Một số em thường xây dựng bức tranhđơn điệu không rõ nội dung đề tài, không phác được mảng chính, phụ trong tranh làmcho bức tranh không sinh động, màu sắc thể hiện chưa đẹp…Từ những ngu
Trang 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1 TẠO BỐ CỤC HỢP LÝ TRONG VẼ TRANH”
Quảng Bình, tháng 3 năm 2015
Trang 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
“BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1 TẠO BỐ CỤC HỢP LÝ TRONG VẼ TRANH”
Họ và tên: Võ Anh Nhật
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Văn Thủy
Quảng Bình, tháng 3 năm 2015
Trang 3I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Hội hoạ là một môn nghệ thuật có phạm vi rất rộng Để có được một tác phẩm đẹptrước tiên cần có những kiến thức cơ bản về mỹ thuật có sự kết hợp khéo léo giữa ócsáng tạo và sự nhuần nhuyễn của đôi tay
Môn Mĩ thuật giúp các em có cái nhìn mới về mọi vật, thế giới xung quanh, giúpcác em hiểu được những nguyên tắc, những phương pháp căn bản Từ đó các em sẽ tựtin hơn và hào hứng hơn trong những giờ học môn học này
Vẽ tranh theo đề tài là hình thức rèn luyện cho học sinh tập sáng tạo khi vẽ tranh,đưa các em tiếp cận với cái đẹp, tạo điều kiện cho năng khiếu mĩ thuật của các em pháttriển Vẽ tranh theo đề tài là tổng hợp kiến thức giữa các phân môn, nó kích thích chohọc sinh thói quen quan sát, tìm tòi và khám phá tính chất, quy luật phát triển của đờisống xã hội Qua đó làm giàu thêm kiến thức, phát triển trí tưởng tượng sáng tạo, rènluyện cho các em thói quen làm việc chăm chỉ, nghiêm túc, say mê và giáo dục cho các
em yêu sản phẩm lao động của mình
Vẽ tranh nhằm mục đích phát triển khả năng sáng tạo của học sinh, qua quá trìnhhọc tập, giáo viên hướng dẫn và cung cấp cho học sinh về cách chọn nội dung đề tài,cách sắp xếp hình ảnh chính, phụ Sử dụng màu sắc để thể hiện nội dung của đề tài Tuyvậy, đa số các em khi thực hành vẽ tranh thường lúng túng và không xây dựng được bốcục, không thể hiện được bài vẽ tốt theo yêu cầu Một số em thường xây dựng bức tranhđơn điệu không rõ nội dung đề tài, không phác được mảng chính, phụ trong tranh làmcho bức tranh không sinh động, màu sắc thể hiện chưa đẹp…Từ những nguyên nhân đó,tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy ở trên lớp
mà tôi đúc kết được thông qua sáng kiến kinh nghiệm: “ Biện pháp giúp
học sinh lớp 1 tạo bố cục hợp lý trong vẽ tranh”.
Trang 42 Điểm mới của đề tài:
Theo tôi được biết thì đã có một số giáo viên nghiên cứu về phânmôn Vẽ tranh đề tài trong Mĩ thuật Ở sáng kiến này, tôi chỉ nhấnmạnh đến việc xây dựng một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 vẽ hìnhtốt, tạo được bố cục tranh hợp lý, đẹp mắt trong khi vẽ tranh đề tài.Với mong muốn giúp học sinh phát huy cách vẽ hồn nhiên, ngây thơ
từ mẫu giáo; bộc lộ sự phát triển trí tuệ, cảm quan đối với thế giớixung quanh một cách tự nhiên, “rất trẻ thơ” qua các bài vẽ tranh đềtài; làm nền tảng cho việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh khi học ởcác lớp trên trong bậc tiểu học Cụ thể hơn là giúp trẻ lớp 1 điều chỉnhnét vẽ thật tự nhiên, cách sắp xếp hình vẽ (bố cục ) trong khuôn khổgiấy vẽ cho phù hợp Giúp các em có sân chơi lí thú, bổ ích, phần nào
có cái nhìn tổng thể đối với sự vật, hình ảnh quen thuộc xung quanh.Đây cũng là một yếu tố giúp trẻ học các môn khác tốt hơn
3 Phạm vi đề tài:
Học sinh khối 1 trường tiểu học tôi đang công tác năm học 2014
-2015
Trang 5II PHẦN NỘI DUNG
1 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC VẼ TRANH Ở LỚP 1
1.1 Cấu trúc nội dung, chương trình phân môn vẽ tranh ở lớp 1
trang
có sẵn và vẽ màu vào tranh phong cảnhbiển
- Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, giúp các em cảm nhận và vận dụng những kiến thức
về mĩ thuật vào học tập, sinh hoạt hằng ngày
*Mục tiêu dạy phân môn vẽ tranh lớp 1:
- Giúp học sinh hiểu được nội dung đề tài
- Vẽ được bức tranh có nội dung gần với đề tài và vẽ màu theo ý thích
- Sắp xếp hình vẽ cân đối và vẽ màu phù hợp
Trang 61.2 Thực trạng:
a) Về phía giáo viên:
Trong nhiều điều kiện, xét thấy phân môn Vẽ tranh là một phân môn khó thể hiện.Một trong những cái khó đó là hướng dẫn cho học sinh lớp 1 tạo bố cục hợp lý, đẹpmắt Nhưng không hẳn mọi giáo viên đều ý thức được điều đó, thậm chí còn có một sốgiáo viên coi nhẹ bộ môn, không chịu nghiên cứu tìm tòi và áp dụng các biện pháp mớitrong từng bài dạy, vẫn còn tình trạng dạy qua loa, và mang đậm lối dạy học theophương pháp cũ (giáo viên giảng thì cứ giảng học sinh nghe được đến đâu thì nghe) dẫntới tiết học đơn điệu, buồn tẻ và đặc biệt là học sinh tiếp thu bài rất chậm, rất thụ động,không tạo được một bức tranh có bố cục đẹp Trong chương trình sách giáo khoa Mỹthuật Tiểu học đã cho chúng ta thấy rất rõ vai trò của người giáo viên là người dẫnđường, định hướng và gợi mở để học sinh chủ động tiếp thu bài
Vì lẽ đó, mà mỗi giáo viên chúng ta đang trực tiếp giảng dạy bộ môn cần chủ độngcập nhật nhiều biện pháp đổi mới nhằm mục đích xây dựng cho học sinh lớp 1 tạo được
bố cục đẹp, hợp lý khi vẽ tranh
b) Về phía học sinh:
Hiện nay trẻ ở Mầm non đã được làm quen với môn Mĩ thuậtsong do cách tư duy tưởng tượng của trẻ vẫn còn tản mạn, ít có tổchức, hình ảnh của tưởng tượng còn đơn giản hay thay đổi, chưa bềnvững Chỉ một số ít học sinh vào lớp 1 có ý thức sắp xếp bố cục trong
tờ giấy, còn đa số học sinh lớp 1 bỡ ngỡ chưa làm quen được với cáchhọc của bậc tiểu học Các em vẽ hình nhỏ, hay tẩy xoá không tự tinkhi vẽ hình, tạo bố cục trống trải không đẹp mắt dẫn đến khó tô màu,khó biểu đạt nội dung đề tài Qua khảo sát đầu năm học, tôi đã thuđược kết quả như sau:
Tổng số Vẽ hình vừa với Vẽ hình có mảng Sắp xếp bố cục rõ
Trang 7HS phần giấy chính, mảng phụ ràng, hợp lý
Sau đây là một số bài vẽ của học sinh lớp 1 đầu năm học:
Vậy để giúp học sinh, nhất là học sinh lớp 1 ngay từ ngày đầu cấphọc đã có thiện cảm với môn Mĩ thuật, luôn muốn được vẽ, được hoạtđộng phù hợp sinh lí trẻ, tôi muốn đưa ra giải pháp mà theo tôi là đạthiệu quả, giúp trẻ vẽ hình tự tin, thoải mái, sắp xếp hình phù hợp vớikhuôn khổ giấy vẽ
Trang 82 CÁC GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1 TẠO BỐ CỤC HỢP LÍ TRONG VẼ TRANH
Biện pháp1: Chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học cần thiết cho mỗi bài giảng.
Vẽ tranh là một phân môn đòi hỏi học sinh được quan sát trực quan rất cao,không những các em cần được quan sát thực tế (để nhớ lại) mà còn cần được quan sáthiện thực cuộc sống thông qua tranh vẽ, ảnh chụp của trực quan (đồ dùng dạy học) Đểhọc sinh thể hiện bài vẽ có bố cục hợp lý, chặt chẽ thì học sinh cần được quan sát tranh,ảnh có bố cục đẹp mắt, giúp các em so sánh và rút ra nhận thức đúng đắn về bố cục đềtài cần vẽ
Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học đòi hỏi người thầy cần phải biết chắt lọc, lựa chọn
để trực quan cô đọng, đủ nhưng súc tích, nhằm giúp học sinh có một cái nhìn tổng thể
về bố cục đề tài của bài học Trong thực tế hiện nay do yêu cầu của phân môn Vẽ tranhđòi hỏi cần rất nhiều tranh trực quan nhưng đồ dùng dạy học được cấp lại thiếu rấtnhiều, chưa phong phú Bởi thế việc đầu tiên của người thầy dạy Mỹ thuật nói chung vàdạy phân môn Vẽ tranh nói riêng, trước khi lên lớp giảng bài cần phải chủ động chuẩn
bị đồ dùng dạy học theo sự biên soạn bài giảng của mình một cách đầy đủ và hợp lýnhất Ngoài những tranh sẵn có có thể sử dụng được, tôi đã sưu tầm thêm một số tranhphong cảnh của các họa sĩ, của các em học sinh lớp 1; tự làm thêm các bước vẽ; các bài
vẽ có bố cục lệch lạc và bố cục hợp lý để học sinh thảo luận; làm phiếu học tập,… Công việc này thì mỗi giáo viên chúng ta thực hiện cũng không có gì là khó khăn cả,hoàn toàn có thể khắc phục được
Công việc chuẩn bị của giáo viên vô cùng quan trọng, nếu yếu tố này được chuẩn
bị kỹ lưỡng thì coi như đã tạo được bước khởi đầu cho một tiết dạy thành công
Biện pháp2: Tạo hứng thú cho học sinh thích vẽ tranh
Trang 9Mĩ thuật là một bộ môn nghệ thuật, giúp các em giải trí, thư giãnsau những giờ học căng thẳng Ở đó, các em tha hồ thả mình trongnhững nét vẽ, những màu sắc cùng sự sáng tạo phong phú của mình.Theo các nhà tâm lí học, ở lứa tuổi tiểu học, sự tri giác của các em cócác đặc điểm sau: tri giác của các em mang tính đại thể , ít đi sâu vàochi tiết , tri giác những gì gây ấn tượng mạnh đối với các em hoặc các
em tri giác những gì mình thích Tình cảm có ảnh hưởng đến độnhanh, độ bền trong trí nhớ của các em Các em có thể nhớ rấtnhanh và làm những gì mình thích Do đó , khi dạy vẽ học sinh lớp 1 ,
ta lợi dụng đặc điểm tâm lí trên để hướng trẻ vẽ tranh đề tài với cáchnhìn của mình Trong mỗi tiết học vẽ , ta tạo ra sự hứng thú cho trẻđối với những đề tài định vẽ ; không khí lớp học thoải mái , nhẹ nhàng
bằng cách áp dụng một số trò chơi cho phần khởi động như: Thi ai vẽ
nhanh, vẽ đẹp hơn; Thử làm họa sĩ; trả lời câu đố bằng cách vẽ hình; Nhìn tranh đoán đề tài; Thi kể tên các con vật mà em biết;…
Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh hình thành bố cục thông qua bước quan sát
Đối với bài Vẽ tranh và cụ thể là phần quan sát nhận xét giáo viên cần làm toátlên bài học thông qua hệ thống câu hỏi và trình tự nhận xét trả lời của học sinh Giáo
Trang 10viên trước tiên cần hướng dẫn cho học sinh xem và so sánh tranh, đặt các câu hỏi gợi ý
về định hướng về sắp xếp bố cục như:
- Tranh vẽ đề tài gì?
- Hình ảnh chính, hình ảnh phụ là gì?
- Hình ảnh chính được vẽ như thế nào? Hình ảnh phụ được vẽ như thế nào?
- Màu sắc của hình ảnh chính và hình ảnh phụ ra sao?
Để đảm bảo phần quan sát nhận xét hiệu quả, sinh động và học sinh thực sự hứngthú, giáo viên cần chú ý tới phương pháp trực quan Vì dạy học Mỹ thuật là dạy bằngtrực quan, kiến thức của Mỹ thuật là đường nét, hình dáng, đậm nhạt, màu sắc và bốcục, và tất cả đều được hiện diện trên ĐDDH một cách cụ thể và rất rõ ràng Học sinhluôn cần được ngắm, được nhìn để được cảm thụ Đồ dùng dạy học nó có một vai trò rấtquan trọng Bởi vì, nó chính là nội dung của bài học Trong mọi hoàn cảnh dạy – học bộmôn Mỹ thuật, riêng phương pháp trực quan nó được chi phối ở hầu hết tất cả các phânmôn Học sinh học Mỹ thuật thông qua thị giác cảm giác tư duy Trong đó thị giáctức là quan sát, nhận xét Vậy nếu thiếu trực quan tức là quá trình hình thành kiến thứcthẩm mỹ bị khuyết ở ngay giai đoạn đầu tiên (thị giác), đây chính là điểm khởi đầu, lànền móng của mọi sự sáng tạo, mọi tư duy nghệ thuật Hay chúng ta nói cụ thể hơn lànếu học sinh không được quan sát nhận xét kĩ thì sẽ không thể thể hiện được bố cụcđúng yêu cầu
Giáo viên cần chỉ vào những nơi cần thiết ở đồ dùng dạy học để nhấn mạnhtrọng tâm của bài học, hoặc nhấn mạnh về đường nét , hình mảng, bố cục, màu sắc…không chỉ giới thiệu chung chung bằng lời Đó chính là sự cần thiết kết phải hợp giữalời giảng, lời phân tích với việc chứng minh trên đồ dùng
Ví dụ: trong bài “Vẽ vật nuôi trong nhà” các em rất thích vẽ con gà Giáo viên
treo tranh của một bạn học sinh lớp 1 có bố cục đẹp mắt và tranh có bố cục lỏng lẻo,trống trải Sau đó hướng dẫn các em quan sát, nhận xét bằng các câu hỏi thảo luận:
Tranh vẽ con vật gì? Trong tranh có những hình ảnh nào? Hình ảnh nào to nhất và nằm ở vị trí nào? Xung quanh con gà có những hình ảnh nào? Kích thước to hơn hay
Trang 11nhỏ hơn con gà?Em thấy bức tranh nào đẹp hơn? Vì sao? Từ đó giúp các em tự rút ra
kết luận về một bức tranh có bố cục đẹp, hợp lý
Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh tạo bố cục thông qua cách vẽ tranh.
Sau khi giáo viên đã hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét, tìm hiểu được đềtài, trong mỗi học sinh đã hình thành được khái niệm về Vẽ tranh, khái niệm về bố cục,màu sắc trong tranh đề tài Trên cơ sở những hiểu biết cơ bản đó giáo viên sẽ tiếp tụchướng dẫn các bước để thực hiện được yêu cầu bài thực hành
Trong thực tế học sinh lớp 1 thường không để ý tới phần giảng lý thuyết nên sẽ
có nhiều ý đồ của giáo viên chưa được học sinh sử dụng vào bài vẽ của mình Điển hìnhnhư cách sắp xếp bố cục: Học sinh thường không chú ý tới bố cục (cách sắp xếp) chonên các em cứ đặt bút là vẽ liền, dẫn đến tình trạng hình vẽ nhỏ quá, lớn quá hoặc lệchtrái, lệch phải làm cho bài vẽ bị lệch lạc, mất cân đối Vô hình chung, việc đó đã tạo chohọc sinh một thói quen tuỳ tiện khi thể hiện bài vẽ Nếu thói quen này vẫn được tồn tạitrong học sinh thì sau này (lớp lớn hơn) muốn học sinh bỏ đi thói quen xấu sẽ gặp nhiềukhó khăn Cho nên mỗi giáo viên cần phải xây dựng cho học sinh ý thức sắp xếp hình
vẽ ngay từ lớp một để học sinh dần có thói quen trình bày mảng hình trước khi vẽ hìnhchi tiết Bên cạnh đó, một mặt học sinh thì rất thích vẽ và muốn được thể hiện bài vẽngay lập tức, một mặt do các em có khái niệm môn Mỹ thuật là chỉ có vẽ chứ không cầnhọc lý thuyết Do đó kết quả bài vẽ của học sinh thường mang đậm phong cách “tự do”thích gì vẽ nấy Đã có một bộ phận giáo viên chưa ý thức đúng đắn việc định hướngcách vẽ đầy đủ cho học sinh, nhiều khi chỉ hướng dẫn học sinh các bước vẽ được hìnhảnh các nhân vật mà lại không chú ý tới hướng dẫn cách sắp xếp hình vẽ (bố cục tranh)
Ta phải ý thức được rằng dạy Mỹ thuật là dạy học sinh sáng tạo ra cái đẹp, cái thẩm mỹ
Mà đã là cái đẹp, cái thẩm mỹ sẽ không hoàn thiện nếu tồn tại trong nó sự mất cân đối,
sự sắp xếp một cách tuỳ tiện
Tính vừa sức cũng là một yếu tố mà mỗi giáo viên chúng ta cần xác định rõ đểđảm bảo cho kiến thức bài giảng thật đơn giản, dễ hiểu, thật nhẹ nhàng và thoải mái.Trong thực tế có một khái niệm rất mới lạ đối với học sinh Tiểu học đó là khái niệm
Trang 12“Bố cục” Ở độ tuổi mới “cắp sách tới trường” học sinh vẫn còn gặp nhiều sự bỡ ngỡ vàlúng túng trước nhiều kiến thức Cho nên chúng ta cần hạn chế sử dụng các cụm từmang tính chuyên môn cao Biết rằng học sinh rất cần hiểu các từ và cụm từ như thếnhưng việc đó để chúng ta sẽ hướng dẫn từ từ.
a) Hướng dẫn cách sắp xếp hình vẽ (bố cục)
Trước khi thể hiện bài vẽ của mình giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cáchsắp xếp hình (bố cục), tuy đây là một bước nhỏ nhưng lại ảnh hưởng rất sâu sắc tới kếtquả bài học của học sinh Giáo viên cần thực hiện hướng dẫn học sinh một cách có hệthống Hướng dẫn cho học sinh nhận thấy muốn vẽ đẹp thì cần phải vẽ cân đối, hài hoà,không bị to quá, nhỏ quá, hoặc lệch lạc Trên cơ sở đó giáo viên sẽ định hướng cho họcsinh trước khi vẽ một bài Vẽ tranh đề tài thì việc phân các mảng hình chính, phụ là rấtcần thiết
Hướng dẫn cách sắp xếp thông qua đồ dùng dạy học, việc vận dụng phương phápnày sẽ giúp giáo viên tận dụng được thời gian, và hơn nữa trong giờ học học sinh đượcquan sát và hoạt động rất nhiều, rất tích cực Đó chính là hướng giải quyết cho mộtphương pháp lấy học sinh làm trung tâm Việc hướng dẫn học sinh theo phương phápnày thì học sinh sẽ được nhìn thấy và chứng kiến rất trực quan về các bài có sự sắp xếpxấu, chưa đẹp Từ đó hình thành được nhận thức về bài thể hiện đẹp trong học sinh rấtsâu sắc Nếu giáo viên chỉ giảng chay thì chưa chắc tất cả các em đã ghi nhận đầy đủ lờigiảng giải của giáo viên Nhưng nếu học sinh được quan sát, nhận xét các bài vẽ đẹp ,xấu cụ thể chắc chắn các em sẽ có sự ghi nhớ sâu đậm Chẳng hạn: giáo viên treo tranh
vẽ 4 tranh có bố cục một bị nhỏ quá, một bị to quá, một bị lệch và một cân đối, đẹp.Hoặc có thể tổ chức cho 4 em lên vẽ mẫu trên bảng Cho học sinh thảo luận nhóm: chọnbức tranh có bố cục hợp lý và giải thích vì sao? Sau khi học sinh nhận biết giáo viênnên tổng kết lại mục đích để nhấn mạnh giúp các em khắc sâu kiến thức
b) Hướng dẫn học sinh phác mảng chính, mảng phụ.
Nói tới mảng chính, mảng phụ trong bài Vẽ tranh chúng ta tưởng chừng đó làchuyên môn cao nhưng thực chất của vấn đề lại là những kiến thức đơn giản và hết sức