Phụ lục 8 ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ CÔNG LẬP NĂM HỌC 2016 2017 Phần I SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN: 1. Khái quát đặc điểm, nội dung và tính chất hoạt động của trường THCS Tân Hiệp 1.1. Nội dung hoạt động a. Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS do Bộ trư¬ởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục. b. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục trong cộng đồng; giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục, thực hiện chương trình giáo dục trung học cơ sở theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận tốt nghiệp chương trình trung học cơ sở cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách; c. Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương; d. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục; e. Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh theo quy định của pháp luật; f. Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật; g. Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục; h. Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng; i. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; 1.2. Đối tượng, phạm vi, tính chất hoạt động của đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập Là đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Giá Rai. Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở do Bộ trư¬ởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo Điều lệ trường học, tham mưu trực tiếp với Phòng GDĐT và UBND xã Tân Phong về xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cũng như là công tác nâng cao chất lượng dạy và học của địa phương. 1.3. Cơ chế hoạt động của nhà trường Theo quy chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập; có tư cách pháp nhân (có con dấu và tài khoản riêng). Được thực hiện quyền tự chủ một phần về tài chính. Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền. Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định; Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên. Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận tốt nghiệp chương trình trung học cơ sở cho học sinh trung học cơ sở và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh.
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỊ XÃ GIÁ RAI
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TÂN HIỆP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phụ lục 8
ĐỀ ÁN
VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ CÔNG LẬP NĂM HỌC 2016 - 2017
Phần I
SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ
I SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:
1 Khái quát đặc điểm, nội dung và tính chất hoạt động của trường THCS Tân Hiệp
1.1 Nội dung hoạt động
a Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục
b Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục trong cộng đồng; giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục, thực hiện chương trình giáo dục trung học cơ sở theo sự phân công của cấp có thẩm quyền Tổ chức kiểm tra và công nhận tốt nghiệp chương trình trung học cơ sở cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách;
c Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương;
d Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục;
e Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh theo quy định của pháp luật;
f Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật;
g Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục;
h Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng;
Trang 2i Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật;
1.2 Đối tượng, phạm vi, tính chất hoạt động của đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập
Là đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo thị
xã Giá Rai
Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo Điều lệ trường học, tham mưu trực tiếp với Phòng GD-ĐT và UBND xã Tân Phong về xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cũng như là công tác nâng cao chất lượng dạy và học của địa phương
1.3 Cơ chế hoạt động của nhà trường
Theo quy chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập; có tư cách pháp nhân (có con dấu và tài khoản riêng)
Được thực hiện quyền tự chủ một phần về tài chính
Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền
Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định; Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên
Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận tốt nghiệp chương trình trung học cơ sở cho học sinh trung học cơ sở và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh
Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường; chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường
2 Những yếu tố tác động đến hoạt động của nhà trường
a Yếu tố bên trong
Thực hiện mục tiêu giáo dục trung học cơ sở theo Quy định của Luật Giáo dục
Được nhà nước cấp ngân sách hoạt động 100% (tự chủ và không tự chủ)
Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đảm bảo
Trang 3b Yếu tố bên ngoài
Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản, buôn bán nhỏ lẻ
Số ít người dân còn thiếu quan tâm đến việc học của con em; nguy cơ bỏ học, nghỉ học giữa chừng còn cao
II CƠ SỞ PHÁP LÝ
Căn cứ vào Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 về việc ban hành Điều lệ trường THCS;
Căn cứ Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính Phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập;
Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông;
Căn cứ vào Quyết định số 121/QĐ-SGDĐT ngày 03 tháng 6 năm 1997 của Giám đốc sở GD-ĐT Bạc Liêu về việc thành lập đơn vị trưc thuộc Phòng GD-ĐT; Căn cứ vào Quyết định số 000/QĐ-UBND ngày 00 tháng 00 năm 0000 của
Ủy ban nhân dân thị xã Giá Rai về việc thành lập Trường Trung học cơ sở Tân Hiệp;
Căn cứ vào kết quả Duyệt bảng phân công chuyên môn năm học 2016 -2017 của Phòng GD-ĐT thị xã Giá Rai đối với trường Trung học cơ sở Tân Hiệp;
Trường Trung học cơ sở Tân Hiệp xây dựng ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM
đối với cấp học trung học cơ sở năm 2016 như sau:
Phần II THỰC TRẠNG VIÊN CHỨC VÀ SỬ DỤNG VIÊN CHỨC TRONG NHÀ
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
I THỰC TRẠNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM
1 Vị trí việc làm gắn với chức danh lãnh đạo, quản lý, điều hành (tính
trong biên chế)
1.1 Hiệu trưởng
Lập kế hoạch, chỉ đạo toàn bộ các hoạt động nhà trường; tham mưu với các cấp lãnh đạo về công tác giáo dục; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, cụ thể:
a Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
Trang 4b Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;
c Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
d Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường;
e Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỷ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc tốt nghiệp chương trình trung học cơ sở cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;
g Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;
h Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;
i Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng
xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng
1.2 Phó Hiệu trưởng
Là người giúp việc cho hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về nhiệm vụ được giao; điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền; Dạy và học; Giáo dục ngoài giờ lên lớp; Phổ cập giáo dục; Khuyến học khuyến tài; Trực tiếp chỉ đạo các tổ chuyên môn
1.3 Tổ trưởng
Lập kế hoạch giảng dạy linh hoạt để giáo dục học sinh và cùng giáo viên chủ nhiệm tổ chức kiểm tra công tác học tập của học sinh trong khối; tổ chức việc sử dụng và bảo quản các trang thiết bị; tổ chức phụ đạo học sinh yếu, kém, bồi dưỡng học sinh giỏi; hướng dẫn cá nhân giáo viên về mặt thực hiện các hướng dẫn của chuyên môn; tổ chức nghiên cứu và áp dụng các phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới; tổ chức và lãnh đạo việc tự học, tự rèn luyện của giáo viên trong khối; kiểm tra nội bộ của khối về chất lượng giảng dạy, hướng dẫn giáo viên công tác giảng dạy giáo dục như: cách sử dụng đồ dùng dạy học, quy định về công tác trực nhật, lịch trực nhật lớp; quy định lịch kiểm tra; lịch dự giờ, chế độ báo cáo của các lớp ; cộng tác đối với các phụ huynh học sinh, các hoạt động về mặt giảng dạy giáo dục của gia đình đối với nhà trường nhất là đối với học sinh
cá biệt
1.4 Tổ phó
Giúp tổ trưởng điều hành, chỉ đạo các hoạt động của tổ chuyên môn; điều
Trang 5hành hoạt động của tổ khi được tổ trưởng uỷ quyền.
2 Vị trí việc làm thực thi, thừa hành chuyên môn, nghiệp vụ
2.1 Giáo viên chủ nhiệm
2.1.1 Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh
2.1.2 Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp
2.1.3 Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy
2.1.4 Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương
2.1.5 Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quyết định của Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lí giáo dục 2.1.6 Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục
2.2 Giáo viên bộ môn
Giảng dạy kiến thức ở bộ môn mình theo sự phân công, giáo viên bộ môn còn có nhiệm vụ quản lý sĩ số, uốn nắn ý thức của học sinh trong tiết học, tham mưu, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục và quản lý chất lượng học sinh
2.3 Giáo viên Tổng phụ trách Đội
Tổng phụ trách Đội có nhiệm vụ tổ chức, quản lí các hoạt động của Đội Thiếu niên ở nhà trường và tổ chức, quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; tham gia giảng dạy theo số tiết quy định
3 Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ
3.1 Kế toán
3.1.1 Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán
3.1.2 Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán
3.1.3 Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản lý và quyết định lĩnh vực tài chính của nhà trường
3.1.4 Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật khi có
Trang 6yêu cầu.
3.2 Văn thư
Thực hiện công việc của công tác văn thư theo sự phân công của lãnh đạo; quản lý, xử lý và lưu trữ hồ sơ
3.3 Y tế trường học
Chăm sóc sơ cứu, cấp cứu, chăm sóc sức khỏe ban đầu theo quy định hiện hành; chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế trong trường hợp cần thiết
3.4 Thư viện - Thiết bị - Thực hành, Thí nghiệm
Phục vụ và hỗ trợ công tác giảng dạy và học tập của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường
Thư viện tổ chức thu thập khai thác và sử dụng các nguồn tài liệu, sách, báo, tạp chí thiết bị liên quan đến giáo dục sư phạm theo chương trình quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường góp phần hỗ trợ cho công tác dạy và học trong nhà trường
Nhiệm vụ:
Bổ sung, phát triển kho sách và các nguồn lực thông tin đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu cho thầy, cô giáo và học sinh trong nhà trường Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lý tài liệu và thông tin Tổ chức phục
vụ, hướng dẫn cho bạn đọc sử dụng hiệu quả các nguồn thông tin, tài liệu có trong thư viện Tổ chức bảo quản, kiểm kê định kỳ vốn tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật
và các tài sản khác của thư viện; tiến hành thanh lý các tài liệu lạc hậu, hư nát theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước và của trường Phối hợp với các tổ chuyên môn trong việc lựa chọn, bổ sung tài liệu cho phù hợp với nhu cầu dạy và học trong nhà trường
II THỰC TRẠNG SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC
Căn cứ Điều 5, Điều 6 của Thông tư số 14/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể như sau:
1 Số lượng biên chế được giao năm 2016 (tính trong biên chế)
Tổng số biên chế được giao: 43 Trong đó:
- Cán bộ quản lý: 02
- Giáo viên chủ nhiệm: 21
- Giáo viên bộ môn: 38
- Giáo viên Tổng phụ trách đội: 01
- Nhân viên: 02 (Kế toán: 01; Văn thư: 01; Thư viện: 00; Thiết bị: 00; Thí nghiệm: 00; Y tế: 00)
Trang 72 Vị trí việc làm thực tế (tính trong biên chế)
người làm việc
3 Tổ trưởng chuyên môn (06 kiêm nhiệm)
5
môn bậc học THCS)
6
Giáo viên chủ nhiệm:
- Lớp 6:
- Lớp 7:
- Lớp 8:
- Lớp 9:
21 06 06 06 03
Trang 83 Thư viện 00
III THỰC TRẠNG CƠ CẤU CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THEO
CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP (tính trong biên chế)
1 Cơ cấu viên chức có mặt theo vị trí việc làm tại thời điểm xây dựng đề án
Tổng số biên chế: 36 biên chế, trong đó:
a Về trình độ đào tạo (văn bằng chuyên môn) của CBQL, GV và NV: Đại học: 66,67% (24/36); Cao đẳng: 33,33% (12/36); Trung cấp: 02,78 % (01/36); Sơ cấp: 02,78% (01/36)
b Về trình độ chuyên môn đào tạo thuộc lĩnh vực Giáo dục: Sư phạm tiểu học: 000; Kế toán: 01; Văn thư: 01; Thư viện: 00; Thiết bị: 00; Thí nghiệm: 00; Y tế: 00;
c Về hạng chức danh nghề nghiệp đối với can bộ quản lý, giáo viên và nhân viên:
- Cán bộ quản lý, giáo viên:
+ Hạng II (Đại học): 24/36, tỉ lệ 66,67%
+ Hạng III (Cao đẳng): 12/36, tỉ lệ 33,33%
+ Hạng IV (Trung cấp): 00/36, tỉ lệ 000%
- Nhân viên: 02/000, tỉ lệ 05,56%
d Chức vụ lãnh đạo, quản lý: Hiệu trưởng: 01; Phó hiệu trưởng: 01
2 Tổng hợp thực trạng về viên chức (tính trong biên chế)
2.1 Theo trình độ đào tạo và chuyên môn đào tạo
T
T
T
Vị trí việc làm
Số lượng người làm việc theo biên
chế được giao 2016
Số lượng người làm việc tại thời điểm xây dựng Đề án
Trình độ đào tạo (Văn bằng)
Trình độ đào tạo (Văn bằng)
Trang 9I Lãnh đạo, quản lý,
II Hoạt động nghề nghiệp 41 26 12 01 02 34 20 12 1 1
II
Trang 102 Văn thư 01 01
3.2 Theo chức danh nghề nghiệp viên chức
T
T
Vị trí việc làm
Số lượng người làm việc theo biên chế được giao
năm 2016
Số lượng người làm việc tại thời điểm xây dựng Đề
án
điều hành
nghiệp
3 Thư viện
Trang 114 Thiết bị
5 Thực hành, Thí nghiệm
6 Y tế
IV ĐỀ XUẤT VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM, SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC VÀ CƠ CẤU VIÊN CHỨC THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
1 Vị trí việc làm mới của năm kế hoạch, gồm (tính trong biên chế):
a Công việc được bổ sung, điều chỉnh do điều chỉnh chức năng, nhiệm
vụ, cơ cấu tổ chức hoặc do tổ chức, sắp xếp lại đơn vị sự nghiệp công lập 1.1 Lãnh đạo
1.1.1 Quản lý điều hành mọi hoạt động nhà trường
Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trương; quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh,
ký xác nhận học bạ, và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh
Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng,
kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước
1.1.2 Quản lý điều hành chuyên môn
Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của nhà trường, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của của giáo viên kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường
1.2 Tổ chức trực thuộc
1.2.1 Phụ trách công tác chuyên môn
Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá các hoạt động chung của nhà trường, quản lý kế hoạch cá nhân của giáo viên, kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường
1.2.2 Thực hiện công tác giảng dạy
Xây dựng kế hoạch cá nhân theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình
và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường
1.3 Thực thi thừa hành hoạt động quản lý lãnh đạo
1.3.1 Quản lí các hoạt động của Đội Thiếu niên ở nhà trường và tổ chức, quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.3.2 Quản lý hồ sơ, sổ sách kế toán và tài sản của trường