1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua các trò chơi đóng vai theo chủ đề

70 871 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 1,77 MB

Nội dung

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀITrẻ em là niềm vui, hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc, đất nước. Bảo vệ và chăm sóc trẻ em không chỉ là trách nhiệm của gia đình trẻ mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Trong các nội dung giáo dục toàn diện cho trẻ thì giáo dục tình cảm xã hội là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng vì nó ảnh đến các mặt giáo dục khác. Tình cảm của trẻ có ảnh hưởng đến cách nhìn nhận, thái độ của trẻ với mọi người xung quanh và với chính bản thân trẻ. Hơn nữa đối với trẻ mà nói việc hình thành những dấu ấn ban đầu có ý nghĩa hết sức quan trọng. Từ thực tế, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học, giáo dục học cho thấy trong những năm đầu của cuộc dời đứa trẻ có hệ thần kinh mềm dẻo, non yếu và dễ uốn nắn. Do đó thời gian này rất thuận lợi cho việc hình thành những nét cơ bản của cá tính và biểu hiện cảm xúc nhất định, hình thành cho trẻ những phẩm chất tâm lý nhân cách con người.Giáo dục tình cảm là một bộ phận của giáo dục đạo đức cho trẻ. Mục tiêu giáo dục tình cảm cho trẻ lứa tuổi mầm non nhằm hướng tới hình thành và phát triển những xúc cảm tình cảm tốt đẹp cho trẻ đối với mọi người xung quanh, nhằm hình thành nhân cách con người ở trẻ nhỏ. Đối với trẻ mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo, qua chơi trẻ được phát triển chức năng tâm lý và hình thành nhân cách. Khi chơi trẻ có thêm nhiều cơ hội khám phá môi trường xung quanh, qua đó kích thích tính tò mò, khả năng quan sát, năng lực phán đoán, trí tưởng tượng… của trẻ. Chính vì lẽ đó mà nhiều nhà giáo dục đã gọi: “trò chơi là trường học của cuộc sống”. Trẻ cần chơi như cần ăn no, mặc êm, cần được yêu thương. Trò chơi nuôi dưỡng tâm hồn trẻ mà không có gì có thể thay thế được.Như vậy, trường mầm non là môi trường thuân lợi nhất để trẻ phát triển.ở đây trẻ không những được chăm sóc được trò chuyện tiếp xúc với bạn bè,cô giáo mà còn được vui chơi để thoả mãn ước muốn làm người lớn với khả năng thực lực của mình. Trong khi chơi đứa trẻ học cách sử dụng đồ vật, đồ chơi do con người sáng tạo ra. Học những quy tắc ứng xử giữa người với người trong xã hội tức là trẻ học cách làm người.Trẻ mẫu giáo có thể tham gia nhiều loại trò chơi như trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi đóng kịch, các trò chơi có luật…Mỗi loại trò chơi đều có tác dụng phát triển một mặt nhất định của trẻ. Nhưng trung tâm của hoạt động vui chơi đối với trẻ đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi chủ yếu tạo ra nét đặc trưng trong trò chơi,trong đời sống tâm lý, tình cảm của trẻ mẫu giáo.Tại sao trẻ mẫu giáo thích chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề, bởi qua chơi trẻ được hòa nhập vào các mối quan hệ trong xã hội, trẻ hiểu được bản thân mình và dầ hát triển tình cảm tích cực giữa trẻ và bạn chơi. Từ những mối quan hệ yêu thương gần gũi giữa các vai chơi, người chơi. Trẻ phát triển tình cảm của mình một cách tự nhiên, tích cực hơn. Do vậy trò chơi nói chung và việc phát triển tình cảm cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề nói riêng thực sự cần thiết cho trẻ.Tuy nhiên thực tế hiện nay ở các trường mầm non chưa khai thác được hết vai trò của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với sự phát triển tình cảm, xúc cảm cho trẻ mẫu giáo.Vậy vấn đề cấp thiết là phải tăng cường giáo dục tình cảm cho trẻ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đềvà cần phải có sự hướng dẫn tỉ mỉ, cụ thể để tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, hứng thú, có như vậy chúng ta mới thực sự tạo cho trẻ niềm vui, niềm hạnh phúc trong hoạt động vui chơi để từ đó phát triển nhân cách nói chung, đời sống tình cảm nói riêng.Từ lý luận và thực tiễn với khả năng và niềm say mê hứng thú của mình tôi đã chọn nghiên cứu đề tài :“Giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua các trò chơi đóng vai theo chủ đề”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨUTrên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua các trò chơi đóng vai theo chủ đề. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục tình cảm cho trẻ thông qua các trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non.3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU3.1. Khách thể nghiên cứu. Trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) ở trường MN Nam Lý – Đồng Hới. Giáo viên trường MN Nam Lý – Đồng Hới.3.2 Đối tượng nghiên cứuGiáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua các trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường Mầm non Nam Lý – Đồng Hới – Quảng Bình.4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌCNếu xây dựng được biện pháp tổ chức trò chơi ĐVTCĐ phù hợp với trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi thì trò chơi ĐVTCĐ sẽ thực sự trở thành phương tiện phát triển tình cảm có hiệu quả đối với trẻ Mẫu giáo 5 6 tuổi.5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨUĐề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về trò chơi ĐVTCĐ và việc giáo dục tình cảm cho trẻ cho trẻ Mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ. Khảo sát, phân tích thực trạng giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường Mầm non. Xây dựng một số biện pháp tổ chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát giáo dục tình cảm cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non.6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU6.1. Giới hạn về khách thể nghiên cứu Thực hiện nghiên cứu trên 30 trẻ ở 2 lớp: MGL A 15 trẻ và ở lớp MGL B 15 trẻ. Trường Mầm non Nam Lý TP Đồng Hới Quảng Bình. Khách thể điều tra: 20 Giáo viên ở Trường Mầm non Nam Lý Đồng Hới Quảng Bình (12 giáo viên lớp MGL, 4 giáo viên MGN, 4 giáo viên MGB)6.2. Giới hạn về nội dung nghiên cứuNghiên cứu một số biện pháp tổ chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát triển tình cảm cho trẻ Mẫu giáo 5 6 tuổi ở Trường Mầm non Nam Lý.6.3. Thời gian nghiên cứuThực hiện nghiên cứu từ 1601 đến tháng 520167. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luậnSử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá những vấn đề lí luận liên quan đến nội dung nghiên cứu.7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn7.2.1. Phương pháp quan sátDự giờ, quan sát và ghi chép lại cách tổ chức trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non. Đặc biệt quan tâm đến các biện pháp tổ chức trò chơi ĐVTCĐ của giáo viên nhằm phát triển tình cảm cho trẻ 5 6 tuổi.7.2.2. Phương pháp điều tra bằng AnkétSử dụng phiếu điều tra Ankét để tìm hiểu thực trạng tổ chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm giáo dục tình cảm cho trẻ 5– 6 tuổi ở Trường Mầm non.7.2.3. Phương pháp đàm thoạiTrao đổi với giáo viên về một số vấn đề về sự phát triển tình cảm, xúc cảm của trẻ.Đàm thoại với trẻ 5 – 6 tuổi để tìm hiểu về biểu hiện tình cảm của trẻ.7.2.4.Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt độngNghiên cứu sản phẩm của giáo viên, cụ thể là các kế hoạch tổ chức trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ 5 – 6 tuổi để tìm hiểu thực trạng giáo dục tình cảm cho trẻ. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng một số phép thống kê để xử lý thông tin thu thập được trong quá trình nghiên cứu nhằm khẳng định độ tin cậy của đề tài.8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Góp phần hệ thống hóa lý luận về trò chơi ĐVTCĐ và sự phát triển tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi. Đánh giá thực trạng tổ chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát triển tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở Trường Mầm non Nam Lý. Xây dựng được một số biện pháp tổ chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát triển tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi.9. CẤU TRÚC ĐỀ TÀIKhóa luận gồm các phần:Mở đầuChương 1. Một số vấn đề lí luận về sự phát triển tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi và trò chơi đóng vai theo chủ đề.Chương 2. Thực trạng giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua các trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường Mầm non Nam Lý – Đồng Hới – Quảng Bình.Chương 3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua các trò chơi đóng vai theo chủ đề.Kết luận và kiến nghị.

Trang 1

Lời cảm ơn

Để hồn thành khĩa luận này, em xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến

Cơ giáo Ths Nguyễn Thị Thùy Vân, đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện.

Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cơ trong khoa sư phạm Tiểu học – Mầm non, Trường Đại Học Quảng Bình đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học khơng chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khĩa luận mà cịn là hành trang quí báu để em bước vào nghề một cách vững chắc và tự tin.

Kính chúc quý Thầy, Cơ dồi dào sức khỏe và thành cơng trong sự nghiệp của mình.

Đồng Hới, Tháng 5 năm 2016

Tác giả: Lê Thị Hương

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kếtquả trong luận văn là trung thực, được các tác giả cho phép sử dụng và chưa từng đượccông bố trong bất kì một công trình nào khác

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 5

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ TT

34

2.3

Khả năng thể hiện xúc cảm, tình cảm của trẻ trong MQH Thực, MQH chơi khi tham gia vào các trò chơi ĐVTCĐ

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trẻ em là niềm vui, hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc,đất nước Bảo vệ và chăm sóc trẻ em không chỉ là trách nhiệm của gia đình trẻ mà còn

là trách nhiệm của toàn xã hội Trong các nội dung giáo dục toàn diện cho trẻ thì giáodục tình cảm xã hội là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng vì nó ảnh đến cácmặt giáo dục khác Tình cảm của trẻ có ảnh hưởng đến cách nhìn nhận, thái độ của trẻvới mọi người xung quanh và với chính bản thân trẻ Hơn nữa đối với trẻ mà nói việchình thành những dấu ấn ban đầu có ý nghĩa hết sức quan trọng Từ thực tế, nhiềucông trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học, giáo dục học cho thấy trong những nămđầu của cuộc dời đứa trẻ có hệ thần kinh mềm dẻo, non yếu và dễ uốn nắn Do đó thờigian này rất thuận lợi cho việc hình thành những nét cơ bản của cá tính và biểu hiệncảm xúc nhất định, hình thành cho trẻ những phẩm chất tâm lý nhân cách con người

Giáo dục tình cảm là một bộ phận của giáo dục đạo đức cho trẻ Mục tiêu giáodục tình cảm cho trẻ lứa tuổi mầm non nhằm hướng tới hình thành và phát triển nhữngxúc cảm tình cảm tốt đẹp cho trẻ đối với mọi người xung quanh, nhằm hình thànhnhân cách con người ở trẻ nhỏ Đối với trẻ mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo,qua chơi trẻ được phát triển chức năng tâm lý và hình thành nhân cách Khi chơi trẻ cóthêm nhiều cơ hội khám phá môi trường xung quanh, qua đó kích thích tính tò mò, khảnăng quan sát, năng lực phán đoán, trí tưởng tượng… của trẻ Chính vì lẽ đó mà nhiềunhà giáo dục đã gọi: “trò chơi là trường học của cuộc sống” Trẻ cần chơi như cần ăn

no, mặc êm, cần được yêu thương Trò chơi nuôi dưỡng tâm hồn trẻ mà không có gì cóthể thay thế được

Như vậy, trường mầm non là môi trường thuân lợi nhất để trẻ phát triển.ở đâytrẻ không những được chăm sóc được trò chuyện tiếp xúc với bạn bè,cô giáo mà cònđược vui chơi để thoả mãn ước muốn làm người lớn với khả năng thực lực của mình.Trong khi chơi đứa trẻ học cách sử dụng đồ vật, đồ chơi do con người sáng tạo ra Họcnhững quy tắc ứng xử giữa người với người trong xã hội tức là trẻ học cách làm người

Trẻ mẫu giáo có thể tham gia nhiều loại trò chơi như trò chơi đóng vai theo chủ

đề, trò chơi đóng kịch, các trò chơi có luật…Mỗi loại trò chơi đều có tác dụng pháttriển một mặt nhất định của trẻ Nhưng trung tâm của hoạt động vui chơi đối với trẻđóng vai theo chủ đề là loại trò chơi chủ yếu tạo ra nét đặc trưng trong trò chơi,trongđời sống tâm lý, tình cảm của trẻ mẫu giáo

Tại sao trẻ mẫu giáo thích chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề, bởi qua chơi trẻđược hòa nhập vào các mối quan hệ trong xã hội, trẻ hiểu được bản thân mình và dầhát triển tình cảm tích cực giữa trẻ và bạn chơi Từ những mối quan hệ yêu thương gần

Trang 7

gũi giữa các vai chơi, người chơi Trẻ phát triển tình cảm của mình một cách tự nhiên,tích cực hơn Do vậy trò chơi nói chung và việc phát triển tình cảm cho trẻ mẫu giáonhỡ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề nói riêng thực sự cần thiết cho trẻ.

Tuy nhiên thực tế hiện nay ở các trường mầm non chưa khai thác được hết vaitrò của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với sự phát triển tình cảm, xúc cảm cho trẻmẫu giáo.Vậy vấn đề cấp thiết là phải tăng cường giáo dục tình cảm cho trẻ thông quatrò chơi đóng vai theo chủ đềvà cần phải có sự hướng dẫn tỉ mỉ, cụ thể để tạo cho trẻcảm giác thoải mái, hứng thú, có như vậy chúng ta mới thực sự tạo cho trẻ niềm vui,niềm hạnh phúc trong hoạt động vui chơi để từ đó phát triển nhân cách nói chung, đờisống tình cảm nói riêng

Từ lý luận và thực tiễn với khả năng và niềm say mê hứng thú của mình tôi đã

chọn nghiên cứu đề tài :“Giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua các trò chơi đóng vai theo chủ đề”

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng giáo dục tình cảm cho trẻmẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua các trò chơi đóng vai theo chủ đề Đề xuất một số biệnpháp nâng cao hiệu quả giáo dục tình cảm cho trẻ thông qua các trò chơi đóng vai theochủ đề ở trường mầm non

3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1 Khách thể nghiên cứu.

- Trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) ở trường MN Nam Lý – Đồng Hới

- Giáo viên trường MN Nam Lý – Đồng Hới

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua các trò ch ơi đóng vaitheo chủ đề ở trường Mầm non Nam Lý – Đồng Hới – Quảng Bình

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu xây dựng được biện pháp tổ chức trò chơi ĐVTCĐ phù hợp với trẻ Mẫugiáo 5 – 6 tuổi thì trò chơi ĐVTCĐ sẽ thực sự trở thành phương tiện phát triển tìnhcảm có hiệu quả đối với trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về trò chơi ĐVTCĐ và việc giáo dục tình cảm chotrẻ cho trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ

- Khảo sát, phân tích thực trạng giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ởtrường Mầm non

Trang 8

- Xây dựng một số biện pháp tổ chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát giáo dục tìnhcảm cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non.

6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

6.1 Giới hạn về khách thể nghiên cứu

- Thực hiện nghiên cứu trên 30 trẻ ở 2 lớp: MGL A 15 trẻ và ở lớp MGL B 15trẻ Trường Mầm non Nam Lý - TP Đồng Hới - Quảng Bình

- Khách thể điều tra: 20 Giáo viên ở Trường Mầm non Nam Lý - Đồng Hới - QuảngBình (12 giáo viên lớp MGL, 4 giáo viên MGN, 4 giáo viên MGB)

6.2 Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu một số biện pháp tổ chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát triển tìnhcảm cho trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở Trường Mầm non Nam Lý

6.3 Thời gian nghiên cứu

Thực hiện nghiên cứu từ 16/01 đến tháng 5/2016

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thốnghoá những vấn đề lí luận liên quan đến nội dung nghiên cứu

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp quan sát

Dự giờ, quan sát và ghi chép lại cách tổ chức trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầmnon Đặc biệt quan tâm đến các biện pháp tổ chức trò chơi ĐVTCĐ của giáo viênnhằm phát triển tình cảm cho trẻ 5 - 6 tuổi

7.2.2 Phương pháp điều tra bằng Ankét

Sử dụng phiếu điều tra Ankét để tìm hiểu thực trạng tổ chức trò chơi ĐVTCĐnhằm giáo dục tình cảm cho trẻ 5– 6 tuổi ở Trường Mầm non

7.2.3 Phương pháp đàm thoại

Trao đổi với giáo viên về một số vấn đề về sự phát triển tình cảm, xúc cảm củatrẻ

Đàm thoại với trẻ 5 – 6 tuổi để tìm hiểu về biểu hiện tình cảm của trẻ

7.2.4.Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Nghiên cứu sản phẩm của giáo viên, cụ thể là các kế hoạch tổ chức trò chơiĐVTCĐ cho trẻ 5 – 6 tuổi để tìm hiểu thực trạng giáo dục tình cảm cho trẻ

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng một số phép thống kê để xử lý thông tin thu thập được trong quá trìnhnghiên cứu nhằm khẳng định độ tin cậy của đề tài

Trang 9

8 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

- Góp phần hệ thống hóa lý luận về trò chơi ĐVTCĐ và sự phát triển tình cảmcủa trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

- Đánh giá thực trạng tổ chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát triển tình cảm của trẻmẫu giáo 5 - 6 tuổi ở Trường Mầm non Nam Lý

- Xây dựng được một số biện pháp tổ chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm phát triểntình cảm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

9 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

Khóa luận gồm các phần:

Mở đầu

Chương 1 Một số vấn đề lí luận về sự phát triển tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 –

6 tuổi và trò chơi đóng vai theo chủ đề

Chương 2 Thực trạng giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông quacác trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường Mầm non Nam Lý – Đồng Hới – QuảngBình

Chương 3 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục tình cảm cho trẻ mẫugiáo 5 – 6 tuổi thông qua các trò chơi đóng vai theo chủ đề

Kết luận và kiến nghị.

Trang 10

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN

TÌNH CẢM CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI VÀ TRÒ CHƠI

ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ 1.1 TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài

Tâm lý học trẻ em là một khoa học chuyên nghiên cứu về sự hình thành và pháttriển tâm lý trẻ em Từ khi tâm lý học mầm non ra đời cho đến nay đã có rất nhiềucông trình nghiên cứu về nhân cách và chức năng tâm lý của trẻ trong độ tuổi mầmnon Trong đó, lĩnh vực giáo dục tình cảm cho trẻ là một trong những lĩnh vực đượcnhiều nhà tâm lý học trong nước và ngoài nước tiếp cận, tìm hiểu nghiên cứu, cụ thể

Ở nước ngoài với quan điểm trò chơi là niềm vui sướng của tuổi thơ là phươngtiện phát triển toàn diện cho trẻ Theo J A Kômenxki “trò chơi là hoạt động cần thiết

là phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ” Bên cạnh đó, vấn đề hình thành thói quen

về biểu hiện xúc cảm, tình cảm cho trẻ cũng được các nhà khao học quan tâm và đềcâp đến trong một số công trình nghiên cứu theo một số khía cạnh khác nhau nhưNghiên cứu về tiềm năng phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo, về năng lực hoạt động và

sự ảnh hưởng của quá trình đến sự phát triển tình cảm tâm lý của trẻ, đặc biệt là hìnhthành nhân cách tốt cho trẻ Các công trình nghiên cứu như:

A.N.Leonchiev với: Cuốn sách Sự phát triển tâm lý trẻ em

L.X Vưgôtxki với: Sự phát triển chức năng tâm lý cao cấp

Đ.B Elconhin với: Tâm lý học trò chơi

H.Wallon với: Những nguồn gốc tính cách trẻ em

1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận của việc giáodục trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề như:

Nguyễn Thị Nhất, Nguyễn Khắc Viện với: Tâm Lý trẻ em

Nguyễn Ánh Tuyết với: Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ em, giáo dục trẻ mẫu giáo trong nhóm bạn bè.

Nhiều tác giả khác như Đỗ Mộng Liên, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Trương KimOanh, Lê Thị Hòa Đã biên soạn các hoạt động vui chơi và cách tổ chức trò chơi đóngvai theo chủ đề nhằm giáo dục tình cảm cho trẻ ở trường mẫu giáo

Trần Trọng Thủy với: Sự phát triển nhân cách của trẻ.

Có thể nói rằng có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, chú ý đến vấn đề nhằmgiáo dục tình cảm cho trẻ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề Họ đã chỉ ra tiềmnăng của trí tuệ, cảm xúc, tình cảm của trẻ thông qua trò chơi ĐVTCĐ Tuy nhiênchưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về việc giáo dục tình cảm thông qua trò chơi

Trang 11

ĐVTCĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi Do đó bản thân tôi thực hiện đề tài này không ngoàimong muốn góp phần nhỏ công sức nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hiệu quả giáodục tình cảm cho trẻ MG 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.

1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN

1.2.1 Khái niệm chung về tình cảm

Là thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật,hiện tượngcủa hiện thực khách quan, phản ảnh ý nghĩa của chúng trong mối liên hệ giữa nhu cầu

và động cơ của họ Tình cảm là sản phẩm cấp cao của sự phát triển các qúatrình cảm xúc trong điều kiện xã hội

Nó còn được phân thành hai dạng, tình cảm cấp thấp và tình cảm cấp cao Tìnhcảm cấp thấp: Là tình cảm liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu sinh vật của cơthể (như nhu cầu về mặt sinh học)

Tình cảm cấp cao là tình cảm liên quan đến những thoã mãn những nhu cầumang tính chất xã hội và nó nói lên thái độ của con người đối với những mặt khácnhau của đời sống xã hội

1.2.2 Phân loại tình cảm

*Tình cảm trí tuệ

Là những tình cảm nảy sinh trong quá trình hoạt động trí óc, liên quan đến sựthỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu nhận thúc của con người như: ham học hỏi, tìmhiểu, nhạy cảm với cái mới

- Tình cảm trí tuệ của trẻ phát triển, mỗi nhận thức mới đều kích thích niềm vui,hứng thú, sự say mê thích thú của trẻ; tính tò mò ham hiểu biết, làm nảy sinh nhiềuxúc cảm tích cực; trong vui chơi, học tập, lao động tự phục vụ nhiều thành công thấtbại củng cố sự phát triển tình cảm trí tuệ ở trẻ

* Tình cảm thẩm mỹ

Là những tình cảm liên quan đến nhu cầu thẩm mỹ nhu cầu vế cái đẹp nó biểuhiện thái độ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực xung quanh Trẻ biểu hiện rõnhư sau:

Trang 12

Rất thèm khát sự trìu mến yêu thương đồng thời lo sợ trước những thái độ thờ

ơ lạnh nhạt của những người xung quanh đối với mình Trẻ vui mừng khi được yêuthương, đau buồn khi bị ghét bỏ Trẻ bộc lộ tình cảm đối với người xung quanh:

Đối với người thân: Trẻ thường thể hiện sự quan tâm thông cảm với họ, trémuốn làm một việc gì đó để an ủi chăm sóc họ

Đối với bạn bè: Trẻ bắt đầu quan tâm đến bạn trong nhóm, biết đoàn kết thươngyêu Qua các tiết học nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, tìm hiểu môi trường xung quanhCùng với những nhận thức về cái đẹp tự nhiên, hài hoà về bố cục, sắp xếp trong giađình và lớp học Trẻ ý thức rõ nét về cái đẹp cái xấu theo chuẩn (lúc đầu theo chuẩncủa bé dần dần phù hợp với đánh giá của những người xung quanh) xúc cảm thẩm mỹ,

óc thẩm mỹ phát triển

1.2.3 Khái quát đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Do sự tăng trưởng đáng kể về thể chất, sự phong phú về đời sống xã hội cũngnhư hoạt động, trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) đã đạt được mức độ phát triển phong phú

về nhiều mặt của chức năng tâm lý như: cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tưởng, chú ý,trí nhớ, ngôn ngữ, ý chí, xúc cảm, tình cảm

*Cảm giác, tri giác

Những thuộc tính và quan hệ bên ngoài của sự vật hiên tượng được trẻ tiếpnhận chính xác hơn, giúp cho việc định hướng vào thế giới xung quanh thuận lợi hơn.Đối với trẻ mẫu giáo lớn bắt đầu khảo sát và mô tả đối tượng có trình tự và tỉ mỉ hơncùng với khả năng tri giác có chủ định (khả năng quan sát đối tượng)

Trẻ có thể phân phối chú ý vào 2 - 3 đối tượng cùng một lúc tuy nhiên thời gianphân phối chú ý chưa bền vững

Sự phân tán chú ý của trẻ trong giai đoạn này vẫn còn thể hiện mạnh mẽ, nhiềukhi trẻ không tự chủ được do đó cô giáo cần thay đổi đồ chơi, trò chơi hấp dẫn hơn.Cần luyện tập các phẩm chất chú ý cho trẻ qua các trò chơi và các tiết học

*Tư duy

Để đáp ứng nhu cầu nhận thức đang phát triển mạnh ở trẻ mẫu giáo lớn cho nênbên cạnh việc phát triển tư duy trực quan hình tượng vẫn cần phát triển một tư duytrực quan hình tượng mới đó là tư duy trực quan – sơ đồ là yếu tố đầu tiên làm bậcđệm để phát triển tư duy cao hơn

*Tưởng tượng

Các hoạt động tưởng tượng đã dần dần tách khỏi đồ vật hiện có, nội dung tưởngtượng phong phú hơn so với trẻ mẫu giáo nhỡ vì trẻ đã có sự tiếp xúc nhiều hơn vớithế giới bên ngoài Chuyển từ tưởng tượng tái tạo sang tưởng sáng tạo được thể hiện rõnhất trong các hoạt động mang tính sáng tạo như: vẽ, nặn, chơi xây dựng…Trẻ có khảnăng hành động theo ý đồ, định hướng của mình

Trang 13

Cuối tuổi mẫu giáo trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ được phát triển khá mạnhvới sự hỗ trợ đắc lực của tri giác Nếu trẻ có khả năng quan sát tốt sự vật và hiện tượngxung quanh thì quá trình tưởng tượng nhất là tưởng tượng sáng tạo sẽ phát triển thuậnlợi, bởi tri giác là nguồn cung cấp chất liệu cho hoạt động của trí tưởng tượng sáng tạo.

*Chú ý

Chú ý không chủ định chiếm ưu thế, chú ý có chủ định đang được phát triển dotrẻ đã xác định đối tượng cần chú ý, biết đặt ra mục đích cho sự chú ý của mình, biếthướng ý thức của mình vào đối tượng để phục vụ cho mục đích của hoạt động Khảnăng phân phối, sức tập trung, sự di chuyển của chú ý đều tăng lên đặc biệt là đối vớinhững đối tượng hấp dẫn, sinh động

*Ngôn ngữ

Ở giai đoạn lứa tuổi này sự phát triển ngôn ngữ diễn ra với tốc độ nhanh cả vềngữ âm, ngữ pháp, ngữ điệu, vốn từ, cấu trúc ngữ pháp, hầu hết trẻ đã biết sử dụngthành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hằng ngày để giao tiếp, khả năng ngôn ngữ củatrẻ liên quan chặt chẽ với sự phát triển trí tuệ và những trải nghiệm của trẻ Vốn từ củatrẻ phong phú, trẻ hiểu được một số từ khái quát, biết sử dụng một số từ ghép gợi cảm

và những từ có nghĩa đối lập như to đùng, bé xíu chính ngôn ngữ mạch lạc là phươngtiện làm cho tư duy của trẻ phát triển lên một bước mới đó là sự nảy sinh các yếu tốcủa tư duy logic, nhờ đó mà toàn bộ sự phát triển tâm lý nói chung, tư duy của trẻ nóiriêng được nâng lên một trình độ mới cao hơn

Tuy nhiên, khả năng ngôn của từng cá nhân trẻ ở độ tuổi này vẫn còn có sựkhác biệt lớn về mức độ phong phú của từ, về cách diễn đạt lệch lạc, nói đúng ngữpháp và thể hiện lời nói đúng với hoàn cảnh giao tiếp Vì vậy cô giáo cần chú ý cungcấp vốn từ và tích cực hóa vốn từ cho trẻ

Trang 14

đầu xuất hiện tinh thần trách nhiệm, bổn phận…được hình thành và được trẻ ý thứctừng bước một.

*Xúc cảm, tình cảm

Tiếp nối những đặc điểm của trẻ 4 - 5 tuổi, xúc cảm, tình cảm của trẻ 5 - 6 tuổi

đa dạng, phong phú, ổn định và sâu sắc hơn: Các sắc thái tình cảm được biểu hiện đadạng hơn với nhiều đối tượng khác nhau theo mức độ phong phú, phức tạp tăng dầncủa các mối quan hệ giao tiếp (với người thân, người lạ, cô giáo, bạn bè ), tuy tìnhcảm có ổn định hơn so với trẻ 4 - 5 tuổi nhưng đặc tính chung vẫn là dễ hình thành, dễthay đổi, dễ dao động và mang tính tình huống các loại tình cảm cấp cao (tình cảm trítuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ…) đều phát triển

1.2.4 Sự phát triển xúc cảm, tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Trong lứa tuổi ấu nhi cũng như lứa tuổi mẫu giáo thì tình cảm thống trị tất cảcác mặt trong các hoạt động tâm lý của đứa trẻ, đặc biệt ở lứa tuổi MGL thì đời sốngtình cảm của trẻ có bước chuyển biến mạnh mẽ, vừa phong phú vừa sâu sắc hơn so vớicác lứa tuổi trước đó, sự phát triến xúc cảm, tình cảm của trẻ có các biểu hiện như sau:

Tính đồng cảm và tính dễ xúc cảm đối với con người và cảnh vật xung quanh.Đây là thời điểm rất thuận lợi để giáo dục lòng nhân ái ở trẻ Tuy nhiên, ở những đứatrẻ sống trong một hoàn cảnh bất lợi, lại chịu ảnh hưởng của lối giáo dục sai lầm thìcũng dễ nãy sinh tính ích kỉ, tham lam, độc ác và những tình cảm tiêu cực khác cho dù

đó chỉ là những biểu hiện rất bột phát Ở thời điểm mà nhân cách vừa mới bắt đầuđược hình thành thì những dấu ấn không đẹp vẫn có thể để lại di chứng cho các giaiđoạn phát triển sau này, vì vậy cần phải uốn nắn ngay

Sự phát triển tình cảm của trẻ mẫu giáo còn được thể hiện ra ở nhiều mặt đờisống tinh thần của trẻ (trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ) Các loại tình cảm này nếu đều ở mộtthời điểm phát triển thuận lợi nhất, đặc biệt là tình cảm thẩm mĩ Tình yêu cái đẹptrong thiên nhiên, trong cuộc sống và nghệ thuật thực chất đó là tình cảm được khêugợi lên bởi những cảm xúc về cái đẹp của con người, của tình người Trẻ MGL biếtrung cảm khá nhạy bén trước những cái đẹp trong thế giới xung quanh Có thể nói đây

là thời kì phát triển những xúc cảm thẩm mĩ, tức là những xúc cảm tích cực, đều nàysinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với cái đẹp khiến trẻ thấy gắn bó tha thiết với con người

và cảnh vật xung quanh, kích thích trẻ làm những điều tốt lành đem lại niềm vui chomọi người

Quan sát trong cuộc sống hằng ngày chúng ta dễ nhận thấy trẻ MG đặc biệt là

từ 4 tuổi trở đi, dễ vui sướng, ngỡ ngàng khi nhìn thấy những vẻ đẹp tưởng chừng nhưđơn giản của một bông hoa đang nở hay của một bản nhạc du dương Trẻ nhận thứcthế giới và tỏ thái độ với những sự vật xung quanh mình thường là những xúc cảm

Trang 15

thẩm mĩ này Đây là thời điểm thuận lợi cho việc giáo dục thẩm mĩ mang lại một hiệuquả to lớn đối với sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ, khó có gì có thể so sánhnổi Thông qua giáo dục thẩm mĩ mà giáo dục các mặt khác, đặc biệt là giáo dục đạođức cho trẻ Như vậy trong tình cảm đạo đức chứa đựng tình cảm thẩm mĩ có thể gọichung đó là tình cảm thẩm mic đạo đức Đây cũng là một mặt phát triển khá mạnh ởtrẻ MGL có khả năng thúc đẩy các mặt khác cùng phát triển theo Có thể nới cái đẹp làdòng suối nuôi dưỡng lòng tốt và trí thông minh Chính vì vậy mà trong giáo dục tìnhcảm cho trẻ MGL cần tạo ra cho trẻ môi trường không chỉ tiện lợi để kích thích cácmặt hoạt động của trẻ mà còn là môi trường tạo dựng cái đẹp Từ đồ dùng, đồ chơi,việc trang trí lớp học, cách xưng hô Tất cả đều cần được cô giáo quan tâm sao chothật đẹp mắt để dễ gợi lên ở trẻ những xúc cảm thẩm mĩ, đạo đức Hơn thế nữa cô giáokhông nhất thiết sử dụng những cái đẹp xung quanh cho trẻ cảm thụ mà còn tạo ra cáiđẹp và khuyến khích các cháu làm ra cái đẹp Điều quan trọng hơn nữa là người lớncần nuôi dưỡng trẻ em những nhu cầu muốn làm cho mình trở nên đẹp (trong nét mặt,

cử chỉ, điệu bộ và trong sinh hoạt hằng ngày) để đem lại niềm vui cho ba mẹ, cho côgiáo, cho bạn bè và những người xung quanh

Sự phát triển “tính hợp lí” trong tình cảm của trẻ MG không chỉ thể hiện ở thái

độ với người lớn mà còn ở thái độ với bản thân mình Sự lĩnh hội các chuẩn mực đạođức, các quy tắc ứng xử, sự hình thành ý thức lở lứa tuổi MG bắt đầu gây ra niềm vuisướng tự hào, nổi đau khổ, xấu hổ ngay khi chỉ có một mình trẻ mà không có sự ghópmặt của người lớn Trong lứa tuổi này, những biểu hiện bên ngoài của tình cảm cũngđược biến đổi căn bản Thứ nhất là vì đứa trẻ biết kiềm chế những biểu hiện mạnh mẽ

và đột ngột trong tình cảm của mình Thứ hai là vì trẻ nắm được hình thức thể hiện sắcthái tình cảm một cách tế nhị bằng ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt Dần dầntrẻ đã điều khiển được những xúc cảm bột phát đó, không những chỉ cố nén trongnhững trường hợp cần thết mà đôi khi trẻ còn biết sử dụng tình cảm của mình tác độngtới những người xung quanh nhằm thông báo cho họ biết thái độ của mình về một việc

gì đó

Tình cảm của trẻ không những bộc lộ với những người thân thích hay các nhânvật trong truyện mà còn đối với cả những con vật, sự vật, đồ vật và cả hiện tượng thiênnhiên Trẻ thường gán cho chúng những sắc thái cúc cảm của con người, xót thươngcho một cây hoa bị vặt trụi lá, thương cho con chim nhỏ bị ướt mưa Dường như ở đâutrẻ cũng thấy tình người

Từ những biểu hiện của sự phát triển tình của trẻ 5 – 6 tuổi nêu trên, chúng ta

có thể nhận định rằng: đời sống tình cảm của trẻ MGL phát triển khá mãnh liệt, nổi bậtlên là sự đồng cảm (dễ cảm thông và sẵn sàng chia sẽ niềm vui, nổi buồn với người

Trang 16

khác) và tính dễ xúc cảm (nhạy cảm với những rung động của người khác) đối với conngười cũng như cảnh vật xung quanh Đây là một thời điểm giáo dục thuận lợi lòngnhân ái cho trẻ MGL.

1.2.5 Trò chơi đóng vai theo chủ đề.

1.2.5.1 Khái niệm chung về trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ

Trò chơi ĐVTCĐ hay còn gọi là trò chơi giả bộ, có tính tượng trưng độc đáo,

mô tả lại những sự việc diễn ra trong cuộc sống sinh hoạt của trẻ Đây là một hoạtđộng chủ đạo vui chơi của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, giúp trẻ hình thành kỹ năng vàphát triển nhân cách

Khi trẻ lên ba tuổi trẻ bắt đầu có ý thức về bản thân mình, biết phân biệt mìnhvới người khác trong cộng đồng nhỏ Mối quan hệ giữa trẻ em với người lớn mangtính chất mới (hoạt động cùng nhau được thay thế bằng việc thực hiện những nhiệm vụđộc lập theo lời chỉ dẫn của người lớn) Quan hệ giữa trẻ và bạn bè cùng lứa tuổi đượchình thành Trẻ bắt đầu để ý và bắt chước người lớn về mọi mặt Trẻ muốn tự khẳngđịnh mình bằng cách tập làm người lớn Nhưng trên thực tế, trẻ chưa có đủ năng lực,

kỹ năng kỹ xảo, cần thiết với những công việc của người lớn Mâu thuẫn diễn ra gaygắt giữa một bên là nhu cầu một bên là khả năng của trẻ ba tuổi

Trò chơi ĐVTCĐ ra đời thay thế cho hoạt động với đồ vật ở lứa tuổi vườn trẻgiúp trẻ giải quyết mâu thuẫn này Trò chơi giúp trẻ tái tạo lại đời sống lao động củangười lớn cùng với những mối quan hệ xã hội, làm trẻ thỏa mãn khát vọng được sốngnhư người lớn

Trong trò chơi trẻ được phân những vai khác nhau như vai bác sỹ - bệnh nhân,vai cô giáo - học sinh, vai mẹ con, vai người bán hàng - người mua hàng…

Trò chơi đóng vai theo chủ đề là một loại hoạt động trò chơi mà trẻ em môphỏng lại một mảng nào đó của cuộc sống người lớn trong xã hội bằng việc nhập vàocác vai, tức là ướm mình vào một người nào đó để hành động theo chức năng của họtrong mối quan hệ xã hội Bản chất của trò chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề là một

mô hình hoá những quan hệ xã hội, mà trẻ chịu sự chi phối của chúng Đó là quan hệgiữa người lớn với nhau trong xã hội, cách cư xử, hành vi ứng xử, văn minh được trẻ

em quan tâm và trở thành đối tượng hành động của chúng

1.2.5.2 Cấu trúc của trò chơi ĐVTCĐ của trẻ mẫu giáo

Trò chơi cuộc sống của người lớn, tại sao trẻ em, nhất là trẻ MG lại thích tròchơi, trẻ muốn tự mình làm mọi việc như người lớn, bắt đầu từ đây mà hoạt động vuichơi, trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi phổ biến nhất ở trẻ

MG, nhưng đó là cấu trúc tương đối phức tạp Việc phân tích cấu trúc trò chơi này chothấy rõ những đặc điểm hình thành nhân cách ban đầu của trẻ MG

Trang 17

Cấu trúc trò chơi đóng vai theo chủ đề gồm có:

* Chủ đề và nội dung chơi

Trò chơi đóng vai theo chủ đề đã phản ánh cuộc sống xung quanh rất đa dạngvới các mảng hiện thực hết sức phong phú Các mảng hiện thực được phản ánh vào tròchơi coi là chủ đề của trò chơi Do đó chủ đề của trò chơi cũng mang tính muôn mầu,muôn vẻ

Cụ thể như: Chủ đề sinh hoạt gia đình, chủ đề bán hàng, chủ đề bệnh viện, chủ

đề dạy học…Phạm vi hiện thực mà trẻ tiếp xúc càng rộng bao nhiêu thì các chủ đề củatrò chơi càng đa dạng phong phú bấy nhiêu Số lượng chủ đề chơi của trẻ được tăngdần cùng với sự phát triển của chúng

Chủ đề chơi được phát triển không chỉ theo số lượng mà còn được phức tạp hoádần và được mở rộng ra Chẳng hạn cũng là trò chơi theo chủ đề sinh hoạt gia đình,nhưng ở trẻ MGB thường chỉ thể hiện rất đơn giản như: Mẹ cho con ăn, mẹ bế con,cho con ngủ, còn đến MGN – MGL không chỉ dừng ở quan hệ mẹ con mà còn mốiquan hệ với những nhân vật khác nữa: Mẹ đưa con đi học gặp cô giáo, mẹ đưa con đisiêu thị, mẹ đưa con đi khám bệnh, đi chơi công viên Như vậy cùng một chủ đề chơinhưng ở mỗi lứa tuổi trẻ lại tái tạo các mặt rất khác nhau của hiện thực cuộc sống, ởlứa tuổi sau thì càng sâu sắc, phong phú hơn lứa tuổi trước

Chính vì thế bên cạnh các chủ đề chơi ta phải chú ý đến mặt nội dung chơi Nộidung của trò chơi là những hoạt động của người lớn mà đứa trẻ nhận thức được vàphản ánh vào trò chơi của mình Đó là những hoạt động của người lớn với các đồ vật,mối quan hệ giữa người với người, những yếu tố đạo đức thẩm mỹ

Chẳng hạn, trò chơi: “Lái tàu hoả” ở các độ tuổi khác nhau thì diễn ra khácnhau Với MGB chỉ dừng lại ở chỗ bắt trước hành động của người lái tàu, người đi tàu.Nổi lên ở đây là hành động thực của người lớn với các đối tượng mà trẻ bắt trướcđược Việc tái tạo lại những hành động ấy trở thành nội dung cơ bản trong trò chơi củaMGB Cùng với trò chơi này ở MGL thì nổi bật lên hàng đầu là mối quan hệ xã hội,giữa những người trên tàu hoả: ai là người lái tàu, ai là nhân viên trên tàu, ai là hànhkhách và quan hệ của họ ra sao…Bên cạnh đó trẻ còn quan tâm đến những mối quan

hệ bên trong như về mặt tình cảm, đạo đức của những mối quan hệ đó

Chính vì vậy với nội dung trò chơi ta cần phải xem xét khía cạnh tích cực haytiêu cực của mảng hiện thực mà trẻ em tái tạo bởi lẽ đời sống xã hội người lớn hết sứcphong phú và phức tạp Bên cạnh những việc tốt, người tốt còn có bao yếu tố tiêu cựcxen lẫn vào Điều này cũng được phản ánh nhạy bén vào trò chơi của trẻ em Nếukhông quan tâm giáo dục thì trẻ có thể chơi những trò chơi tiêu cực như: say rượu, bố

mẹ cãi nhau hoặc cảnh đánh chửi nhau…

Trang 18

Vai trò của người giáo dục không những giúp trẻ có được những chủ đề chơingày càng phong phú, rộng lớn mà còn giúp trẻ nắm được những hành động của ngườilớn trong cuộc sống thực, hiểu được những mối quan hệ qua lại giữa người lớn trong

xã hội theo chức năng của mỗi người và đặc biệt là giúp trẻ biết phân biệt được cáixấu, cái đẹp, cái đúng, cái sai trong những quan hệ ấy, nhằm giúp trẻ tái tạo được cáihay, cái đẹp trong mảng hiện thực xung quanh và tránh bắt chước hành vi sai trái thôbạo mà trong xã hội vẫn còn tồn tại

* Vai chơi và hành động chơi

Như chúng ta đã biết, trò chơi đóng vai theo chủ đề xuất hiện là để thoả mãnnhu cầu của trẻ muốn được giống người lớn Trong thực tế, trẻ chưa thực hiện mộtchức năng xã hội của một người nào đó mà trẻ đã trông thấy bằng cách nhập vào mộtvai tức là ướm mình vào vị trí của người lớn và bắt chước hành động của người đó, vaichơi là yếu tố quan trọng để tạo nên trò chơi Đóng vai có nghĩa là tái tạo hành độngcủa một người lớn với đồ vật trong những mối quan hệ nhất định với những ngườixung quanh Trong vui chơi trẻ nhận làm một chức năng xã hội của một người nào đó,thường là chức năng mang tính chất nghề nghiệp như lái xe dạy học, chữa bệnh, bánhàng… Đây chính là con đường để trẻ thâm nhập vào cuộc sống của người lớn xungquanh

Muốn trở thành một vai trò trong trò chơi, điều quan trọng nhất là phải biết thựchiện hành động của vai đó Ví dụ: Bác sĩ phải biết khám bệnh, người bán hàng là phảibiết bán hàng… Những hành động này phải xuất phát từ hành động thực tế mà trẻ đãtrông thấy trong cuộc sống đời thực hay nghe kể lại, nhưng thao tác của hành động lạiphụ thuộc vào đồ chơi Chẳng hạn trong trường hợp trẻ lấy gậy thay cho con ngựa, khi

đó thao tác của trẻ phải phù hợp với cái gậy chứ không phải là con ngựa Điều nàychứng tỏ hành động chơi và cả thao tác chơi đều phải phù hợp với điều kiện thực tế.Vai chơi trong trò chơi, quy định hành động của trẻ đối với đồ vật và cả hành động củatrẻ đối với bạn cùng chơi

Tuy nhiên đây chỉ là hành động mô phỏng, nó không hoàn toàn giống như hànhđộng của người lớn, bởi vì mục đích của hành động chơi không nhằm vào kết quả mànhằm vào chính quá trình chơi Do đó hành động chơi không đòi hỏi phải có thao tácđúng kỹ thuật mà chỉ cần phỏng theo hình thức của nó và mang tính khái quát

Chính tính khái quát mang tính ước lệ của hành động chơi cho phép trẻ tiếnhành trò chơi trong các điều kiện các đồ chơi khác nhau Ví dụ: Khi làm đoàn tàu trẻ

có thể dùng ghế xếp thành dãy mà cũng có thể dùng nhiều khối gỗ xếp thành hàng…

*Những mối quan hệ qua lại của trẻ trong trò chơi

Trang 19

Trò chơi là một hoạt động chung đầu tiên và cơ bản của trẻ MG, trong đó có haimối quan hệ qua lại giữa những trẻ cùng tham gia trò chơi đó là quan hệ thực và quan

hệ chơi

Những quan hệ chơi: Đó là những quan hệ qua lại của các vai trong trò chơitheo một chủ đề nhất định mô phỏng lại mối quan hệ của người lớn trong xã hội nhưquan hệ giữa mẹ và con trong trò chơi gia đình, quan hệ giữa người mua và người bántrong trò chơi bán hàng…Đó là những quan hệ được trẻ quan tâm và trở thành đốitượng hành động của chúng

Những quan hệ thực: Đó là những quan hệ qua lại giữa những trẻ là nhữngngười cùng tham gia vào trò chơi, những người bạn cùng thực hiện một cộng việcchung, trẻ tập hợp nhau thành nhóm để bàn bạc với nhau về chủ đề chơi, về việc phânvai, thoả thuận với nhau về quy tắc, hành vi của vai này, vai nọ và giải quyết các vấn

đề nảy sinh trong quá trình chơi

Trò chơi đóng vai theo chủ đề là mô hình của những quan hệ xã hội của ngườilớn và là phương tiện định hướng cho trẻ em vào những mối quan hệ ấy Trong đó tròchơi đóng vai theo chủ đề, các quan hệ được hiện ra rõ rệt Việc thực hiện hành độngcủa vai chơi là phải tạo ra các mối quan hệ với các vai khác nhau, sức sống của tròchơi đóng vai theo chủ đề là ở chỗ nó tạo ra được những mối quan hệ giữa các vai Đóchính là bản chất xã hội của trò chơi đóng vai theo chủ đề

Trò chơi của trẻ đó chính là cái xã hội người lớn thu nhỏ lại và cũng chứa đầynhững mối quan hệ phức tạp Những mối quan hệ xã hội được mô phỏng vào trò chơi

có một đặc điểm đáng lưu ý là nó làm nảy sinh luật lệ hành động của các vai, buộc trẻphải tuân theo như là những quy tắc xã hội (luật chơi), chơi như thế đứa trẻ tự nguyệnchấp nhận những chuẩn mực của cuộc sống xã hội, của những quan hệ giữa người lớnvới nhau, giữa trẻ em với người lớn, giữa trẻ với trẻ…Chẳng hạn khi chơi trò chơi

“bán hàng” người mua phải trả tiền (dù tiền chỉ là mảnh giấy nhỏ) mới được lấy hàng,

vì nếu không tuân theo luật lệ ấy thì bị coi là đồ ăn cắp Như vậy luật lệ hành động củacác vai được nảy sinh từ các mối quan hệ được xác lập giữa những đứa trẻ tham giavào trò chơi Những trò chơi theo nhóm như vậy làm bộc lộ lên những mối quan hệ xãhội rõ ràng và hành vi của trẻ phải phục tùng các luật lệ do các mối quan hệ đó quyđịnh sự phát triển đó là điều kiện quan trọng nhất để nhận biết chính nguyên lý củaluật chơi và đó cũng là cơ sở làm nảy sinh ra bản thân: “Trò chơi có luật”

* Đồ chơi và hoàn cảnh chơi

Để một buổi hoạt động vui chơi được tiến hành đúng luật có kết quả tốt trướchết phải có đồ chơi, có 2 loại đồ chơi:

Trang 20

Một loại là do người lớn làm cho trẻ, mô phỏng theo những đồ vật thực, như conbúp bê, đồ dùng nấu ăn bằng nhựa, đồ chơi bác sĩ, các loại phương tiện giao thông…

Một loại là những vật thay thế cho đồ vật thực, trong khi thực hiện hành độngcủa vui chơi trẻ không có được những đồ vật tương ứng Để cho hành động được tiếnhành theo chủ đề và nội dung chơi đã được đặt ra, trẻ cần phải lấy các đồ vật khác đểthay thế cho các đồ vật thực tương ứng Chẳng hạn trẻ dùng cái gối thay cho em bédùng ghế thay cho toa tàu, dùng gậy thay cho con ngựa…

Do đồ chơi không: phải là đồ vật thực tương ứng với hành động của vai mà chỉ

là vật thay thế nên khi trẻ thao tác với đồ vật thay thế thì những thao tác này khôntương ứng với hành động chơi từ đó buộc trẻ phải tượng tưởng ra một hoàn cảnh chơitương ứng, chẳng hạn khi đóng vai người lái xe do không có “vô lăng” thực mà chỉ làvật thay thế bằng chiếc ghế, trẻ cầm vào thành ghế thay cho vô lăng mồm kêu “píppíp” thay cho tiếng còi ôtô, từ đó nảy sinh ra một hoàn cảnh tưởng tượng ở trong đầuđứa trẻ đang lái ôtô

Nhiều công trình nghiên cứu trò chơi của trẻ Mẫu Giáo đã nhận định rằng: Do

đồ chơi là vật thay thế nên thao tác chơi của trẻ không trùng khớp với hành động chơi,

đó là lý do làm nảy sinh hoàn cảnh tưởng tượng (tức là hoàn cảnh chơi) Từ đó cầnphải nhấn mạnh rằng hành động chơi không được sinh ra từ hoàn cảnh tưởng tượng

mà ngược lại, hoàn cảnh tưởng tượng lại trùng khớp với hành động của vai Nói cáchkhác hoạt động chơi của trẻ đã tạo ra kết quả là hoàn cảnh tưởng tượng(A.N.Lêonchiep) có nghĩa là hoạt động chơi làm nảy sinh trí tưởng tượng chứ khôngphải trí tưởng tượng có trước khi chơi, mà nó là kết quả của hoạt động chơi Điều đóđược chứng minh bằng nhiều thực nghiệm và quan sát Ta dễ dàng nhận thấy khi trẻkhông chơi thì không tưởng tượng ra hoàn cảnh chơi

Như vậy là nếu trẻ không được chơi thì không nảy sinh ra hoàn cảnh chơitưởng tượng

1.2.5.3 Đặc điểm của trò chơi ĐVTCĐ

Trò chơi này được coi là trò chơi đóng vai theo chủ đề trước hết là vì trò chơinày bao giờ cũng có chủ đề Chủ đề của trò chơi muôn màu muôn vẻ, trẻ tái hiện lạinhững sinh hoạt của người lớn Chẳng hạn chủ đề “Gia đình”, “Bán hàng”, “Bác sĩ”…Trong khi chơi phản ánh cuộc sống xung quanh rất đa dạng với các mảng hiện thực hếtsức phong phú Các mảng hiện thực được phản ánh vai trò chơi được gọi là chủ đềchơi Phạm vi hiện thực mà trẻ tiếp xúc càng rộng bao nhiêu thì các chủ đề của tròchơi càng phong phú bấy nhiêu Trong khi chơi, mọi hoạt động của trẻ đều xoay quanhchủ đề của trò chơi dựa vào những biểu tượng sinh động của chính các cháu về cuộcsống đang diễn ra hàng ngày Trẻ càng lớn thì chủ đề chơi càng trở nên sâu rộng

Trang 21

Để trò chơi đóng vai theo chủ đề được thực hiện trẻ cần phải đóng vai tức làướm mình vào vị trí của một người lớn nào đó và bắt trước hành động của họ như là

để thực hiện các chức năng xã hội Vui chơi là yếu tố quan trọng để tạo nên trò chơi,trong vui chơi, trẻ thường thực hiện một công việc nào đó mang tính chất nghề nghiệpnhư lái xe, bán hàng, dạy học, chữa bệnh…

Đóng vai là con đường để trẻ thâm nhập vào cuộc sống của người lớn xungquanh Trò chơi đóng vai theo chủ đề có thành công hay không điều đó phụ thuộcphần lớn vào việc trẻ có đóng được vai hay không?

Trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi mô phỏng cuộc sống xung quanhcủa người lớn mà hoạt động của họ trong xã hội lại không mang tính chất riêng lẻ vàđơn độc Trong xã hội, hoạt động của mỗi con người bao giờ cũng liên quan đến nhiềungười khác, nghĩa là hoạt động của con người bao giờ cũng mang tính hợp tác Sự hợptác giữa nhiều người trong một cộng đồng hoặc giữa nhóm này với nhóm khác là đặctrưng của xã hội loài người Bởi vậy để tiến hành trò chơi đóng vai theo chủ đề cầnphải có nhiều trẻ em cùng tham gia, cùng hoạt động với nhau nghĩa là có bạn để cùngchơi do đó một “xã hội trẻ em” được hình thành Tính hợp tác là một nét phát triểnmới một nét tiêu biểu trong hoạt động vui chơi của trẻ MG Bản chất của trò chơi đóngvai theo chủ đề là mô hình hoá những quan hệ xã hội mà trẻ chịu sự chi phối củachúng Ðó là những quan hệ giữa người lớn với nhau trong xã hội được trẻ em quantâm và trở thành đối tượng hành động của chúng

Trong đó chơi đóng vai theo chủ đề, các mối quan hệ xã hội được bộc lộ ra rõrệt Sức sống của trò chơi đóng vai theo chủ đề là ở chỗ nó tạo ra các mối quan hệ giữacác vai chứ không phải là hành động đối với các đồ vật, đành rằng khi đóng vai trẻcũng hành động với đồ vật như người lớn Hãy quan sát trò chơi theo chủ đề “Bệnhviện” Em bé đóng vai bác sĩ, đội mũ, mặc áo choàng, đeo khẩu trang, trong tay cầmcái ống nghe (làm bằng nhựa) đặt lên ngực, lên lưng người bệnh, sau đó ngồi vào bànghi đơn…

Chuỗi thao tác đó chỉ thuần về kỹ thuật, về nghĩa Điều đó vẫn chưa nói lên bảnchất của trò chơi đóng vai theo chủ đề Khâu quan trọng nhất của trò chơi này là hànhđộng ân cần của bác sĩ với “người bệnh”, bác sĩ vỗ nhẹ tay vào vai “người bệnh” nóivới giọng thương cảm, như: “Tôi đã khám bệnh cho bác rồi, bác hãy cầm lấy đơn raquầy thuốc mua về uống là khỏi ngay thôi mà” Đây chính là cái ý của trò chơi, là cáibản chất nhất của nó Đối mới là một mặt xã hội được thể hiện ở thái độ, động cơ ởnhững mối quan hệ mà trẻ thiết lập được giữa các vai

Mỗi trò chơi đều có 2 mặt: Mặt thứ nhất là động cơ có tính xã hội, mặt thứ hai

là mặt kỹ thuật (bao gồm các thao tác) tức là nghĩa trò chơi đóng vai theo chủ đề chủ

Trang 22

yếu là nhằm vào “ý” tức là nhằm vào hình thành động cơ của trẻ em được biểu hiệntrong những mối quan hệ xã hội (dù chỉ mô phỏng) Tất nhiên nó bao gồm cả mặt kỹthuật, những thao tác đối với đồ vật, nhưng mặt này chỉ hỗ trợ cho mặt thứ nhất.

Điều quan trọng trong trò chơi đóng vai theo chủ đề là ý nghĩa xã hội của nóđược thể hiện trong các quy tắc mà ai cũng phải tuân theo (những quy tắc này được trẻ

em mô phỏng vào trò chơi như mua hàng phải trả tiền, đi đường bên phải…) chơi nhưthế trẻ tự chấp nhận những chuẩn mực của đời sống xã hội, của những quan hệ ngườilơn với nhau, giữa trẻ em với người lớn… từng tí một, trẻ chuyển những quan hệ xãhội khách quan vào trong nhân cách của mình, tạo ra đời sống nội tâm, tạo ra sự trảinghiệm Kết quả là tạo ra một cách nhìn nhận bản thân mình tức là sự hình thành ýthức cá nhân, cốt lõi trong nhân cách mỗi người

Trò chơi đóng vai theo chủ đề mang tính biểu tượng cao, đó là chức năng kýhiệu tượng trưng, Trong khi chơi mỗi đứa trẻ đều tự nhận cho mình một vai trò nào đó

và thực hiện những hành động của vai Nhưng đấy chỉ là hành động nhụ ý “giả vờ” màthôi, từ vai chơi, hành động chơi, đến những đồ chơi đều là giả vờ, đều mang tínhtượng trưng, nhưng lại rất thực đối với trẻ em, vì nó đã phản ánh thực tế cuộc sống, sựkiện này đã cho ra đời một chức năng mới của ý thức Đó là chức năng ký hiệu, tượngtrưng nhờ đó trẻ có thể bước sang một loại hình mới của việc nhận thức thế giới hiệnthực, một loại hình đặc trưng của con người, đó là sự nhận thức hiện tượng thông quamột hệ thống ký hiệu Chức năng ký hiệu tượng trưng cho phép trẻ tách hành độngkhỏi đồ vật thật mà hành động với những vật thay thế Ví dụ: trẻ phi ngựa bằng chiếcgậy, thì hành động đó mất đi ý nghĩa thực tiễn của nó mà biến thành một ký hiệu đánhdấu việc cưới ngựa và chiếc gây ở đây chỉ đồ vật thay thế cho con ngựa Khi bắt đầubiết dùng đồ vật thay thế cũng là lúc trẻ biết dùng những ký hiệu tượng trưng để nhậnthức thế giới Nhờ đó các chức năng tâm lý bậc cao (như tư duy, tưởng tượng, tìnhcảm…) đều được phát triển tốt

Trẻ mẫu giáo đã có kỹ năng tổ chức trò chơi và chơi một cách độc lập sáng tạohơn Nội dung chơi của trẻ cũng phong phú phản ánh cuộc sống sinh động của người lớn

Khả năng phối hợp giữa các nhóm chơi ngày càng tốt hơn làm cho giờ chơingày càng sôi nổi và nhộn nhịp hơn Đây là giai đoạn phát triển nhất của trò chơi đóngvai theo chủ để.Trong khi chơi, khả năng tự tổ chức, tự đánh giá của trẻ ngày càng tốthơn Đặc điểm khá nổi bật ở lứa tuổi mẫu giáo lớn là: trẻ đã ý thức được chơi chỉ là giả

vờ chứ không phải thật, do vậy tính tự do, tính sáng tạo trong khi chơi ngày càng cao

1.2.5.4 Đặc điểm của trò chơi ĐVTCĐ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Trước tuổi mẫu giáo, trẻ chơi các trò chơi thao tác với đồ vật là chủ yếu, đếncuối năm thư hai bắt đầu xuất hiện trò chơi mô phỏng, trẻ bắt chước một số hành động

Trang 23

của người lớn như giặt quần áo, quét nhà, đọc báo…Tất cả những điều này tạo điềukiện cho trẻ chơi những trò chơi có vai ở lứa tuổi MG về sau này

Vào tuổi MG trò chơi ĐVTCĐ xuất hiện, sự xuất hiện của trò chơi này gắn liềnvới một số điều kiện sau đây: Trẻ biết thao tác thành thạo với đồ vật, đồ chơi, trẻ đã cómột số biểu tượng về cuộc sống của người lớn xung quanh và trẻ thường xuyên giaotiếp với người lớn Lúc này khả năng tự lập của trẻ đã phát triển hơn hai lứa tuổi trước

đó Trẻ bước đầu đã biết đóng vai hành động phù hợp với vai chơi của mình

Cuối năm thứ ba, trò chơi ĐVTCĐ của trẻ có bước tiến nhảy vọt, trẻ đã xácđịnh vai bằng lời (là mẹ, là bác sĩ…) sau khi đã thực hiện một vài hành động tươngứng với vai chơi, trẻ biết xác định và hành động đúng với vai chơi Cùng với việc nhậpvai, trẻ biết sử dụng chuyển hành động chơi từ vật này sang vật khác, biết sử dụng vậtthay thế trong khi chơi Nội cung chơi vẫn là những hành động với đồ vật gắn liền vớiviệc trải nghiệm tình cảm của vai chơi (ví dụ: mẹ nấu bột cho con, mẹ ru con ngủ, bác

sĩ khám bệnh cho búp bê…) Trẻ thường chơi bên cạnh nhau, các hành động khôngphụ thuộc vào nhau, trẻ chưa biết hòa thuận cùng chơi Động cơ chơi của trẻ thườnggắn liền với hứng thú được hành động với đồ vật, đồ chơi khi chúng rơi vào tầm nhìncủa trẻ Tóm lại vào cuối tuổi MGN trò chơi ĐVTCĐ trở nên hoàn thiện Trẻ biết tựđiều khiển trò chơi của mình

Vào tuổi mẫu giáo (5 – 6 tuổi), các nhóm chơi ổn định và bền vững trên cơ sởcủa các nhóm chơi từ lớp nhỡ chuyển lên, dần dần xuất hiện nhiều trò chơi tập thể kéodài hằng tuần, hằng tháng, số lượng vai chơi đông, kéo theo sự chủ động và xuất hiệnchủ đề chơi mới, làm cho nội dung chơi trở nên đa dạng và phong phú hơn Trẻ tự tổchức và điều khiển trò chơi không cần có sự hỗ trợ trực tiếp của người lớn, trẻ bắt đầuchú ý đến chất lượng đóng vai, từ đó yêu cầu cụ thể cho mổi vai chơi, biết phân côngvai chơi nào cho ai là hợp lí, từ đó lựa chọn “thủ lĩnh” điều khiển trò chơi Trong khichơi trẻ tích cực trao đổi, cùng nhau thỏa mãn bàn bạc dự định chơi, bổ sung phươngtiện chơi, dự kiến đưa thêm trò chơi mới…Giữa các nhóm chơi có mối quan hệ chặtchẽ với nhau, phối hợp cùng nhau theo hướng một chủ đề chung dưới sự điều khiểncủa “thủ lĩnh” (Thủ lĩnh thường là một đứa trẻ giàu kinh nghiệm có khả năng thu hút

và điều khiển cuộc chơi) Trong quá trình chơi, trẻ biết nhận xét và đánh giá các bạnkhác cũng như biết nhận xét về bản thân mình

1.2.6 Ý nghĩa của trò chơi ĐVTCĐ đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo

* Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo

Ở tuổi MG nhiều hoạt động phong phú đã xuất hiện như: (vui chơi, học tập, laođộng…) những hoạt động vui chơi mà trung tâm mà trò chơi đóng vai theo chủ đềđược coi là hình thức hoạt động coi là hình thức hoạt động chủ đạo Vui chơi là hoạt

Trang 24

động chủ đạo không phải vì trẻ MG dành nhiều thời gian cho nó mà chính là trò chơi

đã gây ra những biến đổi về chất trong tâm lý của trẻ nó chi phối các dạng hoạt độngkhác (học tập, lao động)…làm cho chóng mang màu sắc độc đáo của lứa tuổi MG

Những hình thức trò chơi như trò chơi với đồ vật ở lứa tuổi thiếu nhi, trò chơi

có luật ở lứa tuổi học sinh hay người lớn là những dạng sơ khai hay biến dạng của tròchơi Trẻ MG cũng thích những loại trò chơi này nhưng hấp dẫn vẫn là trò chơi đóngvai theo chủ đề là loại trò chơi mang đầy đủ ý nghĩa của việc chơi nó xuất hiện từ cuốituổi thiếu nhi nhưng chỉ đến lứa tuổi MGN, MGL mới đạt tới mức độ hoàn thiện

Khi tham gia vào trò chơi ĐVTCĐ, trẻ được thoả mãn nguyện vọng được sống

và hoạt động như người lớn Trò chơi này được mô phỏng lại hoạt động lao động củangười lớn và những mối quan hệ qua lại giữa họ trong xã hội, chẳng hạn trò chơi:

“Cửa hàng mua bán” mô phỏng lại quan hệ giữa người bán và người mua Trong tròchơi, lần đầu tiên những mối quan hệ giữa người với người được thể hiện khách quantrước đứa trẻ Qua trò chơi trẻ hiểu mỗi người trong xã hội đều có nghĩa vụ và quyềnlợi của mình Rõ ràng trong trò chơi đóng vai theo chủ đề là một hình thức độc đáo của

sự tiếp xúc giữa trẻ với cuộc sống người lớn Trong khi chơi trẻ tái tạo lại đời sống xãhội và qua đó trẻ học cách làm người

* Trò chơi ĐVTCĐ có ảnh hưởng mạnh tới sự hình thành tính chủ định của quá trình tâm lý

Trong khi chơi, trẻ bắt đầu hình thành chú ý có chủ định và ghi nhớ có chủđịnh Khi chơi trẻ tập trung chó ý tốt hơn và ghi nhớ được nhiều hơn Bởi vì bản thântrò chơi đòi hỏi trẻ phải tập trung vào những đối tượng được đưa vào tình huống củatrò chơi và nội dung của chủ đề Nếu đứa trẻ không chú ý và nhớ điều kiện của trò chơithì nó sẽ hành động lung tung và có nguy cơ bị các bạn cùng chơi đuổi đi Để trò chơiđược thành công buộc đứa trẻ phải tập trung chó ý và ghi nhớ một cách có mục đích

*Ảnh hưởng của trò chơi ĐVTCĐ tới sự phát triển của hoạt động trí tuệ của trẻ

Trong trò chơi đứa trẻ hành động với đồ vật thay thế mang tính chất tượngtrưng Vật thay thế trở thành đối tượng của tư duy, trong khi hành động với vật thaythế trẻ em học suy nghĩ về đối tượng thực Dần dần những hành động chơi vơi các vậtthay thế được rút gọn và mang tính khái quát, nhờ đó hành động chơi này được chuyểnvào bình diện bên trong như vậy trò chơi góp phần rất lớn vào việc chuyển từ duy từbình diện bên ngoài (tư duy trực quan hành động) vào bình diện bên trong (tư duy trựcquan hình tượng) Trò chơi còn giúp cho trẻ tích luỹ biểu tượng làm cơ sở cho hoạtđộng tư duy Đồng thời những kinh nghiệm được rót ra từ các mối quan hệ qua lạitrong lúc chơi cho phép đứng trên quan điểm của người khác để tiên đoán hành vi

Trang 25

tương lai của họ và trên cơ sở đó mà lập kế hoạch hành động và tổ chức hành vi củabản thân mình.

Khi tham gia vào trò chơi về những quan hệ với các bạn cùng chơi buộc trẻphải đem những hành động của mình phục tùng những yêu cầu nhất định bắt nguồn tù

ý đồ chung của cuộc chơi, do đó buộc trẻ phải điều tiết hành vi của mình theo quan hệgiữa vai mình đóng với các vai khác sao cho phù hợp với những quy tắc của trò chơi,qua trò chơi trẻ còn được hình thành những phẩm chất ý chí như mục đích, tính kỷluật, tính dũng cảm Những đức tính này do nội dung trò chơi và vai chơi quyết định

Nhờ có trò chơi ĐVTCĐ trẻ em không tự coi mình là chính mình như lúc còn 3tuổi mà là người khác, như một nhân vật của đời sống xã hội, đảm nhiệm một chứcnăng xã hội, Thế là bằng trò chơi trẻ em tự biến mình thành một nhân vật của xã hội,một con ngýời nhý mọi ngýời, Trò chơi là phương tiện phát triển toàn diện nhân cáchcủa trẻ, qua việc phát triển các chức năng tâm lý: Đức- Trí, Thể- Mỹ

Trò chơi ĐVTCĐ của trẻ mẫu giáo vì nó tạo ra những nét tâm lý đặc trưng chotuổi mẫu giáo mà nổi bật hơn hết là tính hình tượng và tính cảm xúc, khiến cho nhâncách của trẻ mẫu giáo mang tính độc đáo khó tìm thấy ở các lứa tuổi khác Khi đã xácđịnh được vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo thì việc tổ chức các trò chơicho trẻ là cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa giáo dục to lớn Tổ chức trò chơi chính là tổchức cuộc sống của trẻ, trò chơi là phương tiện để trẻ học làm người

AX.Macaren đã viết: “Trò chơi có một ý nghĩa rất quan trọng đối với trẻ” ýnghĩa này chẳng khác gì ý nghĩa của sự hoạt động, sự làm việc và sự phục vụ đối vớingười lớn Đứa trẻ thể hiện như thế nào trong trò chơi thì sau này phần lớn trường hợp

nó cũng thể hiện như thế trong cuộc sống Vì vậy, một nhà hoạt động trong tương laitrước tiên phải được giáo dục trong trò chơi Toàn bộ lịch sử của mỗi người là một nhàhoạt động hay một cán bộ, có thể quan niệm như một quá trình phát triển của trò chơi,một sự chuyển dịch dần từ sự tham gia vào trò chơi là trường học của cuộc sống

Trong hoạt động vui chơi, thì nhu cầu được chơi với nhau, được giao tiếp vớibạn bè là rất cần thiết, vì thế người lớn cần chú ý tạo điều kiện để trẻ được giao lưucùng nhau, được liên kết chia sẻ với nhau qua các chủ đề chơi Từ đó những “xã hộitrẻ em” thực sự được hình thành Những “xã hội trẻ em” này còn khác xa với xã hộingười lớn, hợp rồi tan, tan rồi hợp Thực và chơi, chơi và thực Đó là cái tính độc đáocủa cái xã hội ấy Nhưng chính những mối quan hệ đầu tiên trong bạn bè này lại cómột ý nghĩa rất lớn lao đối với cả một đời người sau này ở đây trẻ vừa là sản phẩmvừa là người tái tạo ra những mối quan hệ đó Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với

sự hình thành nhân cách

Trang 26

Trong suốt cuộc đời ở lứa tuổi nào con người cũng tham gia vào hoạt động vuichơi Nhưng chỉ ở tuổi mẫu giáo thì vui chơi mới mang đầy đủ ý nghĩa của nó nhất Cóthể nói rằng hoạt động vui chơi ở lứa tuổi này đã phát triển tới mức hoàn thiện.

Như vậy trò chơi đóng vai theo chủ đề giữ vai trò chủ đạo ở lứa tuổi mẫu giáo

đó là vì trước hết nó giúp trẻ thiết lập mối quan hệ của con người (quan hệ thực lẫnquan hệ chơi) Người ta chỉ có thể trở thành một nhân cách khi dược sống trong mốiquan hệ của con người, tức là sống trong xã hội

* Trò chơi ĐVTCĐ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ

Tình huống trò chơi đòi hỏi đứa trẻ tham gia vai trò chơi phải có một trình độgiao tiếp bằng ngôn ngữ nhất định Nếu đứa trẻ không diễn đạt được mạch lạc nguyệnvọng và ý kiến của mình đối với trò chơi, nếu trẻ không hiểu được những lời chỉ dẫnhay bàn bạc của các bạn cùng chơi thì nó không thể tham gia vào trò chơi được Đểđáp ứng được nhu cầu của việc cùng chơi, trẻ phải phát triển ngôn ngữ mạch lạc Chơichính là điều kiện kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ một cách nhanh chóng

*Ảnh hưởng tới sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ

Trong hoạt động vui chơi, trẻ thay thế đồ vật này bằng đồ vật khác, nhận đóngcác vai khác nhau Năng lực này là cơ sở phát triển trí tưởng tượng chính trò chơi đóngvai theo chủ đề đã làm nảy sinh các hoàn cảnh chơi, tức là nảy sinh trí tưởng tượng.Trong khi chơi trẻ có thể làm bất cứ việc gì trẻ muốn: Bác sĩ, lái xe, cô giáo, máybay…thậm chí là siêu nhân, rôbôt bay vào vũ trụ Một bé gái có thể tưởng tượng mình

là cô tiên, một bé trai yếu ớt vẫn tưởng mình là dũng sĩ, hay trẻ có thể biến tất cả cácthứ mình thích: Giấy là tiền, gậy là ngựa, ghế là tàu…

Những hình ảnh tưởng tượng vừa ngây thơ vừa phi lý này không chỉ đem lạicho tuổi thơ niềm hạnh phúc mà còn cần cho mỗi người lớn sau này, dù đó là ngườilao động chân tay, nhà khoa học hay nghệ sĩ Phương tiện hiệu quả nhất để nuôi dưỡngtrí tưởng tượng, đó là trò chơi đóng vai theo chủ đề

* Trò chơi ĐVTCĐ có tác động rất mạnh mẽ đến sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ

Đứa trẻ lao vào cuộc chơi với tất cả tinh thần của nó Trong khi vui chơi trẻ tỏ

ra rất sung sướng và nhiệt tình, Khi phản ánh vào trò chơi những mối quan hệ đó thìnhững rung động mạnh tính người được gợi lên ở trẻ, hơn nữa thái độ vui hay buồncủa trẻ còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh được tạo nên bởi trí tưởng tượng Do đó trong tròchơi trẻ đã biểu hiện được tính người như thái độ chu đáo, ân cần, sự đồng cảm, tinhthần tương trợ giúp đỡ nhau Trò chơi tác động mạnh đến trẻ em trước hết là vì nóthâm nhập vào dễ dàng nhất, đối với tình cảm của chúng Mà tình cảm đối với trẻ bộc

Trang 27

lộ trong trò chơi là tình cảm chân thực thẳng thắn, không có gì gọi là giả tạo giúp chotình cảm của trẻ ngày càng phong phú và sâu sắc.

1.2.7 Mục tiêu, nội dung và kết quả mong đợi về lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng xã hội đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

- Có một số kĩ năng sống: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ

- Thực hiện một số qui tắc, qui định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầmnon, cộng đồng gần gũi

1.2.7.2 Nội dung giáo dục theo độ tuổi

Nội dung giáo dục phát triển tình cảm đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi:

* Phát triển tình cảm

- Ý thức về bản thân:

+ Sở thích, khả năng của bản thân

+ Điểm giống và khác nhau của mình với người khác

+ Vị trí và trách nhiệm của bản thân trong gia đình và lớp học

+ Thực hiện công việc được giao (trực nhật, xếp dọn đồ chơi )

+ Chủ động và độc lập trong một số hoạt động

+ Mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến

- Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượngxung quanh :

+ Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên,xấu hổ) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc

+ Bày tỏ tình cảm phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác trong các tìnhhuống giao tiếp khác nhau

+ Mối quan hệ giữa hành vi của trẻ và cảm xúc của người khác

+ Kính yêu Bác Hồ và những người có công với quê hương, đất nước

+ Quan tâm đến di tích lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước

1.2.7.3 Kết quả mong đợi

- Về nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh:

Trang 28

+ Nhận biết được một số trạng thái cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạcnhiên, xấu hổ qua tranh; qua nét mặt, cử chỉ, giong nói của người khác.

+ Biết biểu lộ cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ

+ Biết an ủi và chia vui với người thân và bạn bè

+ Nhận ra hình ảnh Bác Hồ, chỗ ở, nơi làm việc của Bác Hồ

+ Biết một số bài hát, bài thơ, câu chuyện về Bác Hồ

+ Biết một vài cảnh đẹp, di tích lịch sử, lễ hội và một vài nét văn hóa truyềnthống (trang phục, món ăn…) của quê hương, đất nước

- Về hành vi và quy tắc ứng xử xã hội:

+ Thực hiện được một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng: Sau khichơi cất đồ chơi vào nơi quy định, không làm ồn nơi công cộng, vâng lời ông bà, bố

mẹ, anh chị, muốn đi chơi phải xin phép

+ Biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép

+ Chú ý nghe khi cô, bạn nói, không ngắt lời người khác

+ Biết chờ đến lượt

+ Biết lắng nghe ý kiến, trao đổi, thoả thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn

+ Biết tìm cách để giải quyết mâu thuẫn (dùng lời, nhờ sự can thiệp của ngườikhác, chấp nhận nhường nhịn)

1.2.8 Cơ hội hình thành và bồi dưỡng tình cảm cho trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua các trò chơi ĐVTCĐ

Trước hết qua các trò chơi ĐVTCĐ trẻ có cơ hội để thể hiện, bộc lộ cảm xúc,tình cảm của mình ngay cả trong MQH thực và MQH chơi:

* Cơ hội thể hiện tình cảm:

- Qua các trò chơi trẻ thể hiện tình cảm của mình một cách chân thực và hồnnhiên hơn Ví dụ trong trò chơi bán hàng:Đây là trò chơi được trẻ rất thích, khi thamgia chơi trẻ được hòa mình vào xã hội của người lớn một cách thực thụ, trẻ chơi saysưa, dường như quan hệ thực và quan hệ chơi hòa quện vào nhau không thể phân biệtđược Nhờ đó tình cảm của trẻ phát triển một cách tưh nhiên và theo chiều hướng tốt đẹp

Qua quan sát chúng tôi nhận thấy quá trình tổ chức trò chơi bán hàng vẫn còndiển ra khá lỏng lẽo, còn eo hẹp về thời gian trong khuôn khổ của nhóm chơi Tuynhiên trẻ vẫn chơi tích cực và hứng thú giao lưu với bạn chơi Chẳng hạn như khi muađược hàng từ cô bán hàng trẻ sẽ nói câu: Cháu cảm ơn cô ạ! Còn cô bán hàng thì nóiLần sau ghé mua cho cô nữa nhé, cháu đi xe cẩn thận nhé! Trẻ sẽ đáp trả lại nhữnglời nói, ánh mắt của bạn chứ không chỉ ngồi một chổ không có phản ứng Điều nàycho thấy mối quan hệ của trẻ và cô bán hàng đã được cải thiện và trở nên thân thiếthơn

Trang 29

Ví dụ: Khi được cô bán hàng tìm cho đúng món đồ mà mình thích trẻ sẽ òa lênvui thích và rối rít cảm ơn, lúc này mọi ánh mắt biết ơn đổ dồn về phía cô bán hàng,trẻ cười vui vẻ và chào cô ra về Còn cô bán hàng sẽ thấy thỏa mãn khi mình bán đượchàng và được cảm ơn

Tuy nhiên nhiều trẻ còn vụng về trong cách ứng xử, có trẻ im lặng trả tiền rồi ra

về, còn khi đó cô bán hàng sẽ cảm thấy không hài lòng về trẻ đó Khi đó trò chơi đượcngưng lại, cô giáo sẽ hướng dẫn cho trẻ thực hiện lại cách hành xử đó của mình, sau

đó trò chơi lại được tiến hành tiếp Qua đây cho ta thấy trẻ đầu tuổi Mẫu giáo lớn đãbiết lựa chọn những cách ứng xử hợp lý nhất trong các tình huống chơi Một số trẻ vẫnchưa xác định được đâu là quan hệ chơi, đâu là quan hệ thực, đôi lúc trẻ còn nhầm lẫnbạn mình đang vào vai cô bán hàng, còn mình là người mua hàng Đôi khi trẻ còn bănkhoăn chưa nhâp vai được Đây chính là lý do làm cho trò chơi của trẻ diển ra chưađược suôn sẽ và thuận lợi Đến cuối tuổi mẫu giáo lớn thì trẻ đã thiết lâp được mối quan

hệ giữa các nhóm chơi, xác định được mối qquan hệ thực và quan hệ chơi rõ ràng hơn

Ở giai đoạn này trẻ đã khẳng định được tình cảm của mình với các vai chơi, trò chơidiển ra suôn sẽ hơn, chứng tỏ rằng tình cảm của tre được tiến triển và nâng cao hơn

Khi quan sát thực tế mới thấy rằng ở trẻ có một khả năng bắt chước người lớngiống y như thật, trẻ có thể nhập vai như người bán hàng thật ngoài xã hội, nhiều khitrẻ còn sáng tạo ra những tình huống, những câu nói, những tình cảm mà người lớnchưa hề sử dụng tới Nếu như trước đây trẻ sử dụng ngôn ngữ của ánh mắt, điệu bộkhuôn mặt để biểu đạt tình cảm thì bây giờ khi tham gia vào trò chơi trẻ đồng thời kếthơp với tình cảm ngôn ngữ đề hoàn thành tốt vai chơi của mình Nhờ sử dụng hai loạitình cảm này mà trẻ có thể làm cho trò chơi sinh động hơn, giữa các vai chơi có sựphối hợp nhip nhàng, ăn ý và hiểu nhau hơn Chính điều này là cơ sở quan trọng giúpcho tình cảm của trẻ được phát triển theo chiều hướng tích cực hơn

Hay trò chơi gia đình và trò chơi bác sĩ: Trò chơi gia đình là loại trò chơi thuhút được nhiều trẻ tham gia, có lẽ đây là trò chơi gần gũi với cuộc sống hằng ngày củatrẻ nên khi tham gia chơi tất cả trẻ đều hào hứng, mong muốn được tái hiện lại hànhđộng giống y như mẹ vẫn chăm sóc hằng ngày, hầu như khi tham gia vào trò chơi nàycác quy tắc ứng xử, những biểu hiện tình cảm hằng ngày, được trẻ phô diển rất thànhcông Đặc biệt là những cử chỉ, điệu bộ yêu thương, những câu từ ngữ đầy tình cảmchất chứa được trẻ bộc lộ chân thực nhất Tất cả đều được trẻ chơi tốt hơn hầu hết cáctrò chơi khác Trong khi vào vai ở trò chơi này trẻ nhâp vai rất giống, trẻ gần gũi, quantâm con mình đến từng li từng tí nếu đó là vai người mẹ, còn nếu vào vai con thì nữngnịu mẹ Trẻ học được từ thực tế bên ngoài trong cuộc sống thường nhật của mình Trẻngoan ngoãn, lể phép hơn, cách trẻ quan tâm tới mẹ, tới những người thân trong gia

Trang 30

đình, cách trẻ dành tình thương yêu đến mọi người trong mối quan hệ chơi, làm chongười xem có cảm tưởng như cuộc sống thực tại của trẻ Quan hệ tình cảm của trẻ vớimọi người trọng gia đình trở nên gắn bó và vững chắc hơn, trẻ ý thưc được vai trò,trách nhiệm của mình, luôn quan tâm, yêu thương người thân yêu trong gia đình.

So với các trò chơi khác thì trò chơi bác sĩ trẻ còn vụng về hơn, thao tác chơichưa được nhanh nhẹn lắm, nội dung chơi chưa được mở rộng, tình cảm của trẻ vẫncòn e dè do trẻ chưa tiếp xúc nhiều với môi trường này nên kinh nghiệm còn non dại

đó là điều đương nhiên Tuy nhiên qua thời gian, qua những lần mẹ đưa con đi khám,trẻ quan sát được hành động của bác sĩ, của bệnh nhân, trẻ nhận biết được các biểuhiện tình cảm giữa họ, từ đó trẻ bắt đầu muốn thể hiện những mối quan hệ đó vàotrong chính trò chơi của mình Trẻ càng chơi, càng có nhiều kĩ năng hơn, cũng như tròchơi mà trẻ tham gia, ở trò chơi này đa số trẻ đều nắm được những cử chỉ, hành độngthân thiện của mọi người dành cho nhau

Cũng chính nhờ những tình cảm đó đã giúp cho trẻ có thêm động lực, gia đìnhtrẻ có thêm niềm tin tưởng và lòng biết ơn sâu sắc từ đó tích lũy cho trẻ vốn sống tốtđep, hình thành nhân cách trong con người sau này của trẻ Trẻ càng chơi tích cực baonhiêu thì trẻ càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống bấy nhiều, tình cảm, nhậnthức của trẻ ngày càng được mở rộng hơn, nhân tố này đã giúp trẻ sáng tạo ra nhiềutình huống chơi hay hơn, tình cảm của trẻ cũng nhờ đó mà được nâng cao hơn, từ đótrẻ chuyển những kinh nghiệm thu được, tiếp nhận được vào trò chơi đóng vai ttheochủ đề của mình và nhóm chơi

Sau trò chơi gia đình, trò chơi cô giáo là trò chơi thu hút được nhiều trẻ thamgia chơi Bởi hoạt động gần gũi, diễn ra liên tục hằng ngày với trẻ chính vì vậy mà trẻ

có điều kiện quan sát, học hỏi, bắt chước các hành động của cô chính xác và chi tiếthơn Quan sát thực tế cho thấy ở giai đoạn cuối tuổi mẫu giáo này thì thái độ, ứng xử,tình cảm của trẻ có sự nâng dần lên theo chiều sâu của thời gian, trẻ không chỉ chàohỏi mà con quan tâm đến biểu hiện vui buồn của bạn trong nhóm chơi và ngoài nhómchơi của mình Khi được sống trong xã hội người lớn trẻ ở giai đoạn này có biểu hiệnthích đi tham quan nhiều góc chơi hơn, trẻ có nhu cầm nói chuyện và thể hiện tình cảmvới nhiều nhân vật khác nhau ở các góc chơi khác nhau do đó biểu hiện tình cảm cũngtrở nên đa dạng hơn Như vậy qua quan sát thực tế và biểu hiện về tình cảm của trẻcho chúng ta thấy trò chơi đóng vai theo chủ đề cũng có những tác động tích cực đến

sự phát triển tình cảm của trẻ Nếu đứa trẻ không bộc lộ được cảm xúc, tình cảm củamình trong cuộc sống thực thì qua tiến trình chơi với bạn bè cùng tuổi trẻ đã tự tin bộc

lộ cảm xúc hơn, thỏa mãn nhu cầu thể hiện cảm xúc của bản thân trẻ

Trang 31

Qua các trò chơi này trẻ thể hiện được tình cảm yêu thương như:

* Trẻ nhận biết được tình cảm của mình đối với mọi người xung quanh:

Với bạn bè: biết quan tâm chia sẽ, không giành đồ chơi với bạn, biết đàn kếtkhi chơi

Với cô giáo: biết vâng lời, yêu thương, kính trọng quý mến cô

Với người thân trong gia đình: biết kính trọng ông bà cha mẹ, quan tâm ông bàcha mẹ như; trẻ múc nước cho ông bà, lấy tăm cho ba mẹ sau khi ăn Với anh chị thìluôn yêu thương như: có đồ ăn ngon biết để phần cho anh, chị

* Trẻ biết quản lý xúc cảm, tình cảm của mình:

- Khi chơi biết quản lý tình cảm của mình như: khi vào vai một vị bác sỹ thì trẻ

sẽ thể hiện tình cảm mà người bác sỹ dành cho bệnh nhân của mình, chứ không phảicủa bạn bè cùng chơi

-Thông qua các trò chơi trẻ quán lý được tình cảm của mình hơn như: Khi bịbạn trêu ghẹo, thì khi khóc trẻ không khóc mãi mà sẽ biết ngưng khóc, phản anh vấn

đề với cô giáo để cô giáo xử lý: Cô ơi bạn này đánh con, cô ơi bạn này ghẹo con…

Trang 32

Trên cơ sở đó tìm hiểu một số vấn đề lí luận cơ bản, ở đây tập trung nghiên cứu

về vấn đề giáo dục tình cảm và trò chơi ĐVTCĐ: Khái niệm về tình cảm, phân loạitình cảm, sự phát triển xúc cảm, tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, đặc điểm tâm lícủa trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi Đồng thời tìm hiểu về trò chơi ĐVTCĐ: Khái niệm về tròchơi ĐVTCĐ, đặc điểm, cấu trúc, ý nghĩa và mục tiêu cũng như cơ hội giáo dục tìnhcảm cho trẻ Làm tiền đề cho chương 2, chương 3 nhằm làm rõ thực trạng giáo dụctình cảm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ

Trang 33

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TÌNH CẢM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5

- 6 TUỔI THÔNG QUA CÁC TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở

TRƯỜNG MẦM NON NAM LÝ ĐỒNG HỚI - QUẢNG BÌNH 2.1 VÀI NÉT VỀ KHÁCH THỂ VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Trường Mầm non Nam Lý được chia tách từ trường Mầm non Nam Lý Ninh(năm 1992), trường hiện có 3 điểm trường, hằng năm trường huy động trên 700 cháu

cả 2 loại hình (công lập và nhóm trẻ tư thục) Hiện tại trường có quy mô 15 nhóm, lớpvới số lượng 680 cháu, trong đó: 1 nhóm trẻ, 4 lớp mẫu giáo bé, 4 lớp mẫu giáo nhỡ, 6lớp mẫu giáo lớn, nhà trường đã tập trung các giải pháp để duy trì số lượng như: phốihợp với ban cán sự tổ dân phố, cụm dân cư, chi hội phụ nữ, cộng tác viên dân số đểđiều tra trẻ trong dộ tuổi ở trên địa bàn để có kế hoạch huy động kịp thời; vận độngcác nhóm trẻ gia đình mở thêm lớp vì vậy mà tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi hằngnăm đều vượt kế hoạch của phòng giao Cụ thể nhà trẻ đạt 57 – 58 %, mẫu giáo đạt 97– 98 %; Tỷ lệ chuyên cần đạt 97%, bé ngoan đạt 96 % Chất lượng chăm sóc, giáo dục,sức khỏe được nhà trường quan tâm hàng đầu, trong năm học này nhà trường tiếp tụcthực hiện chuyên đề giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục bảo vệmôi trường Thực hiện tốt các văn bản về chỉ đạo về y tế trường học, tăng cường cácbiện pháp chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, phối hợp với tổ chức y tế khám định kỳ vàtuyên truyền về các dịch bệnh như: phối hợp với phụ huynh để chăm sóc cháu suydinh dưỡng, thực hiện tốt công tác tuyên truyền kiến thức dinh dưỡng cho các bậc phụhuynh và đã tổ chức liên hoan “ Gia đình và sức khỏe trẻ thơ” cấp trường cả 3 đốitượng (giáo viên, phụ huynh và cả trẻ cùng tham gia), tham gia cuộc thi “ Tìm hiểudinh dưỡng với sức khỏe trẻ mầm non” do vụ GDMN tổ chức 100% cháu được tổchức bán trú tại trường, tăng cường các thiết bị, đồ dùng, các phương tiện phục vụ bántrú, hợp đồng thực phẩm có địa chỉ tin cậy

Nhà trường triển khai chỉ đạo việc thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dụcMầm Non cũng như các chuyên đề do vụ GDMN triển khai, ngoài ra nhà trường cònchỉ đạo thực hiện tài liệu nuôi dạy trẻ cho các nhóm trẻ tư thục trên địa bàn Ban giámhiệu nhà trường xây dựng kế hoạch chỉ đạo điểm tại các lớp được chọn làm điểm để

nhận diện ra các lớp toàn trường, triển khai thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất

lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non” Chỉ đạo có hiệu quả công tác

bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề do đội ngũ, chọn giáo viên có năng lực chuyên mônvững vàng bố trí dạy các lớp điễm Tiếp tục quán triệt trong đội ngũ giáo viên và phụhuynh về việc chuẩn bị toàn diện cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 một cách khoa học Nhà

Trang 34

trường chú trọng đầu tư thêm cơ sở vật chất, thiết bị cho các lớp thực hiện chươngtrình GDMN mới.

Trường có 62 cán bộ giáo viên, nhân viên Trong đó cán bộ giáo viên trong biênchế 46, ngoài biên chế 16; về trình độ đào tạo: Đại học: 44; Cao đẳng 3; trung cấp: 15;Hiện tại trong số có trình độ trung cấp có 2 giáo viên đang tham gia học các lớp đạihọc từ xa, giáo viên được sắp xếp, bố trí phù hợp với năng lực nên đã phát huy tốt ởmỗi vị trí được đảm nhiệm Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm vớicông việc được giao, tận tụy với công việc, chấp hành tốt chủ trương, chính sách củaĐảng, pháp luật của nhà nước, thực hiện tốt quy chế chuyên môn, có ý thức xây dựngkhối đoàn kết trong tập thẻ sư phạm nhà trường, thường xuyên trau dồi, rèn luyệnphẩm chất đạo đức nhà giáo, mẫu mực trong lối sống và giao tiếp, chủ động trong việcứng dụng công nghệ thông tin Nhà trường tích cực thực hiện các chủ đề năm học,các cuộc vận động lớn của ngành như: cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương sáng về đạođức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện Họcsinh tích cực, phong trào sáng tác, sưu tầm thơ ca, truyện kể, thực đơn, trò chơi dângian cũng như làm bộ sưu tập về chủ đề, chủ điểm được giáo viên, phụ huynh và cáccháu hưởng ứng tích cực đã thực sự trở thành phong trào thi đua sôi nổi trong nhàtrường, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục các cháu cũng như đẩymạnh công tác xã hội hóa giáo dục Mầm Non

Cơ sở vật chất của trường được xây dựng từ năm 1997 (cụm 2), năm 2012 (cụmtrung tâm), hàng năm trường đã tham mưu với ban lãnh đạo địa phương và các cấp cóthẩm quyền đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy và học cũng như côngtác phục vụ bán trú tại trường với kinh phí đầu tư hàng năm trên 200 triệu đồng Hainăm học gần đây, nhà trường tích cực tham mưu xin kinh phí đầu tư máy tính, máyin để phục vụ công tác quản lý, công tác chăm sóc giáo dục trẻ Tổng số máy vi tínhtoàn trường hiện có 15 máy/ 15 lớp Đặc biệt nhà trường đã tham mưu quét vôi phònghọc, xây bông hoa, trồng cây xanh Đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trườnghọc thân thiện, học sinh tích cực”

Công tác quản lý chỉ đạo nhà trường luôn bám sát kế hoạch chỉ đạo của phònggiáo dục, của lãnh đạo địa phương nên đã xây dựng kế hoạch sát với tinh hình thựctiễn của trường Tập trung chỉ đạo các cuộc vận động thực tiễn và phong trào thi đuagắn với các chủ đề năm học, tăng cường công tác kiễm tra nội bộ trường học, thựchiện công tác chỉ đạo điểm để nhận diện, thành lập tổ mạng lưới chuyên môn, tổ chứccác hội thi “Bé với trò chơi dân gian”, “Bé khéo tay” các phong trào hoạt động trong

Trang 35

năm học Hằng năm nhà trường đều đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc cấptĩnh”, chi bộ, công đoàn vững mạnh xuất sắc.

Hoạt động của tổ chuyên môn thực sự có nề nếp, đã bám sát kế hoạch xây dựngcủa nhà trường xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tiễn và năng lực của độingũ Trường có 3 tổ chuyên môn (nhà trẻ - mẫu giáo, dinh dưỡng, hành chính) Hàngtháng tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch thao giảng dự giờ đúc rút kinhnghiệm, tham mưu với ban giám hiệu nhà trường bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũgiáo viên, động viên giáo viên tham gia các lớp đào tạo trên chuẩn, đào tạo tin học,ngoại ngữ, ứng dụng các phần mềm giáo dục mầm non Tổ chuyên môn mẫu giáo điđầu trong việc thực hiện nội quy, quy chế, các cuộc vận động cũng như tham gia tíchcực các phong trào hoạt động do nhà trường, địa phương và ngành tổ chức

2.2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TÌNH CẢM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 6 TUỔI THÔNG QUA CÁC TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG MẦM NON NAM LÝ - ĐỒNG HỚI - QUẢNG BÌNH

2.2.1 Nhận thức của giáo viên về vai trò của giáo dục tình cảm đối với sự phát triển nhân cách của trẻ

Giáo dục tình cảm cho trẻ có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành nhâncách của trẻ Việc giáo viên hiểu biết đầy đủ, nhận thức đúng đắn vai trò của quá trìnhnày sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên, góp phần nâng cao hiệu quả giáodục đạo đức, tình cảm cho trẻ nói riêng và hình thanh nhân cách cho trẻ nói chung

Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về vai trò của giáo dục tình cảm đối với sự phát triển nhân cách của trẻ, kết quả thu được như sau:

Biểu đồ 2.1 Nhận thúc về vai trò của giáo dục tình cảm đối với sự

hình thành nhận thức của trẻ

Ngày đăng: 14/04/2017, 15:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Thanh Âm (1997), Giáo dục học mầm non (Tập 1,2,3) NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học mầm non (Tập 1,2,3)
Tác giả: Đào Thanh Âm
Nhà XB: NXB ĐHQG HàNội
Năm: 1997
2. Đào Thanh Âm (Chủ biên) (2004) Giáo dục học mầm non NXB ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học mầm non
Nhà XB: NXB ĐHSP HàNội
3. Phạm Thị Châu (2001), Giáo dục học mầm non, NXB ĐHQG Hà Nội, (2001) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học mầm non
Tác giả: Phạm Thị Châu
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 2001
5. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2006), Giáo trình tâm lý học trẻ em, Tập 2, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lý học trẻ em
Tác giả: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 2006
6. Lê Ninh Thuận (1989), Trò chơi phân vai theo chủ đề và việc hình thành nhân cách trẻ MG, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trò chơi phân vai theo chủ đề và việc hình thànhnhân cách trẻ MG
Tác giả: Lê Ninh Thuận
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1989
7. Nguyễn Thị Hòa (2011), Giáo dục học mầm non, NXB ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học mầm non
Tác giả: Nguyễn Thị Hòa
Nhà XB: NXB ĐHSP Hà Nội
Năm: 2011
8. Lê Văn Hồng (Chủ biên) (1998) Tâm Lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm Lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Nhà XB: NXB giáo dục
10. Nguyễn Thị Thu Hiền (2008), Phát triển và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển và tổ chức thực hiện chương trìnhgiáo dục mầm non
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hiền
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2008
11. Nguyễn Ánh Tuyết – Nguyễn Thị Như Mai (2008), Sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi Mầm non, NXB giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển tâm lý trẻem lứa tuổi Mầm non
Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết – Nguyễn Thị Như Mai
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 2008
12. Đào Như Trang (2000 – 2001), Đổi mới nội dung giáo – phương pháp chăm sóc – giáo dục trẻ từ 0 – 6 tuổi (sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nội dung giáo – phương phápchăm sóc – giáo dục trẻ từ 0 – 6 tuổi
13. Trần Thị Trọng, Phạm Thị Sửu (2008), Chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ nhà trẻ, mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện, NXB giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình chăm sóc, giáo dụctrẻ nhà trẻ, mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện
Tác giả: Trần Thị Trọng, Phạm Thị Sửu
Nhà XB: NXB giáo dục Hà Nội
Năm: 2008
14. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) (2008), Tâm lý học đại cương, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học đại cương
Tác giả: Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên)
Nhà XB: NXB ĐHQGHà Nội
Năm: 2008
15. Đinh Văn Vang (2007), Giáo dục học mầm non, NXB ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: iáo dục học mầm non
Tác giả: Đinh Văn Vang
Nhà XB: NXB ĐHSP Hà Nội
Năm: 2007
16. Đinh Văn Vang (2009), Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ Mầm non – NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ Mầm non
Tác giả: Đinh Văn Vang
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2009
17. PGS.TS Phạm Viết Vượng (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB ĐHGD Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: PGS.TS Phạm Viết Vượng
Nhà XB: NXB ĐHGD Hà Nội
Năm: 1997
18. Phạm Mai Chi – Lê Ánh Tuyết – Trần Thị Thanh (2005), Hướng dẫn thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thựchiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi
Tác giả: Phạm Mai Chi – Lê Ánh Tuyết – Trần Thị Thanh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
21. Nguyễn Thị Hòa (2007), Phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong các trò chơi học tập, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo5 – 6 tuổi trong các trò chơi học tập
Tác giả: Nguyễn Thị Hòa
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2007
22. Lê Thu Hương – Lê Thị Ánh Tuyết (đồng chủ biên) (2007), Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non – nhà trẻ (5 – 6 tuổi), NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫnthực hiện chương trình giáo dục mầm non – nhà trẻ
Tác giả: Lê Thu Hương – Lê Thị Ánh Tuyết (đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
23. Lê Thu Hương (chủ biên) (2007), Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề (trẻ 5 – 6 tuổi), NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạtđộng giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề
Tác giả: Lê Thu Hương (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
24. Đặng Hồng Phương (2008), Giáo trình lí luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ lứa tuổi mầm non. NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lí luận và phương pháp giáo dục thểchất cho trẻ lứa tuổi mầm non
Tác giả: Đặng Hồng Phương
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w