1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Gánh Nặng Kinh Tế Của Bệnh Đái Tháo Đường Ở Các Hộ Gia Đình Có Người Bệnh Ở Thành Phố Huế

12 554 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 231,5 KB

Nội dung

Ngày càng có nhiều những nghiên cứu chú trọng đến những chi phí cá nhân phải trả cho điều trị bệnh và đến nguy cơ của những vấn đề về kinh tế có thể ảnh hưởng lên chất lượng chăm sóc ngư

Trang 1

GÁNH NẶNG KINH TẾ CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Ở CÁC HỘ GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI BỆNH Ở THÀNH PHỐ HUẾ

ThS Nguyễn Hoàng Lan

Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (Nghiên cứu được hỗ trợ bởi Uỷ Ban Y tế Hà Lan- Việt Nam)

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng ở Việt Nam, đặc biệt các thành phố lớn Tỉ lệ mắc bệnh tăng gấp đôi sau 10 năm Theo thống kê vào năm 2006, toàn quốc có 2 triệu người mắc đái tháo đường Chi phí kinh tế của bệnh đái tháo đường đang được quan tâm ngày càng nhiều ở những nước phát triển, ở đó ngân sách cho y tê còn rất thấp Gánh nặng kinh tế không chỉ ảnh hưởng lên ngành y tế mà còn lên những cá thể và hộ gia đình của họ nữa Ngày càng có nhiều những nghiên cứu chú trọng đến những chi phí cá nhân phải trả cho điều trị bệnh và đến nguy cơ của những vấn đề về kinh tế có thể ảnh hưởng lên chất lượng chăm sóc người bệnh Nghiên cứu gánh nặng kinh tế của các hộ gia đình có bệnh nhân đái tháo đường ở thành phố Huế được thực hiện để khảo sát chi phí kinh tế của đái tháo đường đã tác động đến người bệnh

và hộ gia đình họ như thế nào

Đây là nghiên cứu cắt ngang, mô tả Thông tin được thu thập bằng phương pháp định lượng và định tính Chi tiêu cho bệnh đái tháo đường của các hộ gia đình trong vòng 12 tháng trước thời điểm nghiên cứu được thu thập Phân tích miêu tả sử dụng Pearson’s χ2 test và phân tích one way Anova để phân tích số liệu định lượng

Kết quả của nghiên cứu cho biết chi phí trung bình của bệnh đái tháo đường là 5,0756 triệu đồng cho một bệnh nhân trong một năm Bệnh nhân có biến chứng chi phí cho bệnh nhiều hơn bệnh nhân chưa có biến chứng Chủ yếu là chi phí trực tiếp 92,9% Trung bình, mỗi hộ gia đình thuộc nhóm nghèo chi đến 47,12% trong tổng số thu nhập cho bệnh, trong đó khoản chi phí cho thuốc là cao nhất Bảo hiểm y tế đã chia sẻ đáng kể chi phí của hộ gia đình cho bệnh

Sự hỗ trợ của người thân, vay mượn là những giải pháp thường gặp để bù đắp sự khó khăn về tài chính do cho các hộ nghèo Kinh tế kiệt quệ do mất thu nhập là kết quả cuối cùng của bệnh tác động lên các hộ gia đình nghèo

Nghiên cứu đã đề nghị các giải pháp để làm giảm gánh nặng kinh tế của bệnh đái tháo đường cho các hộ gia đình như: truyền thông gíáo dục kiến thức về bệnh rộng rãi trong cộng đồng, thiết lập hệ thống phát hiện sớm bệnh ở các cơ sở y tế, mọi người dân đều dễ dàng tiếp cận và phát triển những chính sách để khuyến khích người dân tham gia ngày càng nhiều vào

hệ thống bảo hỉêm y tế

Trang 2

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Cùng với sự phát triển của kinh tế, tỉ lệ các bệnh không nhiễm trùng như bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường, đang gia tăng ở Việt Nam Trong đó Đái tháo đường có tốc độ phát triển nhanh, gấp 6 lần bệnh tim Theo điều tra tại Việt Nam năm 2002, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở lứa tuổi 30-64 là 2,7%, vùng đồng bằng, ven biển 2,2%, miền núi 2,1% Tại 4 thành phố lớn Hà Nội, Huế, TP HCM, Hải Phòng, tỷ lệ đái tháo đường là 4% [5] Hiện nay ở Việt Nam có 2 triệu người mắc bệnh đái tháo đường [2]

Tổ chức y tế thế giới ứơc tính rằng 4- 5% ngân sách y tế của các nước dành cho các bệnh liên quan đến đái tháo đường Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã ước tính gánh nặng bệnh tật và chi phí của điều trị đái tháo đường đã càng ngày càng trở nên quan trọng làm giới hạn những nguồn lực của y tế ở các nước cho việc chăm sóc sức khoẻ [9,12] Chi phí kinh tế của bệnh đái tháo đường lại càng được quan tâm hơn ở các nước đang phát triển, khi mà ngân sách nhà nước cho y tế đang còn rất thấp Không chỉ thế chi phí điều trị ĐTĐ còn tác động lớn đến thu nhập hộ gia đình, hộ gia đình nghèo nhất ở Ấn độ phải dùng đến 25% thu nhập của gia đình

để điều trị bệnh ĐTĐ [10]

Ở Việt Nam hiện nay, nhiều người còn quan niệm đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh chỉ gặp ở người giàu Ðây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, người ta nói như vậy, chỉ với ý nghĩa về mặt chi phí cho điều trị và quản lý bệnh Chi phí trung bình cho một ngày điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường nói chung gấp hơn 7 lần so với mức lương tối thiểu Thực tế, nhiều bệnh nhân đái tháo đường có mức sống rất thấp Nhiều người vào viện điều trị, bệnh viện không những phải trợ cấp thuốc, mà còn phải lo cả cơm ăn cho họ Riêng năm 2002, BV Nội tiết chi cho người bệnh nghèo trên 100 triệu tiền khám chữa bệnh, thuốc men và ăn uống [5] Cho đến nay ở nước ta chưa có một nghiên cứu nào về chi phí ĐTĐ đối với người bệnh và gia

đình của họ Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Gánh nặng kinh tế của bệnh đái tháo đường đối với các hộ gia đình ở thành phố Huế”

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu chung:

Nghiên cứu gánh nặng kinh tế của bệnh ĐTĐ đối với các hộ gia đình ở thành phố Huế

2.2 Mục tiêu cụ thể:

- Mô tả những đặc điểm của bệnh ĐTĐ ở thành phố Huế

- Phân tích chi phí của hộ gia đình đối với bệnh ĐTĐ, bao gồm cả chi phí trực tiếp và gián tiếp

- Mô tả đáp ứng của hộ gia đình cho những chi phí này (vay nợ hay cầm cố tài sản ) và tác động của những chi phí do bệnh trên phương kế sinh nhai của hộ gia đình và quá trình của nghèo khổ

2.3 Nội dung và biến số nghiên cứu:

3.3.1 Những đặc điểm của người bệnh ĐTĐ ở thành phố Huế:

- Phân bố theo nhóm tuổi, giới

- Thời gian phát hiện bệnh

- Biến chứng có hay chưa

- Phân bố người bệnh theo nhóm thu nhập

- Sự tham gia BHYT của bệnh nhân

3.3.2 Chi phí của bệnh ĐTĐ theo quan điểm của hộ gia đình và người bệnh:

Trang 3

- Chi phí trực tiếp: tiền người bệnh phải trả khi sử dụng các dịch vụ bệnh viện công hoặc tư như viện phí, tiền thuốc, tiền xét nghiệm, tiền đi lại, tiền lưu trú, tiền thức ăn trong quá trình điều trị, tiền mua thức ăn liên quan đến điều trị,

- Chi phí gián tiếp: tiền lương hay sản phẩm mất đi do thời gian điều trị bệnh của bệnh nhân hay người nhà phải nghỉ việc để chăm sóc Cần lưu ý người nhà bệnh nhân có thể tham gia những hoạt động khác cùng thời gian chăm sóc người bệnh

- So sánh chi phí bệnh đối với thu nhập hộ gia đình (theo 5 mức thu nhập: nghèo, cận nghèo, trung bình, khá, giàu)

- So sánh chi phí của bệnh nhân có BHYT và bệnh nhân không có BHYT

3.3.2 Đáp ứng của hộ gia đình đối với chi phí bệnh & tác động của những chi phí do bệnh trên phương kế sinh nhai của hộ gia đình

- Tìm hiểu nguồn gốc của các chi phí do bệnh: trích từ khoản thu nhập dự trữ, giảm bớt chi tiêu thường xuyên của gia đình, được sự hỗ trợ của người thân, vay nợ, bán tài sản, cầm cố tài sản,

- Hậu quả của giảm thu nhập do bệnh: gia đình thiếu thốn, con cái phải nghỉ học hoặc nhận thêm việc làm, vay nợ,

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

3.1 Thiết kế nghiên cứu:

Đây là nghiên cứu cắt ngang, mô tả Các thông tin thu thập bằng phương pháp định lượng và định tính Các thông tin về chi phí bệnh thu thập trong vòng 12 tháng trước thời điểm nghiên cứu

3.2 Các kỹ thuật thu thập thông tin:

3.2.1 Phỏng vấn có cấu trúc:

- Phỏng vấn hộ gia đình có bệnh nhân ĐTĐ theo mẫu câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn để thu thập những thông tin cần thiết cho nghiên cứu

- Phỏng vấn sâu bệnh nhân và người nhà có chuẩn bị

3.2.2 Quan sát:

Được thực hiện khi phỏng vấn hộ gia đình Quan sát theo bảng kiểm đã được thiết kế

để đánh giá tình trạng kinh tế cũng như điều kiện sống của hộ gia đình Quan sát loại nhà ở và các vật dụng, tài sản có trong nhà

3.2.3 Thu thập thông tin thứ cấp:

- Danh sách bệnh nhân ĐTĐ đang điều trị ngoại trú ở bệnh viện TW Huế, ở bệnh viện trường Đại học Y khoa, phòng bảo vệ sức khoẻ cán bộ tỉnh TTHuế năm 2006- 2007

- Danh sách bệnh nhân ĐTĐ đã điều trị nội trú tại bệnh viện TW Huế năm 2007

- Danh sách bệnh nhân ĐTĐ từ các cộng tác viên y tế phường, xã

- Danh mục giá thuốc theo qui định của nhà nước, mức viện phí hiện hành,

3.3 Đối tượng thu thập thông tin – Tiêu chuẩn chọn mẫu:

- Bệnh nhân ĐTĐ type 2, tuổi từ 30-64 theo các nghiên cứu đây là đối tượng mắc ĐTĐ chủ yếu ở Việt Nam Có và không có BHYT

- Các đối tượng đều sinh sống tại thành phố Huế

- Các đối tượng đều tiếp xúc tốt

Trang 4

3.4 Địa bàn thu thập thông tin:

Nghiên cứu sẽ được tiến hành ở thành phố Huế Đây là một trong 4 thành phố lớn theo điều tra có tỉ lệ người bị ĐTĐ cao trong cả nước

3.5 Chọn mẫu:

- Định lượng: Theo công thức:

(1,96 * σ )2

n =

c2

Với: σ là độ lệch chuẩn của mẫu (với 100 mẫu thăm dò ta có: σ = 5,304

c là chênh lệch chi phí bình quân thực tế và chi phí bình quân của mẫu, c= 0,520

n = 399,6 người Chọn 400 mẫu có đầy đủ thông tin cần thiết

- Định tính: Phỏng vấn sâu 20 bệnh nhân ĐTĐ thuộc 5 nhóm kinh tế khác nhau (nghèo, cận nghèo, trung bình, khá và giàu)

4 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU

Phần lớn những thông tin về thu nhập chỉ có tính tương đối do bệnh nhân thường không

kê khai hết các khoản thu nhập của gia đình, có khi họ không nắm các khoản thu chính xác, đặc biệt các gia đình có nguồn thu không ổn định (buôn bán nhỏ), hoặc có nhiều nguồn thu khác nhau (doanh nghiệp lớn), hoặc sống phụ thuộc hoàn toàn vào con cái Do đó kết quả thu nhập có được là sự kết hợp lời khai của bệnh nhân và ước tính của nguời phỏng vấn dựa vào quan sát và nguồn thông tin của các hộ dân chung quanh

Người bệnh thường chỉ chú trọng đến các khoản chi phí liên quan đến điều trị trực tiếp như thuốc và thức ăn liên quan mà thường bỏ qua những chi phí khác như đi lại, bởi vì đa số họ

sử dụng phương tiện sẵn có Cũng rất dễ nhầm lẫn khi ước tính chi phí gián tiếp liên quan đến thời gian của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân vì bản thân họ không đánh giá được gía trị bằng tiền đối với các công việc hàng ngày trong nhà mà họ thường làm và người chăm sóc ngoài thời gian chăm bệnh nhân họ cũng làm nhiều việc khác Bệnh nhân thường hay nhầm lẫn

về biến chứng của bệnh và các bệnh kèm theo, để hạn chế những chi phí này, nghiên cứu viên chỉ tập trung khai thác những chi phí trực tiếp điều trị bệnh ĐTĐ

5 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

5.1 Những thông tin chung của đối tượng nghiên cứu:

5.1.1 Tuổi và giới tính:

Bảng 1 Tuổi và giới tính bệnh nhân ĐTĐ ở thành phố Huế

Tuổi

Chung 146 (36,5%) 254 (63,5%) 400 (100%) Tuổi phổ biến của bệnh nhân ĐTĐ trong nghiên cứu này là sau 46 tuổi, phù hợp với những nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về ĐTĐ type 2 Về giới nữ nhiều hơn nam

Trang 5

254/146 (63,5% và 36,5%) (p>0,05) Tỉ lệ này không phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn thị Thịnh, Đoàn Huy Hậu và Nguyễn Thị Bạch Tuyết ở Hà Tây với tỉ lệ nam cao hơn nữ 0,52% và 0,43% theo thứ tự (p>0,05)

5.1.2 Thời gian phát hiện bệnh:

Bảng 2 Số năm phát hiện bệnh

Số năm phát hiện

Thời gian phát hiện bệnh của các bệnh nhân nhóm nghiên cứu chủ yếu dưới 10 năm, nhiều nhất từ 2-5 năm chiếm 43,8% trong tổng số Tuy nhiên theo kết quả phỏng vấn cho thấy

thời gian thực sự mắc bệnh có thể sớm hơn nhưng do triệu chứng bệnh thường ít “Lần đầu tiên

tui không biết, thấy ăn nhiều, uống nhiều, sức khoẻ tốt nhưng người càng ngày càng ốm, một hôm đi tiểu ở ngoài xong là thấy kiến và ruồi bu tới liền rứa là phát hiện bệnh”(nam, 64 tuổi);

và bệnh nhân không có đủ kiến thức để phát hiện “đáng lý tui nghĩ là tui bị cách 2 năm trước

đó Vì thời gian trước đó thấy khát nước, khát khô cổ luôn, càng uống ngọt càng thấy khát nhưng mình không nghĩ vì tình trạng giảm cân không phải một năm trụt xuống 8 kg mà giảm dần dần, mà không biết bệnh tiểu đường để đi khám” (nữ 44 tuổi).

5.1.3 Số năm phát hiện bệnh và biến chứng:

Bảng 3 Số năm phát hiện bệnh và biến chứng

Số năm phát hiện bệnh

Biến chứng

Tổng

(15,7%)

(43,5%)

(32,2%)

(4,9%)

(2,7%)

(1,1%)

(36%)

256 (64%)

400 (100%) Bảng 3 cho thấy số bệnh nhân phát hiện biến chứng nhiều hơn chưa có biến chứng với 256/144 , sự xuất hiện biến chứng không tỉ lên thuận với thời gian phát hiện bệnh, chủ yếu tập trung ở nhóm 2- 5 năm với 43,5% trường hợp Điều này phù hợp với lý thuyết bệnh

Trang 6

ĐTĐ type 2 và một số nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới bệnh nhân thường phát hiện bệnh muộn cùng lúc với biến chứng [10]

5.1.4 Chọn lựa nơi điều trị bệnh và sự tham gia bảo hiểm y tế của người bệnh:

Bảng 4 Chọn lựa nơi điều trị bệnh và sự tham gia BHYT

Đăng ký BHYT

Nơi điều trị

Tổng

BV PK tư Tự ĐT Thuốcnam KhôngĐT không có BHYT

(33.5%)

Có BHYT

(66.5%)

(63.5%)

111 (27.8%)

27 (6.7%)

6 (1.5%)

2 (0,5%)

400 (100%) Bảng 4 cho thấy đa số người bệnh có tham gia BHYT 66,5% Chon lựa nơi điều trị của các bệnh nhân có BHYT là bệnh viện với 214/266, còn đa số bệnh nhân không có BHYT là phòng khám tư với 78/134 Đây là sự lựa chọn hợp lý, tuy nhiên cũng có 33/216 bệnh nhân có BHYT chọn phòng khám tư là nơi điều trị bệnh thường xuyên,lí do của sự lựa chọn thường là

vì “phòng khám tư nhanh, tiện lợi, không mất thời gian” (nam, 50 tuổi) hay “…có lần H đi

khám Bảo hiểm, H qua thử máu mà H xỉu luôn, đợi quá lâu, phần vì thai nhỏ hành mình nữa,

H muốn rớt xuống sàn luôn Sau H đi khám ngoài luôn.”(nữ 34 tuổi)

5.1.5 Tình trạng kinh tế của người bệnh:

Bảng 5 Phân theo 5 nhóm thu nhập

Đơn vị tính: Triệu đồng Nhóm (Quintiles) 1( Nghèo) 2(cận nghèo) 3(Trung bình) 4 (Khá) 5 (Giàu)

Thu nhập BQ/năm 1,0- 4,80 5,0-7,2 7,22-10,29 10,4-15,0 15,6-72

Bảng 5 cho biết số bệnh nhân theo 5 nhóm thu nhập không có sự khác nhau lớn, thay đổi từ 77- 83 người, trong đó nhóm cận nghèo và khá chiếm đa số bệnh nhân với 20,7% và 20,3% Điều này xóa bỏ quan điểm sai lầm khi cho rằng bệnh ĐTĐ là bệnh của nhà giàu và cũng phù hợp với một số nghiên cứu ở Việt Nam [5]

5.2 Chi phí hộ gia đình đối với bệnh ĐTĐ

5.2.1 Chi phí của hộ gia đình đối với bệnh ĐTĐ, bao gồm cả chi phí trực tiếp và gián tiếp.

Bảng 6 Chi phí bình quân của hộ gia đình đối với bệnh ĐTĐ

Đơn vị tính: triệu đồng

400

Bảng 6 cho biết chi tiêu bình quân của một hộ gia đình khi có ngưòi mắc bệnh ĐTĐ trong một năm, bình quân là 5,0756 triệu đồng Chi phí cho bệnh cao nhất là 30,52 triệu đồng, gần gấp 3 lần thu nhập trung bình mỗi năm của hộ gia đình ở thành phố Huế , gần bằng ½ mức thu bình quân của các hộ gia đình có mức thu nhập cao nhất (bảng 5)

Trang 7

5.2.2 Chi phí trực tiếp của hộ gia đình đối với bệnh ĐTĐ:

Bảng 7 Cơ cấu chi phí trực tiếp cho bệnh ĐTĐ trong năm

Đơn vị tính: triệu đồng

Nhóm

thu nhập

Chi phí liên quan đến y học

Chi phí không liên quan đến y học Thuốc Khám Xét

nghiệm Đi lại Thức ăn Khác Viện phí Chi phí khác

Nghèo 2,3451 0,0630 0,1095 0,0905 0,7532 0,0479 0,2144 0,1483 3,7777 Cận nghèo 2,4524 0,1351 0,1118 0,0969 1,5513 0,1663 0,1470 0,1199 4,7807 Trung bình 1,9608 0,1036 0,1268 0,1218 2,3537 0,5250 0,4618 0,0671 5,7207 Khá 1,6795 0,0666 0,0600 0,1300 1,9144 0,2254 0,0110 0,0524 4,1392 Giàu 2,0881 0,1442 0,1898 0,1126 2,1231 0,3760 0,0545 0,1403 5,2285 Chung 2,1066 0,1022 0,1186 0,1103 1,7320 0,2637 0,1747 0,1056 4,7154

Bảng 7 cho thấy chi phí điều trị ngoại trú cao hơn nhiều so với điều trị nội trú, vì ĐTĐ

là một bệnh mãn tính, bệnh nhân phải điều trị thường xuyên, uống thuốc hàng ngày, chỉ nhập bệnh viện khi bệnh nặng lên hay có các biến chứng nguy hiểm Trong tất cả các chi phí bệnh nhân phải trực tiếp chi trả, chi phí cho thuốc là cao nhất với bình quân 2,1066 triệu đồng mỗi năm/bệnh nhân Nhóm cận nghèo, nhóm nghèo và nhóm giàu là các nhóm có tiền thuốc cao nhất theo thứ tự giảm dần

Thức ăn liên quan đến điều trị được quan tâm đến nhiều ở nhóm có thu nhập trung bình trở lên, đặc biệt là nhóm giàu Thức ăn thường được đề cập chủ yếu là sữa cho người ĐTĐ, các

thức ăn điều trị bệnh như” mướp đắng” (khổ qua) hoặc chế độ ăn riêng biệt cho người bệnh

5.2.3 Chi phí gián tiếp của hộ gia đình đối với bệnh ĐTĐ:

Bảng 8 Chi phí gián tiếp bình quân của hộ gia đình đối với bệnh ĐTĐ hàng năm

Nhóm thu nhập Ngày công

mất do ốm (ngày) Ngày công mất do chăm sóc người bệnh (ngày) (triệu đồng) Thành tiền

Bảng 8 cho biết bình quân ngày công mất do ốm nhiều hơn rất nhiều so với ngày công mất đi do chăm sóc người bệnh (13 ngày so với 2 ngày) Bệnh nhân thuộc các nhóm nghèo và cận nghèo là những người mất nhiều ngày công lao động nhất trong các nhóm nghiên cứu với bình quân 29 và 18 ngày/năm Tuy nhiên khi qui ra tiền, bình quân chi phí gián tiếp của hai nhóm này không cao hơn các nhóm khác do thu nhập của nhóm thấp

Trang 8

5.2.4 Tỉ lệ chi phí trực tiếp và gián tiếp theo nhóm thu nhập:

Hình 1 Tỉ lệ chi phí trực tiếp và gián tiếp theo nhóm thu nhập

96.69%

91.61%

90.61%

94.39% 92.90%

88.65%

7.10%

3.61%

9.39%

3.31%

8.39%

12.35%

0.00%

20.00%

40.00%

60.00%

80.00%

100.00%

120.00%

Nhóm thu nhập

Chi trực tiếp Chi gián tiếp

Hình 1 cho thấy sự chênh lệch giữa chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp do bệnh ĐTĐ ở các nhóm thu nhập Chi phí chủ yếu do bệnh là chi phí trực tiếp cao ở tất cả các nhóm Nhìn chung 92,9% chi phí cho bệnh là trực tiếp và chỉ 7,10% chi phí gián tiếp

5.2.4 Tổng chi phí do bệnh so với tổng thu nhập của hộ gia đình:

Hình 2 Bình quân chi phí do bệnh ĐTĐ so với tổng thu nhập hộ gia đình bệnh nhân

(theo nhóm thu nhập)

8.14%

13.65%

15.64%

25.36%

47.12%

0.00%

5.00%

10.00%

15.00%

20.00%

25.00%

30.00%

35.00%

40.00%

45.00%

50.00%

Nhóm thu nhập

Hình 4 cho biết % tổng chi phí do bệnh ĐTĐ so với tổng thu nhập của hộ gia đình hàng năm theo nhóm thu nhập Kết quả giảm dần từ nhóm nghèo đến nhóm giàu Có khoảng cách lớn giữa tỉ lệ chi phí so với thu nhập giữa các nhóm, cao nhất là nhóm nghèo với 47,12% thu nhập của hộ gia đình dành cho người bệnh ĐTĐ, trong khi đó nhóm giàu chỉ mất 8,14% Kết quả này cao hơn nhiều so với những nghiên cứu ở Ấn độ: với một hộ gia đình có thu nhập thấp

có một người trưởng thành mắc ĐTĐ thì sẽ mất đến 25% thu nhập của gia đình để điều trị bệnh Như vậy ĐTĐ đã làm mất gần 50% thu nhập của các hộ gia đình nghèo ở thành phố Huế

Trang 9

5.2.5 Chi phí trực tiếp cho điều trị bệnh ĐTĐ so với khoản chi thường xuyên hàng năm giữa các hộ gia đình có BHYT và không có BHYT

Bảng 9 Chi phí trực tiếp cho điều trị bệnh ĐTĐ so với chi tiêu hàng năm giữa các hộ gia

đình có BHYT và không có BHYT Nhóm thu nhập Tham gia BHYT % chi thường xuyên Tổng cộng

Bảng 9 cho thấy sự tham gia BHYT đã làm giảm đáng kể khoản chi phí trực tiếp do bệnh ĐTĐ ở các hộ gia đình của tất cả các nhóm thu nhập Sự chênh lệch cao nhất ở nhóm thu nhập khá với 29,15% so với chỉ 7,67% khoản chi dành cho điều trị bệnh ĐTĐ trong tổng số chi tiêu của hộ gia đình trong năm Chi cho điều trị bệnh ở các hộ gia đình nghèo giảm đến trên 50% ở các hộ gia đình có tham gia BHYT (47,85% so với 23,59%) BHYT thực sự đã chia sẻ

gánh nặng kinh tế do bệnh ở các hộ nghèo ” lỡ đường lên đau ra bệnh viện không có BH thì

răng? ra BV là tiền ơi là tiền chứ đừng có nói, chịu chi nỗi có được mua bảo hiểm là sướng rồi” (nữ, 49 tuổi- BHYT tự nguyện)

5.2.6 Tổng chi phí của bệnh đái tháo đường ở các bệnh nhân có biến chứng và không có biến chứng:

Bảng 10 Tổng chi phí của bệnh đái tháo đường ở các bệnh nhân có biến chứng và không

có biến chứng Biến chứng Số bệnh nhân Chi phí bình quân

(triệu đồng) Chi phí tối thiểu (triệu đồng) Chi phí tối đa (triệu đồng)

Bảng 10 cho thấy ở các bệnh nhân có biến chứng chi tiêu nhiều hơn cho điều trị bệnh so với bệnh nhân chưa có biến chứng Tối đa có bệnh nhân chi đến 30,52 triệu/năm Biến chứng

kèm theo làm tăng chi phí điều trị là kết quả tất yếu “hàng tháng tôi tốn thêm 300 ngàn đồng

để mua thuốc điều trị bệnh tim nữa” (nữ, 44 tuổi)

Trang 10

5.3 Đáp ứng của hộ gia đình cho chi phí bệnh ĐTĐ:

Bảng 11.Đáp ứng của hộ gia đình cho chi phí của bệnh ĐTĐ

Đơn vị tính: Số hộ gia đình

nghèo

Trung bình

Nhận hỗ trợ từ

Sử dụng tiền để

Bảng 11cho biết các đáp ứng hộ gia đình thực hiện để bù đắp các chi phí do điều trị bệnh ĐTĐ, nguồn bù đắp chủ yếu là sự hỗ trợ từ người thân, sử dụng tiền để dành và vay nợ Khi tất cả các đáp ứng bù đắp tài chính hộ gia đình không thực hiện được, biện pháp cuối cùng

để giải quyết là bỏ điều trị “có nhiều khó khăn nhưng chủ yếu là không đủ tiền mua thuốc vì

kinh tế gia đình quá eo hẹp nên phải ngừng điều trị 2 năm, đến 10/2006 có BHYT mới điều trị trở lại (nam, 48 tuổi);

5.4 Tác động của những chi phí do bệnh trên phương kế sinh nhai của hộ gia đình và quá trình của nghèo khổ.

5.4.1 Tác động của điều trị bệnh lên phương kế sinh nhai của hộ gia đình:

Bảng 12 Tác động của bệnh ĐTĐ lên phuơng kế sinh nhai của người bệnh

nghèo

Trung bình

cộng

Bệnh chủ yếu làm giảm năng suất lao động, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình- “họ

làm loại A thì mình loại B thôi, toàn giải nhì, không có giải nhất (cười)” (nữ, 44 tuổi), “không đọc sách lâu được phải giảm giờ tham gia chấm thi ” (nam, 57 tuổi) hay “trứơc đây nhận dạy thêm nhiều giờ, bây giờ nhận ít giờ lại” (nữ, 45 tuổi)

- Có đến 18 trường hợp phải nghỉ việc do biến chứng của bệnh “trước đây tui là thợ may, nghỉ

từ khi bị bệnh may chi nỗi nữa” (nam, 64 tuổi, biến chứng thần kinh), hoặc “trước tôi làm thợ điện nhưng sau này bị bệnh không dám đi làm nữa do làm việc không an tòan, đứng run chân, mắt không thấy rõ nên làm nghề điện rất nguy hiểm, năm 2006 mổ mắt nên phải nghỉ việc, không làm gì được nữa” (nam, 48 tuổi).

5.4.2 Hậu quả của bệnh tật lên đời sống gia đình người bệnh- Quá trình của nghèo khổ:

Chuyện của H

H, 40 tuổi, phát hiện ĐTĐ cách đây 7 năm khi đã có nhiều biến chứng nặng Trước khi phát hiện bệnh H sống cùng mẹ và chị, nghề thợ sơn của anh và việc buôn bán hàng rong của

bà mẹ đảm bảo cho ba mẹ con đủ sống, không phải lo lắng về vấn đề kinh tế Anh đã dành dụm

Ngày đăng: 15/04/2017, 09:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w