Tổ chức cho học sinh quan sát

Một phần của tài liệu SKKN một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG PP TRỰC QUAN KHI dạy tự NHIÊN xã hội (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG III. CHƯƠNG III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT TRONG GIỜQUẢ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT TRONG GIỜ

4. Tổ chức cho học sinh quan sát

Để tổ chức cho học sinh quan sát thật tốt, thật hiệu quả thì giáo viên cần có kĩ năng tổ chức và hướng dẫn quan sát khoé léo, nhẹ nhàng, linh hoạt.

Căn cứ vào lượng đồ dùng có được, giáo viên lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp: Nếu có nhiều đồ dùng đảm bảo 1 đồ dùng/ 1 học sinh thì tổ chức dạy học cá nhân. Nếu đồ dùng có ít thì tổ chức dạy học theo nhóm.

Các nhóm có thể cùng quan sát một đối tượng để giải quyết chung một nhiệm vụ học tập hoặc mỗi nhóm có thể quan sát nhiều đối tượng quan sát khác nhau và giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể:

- Dạy học theo nhóm (dùng cho một số hoạt động ở phần phát triển bài) Tác dụng của việc dạy học theo nhóm là đề cao vai trò tự hợp tác trách nhiệm cá nhân với tập thể. Đồng thời dạy học theo nhóm rèn luyện cho học sinh những kĩ năng: Biết lắng nghe lựa chọn, tiếp nhận ý kiến của người khác để bổ sung vào sự hiểu biết của mình, đồng thời học sinh biết trình bày ý kiến của mình cho bạn nghe và học được công tác tổ chức, điều khiển.

Ví dụ bài: Vệ sinh hô hấp; bệnh lao phổi; máu và cơ quan tuần hoàn;

làng quê và đô thị; thực vật;…

- Dạy học cá nhân (dùng cho một số hoạt động ở phần phát triển bài và củng cố)

Là chú ý phát triển năng lực riêng của từng học sinh. Đồng thời rèn cho các em có thói quen tự học, tự làm việc, hình thức dạy học cá nhân rất đa dạng, có thể làm việc với phiếu học tập, ngoài ra còn có một số hình thức khác như: Làm bài tập trong sách, làm các trò chơi, tiến hành các thí nghiệm, sự thể hiện tài năng, các hoạt động độc lập như: Sưu tầm tranh ảnh, thu tập tài liệu, khảo sát thực tế nơi mình ở.

Ví dụ như bài: Phòng bệnh tim mạch; hoạt động thần kinh; hoạt động nông nghiệp; tôm, cua;…

- Dạy học cả lớp (dùng cho phần giới thiệu bài, giới thiệu phần hoạt động và phần kết luận sau mỗi hoạt động hay cả bài)

Là một hình thức dạy học cơ bản, khá phổ biến trong dạy học lấy GV làm trung tâm.Trong dạy học lấy HS làm trung tâm, để xuất hiện nhiều hình thức dạy học phù hợp với các PPDH đề cao vai trò hoạt động nhận thức của học sinh. Dạy học theo lớp tuy có nhiều tác dụng tích cực, nhưng không diễn ra suốt buổi học mà chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, vào những lúc thích hợp của tiết học như vào đầu, giữa và cuối tiết học

Tóm lại: Ba hình thức tổ chức trên cần vận dụng một cách linh hoạt tùy thuộc vào nội dung vào từng bài học.

Ngoài ra, còn có dạy học ngoài trời, cho học tham quan và tổ chức trò chơi…

Chú ý: Khi quan sát, giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh được sử dụng nhiều giác quan để phán đoán, cảm nhận sự vật và hiện tượng ( mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi…) từ đó mới gây hứng thú học tập cho học sinh làm việc với đối tượng để rút ra kiến thức cần chiếm lĩnh.

Giáo viên cần tổ chức cho học sinh bắt đầu quan sát từ toàn thể rồi mới đi đến bộ phận chi tiết; từ bên ngoài rồi mới đi vào bên trong trước khi đi đến những nhận xét tổng quát về sự vật, hiện tượng đã biết để tìm ra những điểm giống nhau hoặc khác nhau.

Nếu tổ chức quan sát theo nhóm học sinh, giáo viên nên cho các em phát biểu kết quả quan sát trong nhóm hoặc cử một bạn ghi lại những quan

sát của nhóm. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của từng nhóm, cả lớp nghe, so sánh, phân tích, xử lí để đi đến kết luận chung nhằm đạt được mục đích của bài tập quan sát đã đặt ra.

Ví dụ: Khi dạy bài 58: “Mặt trời”

Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát mặt trời cá nhân với hệ thống câu hỏi để hướng học sinh quan sát đúng mục đích cần đạt như sau:

Trước hết là sử dụng các câu hỏi hướng dẫn tổng quát. Những câu hỏi này nhằm tái hiện lại những hiểu biết sẵn có của học sinh trước khi khai thác kiến thức của bài:

+ Hằng ngày em nhìn thấy mặt trời vào lúc nào, ở đâu?

+ Khi có mặt trời lên em thấy cảnh vật xung quanh như thế nào?

+ Khi mặt trời lặn mà không có ánh sáng điện thì em thấy cảnh vật xung quanh như thế nào?

+ Mặt trời có hình gì?

+ Thường mặt trời có màu sắc gì?

+ Ánh sáng mặt trời có tác dụng gì?

+ Quần áo phơi ngoài nắng thì sẽ như thế nào?

+ Tại sao lúc nắng to, em không nên nhìn thẳng vào mặt trời?

+ Khi đi ngoài trời nắng, em cần phải làm gì để tránh nắng?...

Sau đó giáo viên cho các em quan sát mặt trời từ hình thức đến nội dung với các câu hỏi chi tiết:

+ Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật?

+ Khi ra ngoài trời nắng, bạn thấy như thế nào? Tại sao?

+ Con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời vào những việc gì trong cuộc sống hằng ngày?

+ Gia đình bạn dùng ánh sáng mặt trời để làm gì?

Dựa vào kết quả quan sát vừa thu được và kết hợp với vốn hiểu biết sẵn có, giáo viên cho học sinh so sánh mặt trời với mặt trăng để khắc sâu kiến thức vừa chiếm lĩnh được.

Qua ví dụ trên có thể rút ra: Việc giáo viên sử dụng đúng câu hỏi nhằm hướng dẫn học sinh tập trung chú ý vào đối tượng quan sát và việc yêu cầu của các em phải huy động các giác quan để tri giác đối tượng đó rồi rút ra nhận xét và kết luận là rất quan trọng.

Vì vậy, để sử dụng phương pháp quan sát trong dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 3 nói riêng và toàn bậc tiểu học hiệu quả thì giáo viên cần thiết phải rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi.

Trong quá trình này học sinh còn rèn luyện các kĩ năng:

- Nghe và hiểu những yêu cầu của giáo viên đề ra cho việc quan sát, ghi nhớ.

- Tái hiện lại các tri thức thu được để biểu đạt nó thành lời nói lại những gì mà các em đã quan sát được.

- Nếu giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát thường xuyên sẽ hình thành cho các em kĩ năng nghe lệnh, hiểu lệnh khi học tập một cách nhanh chóng, thuần thục.

Một phần của tài liệu SKKN một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG PP TRỰC QUAN KHI dạy tự NHIÊN xã hội (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w