Trang phục là một trong ba yêu vàu của đời sống vật chất (ăn , mặc , ở) đây là sản phẩm văn hóa sớm nhất của xã hội loài người . Theo thời gian , trang phục cũng thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử . Đối với mỗi quốc gia trang phục cũng trở thành một yếu tố quan trọng tạo nên nét đẹp văn hóa riêng biệt qua từng thời kỳ , mang tính đậm đà và vẻ đẹp của mỗi dân tộc . Là người Việt Nam chúng em tự hào và kiêu hãnh khi được nói tới chiếc áo dài Việt Nam – một nét đẹp về trang phục truyền thống của người Việt từ thời xưa. Bộ trang phục này thường được mặc trong các dịp trọng đại vì nó mang vẻ đẹp thước thatrang nghiêm thùy mị . Và hơn nữa trang phục áo dài cả nam và nữ đều có thể mặc được , nó càng trở nên phỗ biến và trở thành nét đẹp về thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam . Để muốn hiểu thêm sâu sắc hơn về văn hóa trang phục truyền thống dân tộc và để lĩnh hội những nét đẹp về trang phục của đất nước mình . Chính vì thế em đã quyết định chọn “Áo Dài” làm đề tài nghiên cứu.
Trang 1CƠ SỞ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Đề tài: “Trang phục áo dài xưa và nay”
GVHD: Lê Thị Ngọc Thúy
SVTH: Huỳnh Mai
Lớp:
MSSV: 59595977
Nhóm: 1
Trang 2MỤC LỤC
Trang
Phần 1:Phần Mở Đầu
1.Dẫn luận (hay lý do chọn đề tài)
2.Mục đích nghiên cứu
3.Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu
4.Phương Pháp Nghiên Cứu
Phần 2: Phần Nội Dung
Chương 1:Lịch Sử Hình Thành Chiếc Áo Dài
1.1 Nguồn Gốc Lịch Sử Của Áo Dài
1.2 Lịch sử chiếc áo dài qua các thời kỳ
Chương 2: Vai trò và ý nghĩa của chiếc Áo Dài
1.1 Vai trò đặc biệt của áo dài trong việc quảng
bá đất nước Việt Nam đối với thế giới
1.2 Ý Nghĩa Chiếc Áo Dài Việt Nam
Phần 3: Tài Liệu Tham Khảo
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1.Dẫn Luận:
Trang phục là một trong ba yêu vàu của đời sống vật chất (ăn , mặc , ở) đây là sản phẩm văn hóa sớm nhất của xã hội loài người Theo thời gian , trang phục cũng thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử Đối với mỗi quốc gia trang phục cũng trở thành một yếu tố quan trọng tạo nên nét đẹp văn hóa riêng biệt qua từng thời kỳ , mang tính đậm đà và vẻ đẹp của mỗi dân tộc Là người Việt Nam chúng em tự hào và kiêu hãnh khi được nói tới chiếc áo dài Việt Nam – một nét đẹp về trang phục truyền thống của người Việt từ thời xưa Bộ trang phục này thường được mặc trong các dịp trọng đại vì nó mang vẻ đẹp thước thatrang nghiêm thùy mị Và hơn nữa trang phục áo dài cả nam và nữ đều có thể mặc được , nó càng trở nên phỗ biến và trở thành nét đẹp về thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam Để muốn hiểu thêm sâu sắc hơn về văn hóa trang phục truyền thống dân tộc và để lĩnh hội những nét đẹp về trang phục của đất nước mình Chính vì thế em đã quyết định chọn “Áo Dài” làm đề tài nghiên cứu
2.Mục đích nghiên cứu:
Em thực hiện đề tài này nhằm góp phần làm rõ hơn những lý luận về sự phản ánh văn hóa qua trang phục của đất nước , tiêu biểu cho nét đẹp đó là chiếc áo dài để giúp các bạn sinh viên khoa Du Lịch nói riêng và sinh viên trường Đại Học Văn Hiến nói chung hiểu rõ hơn về nguồn gốc , sự phát triển với những nét mới của chiếc Áo Dài – bản sắc dân tộc Việt Nam
3.Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Áo Dài không chỉ là trang phục
mà nó còn mang một nét văn hoá đậm chất Việt Nam,nó được lưu truyền theo nhiều năm.Với kiến thức còn hạn chế của một sinh viên và thời gian nghiên cứu sưu tầm còn hạn hẹp,người viết chỉ chú ý đến vấn đề nguồn
gốc,sự phát triển của Áo Dài từ xưa đến nay
Trang 4- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu dựa vào các tài liệu ,
thông tin sách vỡ sưu tập được cùng với những suy nghĩ ý kiến chủ quan của bản thân mình
3.Phương Pháp Nghiên Cứu
+Phương pháp nghiên cứu lý luận
+ Phương pháp phân tích các nguồn tài liệu,thư tín có liên quan đến đề tài thu thập được từ sách báo,tạp chí,internet…
4.Bố Cục Đề Tài
Ngoài phần mở bài,mục lục,kết luận,danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục ra thì tiểu luận của tôi được chia thành hai chương với những nội dung như sau:
Chương 1: Lịch Sử Hình Thành Và Sự Tích Chiếc Áo Dài
Chương 2: Sự Phát Triển Và Những Nét Mới , Sự Cách
Tân Của Chiếc Áo Dài Qua Từng Giai Đoạn
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:Lịch Sử Hình Thành Chiếc Áo Dài
1.1 Nguồn gốc lịch sử của chiếc áo dài:
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền
và trang phục truyền thống riêng.Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữẤn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari.Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.Chiếc áo dài chính là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, là quốc phục của đất nước.
Trang 5Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài Nhưng nối ngược dòng thởi gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm
1.2 Lịch sử chiếc áo dài qua các thời kỳ: Chiếc áo dài nguyên thuỷ
Trải qua năm tháng, áo dài đã dần trở thành một thứ trang phục đặc biệt của riêng người Việt.Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thuỷ ra đời từ bao giờ, hình dáng ban đầu của nó ra sao? Trong cuốn sách Kể chuyện chín mùa, mười ba vua triều Nguyễn của ông Tôn Thất Bình (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1997) có ghi lại là chiếc áo dài được hình thành từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát Như vậy, chiếc áo dài được
ra đời từ thế kỉ thứ 18 Tuy ban đầu còn thô sơ nhưng đã rất kín đáo
Thời kỳ từ 1885-1915
Có giả thuyết cho rằng áo dài Việt Nam xuất xứ từ phương Bắc.
Trang 6Chiếc áo dài ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 –1765) Do sự
di cư của hàng vạn người Minh Hương, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho ra đời chiếc áo dài để tạo nét riêng cho người Việt
Chiếc áo dài thay đổi theo từng giai đoạn và lý do khác nhau: Chiếc áo dài đầu tiên
là chiếc áo dài giao lãnh Đó là loại áo giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai
tà trước không buộc lại, mặc cùng váy thâm đen.
Khi Pháp xâm lược nước ta, chiếc áo dài lại một lần nữa thay đổi Chiếc áo tứ thân được thay đổi thành chiếc áo dài Chiếc áo dài này do một họa sĩ tên Cát Tường (tiếng Pháp là Lemur) sáng tạo nên nó được gọi là áo dài Lemur
Áo tứ thân không chỉ là một trang phục đẹp mà còn mang theo những ý nghĩa rất
đặc biệt: Phía trước có hai tà, phía sau có hai tà (vạt áo) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu
Trang 7Thế kỷ XIX – XX
Năm 1819, cách ăn mặc của người dân vẫn giống như giáo sĩ Borri đã thấy ở Thuận Quảng từ hơn hai thế kỷ trước đó với quần lụa đen và áo may sát người dài đến mắt
cá chân.
Cho đến đầu thế kỷ 20, phần đông áo dài phụ nữ thành thị đều may theo thể năm thân, hay năm tà Mỗi thân áo trước và sau đều có hai tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo Thêm vào đó là tà thứ năm ở bên phải, trong thân trước Tay áo may nối phía dưới khuỷu tay vì các loại vải ngày xưa chỉ dệt được rộng nhất là 40cm Cổ, tay và thân trên áo thường ôm sát người, rồi tà áo may rộng ra từ sườn đến gấu và
Trang 8không chít eo Gấu áo may võng, vạt rất rộng, trung bình là 80cm Cổ áo chỉ cao khoảng 2 - 3cm.
Riêng ở miền Bắc khoảng năm 1910 - 1920, phụ nữ thích may thêm một cái khuyết phụ độ 3cm bên phải cổ áo, và cài khuy cổ lệch ra đấy.
Trong các thập niên 1930 và 1940, cách may áo dài vẫn không thay đổi nhiều, gấu
áo dài thường được may trên mắt cá khoảng 20cm, thường được mặc với quần trắng hoặc đen.
Đến khoảng năm 1950, thân áo sau rộng hơn thân áo
trước,Vạt áo cắt hẹp hơn Thân áo trong được cắt ngắn dần từ giai đoạn này Cổ áo bắt đầu cao lên, trong khi gấu được hạ thấp xuống
Nhiều người sau đó còn may áo dài với cổ khoét tròn Đến gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở thành thời thượng
Năm 1975, báo Phụ Nữ tổ chức cuộc thi Hoa Hậu Áo dài đầu tiên Sáu năm sau, tà áo dài thướt tha đã đưa Việt Nam tới danh hiệu "Trang phục truyền thống đẹp nhất" tại Tokyo, Nhật Bản
Chiếc quần trắng ngày nào là mốt giờ đã nhường chỗ cho quần đồng màu hoặc ngược hẳn với áo
Trang 9Chương 2: Vai trò và ý nghĩa của chiếc Áo Dài
2.1 Vai trò đặc biệt của áo dài trong việc quảng bá đất nước Việt Nam đối với thế giới:
Là hình ảnh của người tiếp viên hàng không Vietnam Airlines, lại vừa là trang phục lễ Tết, hội hè
Nhiều nhà tạo mẫu áo cưới có xu hướng kết hợp giữa áo cưới hiện đại với chiếc áo dài dân tộc
Với hai chất liệu tơ tằm và voan, chiếc áo dài cưới dân tộc được cách điệu vừa tạo nét duyên dáng cho cô dâu vừa tạo vẻ mềm mại, mỏng manh
Ngày nay, áo dài vừa là đồng phục duyên dáng của nữ sinh cấp 3
Thi hoa hậu, thi người đẹp không thể thiếu áo dài:
Trang 10Năm 2007, Hoa hậu Trái đất đến từ Chile, Hoa hậu Phillippines và Singapore rạng rỡ khoe sắc với tà áo dài, chiếc nón lá Việt tại TP.Hồ Chí Minh Các người đẹp mang đến thông điệp về một môi trường sống xanh, sạch và bền vững
Cho dù bị ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa từ phương Đông đến phương Tây, áo dài vẫn mang nét riêng của mình để
không thể bị lẫn lộn với kiểu dáng khác
Thế giới chỉ từng biết Việt Nam qua chiến tranh Nhưng khi hàng triệu người Việt rời quê hương để định cư tại khắp bốn phương đã mang theo di sản văn hóa Việt từ ẩm thực đến đạo lý phong tục tập quán và trong đó có chiếc áo dài truyền
thống
Trên khắp thế giới, áo dài "tung bay tà áo quê hương" là
không thể thiếu trong các lễ hội của người Việt như Tết, Quốc Khánh, 8-3 và càng được phổ biến rộng hơn khi các nhà tạo mẫu biến chiếc áo hai tà thành thời trang
Trang 11Ngày xưa: Đối với người phụ nữ Việt Nam trước đây, trang phục dân tộc là chiếc áo tứ thân màu nâu non đi chung với váy đen, yếm trắng, đầu chít khăn mỏ quạ, thêm vào đó là những chiếc thắt lưng màu thiên lí hay màu đào
Trang 12-Lễ phục thì có những tấm áo mớ ba Đó là loại áo dài gồm 3 chiếc: ngoài cùng là chiếc áo tứ thân bằng vải the thâm màu nâu non hoặc tam giang; chiếc áo thứ hai có màu mỡ gà, chiếc thứ ba là màu cánh sen Khi mặc những chiếc áo dài này, các cô thường chỉ cài cúc cạnh sườn Phần từ ngực áo đến cổ chỉ lật chéo để lộ ba màu áo ra ngoài Bên trong là chiếc yếm đào đỏ thắm, đầu đội nón quai thao trong rất
duyên dáng, kín đáo Viên cố đạo người Italia tên là Bôri sống ở Việt Nam từ năm 1616 đến năm 1621 đã viết một tập kí sự, trong đó ông ghi những nhận xét về phụ nữ Việt Nam như sau: “Ao quần của họ có lẽ kín đáo nhất vùng Đông Nam Á”
– Thường phục may áo cổ đứng, ngắn tay, cửa ống tay có thể rộng hẹp tuỳ ý Ao thì từ hai bên nách trở xuống phải khâu kín, không cho xẻ mở
– Lễ phục thì may áo cổ đứng dài tay , vải xanh, chàm hoặc đen, trắng tuỳ nghi Cổ áo có thể viền và lót Cũng kể từ thế kỉ
18, các phụ nữ biết thêu thùa hoa lá quanh cổ áo để tăng thêm vẻ đẹp, chất liệu vải ngày càng tốt hơn
- Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ Kiểu cổ áo này càng làm tôn lên vẻ đẹp của chiếc cổ cao ba ngấn trắng ngần thanh tú của người phụ nữ Ngay nay,
Trang 13kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U,…
- Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chít ben (hai ben ở thân sau và hai ben ở thân trước) làm nổi bậc chiếc eo thon của người phụ nữ Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông
-Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay
Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau và bắt buộc dài qua gối
-Ngày nay: Chiếc áo dài được dần dần thay đổi và hoàn thiện hơn Đầu thế kỉ 20, phụ nữ Việt Nam chỉ mặc có một chiếc áo dài, bên trong là chiếc áo cộc và thay chiếc váy bằng chiếc quần dài Tuỳ theo lứa tuổi, chiều dài áo buông xuống dài ngắn khác nhau, lúc thì đến đầu lúc thì chấm bàn chân Bà Trịnh Thục Oanh, hiệu trưởng trường nữ Trung học Hà Nội, đã làm một cuộc cách mạng cho chiếc áo dài Việt Nam Bà thiết
Trang 14trên cơ thể người phụ nữ để tạo nên một sức hấp dẫn mới mẻ, tràn đầy xuân sắc Cho đến nay, chiếc áo dài truyền thống tương đối ổn định
- Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy đen
ngày xưa Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng Quần áo dài thường được may với vải mềm, rũ Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo
Trang 15Chất liệu vải và màu sắc của chiếc áo dài:
Có thể may bằng nhiều loại vải, thông dụng là gấm, lụa, the
… Các quan chức thì mới cho dùng xen the, đoạn … còn gấm vóc và các thứ rồng phượng thì dành cho các vua, chúa,
vương công
Trang 16Chiếc áo dài ngày nay không chỉ là trang phục lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn văn hóa dân tộc, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam mà chiếc áo dài đã trở thành trang phục công
sở như các ngành nghề: tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh,… Ngoài ra ta có thể diện áo dài để đi dự tiệc, dạo phố vừa kín đáo, duyên dáng nhưng cũng không kém phần thời trang, thanh lịch.
Hai nhà thiết trẻ, tài năng của Việt Nam - Đặng Thế Huy và Huỳnh Hải Long đã giới thiệu bộ sưu tập áo dài trong dịp tham dự "Ao dai Festival" vừa được tổ chức tại San Jose (Mỹ)
"Ao dai Festival" được tổ chức hai năm một lần thu hút đông đảo sự quan tâm của khán giả quốc
tế cũng như cộng đồng người Việt sinh sống tại Mỹ
Trang 17Chiếc áo dài truyền thống của người phụ nử Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá là đẹp, lịch
sự, giản dị và còn đẹp hơn rất nhiều trang phục truyền thống của phụ nữ nhiều nước khác Nhiều
vị khách ngoại quốc đã say sưa, ngây ngất khi ngắm các tà áo trắng rập rờn quyến rũ như những cánh bướm bay lượn trong giờ tan trường Có lẽ vì thế các phụ nữ nước ngoài cũng rất thích áo dài.
Một nước Việt Nam là khi hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đẹp đất nước này tuy nhỏ bé nhưng mặn mà tnhf người, đậm đà những phong tục truyền thống Thời gian có thể cuốn trôi tất cả những nét đẹp của Văn hoá từ ngàn xưa thì sống mãi với thời gian.
Tà áo dài và người con gái Việt, sự kết dính hài hoà cứ nhẹ nhàng như chính tà áo để bay vào thơ
ca, nhạc hoạ và biết bao trái tim xao xuyến Người thiếu nữ Việt Nam ai cũng có cho riềng mình
Trang 18cũng như chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn đẹp mọi thân hình, chính thế mà nó mang tính cá nhân hoá rất cao, mỗi chiếc chỉ mang riêng cho một người không thể có một CN “sản xuất đại trà cho chiếc Áo dài
Người nước ngoài Đã nhận xét Áo dài Việt Nam khi nhận thấy trong bất cứ cuộc thi hoa hậu thế giới nào người con gái Việt Nam vẫn cứ nổi bật, trong sáng đến lạ thường.
“Mặc Áo dài mà đứng yên thì chưa chắc đã ăn đứt nổi nhưng cô gái Châu Âu khác mặc y phục của
họ nhưng mặc áo dài mà đi múa thì người con gái Việt linh động hình ảnh lên, nó theo sát những nét tuyệt mỹ của thân người ” những tà áo nhẹ nhàng phe phẩy, phất phô trong gió làm cho dáng hình ấy bằng chốc hoá thanh tao
2.2 Ý nghĩa chiếc áo dài :
Trang 19Giờ đây chiếc áo dài phụ nữ đã trở thành một tác phẩm mĩ thuật tuyệt vời Đó là niềm tự hào của
y phục dân tộc Năm 1970, tại hội chợ quốc tế O-sa-ka (Nhật Bản) chiếc áo dài của phụ nữ Việt nam đã đoạt huy chương vàng về y phục dân tộc Khách quốc tế trầm trồ và ngây ngất khi ngắm nhìn những vạt áo dài lả lơi như những cánh bướm trước gió Nó vừa kín đáo, vừa e ấp, vừa khêu gợi được những nét đẹp kiều diễm, mảnh mai của người phụ nữ Việt Nam
-(hai vạt) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu Cái yếm che trước ngực nằm giữa những chiếc áo ngoài tượng trưng cho hình ảnh mẹ ôm ấp con vào lòng Năm khuy cài nằm cân xứng trên năm vị trí cố định, giử cho chiếc áo ngay thẳng, kín đáo tượng trưng cho năm đạo làm người là: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín Khi mặc áo dài tứ thân người ta thường buộc hai vạt trước lại với nhau cho chiếc áo cân đối tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng chung thuỷ bên nhau
Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt Không chỉ là cái áo nữa – chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ
nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.
“Ở đâu có phụ nữ Việt - ở đấy có áo dài Việt” Áo dài không chỉ là trang phục truyền thống, mà chính là một nét văn hóa nói lên nhân sinh quan và gói trọn tinh thần Việt Đó chính là quốc hồn của phụ nữ Việt.