1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Địa chí trong thư viện: Tìm và giới thiệu tài liệu địa chí về vùng Tây Bắc

39 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

Các sắc tộc và văn hóa: Về cơ bản vùng Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái , Thái là dân tộc có dân số lớn nhất vùng, ngoài ra còn có 20 dân tộc khác như H’Mông, Nùng,…Ai

Trang 1

Môn học: Công tác địa chí trong thư viện

Bài điều kiện

Đề bài: Tìm và giới thiệu tài liệu địa chí

về vùng Tây Bắc

Trang 4

I TỔNG QUAN CHUNG VỀ TÂY BẮC

Vùng Tây Bắc là

vùng miền núi phía

tây của miền Bắc Việt

Nam, có chung đường

biên giới

với Lào và Trung

Quốc Vùng này có khi

được gọi là Tây Bắc

Trang 5

 Tây Bắc, một vùng văn hoá, xứ sở hoa ban, quê hương xoè hoa, miền đất dịu ngọt của những

thiên tình sử Tiễn dặn người yêu nhưng cũng đầy tiếng than thở của những thân phận người Tiếng hát làm dâu.

Trang 6

Không gian địa lý : Vùng Tây Bắc hiện

còn chưa được nhất trí Một số ý kiến cho

rằng đây là vùng phía nam (hữu

ngạn) sông Hồng Một số ý kiến lại cho

rằng đây là vùng phía nam của dãy núi

Hoàng Liên Sơn Nhà địa lý học Lê Bá

Thảo cho rằng vùng Tây Bắc được giới hạn

ở phía đông bởi dãy núi Hoàng Liên

Sơn và ở phía tây là dãy núi Sông Mã

Đặc điểm địa hình: Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi

và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam Dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao trên

từ 2800 đến 3000 m Dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh cao trên 1800 m Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà (còn gọi là địa máng sông Đà) Ngoài sông Đà là sông lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và suối gồm cả thượng lưu sông

Mã Trong địa máng sông Đà còn có một dãy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, và có thể chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản Cũng có các lòng chảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh.

Trang 7

Các sắc tộc và văn hóa: Về cơ bản

vùng Tây Bắc là không gian văn

hóa của dân tộc Thái , Thái là dân

tộc có dân số lớn nhất vùng, ngoài

ra còn có 20 dân tộc khác như

H’Mông, Nùng,…Ai đã từng qua Tây

Bắc không thể quên được hình ảnh

những cô gái Thái với những bộ váy

áo thật rực rỡ đặc trưng cho Tây

Bắc

Quân sự: Vùng Tây Bắc có vị trí chiến lược trong an ninh-quốc phòng Hiện nay, vùng Tây Bắc do Quân khu 2 bảo vệ.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nơi đây đã diễn ra nhiều trận đánh và chiến dịch quân sự ác liệt mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ Ngoài ra còn có trận

Nà Sản cũng trong thời kì Chiến tranh Đông Duơng

Trang 8

Tây bắc là vùng có sự phân bố dân cư theo độ

cao rất rõ rệt

Vùng rẻo cao(đỉnh núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao, Tạng Miến,với phương thức lao động sản xuất chủ yếu là phát nương làm rẫy, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên

Vùng rẻo giữa(sườn núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, phương thức lao động sản xuất chính là trồng lúa cạn, chăn nuôi gia súc và một số nghề thủ công

Vùng thung lũng, chân núi là nơi sinh sồng của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, Thái - Kadai,điều kiện tự nhien thuận lợi hơn để phát triển nông nghiệp và các ngành nghề khác

Trang 9

Trong thời gian qua, Vùng Tây Bắc được Đảng, Chính phủ

quan tâm đặc biệt và có nhiều chính sách đầu tư, ưu đãi nhằm nâng cao đời sống kinh tế-xã hội Thực hiện Nghị quyết số 37- NQ/TW của Bộ Chính trị, Chính phủ đã giành một khối lượng vốn khá lớn tập trung vào vùng, thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135, các dự án Quốc gia, các

dự án sử dụng trái phiếu Chính phủ, công trái giáo dục, các

hỗ trợ có mục tiêu khác và thông qua các dự án, chương trình trong chương trình hành động của Chính phủ Nhiều dự án quốc gia đã và đang triển khai đầu tư tại đây – là tiền đề cho việc phát triển Vùng.

     

Các địa phương trong vùng Tây Bắc thuộc Danh mục các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó

khăn, do vậy các doanh nghiệp đầu tư tại các địa phương

trong vùng được hưởng những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như thuê đất, ngoài ra nhận được sự hỗ trợ tích cực của các cấp chính quyền địa phương trong quá trình cấp giấy chứng nhận đầu tư và thực hiện dự án.

 

Trang 10

II GIỚI THIỆU VỀ MỘT SỐ TÀI LIỆU TIÊU BIỂU VỀ VÙNG MIỀN TÂY BẮC

Trang 11

TÀI LIỆU 1: VĂN HOÁ CÁC DÂN TỘC TÂY BẮC : THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Văn hoá các dân tộc

Trang 12

Những giá trị văn hóa của con người là thước đo trình độ phát

triển và thể hiện những đặc tính riêng của mỗi dân tộc chủ tịch

Hồ Chí Minh cho rằng: “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới phát sinh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,

pháp luật, khoa học tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thúc sử dụng Toàn bộ sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” Chính vì vậy nghiên cứu về văn hóa, nghiên cứu đời sống văn hóa đối với mỗi dân tộc là nghiên cứu toàn bộ những sáng tạo và phát minh của các dân tộc trong lịch sử xã hội qua đó tìm được những đặc sắc, tinh túy trong hệ thống văn hóa của dân tộc để tôn vinh, phát huy lên tầm cao mới để không ngừng phục vụ tốt hơn cho cuộc sống các thế hệ hôm nay và mai sau.

Cuốn sách “ văn hóa các dân tộc Tây Bắc-thực trạng và những vấn

đề đặt ra” do GS.TS Trần văn Bính chủ biên đã đánh giá, phân tích tương đối toàn diện, khách quan về thực trạng đời sống văn hóa của một số dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc trong công cuộc đổi mới Đồng thời dự báo xu hướng đề xuất các giải pháp vừa cơ bản, vừa cấp bách nhằm tiếp tục phát triển đời sống văn hóa các dân tộc trên địa bàn dưới tác động của quá trình thực hiện sự ngiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, định hướng xã hội chủ

nghĩa Cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích đối với những ai quan tâm, nhất là các nhà nghiên cứu và hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, văn học, nghệ thuật có liên quan đến chủ đề

dân tộc thiểu số ở nước ta.

Trang 13

TÀI LIỆU 2: VĂN HOÁ DÂN GIAN NGƯỜI KHÁNG Ở TÂY BẮC

Văn hoá dân gian

Trang 14

Người Kháng ở Việt Nam đã được một số nhà dân tộc học

nghiên cứu như Vương Hoàng Tuyến (1965), Nguyễn Văn Huy (1971),… Tuy nhiên các tác giả mới chỉ dừng ở những chuyên

đề mang tính khái quát trong các tác phẩm về nhóm tộc

người Nam Á Thực hiện đề án "Công bố và phổ biến tài sản văn hóa-văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam" của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Tiến sĩ Trần Hữu Sơn và nhóm

tác giả vừa cho ra mắt cuốn sách "Văn hóa dân gian người

Kháng ở Tây Bắc" do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

xuất bản, năm 2010.

Công trình dày 504 trang, khổ 14,5x20,5cm, nghiên cứu chuyên khảo đã dựng lên một bức tranh toàn cảnh về văn hóa dân gian người Kháng Qua cuốn sách này, người đọc

có thể hình dung được một phần nào đời sống sinh hoạt văn hóa của dân tộc Kháng ở Tây Bắc.

Cuốn sách sẽ góp phần cung cấp thêm những tư liệu quý giá giúp cho việc hiểu biết sâu sắc hơn về cộng đồng

người kháng ở Tây Bắc Việt Nam Đây là sự tiếp nối quá trình lịch sử của nền văn hóa đặc sắc mà dân tộc Kháng

đã sáng tạo nên trong quá khứ và cả hiện tại.

Trang 15

TÀI LIỆU 3: NHÂN SINH DƯỚI BÓNG ĐẠI

Trang 16

Cuốn sách dày gần 140 trang với 33 bài viết, mỗi bài viết là một thước phim nhỏ trong trường đoạn về Đại ngàn Tây Bắc Ở đó, dấu ấn của màu sắc, âm thanh, con người, thiên nhiên Tây Bắc cùng những nét đẹp văn hóa trong ẩm thực, âm nhạc, sinh hoạt cộng đồng, phong tục tập quán cũng như quan niệm vũ trụ lưu lại rất rõ nét.

“Nhân sinh dưới bóng đại ngàn” hay chính là tiếng gọi của cội nguồn văn hóa vọng về từ ngàn năm trầm tích Tiếng gọi ấy duyên dáng, trữ tình theo từng “câu

khắp”, da diết trong tiếng khèn bè, pí pặp, pí thiu,…

để mỗi độ xuân về, đất trời Tây Bắc lại bung trắng

ngàn vạn những đóa ban cùng khúc hát giao duyên

như ngày đầu hò hẹn, ánh mắt gửi trao trong ngày hội tung còn, hàng “mắc pém” (cúc hình con bướm) lấp lánh gọi mời, lòng người lại trôi trong tiếng gọi của đại ngàn xanh thẳm.

“Nhân sinh dưới bóng đại ngàn” như một lời mời gọi bao người đến với Mường Lò nói riêng và núi rừng Tây Bắc nói chung.

Trang 17

TÀI LIỆU 4: VĂN HOÁ ẨM THỰC THÁI VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM

Văn hoá ẩm thực Thái

vùng Tây Bắc Việt

Nam / Nguyễn Văn

Hoà -H : Thanh niên,

2011 -170tr ; 21cm.

Trang 18

 Với 170 trang sách, cuốn sách đã nêu lên một số món ăn của dân tộc Thái vùng Tây Bắc, cụ thể gồm các món ăn nấu bằng thịt bò, thịt trâu, thịt lợn, thịt các loại gia cầm, thuỷ sản, món ăn nấu bằng ống tre, bằng nấm, món rong tảo, rau rừng, các món nhộng, ấu trùng, côm xôi, nước chấm và

đồ uống bằng nước, rượu, rượu thuốc.

 Qua cuốn sách, thì những ai đặt chân đến vùng Tây Bắc xa xôi của Tổ Quốc không chỉ muốn

ngắm nhìn những cô gái Thái trong điệu xòe hoa,

vẻ hùng vĩ hoang sơ của núi rừng mà còn muốn thưởng thức những món ăn đặc trung ở nơi đây.

Trang 19

TÀI LIỆU 5: NGÔN NGỮ VỚI VIỆC HÌNH THÀNH ÂM ĐIỆU ĐẶC TRƯNG TRONG DÂN CA THÁI TÂY BẮC VIỆT NAM

Ngôn ngữ với việc hình

thành âm điệu đặc

trưng trong dân ca

Thái Tây Bắc Việt

Nam : Sách được

"Quỹ phát triển Văn

hoá Thuủ Điển-Việt

Nam tài trợ / Dương

Đình Minh Sơn - H :

Âm nhạc, 2011 -

157tr ; 21cm.

Trang 20

 Qua cuốn sách ta thấy được một số nét về người Thái Tây Bắc Việt Nam Ngôn ngữ và âm nhạc Quá trình đi đến xác lập âm điệu đặc trưng trong

âm nhạc dân gian Thái Các tổ hợp âm điệu đặc trưng và nguồn gốc của âm nhạc dân gian Thái Tây Bắc.

 Qua cuốn sách ta thấy được ý nghĩa của dân ca Thái luôn gắn liền với miền đất và con người nơi đây.

Trang 21

TÀI LIỆU 6: TÂY BẮC DẤU ẤN 10 NĂM

Tây Bắc dấu ấn 10

năm/ Ban chỉ đạo

Tây Bắc, Báo tin

tức -H.: Thông tin ,

2014 –tr 180; 21cm.

Trang 22

Cuốn kỷ yếu “Tây Bắc dấu ấn 10 năm” phản ánh đầy đủ, toàn diện các hoạt động của

Ban Chỉ đạo Tây Bắc từ năm 2004 - 2014,

đồng thời giới thiệu những thành tựu đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư, khó khăn,

hạn chế, những vấn đề cần giải quyết của

vùng Tây Bắc.

Cuốn sách gồm 4 phần: Phần một: Dấu ấn một chặng đường; Phần 2: Vững bước đi lên; Phần 3: Ban Chỉ đạo Tây Bắc - Một thập kỷ qua ảnh; Phần 4: Chính sách và chiến lược lâu dài “Tây Bắc dấu ấn 10 năm” sẽ mang lại cho độc giả, các nhà hoạch định chính

sách, các nhà quản lý, nhà đầu tư trong và ngoài nước nhiều thông tin thiết thực, hữu ích.

Trang 23

TÀI LIỆU 7: TRUYỆN TÂY BẮC

Trang 24

 Nhà văn Tô Hoài đã quen thuộc với trẻ em Việt Nam mọi thế hệ qua những câu chuyện hấp dẫn Truyện Tây Bắc là tập hợp những truyện kể

những người dân vùng Tây Bắc hiền lành, thật thà nhưng sẵn sàng đi theo tiếng gọi của cách

mạng chống lại thực dân Pháp cướp nước.

 Truyện Tây Bắc không những tái hiện lại con

người Tây Bắc mà thông qua đó, đã ca ngợi về con người ở nơi đây.

Trang 25

TÀI LIỆU 8: CÁC TỘC NGƯỜI Ở TÂY BẮC

VIỆT NAM

Các tộc người ở Tây Bắc Việt Nam / Bùi Văn Tinh, Cầm Trọng, Nguyễn Hữu Ựng - Tây Bắc : Ban dân tộc Tây Bắc, 1975 - 200tr.: ảnh hoạ ; 19cm.

 Cuốn sách giới thiệu các dân tộc ít người ở Tây Bắc; Hình thái kinh tế, văn hoá xã hội cũ ở Tây Bắc; Truyền thống đoàn kết chống ngoại xâm của các tộc người ở Tây Bắc Việt Nam; Những bước tiến, những thành tựu của các dân tộc vùng Tây Bắc sau ngày giải phóng

Trang 26

Những vấn đề địa chất Tây Bắc Việt Nam / B.s:

Trần Đức Giang, Đinh Công Bảo, Phan Cự Tiến (ch.b), -H : Khoa học và kỹ thuật, 1977 -

358tr : 1 bản đồ ; 27cm.

 Qua tài liệu nêu lên những nghiên cứu địa chất vùng núi phía Bắc Việt Nam Các loại trầm tích Cambri, Silua muộn, các thành tạo macma ở Tây Bắc Đặc điểm thạch hoá, địa hoá đá macma,

granitôit Kiến trúc khối tảng và một số khoáng vật chính

TÀI LIỆU 9: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐỊA CHẤT TÂY BẮC VIỆT NAM

Trang 27

TÀI LIỆU 10 : VÙNG TÂY BẮC TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH

HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Vùng Tây Bắc tiềm năng và định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp / Nguyễn Tiến Mạnh chủ

biên - H : Nông nghiệp, 1995 - 109tr ; 19cm.

 Tài liệu phản ánh lợi thế, tiềm năng và những khó khăn trong phát triển sản xuất nông nghiệp vùng Tây Bắc Phương hướng phát triển nông nghiệp, các dự án ưu tiên và các giải pháp thực hiện phát triển của vùng này

Trang 28

III NHỮNG HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU

Trang 29

Tây Bắc: Xứ

sở hoa ban

Trang 30

Hoa ban là một trong những sản vật của núi rừng hùng vĩ Tây Bắc Tây Bắc là xứ sở của hoa ban và hoa ban từ lâu được xem là biểu tượng của Tây Bắc, đã từ lâu hoa ban đi vào thơ- ca - nhạc - họa.

Nếu có dịp sống ở Tây Bắc trong những ngày lễ hội “Kin pang

then” của người Thái trắng và lễ hội “Kin chiêng bosk may” của người Thái đen, bạn sẽ được đắm mình trong những cuộc vui nồng nàn, ý vị và đậm đà bản sắc, để tạm quên đi những âu lo trĩu nặng kiếp con người cùng ý nghĩa nhẹ nhàng của hoa ban nơi đây

Trang 31

Tây Bắc: Quê hương xòe

hoa

Trang 32

 Nói đến Tây Bắc là nói đến những sắc

màu văn hóa gắn liền với điệu múa xòe

hoa trên những vạt núi, cánh rừng Múa xòe mùa xuân bao giờ cũng đẹp và nồng say.

Trang 33

thức các món ăn bản địa

- một trong những đặc trưng văn hoá - cửa từng miền, từng tộc người

Mời các bạn lên Tây Bắc (Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu) để thưởng thức phong vị Thái, một

phong vị không trộn lẫn,

có từ ngàn đời.

Trang 34

Người dân

vùng Tây Bắc hiền lành, thật thà và đoàn kết

Trang 35

MỘT SỐ MÓN ĂN ĐẬM CHẤT TÂY BẮC

Dẻo thơm hạt nếp Tú Lệ: Tây

Bắc từ lâu đã nổi tiếng với

một loại nếp có hạt gạo to

tròn, trắng trong, khi đồ lên

có vị dẻo thơm đặc biệt mà

không nơi nào có được

Thắng cố - Đặc sản khó quên

của đồng bào Tây Bắc Nói

đến thắng cố, ai cũng biết đó

là đặc sản dân tộc của đồng

bào dân tộc Mông ở miền núi

Tây Bắc Nhưng bây giờ,

thắng cố đã trở thành món

ăn ngon và quen thuộc của

nhiều tộc người vùng cao

Trời càng lạnh, thắng cố càng

ngon, thêm bát rượu ngô ấm

nồng với người miền núi thực

không có gì sánh bằng.

Trang 36

Lạp xưởng ngon Trứ Danh đất Tây Bắc:

Thử tưởng tượng xem, suốt quãng

đường dài buốt giá, cả ôm lẫn xế đều tê dại vì cóng, dân phượt chẳng mong gì hơn được hơ mình bên bếp lửa ấm áp với rượu ngô và có một chút lạp xưởng hun khói chấm với tương ớt Mường

Khương cay xè mắt mũi Vị giác được đưa tới mọi điểm cực: Cực cay, cực đậm

đà và cực khó quên Lòng làm lạp

xưởng là lòng non, nhồi thịt nạc vai xay nhuyễn, ướp gia vị, hành băm phi thơm, hạt mắc khén, phơi trên giàn bếp luôn

đỏ lửa cả năm.

Nộm da trâu của Người Thái: Món nộm

da trâu là một đặc sản không thể thiếu trên mâm cơm của người Thái vào

những dịp đặc biệt Những người phụ

nữ Thái đảm đang đã không ngại khó khăn để làm mềm hóa sự dai và cứng của da trâu bằng cách hơ qua lửa rồi ngâm với nước lã Cũng như nhiều món nộm khác của người Thái, nộm da trâu cần gia giảm thêm nhiều gia vị và rau thơm như lạc, mùi ta, mùi tàu và chút hạt mắc khén đặc trưng.

Trang 37

TÂY BẮC – MỘT VÙNG ĐẤT DỊU NGỌT

Trang 38

KẾT LUẬN

vùng đất Tây Bắc đã làm nên một sức hút kỳ lạ mà mỗi ai

khảm mỗi du khách sẽ còn đọng mãi những dấu ấn tốt đẹp

 

như vẫn còn nguyên sơ đến độ tinh khôi, nơi đây còn chứa đựng nhiều bí ẩn về một nền văn hoá, một dấu tích sự phát triển của cộng đồng cư dân, những danh lam, thắng cảnh chưa được khám phá

tạo nên kho tàng quý báu cho thế hệ sau này, cho những ai muốn đến với nơi đây…

Trang 39

Cảm ơn thầy và các bạn đã lắng nghe…!

Nhóm 3 – TV43A

Ngày đăng: 15/04/2017, 23:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w