1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG PP TRỰC QUAN KHI dạy tự NHIÊN xã hội

37 568 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 10,97 MB

Nội dung

Đáp ứng nhu cầu đổi mới phương phápdạy học tích cực hóa hoạt động học sinh, tôi mạnh dạn đề xuất một số biệnpháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp quan sát trong dạy học Tựnhiên và x

Trang 1

Lêi më ®Çu

Tự nhiên và xã hội là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức

cơ bản ban đầu về các sự việc, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và trongcác mối quan hệ của con người, xảy ra xung quanh các em nhằm để gópphần hoàn thiện nhân cách cho trẻ Đáp ứng nhu cầu đổi mới phương phápdạy học tích cực hóa hoạt động học sinh, tôi mạnh dạn đề xuất một số biệnpháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp quan sát trong dạy học Tựnhiên và xã hội ở lớp 3 Nội dung bao gồm các chương sau:

Chương I: Cơ sở lí luận

Chương II: Cơ sở thực tiễn

Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương phápquan sát trong giờ học Tự nhiên và xã hội lớp 3

MỤC LỤC

Trang 2

T

rang

Tài liệu tham khảo………3

MỞ ĐẦU……… 4

1 Lí do chọn đề tài……… 4

2 Lịch sử đề tài……… 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… 6

4 Nhiệm vụ nghiên cứu……… 6

5 Phương pháp nghiên cứu……….6

6 Đóng góp đề tài……… 7

7 Cấu trúc đề tài……….7

NỘI DUNG………7

Chương I: Cơ sở lí luận……… 7

Chương II: Cơ sở thực tiễn………14

Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp quan sát trong dạy học Tự nhiên và xã hội lớp 3……… 19

KẾT LUẬN………28

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

1 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho Giáo viên tiểu học chu kỳ III

4 Sách giáo khoa Tự nhiên và xã hội 3, Sách giáo viên môn Tự nhiên và xãhội 3, BGD – ĐT, nhà xuất bản giáo dục

5 Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường,NXB ĐHSP 2004

6 http/google.com vn

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài :

Trang 4

Giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội đều

quan tâm, bởi vì “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”, để ngày mai thế

giới có những chủ nhân tốt, xã hội có những công dân tốt thì ngay từ ngàyhôm nay chúng ta phải đào tạo thế hệ trẻ có kiến thức cơ bản về tự nhiên xãhội và có phẩm chất đạo đức của con người để các em được học lên các cấphọc trên dễ dàng Nhiệm vụ giáo dục học sinh luôn luôn được xã hội quantâm nhưng quan trọng hơn cả vẫn là nhà trường, đặc biệt là trường tiểu học.Bởi vì nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng là nơi kết tinhtrình độ văn minh của xã hội trong công tác giáo dục trẻ em Đứa trẻ ngàyhôm nay và mai sau trở thành những người như thế nào là tuỳ thuộc rấtnhiều vào cấp tiểu học các em được học những gì?

Trong đó, Tự nhiên và Xã hội chính là môn học như thế Nó cung cấpcho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu về các sự việc hiện tượngtrong tự nhiên, xã hội và trong các mối quan hệ của con người, xảy ra xungquanh các em Bên cạnh các môn học chính như Toán, Tiếng Việt, Tựnhiên và xã hội trang bị cho các em những kiến thức cơ bản của bậc họcgóp phần bồi dưỡng nhân cách toàn diện cho trẻ

Hoà cùng với công cuộc đổi mới mạnh mẽ về phương pháp, hình thức

tổ chức dạy học trên toàn ngành, môn Tự nhiên và xã hội cũng có nhữngbước chuyển mình, từng bước vận dụng thay đổi linh hoạt các phươngpháp dạy học nhằm tích cực hoá các hoạt động của học sinh, phát huy tínhchủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức

Phương pháp quan sát là phương pháp đặc trưng, thường được sử dụngkhi dạy học môn Tự nhiên và xã hội và đặc biệt là đối với học sinh ở giaiđoạn 1 Học sinh quan sát chủ yếu là để nhận biết hình dạng, đặc điểm bênngoài của sự vật hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên, trongcuộc sống Khi được sử dụng các giác quan tiếp cận trực tiếp với sự vật,hiện tượng (sờ mó, ngửi, nếm, mổ xẻ, nhìn, nghe….) để lĩnh hội tri thứchọc sinh sẽ thích thú hơn trong học tập

Trang 5

Vì ở lứa tuổi tiểu học, các em học sinh còn rất hồn nhiên Các em chỉhiểu được những khái niệm có liên quan đến môi trường tự nhiên và xã hội

trực tiếp xung quanh Các em còn thiếu kiến thức trực tiếp về thế “giới

thực” Do đó, cần tạo điều kiện để các em trải nghiệm một cách trực tiếp

hay gián tiếp Cả tư duy và tình cảm của các em đều mang tính cụ thể, trựcquan, giàu cảm xúc Mặt khác ở giai đoạn này ghi nhớ không chủ định còngiữ một vai trò quan trọng trong quá trình nhận thức của các em Đồng thờikhả năng tập trung chú ý của các em chưa cao Vì vậy, việc sử dụngphương pháp quan sát trong dạy học đó góp phần không nhỏ trong giờ dạy

Tự nhiên và xã hội ở trường Tiểu học Là một giáo viên tương lai tôi hiểurằng giúp học sinh hiểu cụ thể nội dung trong chương trình, thì giảng dạyphải xuất phát từ việc xác định phương pháp dạy phù hợp với từng nộidung bài dạy và từng đối tượng cụ thể

Xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu và nâng cao kiến thức về việc dạy họcmôn Tự nhiên và xã hội và tầm quan trọng của nó Tôi thấy việc sử dụngphương pháp quan sát nhằm đổi mới phương pháp dạy học là một việc làm

rất cần thiết Vì thế, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả

sử dụng phương pháp quan sát trong dạy học Tự nhiên và xã hội lớp 3”

- “Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho Giáo viên tiểu học chu kỳ III” –

Bộ giáo dục đào tạo Trong sách nói lên được quy trình dạy tiết quan sát để

tự phát hiện kiến thức

Qua tìm hiểu tôi thấy: Những cuốn sách trên chỉ đưa ra một số kiến thứcnhằm vận dụng phương pháp quan sát theo một quy trình của chương trình

Trang 6

sách giáo khoa cải cách Song quá trình dạy chỉ rập khuôn theo mô típ nào

đó mà chưa đưa ra được sự vận dụng vào từng bài cụ thể một cách có hiểuquả Do đó mà quá trình dạy Tự nhiên và xã hội chưa đạt kết quả cao

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Tự nhiên và xã hội ởTiểu học theo hướng phát huy tính tích cực dạy học

- Tìm hiểu thực trạng dạy dạy Tự nhiên và xã hội ở lớp 3

- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học

- Rút ra bài học kinh nghiệm

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng;

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp quan sát tronggiờ học Tự nhiên và xã hội lớp 3”

Phạm vi nghiên cứu

Môn Tự nhiên và xã hội lớp 3

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: sách, báo, tạp chí…

- Đọc sách: sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo…

- Phương pháp điều tra, thực tiễn

6 Đóng góp đề tài

- Tìm hiểu các phương pháp dạy học đổi mới áp dụng trong chương trìnhdạy học

Trang 7

- Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương phápquan sát trong giờ học Tự nhiên và xã hội lớp 3.

- Một số ý kiến đề xuất

7 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận đề tài bao gồm những phần sau:

- Chương I: Cơ sở lí luận

- Chương II: Cơ sở thực tiễn

- Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương phápquan sát trong dạy học Tự nhiên và xã hội lớp 3

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1 Phương pháp dạy học Tự nhiên và xã hội

Tự nhiên và xã hội là một môn học quan trọng trong chương trình Tiểu

học

1.1 Khái niệm phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động của cả thầy và

trò trong quá trình dạy học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầynhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học

1.2 Một số đặc điểm riêng của phương pháp dạy học Tiểu học

* Phương pháp dạy học Tự nhiên và xã hội được hiểu là giáo pháp bộmôn Tự nhiên và xã hội gồm nhiều bộ phận bao gồm các phương pháp đặcthù, nguyên tắc dạy học, cách thức tác động lẫn nhau giữa giáo viên và họcsinh

* Phương pháp dạy học Tiểu học phụ thuộc vào nội dung dạy học

- Phương pháp dạy học Tiểu học phụ thuộc vào các tâm lí của người học

- Phương pháp dạy học Tiểu học phụ thuộc vào phương tiện dạy học

- Phương pháp dạy học Tiểu học phụ thuộc vào sự lựa chọn của giáoviên

1.3 Các phương pháp dạy học Tự nhiên và xã hội chủ yếu

Trang 8

* Hệ thống các phương pháp dạy học môn Tự nhiên và xã hội

2.2 Vai trò của phương pháp quan sát trong dạy học môn Tự nhiên

và xã hội

Phương pháp quan sát là phương pháp đặc trưng được sử dụng khi dạymôn Tự nhiên và xã hội Học sinh quan sát chủ yếu là để nhận biết hìnhdạng, đặc điểm bên ngoài của cơ thể người, của một số cây xanh, một sốđộng vật hoặc để nhận biết các hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tựnhiên, trong cuộc sống hằng ngày Mục tiêu quan sát phải đơn giản, phùhợp với đặc điểm nhận thức và tư duy của học sinh Trong quá trình quansát, giáo viên phải đặt ra các câu hỏi ngắn gọn và rõ ràng để hướng họcsinh vào kiến thức cần tìm kiếm và phát hiện

2.3 Quy trình thực hiện

Bước 1: Xác định mục đích quan sát.

Trang 9

Trong quá trình quan sát không phải lúc nào học sinh cũng rút ra được nhữngđặc điểm của đối tượng Vì vậy, với mỗi đối tượng, GV cần xác định mục đíchcủa việc quan sát.

Bước 2: Lựa chọn đối tượng quan sát

Đối tượng quan sát là tranh ảnh, sơ đồ, mẫu vật, mô hình…là khung cảnhgia đình, lớp học, cuộc sống ở địa phương, là cây cối, con vật và một số sựvật, hiện tượng quan sát GV nên ưu tiên chọn các vật thật và tuỳ theo nộidung học tập, GV sẽ chọn đối tượng quan sát phù hợp với trình độ HS vàđiều kiện địa phương

Ví dụ:

Đối với thực vật

Giáo viên nên cho học sinh quan sát ở trong sân trường, vườn trường,đường phố hoặc khu vực xung quanh trường Đặc biệt, đối với học sinh ởnông thôn, khi không có điều kiện tiếp xúc với vật thật thì cho học sinhquan sát tranh ảnh, mô hình

Đối với động vật

Khi học về một số động vật, cơ thể người, GV nên hướng dẫn học sinhphối hợp quan sát các động vật thật, quan sát chính cơ thể các em với quansát tranh ảnh hoặc sơ đồ Học sinh sẽ hình thành biểu tượng sống động, cònquan sát tranh ảnh hay sơ đồ rất có lợi cho sự phát triển tư duy của các em

Đối với cuộc sống xã hội

Tốt nhất là cho học sinh quan sát cuộc sống xảy ra hằng ngày cùng tranh

và ảnh chụp những khung cảnh đặc trưng có tính khái quát cao

Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn HS quan sát.

- Tổ chức: Tùy theo nội dung và mục tiêu của bài học, số đồ dùng dạyhọc hoặc hiện tượng vật thật mà có thể tổ chức cho HS quan sát cá nhân,quan sát theo nhóm hoặc cả lớp Điều đó phụ thuộc vào số đồ dùng chuẩn

bị được và năng lực quản lý của GV

- Sử dụng những câu hỏi nhằm hướng dẫn học sinh:

Trang 10

+ Quan sát tổng thể rồi mới đi đến bộ phận, chi tiết.

+ Quan sát từ bên ngoài rồi mới đi vào bên trong

+ So sánh với các đối tượng cùng loại (mà các em đã biết) để tìm ranhững đặc điểm giống nhau và khác nhau

Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả quan sát được về đối tượng.

Tổ chức cho học sinh trình bày theo nhóm hoặc theo cá nhân GV có thểnêu câu hỏi để cùng học sinh trao đổi để hoàn thiện kết quả quan sát

2.4 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp quan sát:

Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp quan sát

- Đối với môn Tự nhiên và xã hội đối tượng quan sát của học sinhkhông chỉ là tranh ảnh, mẫu vật, mô hình mà còn là khung cảnh gia đình,lớp học, cây cối, con người và một số sự vật, hiện tượng diễn ra hàng ngàytrong tự nhiên và xã hội…Vì vậy giáo viên có thể tổ chức cho học sinhquan sát ở trong lớp hay ngoài lớp (sân trường, vườn trường, các địa điểmxung quanh trường ) hay có thể đi xa hơn như công viên các vùng lâncận…

- GV nên sử dụng đối tượng quan sát như là nguồn thi thức để tổ chứccho HS tin hành các hoạt động học tập, từng bước phát hiện ra kiến thứcmới

Trang 11

- Để khắc phục việc học sinh thường chỉ sử dụng thị giác để quan sátgiáo viên cần hướng dẫn các em huy động tối đa tất cả các giác quan đểquan sát (trong trường hợp cụ thể) Như vậy, học sinh mới nhớ bài lâu và

có những biểu tượng chính xác về các sự vật, hiện tượng

3 Nhu cầu đổi mới phương phương pháp dạy học

3.1 Phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ởnhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng pháthuy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học Phương pháp dạy họctích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thứccủa người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người họcchứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuynhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều

so với dạy theo phương pháp thụ động

3.2 Nhu cầu về đổi mới phương pháp dạy học

Học sinh Tiểu học có trí thông minh khá nhạy bén sắc sảo, có óc tưởngtượng phong phú Đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy nhưng rất dễ

bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng, quá tải Chính vì thế nội dungchương trình, phương pháp giảng dạy, hình thức chuyển tải, truyền đạt làmthế nào cho phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi là điều không thể xem nhẹ.Đặc biệt đối với học sinh lớp 3, lớp mà các em vừa mới vượt qua nhữngmới mẻ ban đầu chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo sang hoạt độnghọc tập là chủ đạo Vì ở lứa tuổi mẫu giáo, các em được học theo cách vuichơi là chủ yếu còn yêu cầu về kỷ luật học tập và kết quả học tập không đặt

ra nghiêm ngặt đối với mỗi em Lên đến lớp 1 thì yêu cầu đó đặt ra làthường xuyên đối với các em ở tất cả các môn học Như vậy nói về cáchhọc, về yêu cầu học thì trẻ lớp 1 gặp phải một sự thay đổi đột ngột mà đếncuối năm lớp 1 và sang lớp 2 các em mới quen dần với cách học đó Do vậy

Trang 12

giờ học sẽ trở nên nặng nề, không duy trì được khả năng chú ý của các emnếu các em chỉ có nghe và làm theo.

Muốn giờ học có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới

phương pháp dạy học tức là kiểu dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm”

hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của các em Kiểu dạynày người giáo viên là người định hướng, tổ chức ra những tình huống họctập nó kích thích óc tò mò và tư duy độc lập Muốn các em học được thìtrước hết giáo viên phải nắm chắc nội dung của mỗi bài và lựa chọn, vậndụng các phương pháp sao cho phù hợp, bài nào thì sử dụng các phươngpháp trực quan, thuyết trình, trò chơi hoặc bài nào thì sử dụng phươngpháp giảng giải, kiểm tra, thí nghiệm nhưng phải chú ý đến đặc điểm tâmsinh lý của học sinh Tiểu học

Học sinh Tiểu học không thể ngồi quá lâu trong giờ học cũng như làmmột việc gì đố nhiều thời gian vì thế giáo viên có thể thay đổi hoạt độnghọc của các em trong giờ học : cho các em thảo luận, làm bài tập hoặcthông qua trò chơi Có như vậy mới gây được hứng thú học tập và khắc sâuđược bài học

Tuy nhiên không có phương pháp nào là tối ưu cả Vì vậy, giáo viên cầnphải biết phối hợp các phương pháp một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt.Làm được điều đó giáo viên mới tổ chức giờ dạy được thành công

Học sinh lớp 3 vừa bước qua giai đoạn ban đầu của bậc tiểu học: Giaiđoạn tiếp cận với những kiến thức hết sức sơ giản chủ yếu được giáo viêncung cấp qua trực quan sinh động Học sinh lớp 3 bắt đầu biết chuyển từtrực quan sinh động đến những phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức ởdạng tư duy trừu tượng Tuy nhiên, học sinh lớp 3 vẫn còn quan sát sự vậthiện tượng dưới dạng tổng thể, đơn giản Năng lực suy luận của các em cònkém, trong khi đó lượng kiến thức truyền đạt thì nhiều và ẩn dưới dạngtranh vẽ, yêu cầu và phần bài học đóng khung rất khô cứng Nếu khôngkhai thác phù hợp thì rất dễ dẫn đến việc học sinh chán học môn tự nhiên

Trang 13

xã hội Để thực hiện tốt mục tiêu của môn học tự nhiên xã hội, giáo viêncần phải cập nhật, đổi mới phương pháp để giúp học sinh phát huy tính tíchcực chủ động sáng tạo trong học tập, giúp học sinh hoạt động nhiều đi theo

đúng các con đường mà các

4 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học.

- Ở lứa tuổi Tiểu học cơ thể của trẻ đang trong thời kỳ phát triển vì thếsức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể làm lâu một cử động đơnđiệu, dễ mệt mỏi nhất là khi hoạt động quá lâu và ở phòng học nhỏ thấp Vìthế, khi sử dụng phương pháp quan sát vào bài học sẽ giúp học sinh hoạtđộng cả tư duy lẫn thể chất sẽ làm cho các em yêu thích môn học hơn

- Học sinh Tiểu học dễ nhớ nhưng chóng quên nhất là khi các emkhông tập trung cao độ Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú tronghọc tập và phải thường xuyên được luyện tập Do đó, khi được nhìn vào vậtthật hay mô hình bài học sẽ giúp học sinh tri giác về những gì mình đã nhìnthấy từ đó trí nhớ bền vững hơn

- Học sinh Tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật,hiện tượng nào đó nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh Ví dụ như

mô hình cơ quan hô hấp, hoạt động tuần hoàn…các em sẽ yêu thích sựkhám phá, tìm hiểu những tri thức mới lạ khi tiếp xúc với nó

- Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới songcác em chóng chán Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồdùng dạy học, đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thựchành để củng cố khắc sâu kiến thức

CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN

1 Yêu cầu về nội dung môn Tự nhiên và xã hội lớp 3

1.1 Mục tiêu chương trình Tự nhiên và xã hội lớp 3

Trang 14

Kiến thức

Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản ban đầu và thiết thựcvề:

+ Con người và sức khoẻ

+ Một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hộ xungquanh

Kỹ năng

Bước đầu hình thành và phát triển ở học sinh những kỹ năng:

+ Tự chăm sóc sức khỏe bản thân và phòng tránh một số bệnh tật, tainạn

+ Quan sát nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt những hiểubiết của mình về sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội

Thái độ

Hình thành và phát triển ở học sinh những thái độ và hành vi:

+ Tự giác thực hiện các qui định vệ sinh cá nhân, an toàn cho bản thân,gia đình và cộng đồng

+ Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương

1.2 Cấu trúc chương trình

Môn Tự nhiên xã hội mang tính tích hợp gồm 3 chủ điểm:

- Chủ đề: Con người và sức khỏe:

Ở chủ điểm này, học sinh được học các cơ thể người và các cơ quantrong cơ thể, cách giữ vệ sinh thân thể, cách ăn ở, nghỉ ngơi, vui chơi điều

Trang 15

sinh ở nhà, ở lớp, ở trường học, ở cộng đồng…Cách giữ an toàn cho bảnthân và cả người khác trong môi trường sinh hoạt và học tập của mình.

- Tự nhiên:

Học sinh được học về đặc điểm, môi trường sống của động, thực vật nổitiếng, ích lợi và tác hại của chúng đối với đời sống và sức khỏe con người,một số hiện tượng tự nhiên như: Mặt trời; trái đất; vai trò của mặt trời đốivới sự sống trên trái đất…

1.3 Nội dung chương trình cụ thể

Nội dung chương trình Tự nhiên và Xã hội lớp 3 có 3 chủ đề gồm 70 tiết của 35 tuần Trong đó có 63 bài học mới và 7 bài ôn tập được phân phối:

Con người và sức khỏe (18 bài)

Bài 1: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp (Quan sát động tác học sinh)

Bài 2: Nên thở như thế nào?

Bài 3: Vệ sinh hô hấp (Quan sát, làm thí nghiệm làm vệ sinh bằng nướcmuối)

Bài 4: Phòng bệnh đường hô hấp

Bài 5: Bệnh lao phổi

Bài 6: Máu và cơ quan tuần hoàn (Quan sát mô hình)

Bài 7: Hoạt động tuần hoàn (Quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn)

Bài 8: Vệ sinh cơ quan tuần hoàn

Bài 9: Phòng bệnh tim mật

Bài 10: Hoạt động bài tiết nước tiểu (Quan sát sơ đồ hệ bài tiết)

Bài 11: Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu

Bài 12: Cơ quan thần kinh (Quan sát sơ đồ và nêu tên các bộ phận)

Bài 13: Hoạt động thần kinh (Quan sát hoạt động của học sinh khi làm thínghiệm: chạm tay vào ly nước nóng)

Bài 14: Hoạt động thần kinh (tiếp theo)

Bài 15: Vệ sinh thần kinh

Bài 16: Vệ sinh thần kinh (tiếp theo)

Bài 17 – 18: Ôn tập và kiểm tra: Con người và sức khỏe

Trang 16

Xã hội (21 bài)

Bài 19: Các thế hệ trong một gia đình (Quan sát tranh)

Bài 20: Họ nội, họ ngoại (Quan sát tranh)

Bài 21- 22: Thực hành: Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng

Bài 23: Phòng cháy khi ở nhà

Bài 24: Một số hoạt động ở trường (Quan sát các hoạt động tại trường học)Bài 25: Một số hoạt động ở trường (tiếp theo)

Bài 26: Không chơi các trò chơi nguy hiểm

Bài 27 – 28: Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống (Quan sát tranh, ảnh)

Bài 29: Các hoạt động thông tin liên lạc (Quan sát tranh và thực tế)

Bài 30: Hoạt động nông nghiệp (Quan sát tranh, hình)

Bài 31: Hoạt động công nghiệp, thương mại

Bài 32: Làng quê và đô thị (Quan sát tranh, hình ảnh)

Bài 33: An toàn khi đi xe đạp

Bài 34 – 35: Ôn tập và kiểm tra học kỳ I

Bài 36: Vệ sinh môi trường

Bài 37: Vệ sinh môi trường (tiếp theo)

Bài 38: Vệ sinh môi trường (tiếp theo)

Bài 39: Ôn tập: Xã hội

Tự nhiên (31 bài)

Bài 40: Thực vật (Quan sát cây cối tại sân trường và ở nhà )

Bài 41: Thân cây (Quan sát thân cây tại sân trường hoặc trong lớp học)

Bài 42: Thân cây (tiếp theo)

Bài 43: Rễ cây (Quan sát rễ cây thu thập được từ học sinh và giáo viên)

Bài 44: Rễ cây (tiếp theo)

Bài 45: Lá cây (Quan sát lá cây tại sân trường)

Bài 46: Khả năng kỳ diệu của lá cây (Xem tranh và quan sát tại sân trường)Bài 47: Hoa (Quan sát tại lớp qua vật thật và tranh ảnh)

Bài 48: Quả (Quan sát tại lớp qua vật thật và tranh ảnh)

Trang 17

Bài 49: Động vật (Sử dụng tranh ảnh và con vật thật tại các gia đình)

Bài 50: Côn trùng (Quan sát qua tranh, ảnh)

Bài 51: Tôm, cua (Quan sát qua tranh, ảnh)

Bài 52: Cá (Quan sát qua tranh, ảnh)

Bài 53: Chim (Quan sát qua tranh, ảnh)

Bài 54: Thú (Quan sát qua tranh, ảnh)

Bài 55: Thú (tiếp theo)

Bài 56 – 57: Thực hành: Đi thăm thiên nhiên

Bài 58: Mặt trời (Quan sát tại sân trường)

Bài 59: Trái Đất Quả địa cầu (Mô hình quả địa cầu)

Bài 60: Sự chuyển động của Trái Đất (Mô hình quả địa cầu)

Bài 61: Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời (Quan sát tranh)

Bài 62: Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất (Mô hình)

Bài 63: Ngày và đêm trên Trái Đất (Mô hình)

Bài 64: Năm, tháng và mùa

Bài 65: Các đới khí hậu (Mô hình, quả địa cầu)

Bài 66: Bề mặt Trái Đất (Quan sát bản đồ)

Bài 67: Bề mặt lục địa

Bài 68: Bề mặt lục địa (tiếp theo)

Bài 69 – 70: Ôn tập và kiểm tra học kỳ II: Tự nhiên

2 Thực trạng vận dụng phương pháp quan sát trong dạy học Tự nhiên

Trang 18

- Giáo viên:

+ Bộ giáo dục đào tạo luôn tạo điều kiện cho công tác thay sách đạt hiệuquả tốt Giáo viên có đầy đủ năng lực, nắm vững tay nghề Giáo viên chủyếu được đào tạo qua trường lớp sư phạm

+ Phần lớn giáo viên nắm được các phương pháp dạy học và sử dụngphương pháp quan sát trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội Song, việc sửdụng phương pháp quan sát còn ít và phần lớn chưa đạt hiệu quả cao

- Học sinh:

Học sinh được tiếp xúc với thế giới bên ngoài như quan hệ gia đình, họhàng, cây cối xung quanh vườn, trên đường và các con vật nuôi trongnhà…nên giúp các em hình thành kiến thức sơ giản khi học trên lớp

2.2 Khó khăn:

- Sách giáo khoa

Tự nhiên và xã hội lớp 3 được biên soạn dựa trên nguyên tắc từ gần đến

xa, sử dụng các hình ảnh phong phú giúp học sinh tiếp thu nguồn tri thức.Những hình ảnh trình bày trong sách nhiều khi còn xa lạ với các em vì thếkhi quan sát học sinh sẽ tiếp nhận một cách máy móc mà không ghi nhớ lâu

và bền vững được

- Giáo viên:

Trên thực tế việc sử dụng phương pháp quan sát trong dạy học Tự nhiên

và Xã hội vẫn chưa được thực hiện một cách đúng mức Việc dạy học Tựnhiên và Xã hội chỉ diễn ra khô khan, cứng nhắc, mang tính chất đối phócho đầy đủ chương trình Học sinh, phụ huynh và thậm chí cả giáo viênvẫn cho rằng môn học này là phụ nên không chuyên tâm để ý, nên hay bịcắt giảm thời lượng để dành thời gian cho hai môn học chính: Toán vàTiếng Việt vốn có lượng kiến thức nhiều Chính vì thế, khi dạy học giáoviên sử dụng phương pháp quan sát chưa linh hoạt, thành thạo, còn họcsinh thì lúng túng khi quan sát, chưa thực sự chủ động trong chiếm lĩnh trithức Vì vậy các em chưa hứng thú với việc học môn Tự nhiên và Xã hội

Ngày đăng: 17/04/2017, 16:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w