1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đạo đức kinh doanh đa văn hóa

26 929 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 131,22 KB

Nội dung

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀITrong những năm gần đây, ở Việt Nam liên tiếp xảy ra những vụ bê bối liên quan điến những hành vi thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp Việt Nam đối với khách hàng, ng

Trang 1

MỤC LỤC

Chương I Tổng quan lý thuyết.

1.1 Đạo đức là gì?

1.2 Đạo đức kinh doanh là gì?

1.3 Đạo đức kinh doanh trong đa quốc gia là gì?

Chương II Vấn đề đạo đức kinh doanh ở một số quốc gia.

2.1 Mỹ- nền kinh tế và nền tảng đạo đức kinh doanh phát triển nhất thế giới.

2.1.1 Sự chủ động trong nhận thức và giải quyết các vấn đề đạo đức kinh doah của các doanh nhân Mỹ.

2.1.2 Sự quan tâm của chính phủ Mỹ đến vấn đề đạo đức kinh doanh.

2.2 Nhật Bản.

2.3 Thực trạng đạo đức kinh doanh Việt Nam.

3.1 Vấn đề, thách thức về đạo đức của Việt Nam.

3.2 Một số đề xuất nhằm phát triển và hoàn thiện đạo đức kinh doanh của Việt Nam.

Chương III Kết luận.

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Đạo đức kinh doanh là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu và cũng là vấn đề gây nhiều hiểu nhầm nhất trong xã hội kinh doanh hiện nay.Trong 20 năm vừa qua đạo đức kinh doanh đã trở thành một vấn đề thu hút đươc nhiều sự quan tâm Ngày nay, các doanh nghiệp phải đối mặt với sức ép của người tiêu dùng về các hành vi đạo đức ,các quy định của pháp luật cũng được thiết kế khuyến khích các hành vi tốt của doanh nghiệp từ các hoạt động marketing đến bảo vệ môi trường

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại Học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em học tập cũng như toàn thể các Thầy Cô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt khối kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho chúng em để làm hành trang vững chắc đầy tự tin khi bước vào đời Em xin chân thành cảm

ơn Thầy Nguyễn Việt Lâm đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện,trao đổi, giai đáp những thắc mắc liên quan đến đề tài Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì bài tiểu luận của nhóm chúng em rất khó có thể hoàn thiện được Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy!

Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực “đạo đức kinh doanh

đa văn hóa”, kiến thức của chúng em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ

Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để bài tiểu luận sau của chúng em có thể được hoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong những năm gần đây, ở Việt Nam liên tiếp xảy ra những vụ

bê bối liên quan điến những hành vi thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp Việt Nam đối với khách hàng, người tiêu dùng, cổ đông và toàn

xã hội với những hành vi tiêu biêu như: hành vi sản xuất của các sản phẩm không an toàn kém chất lượng gây đến tác hại cho người tiêu dùng trong đó nổi trội lên là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm; hành vi thiếu minh bạch thiếu trung thực thiếu trách nhiệm trong việc công bố các thông tin tài chính, thông tin hoạt động các cổ đông của các doanh nghiệp cho các cổ đông công chúng nhà đầu tư Những vụ bê bối ấy đang đặt ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm xã hội cũng như đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam Liệu rằng khái niệm đó tồn tại trong doanh nghiệp? Và làm thế nào để phát triển, phát huy vai trò đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội trong hoạt động của các doanh nhiệp Việt Nam Nhìn ra các nước phát triển trên thế giới trong quá trính phát triển của mình, họ đã đúc rút ra những kinh nghiệm bài học về vai trò, tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh Cũng như sự cần thiết phải áp dụng, phát triển vai trò của chúng trong hoạt động của doanh nghiệp Hiện nay, chính phủ và bản thân doanh nghiệp ở những nước phát triển

đã tích cực có những hành động biện pháp cụ thể nhằm đạt được mục tiêu.

Hiện nay, khái niệm đạo đức kinh doanh vẫn còn khá mới mẽ ở Việt Nam; Trong khi đó ở các nước phát triển đã chở nên khá quen thuộc và đã có những bước phát triển không ngừng Chúng ta là những người còn đi sau, có lợi thế là có thể học hỏi, rút ra những bài học về kinh nghiệm từ quá trình phát triển của các quốc gia đi trước để tránh những sai lầm và thúc đẩy quá trình phát triển của mình Vì vậy chúng

em đã lựa chọn đề tài “ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG ĐA VĂN

HÓA” để khái quát về tình hình của các quốc gia trên thế giới

Trang 4

CHƯƠNG I TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

1.1 Đạo đức là gì?

Từ góc độ xã hội: Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác với xã hội.

Từ góc độ khoa học:” Đạo đức là một bộ phận khoa học nghiên cứu

về bản chất tự nhiên của cái đúng – cái sai và phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng- cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên cùng một nghề nghiệp” (từ Điển điện tử American Heritage Dictionary)

Các nguyên tắc hình thành nên đạo đức:

Nguyên tắc thứ nhất: Muốn có đạo đức trước hết nói phải đi đôi với làm và luôn noi gương về đạo đức.

Nguyên tắc thứ hai: Để rèn luyện đạo đức là xây đi đôi với chống.

Nguyên tắc thứ ba là: Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.

Đặc điểm của đạo đức:

Đạo đức có tình giai cấp, tính khu vực và tính địa phương.

Nội dung các chuẩn mực đạo đức thay đổi theo những điều kiện lịch

sử cụ thể.

Chức năng của đạo đức là điều chỉnh hành vi của con người theo các chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống và của giáo dục.

Các chuẩn mực đạo đức gồm: độ lượng, khoan dung, chính trực, khiêm tốn, dung cảm, trung trực, tính, thiện ,

1.2 Đạo đức kinh doanh là gì?

Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực

có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẩn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vò trong phạm trù kinh doanh.

Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh-

do kinh doanh gắn liền với lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giống với các hoạt động khác: Tính thực dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế là những đức

Trang 5

tính tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế…hoặc sang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ con cái thì đó lại là những thối xấu bị xã hội phê phán Song cần lưu ý rằng đạo đức kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị đạo đức xã hội chung.

Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh:

Tính trung thực: Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm Trung thực trong chấp hành luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm Thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục, trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, kí kết) và người tiêu dùng: không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp, trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, khiếm công vi tự Chữ “Tín” là đức tính hàng đầu của doanh nhân, là tôn trọng sự thật và lẽ phải trong hành vi ứng xử, là cơ sở cho các quan

hệ hợp tác trong hoạt động kinh doanh “Một sự thất tín, vạn sự bất tin”

Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền: tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác.

Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng.

Đối với đối thủ cạnh tranh: tôn trọng lợi ích của đối thủ.

Tính sáng tạo: Hoạt động kinh doanh diễn ra trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt Để có thể tồn tại và phát triển nhất thiết đòi hỏi bạn phải sáng tạo( biết kết hợp tính khoa học và tính nghệ thuật trong kinh doanh )

Hãy nghĩ đến điều người khác chưa nghĩ,

hãy làm điều người khác chưa làm,

Nếu họ làm rồi, hãy làm … tốt hơn!

1.3 Đạo đức kinh doanh đa quốc gia là gì?

Trang 6

Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều công ty đa quốc gia đưa ra những đạo đức nghề nghiệp để định hướng cho các hành vi của mình và đảm bảo rằng những hoạt động của họ phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế.

CHƯƠNG II VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Ở MỘT SỐ QUỐC GIA:

Trang 7

2.1 Mỹ- nền kinh tế và nền tảng đạo đức kinh doanh phát triển nhất thế giới

Mỹ là nền kinh tế đầu tàu phát triển nhất của thế giới Và cũng đồng thời Mỹ cũng là nước có nền tảng đạo đức kinh doanh phát triển nhất Nước Mỹ là nơi hình thành nên những nội dung đạo đức kinh doanh áp dụng trong hoạt động kinh doanh hiện tại; Là nơi đầu tiên đưa đạo đức kinh doanh trở thành một lĩnh vực nghiên cứu học thuật.

Có thể nói, trong bước phát triển mạnh mẽ của đạo đức kinh doanh ở Mỹ, chính những đặc điểm của xã hội Mỹ, văn hóa Mỹ đã tạo ra môi trường thuận lợi, là cái nôi giúp đạo đức kinh doanh phát triển điều này được thể hiện trong tính chủ động biện pháp giải quyết; cũng như

sự tham gia tích cực của Chính phủ và cộng nhận thức về tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh, chủ động tìm hiểu về các vấn đề đạo đức kinh doanh của doanh nghệp, chủ động đưa ra các đồng xã hội tạo sức

ép phải phát triển đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp.

2.1.1 Sự chủ động trong nhận thức và giải quyết các vấn đề đạo đức kinh doanh của các doanh nhân Mỹ.

Chủ động nhận thức về tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh Các doanh nhân Mỹ được sinh ra, lớn lên và được giáo dục trong môi trường xã hội nước Mỹ mang những đặc điểm:

Thứ nhất, xã hội Mỹ đề cao vai trò của cá nhân nhưng cũng đòi hỏi tinh thần có trách nhiệm cao của mỗi cá nhân trong xã hội Học thuyết về đạo đức quan trọng nhất ở nước Mỹ là thuyết vi lợi Theo học thuyết này, mỗi khi đưa ra một quyết định, hay thực hiện một hành động, người ta phải cân nhắc kĩ lưỡng đến kết quả, hậu quả và những tác động của nó không chi phối với bản thân người ta quyết định mà còn đối với những người khác, đối với cộng đồng và toàn xã hội.

Thứ hai, trong nhận thức của người Mỹ, các nguyên tắc, chuẩn mực, luật lệ trong xã hội bao gồm cả những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức là pháp luật tối cao mà họ có trách nhiệm phải tuân theo để đảm bảo cho chính lợi ích và quyền được tôn trọng của họ trong xã hội

Trang 8

Một cuộc thăm dò ý kiến được tiến hành tại một số nước phát triển đã chứng minh rằng người Mỹ có niềm tin vững chắc nhất vào sự tồn tại của một hệ thống nguyên tắ, chuẩn mực xã hội.

Thứ ba, người Mỹ tin rằng họ có thể chủ động quản lí cuộc sống, cũng như có thể tự quyết định số phận của chính bản thân họ.

Chủ động tìm hiểu về các vấn đề đạo đức kinh doanh và đề ra các biện pháp giải quyết.

Từ sự chủ động trong nhận thức về tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp, các doanh nhân Mỹ đã chủ động đửaa các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức kinh doanh áp dụng trong hoạt động của doanh nghiệp mình Qúa trình này được gọi là quá trinh thể chế hóa đạo đức kinh doanh Những biện pháp để thực hiện quá trình này bao gồm: (1) xây dựng bán Quy tắc đạo đức kinh doanh trong hoạt động doanh nghiệp; (2) thành lập Uỷ ban đạo đức kinh doanh có nhiệm

vụ xây dựng, phát triển, giải quyết các vấn đề liên quan đến đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp, trong Uỷ ban này sẽ bao gồm các bộ phận như: bộ phận tổ chức các chương trình đào tạo, bộ phận thực hiện chức năng, giám sát, điều tra, phát hiện các hành vi phi đạo đức trong doanh nghiệp, hội đồng đưa ra quyết định.

Theo một cuộc khảo sát được tiến hành vào năm 2005, 96% trong tổng số 225 doanh nghiệp Mỹ được tiến hành điều tra đã có những hành động cụ thể, tích cực nhằm nâng cao nhận thức và sự tuân thủ đạo đức kinh doanh trong hoạt động của doanh nghiệp Gần 60% doanh nghiệp

đã bổ nhiệm vị tría quản lý cấp cao chuyên trách về đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp, và 1/3 các chương trình hành động nâng cao đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp ấy đã thực hiện bằng cách lấy ý kiến đóng góp rộng rãi trong toàn công ty Đã có những doanh nghiệp Mỹ đã đưa đạo đức kinh doanh trở thành yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh và làm nên thành công của công ty.

*Ví dụ: Năm 1965, J&J tung ra thị trường sữa dưỡng da cho trẻ em rất được ưa thích Một số khách hang lại dung sữa ấy cho chính mình những khi tắm nắng, vì thế phần của sữa dưỡng da J&J càng ngày càng lớn Cuối năm 1968, bộ phận nghiên cức & phát triển nhận thấy rằng nếu dùng sữa dưỡng da ấy để tắm nắng sẽ có nguy cơ bị ung thư da J&J

tự nguyện nhờ một số phòng thí nghiệm độc lập kiểm định thêm và khi chắc chắn kết quả, ban lãnh đạo J&J họp nhân viên lại để cùng làm bản thông báo cho các hang thông tấn xã về kết quả xét nghiệm của mình Kể

Trang 9

từ tháng 2-1969, J&J thu lại tất cả sữa dưỡng da chưa được bán trên thị trường, và ngưng sản xuất cho đến khi J&J khắc phục được nguy cơ trên Doanh số hằng năm của loại kem dưỡng da J&J lúc đó là khoảng 240 triệu USD/năm

Có thể nói, tinh thần trách nhiệm đã trở thành hành vi chuẩn mực

để đánh giá mọi hoạt động của J&J và trở thành văn hóa “ trách nhiệm ”, được xuất phát từ cái tâm của toàn thể cán bộ nhân viên, đặc biệt từ lãnh đạo cao nhất của J&J đối với khách hàng Chính bằng tinh thần luôn

có trách nhiệm ấy, J&J đã dành được cảm tình, sự trung thành của khách hàng và đến lượt mình, sự ủng hộ từ phía khách hàng đã đem lại cho công ty những thành công nổi bật Theo thống kê, trong suốt hơn 100 năm qua, thương hiệu J&J luôn tồn tại bền vững và công ty luôn đạt được tốc độ tăng trưởng hàng nă, là 10.5% trong suốt thời gian tồn tại, đáng chú ý là tốc độ ấy ngày càng được tăng cao.

Sự tham gia tích cực của người dân Mỹ trong việc thúc đẩy đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp được thể hiện số lượng ngày càng tăng các hiệp hội người tiêu dùng Mỹ Họ là những người đóng góp những tiếng nói phản biện quan trọng, những quyết định của họ là ửng

hộ hay tẩy chay đối với một công ty có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty đó Có thể nói, họ là nhân tố có thể gây sức ép đến chính sách của các công ty Mỹ.

Bên cạnh đó, giới học giả Mỹ ngày càng quan tâm đến vấn đề đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp Sự quan tâm ấy được thể hiện qua

số Trung tâm nghiên cứu về đạo đức kinh doanh liên tục gia tăng thuộc các trường Đại học hay các Tổ chức nghiên cứu xã hội Hầu hết các trường Đại học ở Mỹ đã đưa đạo đức kinh doanh vào giảng dạy với tổng

số sinh viên theo học ngày càng tăng cao Những đóng góp của các học giả cho việc thúc đẩy phát triển đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp được thể hiện qua những kết quả nghiên cức, những lời khuyến cáo, tư vẫn cho các doanh nghiệp về tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh.

Bản thân những người lao động Mỹ cũng có nhận thức rõ ràng về đạo đức kinh doanh và có những yêu cần, mong muốn của họ về đạo đức của các công ty nơi họ làm việc.

Việc đưa việc đánh giá về các hành vi, hoạt động của các doanh nhân Mỹ có theo đúng các tiêu chuẩn đạo đức hay không ra tranh luận, phản biện trong công chúng đã tạo nên một sức ép đủ mạnh để các

Trang 10

doanh nhận Mỹ phải nhận thức được tầm quan trọng và việc cần thiết của việc hoạt động kinh doanh có đạo đức đối với sự thành công hay thất bại của bản thân và của công ty.

2.1.2 Sự quan tâm của chính phủ Mỹ đến vấn đề đạo đức kinh doanh

Chính phủ Mỹ luôn dành sự quan tâm đúng mức và có những chương trình hành động cụ thể nhằm thúc đẩy, yêu cầu và ràng buộc các doanh nghiệp hoạt động phải có văn hóa kinh doanh Mỹ là nước đầu tiên trên thế giới ban hành các đạo luật nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Cho đến nay hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Mỹ được coi là một trong những hệ thống hoàn chỉnh nhất thế giới Hệ thống pháp luật này bao gồm cá đạo luật và các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm giám sát, thực thi chúng Các đạo luật tiêu biểu của Mỹ là:

Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm: Nội dung chính của luật là yêu cầu các nhà sản xuất, phân phối và bán lẻ phải có trách nhiệm đối với thương tật và thiệt hại do những khuyết tật của sản phẩn gây ra cho người sử dụng hoặc những người ở gần sản phẩm đó.

Luật an toàn sản phẩm tiêu dùng: Luật này qui định các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm liên quan đến sự vận hành, thành phần, nội dung, thiết kế, sản xuất, hoàn tất, đóng gói và dán nhãn.

Bên cạnh những đạo luật trên, chính phủ Mỹ còn ban hành rất nhiều các đạo luật qui định chi tiết về các ngành hàng cụ thể như: Luật

về các chất nguy hiểm, Luật về vải dễ cháy, Luật về thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, Luật về an toàn tủ lạnh gia đình …

Luật pháp về bảo đảm tính công bằng trong cạnh tranh, chống độc quyền, chống các hành vi cấu kết của các doanh nghiệp cũng được

ra đời từ sớm ở Mỹ.

Văn bản pháp luật có sự điều chỉnh trực tiếp nhất đến đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp là Những hướng dẫn về hình phạt của liên bang (The Federal Sentencing Guideline) Một qui định quan trọng trong bản qui tắc xét xử này đó là: nếu một doanh nghiệp bị đưa ra xét xử do

có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh thì việc xét xử phạt mà doanh nghiệp đó phải gánh chịu có thể được xem xét giảm nhẹ nếu doanh nghiệp đó chứng minh được rằng họ đã có chương trình phát triển đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp mình.

Trang 11

Tuy các doanh nghiệp Mỹ đã dạt được những thành công, tiến bộ trong việc thực hiện, áp dụng đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp, nhưng trong thời gian gần dây, nước Mỹ đã phải đối mặt với hàng loạt

vụ bê bối liên quan đến đạo đức kinh doanh dẫn tới phá sản trong các doanh nghiệp từng là niềm tự hào của kinh tế Mỹ.

*Ví dụ:

"Gã khổng lồ năng lượng" của vùng Texas, Hoa Kỳ thành lập vào năm 1985, đến năm 2000 đạt doanh thu lên đến gần 111 tỷ USD Với sự phát triển thần kỳ, 6 năm liên tục Enron vinh dự được tạp chí Fortune xếp hạng là “Công ty sáng tạo nhất nước Mỹ” Nhưng đến năm 2011, tất

cả danh tiếng của tập đoàn này đã hoàn toàn sụp đổ Hàng loạt gian lận trong kế toán của Enron đã bị đưa ra ngoài ánh sáng Arthur Andersen, một trong “năm đại gia kiểm toán lớn nhất thế giới”, năm 2002 vì vướng phải vụ bê bối kiểm toán với Enron đã phải nộp lại giấy phép hành nghề Bản thân Enron phải nộp đơn xin phá sản cuối năm 2011, trở thành vụ phá sản lớn nhất Hoa Kỳ cho đến thời điểm đó với con số khổng lồ 63,4

tỷ USD 85.000 nhân viên của họ trở thành thất nghiệp

Như vậy vấn đề được đặt ra là doanh nghiệp phải xây dựng được môi trường văn hóa đạo đức thực sự, sâu sắc trong doanh nghiệp để từ

đó tác động để tất cả các nhà lãnh đạo, quản lí cũng như các nhân viên trong doanh nghiệp nhận thức được rõ ràng hàng động có đạo đức là quyền lợi, trách nhiệm của họ; tránh tình trạng chính sách, phương

Trang 12

hướng hoạt động của doanh nghiệp đề ra theo một hướng, nhưng bản thân các nhân viên lại nghĩ khác và hành động khác.

Đứng trước những tác động ấy, trong bản công bố kết quả nghiên

cứ của mình, Viện nghiên cứu về đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp đã chỉ ra những vấn đề đạo đức cấp thiết cần được giải quyết trong các doanh nghiệp Mỹ đó là : (1) Lấy lại lòng tin của công chúng; (2) Đáp ứng được sự kì vọng của các nhà đầu tư không chỉ về lợi nhuận

mà còn về đạo đức doanh nghiệp; (3) Đảm bảo tính trung thực, chính xác của các bản báo cáo tài chính; (4) Công bằng trong việc chi trả các khoản bồi hoàn và (5) Xây dựng hình mẫu đạo đức của các nhà quản lý trong doanh nghiệp.

Để giải quyết những vấn đề này, các doanh nghiệp Mỹ đã tập trung vào 3 biện pháp sau:

1 – Tiếp tục đẩy mạnh các chương trình xây dựng, áp dụng cho đạo đức kinh doanh, xây dựng niềm tin trong doanh nghiệp, đưa đạo đức kinh doanh thực sự trở thành một yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp.

2 – Chuyên nghiệp hóa, riêng biệt hóa bộ phận đảm trách về đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp.

3 – Siết chặt quản lý, tăng cường hiệu lực của Bộ qui tắt ứng xử và những hướng dẫn thực hành đạo đức trong doanh nghiệp Nguyên nhân tại sao các công ty đã có những chương trình xây dựng và phát triển đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp này lại bị vướng vào vụ bê bối liên quan đến đạo đức kinh doanh?

Scandal gian lận khí thải của Volkswagen tháng 9 năm nay là vụ

bê bối lớn mới nhất gây rúng động cả Mỹ, châu Âu lẫn nhiều nơi khác trên thế giới Trong lịch sử cũng đã có nhiều vụ gian lận khiến chỉ trong một thời gian ngắn cả tập đoàn đã phải phá sản hoặc rơi vào cảnh đình đốn

Dưới đây là 1 trong10 vụ bê bối tai tiếng nhất gây thiệt hại hàng tỷ USD cho doanh nghiệp, thậm chí khiến họ hoàn toàn phá sản.

- Scandal khí thải của Volkswagen: Thiệt hại ước tính 87 tỷ USD

Trang 13

Tháng 9 vừa qua, tập đoàn Volkswagen, nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới phải thừa nhận đã sử dụng phần mềm gian dối lượng tiêu thụ nhiên liệu trên khoảng 11 chiếc xe chạy máy dầu của hãng tại Mỹ từ năm

2009-2015 Cơ quan bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ EPA tuyên bố rằng “thiết

bị lừa dối” của hãng này sẽ được kích hoạt khi đưa xe vào kiểm tra, còn khi xe chạy trên đường sẽ xả ra lượng khí thải gấp đến 40 lần ngưỡng quy định cho phép.

Cổ phiếu của Volkswagen liên tục lao dốc ngay sau vụ bê bối này bị

phanh phui, hơn 1/3 giá trị vốn hóa thị trường của họ đã bị ‘thổi bay’ chỉ sau 2 ngày Bản thân CEO Martin Winterkorn đã phải từ chức và bị tiến hành điều tra hình sự, còn tập đoàn này vẫn đang bị điều tra bởi cơ quan chức năng ở nhiều nước Ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse ước tính tổng thiệt hại mà Volkswagen phải hứng chịu có thể lên đến 87 tỷ USD.

Sau vụ bê bối Enron, vấn đề được đặt ra đối với các doanh nghiệp

Mỹ là làm sao để có thể đảm bảo hiệu lực, để qui tắc đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp thực sự có tác dụng Cách thức để thực hiện điều này là phải xây dựng được cơ chế giám sát, quản lý chặt chẽ; phải xây dựng cơ chế qui định trách nhiệm rõ ràng từ thấp đến cao của tất cả các thành viên trong công ty và phải khuyến khích việc tố giác cá hành vi phi đạo đức phát sinh trong công ty

để có thể ngăn chặn từ sớm những hành vi đó tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho công ty

Bên cạnh sự quan tâm, đầu tư của bản thân các doanh nghiệp, chính phủ, Quốc hội Mỹ cũng thúc đẩy quá trình luật hóa các nguyên tắc,

Ngày đăng: 15/04/2017, 11:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w