Hạnh phúc là luôn biết cảm nhận, khám phá những điều mới mẻ từ cuộc sống; là hoài bão sáng tạo nên những giá trị mới; là thực hiện được những điều mình ấp ủ, ước mơ. Hạnh phúc là khi ta tìm ra và trân trọng những niềm vui, những giá trị giản dị từ cuộc sống. Cho dù bạn là ai, ở địa vị nào, trong hoàn cảnh nào, bạn cũng đều được quyền lựa chọn để có được một cuộc sống hạnh phúc. Hạnh phúc là trạng thái bình an của tâm hồn khiến con người không có những thay đổi đột ngột hay bạo lực. Khi trao hạnh phúc thì nhận được hạnh phúc. Khi bạn hy vọng, đó là lúc hạnh phúc. Khi tôi yêu thương sự bình an nội tâm và hạnh phúc chợt đến ngay. Nói những lời tốt đẹp về mọi người đem lại hạnh phúc nội tâm. Những hành động trong sáng và quên mình sẽ đem đến hạnh phúc. Hạnh phúc lâu bền là trạng thái của sự hài lòng bên trong. Khi hài lòng với chính mình, bạn sẽ cảm nhận được hạnh phúc. Khi những lời nói của tôi là “những bông hoa thay vì những hòn đá”, tôi đem lại hạnh phúc cho thế giới. Hạnh phúc sinh ra hạnh phúc. Buồn rầu tạo ra buồn sầu. II. Biểu hiện của hạnh phúc: Tận hưởng cuộc sống với thiên nhiên Yêu chính mình Đắm chìm trong âm nhạc Cảm thấy vui vẻ, mọi thứ thật tốt đẹp
Trang 1PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
141A100089141A100094141A100111141A100107
MỤC LỤC
Trang 2A GIÁ TRỊ HẠNH PHÚC Trang 3
NỘI DUNG
Trang 3A GIÁ TRỊ HẠNH PHÚC
I Hạnh phúc là gì?
- Hạnh phúc là luôn biết cảm nhận, khám phá những điều mới mẻ từ cuộc sống; là hoài bão sáng
tạo nên những giá trị mới; là thực hiện được những điều mình ấp ủ, ước mơ
- Hạnh phúc là khi ta tìm ra và trân trọng những niềm vui, những giá trị giản dị từ cuộc sống.
Cho dù bạn là ai, ở địa vị nào, trong hoàn cảnh nào, bạn cũng đều được quyền lựa chọn để cóđược một cuộc sống hạnh phúc
- Hạnh phúc là trạng thái bình an của tâm hồn khiến con người không có những thay đổi đột ngột
hay bạo lực Khi trao hạnh phúc thì nhận được hạnh phúc Khi bạn hy vọng, đó là lúc hạnhphúc Khi tôi yêu thương sự bình an nội tâm và hạnh phúc chợt đến ngay
- Nói những lời tốt đẹp về mọi người đem lại hạnh phúc nội tâm Những hành động trong sáng
và quên mình sẽ đem đến hạnh phúc Hạnh phúc lâu bền là trạng thái của sự hài lòng bên trong
- Khi hài lòng với chính mình, bạn sẽ cảm nhận được hạnh phúc Khi những lời nói của tôi là
“những bông hoa thay vì những hòn đá”, tôi đem lại hạnh phúc cho thế giới
- Hạnh phúc sinh ra hạnh phúc Buồn rầu tạo ra buồn sầu.
II Biểu hiện của hạnh phúc:
- Tận hưởng cuộc sống với thiên nhiên
- Yêu chính mình
- Đắm chìm trong âm nhạc
- Cảm thấy vui vẻ, mọi thứ thật tốt đẹp
B ĐỐI TƯỢNG
- Đối tượng hướng đến: Thanh thiếu niên
- Lý do chọn đối tượng này cho đề tài
Vì thanh thiếu niên là những thế hệ trẻ còn thiếu nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ năng sống nên cần trau dồi và học hỏi thêm nhiều kỹ năng để vận dụng tốt hơn trong đời sống thực tế
Một số kỹ năng cần phải trau dồi cho thanh thiếu niên hiện nay:
Kỹ năng thể hiện sự cảm thông
Kỹ năng chấp nhận bản thân
Kỹ năng khám phá bản thân
Trang 4 Kỹ năng quản lý cảm xúc
C MỘT SỐ KỸ NĂNG TƯƠNG ỨNG
I Kỹ năng thể hiện sự cảm thông
1 Nội dung
- Thể hiện sự cảm thông là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người
khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác vốn là những người rất khác mình, qua
đó chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người khác và cảm thông với hoàn cảnhhoặc nhu cầu của họ
- Tầm quan trọng:
Kỹ năng này có ý nghĩa trong việc tăng cường hiệu quả giao tiếp và ứng xử với ngườikhác; cải thiện các mối quan hệ giao tiếp xã hội, đặc biệt trong bối cảnh xã hội đa vănhóa, đa sắc tộc Kỹ năng thể hiện sự cảm thông cũng khuyến khích thái độ quan tâm vàhành vi thân thiện, gần gũi với những người cần sự giúp đỡ
Kỹ năng thể hiện sự cảm thông được dựa trên kỹ năng tự nhận thức và kỹ năng xác địnhgiá trị, đồng thời là yếu tố cần thiết trong kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, giải quyếtmâu thuẫn, thương lượng, kiên định và kiềm chế cảm xúc
2 Hình thức: Tổ chức chuyên đề
3 Cách tiến hành
3.1 Hoạt động 1:
Tình huống: Nguyễn Thành Đạt ( Đạt Cỏ) là một cái tên đang được sự quan tâm trên mạng xã
hội Anh có một cô bạn gái tên H Trước lúc tai nạn giao thông và qua đời thì anh và cô H cócãi nhau Nhiều người còn cho rằng H là nguyên nhân gây ra cái chết của anh Sau khi anh mấtthì H vẫn im lặng và cũng không đến dự đám tang của anh Điều này làm cho một vài ngườitức giận và tăng sự nghi ngờ về cô H là nguyên nhân gián tiếp làm anh mất Đến hôm tròn 10ngày anh mất thì cô H mới bắt đầu lên tiếng và chia sẻ về nỗi buồn cũng như sự chịu đựng từkhi anh mất Có thể nói điều làm cho cô H im lặng là cô quá sốc trước cái chết của anh Trước
sự lên tiếng của cô thì mọi người dần hiểu được câu chuyện và cảm thông cho cô
- Câu hỏi: Bạn có suy nghĩ gì trước sự giải thích của cô H?
- Trả lời: Qua tình huống đó, có thể thấy lời giải thích của cô H tuy hơi muộn tại vì cô H bị sốctrước sự ra đi của người yêu nên cô mới im lặng trong một thời gian dài
- Câu hỏi: Bạn có thể cảm thông trước sự giải thích của cô H hay không? Tại sao?
Trang 5- Trả lời: Có thể cảm thông trước sự giải thích của cô H Tại vì, có thể lý do im lặng là cô cầnthời gian để bình tâm, để chấp nhận sự thật
3.2 Hoạt động 2
Mời một số bạn lên chia sẻ về sự cảm thông của mình về một tình huống nào đ hay về một ai đó trong đời sống mà bạn từng gặp phải
4 Tổng kết
- Kỹ năng thể hiện sự cảm thông là một kỹ năng cần thiết cho thanh thiếu niên hiện nay
- Có thể hiện sự cảm thông chứng tỏ chúng ta luôn biết quan tâm ,chia sẻ,biết đồng cảm với mọi người xung quanh
- Khi bạn cho đi sự cảm thông bạn sẽ nhận lại được hạnh phúc và người khác cũng cảm thấy được hạnh phúc
II Kỹ năng quản lý cảm xúc
1 Nội dung: Là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình
huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và người khác Một người biết kiểm soát cảm xúc sẽ góp phần giảm căng thẳng, giúp giao tiếp và thương lượng hiệu quả hơn, giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa và mang tính xây dựng hơn, giúp ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn
- Chọn 2 cặp bao gồm: 2 nam 2 nữ Mỗi cặp (1 nam 1 nữ) sẽ chơi trò chơi bắt sâu như sau:
Trên người bạn nam có tổng cộng là 10 cái kẹp được gắn khắp người Bạn gái sẽ bị bịt mắt
và tìm đầy đủ 10 cái kẹp theo hướng dẫn của người bạn nam Đội nào tìm được nhanh nhất
sẽ là đội chiến thắng
Thông điệp: Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta có thể đụng vào những vấn đề nhạy cảm
của nhau, làm chúng ta có những cảm xúc khác nhau, có thể cùng một hoàn cảnh nhưng mỗingười lại biểu hiện 1 vẻ, có thể là lo lắng, sợ hãi, tức giận hoặc yêu thích,… Vì thế, việc quản
lý cảm xúc để tránh được những mâu thuẫn, những buồn tủi kéo dài, là điều hết sức quan
Trang 6trọng trong cuộc sống của chúng ta, nó không những giúp chúng ta trải nghiệm được nhữngcảm xúc tuyệt vời trong cuộc sống mà qua đó còn hướng chúng ta đến được giá trị hạnh phúc
Nội dung những loại cảm xúc và làm rõ các loại cảm xúc:
1 Lo lắng?
- Cảm xúc lo lắng giúp bạn tập trung và huy động năng lượng
- Ví dụ 1: khi chúng ta sắp đến một kỳ thi, chúng ta sẽ có cảm giác lo lắng và chính cảm xúc
lo lắng ấy giúp chúng ta tập trung hơn cho việc học và tạo ra năng lượng giúp chúng ta hoànthành bài một cách tốt nhất
- Ví dụ 2: Khi chúng ta chuẩn bị nói trước công chúng, chúng ta sẽ lo lắng (nêu thực tế bản
thân), chúng ta thường chuẩn bị trước và tập đi tập lại mỗi ngày đến khi chúng ta thuần thục
vì chính cảm xúc lo lắng giúp chúng ta tập trung và làm tốt công việc mình hơn
- Thế nhưng, nếu chúng ta để cho cảm xúc lo lắng chiếm lấy chúng ta, chúng ta sẽ trở thành
nô lệ của cảm xúc vì nó sẽ khiến chúng ta quanh quẩn trong sự lo lắng và từ đó, đầu ócchúng ta trở nên trống rỗng, trong suốt và không thể tiếp thu được điều gì
2 Sợ hãi?
- Ví dụ 1: Khi bạn gặp 1 con rắn Cảm xúc sợ hãi khiến bạn cảnh giác và tránh xa nó ra, cảm
xúc sợ hãi xuất phát từ nhu cầu an toàn từ đó khiến cho con người trở nên an toàn bởi vì cóthể cảnh giác với những nguy hại xung quanh
- Ví dụ 2: Khi bạn gặp bóng tối, bạn cảm thấy sợ hãi bởi vì bạn tưởng tượng ra những nguy
hiểm, hoặc bạn không biết trong bóng tối có những gì, vì thế nó khiến bạn sợ hãi
- Cảm xúc sợ hãi khiến cho chúng ta an toàn hơn và đây chính là tác dụng tích cực của nó
- Ví dụ 3: Ở Nhật Bản hay có động đất Một hôm 1 anh thanh niên đang nằm ngủ thì có 1 xe
tải trọng lượng lớn chạy ngang qua khu dân cư anh ta ở và làm cho khu chung cư có vẻrung động, ngay lập tức lúc đó anh ta giật mình thức dậy và chui ngay xuống gầm giườngmặc dù chưa biết chuyện gì xảy ra
- Vì thế, cảm xúc sợ hãi mang tính bản năng Nó xuất hiện ngay lập tức khi người ta chưa kịp
suy nghĩ bằng lý trí và cảm xúc ấy làm cho anh ấy chui xuống gầm giường để giữ gìn sự antoàn cho mình
- Cảm xúc sợ hãi xuất hiện là để bảo vệ chúng ta
3 Yêu thích?
Trang 7- Ví dụ 1: Khi chúng ta gặp một cô gái xinh đẹp, dịu dàng, nói chuyện nhỏ nhẹ hoặc gặp một
chàng trai bảnh bao, ga lăng, lịch sự thì cảm xúc yêu thích của chúng ta làm cho chúng ta cóđộng lực để đến nói chuyện, làm quen hay thậm chí là tạo dựng một mối quan hệ tốt đẹp
- Cảm xúc yêu thích sẽ nảy sinh với những đối tượng mang tính chất tích cực đối với bạn
- Ví dụ 2: Khi chúng ta đi ngang cửa hàng quần áo, chúng ta nghĩ rằng bộ quần áo này sẽ làm
cho chúng ta xinh đẹp hơn, trong trẻ trung và lạ mắt hơn thì cảm xúc yêu thích sẽ là độnglực để chúng ta vào cửa hàng và mua cái áo ấy
4 Buồn?
- Chúng ta buồn khi nào? Khi chúng ta thi rớt, khi chúng ta gặp thất bại, khi chúng ta làm sai
một điều gì đó
- Cảm xúc buồn được xem như là một sự trầm tĩnh và lắng xuống Mỗi khi buồn, chúng ta
hay ngồi im hoặc không muốn làm gì cả Nó chặn đứng bạn lại để bạn không gặp thất bạithêm nữa, cho bạn thời gian suy nghĩ vì sao bạn sai, và nên rút kinh nghiệm như thế nào
- Và cũng chính khi buồn lại làm cho bạn trầm tĩnh lại, nó giúp cho trí tuệ của bạn trưởng
thành hơn
- Nhưng điều gì xảy ra nếu bạn không quản lý được cảm xúc này? Nó sẽ làm lan tràn cảm
xúc, làm cho bạn chẳng thể làm được việc gì cả
5 Ghét?
- Cảm xúc này sẽ xuất hiện khi bạn tiếp xúc với những sự vật có hại và những người có nguy
cơ gây tổn hại cho bạn
- Ví dụ 1: Ghét nhà cửa bừa bộn? Vì nó không mang đến cho bạn sự thoải mái
- Ví dụ 2: Ghét ai đó vì hay nói xấu bạn hoặc ghét bộ quần áo nào đó vì nó làm cho bạn trở
nên xấu xí hơn
- Và khi ghét, chúng ta đã trở nên “đáng yêu” như thế nào? Bạn sẽ có những biểu hiện như:
Liếc mắt, hiếp mắt lại với ánh mắt mang hình viên đạn, đồng tử thu nhỏ, không muốn nhìnthấy đối tượng hay không muốn tiếp thu
6 Giận dữ?
- Cảm xúc này mang đến khi bạn cảm giác bị xâm hại
- Ví dụ: Khi người ta chửi bạn, đánh bạn…vì họ mang đến những điều bất lợi Và theo bản
năng của con vật thì nó sẽ cào, cấu, cắn xe đối phương, làm cho đối phương không còn hại
nó được nữa hoặc có thể là sát hại, điều đó mang tính chất phá hủy
Trang 8- Cảm xúc giận dữ mang tính bản năng rất cao, rất khó kiểm soát và gây cho bạn xu hướng
phá hủy đối phương
Thông điệp: Chúng ta hiểu cảm xúc thì chúng ta mới điều khiển được cảm xúc Các bạn đừng
ấn tượng không tốt về cảm xúc của mình vì thật ra cảm xúc đều là những trợ thủ đắc lực chobản thân, giúp chúng ta an toàn trong cuộc sống và phát triển được cuộc sống này
Ly nước còn tới một nửa hay ly nước chỉ còn một nửa?
Cần tư duy khách quan: Nên nhìn vào những cái đã mất và những cái
vẫn còn…
Do chúng ta có nhu cầu an toàn nên ta cứ nhìn vào khuyết điểm của
bản thân hoặc khuyết điểm của người khác mất tinh thần về nó
- Sự việc gì cũng có 2 mặt của nó.
2 Nghĩ về điểm tựa
- Là nghĩ về những gì cảm thấy yên tâm
- Khi hồi hợp, lo âu, chúng ta nên nghĩ về những điểm tựa tinh thần (người yêu, cha mẹ,
những người truyền cảm hứng, những người làm cho ta cảm thấy ấm áp hoặc những cảnhtượng đẹp, những kết quả tốt đẹp,…)
Cần có mục đích nhắm đến để biết mình đang làm gì và điều đó sẽ dẫn đến thành côngnhanh hơn
- Cảm xúc bắt đầu từ suy nghĩ
3 Cải thiện thực tế
- Nếu bạn muốn có một kết quả khác, bạn hãy hành động khác
Trang 9Ví dụ: Xích mích với ai đó? Ai đó có khuyết điểm không tốt?,…
- Muốn thay đổi cảm xúc, hãy hành động khác đi
4 Nếu thực tế không thay đổi được, hãy thay đổi thái độ của mình
Ví dụ: Cha mẹ chúng ta thường cãi nhau và chúng ta hay trách móc cha mẹ mình
- Nếu chúng ta không thể can thiệp được hay tìm cách giảm bớt sự việc này, chi bằng chúng
ta hãy cảm thông cho bố mẹ, chúng ta cần hiểu rằng, bố mẹ trước đây, họ từng yêu nhaunhiều như thế nào, và từ hai người yêu nhau này mà bây giờ họ đã cãi nhau, nghĩa là họ tổnthương và đau lòng hơn bạn gấp trăm nghìn lần Cái mà bạn nhìn thấy là hình ảnh bố mẹ cãinhau, nhưng cái bố mẹ đang cảm nhận đó chính là sự đau đớn từ chính hôn nhân của họ.Bằng cách kiềm chế sự trách móc, chúng ta hãy dành cho họ tình yêu thương, sự cảm thông
và làm tròn trách nhiệm của người con đối với gia đình
5 Bùng nổ an toàn
- Hình ảnh quả bong bóng
- Khi giận dữ, cảm xúc làm chủ lý trí vì thế cần phản ánh chậm một nhịp
Ví dụ: Nhắm mắt, bóp chặt cái gì đó, tưởng tượng nhanh hậu quả
Ví dụ: Khi mình tức ai đó và muốn chủi họ bóp chặt chai nước để xả năng lượng vào đó,tưởng tượng cảnh nó sẽ nhục và cơn giận lắng xuống tạm thời
Thỏa mãn trong trí tưởng tượng sẽ giúp xả stress
- Xả cơn giận để làm cảm xúc an toàn hơn
- KHÓC là cách tốt nhất để vơi đi nỗi buồn, khi bạn khóc, nỗi buồn đó sẽ được tuôn chảy ra
để rồi chúng ta lại trưởng thành hơn
- Chấp nhận bản thân là khả năng coi trọng tất cả các phần của con người bạn vô điều kiện
Điều này có nghĩa là bạn trân trọng cả phần tốt lẫn phần mà bạn cho rằng cần cải thiện Quá trình chấp nhận bản thân thường bắt đầu từ việc thừa nhận phán xét chống lại chính mình vàxoa dịu những phán xét đó, sao cho mỗi phần trong con người bạn đều được trân trọng Hơn
Trang 10nữa, điều quan trọng là cam kết với bản thân sẽ chuyển hướng tập trung từ phê bình và khiển trách sang tha thứ và yêu thương.
- Chấp nhận bản thân khiến con người biết được giá trị thực sự của bản thân mình Chúng ta
không phải đi so sánh với người khác, không cần ghen ghét hay đố kị Chấp nhận bản thân khiến bạn hiểu việc gì mình có thể làm tốt mà không cần theo chân người khác làm những việc mà mọi người đánh giá là hoàn hảo nhưng lại hoàn toàn không phù hợp với bản thân Hơn thế nữa chấp nhận bản thân không khiến bạn thất vọng và chìm đắm trong cảm giác thất bại Những mục tiêu đặt ra chỉ đơn giản là chúng ta thích làm và là cái giúp cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn chứ không phải
2 Hình thức: Tổ chức chuyên đề
3 Cách tiến hành 3.1 Hoạt động 1:
Giới thiệu bản thân.
- Nội dung:
Các bạn học sinh lấy giấy viết những ưu điểm và nhược điểm của mình
- Thông điệp:
Bản thân mỗi người chúng ta dù là nam hay nữ, dù chúng ta bao nhiêu tuổi thì chúng ta luôn
có những ưu nhược điểm của riêng mình Vì vậy, chấp nhận bản thân không chỉ là chấp nhận những ưu điểm mà còn phải biết chấp nhận những khuyết điểm của mình Và thông qua việc nhìn nhận và chấp nhận những ưu khuyết diểm đó chúng ta có thể tim thấy những giá trị hạnh phúc cho bản thân mình
a Nội dung chấp nhận cách bạn nghĩ về bản thân:
Thừa nhận điểm mạnh và đặc trưng
- Chấp nhận điểm mạnh, hoặc đặc trưng mà bạn trân trọng để giúp mang lại cân bằng trong
công việc sẽ mang lại hiệu quả trong việc thừa nhận phần trong con người bạn vốn ít được coi trọng hơn Thêm vào đó, nhận ra điểm mạnh còn giúp thay đổi khái niệm về bản
thân Bắt đầu bằng việc liệt kê ưu điểm của bạn, hoặc liệt kê một điểm mạnh mỗi ngày nếu thấy khó khăn khi suy nghĩ về chúng Ví dụ:
Mình là một người giàu lòng thương
Mình là một người mẹ mạnh mẽ
Trang 11 Mình là một họa sĩ tài ba.
Mình là một người giải quyết vấn đề theo hướng sáng tạo
Tạo danh sách thành tích
- Nhận biết và công nhận thế mạnh của bản thân bằng cách lập ra một danh sách gồm những
thành tích mà bạn đạt được Chúng có thể bao gồm những người mà bạn đã từng giúp đỡ, thành tựu cá nhân, hoặc khoảng thời khó khăn bạn đã từng vượt qua Các dạng minh họa trên có thể giúp bạn hướng sự tập trung vào hành động hoặc hành vi Ví dụ minh họa càng
cụ thể và rõ ràng sẽ giúp bạn nhận ra thế mạnh của chính mình Ví dụ:
- Ngày bố qua đời là khoảng thời gian khó khăn đối với gia đình, nhưng mình tự hãnh hiện
rằng mình đã giúp mẹ vượt qua tháng ngày đau khổ đó
- Mình đã đặt mục tiêu chinh phục nữa đoạn đường marathon, và sau 6 tháng huấn luyện,
mình đã vượt qua đích cuối cùng!
- Sau khi mất việc, mình đã trải qua tháng ngày khó khăn để điều chỉnh bản thân và thanh
toán hóa đơn Nhưng mình đã học được nhiều hơn về điểm mạnh của bản thân và hiện giờ mình đang ở một nơi tốt hơn
Nhận biết cách bạn phán xét bản thân
- Nhận ra sự tự phê bình rất quan trọng trong việc giúp bạn xem xét khía cạnh mà bạn thường
chỉ trích bản thân quá mức Phê phán quá mức là khi bạn có cảm giác bất mãn với một số phạm vi do chính bạn tạo ra hoặc bất mãn với chính đặc điểm của bản thân Điều này có thể bao gồm cảm giác xấu hổ hay thất vọng, và chúng có thể chèn ép sự tự thừa nhận bản thân Bắt đầu bằng việc ghi ra danh sách những suy nghĩ tiêu cực về bản thân Ví dụ:
Mình sẽ không thể làm bất cứ điều gì đúng đắn được nữa
Mình luôn nhìn nhận lời nhận xét của người khác sai hướng; có điều gì không ổn đối với mình
Mình quá béo
Mình ghét đưa ra quyết định
Nhận ra xem lời bình luận của mọi người tác động đến bạn như thế nào Khi
người khác đưa ra nhận xét, chúng ta thường tiếp thu những lời nhận xét này và biến chúng thành quan điểm của chúng ta về bản thân Nếu bạn có thể tìm ra căn nguyên của lời tự phê phán chính mình, thì bạn có thể bắt đầu suy nghĩ lại xem bạn hiểu rõ bản thân như thế nào
Trang 12- Chẳng hạn, nếu mẹ luôn chỉ trích vẻ ngoài của bạn, thì giờ bạn có thể cảm thấy thiếu tự tin
Tuy nhiên, hãy hiểu rõ rằng lời phê bình của mẹ là do bà cảm thấy không an tâm Một khi nhận ra được điều này, bạn sẽ bắt đầu lấy lại sự tự tin đối với bề ngoài của bạn
Thông qua hoạt động các bạn có cơ hội nhìn lại những ưu điểm của mình, chấp nhận những
ưu điểm đó và sẵn sàng chia sẻ với mọi người xung quanh Từ đó các bạn có thể tự tin là chính mình mà không cần cố gắng thành người khác
b Chấp nhận mặt yếu của bản thân:
Phát hiện khi bản thân suy nghĩ điều tiêu cực
- Một khi biết được một số khía cạnh của cuộc sống mà bạn thường chỉ trích nhiều nhất, đây
là thời điểm bạn nên khiến “sự phê bình nội tâm” im lặng Phê bình nội tâm sẽ nói với bạn những điều như: “Mình không sở hữu vóc dáng cơ thể lý tưởng” hoặc “Mình không thể làm điều gì đúng đắn cả” Xoa dịu phê bình nội tâm sẽ làm giảm sự nhấn mạnh của lối suy nghĩ tiêu cực về bản thân, từ đó nhường chỗ cho lòng yêu thương, tha thứ, và chấp nhận Để khiến sự phê bình nội tâm im lặng, hãy tập nắm bắt lối suy nghĩ tiêu cực mỗi khi chúng xuấthiện Ví dụ, nếu bắt gặp bản thân có lối suy nghĩ như, “Mình chỉ là một kẻ ngu ngốc”, hãy hỏi bản thân một số điều như:
Đây có phải là suy nghĩ tích cực?
Liệu lối suy nghĩ này có khiến mình cảm thấy khá hơn?
Liệu mình có nên nói cho bạn bè hoặc người yêu về suy nghĩ này?
Nếu những câu hỏi trên đều có câu trả lời là không, bạn nhận ra rằng sự phê bình nội tâm sẽ lại chỉ trích thêm lần nữa
Thử thách sự phê bình nội tâm