I. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM:
1. Tổng quan về mì ăn liền:
1.1Người phát minh ra mì ăn liền
Theo hãng tin Kyodo, ông Momofuku Ando – người phát minh ra mì ăn liền ở Nhật Bản năm 1958 và là người sáng lập ra công ty thực phẩm Nissin đã qua đời đêm ngày 5/1/2007 do bệnh tim tại thành phố Osaka, thọ 96 tuổi.
Sản phẩm mì ăn liền đầu tiên ra đời có tên là “Chicken Ramen”
Ý tưởng sản xuất mì ăn liền đến với ông rất tình cờ khi chứng kiến cảnh người dân xếp hàng trong đêm lạnh để chờ mua những vắt mì tươi tại một cửa hàng không lâu sau chiến tranh thế giới II.
Năm 1971, công ty Nissan cho ra đời loại mì tô.
Momofuku Ando nghỉ hưu tháng 6/2005. Ước tính mỗi năm công ty này sản xuất khỏang 10 tỉ gói mì ăn liền lớn nhất tại Nhật Bản.
1.2Lịch sử mì ăn liền ở một số quốc gia
- Từ cuối thế kỉ 18, người châu Aâu đã bắt đầu sản xuất và sử dụng sản phẩm mì sợi.Và nó trở thành thực phẩm truyền thống của các nước châu Aâu, đặc biệt là ở Ý và Pháp . Sau đó, sản phẩm du nhập vào châu Á . Để tiết kiệm thời gian chế biến, năm 1958 người châu Á ( đầu tiên là Nhật ) đã đưa ra công nghệ sản xuất mì chuẩn bị bữa ăn nhanh gọi là mì ăn liền . Nhưng nó chỉ bắt đầu tràn ngập ở phần còn lại của châu Á và phương Tây từ đầu thập niên 1970.Từ đó đến nay, mì ăn liền đã không ngừng được cải tiến và phát triển về sản lượng và chất lượng . Công nghệ sản xuất mì ăn liền luôn được nâng cao.
- Hiện nay tiêu thụ tại Nhật lên đến 5,3 tỷ gói/năm.
- Mì ăn liền thâm nhập vào miền Nam Việt Nam vào đầu những năm 70.
- Từ Trung Quốc đến Việt Nam, hiện tượng mì ăn liền đang phát triển mạnh. Thị trường này lên đến 6 tỷ USD/năm.
- Hiện nay Thế Giới mỗi năm tiêu thụ 50 tỷ gói mì và sẽ phát triển đến 100 tỷ gói vào đầu năm 2010.
- Còn trong năm 2005, Trung Quốc vẫn chiếm vị trí hàng đầu về tiêu thụ mì ăn liền với 44.3 tỉ gói bán ra. Indonesia đứng thứ 2 với 12.4 tỉ gói và Nhật bản thứ 3 với 5.4 tỉ gói. Hàn Quốc là nước tiêu thụ nhiều mì ăn liền nhất tính theo đầu người với
trung bình 69 gói/một người một năm. Tiếp theo là Indonesia 55 gói và Nhật bản 42 gói.
1.3Sản phẩm mì ăn liền
- Được tạo dạng vắt tròn hay chữ nhật
- Sử dụng nhanh bằng cách ngâm mì trong nước sôi - Thường sử dụng luôn cả nước ngâm mì
- Cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho một bữa ăn nhanh - Mì có thể qua quá trình chiên hay không chiên
1.4Tình hình phát triển mì ăn liền ở Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam, các sản phẩm mì ăn liền được sử dụng rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân vì tính tiện dụng và giá trị dinh dưỡng của chúng . Có thể nói sản phẩm mì ăn liền ngày nay đã phần nào đi vào đời sống của người dân, trở thành một sản phẩm được ưa thích rộng rãi .
Trước nhu cầu to lớn của thị trường, ngành công nghiệp mì ăn liền đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là khi nền kinh tế nước nhà chuyển sang cơ chế thị trường . Các công ty quốc doanh như MILIKET, COLUSA , … cũng như các liên doanh như VIFON ACECOOK, A-ONE , … đã không ngừng nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa chủng loại và mẫu mã để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng . Hiện nay, trên thị trường có hơn mười nhãn hiệu mì ăn liền như MILIKET, COLUSA, VIFON, A-ONE ,…
Giá trị dinh dưỡng và tính tiện dụng:
Sản phẩm mì ăn liền được sự ưa chuộng của người sử dụng vì nó có các ưu điểm nổi bật sau :
Đứng về khía cạnh dinh dưỡng, đây là loại sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao do được chế biến từ bột mì ( là nguồn tinh bột tốt ) và phụ gia có chứa các chất dinh dưỡng như protein, lipit, vitamin, khoáng . Như vậy, về cơ bản sản phẩm mì ăn liền có chứa tương đối đầy đủ chất dinh dưỡng cơ bản . Trung bình 100 gr mì cung cấp 359 calo .
Bảng1 : Thành phần hóa học của mì sợi :
Thành phần(%) Nước Protein Lipit Gluxit Xenlulo Tro
Bảng 2 : Hàm lượng vitamin và khoáng trong mì ăn liền ( mg / 100g)
- Quá trình bảo quản mì ăn liền tương đối đơn giản. - Quá trình vận chuyển nhanh, gọn .
- Dễ sử dụng, dễ chế biến : chỉ cần cắt bao gói, cho nước sôi vào chờ khoảng một vài phút là có thể ăn được .
- Tùy theo phụ gia thêm vào mà ta có sản phẩm theo khẩu vị của mình .