Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Nội dung
Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tên đề tài: Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn. Họ và tên: Lê Thị Quỳnh Trang Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Bến Cừ 1/ Lí do chọn đề tài: Lớp 1 là lớp đầu cấp, là nền móng của hệ thống giáo dục quốc dân; Có thể nói, học tốt lớp 1 học sinh mới có thể học tốt ở các lớp học trên. Cũng giống như vậy, học tốt môn toán, học sinh mới học tốt các môn học khác. Trong môn toán, giải toán có lời văn đối với học sinh Tiểu học là điều vô cùng khó khăn. 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: a/ Nội dung: Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn. b/ Phương pháp ngiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp so sánh, đối chiếu. Phương pháp đàm thoại, điều tra. Phương pháp giảng giải. Phương pháp thực nghiệm. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 3/ Đề tài đưa ra giải pháp mới: Giúp học sinh năm vững kiến thức và có kĩ năng giải các bài toán có lời văn. 4/ Hiệu quả áp dụng: Qua áp dụng, học sinh có tiến bộ rõ rệt, biết đặt lời giải, viết đúng phép tính và đáp số của bài toán. 5/ Phạm vi áp dụng: Áp dụng ở khối 1 trường TH Bến Cừ năm học 2011-2012. Bến Cừ, ngày 28 tháng 3 năm 2012 Người thực hiện Lê Thị Quỳnh Trang Người thực hiện: Lê Thị Quỳnh Trang Trang 1 Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn TÊN ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1 HỌC TỐT GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN A. MỞ ĐẦU 1/Lí do chọn đề tài: Hiện nay giáo dục đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu và bậc Tiểu học là nền móng của hệ thống giáo dục quốc dân. Chính bậc Tiểu học là bậc đem lại giáo dục cơ sở cho mọi nguồn lao động mới của đất nước, là bậc học góp phần hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu cần thiết cho sự phát triển lâu dài, toàn diện về nhiều mặt như:Tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản ban đầu để các em học tiếp các cấp học tiếp theo hoặc đi vào cuộc sống lao động vững vàng hơn. Thành quả của giáo dục tiểu học có giá trị cơ bản, lâu dài, có tính quyết định. Vì thế, làm tốt giáo dục Tiểu học là đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Trong bậc tiểu học, ở lớp học đầu cấp_ lớp 1, các em được học các môn học: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Thể dục, Mĩ thuật, Âm nhạc, Thủ công. Trong đó, toán học có vị trí rất quan trọng, phù hợp với cuộc sống và thực tiễn. Đó cũng là công cụ cần thiết cho các môn học khác, giúp học sinh nhận thức thế giới xung quanh để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán là rất to lớn. Nó có khả năng phát triển tư duy logic, phát triển trí tuệ. Nó cũng có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp phát triển vấn đề có suy luận, khoa học, toàn diện, chính xác, có nhiều tác dụng tới phát triển trí tuệ, tư duy độc lập, linh hoạt. Qua thực tế giảng dạy lớp 1 nhiều năm liền, tôi nhận thấy, học sinh lớp mình chủ nhiệm, chất lượng môn toán chưa cao. Đặc biệt khi giải toán có lời văn, học sinh còn lúng túng và gặp rất nhiều khó khăn. Vậy làm thế nào để học sinh thành thạo giải toán có lời văn? Để làm được điều đó, ta cần giúp học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản và rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hiện thành thạo giải toán có lời văn Đó là lí do tôi chọn đề tài: Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn. 2/ Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn. Khách thể: Các học sinh lớp 1C trường Tiểu học Bến Cừ năm học 2011- 2012. 3/Phạm vi nghiên cứu: Người thực hiện: Lê Thị Quỳnh Trang Trang 2 Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn Do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu của tôi chỉ giới hạn ở lớp 1C trường Tiểu học Bến Cừ năm học 2011-2012. 4/ Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp so sánh, đối chiếu. Phương pháp đàm thoại, điều tra. Phương pháp giảng giải. Phương pháp thực nghiệm. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 5/ Giả thuyết khoa học: Nếu giáo viên có sự đầu tư chuẩn bị, lựa chọn được phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thích hợp thì sẽ nâng cao được chất lượng của học sinh trong việc giải toán có lời văn. Người thực hiện: Lê Thị Quỳnh Trang Trang 3 Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn B. NỘI DUNG 1/ Cơ sở lí luận: Nghị quyết Đại hội Đảng khóa XI nêu rõ: "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo" là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2011-2020. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta phải chú trọng giáo dục ngay từ khi các em bước vào lớp 1, phải giáo dục toàn diện để các em sớm trở thành người “vừa hồng ,vừa chuyên”, xứng đáng là nguồn nhân lực mới mà cả nước đang mong đợi. Trong đó, dạy học toán nói chung và dạy học giải toán có lời văn nói riêng có một vai trò hết sức quan trọng và bức thiết nhất hiện nay. Phát biểu tại hội thảo “Hợp tác với các nhà toán học Việt Nam ở nước ngoài”, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã phát biểu: “Đất nước này không thiếu tiền để làm toán học nhưng các nhà toán học phải quyết tâm xây dựng ngành toán trở thành trụ cột trong tinh thần người Việt Nam. Các nhà toán học phải xây dựng chương trình phát triển toán quốc gia để trở thành cường quốc về toán học. Cần phải phát triển toán học vì vai trò đặc biệt của nó không chỉ với các ngành khác, mà còn đối với hầu hết mọi vấn đề của kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng, không phải tình cờ mà cường quốc toán học số 1(nước Mỹ) vẫn cứ quyết tâm giữ thế độc tôn này”. Nói như thế, phát triển toán học có một vị trí quan trọng trong phát triển đất nước và bồi dưỡng “những nhà toán học tương lai” để các em có những bước đệm vững chắc để học tốt môn toán sau này là một nhiệm vụ vô cùng cao cả đối với mỗi người giáo viên. 2/ Cơ sở thực tiễn: Trên thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy các em chưa đọc hiểu được bài toán có lời văn nên chưa xác định được: Bài toán cho biết cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Các em còn viết sai câu lời giải, phép tính, đơn vị và cả đáp số của bài toán. Bên cạnh đó, một số em đọc hiểu được bài toán nhưng lại lúng túng khi trình bày bài giải. Vấn đề này đòi hỏi người giáo viên phải có biện pháp hợp lý, hình thức linh hoạt, phong phú, gần gũi với các em để giúp các em đọc hiểu được bài toán, biết phân tích bài toán, giải bài toán và trình bày bài giải một cách đúng đắn, dễ hiểu nhất. Đó là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi giáo viên dạy toán. 3/ Nội dung vấn đề: a/ Vấn đề đặt ra: Trong năm học 2011-2012, lớp 1C gồm có 14 học sinh. Các em đều là con em của những người dân trong xã. Trong đó, 50% là học sinh dân tộc thiểu số và chỉ có 2/14 em học mẫu giáo. Do đó, để học sinh trong lớp có thể học tốt dạng toán có lời văn là cả một quá trình phấn đấu của cả giáo viên và học sinh. Trong Người thực hiện: Lê Thị Quỳnh Trang Trang 4 Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn đó, người giáo viên có vai trò là người hướng dẫn, phải có biện pháp dạy học thích hợp nhằm nâng cao chất lượng giải toán có lời văn. b/ Biện pháp thực hiện: b1/ Công tác chuẩn bị: Trước hết, muốn học sinh học tốt giải toán có lời văn, đòi hỏi người giáo viên phải dạy học sinh đọc thông, viết thạo, làm thành thạo các phép tính cộng trừ trong phạm vi đã học. Đây là yêu cầu tối thiểu nhất để học sinh có thể đọc hiểu và giải đúng các bài toán có lời văn. Đồng thời, không phải đợi đến bài “ bài toán có lời văn” mới bắt đầu dạy cho các em biết đến toán có lời văn mà ngay từ khi các em bắt đầu thực hiện yêu cầu “viết phép tính thích hợp vào hình vẽ” BT5/sgk 46 là giáo viên đã có những thao tác chuẩn bị như là bước đệm để giúp học sinh học tốt toán có lời văn sau này. Ví dụ: Bài tập 5a/ sgk 46 1 2 = 3 5b/sgk 46 có hình vẽ: 1 con thỏ ở trong vòng 1 con thỏ đang chạy đến. Giáo viên nhận ra mức độ của bài tập được nâng dần lên, gắn với 1 hình vẽ là một phép tính cần điền với 5 ô trống kẻ sẵn. Ở bài 5a, giáo viên cần hướng dẫn mẫu thật kĩ: + Bên trái có mấy quả bóng?(1 quả bóng). Giáo viên ghi 1 vào ô thứ nhất. Người thực hiện: Lê Thị Quỳnh Trang Trang 5 Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn + Bên phải có mấy quả bóng?(2 quả bóng). Giáo viên ghi 2 vào ô thứ ba. + Bên trái có 1 quả bóng, bên phải có 2 quả bóng. Cả hai bên có tất cả mấy quả bóng?( 3 quả bóng). Giáo viên ghi dấu = vào ô trống thứ tư và 3 vào ô trống thứ năm. + Như vậy, 1 quả bóng và 2 quả bóng là 3 quả bóng. Ta thực hiện phép tính gì?( +) Giáo viên ghi dấu + vào ô trống thứ hai. Giáo viên có thể nêu bài toán mẫu: Bên trái có 1 quả bóng, bên phải có 2 quả bóng. Hỏi cả hai bên có tất cả mấy quả bóng? Giáo viên gọi học sinh trả lời, lưu ý học sinh phải trả lời tròn câu: Bên trái có 1 quả bóng, bên phải có 2 quả bóng. Cả hai bên có tất cả 3 quả bóng. Giáo viên khuyến khích học sinh nêu các bài toán tương tự. Nhờ việc hướng dẫn mẫu ở bài 5a nên qua bài 5b, giáo viên có thể để học sinh quan sát tranh vẽ, trả lời: Tranh vẽ gì?( vẽ 1 con thỏ ở trong vòng và 1 con thỏ đang chạy đến). Từ việc mô tả tranh vẽ, giáo viên gọi học sinh nêu bài toán: Trong vòng có 1 con thỏ, 1 con thỏ nữa đang chạy tới. Hỏi tất cả có mấy con thỏ? Giáo viên hỏi lại: Trong vòng có 1 con thỏ, 1 con thỏ nữa đang chạy tới. Tất cả có mấy con thỏ? (Học sinh trả lời tròn câu:Trong vòng có 1 con thỏ, 1 con thỏ nữa đang chạy tới. Tất cả có 3 con thỏ), Ta thực hiện bằng phép tính gì?( phép tính cộng), nêu phép tính?(1 + 1 = 2). Giáo viên tiến hành tương tự với các bài tập viết phép tinh thích hợp vào ô trống. Đồng thời cùng một hình vẽ, giáo viên khuyến khích học sinh nêu được nhiều bài toán khác nhau( Dành cho học sinh khá giỏi). Từ đó nêu được những phép tính thích hợp. Ví dụ: Bài tập 4/sgk 47 1 con chim đang bay đến 3 con chim trên cành Học sinh có thể nêu bài toán: Trên cành có 3 con chim, 1 con chim bay đến. Hỏi trên cành có tất cả mấy con chim?( Trên cành có 3 con chim, 1 con chim bay đến. Trên cành có tất cả 4 con chim). Lúc đó, phép tính thích hợp là: 3 + 1 = 4 Hoặc học sinh có thể nêu bài toán: 1 con chim bay tới đậu vào cành có 3 con chim. Hỏi trên cành có tất cả mấy con chim?( 1 con chim bay tới đậu vào cành có 3 con chim. Trên cành có tất cả 4 con chim). Lúc đó phép tính thích hợp là: 1 + 3 = 4. Giáo viên cũng dạy học sinh những dấu hiệu để nhận biết bài toán đó thực hiện bằng phép tính cộng hay phép tính trừ: + Thực hiện phép tính + khi thấy hình ảnh đó có: chạy đến, chạy vào ( BT 5b/46, 4/48, 4a/49 ); bay đến ( BT 4/47, 4b/49, ); có chữ “và” giữa 2 hình vẽ (BT 5a/50 ); mũi tên hướng vào (4a/51, 5a/57 ); hàng trên và hàng Người thực hiện: Lê Thị Quỳnh Trang Trang 6 Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn dưới ( BT 6b/65 ) + Thực hiện phép tính – khi thấy hình ảnh đó có: cho đi (BT 4a/55, ), bay đi (BT 3/54, 5a/62, 4b/66 ), nhảy đi (BT 5b/55 ), chạy đi (BT 3/56 ), … Đến bài “Bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10”( tiết 62/sgk 86 ta nhận thấy yêu cầu viết phép tính thích hợp được nâng dần lên, đi từ trực quan hình ảnh( BT 3a/87) sang ngôn ngữ( BT 3b/87_dưới dạng tóm tắt của bài toán). Ở dạng bài tập này, giáo viên nên cho học sinh đọc tóm tắt nhiều lần. Từ tóm tắt đó, gọi học sinh nêu bài toán, trả lời câu hỏi của bài toán và nêu phép tính thích hợp. Giáo viên cũng giúp học sinh nhận biết được dấu hiệu để làm phép tính |+ là trong phần tóm tắt có các từ: thêm, cả hai, có tất cả ; dấu hiệu để làm phép tính – là trong phần tóm tắt có các từ: bớt, đã ăn, còn, còn lại Ví dụ: BT 3b/ 87 Có : 10 quả bóng Cho : 3 quả bóng Còn : quả bóng? Giáo viên gọi học sinh đọc tóm tắt, nêu bài toán: Quân có 10 quả bóng, Quân cho bạn 3 quả bóng. Hỏi Quân còn lại mấy quả bóng? ? Quân có 10 quả bóng, Quân cho bạn 3 quả bóng. Quân còn lại mấy quả bóng? (Quân có 10 quả bóng, Quân cho bạn 3 quả bóng. Quân còn lại 7 quả bóng) ? Ta thực hiện phép tính gì?( phép tính trừ) ? Vì sao em biết phải thực hiện phép tính trừ? ( Vì Quân đã cho bạn) ? Nêu phép tính thích hợp? ( 10 – 3 = 7 ) Đồng thời, do đặc thù của lớp 50% dân tộc, lại ở điểm phụ, số học sinh rất ít nên tôi có thể theo sát từng học sinh, bắt học sinh xem kĩ hình vẽ, đọc kĩ tóm tắt, nêu bài toán và xác định ghi phép tính gì, ghi cụ thể phép tính vào bảng con. Với cách làm này, học sinh nắm chắc được các dấu hiệu để ghi phép tính thích hợp và ghi đúng phép tính đó. b2/ Dạy giải toán có lời văn: *Bài toán có lời văn: Trước khi dạy giải toán có lời văn, học sinh được làm quen với bài toán có lời văn/ sgk 115. Ở bài 1/ 115, lúc đầu giáo viên cho học sinh đọc bài toán còn thiếu số. Sau đó, giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ,trả lời: hình vẽ gì? ( Có 1 bạn, thêm 3 bạn đang chạy tới). HS nhắc đi nhắc lại câu trả lời đúng. Từ đó, giáo viên yêu cầu học sinh điền số còn thiếu vào chỗ trống. Khi bài toán đã hoàn chỉnh: Có 1 bạn, thêm 3 bạn đang chạy tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn? giáo viên mới giới thiệu đó là bài toán có lời văn và bài toán có lời văn gồm có hai phần: phần cho biết ( bao gồm các số và từ đầu bài toán đến dấu . Người thực hiện: Lê Thị Quỳnh Trang Trang 7 Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn là phần cho biết) và phần hỏi ( là câu hỏi và từ từ “hỏi” đến hết bài toán là phần hỏi). Để xem học sinh có nắm được phần cho biết và phần hỏi không, giáo viên hỏi: ? Bài toán cho biết gì? ( bài toán cho biết có 1 bạn, thêm 3 bạn đang chạy tới) ? Bài toán hỏi gì? ( Bài toán hỏi tất cả có bao nhiêu bạn). Lúc đầu, học sinh có thể chưa xác định được nhưng cứ từ từ học sinh sẽ xác định được nhờ vào dấu hiệu để phân biệt phần cho biết và phần hỏi như đã nêu ở trên. Như thế, ở bài toán có lời văn điều quan trọng là giáo viên phải hướng dẫn học sinh xác định yếu tố còn thiếu, điền yếu tố còn thiếu và xác định bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì. * Dạy giải toán có lời văn thực hiện bằng phép tính + Trước hết để dạy giải toán có lời văn có hiệu quả, giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài dạy, nắm bắt được ý đồ của người biên soạn, chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học và lựa chọn được phương pháp và hình thức dạy học phù hợp. Giáo viên cũng yêu cầu học sinh phải xem trước, chuẩn bị bài trước ở nhà. Có như thế, tiết học ở lớp, học sinh mới tiếp thu bài tốt hơn. Giáo viên cũng dễ dàng nhận thấy rằng: Giải toán có lời văn ở lớp 1 cũng được chia làm 2 phần rõ rệt: Ban đầu các em đuợc làm quen với các bài toán thực hiện bằng phép tính cộng. Điều này phù hợp với đặc điểm tư duy của các em. Và bài toán có lời văn thực hiện bằng phép tính + được thực hiện từ tiết 85/117 đến tiết 108/147. Ở bài toán mẫu: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả ấy con gà?/ trang 117.Trước hết, giáo viên cho học sinh đọc bài toán mẫu nhiều lần, xác định phần đã biết và phần hỏi của bài toán. Giáo viên tóm tắt bài toán : Có : 5 con gà Thêm : 4 con gà Có tất cả: …con gà? ? Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta thực hiện phép tính gì?( phép tính cộng) ? Vì sao em biết phải thực hiện phép tính cộng? ( vì mẹ mua thêm) ? Nêu phép tính?( 5 + 4 = 9) Giáo viên cung cấp cho học sinh một bài giải hoàn chỉnh như sau: Bài giải Nhà An có tất cả là: 5 + 4 = 9 (con gà) Người thực hiện: Lê Thị Quỳnh Trang Trang 8 Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn Đáp số: 9 con gà. Giáo viên cũng giảng giải cho học sinh biết một bài giải hoàn chỉnh gồm có 3 phần: + Lời giải ( Nhà An có tất cả là:) + Phép tính ( 5 + 4 = 9), đơn vị (con gà) + Đáp số: 9 con gà. Trong đó, lời giải được ghi dựa vào phần hỏi của bài toán. Muốn ghi lời giải, ta chỉ cần bỏ từ hỏi và từ bao nhiêu( hoặc từ mấy) ở câu hỏi, thêm từ là và dấu : ở cuối câu.Ở bước này, giáo viên cần thao tác bằng cách gạch bỏ từ hỏi và từ bao nhiêu ( mấy) thêm từ là và dấu : ở cuối câu, gạch chân lời giải đó trên bảng phụ để học sinh bắt chước làm cho đến khi thành thạo mới thôi. + Phép tính: Nếu phần cho biết có từ mua thêm, thêm, và hoặc phần hỏi có từ có tất cả, cả hai thì làm phép tính cộng và lấy số thứ nhất cộng với số thứ hai. Đơn vị của phép tính chính là từ sau từ mấy hoặc từ bao nhiêu và trong phép tính, đơn vị phải được đặt trong dấu ngoặc đơn. + Đáp số: là kết quả của phép tính ghi kèm với đơn vị( không có dấu ngoặc đơn). Như thế, để học sinh giải đúng và trình bày đúng bài giải, giáo viên phải giúp học sinh nắm thật chắc cách ghi lời giải, xác định phép tính và đơn vị của bài toán cũng như cách ghi đáp số của bài toán. Thông thường, để dạy học sinh giải một bài toán có lời văn ta thường thực hiện các bước sau: + Đọc đề bài: xác định bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? + Tóm tắt bài toán. + Tìm được cách giải bài toán. + Trình bày bài giải. + Kiểm tra lời giải và đáp số. Ví dụ: Bài 3/130:Lan hái được 20 bông hoa, Mai hái được 10 bông hoa.Hỏi cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa? Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài toán, cả lớp lắng nghe, trả lời: ?Bài toán cho biết gì? (Lan hái được 20 bông hoa, Mai hái được 10 bông hoa) ?Bài toán hỏi gì? (cả hai hái được bao nhiêu bông hoa?) Giáo viên trình bày tóm tắt lên bảng: Lan : 20 bông hoa Mai : 10 bông hoa Cả hai : bông hoa? Giáo viên gọi học sinh đọc lại tóm tắt của bài toán. ?Muốn biết cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa ta thực hiện phép tính Người thực hiện: Lê Thị Quỳnh Trang Trang 9 Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn gì? ( Phép tính cộng) ? Vì sao em biết phải làm phép tính cộng? ( vì hỏi cả hai) ?Như vậy, khi trình bày bài giải, chúng ta phải thực hiện mấy bước? ( 3 bước) ? Đó là những bước nào? ( bước 1: lời giải; bước 2: phép tính và đơn vị; bước 3: đáp số) ? Để ghi lời giải, em dựa vào đâu?( bỏ từ hỏi và từ bao nhiêu trong câu hỏi, thêm từ là và dấu : ở cuối câu) ? Phép tính là phép tính nào?( 20 + 10 = 30) ? Đơn vị của bài toán? ( bông hoa) ? Đáp số em ghi như thế nào?( 30 bông hoa) Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày bài giải vào bảng con: Bài giải Cả hai bạn hái được là: 20 + 10 = 30 (bông hoa) Đáp số: 30 bông hoa Với mỗi bài toán, giáo viên cứ hỏi cụ thể và kĩ lưỡng như thế cho đến khi học sinh giải toán có lời văn thành thạo thì giáo viên có thể hỏi ngắn ngọn lại: ? Bài toán cho biết gì? ? Bài toán hỏi gì? ? Muốn biết … ta thực hiện phép tính gì? Và yêu cầu học sinh trình bày bài giải là xong. Khi học sinh làm xong, học sinh tự kiểm tra bài giải và đáp số của bài toán. Đồng thời, để học sinh trình bày bài giải đẹp, giáo viên nên hướng dẫn học sinh cụ thể: từ lề lùi vào 5 ô để ghi bài giải, từ lề lùi vào 3 ô để ghi lời giải, từ lề lùi vào 4 ô để ghi phép tính và từ lề lùi vào 5 ô để ghi đáp số. Giáo viên cũng khuyến khích học sinh nêu các lời giải khác nhau: Ví dụ: Bài tập 3/130 nêu trên: Lời giải có thể là: + Cả hai bạn hái được là: + Cả hai bạn hái được số bông hoa là: ( ở đây cách ghi lời giải như sau: Bỏ từ hỏi ở câu hỏi, thay từ bao nhiêu( mấy) bằng từ số và thêm từ là, dấu : ở cuối câu hỏi là được lời giải) + Số bông hoa hai bạn hái được là: (ở đây cách ghi lời giải như sau: Bỏ từ hỏi ở câu hỏi, thay từ bao nhiêu( mấy) bằng từ số, đảo cụm từ số lên trước và thêm từ là, dấu : ở cuối câu hỏi là được lời giải). + Đối với học sinh trung bình yếu, giải bài toán có lời văn thực hiện bằng phép tính cộng, học sinh có thể ghi lời giải là: Có tất cả là: * Giải bài toán theo tóm tắt: Người thực hiện: Lê Thị Quỳnh Trang Trang 10 [...]... em mới bắt đầu làm quen với giải toán có lời văn thì giữa học kì II, kết quả giải toán có lời văn của các em có tiến bộ rõ rệt C.KẾT LUẬN: Người thực hiện: Lê Thị Quỳnh Trang Trang 12 Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn 1/ Bài học kinh nghiệm: Đối với học sinh lớp 1, ghi nhớ của các em là ghi nhớ máy móc nên để các em học tốt giải toán có lời văn, giáo viên cần phải: + Ngôn ngữ... sinh lớp 1 học tốt môn toán Bến Cừ, ngày 28 tháng 3 năm 2 012 Người thực hiện Lê Thị Quỳnh Trang TÀI LIỆU THAM KHẢO Người thực hiện: Lê Thị Quỳnh Trang Trang 13 Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn 1 Sách giáo khoa Toán lớp 1 2 Sách giáo viên Toán lớp 1 3 Tạp chí Giáo dục 3.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục 4.Phương pháp dạy học Toán. .. nếp học tật nghiêm túc, trật tự và tích cực ngay từ đầu năm học 2/ Hướng nghiên cứu, áp dụng đề tài: Đề tài này tôi áp dụng giảng dạy tại khối 1 trường Tiểu học Bến Cừ năm học 2 011 –2 012 3/ Hướng nghiên cứu tiếp đề tài: Nếu có đủ thời gian và tài liệu tham khảo, tôi sẽ nghiên cứu sâu hơn và chuyển từ nghiên cứu “ Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn thành “ Biện pháp giúp học sinh. .. thời gian Khi hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng lời hoặc bằng sơ đồ đoạn thẳng( tùy bài toán) Tuy nhiên, đối với học sinh lớp 1, việc hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng lời làm cho học sinh thấy dễ hiểu hơn nên giáo viên có thể tóm tắt bằng lời Đối với các bài toán có lời văn có đơn vị đo độ dài, học sinh thường viết đơn vị của bài toán sai( hoặc thừa)... bài toán có lời văn mà thực hiện bằng phép tính trừ trong chương trình em được học *Những lưu ý riêng: Từ tiết 11 2/sgk 15 2 đến cuối năm học, việc giải toán có lời văn còn duy trì, khi là bài toán có lời văn giải bằng phép tính cộng, khi là bài toán có lời văn giải bằng phép tính trừ Khi hướng dẫn giải, giáo viên cũng tiến hành tương tự, nhưng giáo viên phải khắc sâu vào dấu hiệu của bài toán để học sinh. .. thừa) nên giáo viên phải cho luyện tập giải và sửa bài để học sinh nhớ lâu Ví dụ BT4 /15 7: Lúc đầu con sên bò được 15 cm, sau đó bò tiếp được Người thực hiện: Lê Thị Quỳnh Trang Trang 11 Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn 14 cm Hỏi con sên bò được tất cả bao nhiêu xăng-ti-mét? + Ở bài toán này nói riêng( và các bài toán có liên quan đến đơn vị đo độ dài nói chung), thông thường,... được lời giải của bài toán: những từ trước dấu : thêm từ là và dấu : ở cuối câu là được lời giải; còn những từ sau dấu … là đơn vị của bài toán *Giải bài toán có lời văn thực hiện bắng phép tính trừ: Sau khi giải thành thạo các bài toán có lời văn thực hiện bằng phép tính +, chúng ta tiến hành giải các bài toán có lời văn thực hiện bằng phép tính trừ ( từ tiết 10 9/trang 14 8 đến tiết 11 1/trang 15 1):... hay phép tính trừ Đối với học sinh lớp 1, ghi nhớ của các em là ghi nhớ máy móc nên giáo viên cần nhắc đi nhắc lại các bước trình bày bài giải của toán có lời văn và cách ghi lời giải, đáp số, dấu hiệu của bài toán để xác định phép tính + hay – để học sinh khắc sâu vào trí nhớ Thời gian đầu, để luyện tập cho học sinh giải được nhiều bài toán có lời văn, giáo viên nên cho học sinh làm bảng con để tránh.. .Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn Đối với loại bài này, giáo viên cho học sinh đọc kĩ tóm tắt và từ tóm tắt, nêu được bài toán Các bước còn lại, giáo viên tiến hành tương tự như trên Đồng thời, giáo viên giúp học sinh biết phân biệt phần đã biết và phần hỏi của bài toán dựa vào tóm tắt như sau: 2 dòng đầu của tóm tắt là... Toán tiểu học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội MỤC LỤC Người thực hiện: Lê Thị Quỳnh Trang Trang 14 Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI: ………………………… Trang 1 A MỞ ĐẦU: 1. Lí do chọn đề tài Trang 2 2.Đối tượng nghiên cứu: Trang 2 3.Phạm vi nghiên cứu: .Trang 2 4.Phương pháp nghiên cứu: Trang 3 5.Giả thuyết khoa học: . tài: Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn. 2/ Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn. Khách thể: Các học sinh. Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tên đề tài: Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn. Họ và tên: Lê Thị. 2 012 Người thực hiện Lê Thị Quỳnh Trang Người thực hiện: Lê Thị Quỳnh Trang Trang 1 Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn TÊN ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1 HỌC