1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tiểu luận HOẠCH ĐỊNH VÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

30 876 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 209,9 KB

Nội dung

Hoạt động của các doanh nghiệp dù là lớn hay nhỏ, dù là đang hoạt động trong lĩnh vực nào, đang trở nên ngày càng quan trọng đối với quá trình phát triển của các doanh nghiệp nước ta nói riêng và của thế giới nói chung, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập kinh tế mở. Ở nước ta, sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, các doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ đều có bước phát triển mạnh với số lượng tăng nhanh góp phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, tạo việc làm, làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn, từng bước thực hiện chính sách theo hướng tự do hóa, mở cửa đổi mới cơ cấu kinh tế, cải cách kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, với xuất phát điểm là một nước có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, nguồn vốn và lao động có hạn, tính cạnh tranh không cao, một số Doanh nghiệp gặp khó khăn trong công tác hoạch định, vì vậy mà có hàng ngàn doanh nghiệp biến mất trên thị trường Còn trên thế giới, hoạch định từ lâu đã được xem là một công tác quan trọng trong công việc của nhà quản lý. Công việc hoạch định luôn luôn gắn liền với nhà quản lí, nó giúp nhà quản lí có cái nhìn xa và rộng hơn trong việc quan sát thị trường. Từ đó, họ sẽ đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu tồn tại ngay trong doanh nghiệp của mình, cùng với đó họ xem xét các yếu tố bên ngoài, tìm ra cơ hội và nắm bắt kịp thời, né tránh những rủi ro, bất trắc. Cũng chính vì thế, nhiều doanh nghiệp, tổ chức muốn đứng vững trong thị trường, những nhà quản lí phải linh hoạt trong công tác hoạch định. Như thế nào là một hoạch định đưa đến thành công của những thương hiệu đứng trụ lâu dài thị trường, như thế nào là hoạch định dẫn đến thất bại của những thương hiệu đã bị biến mất, đó là những điều mà chúng em muốn tìm hiểu, cũng là lí do mà chúng em chọn là đề tài nghiên cứu “hoạch định trong chức năng quản trị”.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

KHOA DU LỊCH

TIỂU LUẬN NGÀNH: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

HOẠCH ĐỊNH VÀ HOẠCH ĐỊNH

CHIẾN LƯỢC

GVHD: Th.S Lê Phước Hùng Nhĩm: 7

Mơn: Quản trị học Lớp: MCA05202

TP.HCM, tháng 12 năm 2016

(Cỡ chữ : 15)

Trang 2

HỌ VÀ TÊN MÃ SỐ SINH VIÊN

\

2

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Hoạt động của các doanh nghiệp dù là lớn hay nhỏ, dù là đang hoạt động trong lĩnh vực nào, đang trở nên ngày càng quan trọng đối với quá trình phát triển của các doanh nghiệp nước ta nói riêng và của thế giới nói chung, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập kinh tế mở.

Ở nước ta, sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, các doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ đều có bước phát triển mạnh với số lượng tăng nhanh góp phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, tạo việc làm, làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn, từng bước thực hiện chính sách theo hướng tự do hóa, mở cửa đổi mới cơ cấu kinh tế, cải cách kinh tế, xã hội Tuy nhiên, với xuất phát điểm là một nước có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, nguồn vốn

và lao động có hạn, tính cạnh tranh không cao, một số Doanh nghiệp gặp khó khăn trong công tác hoạch định, vì vậy mà có hàng ngàn doanh nghiệp biến mất trên thị trường

Còn trên thế giới, hoạch định từ lâu đã được xem là một công tác quan trọng trong công việc của nhà quản lý Công việc hoạch định luôn luôn gắn liền với nhà quản lí, nó giúp nhà quản lí có cái nhìn xa và rộng hơn trong việc quan sát thị trường Từ đó, họ sẽ đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu tồn tại ngay trong doanh nghiệp của mình, cùng với đó họ xem xét các yếu tố bên ngoài, tìm ra cơ hội

và nắm bắt kịp thời, né tránh những rủi ro, bất trắc Cũng chính vì thế, nhiều doanh nghiệp, tổ chức muốn đứng vững trong thị trường, những nhà quản lí phải linh hoạt trong công tác hoạch định

Như thế nào là một hoạch định đưa đến thành công của những thương hiệu đứng trụ lâu dài thị trường, như thế nào là hoạch định dẫn đến thất bại của những thương hiệu đã bị biến mất, đó là những điều mà chúng em muốn tìm hiểu, cũng là

lí do mà chúng em chọn là đề tài nghiên cứu “hoạch định trong chức năng quản trị”.

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH

1.1.Khái niệm hoạch định

Hoạch định là chức năng đầu tiên của quản lý, là cơ sở để thực hiện các chức năng còn lại, trên thực tế có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, việc hoạch định cũng là lập ra kế hoạch, quyết định trước xem, ta phải làm gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai làm công việc đó

Vì vậy hoạch định là cầu bắc qua khoảng trống để đi đến cái đích của kế hoạch đề

ra có thể xẩy ra hoặc không xảy ra như vậy.

có thể có các kế hoạch chính thức rất công phu Tuy nhiên, thuật ngữ trong tiều luận này ngụ ý là hoạch định chính thức Mục tiêu cụ thể được viết ra và được truyền đến các thành viên trong tổ chức Tức là các nhà quản trị phải định nghĩa rõ ràng con đương muốn đi.

Tất cả những nhà quản trị từ cấp cao đến cấp thấp đều làm công việc hoạch định Hoạch định không những vạch ra con đường để đi tới mục tiêu mà còn chỉ ra giải pháp để giảm thiểu các rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của một tổ chức.

1.1.2.Vai trò của việc hoạch định:

Trong việc quản lý hoạch định có vai trò:

Trang 6

- Nghiên cứu và quản lý sự thay đổi: (nhận diện các thời cơ kinh doanh) một nhà quản lý kinh doanh không thể lập một kế hoạch và dừng lại ở đó mà tương lai rất ít khi chắc chắc và tương lai lại càng xa thì kết quả của quyết định mà ta cần quan tâm sẽ càng kém chắc chắn

- Dự kiến trước và trách khỏi những nguy cơ, rủi ro, khó khăn, vạch ra những con đường phát triển gắn bó và tối ưu hoá nguồn vốn, nên định mục tiêu tiến bộ Phân

bổ, huy động các năng lực tiềm năng của đơn vị.

- Triển khai kịp thời các chương trình hành động, hợp thành phương tiện quản lý làm dễ dàng cho việc kiểm tra, dùng phương pháp chuẩn đoán chính là sự phân tích môi trường để dự đoán những thay đổi, thời cơ và sự đe doạ làm nổi bật lợi thế

mà nó phải vượt qua Việc lập kế hoạch phải xuất phát từ cấp cao nhất, phải có tổ chức và mục tiêu, chiến lược, sách lược.

- Phải được thông báo rõ ràng, người quản lý phải là người tham gia vào kế hoạch.

- Lựa chọn các chiến lược và chiến thuật để thực hiện các mục tiêu.

1.2.Đặc điểm yêu cầu của chức năng hoạch định

1.2.1.Đặc điểm yêu cầu:

Kích thích tính sáng tạo cần đề xuất ý tưởng mới và khuyến khích mọi người thực hiện đúng những gì đã vạch ra Cần tập trung những nỗ lực và tài năng cần thiết cho quá trình này.

Đề phòng các khả năng rủi ro và những điều không chắc: Cần thống nhất các quyết định, thông qua những kế hoạch sẵn sàng đối phó với những tình huống bất ngờ Dự đoán trước về mét sự kiện quan trọng có thể xẩy ra trong tương lai, nhà

Trang 7

quản lý đưa ra các giả thuyết nhằm phân tích đánh giá khả năng có thể xẩy ra để

có thể lập kế hoạch hành động.

Áp dụng tốt các kinh nghiệm trong chu kỳ kế hoạch: Làm cho mục tiêu có thể đạt được giám sát cho mọi việc đi theo đúng hướng đã được hoạch định Vậy quá trình kiểm soát được gắn liền với quyết định do đó khi có những sai lầm trong suốt quá trình xây dựng và triển khai kế hoạch để khắc phục những sai lầm đó.

1.2.2.Phân loại hoạch định

Trong quá trình quản lý cần phân biệt hai loại (hai cấp độ) của hoạch định.

1.2.2.1.Hoạch dịnh chiến lược:

Xác định mục tiêu và các việc lớn cần làm trong thời gian dài, với các giải pháp lớn (mang tính định hướng) để đạt tới mục tiêu trên cơ sở khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực hiện có và có thể có Đây là nhiệm vụ mà người quản lý chủ chốt phải trực tiếp thực hiện và quyết định (với sự trợ giúp của bộ máy chức năng); được chuẩn bị rất chu đáo và xét duyệt thận trọng để có giá trị lâu dài (chỉ điều chỉnh khi có thay đổi lớn từ môi trường) Trong thực tiễn một doanh nghiệp có

ý đồ phát triển lâu bền cần xây dựng được các chiến lược sau.

- Chiến lược ổn định: Hầu như không thay đổi trong suốt thời gian tồn tại doanh nghiệp với môi trường ít thay đổi và khả năng quản lý nhất định, ví dụ: tiếp tục cung cấp loại sản phẩm, dịch vụ “truyền thống” theo phương thức quen thuộc; tiếp tục duy trì thị phần và mảng khách hàng sẵn có Đây là loại chiến lược mang tính duy trì củng cố; hạn chế tham vọng trên thực tế, việc theo đuổi chiến lược này không phải lúc nào cũng dễ dàng, bởi lẽ tâm lý thông thường của các nhà doanh nghiệp luôn bị hấp dẫn, lôi cuốn vào những công việc sáng tạo và phát triển, không muốn an phận tự mãn.

- Chiến lược phát triển: Tính đến sù gia tăng, mở rộng hoạt động về nhiều yếu tố: Doanh thu, quy mô hoạt động, thị phần, sản phẩm, phương thức dịch vụ Với sự phát triển của thị trường, nhu cầu của xã hội và tiềm năng của doanh nghiệp, chiến lược này có thể thực hiện được với tầm nhìn và bản lĩnh của nhà quản lý; được dự báo hai hạn tốt và chuẩn bị mọi nguồn lực có thể huy động được.

Chiến lược kết hợp, điều hoà: Thực hiện đồng thời một chiến lược kể trên mục tiêu này, giữ vững hoặc hạn chế mục tiêu khác trong từng thời gian.

Trang 8

1.2.2.2 Hoạch định tác nghiệp:

Xác định mục tiêu có tính ngắn hạn hơn (có chỉ tiêu định hướng), xây dựng dự án

và kế hoạch, đề ra các biện pháp để tổ chức thực hiện trên cơ sở các nguồn lực có thể dự tính tương đối sát và có tính khả thi cao Có thể chia ra kế hoạch trung hạn ( 3- 5) năm và kế hoạch ngắn hạn (1 năm).

Hoạh định tác nghiệp là cơ sở trực tiếp để điều hành các hoạt động diễn ra “hàng ngày”, là trách nhiệm của tất cả các cấp quản lý; được bộ máy chuyên trách về kế hoạch của doanh nghiệp tổng hợp lại, cân đối để giám đốc xét duyệt (kế hoạch định mức) Với doanh nghiệp nhỏ, có thể là kế hoạch “phi chính thức” do chủ doanh nghiệp đồng thời là giám đốc tự phác ra và điều chỉnh trong quá trình hoạt động.

Có thể coi hoạch định tác nghiệp là việc định ra chiến thuật để thực hiện từng bước chiến lược, hoặc còn gọi là “Kế hoạch hành động” Chương trình mục tiêu là loại kế hoạch sử dụng một lần (không lặp lại khi mục tiêu cụ thể đã hoàn tất), quản lý loại

kế hoạch này được thực hiện theo phương pháp riêng gọi là “quản lý theo mục tiêu” (Mangement by objectives - MBO) hoặc còn gọi là “quản lý theo dự án” (Management by projocts).

1.3.Các bước thực hiện chức năng hoạch định:

Công việc hoạch định kế hoạch, dự án bao gồm một quy trình với các bước:

- Nhận thức, nắm bắt cơ hội (đang đến và sẽ đến) với cách nhìn toàn diện và chính xác về thị trường, khách hàng, khả năng, chính sách và luật pháp

- Xác định mục tiêu cần đạt (định lượng) ở từng thời điểm với thứ tự ưu tiên.

- Xem xét, đánh giá các tiền đề hoạch định, dự đoán sự biến động và phát triển của chúng Các điều kiện tiền đề đó là các dự báo, các giả thiết về môi trường kinh doanh, các kế hoạch hiện có và các biện pháp có thể áp dụng Nhà quản lý cấp cao trong doanh nghiệp cần giải thích rõ tạo điều kiện cho các cấp dưới hiểu rõ các tiền

đề để học đánh giá đúng khi lập kế hoạch.

- Xây dựng các phương án hành động khác nhau, qua bàn bạc trong tập thể về nhiều khả năng có thể thực hiện Ít nhất nên có 2 phương án, song không nên đề ra quá nhiều, gạt bỏ những phương án ít tính khả thi.

- Phân tích, so sánh các phương án; xem xét các ưu điểm và hạn chế của từng phương án (tốt nhất là lượng hoá được các yếu tố so sánh).

Trang 9

- Xác định một phương án tối ưu được lựa chọn so sánh: Cũng có trường hợp cần thực hiện đồng thời 2, 3 phương án thích hợp với từng điều kiện, phương án tối ưu không nhất thiết phải hoàn hảo, mà là phương án ít nhược điểm lớn và khả thi hơn

cả, được lựa chọn dựa trên kinh nghiệm, phương pháp thực nghiệm (thí điểm), phương pháp nghiên cứu và phân tích.

- Lập các kế hoạch phụ (bổ sung) để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch chính (ví dụ ngoài kế hoạch sản xuất sản phẩm chính, cần có kế hoạch về phụ tùng dự phòng, về bảo dưỡng, về huấn luyện về bảo hành, về quảng cáo )

- Lập ngân quỹ các chi phí thực hiện, lượng hoá các thông số: tổng thu, chi phí, lợi nhuận Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu qủa kinh tế và chất lượng của kế hoạch.

1.4.Tác dụng của hoạch định:

Chức năng của hoạch định có tác dụng như sau:

- Là cầu nối cần thiết giữa hiện tại và tương lai, làm tăng khả năng đạt được các kết quả mong muốn với mục tiêu rõ ràng Nó khắc phục cách làm mò mẫn, tuỳ tiện, đối phó thụ động và “ăn xổi” với tầm nhìn hạn hẹn đó là “tính chiến lược” trong quản lý.

- Giúp cho nhà quản lý có có thể chủ động nhận biết vận tận dụng các cơ hội từ môi trường kinh doanh, ứng phó nhạy bén với các yếu tố bất định, các biến cố xuất hiện trong quá trình hoạt động Đó là tính chủ động và sáng tạo trong quản lý.

- Hướng dẫn các nhà quản lý biết cách làm thế nào để đạt mục tiêu với kết quả tối

ưu, biết tập trung vào các trọng điểm trong từng thời gian; trách phân tán các nguồn lực Đó là “tính hiệu lực” trong quản lý.

- Phát huy tính tập thể trong lao động, liên kết được mọi người ở một vị trí cùng hành động theo mét hướng chung tạo ra sù cạnh tranh lành mạnh trong doanh nghiệp với ý thức trách nhiệm cao Đó là “tính hiệp đồng’ trong quản lý.

- Có cơ sở để kiểm tra được tình hình thực hiện các nhiệm vụ với chuẩn mực rõ ràng, đánh giá được đúng thực chất kết quả hoạt động và sự đóng góp của mỗi bộ phận, mỗi cá nhấn Đó là “tính chuẩn mực” trong quản lý.

1.5 Mục tiêu – nền tảng của hoạch định

1.5.1.Khái niệm

Trang 10

Sứ mạng ( Mission ) : Sứ mạng là bản tuyên bố về lý do tồn tại của tổ chức, nó xác

định phạm vi và hoạt động kinh doanh cơ bản của một tổ chức Sứ mạng mô tả các khát vọng, các giá trị và những lý do hiện hữu của một tổ chức Nội dung của bản

sứ mạng chỉ rõ các khách hàng, thị trường , các hướng nỗ lực mong đợi Một tổ chức cần có một bản sứ mạng thật tốt vì nó chính là nền tảng quan trọng thực hiện cho các cách thiết lập và các mục tiêu và kế hoạch một cách có hiệu quả Chính vì lẽ

đó trước khi hoạch định các mục tiêu và kế hoạch hoạt động các nhà quản trị phải nhận thức đúng về sứ mạng của tổ chức Một tuyên bố sứ mệnh liên quan đến việc trả lời các câu hỏi cơ bản, chẳng hạn như: chúng ta kinh doanh cái gì?, chúng ta là ai?, chúng ta quan tâm đến cái gì, chúng ta định làm gì?

Trước khi hoạch định các mục tiêu và kế hoạch hoạt động các nhà quản trị phải nhận thức đúng về sứ mạng của tổ chức.

Tuyên bố sứ mệnh có thể dài hoặc ngắn tùy thuộc vào từng công ty, ví dụ như:

- Công ty starbucks: sứ mệnh của chúng tôi là: “khơi nguồn cảm hứng và nuôi

dưỡng tinh thần con người – một người một cốc cà phê và một tình hàng xóm vào một thời điểm.”

- Dell Computer: trở thành công ty máy tính thành công nhất trên thế giới dựa vào

việc cung cấp kinh nghiệm tốt nhất cho khách hàng trên các thị trường mình phục

vụ nhờ việc làm như vậy , Dell đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng về chất lượng , dẫn đầu về công nghệ , giá cả cạnh tranh, đáp ứng cả các cá nhân và tổ chức, tốt nhất về dịch vụ và hỗ trợ linh hoạt theo yêu cầu chế tạo của khách hàng

và ổn định về tài chính.

- Walt Disney: Làm cho mọi người hạnh phúc.

Mục tiêu (Goal/objective ) : là những trạng thái hoặc những cột mốc mà tổ chức

mong muốn đạt được trong khoảng thời gian nhất định Mục tiêu là phương tiện để thực hiện sứ mạng của tổ chức Qua thời gian các mục tiêu có khuynh hướng tịnh tiến đến việc thực hiện sứ mạng của tổ chức Mục tiêu có thể diễn đạt được về định lượng và định tính ( điều gì cần phải đạt được, cần đạt được bao nhiêu, và đạt được điều đó khi nào ).Ví dụ:

- Mục tiêu truyền thông của starbucks: “đưa thương hiệu stabucks coffee thâm

nhập thị trường Việt Nam, giành phân đoạn thị trường và thu được lợi nhuận ”

Trang 11

- Tại Lucent Technologies khi mới tách1 khỏi tập đoàn AT & T, Richard McGinn đặt ra sáu mục tiêu chủ yếu mà tổ chức cần đạt được trong vòng ba năm tới:

1. Đạt được sự tăng trưởng hàng năm từ hai con số trở lên ( 10% hoặc hơn ), nó đã từng đạt từ 5-6% một năm khi còn ở hãng AT&T

2 Duy trì trong nhóm chất lượng tốt nhất

3 Giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý và chi phí kinh doanh

4 Đầu tư vào việc nghiên cứu và phát triển ở mức độ cao với 11%

doanh thu

5 Giảm tỷ suất thuế

6 Gia tăng thu nhập trên tài sản từ 5% đến 10%.

1.5.2.Phân lọai mục tiêu

Tùy theo cách tiếp cận, mục tiêu có thể phân thành nhiều loại khác nhau, như sau:

1.5.2.1 Theo cấp độ:

Các mục tiêu chiến lược ( Strategic Goals ) : là các mục tiêu có tính bao quát,

gắn với cấp độ tổng thể của tổ chức, xác định nơi hoặc các trạng thái mà tổ chức mong muốn đạt được trong tương lai.

Một số học giả về quản lý cho rằng các tổ chức kinh doanh nên nhấn mạnh các mục

tiêu lợi nhuận Tuy nhiên diều đó không phải lúc nào cũng đúng đựơc thế nên Peter

Drucker đã đề nghị các doanh nghiệp nên trọng tâm vào 8 loại mục tiêu sau :

6 Sự phát triển và kết quả quản lý

7 Thái độ và kết quả thực hiện của người lao động

Trang 12

Các kế hoạch chiến lược ( Strategic Plans ) : là các bước hành động cụ thể

mà thông qua đó doanh nghiệp sẽ đạt được các mục tiêu chiến lược Các kế hoạch chiến lược xác định cụ thể các hoạt động và phân bổ nguồn lực cần thiết nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lược đã đề ra Thời gian thực hiện từ 2 đến 5 năm Mục đích

là làm cho mục tiêu chiến lược hoàn thành đúng thời gian.

Các mục tiêu chiến thuật ( Tactical Goals ) : xác định các kết quả cần đạt

được tại các đơn vị và các bộ phận chủ yếu trong một tổ chức Nó gắn liền với quản trị bậc trung và xác định những gì mà các đơn vị cơ sở cần phải hoàn thành nhằm hướng đến việc thực hiện các mục tiêu tổng thể của tổ chức.Gắn liền với các mục tiêu chiến thuật là các kế hoạch chiến thuật Vậy cần tìm hiểu kế họach chiến thuật

là thế nào?

Kế hoạch chiến thuật ( Tactical Plans ) : được thiết lập để giúp thực thi các kế hoạch chiến lược quan trọng và hoàn tất một phần cụ thể của chiến lược công ty.

Các mục tiêu tác nghiệp ( Operational Goals ) : xác định cụ thể các kết

quả cần đạt được tại các bộ phận, các nhóm và các cá nhân Các mục tiêu tác nghiệp cần tỉ mỉ, chính xác và có khả năng đo lường được

Gắn liền với các mục tiêu tác nghiệp là các kế hoạch tác nghiệp Vậy cần tìm hiểu kế họach chiến thuật là thế nào?Các kế hoạch tác nghiệp (Operational Plans ): được thiết lập tại cấp thấp của tổ chức để chỉ rõ các bước hành động hướng đến việc thực hiện các mục tiêu tác nghiệp và hỗ trợ các kế hoạch chiến thuật Kế hoạch tác nghiệp là công cụ của các nhà quản trị cấp thấp trong việc điều hành công việc hàng ngày.

Trang 13

Sứ mạng

Các mục tiêu/kế hoạch chiến lược

Các mục tiêu/kế hoạch chiến thuật

Các mục tiêu/kế hoạch tác nghiệp

Các cấp độ mục tiêu và kế hoạch được thể hiện qua hình sau:

1.5.2.2 Theo nội dung: ta chia mục tiêu thành hai loại

Các mục tiêu tài chính: là các mục tiêu liên quan đến kết quả thực hiện về mặt tài

chình của tổ chức.Chẳng hạn như:

- Tỷ lệ tăng doanh thu hàng năm

- Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu

- Tỷ lệ gia tăng thu nhập trên mỗi cổ phiếu hàng năm

Ví dụ: Doanh thu của Starbucks đã đạt xấp xỉ 12 tỉ USD trong năm tài chính kết thúc vào ngày 30.9.2011 và lợi nhuận đạt 1,7 tỉ USD Trong đó, 1/3 doanh thu đến

từ thị trường nước ngoài Tổng doanh thu quý IV tài chính 2011 đã đạt 3 tỉ USD Doanh thu tại các cửa hàng tăng 10% ở trong nước và 9% trên toàn cầu so với năm 2010.( www.nhipcaudautu.vn)

Các mục tiêu chiến lược: chú trọng đến việc cải thiện vị thế cạnh tranh dài hạn

của doanh nghiệp Ví dụ như:

- Phần trăm thị phần chiếm lĩnh tại thị trường.

- Chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ khách hàng.

Thông điệp ra bên ngoài cho các nhà

đầu tư, các khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng xã hội.

Trang 14

- Cũng có độ hấp dẫn thương hiệu công ty.

Lưu ý: các nhà quản trị cần giải quyết hài hòa quan hệ giữa hai mục tiêu này:

- Nhấn mạnh tài chính nhiều sẽ ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh lâu dài của doanh nghiệp trên thị trường, đe dọa lợi ích tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.

- Nhấn mạnh việc xây dựng vị thế cạnh tranh không quan tâm khó khăn tài chính sẽ làm mất đi động lực của doanh nghiệp cũng sẽ là không thỏa đáng.

1.5.2.3.Theo bản chất: theo Stephen P Robbins ta chia làm hai loại mục tiêu: Các mục tiêu tuyên bố ( stated goals ): là các mục tiêu mà tổ chức tuyên bố một

cách chính thức đến các đối tượng hữu quan bên trong và bên ngoài tổ chức Các mục tiêu này thường thấy trong các bản tuyên bố về tầm nhìn, sứ mạng, các báo cáo hàng năm hoặc các lời tuyên bố liên quan đến cộng đồng hoặc các nhóm lợi ích khác nhau Các mục tiêu tuyên bố có thể diễn đạt khác nhau tùy theo từng đối tượng hữu quan Nội dung tuyên bố với khách hàng có thể khác với các đối tác hoặc các đối thủ cạnh tranh Tuyên bố với cổ đông có thể khác với những người lao động của doanh nghiệp Sự khác biệt và cách diễn đạt với từng đối tượng là cần thiết do mối quan tâm và lợi ích của các đối tượng hữu quan không giống nhau.

Các mục tiêu thật ( real goals): là những mục tiêu mà thực sự tổ chức đó theo

đuổi Để biết được mục tiêu thật của một tổ chức chúng ta nên quan sát những gì

mà các thành viên trong tổ chức đó thực sự ưu tiên Trong thực tế nhiều tổ chức có

sự khác nhau giữa các mục tiêu thật và các mục tiêu tuyên bố thậm chí có sự đối lập nhau Một số trường hợp sự khác biết các mục tiêu này là hành động bình thường, không phản ánh khía cạnh đạo đức và uy tín của doanh nghiệp Tuy nhiên, trong các trường hợp khác có thể xảy ra ảnh hưởng đến uy tín Trách nhiệm xã hội

và đạo đức của nhà quản trị… Trong thực tiễn quản trị tại các tổ chức sự khác nhau giữa các mục tiêu thậtcác mục tiêu tuyên bố thể thường xảy ra Một số trường hợp sự khác biệt giữa các mục tiêu này là hành động bình thường, không phàn ánh khía cạnh đạo đức và uy tín của doanh nghiệp Ví dụ : khi tuyên bố vầ kế hoạch sắp tới của mình trước các đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp có thể tuyên bố khác với thực tế mà nó làm nhằm đánh lạc hướng các nhà cạnh tranh.

Trang 15

CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU VÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

2.1.Tầm quan trọng của mục tiêu

- Là phương tiện để đạt đến các sứ mạng: mục tiêu là sự cụ thể hóa sứ mạng của tổ chức, nó đang tịnh tiến đến sứ mạng của tổ chức.

- Giúp nhận dạng các ưu tiên: đây lá một vai trò hết sức quan trọng của mục tiêu Vì nguồn tài nguyên mà mỗi tổ chức có đựơc là hữu hạn, nó cần được sử dụng một cách hiệu quả Khi phê duyệt các kế hoạch hành động và phân bổ các nguồn lực, các nhà quản trị cần phải xem xét và cân nhắc trên cơ sở các mục tiêu đã đề ra.

- Hướng dẫn hành động: nhờ xác định rõ ràng các mục tiêu mà hoạt động của các bộ phận và các cá nhân trong một tổ chức được gắn kết với nhau và cùng hướng đến các kết quả quan trọng mà tổ chức đó mong muốn.

- Cơ sở cho cá quyết định: nhờ xác định rõ các mục tiêu mà các nhà quản trị biết được những gì mà tổ chức đó đang cố gắng hoàn tất và vì vậy họ sẽ có cơ sở cho các việc đưa ra các quyết định của mình một cách có hiệu quả , giúp cho tổ chức đạt được các mục tiêu đã xác định.

- Tiêu chuẩn cho việc thực hiện: mục tiêu đóng vai trò là tiêu chuẩn/chuẩn mực cho việc thực hiện khi nó xác định cụ thể những kết quả sau cùng mà tổ chức đó mong muốn đạt được Ở khía cạnh này mục tiêu vừa là cơ sở cho việc lập kế hoạch hành động, đồng thời là cơ sở cho việc đánh giá kết quả thực hiện.

- Làm hấp dẫn các đối tượng hữu quan bên trong và bên ngoài tổ chức: một bản sứ mạng và mục tiêu của tổ chức nếu được xác lập tốt không những làm tăng sức hấp dẫn, tạo ra một sức động viên mạnh mẽ đối với những thành viên trong tổ chức, mà còn tạo ra một sự tin cậy, thiện cảm với các đối tượng hữu quan bên ngoài như nhà đầu tư, khách hàng, cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương.

2.2.Các cách tiếp cận trong việc tiếp cận trong việc thiết lập mục tiêu:

Việc thiết lập mục tiêu có thể thiết lập theo hai cách khác nhau, thiết lập mục tiêu theo kiểu truyền thống hoặc thông qua việc sử dụng phương thức quản lí theo mục tiêu (MBO)

2.2.1.Đặt mục tiêu theo kiểu truyền thống:

Trong cách thức này mục tiêu sẽ được hình thành từ cấp cao nhất rồi đi xuống trở thành các mục tiêu của cấp dưới (mục tiêu của các phòng ban, bộ phận trực thuộc)

Ngày đăng: 16/04/2017, 15:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w