hướng Đông Bắc, cách Tp VũngTàu 49 km theo hướng Tây Bắc, cách TP Biên Hòa 32 km theo hướng Đông Nam, cáchBình Dương 50 km theo hướng Đông Nam Với vị trí chiến lược quan trọng như vậy,cảnh hàng không quốc tế Long Thành thật sự có một vai trò quan trọng trong việc pháttriển nền kinh tế của đất nước cũng như các khu vực lân cận

Với năng lực vận chuyển khách rất lớn sân bay Long Thành góp phần đáng kểtrong việc đi lại của người dân trong khu vực phía Nam, góp phần làm giảm sức chịu tảicho sân bay Tân Sơn Nhất cũng như tình trạng quá tải trong việc đi lại của người dânTP.HCM đồng thời nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp, du lịch, dịch

vụ cho cả khu vực nhất là Vũng Tàu nới có tiềm năng du lịch rất lớn, tạo điều kiện thuậnlợi thúc đẩy các nhà đầu tư, các nhà buôn bán thương mại…mở rộng quy mô sản xuất

Trang 10

Việc nằm tại trung tâm của các vùng kinh tế lớn, sân bay Long Thành có vai tròquan trọng trong việc phát triển kinh tế nơi đây Ngoài khả năng vận chuyển hành khácthì việc vận chuyển hàng hóa của sân bay cũng rất lớn nó góp phần làm rút ngắn thời gianxuất, nhập khẩu các loại hàng tới các khu vực, cũng như cac nước khác nâng cao tínhcạnh tranh cho nhiều khu công nghiệp tại Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, TP.HCM

và các tỉnh Đông Nam Bộ góp phần nâng cao mức tăng trưởng cho các địa phương này

Sân bay ra đời sẽ thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực như sẽ mở thêmnhiều tuyến đường mới gắn kết các tỉnh lân cận, thuận lợi trong việc giao lưu, trao đổihàng hóa Bên cạnh đó, các nguồn điện, nước, chất lượng y tế, giáo dục cũng sẽ đượcnâng cao…Việc hình thành sân bay cũng sẽ kéo theo việc hình thành nhiều khu dân cưmới, các dịch vụ quanh sân bay cũng sẽ được phát triển theo điều đó sẽ giúp cho ngườidân có nhiều cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống Bên cạnh đó, khisân bay đi vào hoạt động sẽ cần một lượng lớn lao động (khoảng trên 20000 người) gópphần giải quyết vấn đề việc làm

Nhận xét: Sự ra đời của sân bay Long Thành có tầm quan trọng rất lớn trong sự

nghiệp phát triển nền kinh tế của đất nước nói chung và khu vực kinh tế phía Nam, tỉnhĐồng Nai nói riêng Theo tính toán nghiên cứu của hãng tư vấn Hansen Partnership củaAustralia thì sân bay Long Thành sẽ đóng góp 3-5%GDP cả nước Điều đó cho thấy khảnăng đóng góp của sân bay vào việc phát triển kinh tế của quốc gia là rất lớn

Trang 11

Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

2.1 Môi trường tự nhiên

2.1.1 Vị trí địa lí

Sân bay Long Thành có tọa độ 10o50’16’’ vĩ độ Bắc và 106o57’39’’ kinh độ Đông,được thiết kế xây dựng tại 5 xã Long Phước, Bàu Cạn, Long An, Bình Sơn, Suối Trầuthuộc huyện Long Thành và xã Cẩm Đường thuộc huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai, cạnh quốc

lộ 51A gần thị trấn Long Thành với:

 Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận;

 Phía Tây giáp TPHCM;

 Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu;

 Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương

Hình 2.1: Bản đồ quy hoạch Sân bay Long Thành

Khu vực dự án thuộc huyện Long Thành ở phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai, là huyệnnằm trong vùng kinh tế trọng điểm của khu vực phía Nam, gần các khu trung tâm kinh tếlớn đồng thời thuận lợi cả về giao thông đường biển, đường bộ và đường sắt cùng với

Trang 12

điều kiện thời tiết cũng là lý tưởng nên đây được coi là lợi thế lớn trong việc triển khai dựán.

2.1.2 Đặc điểm địa hình, địa chất công trình

Địa hình của khu vực dự án chủ yếu là dạng địa hình đồi thấp lượn sóng, đây cũngchính là dạng địa hình chính của huyện, cao độ trung bình biến đổi từ 27 – 67m, độ dốcdao động từ 3-15o, tiêu thoát nước dễ, nền móng tốt, rất thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạtầng và các khu công nghiệp.Tuy nhiên, do địa hình cao, nguồn nước mặt hiếm nên đaphần diện tích vùng này thích hợp với các cây trồng cạn như: hoa màu, cây công nghiệpngắn ngày, cây ăn trái,…

2.1.3 Đặc điểm khí hậu khí tượng

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo nên khí hậu khu vựcmang những đặc trưng như:

Nắng nhiều, trung bình khoảng 2600-2700 giờ/năm, nhiệt độ cao đều trong năm,trung bình cả năm 26oC, trung bình thấp nhất 25oC và trung bình cao nhất khoảng 28-

29oC

Lượng mưa khá cao trung bình 1800-2000 mm/năm, nhưng phân hóa sâu sắc theomùa Trong đó, mùa mưa kéo dài tháng 5 đến tháng 10 chiếm trên 90% lượng mưa cảnăm, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm

Lượng bốc hơi trung bình 1100-1300mm/năm, trong đó mùa khô thường gấp 2-3lần mùa mưa, tạo sự mất cân đối nghiêm trọng về chế độ ẩm, nhất là trong các tháng cuốimùa khô Tuy nhiên, trong các tháng mùa khô nếu có nước tưới thì sản xuất nông nghiệpcho năng suất và chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả kinh tế cao và ổn định cáctháng mùa mưa

2.1.4 Chất lượng môi trường

2.1.4.1 Môi trường đất

Trang 13

Tài nguyên đất khá đa dạng về chủng, nhưng hầu hết đều có yếu tố hạn chế đối vớisản xuất nông-lâm nghiệp.Hầu hết đất đai ở khu vực đều là loại đất dễ bạc màu, có tầngđất mỏng, đất có kết von,… nên độ màu mỡ của đất tương đối kém Do vậy tùy theo từngloại đất mà có những chính sách sử dụng hợp lý trong phát triển nông nghiệp cũng nhưphát triển công nghiệp và xây dựng.

2.1.4.2 Môi trường nước

Nước mặt: ngoài nước mưa, nguồn nước mặt chủ yếu của khu vực được cung cấp

từ sông Ba Ky và hệ thống sông suối nhỏ khác thuộc lưu vực sông Đồng Nai, tuy chấtlượng nước khá tốt nhưng các hệ thống kênh rạch lại thưa thớt nên việc sử dụng nước đểtưới tiêu còn rất hạn chế, đa số đều sử dụng từ nguồn nước mưa và hệ thống giếng khoan

Nước ngầm: nguồn nước ngầm của khu vực không được phong phú cho lắm, chỉ

đủ cung cấp trong sinh hoạt củangười dân, tuy nhiên một số nơi vẫn còn thiếu nước vàomùa khô, một số hộ còn phải đi lấy nước từ khu vực khác để sinh hoạt

2.1.4.3 Môi trường không khí

Đây là khu vực có mật độ dân cư tương đối thấp, ngành nghề chính lại là nông nghiệpnên môi trưởng không khí tương đối tốt do không có các khu công nghiệp, mật độphương tiện giao thông cũng thấp, lại được thanh lọc bởi lượng cây xanh khá lớn từ nôngnghiệp nên hầu như không khí nơi đây chưa bị ô nhiễm Việc phun các loại thuốc bảo vệthực vật, thuốc kích thích tăng trưởng cho cây trồng tuy cũng là một nguồn hóa chấtnhưng ngoài lượng thấm vào thực vật thì chủ yếu nó sẽ bị rơi xuống và tích tụ trong môitrường đất và nước, ít phát tán vào không khí Hơn nữa chu kì sử dụng các loại này cũngkhá lớn, một năm chỉ 1-2 lần nên mức độ ảnh hưởng cũng không lớn

2.2 Các mối quan tâm về mặt kinh tế xã hội

2.2.1 Đặc điểm về kinh tế

Do đặc điểm về địa hình của khu vực chủ yếu là đồi núi, việc đi lại rất khó khăncùng với sự hạn chế về các dạng tài nguyên nên việc phát triển kinh tế rất khó khăn đặc

Trang 14

biệt là về ngành công nghiệp và dịch vụ Ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn thôn chủyếu phát triển các hệ thống chợ và buôn bán lẻ của các hộ nông dân Ngành dịch vụ củathôn chủ yếu là dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ sản xuất nông nghiệp.

Việc phát triển kinh tế của khu vực chủ yếu dựa vào nông nghiệp Tuy nhiên cònchịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tự nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nôngnghiệp còn chậm và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chưa hình thành các vùng chuyêncanh có quy mô lớn mang tính sản xuất hàng hóa, việc áp dụng tiến bộ khoa học trongcông tác khuyến nông ngư phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầuthực tiễn và tiềm năng khu vực

2.2.2 Đặc điểm về xã hội

2.2.2.1 Dân số

Dân số trên toàn khu vực có khoảng hơn 17.039 người với 5381 hộ (năm 2009),mật độ trung bình khoảng 340 người/km2 tuy nhiên sự phân bố dân cư không đồng đều.Tại các xã Long Phước, Long An, Bàu Cạn mật độ dân cư thấp hơn rất nhiều so với cáckhu vực ở các xã còn lại do điều kiện cơ sở hạ tầng tại khu vực này còn rất hạn chế nênngười dân sống ở đây rất thưa Tổng số người trong độ tuổi lao động là 10587 người,chiếm 62,13% trong số đó nữ chiếm 47,94% Thu nhập bình quân đầu người là 14,2 triệuđồng/người/năm

2.2.2.2 Cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông

Đường giao thông trong khu vực có chất lượng rất kém, tỷ lệ bê tông hóa thấp, đa

số các tuyến đường đi lại là đường rất nhỏ, hẹp do đó vấn đề đi lại của người dân trongsinh hoạt cũng như trong sản xuất gặp rất nhiều khó khăn nhất là trong mùa mưa

Điểm thuận lợi nhất của khu vực này là có tuyến đường Hương Lộ 10 chạy quacác xã Bình Sơn, Suối Trầu và Cẩm Đường Tuy đây không phải là tuyến đường lớn, chấtlượng bề mặt không cao nhưng lại là tuyến đường quan trọng trong việc kết nối giữa khu

Trang 15

vực này với Thị trấn Long Thành và các khu vực lân cận Bên cạnh đó phần lớn ngườidân của xã nằm trên trục đường này cũng thuận lợi cho việc kinh doanh, buôn bán gópphần vào việc phát triển kinh tế gia đình cũng như xã hội.

Hệ thống điện

Tại các địa phương dân sống tập trung đông, địa hình không khó khăn cho việcxây dựng đường đây, trạm cao thế, hạ thế thì đa số nông hộ đều đã được kéo điện và sửdụng điện lưới quốc gia Tuy nhiên, tại một số địa phương vùng sâu, vùng xa dân lại thưathớt rất khó khăn cho việc mắc trạm điện đến từng khu vực, người dân muốn mắc điện thìphải tự chuẩn bị dây, cột nên nhiều hộ nghèo vẫn chưa được tiếp cận mạng điện lướiquốc gia vì chi phí lắp đặt đường dây quá cao so với khả năng chi trả của họ Một số hộchỉ dùng bình ăc-quy trong sinh hoạt, tuy nhiên cũng chỉ có thể dùng để thắp sáng chứkhông thể sử dụng các thiết bị điện khác

2.2.2.3 Các công trình công cộng

Về hệ thống giáo dục

Hiện tại đã có nhiều trường học được xây dựng kiên cố nhưng các trường học ởđịa phương vẫn đang thiếu lớp học, đặc biệt là thiếu lớp cho học sinh mẫu giáo và họcsinh tiểu học, có nơi thiếu cả trường cấp 2, cấp 3 như tại khu vực của xã Long An, LongPhước, Bàu Cạn Các học sinh ở khu vực này phải đi rất xa hoặc sang các xã khác để học.Bên cạnh đó, các trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và học tập đã lạc hậu vàxuống cấp, nhiều thiết bị đến nay đã không thể sử dụng được gây cản trở đáng kể chocông tác giảng dạy và học tập tại địa phương

Về y tế

Hiện nay các xã có trạm y tế kiên cố, các trạm y tế tại các xã đều có các giườngbệnh, đáp ứng được phần nào nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân Tuy nhiên, hầu hếtcác trạm y tế đều nằm gần trung tâm của xã do đó các hộ thuộc những vùng khó khăn, ởcách xa trung tâm xã thì việc tiếp cận về hệ thống y tế còn nhiều trở ngại, bên cạnh đó

Trang 16

các trạm y tế thường không có bác sỹ chuyên khoa, các loại thiết bị y tế còn thiếu, chỉ cóthể khám và chữa trị những căn bệnh thông thường Do vậy, khi có bệnh nặng người dânphải chuyển lên tuyến huyện, tỉnh hoặc trung ương.

Về chợ nông thôn

Hiện nay, đang thiếu chợ nông thôn để giao luu, trao đổi hàng hóa.khoảng cách từcác hộ nông dân đến chợ tương đối xa, đường xá đi lại khá khó khăn, với khoảng cáchnày các hộ nông dân đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc mua bán sản phẩm vật

tư đầu vào, đầu ra của các hộ nông dân

Nhìn chung, hệ thống trường học, trạm xá, chợ nông thôn,… chưa đáp ứng đủ nhucầu học tập, sinh hoạt và khám chữa bệnh cho người dân Do đó, chất lượng cuộc sốngcủa người dân trong khu vực này không được đảm bảo

Hình 2.2: Phối cảnh dự án sân bay Long Thành

Trang 17

Chương 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

3.1.2. Môi trường sinh thái

Hệ thống sông suối, ao hồ, địa chất… trong vùng dự án cũng bị ảnh hưởng Phầnlớn diện tích của 2 xã Bình Sơn và Suối Trầu nằm trong vùng dự án có 2 con suối là suốiTrầu và suối Cả chảy qua Phía thượng lưu núi Cả hiện có con đập và hồ chứa nước CầuMới có tác dụng tưới tiêu, phục vụ đời sống sinh hoạt, điều tiết lũ hạ du, điều hòa khíhậu, cải thiện mạch nước ngầm, duy trì hệ sinh thái tự nhiên…chắc chắn hồ chứa nướcCầu Mới và dòng nước của suối Trầu và suối Cả đổ ra sông Thị Vải sẽ bị mất khi xâydựng dự án Sân bay Long Thành do bị san lấp và những tác động tiêu cực đến môi trườngthiên nhiên: lũ lụt, khô hạn,…

Trang 18

Hình 3.1: Suối Cả bắt nguồn từ Long Thành, Đồng Nai có nguy cơ biến mất

Hệ thống động vật, thực vật, thủy sinh vật trong vùng dự án cũng bị ảnh hưởng:mất nơi cư trú, nguồn thức ăn và nước uống

Mất cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học

3.1.3. Môi trường kinh tế - xã hội

Các hộ dân di dời ra khỏi vùng dự án, dân cư ở các khu đô thị, trung tâm thươngmại xung quanh sân bay

Chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho các hộ phải di dời Bên cạnh đó sẽtạo ra được một thành phố sân bay hiện đại với khoảng 40.000 nhân viên làm việc và70.000 người di chuyển xung quanh

Các yếu tố về văn hóa bản địa, tập quán sinh sống, tôn giáo… của hàng chục ngàn cưdân cư trú trong trong vùng dự án Các dân tộc sinh sống như: Chăm, Hoa, Ba Na… dù

số lượng ít nhưng cũng là một cộng đồng dân cư cũng bị ảnh hưởng nếu phải di dời họđến nơi khác sinh sống

Trang 19

Về mặt tài chính dự án có tổng số vốn đầu tư khoảng 8 tỷ USD, riêng giai đoạn 1 gần

6 tỷ USD dùng từ vốn ODA

Giao thông: trong giai đoạn 1 cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ kết nối với hệthống giao thông bên ngoài bằng 3 đường cao tốc: Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây,Bến Lức – Long Thành và Biên Hòa – Vũng Tàu, trở thành đầu mối hàng không lớntrong khu vực và trên thế giới, kích cầu cho kinh tế hàng không phát triển mạnh mẽ

3.2 Nguồn gây tác động

3.2.1 Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

3.2.1.1 Các nguồn gây tác động trong quá trình thi công xây dựng dự án

Bảng 3.1: Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng

ST

T Các hoạt động Nguồn gây tác động

1 Phát quang mặt bằng Xe phát quang thảm thực vật và xe cào, bóc tách

4 Xây dựng đường bay,

khu quản lý sân bay, hệ

thống tường rào bao

vụ hoạt động sân bay,

thiết bị điện, viễn thông,

- Khí thải, bụi, tiếng ồn từ các phương tiện vậnchuỷển thiết bị, nguyên vật liệu, máy móc,…

- Quá trình lắp đặt có gia nhiệt

Trang 20

6 Sinh hoạt của công nhân

tại công trường Sinh hoạt của công nhân viên trên công trườnggây phát sinh CTR sinh hoạt, nước thải sinh

hoạt

3.2.1.2 Các nguồn gây tác động trong giai đoạn vận hành

Bảng 3.2: Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động

1 Phương tiện giao thông, phương

tiện cá nhân ra vào sân bay

Tiếng ồn và khói thải chứa thành phần ônhiễm như SOx, NOx, CO, CO2, THC,bụi,… phát sinh từ khói thải gây ônhiễm

2 Cung cấp nhiên liệu cho máy bay Rò rỉ nhiên liệu từ kho chứa, chất thải

nguy hại từ máy bay

3.2.2 Các nguồn tác động không liên quan đến chất thải

3.2.2.1 Giai đoạn đền bù và giải phóng mặt bằng

 Tranh chấp giữa người dân có quyền lợi liên quan đến dự án;

 Ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ dân có quyền lợi liên quan đến dự án;

 Gia tăng khả năng thất nghiệp đối với người dân không có khả năng chuyển đổinghề nghiệp hoặc tìm kiếm công việc mới

3.2.2.2 Giai đoạn thi công xây dựng

 Bom mìn tồn lưu trong lòng đất;

 Tiếng ồn của các thiết bị, máy móc, phương tiện thi công;

 Tình trạng ngập úng;

 Cản trở giao thông và lối đi lại của người dân;

 Mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng và người dân địa phương;

Trang 21

 Tai nạn lao động.

3.2.2.3 Giai đoạn khai thác và vận hành

 Tiếng ồn và độ rung từ hoạt động của các máy bay;

 Tiếng ồn từ hoạt động của hành khách

3.2.3 Những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra

3.2.3.1 Giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng

Sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông

Nhìn chung, sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông có thể xảy ra bất ngờ trongnhiều tình huống của giai đoạn thi công xây dựng dự án như:

 Tai nạn giao thông có thể xảy ra khi công nhân băng qua đường giao thông để đếncông trường, rời công trường, cũng có thểxảy ra ngay trên công trường do cácphương tiện thi công và vận chuyển vật liệu gây ra đối với công nhân

 Công việc lắp rắp, thi công và quá trình vận chuyển nguyên vật liệu với mật độ xe,tiếng ồn, độ rung cao có thể gây ra các tai nạn lao động,… Bất cẩn trong lao động,thiếu trang thiết bị bảo hộ lao động, hoặc thiếu ý thức tuân thủ nghiêm chỉnh về nộiquy an toàn lao động của công nhân cùng gây ra những tai nạn đáng tiếc

 Công việc nặng nhọc, thời gian làm việc liên tục và lâu dài có thể gây ảnh hưởngđáng kể đến sức khỏe công nhân, gây tình trạng mệt mỏi, choáng váng, ngất xỉu tạicông trường

 Các rủi ro về tai nạn lao động, tai nạn giao thông xảy ra sẽ gây ảnh hưởng rất lớnđến sức khỏe cũng như tính mạng của công nhân, ảnh hưởng đến tiến độ thi công

Vì vậy vấn đề đảm bảo an toàn cho công nhân tham gia xây dựng phải được quantâm đặc biệt

Sự cố cháy nổ

Sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển và chứa nhiên liệu hoặc do sựthiếu an toàn về hệ thống cấp điện tạm thời, gây nên các thiệt hại về người và của trongquá trình thi công Có thể do các nguyên nhân sau:

Trang 22

 Các kho chứa nguyên nhiên liệu tạm thời phục vụ cho máy móc, thiết bị trong thicông (sơn, xăng, dầu DO,…) gây cháy nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người, vậtchất và môi trường;

 Hệ thống cấp điện tạm thời gây giật, chập, cháy nổ…

 Việc sử dụng thiết bị gia nhiệt (hàn xì, đun, đốt nóng chảy Bitum đê trải nhựađường, ) có thể gây ra cháy nổ, tai nạn nếu như không có biện pháp phòng ngừa

3.2.3.2 Giai đoạn vận hành

 Sự cố cháy nổ: xảy ra trong nhà chờ, nhà ga, nhà kho chứa nhiên liệu;

 Công tác gia cố nền móng trong quá trình xây dựng không đảm bảo gây nứt tường,sụp lún;

 Rò rỉ hóa chất từ các nhà kho chứa nhiên liệu

3.3 Đánh giá tác động

3.3.1 Đánh giá tính hợp lý của dự án

3.3.1.1 Vị trí của dự án

Khả năng đền bù và tái định cư cho các hộ dân trong khu vực của dự án

Theo quy hoạch dự án nằm ở 6 xã của huyện Long Thành với diện tích đất phảithu hồi là 5.000 ha, số hộ dân bị ảnh hưởng là 5.381 hộ với 17.039 nhân khẩu Tuy nhiênthực tế lại không như vậy, xã Suối Trầu với số dân là 6.000 người bị thu hồi hoàn toàn,còn xã Bình Sơn có 13.000 người bị thu hồi 50% và các xã còn lại cũng có khoảng gần

15 ngàn dân bị ảnh hưởng Số lượng thực tế lớn hơn rất nhiều nên tổng số tiền bỏ ra đểđền bù đất đai và tái định cư cho người dân là rất lớn Ngoài ra UBND tỉnh Đồng Naicũng không có phương án di dời, tái định cư, đào tạo và giải quyết việc làm cho ngườidân khi triển khai dự án

Hệ thống sông suối

Phần lớn diện tích 2 xã Bình Sơn và Suối Trầu nằm trong dự án có 2 con suối chảyqua là suối Cả và suối Trầu, nó chi phối và tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệpcủa hàng ngàn hộ dân và môi trường sinh thái nơi đây Việc xây dựng dự án sẽ phải lấp đi

Trang 23

2 con suối này, sẽ có tác động tiêu cực tới môi trường thiên nhiên và cuộc sống của ngườidân sau nhiều thế hệ.

Các di tích lịch sử, văn hóa

Nơi đây cũng có nhiều dân tộc sinh sống như Chăm, Hoa, Ba Na… dù số lượng ítnhưng cũng là 1 cộng đồng dân cư Việc xây dựng dự án sẽ buộc họ phải di dời đi nơikhác, từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến nền văn hóa bản địa cũng như tập quán sinh sống, tôngiáo… của những dân tộc này

Chi phí xây dựng

Chi phí đầu tư cho dự án là 8 tỷ USD, mượn từ nguồn vốn ODA của nước ngoài,chứ không phải là kêu gọi vốn FDI, xem có nhà đầu tư nước ngoài nào trực tiếp làm haykhông? Điều này làm tăng thêm nguồn nợ cho người dân ta, trong khi kinh tế nước ta cònchưa phát triển mạnh mẽ Ngoài ra, nếu quyết tâm làm dự án này, đồng thời vẫn duy trìsân bay Tân Sơn Nhất thì chi phí vận hành sẽ tăng, hiệu quả tài chính giảm và gánh nặngtrả nợ ODA sẽ tăng lên trong khi dự án không có khả năng hoàn vốn Đồng thời sẽ gâylãng phí vì sân bay Tân Sơn Nhất vẫn có thể nâng cấp lên được nếu có nguồn vốn đầu tưvào Nếu Việt Nam bùng nổ về hàng không quốc tế, lúc đó có thể sử dụng sân bay BiênHòa (vốn là sân bay quân sự loại 1) và nâng cấp lên, bản thân sân bay này cũng có tuyếnđường bộ kết nối với trung tâm TP.Hồ Chí Minh rất thuận lợi

3.3.1.2 Phân khu chức năng

Không chỉ đơn giản là xây dựng đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay,khu điều hành, khu hoạt động quản lý sân bay mà còn phải xây dựng thêm khu phụ trợ,nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, khu công nghiệp hàng không và thành phố sân bayphát triển theo nhu cầu Điều này sẽ làm tăng lượng ô nhiễm, tiếng ồn, khí thải đến các hộdân sống xung quanh dự án gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường cũng như conngười

3.3.1.3 Khoảng cách địa lý với khu dân cư xung quanh

Trang 24

Bắt buộc phải cách xa khu dân cư để đảm bảo an toàn cho người dân sống xungquanh khu vực này Đồng thời, các công trình xây dựng xung quanh sân bay, có giới hạnbán kính 30km với tâm là điểm quy chiếu sân bay phải đảm bảo yêu cầu về độ cao, phải

có cảnh báo hàng không nếu các công trình có độ cao trên 45m (theo nghị định số20/1009 của Chính phủ về “quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địaquản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam”) Ngoài ra khu vực dân cư xung quanh còn chịuảnh hưởng bới tiếng ồn từ động cơ máy bay, nên cần phải có khoảng cách an toàn vànhững hộ gia đình sống xung quanh phải có các biện pháp làm giảm tiếng ồn trong nhà

để hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe Không chỉ vậy mà việc xây dựng sân bay nên cách xakhu dân cư để hạn chế các thảm họa từ máy bay tới người dân nơi đây

3.3.2 Đánh giá tác động trong giai đoạn đền bù và giải tỏa mặt bằng

Trong các giai đoạn thực hiện dự án, giai đoạn giải tỏa mặt bằng ảnh hưởng nhiềunhất đến kế sinh nhai của người dân, vì dự án được thực hiện trên 1 khu vực rất rộng, sốlượng hộ dân bị giải tỏa lớn Hơn nữa, giai đoạn này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến đờisống của người dân sau này Không chỉ thế, nó còn ảnh hưởng nhiều tới môi trường xungquanh, làm phát sinh tiếng ồn, bụi, làm mất đi nguồn nước ở nơi đây Dó đó, trong bảngđánh giá thì nó gây ra tác động tiêu cực nhiều nhất, mà không có 1 cái tác động tích cựcnào cả

Việc giải tỏa làm người dân mất đi nhiều nguồn vốn quan trọng, trong đó đất đai là

1 yếu tố quan trọng nhất vì người dân nơi đây chủ yếu sinh sống dựa vào hoạt động nôngnghiệp Và với những hộ gia đình không có kinh nghiệm kinh doanh, sản xuất thì khi mất

đi nguồn vốn này sẽ làm họ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiềm công việc phù hợp,nhất là khi chuyển đến nơi ở mới, diện tích đất đai sẽ không nhiều để người dân có thểlàm nông nghiệp Bên cạnh đó, người dân cũng sẽ mất đi các mối quan hệ xã hội, tài sảnvật chất của gia đình, do đó sẽ ảnh hưởng tới nguồn thu nhập chính của họ Từ đó làmgiảm đi nguồn lao động dồi dào sẵn có ở địa phương, đồng thời cũng làm giảm các loạihình kinh tế khác nên mức thu nhập của người dân trong vùng cũng sẽ bị ảnh hưởng

Trang 25

Khi chuyển đến nơi ở mới, nguồn vốn của họ sẽ là tiền đền bù của nhà nước, họ sẽdùng số tiền này để trang trải cho cuộc sống khi chưa tìm ra công việc phù hợp Tuynhiên số tiền này cũng không nhiều do mức đền bù ở khu vực nông thôn thấp, bên cạnh

đó nhiều hộ có diện tích đất ít nên cũng sẽ nhận được số tiền đền bù ít hơn rất nhiều Điềunày sẽ làm cho cuộc sống của họ vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn Với số tiềnkhông nhiều đó, họ phải chi trả cho nhiều hoạt động như nhà cửa, ăn uống, việc học hànhcho con cái, nguồn vốn làm ăn, … quá nhiều việc phải chi trả nhưng họ lại chưa có việclàm và chỉ có thể dựa vào tiền đền bù để giải quyết

Mặc dù sau khi thu hồi đất, nhiều hộ dân được tạo điều kiện để chuyển đổi sangngành nghề khác nhưng cũng có nhiều hộ phải đối mặt với tình trạng mất việc làm Việcchưa tìm được công việc phù hợp sẽ làm cho cuộc sống của họ không ổn định từ đó cóthể dẫn tới nhiều hệ lụy không hay như thất học, tệ nạn xã hội…

Đất bị thu hồi chủ yếu là đất nông nghiệp, tuy nhiên khi tới nơi ở mới sẽ không có

đủ đất để người dân có thể tiếp tục sản xuất nông nghiệp, hoặc nếu có thì đất đó chưachắc đã giàu dinh dưỡng để trồng cây nông nghiệp Từ đó họ phải đi tìm một công việcmới Thế nhưng với trình độ dân trí còn thấp, khả năng xin vào làm việc ở các công ty, xínghiệp là không cao và nếu được cũng chỉ nhận được mức lương thấp, khó để trang trải

đủ cho cuộc sống Hoặc giả như không xin được việc, họ phải rời nhà vào thành phố lậpnghiệp, điều này lại làm tăng áp lực tới các thành phố lớn Đó là với những người còntrong độ tuổi lao động, còn những người ở ngoài độ tuổi lao động thì việc đi làm thuê làrất khó khăn nên nhà nước cần chú trọng tới vấn đề này khi tiến hành một dự án

3.3.3 Đánh giá tác động trong xây dựng cơ cở hạ tầng

Những ảnh hưởng trong giai đoạn này tác động tới môi trường sống và con ngườinhiều nhất, nhất là hoạt động san lấp mặt bằng và thi công dự án Bởi hai quá trình này sẽlàm phát sinh ra một lượng bụi rất lớn cùng như tiếng ồn lớn từ hoạt động của cácphương tiện vận chuyển, san lấp, động cơ, máy móc khi tiến hành san lấp và thi công.Hai quá trình này sẽ làm gây ô nhiễm môi trường không khí trầm trọng, cũng như ảnh

Ngày đăng: 31/05/2014, 09:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Vị trí dự án Sân bay Long Thành - Đề tài: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN SÂN BAY QUỐC TẾ LONG THÀNH
Hình 1.1 Vị trí dự án Sân bay Long Thành (Trang 5)
Hình 1.2. Sân bay Tân Sơn Nhất - Đề tài: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN SÂN BAY QUỐC TẾ LONG THÀNH
Hình 1.2. Sân bay Tân Sơn Nhất (Trang 6)
Hình 1.3: Sơ đồ các tuyến đường quanh sân bay - Đề tài: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN SÂN BAY QUỐC TẾ LONG THÀNH
Hình 1.3 Sơ đồ các tuyến đường quanh sân bay (Trang 8)
Hình 2.1: Bản đồ quy hoạch Sân bay Long Thành - Đề tài: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN SÂN BAY QUỐC TẾ LONG THÀNH
Hình 2.1 Bản đồ quy hoạch Sân bay Long Thành (Trang 11)
Hình 2.2:  Phối cảnh dự án sân bay Long Thành - Đề tài: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN SÂN BAY QUỐC TẾ LONG THÀNH
Hình 2.2 Phối cảnh dự án sân bay Long Thành (Trang 16)
Hình 3.1:  Suối Cả bắt nguồn từ Long Thành, Đồng Nai có nguy cơ biến mất - Đề tài: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN SÂN BAY QUỐC TẾ LONG THÀNH
Hình 3.1 Suối Cả bắt nguồn từ Long Thành, Đồng Nai có nguy cơ biến mất (Trang 18)
Hình 3.2:  Khu đô thị dịch vụ sân bay quốc tế Long Thành - Đề tài: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN SÂN BAY QUỐC TẾ LONG THÀNH
Hình 3.2 Khu đô thị dịch vụ sân bay quốc tế Long Thành (Trang 28)
Bảng 3.5. Đánh giá trọng số cho mức tác động của các hoạt động trong dự án sân bay - Đề tài: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN SÂN BAY QUỐC TẾ LONG THÀNH
Bảng 3.5. Đánh giá trọng số cho mức tác động của các hoạt động trong dự án sân bay (Trang 29)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w