1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sưu tầm và lồng ghép tổ chức các trò chơi dân gian để đưa vào các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo

22 985 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 5,41 MB

Nội dung

SƯU TẦM VÀ TỔ CHỨC LỒNG GHÉP CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN ĐỂĐƯA VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ MẪU GIÁO Gọi cậu gọi mợ...” Có lẽ thời thơ ấu, ai trong mỗi chúng ta cũng đã từng chơi một

Trang 1

3 Phương pháp nghiên cứu

4 Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

II Giải quyết vấn đề

Trang 2

SƯU TẦM VÀ TỔ CHỨC LỒNG GHÉP CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN ĐỂ

ĐƯA VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

CHO TRẺ MẪU GIÁO

Gọi cậu gọi mợ ”

Có lẽ thời thơ ấu, ai trong mỗi chúng ta cũng đã từng chơi một vài trò chơi dân gian, đọc những bài vè, câu đố, thuộc một vài câu đồng dao… Những trò chơi đó tưởng chừng như chỉ gắn liền với ký ức của những đứa trẻ miền quê xưa kia và sẽ cảm thấy xa lạ với những đứa trẻ thành thị có đầy đủ các đồ chơi hiện đại, ti vi, máy vi tính thì ở các trường mầm non trong cả nước, những trò chơi dân gian đang dần được đưa vào trong các hoạt động vui chơi của trẻ Bởi ởtuổi mẫu giáo, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, bởi vui chơi đã gây ra những biến đổi về chất, có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách trẻ và là tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo Phương châm “ Học bằng chơi, chơi mà học” luôn được quán triệt trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Trong hoạt động vui chơi có rất nhiều trò chơi học tập và một bộ phận không thể không nhắc đến đó là các trò chơi dân gian - đây là một loại trò chơi được trẻ em mẫu giáo yêu thích Trên thế giới, không cómột dân tộc nào lại không có trò chơi riêng cho con em mình Từ xa xưa, trẻ em Việt Nam đã có nhu cầu chơi, chúng nghĩ ra các trò chơi, truyền cho nhau cách chơi từ thế hệ này sang thế hệ khác Nhờ đó mà trò chơi dân gian được lưu truyền đến ngày nay Chính vì vậy, giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng Từ năm học 2008 - 2009, Bộ giáo dục và đào tạo phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” trong đó có nội dung đưa trò chơi dân gian vào các trường học Thực tế hiện nay trong trường mầm non, tôi thấy rằng cần phải quan tâm hơn nữa tới việc phát triển giáo dục cho trẻ mầm non

Vì thế tôi đã chọn đề tài: “Sưu tầm và lồng ghép tổ chức các trò chơi dân

gian để đưa vào các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo ” là đề tài nghiên

cứu cho mình

Trang 3

2 Mục đích SKKN:

- Giúp trẻ mẫu giáo rèn luyện thể lực, sự khéo léo, nhịp nhàng, rèn luyện trí tuệ,

sự nhanh trí, óc phán đoán, khả năng hoạt động nhóm, tập thể…thông qua cáctrò chơi dân gian

3 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra thực trạng

4 Thời gian, phạm vi nghiên cứu:

- Thời gian nghiên cứu: bắt đầu từ tháng 09/2016 đến tháng 04/2017

- Phạm vi nghiên cứu: Trẻ lứa tuổi mẫu giáo

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Cơ sở lý luận

Trò chơi dân gian trẻ em không chỉ đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà

nó còn chứa đựng cả nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc Nókhông chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo, mà còngiúp các em hiểu về tình bạn, quê hương, đất nước Chính vì vậy, trò chơi dângian rất cần thiết được lựa chọn, tổ chức trong trường mầm non

Qua từng thời kỳ phát triển của xã hội, các hình thức chơi của trẻ cũng thayđổi Một số trò chơi dân gian truyền thống, dần bị mai một, thay thế bằng nhữngtrò chơi hiện đại với máy móc, công nghệ tiên tiến Tuy nhiên, trò chơi dân gian

có nhiều thế mạnh riêng Giáo viên có thể sử dụng những vật liệu sẵn có, rẻ tiền,thậm chí không cần đồ dùng, dụng cụ mà chỉ cần trẻ chơi với nhau Điều này rấtphù hợp với tình hình thực tế của cấp học Trẻ em được tiếp cận và trực tiếptham gia chơi các trò chơi dân gian sẽ giúp cho trẻ sớm hình thành các thói quenhoạt động có hệ thống, tính tập thể giúp trẻ tự tin, linh hoạt hơn trong mọi hoạtđộng cũng như sự phát triển sau này của trẻ Thông qua trò chơi dân gian, trẻ sẽphát triển được các giác quan (thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác, khứu giác),phát triển trí nhớ, phát triển tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ

Trò chơi dân gian đã được sử dụng nhiều trong các hoạt động vui chơi củatrẻ ở trường mầm non Các trò chơi dân gian không chỉ nhiều về số lượng màcòn phong phú về thể loại Việc kết hợp trò chơi dân gian trong các hoạt độnghọc có chủ đích tại trường mầm non mang ý nghĩa to lớn trong việc: Rèn luyệnthể lực, sự khéo léo, nhịp nhàng, rèn luyện trí tuệ, sự nhanh trí, óc phán đoán,

Trang 4

gợi xúc cảm thẩm mỹ, khả năng hoạt động nhóm, tập thể, sự gắn kết của tìnhbạn và đặc biệt nó góp phần xây dựng nhân cách mang đậm văn hóa dân tộcViệt Nam cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ Nhưng làm thế nào để tổ chức đượccác trò chơi dân gian thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là mộtbài toán khó với các giáo viên, đặc biệt là các giáo viên mầm non Từ lí do trên,

tôi chọn đề tài: “Sưu tầm và lồng ghép tổ chức các trò chơi dân gian để đưa vào các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo”

2 Cơ sơ thực tiễn

- BGH nhà trường mạnh dạn phát huy nhiều kinh nghiệm về trình độ chuyênmôn quản lý đã không ngừng tham mưu và trang bị các phương tiện dạy họchiện đại để tiếp cận thực hiện chương trình đổi mới của ngành học cũng như chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ

- Về giáo dục: Là một cô giáo trẻ được học tập và nắm vững chuyên môn, với

tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình tích cực trong công việc nghiên cứu cácphương pháp tôi luôn học hỏi đồng nghiệp những cô giáo đã có nhiều thành tích

và kinh nghiệm trong công tác giảng dạy

Tôi đã hiểu được mục đích yêu cầu, tầm quan trọng của trò chơi dân gian đốivới trẻ mần non, nên tôi đã cố gắng tìm ra những biện pháp tốt nhất, phù hợpnhất với đặc điểm của địa phương và của lớp để đạt được những kết quả caotrong việc dạy và học

Luôn được hướng dẫn và chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng Giáo dục

và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của Ban giám hiệu nhà trường

Trẻ mẫu giáo mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào các trò chơi,đặc biệt là các trò chơi dân gian

Tôi rất thích các trò chơi dân gian Việt Nam và đã sưu tầm được rất nhiều tròchơi dân gian thú vị, đặc sắc, phù hợp với trẻ

2.1 Thuận lợi :

- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường đầu tư chỉ đạo, tạođiều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện thực hiện Được tham gia các lớp bồidưỡng, kiến tập do Phòng Giáo dục tổ chức

- Luôn được hướng dẫn và chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng Giáo dục

và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của Ban giám hiệu nhà trường

- Trẻ đã được chơi một số trò chơi dân gian từ các lớp dưới

- Sân trường thoáng mát, có thể tổ chức trò chơi dân gian

- Trẻ mẫu giáo mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào các trò chơi

Trang 5

- Tôi rất thích các trò chơi dân gian Việt Nam và đã sưu tầm được rất nhiều tròchơi dân gian thú vị, đặc sắc, phù hợp với trẻ mầm non.

- Trẻ ở cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều, chính vìvậy dạy trẻ cũng gặp nhiều thuận lợi

- Bản thân tôi cũng được đào tạo ngành sư phạm mầm non và cũng đã trải qua 5năm kinh nghiệm

- Trong lớp khả năng tiếp thu của trẻ chưa đồng đều

- Với sự phát triển ngày càng nhanh của các phương tiện công nghệ thông tin thìnhiều phụ huynh đã không còn kiên nhẫn để dỗ dành mỗi khi trẻ quấy khóc nêntrẻ chỉ biết đến các trò chơi điện tử mà ít biết đến các trò chơi dân gian phù hợpvới tuổi thơ của trẻ

- Bên cạnh đó, một số phụ huynh thường cho con nghỉ học tùy tiện nên ít nhiềucũng ảnh hưởng đến kết quả học tập của lớp

- Giáo viên chỉ sử dụng những trò chơi có sẵn trong chương trình cũ từ trướcnên số lượng trò chơi còn rất hạn chế dẫn đến việc lựa chọn các trò chơi dângian, sao cho đáp ứng được yêu cầu nội dung của từng chủ đề còn gặp rất nhiềukhó khăn

- Khi đã lựa chọn được trò chơi thì gặp phải tình trạng lặp đi lặp lại giữa các độtuổi, độ tuổi nào cũng chơi những trò chơi đó trong một chủ đề Ví dụ: Với tròchơi “Kéo cưa lừa sẻ” với đề tài về nghề nghiệp thì ở lớp 3 tuổi giáo viên cũngchọn trò chơi này, sang 4 tuổi các cháu lại chơi tiếp trò chơi này Thậm chí tròchơi này còn được từng lớp thực hiện ở các chủ đề khác trong cả một năm học,mặc dù giáo viên đã thay đổi hình thức giảng dạy sinh động, hấp dẫn như thayđổi lời của bài đồng dao Nhưng sau nhiều lần hoạt động trẻ tỏ ra rất nhàm chán

vì trẻ đã chơi quá nhiều lần trò chơi này

- Đối với trò chơi dân gian đa số giáo viên chỉ thường tổ chức trong nhữnggiờ hoạt động ngoài trời, hay rất ít chơi trong hoạt động góc, thậm chí những tròchơi dân gian hầu như không được đưa vào dạy trong các hoạt động học

- Khi dạy trẻ những trò chơi dân gian đa số giáo viên lựa chọn chủ yếu bằngtrò chơi vận động nhằm giúp trẻ vận động chân tay, chạy, nhảy, gây không khívui nhộn và sinh động như: “Bịt mắt bắt dê”; “Rồng rắn lên mây”; “Lộn cầu

Trang 6

vồng…” mà ít giáo viên đưa ra những trò chơi học tập (Trò chơi rèn trí tuệ)

Đó là những trò chơi nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ em, dạy cho các cháu biết quan sát, tính toán, hay những trò chơi sáng tạo đó là những trò chơi trong

đó trẻ em tự tay làm nên những đồ vật bằng vật liệu tự nhiên nên hiệu quả manglại cho trẻ chưa cao

* Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài:

- Đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát qua trẻ trên lớp và đạt được kết quả nhưsau:

+ Tổng số trẻ lớp tôi là 45 trẻ

+ Khi nhận trẻ vào lớp tôi đã tìm hiểu khả năng nhận biết và một số tiêu chí củatrẻ về các trò chơi dân gian như sau:

Trẻ yêu thích, hứng thú tham gia trò chơi dân gian 20/45 = 44,4 %

Trẻ biết về các trò chơi dân gian 21/ 45= 46,6 %

Trẻ tự tổ chức trò chơi dân gian 19/ 45= 42,2 %

Phát triển tình cảm quan hệ xã hội 25/ 45= 55,5 %

Tinh thần đoàn kết- ý thức tập thể 22/ 45= 48,8 %

3 Các biện pháp tiến hành:

Ở độ tuổi mẫu giáo ngôn ngữ của trẻ đã phát triển rõ ràng mạch lạc, dovậy trẻ rất thích các trò chơi kết hợp với những bài đồng dao và thực hiện nhữnghoạt động chơi do vậy những trò chơi dân gian càng hấp dẫn Bên cạnh đó dovốn hiểu biết về môi trường xung quanh của trẻ ngày càng phong phú nên trẻ rấtthích những nguyên vật liệu thiên nhiên, thích tìm kiếm những vật liệu khácnhau để làm đồ chơi phục vụ cho mình Vì vậy để có những trò chơi mới lạgiúp trẻ rèn luyện thể lực, sự khéo léo, nhịp nhàng mà còn rèn luyện trí tuệ, sựnhanh trí, óc phán đoán kể cả gợi xúc cảm thẩm mỹ, khả năng hoạt động nhóm,tập thể của trẻ Vì vậy để mang lại cảm giác mới lạ, kích thích tính tò mò tôi đãsưu tầm và làm mới 1 số trò chơi dân gian sau đó tổ chức lồng ghép linh hoạtnhững trò chơi dân gian đã sáng tạo vào các hoạt động giáo dục trẻ Để đạt đượcđiều đó tôi đã thực hiện các biện pháp sau:

3.1 Biện pháp 1: Sưu tầm một số trò chơi dân gian hay cho trẻ mẫu giáo:

Trang 7

Ngoài những trò chơi dân gian mà trước đây giáo viên mầm non hay sử

dụng như: “Rồng rắn lên mây”; “Bịt mắt bắt dê”; “Chuyền thẻ”; “Nhảy cạnh”;

“Chi chi chành chành”; “Ném còn”; “Cướp cờ”; “Trồng nụ trồng hoa”; “Mèođuổi chuột”; “Lộn cầu vồng” Để trẻ hứng thú và có nhiều trò chơi mới tôi đãsưu tầm và làm mới thêm một số trò chơi dân gian sau:

a Trò chơi vận động:

Là những trò chơi được chơi ở ngoài trời để trẻ tiếp xúc với thiên nhiên,nhằm tăng cường sức khỏe và các tố chất về thể lực cho trẻ em

- Trò chơi: Ếch dưới ao

+ Chuẩn bị: - Cần câu ếch giả

- Trò chơi: Ði tàu hỏa (xe lửa)

+ Cách chơi: Những người chơi xếp thành hàng dọc Người sau để tay lên

vai người trước làm tàu hỏa (cứ thế nối tiếp nhau) Cô (trẻ) dẫn đầu vừa chạyvừa hô lệnh: Tàu lên dốc (hay tàu xuống dốc)! Khi nghe lệnh tàu lên dốc, tất cảchạy chậm chậm, bàn chân nhón lên, chạy bằng mũi bàn chân Khi nghe lệnh tàuxuống dốc, tất cả chạy chậm chậm bằng gót chân Trong lúc chạy, những ngườilàm toa tàu phía sau hát bài đồng dao:

Đi cầu đi quán

Trang 8

Đi bán lợn con

Đi mua cái xoong

Đem về đun nấu

Mua quả dưa hấu

Về biếu ông bà

Mua một đàn gà

Về cho ăn thóc

Mua lược chải tóc

Mua cặp cài đầu

Đi mau, về mau

Kẻo trời sắp tối!

Trò chơi này cũng có thể thay đổi bài hát như sau:

Nào mời anh lên tàu lửa chúng mình đi!

Đi đi khắp nơi, mà không thích sao?

Nào mời anh lên tàu lửa chúng mình đi!

Đi đi khắp nơi, mà không mất tiền!

Anh có đi không?

đó 2 trẻ phải tự xoay sở định hướng của mình dò đường sao cho sờ thấy trống

Ai sờ thấy trống trước tiên và đánh được 1 tiếng trống người đó sẽ là người thắng cuộc

- Trò chơi: Chuyền nước.

+ Chuẩn bị: - Sân hoặc phòng rộng

- Mỗi đội 2 chén nước đầy

+ Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội đứng thành hàng dọc Cách mấy bạnđầu độ 10 thước, vạch một đường Mấy bạn đứng đầu hàng cầm mỗi bạn mộtchén nước đầy Nghe tiếng còi lệnh, các bạn đứng đầu mỗi hàng chạy lên đườngvạch, để chén nước xuống và chạy về đập vào tay bạn tiếp theo rồi chạy về cuốihàng đứng Bạn tiếp theo chạy lên cầm chén nước đưa cho người thứ 3 tiếp tụcchạy lại Đội nào chạy mau nhất và còn nước nhiều nhất được cuộc

Trang 9

+ Luật chơi: Trẻ phải chạy lần lượt từ trên xuống dưới

- Trò chơi: Đua thuyền.

+ Cách chơi: Cô chia thành lớp thành các nhóm có số lượng 3 - 5 đội, mỗiđội 10 người Các đội sẽ ngồi xuống theo hàng dọc, chân của người ngồi sau sẽ

để lên đùi của người ngồi trước; hai tay chống xuống sàn Khi nghe lệnh xuấtphát, các đội sẽ di chuyển tiến về phía vạch đích Đội nào về đích trước tiên vàkhông bị đứt khúc là đội thắng cuộc

+ Luật chơi: Các đội phải giữ nguyên tư thế như đã sắp trong quá trìnhđua Đội nào bị đứt quãng sẽ bị loại

về phía sau, và tiếp tục vừa nhảy vừa vỗ tay như vậy

+ Luật chơi: Trẻ nào bị ngã sẽ bị loại ra khỏi vòng tròn Trẻ tiếp tục cứviệc nhảy và vỗ tay, không bị té là người thắng cuộc

- Trò chơi: Chơi kiệu

+ Chuẩn bị: Sân chơi

Số người chơi: Tập thể

+ Cách chơi: Cô hỏi và đàm thoại với trẻ ngày xưa mọi người thường đi lạibằng phương tiện, ai là người hay được ngồi kiệu Cho trẻ tự kết nhóm, phân rõthành 2 đội, mỗi đội có từ 2 người trở lên

Cô giải thích cách làm kiệu cho trẻ Hai đội oẳn tù tì xem đội nào đượcchơi trước Đội nào chơi sau sẽ phải làm kiệu cho đội chơi trước Làm kiệu bằngcách hai người ngồi đối diện với nhau, lống tay của hai người vào nhau tạothành lỗ hổng Thành viên của đội chơi trước sẽ dùng hai chân của mình lồngvào hai lỗ hổng rồi ngồi xuống Lúc này hai người của đội chơi phải nhấc đượcngười kia lên Nếu không nhấc được đội chơi sau thua Còn nếu nhấc được thìđội chơi trước phải làm kiệu cho đội chơi sau

Nhắc nhở trẻ chỉ nhấc bổng bạn lên chứ không được chạy, bạn được ngồikiệu phải bám hai tay vào hai vai bạn để tránh nguy hiểm

b Trò chơi sáng tạo:

Trang 10

Đó là trò chơi trẻ em tự tay làm nên những đồ vật bằng vật liệu tự nhiên,

như xếp lá dừa thành cái chong chóng, xé lá chuối thành con cào cào, cọng rơmthành hình người những trò chơi này giúp trẻ em khéo tay, phát huy trí tưởngtượng, óc sáng tạo, khơi dậy khiếu thẩm mĩ cần thiết cho lao động sau này

- Trò chơi: Mũ lá mít.

+ Chuẩn bị: Mỗi trẻ 8– 9 lá mít và một nắm tăm tre

+ Cách chơi: Cô chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 4 – 5 trẻ Sau đócho trẻ lấy lá mít dính lại với nhau bằng những que tăm, tùy theo kích cỡ vòngđầu của trẻ, tùy vào độ lớn bé của những lá mít mà tính toán số lượng làm mũ Thông thường với trẻ chỉ cần 8 - 9 lá mít là vừa đủ vừa đẹp cho một chiếc

mũ đội đầu xinh xắn- như là chiếc vương miện

Mũ lá mít không che được nắng mưa nhưng là trò chơi vui vẻ cho trẻdung dăng dung dẻ trong sân trường hoặc chơi khắp lối xóm

+ Hình thức thi đua: Ai làm nhanh làm đẹp là thắng cuộc

- Trò chơi: Kèn lá chuối

+ Chuẩn bị: Một tàu lá chuối là có thể làm được 20 - 30 chiếc kèn lá chuối.

+ Cách chơi: Xé một đoạn lá chuối, chiều dài theo ngẫu nhiên của lá, chiềungang độ một ngón tay Vấn tròn chiếc lá chuối lại thành hình chiếc kèn, đưa lên miệng thổi sẽ phát ra tiếng kêu, lưu ý lá quấn cho chặt thì đèn mới kêu Nếu vấnlơi lỏng thì kèn sẽ ì ách không kêu

Trẻ thường tập trung nhau từ 5-7 người làm kèn, y như đoàn quân điduyệt binh, vừa đi vừa thổi trông oai phong lẫm liệt

+ Hình thức thi đua: Ai làm được nhiều kèn thổi kêu to là thắng, ngườithắng có thể được người thua tặng cho chiếc kèn của người thua đã làm được

- Trò chơi: Tết con gà.

+ Chuẩn bị: rơm khô.

+ Cách chơi: sợi rơm trẻ uốn thành hình tam giác nhỏ làm đầu gà, phầnthừa của sợi rơm 2 bên làm 2 chân gà, sau đó tết tiếp sợi rơm khác, đặt giữa sợirơm từ điểm thắt nút của hình tam giác và vắt chéo theo chiều 2 chân gà, cứ tiếptục tết liên tiếp các sợi rơm như vậy cho đến khi thân gà to, sau khi tết xong thìlấy 2 sợi rơm ngắn hơn buộc vào 2 chân của gà để cố định các sợi rơm đã tếtkhông bị bung ra

+ Luật chơi: Căn cứ vào số lượng gà làm được, bạn nào làm được nhiềuhơn là thắng, người thắng có thể được người thua tặng cho con gà mà người thua

đã tết được

c Trò chơi học tập ( Trò chơi rèn trí tuệ):

Trang 11

Đó là những trò chơi nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ em, dạy trẻ biết

quan sát, tính toán Có khi chỉ là những bài đồng dao trẻ ngồi bên nhau cùng hát,cùng đối thoại để giới thiệu các sự vật, hiện tượng xung quanh Cách chơi nàygiúp trẻ em hiểu về con người và hiện tượng thiên nhiên xung quanh mình, tiếpthu tri thức về cuộc sống Có khi lại là những trò chơi về tính toán, dạy trẻ biếtcách tính nhẩm, biết làm các phép cộng, trừ giúp phát triển trí tuệ của trẻ

- Trò chơi: Chiếm vị trí.

+ Chuẩn bị: Trên sân chơi vẽ một số vòng tròn có bán kính sao cho từ 1đến 5 người có thể đứng được trong vòng tròn, tùy số lượng người chơi mà cóthể vẽ nhiều hoặc ít

+ Cách chơi: Cô cho cả lớp đi theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiềukim đồng hồ, vừa đi vừa hát Cô hô to “Vào 3” (một số bất kỳ từ 1 đến 5) Trẻchơi nhanh chóng bước vào vòng tròn thuận lợi nhất sao cho có số người cótrong vòng tròn là 3 (tùy theo yêu cầu của cô) Cô hô: “ra” Trẻ chơi tiếp tục hát

và chờ hiệu lệnh vào của cô

+ Luật chơi: Trẻ vào sau làm cho vòng tròn bị thừa so với yêu cầu của côhoặc không tìm ra vị trí cho mình trong vòng tròn sẽ nhẩy lò cò

Chú ý: Trò chơi có thể biến đổi bằng cách từng nhóm đi vòng tròn theobài hát quanh một vòng tròn bằng ghế, số ghế ít hơn số trẻ và cũng dành chỗ chotrẻ cầm cái yêu cầu

- Trò chơi: Phép lịch sự.

+ Cách chơi: Trẻ chơi thực hiện theo mệnh lệnh của cô nếu trong đó cóchữ mời, không thực hiện khi không có chữ “mời”

Ví dụ: Mời các bạn đứng lên - trẻ đứng lên

Tất cả ngồi xuống - không ai ngồi xuống vì không có chữ mời

+ Luật chơi: Ai phạm luật sẽ phải bơm xe đạp hoặc nhẩy lò cò

Chú ý: Cô vừa nói vừa làm động tác kể cả không có chữ mời để đánhlừa người khác

- Trò chơi: Ban nhạc hòa tấu.

+ Chuẩn bị: Dụng cụ âm nhạc cho trẻ: Trống, mõ, đàn, xắc xô

+ Cách chơi: Cô chia trẻ thành 4 nhóm :

Ngày đăng: 19/04/2017, 10:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w