1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình thanh toán trong thương mại điện tử

150 1,8K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 150
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Sự hình thành và phát triển của TMĐT đã hướng thanh toán điện tử mở rộng sang các lĩnh vực mới đó là: trao đổi dữ liệu điện tử tài chính, tiền mặt Internet, túi tiền điện tử hay két điện

Trang 1

CHƯƠNG 1: Tổng quan về thương mại điện tử và thanh

toán điện tử

1.1 Tổng quan về thương mại điện tử

1.1.1 Khái niệm và các loại hình thương mại điện tử

1.1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử

Hiện nay trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về “thương mại điện tử” nhưng tựu trung lại có hai quan điểm lớn như nêu ra dưới đây

Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp

Theo nghĩa hẹp thương mại điện tử bao gồm các hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet Các tổ chức như: Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế đưa ra các khái niệm về thương mại điện

tử theo hướng này

Theo WTO thì thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, kể cả được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet

Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế của Liên hợp quốc đưa ra khái niệm : thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên việc truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet

Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu được rằng theo nghĩa hẹp thương mại điện tử chỉ bao gồm những hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet mà không tính đến các phương tiện điện tử khác như điện thoại, fax, telex Thương mại điện tử là hình thức mua bán mà hàng hóa được bày tại các trang Web trên Internet và được thanh toán bằng thẻ tín dụng Qua hình thức mua bán và

Trang 2

thanh toán này, thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm

Thương mại điện tử theo nghĩa rộng

Đạo luật mẫu về thương mại điện tử (TMĐT) của ủy ban Liên Hợp quốc về

Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL) đã nêu: “Đạo luật này có hiệu lực áp dụng

đối với mọi hoạt động thông tin dưới dạng thông điệp dữ liệu trong khuốn khổ các hoạt động thương mại” Theo cách hiểu này, có thể thấy rằng phạm vi của TMĐT rất

rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế và TMĐT là việc sử dụng các phương pháp điện tử để làm thương mại

ủy ban Châu Âu đưa ra định nghĩa về TMĐT như sau: Thương mại điện tử

được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử, dựa

trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh Thương mại điện tử gồm nhiều hành vi, trong đó có hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, chuyển tiền điện tử Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính)

Tóm lại, theo nghĩa hẹp TMĐT chỉ bao gồm các hoạt động thương mại được

thực hiện thông qua mạng Internet, còn theo nghĩa rộng, TMĐT được hiểu là các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử; chuyển tiền điện tử và các hoạt động gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng

Như vậy, thương mại điện tử là một khái niệm dùng để chỉ quá trình mua và bán một sản phẩm (hữu hình) hoặc dịch vụ (vô hình) thông qua một mạng điện tử (electronic network), phương tiện trung gian phổ biến nhất của thương mại điện tử là

Trang 3

Internet Qua môi trường mạng, người ta có thể thiết lập giao dịch, thanh toán, mua bán bất cứ sản phẩm gì từ hàng hoá cho đến dịch vụ, kể cả dịch vụ ngân hàng.

1.1.1.2 Các loại hình thương mại điện tử

Thương mại điện tử có các hình thái hoạt động chủ yếu sau:

a Thư điện tử

Các đối tác (người tiêu thụ, doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ) sử dụng hòm thư điện tử để gửi thư cho nhau một cách "trực tuyến" thông qua mạng, gọi là thư điện tử (electronic mail, gọi tắt là e-mail) Đây là một thứ thông tin ở dạng "phi cấu trúc" (unstructured form), nghĩa là thông tin không phải tuân thủ một cấu trúc đã thoả thuận trước (khác với "trao đổi dữ liệu điện tử" sẽ nói dưới đây)

b Thanh toán điện tử

Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử (electronic message) Sự hình thành và phát triển của TMĐT đã hướng thanh toán điện tử mở rộng sang các lĩnh vực mới đó là: trao đổi dữ liệu điện

tử tài chính, tiền mặt Internet, túi tiền điện tử hay két điện tử, thẻ thông minh, giao dịch ngân hàng số hoá

c Trao đổi dữ liệu điện tử

Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange - EDI) là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng "có cấu trúc" (structured form) từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác trong nội bộ công ty, hay giữa các công ty (hay tổ chức) đã thoả thuận buôn bán với nhau theo cách này một cách tự động mà không cần có sự can thiệp của con người (gọi là dữ liệu có cấu trúc, vì các bên đối tác phải thoả thuận

từ trước khuôn dạng cấu trúc của các thông tin) Uỷ ban Liên hiệp quốc về luật

thương mại quốc tế (UNCITRAL) đã đưa ra định nghĩa pháp lý sau đây: "Trao đổi

dữ liệu điện tử" (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang

Trang 4

máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử trong đó sử dụng một tiêu chuẩn đã được thoả thuận về cấu trúc thông tin."

Trên bình diện này, nhiều khía cạnh còn phải tiếp tục xử lý, đặc biệt là buôn bán giữa các nước có quan điểm, chính sách, và luật pháp thương mại khác nhau về căn bản, đòi hỏi phải có từ trước một dàn xếp pháp lý trên nền tảng thống nhất quan điểm về tự do hoá thương mại và tự do hoá việc sử dụng Internet; chỉ như vậy mới đảm bảo được tính khả thi, tính an toàn, và tính có hiệu quả của trao đổi dữ liệu điện

tử (EDI)

d Giao gửi số hoá các dung liệu

Dung liệu (content) là các hàng hoá mà cái người ta cần đến là nội dung của nó (hay nói cách khác chính nội dung là hàng hoá) chứ không phải là bản thân vật mang nội dung, ví dụ như: tin tức, sách báo, nhạc, phim, các chương trình phát

thanh, truyền hình, các chương trình phần mềm Các ý kiến tư vấn, vé máy bay, vé xem phim xem hát, hợp đồng bảo hiểm, v.v nay cũng được đưa vào danh mục các dung liệu Đồng thời, trên giác độ kinh tế-thương mại, các loại thông tin kinh tế và kinh doanh trên Internet đều có ở mức phong phú, do đó một nhiệm vụ quan trọng của công tác thông tin ngày nay là khai thác trực tiếp được lượng thông tin trên Web

và phân tích tổng hợp

e Bán lẻ hàng hoá hữu hình

Để tận dụng tính năng đa phương tiện (multimedia) của môi trường Web và Java, người bán xây dựng trên mạng các "cửa hàng ảo" (virtual shop) để thực hiện việc bán hàng Người sử dụng Internet/Web tìm trang Web của cửa hàng, xem hàng hoá hiển thị trên màn hình, lựa chọn hàng, xác nhận mua, và trả tiền bằng thanh toán điện tử Vì là hàng hoá hữu hình, nên tất yếu sau đó cửa hàng phải dùng tới các phương tiện gửi hàng truyền thống để đưa hàng tới tay khách; điều quan trọng nhất là: khách có thể mua hàng tại nhà (home shopping), mà không cần phải đích thân đi

Trang 5

tới cửa hàng

Thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh, theo các dự báo: thương mại điện tử hiện nay và trong một vài năm tới chủ yếu được ứng dụng trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, tiếp đó đến du lịch, kinh doanh bán lẻ, và quảng cáo; thương mại điện tử trong lĩnh vực buôn bán hàng hữu hình còn rất hạn chế

1.1.2 Một số mô hình chủ yếu về hệ thống TMĐT

1.1.2.1 Mô hình tổng quan các thành viên tham gia TMĐT của một quốc gia

Thương mại điện tử không chỉ được áp dụng đối với kinh doanh của các doanh nghiệp mà nó từng bước thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực xã hội, với trình độ ngày càng cao hơn, linh hoạt hơn và hiệu quả hơn Nước nào áp dụng các hình thức giao dịch thương mại điện tử càng nhiều với mức độ càng cao thì nước đó càng có lợi thế phát triển và trở thành người dẫn đầu trong một nền kinh tế thế giới số hóa

Mỗi quốc gia có thể áp dụng một loại hình TMĐT đặc thù, nhưng nhìn chung tuân thủ mô hình tổng quan sau:

Trang 6

Hình 1.1: Mô hình tổng quan các thành viên tham gia hệ thống thương mại điện tử

của một quốc gia

Theo mô hình này ta thấy rằng khi thực hiện TMĐT thì đối tượng cần tham gia đầu tiên là nhà nước, các đơn vị cung ứng cơ sở hạ tầng; Tham gia vào phần dịch

vụ là các tổ chức đảm nhận thanh toán và tạo dịch vụ như ngân hàng, tổ chức tài chính-tín dụng, tổ chức thẻ (các loại thẻ ), các công ty bảo hiểm;

Người tiêu dùng sau khi đã được cấp xác thực để tham gia vào hệ thống này

có thể sử dụng tất cả các dịch vụ có sẵn trên đó Vì ở đây tiền điện tử đóng vai trò then chốt trong việc thực hiện các giao dịch điện tử bằng cơ sở hạ tầng nói trên, cho nên, đảm bảo mọi thành viên trong xã hội đều có quyền tham gia sau khi đã được xác nhận

Với mô hình này, thành viên có lợi nhiều nhất trên TMĐT là các tổ chức/các nhà đảm trách phần vận chuyển hàng hoá do lưu lượng hàng hoá và khả năng lưu

Ng−êi tham gia Thanh to¸n

Banks/Financial Institute/

Credit Cards/ Smart Cards

C¬ quan C«ng chøng §iÖn tö cho ng−êi tham gia

C¬ quan CÊp ph¸t chøng nhËn CA

M¹ng më C«ng nghÖ m· ho¸/

Trang 7

thông qua TMĐT rất lớn nên nó giúp đẩy nhanh chu trình sản xuất, rút ngắn vòng quay vốn đầu tư, tạo ra nhiều sản phẩm mới mang sức cạnh tranh và thuyết phục người tiêu dùng hơn Hơn nữa, việc quy định mã số về quy cách phẩm chất-chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ sẽ làm tăng uy tín của các nhà sản xuất đồng thời làm yên lòng người tiêu dùng, từ đó tạo ra dòng luân chuyển lưu thông hàng hoá ngày một tăng và hiệu suất lớn hơn

Ngoài ra, khi thực hiện thương mại điện tử còn có thể tạo mối liên hệ trực tuyến mang tính quốc tế, thúc đẩy việc trao đổi và lưu thông hàng hoá với bên ngoài, đẩy nhanh quá trình tiến tới toàn cầu hoá

1.1.2.2 Mô hình hệ thống TMĐT của một doanh nghiệp

Mô hình tổng quan về hệ thống TMĐT của một doanh nghiệp được thể hiện tại sơ đồ sau:

Hình 1.2: Cấu trúc hệ thống hỗ trợ thương mại điện tử trên Internet

Electronic Ecommerce = World Wide Manufacturing Web

Mua s¾m

Ph©n phèi &

HËu cÇn

KiÓm so¸t s¶n xuÊt

Hç trî

Internet Intranet

M· ho¸ vµ MËt m·

DÞch vô Th«ng tin Trùc tuyÕn

HÖ thèng Thanh to¸n

§iÖn tö X¸c nhËn

§iÖn tö Call Centre

Th«ng tin Qu¶ng c¸o Chän lùa

Chµo hµng

§Æt hµng

KÕ to¸n

Thanh to¸n Ph©n phèi

Hç trî

Trang 8

của doanh nghiệp

Một khi đã tham gia vào hoạt động kinh doanh trên môi trường Internet, phải nhìn nhận vấn đề thương mại điện tử như là nền tảng và là chỗ dựa vững chắc trong quá trình phát triển kinh doanh của mình Trong bối cảnh đó, hệ thống thông tin trên Internet tạo dựng cho doanh nghiệp nhiều điều kiện thuận lợi trong việc canh tranh

và đưa ra các dịch vụ cũng như sản phẩm có giá trị đối với người tiêu dùng; giảm chi phí cho việc tiếp thị trên các phương tiện thông tin đại chúng và giảm tính chất cát

cứ địa phương Thông qua Internet, một doanh nghiệp có thể tiếp thị sản phẩm của mình theo đúng nghĩa “không biên giới”, làm cho người tiêu dùng ở bất kỳ đâu, bất

kỳ lúc nào, cũng có thể lựa chọn được các sản phẩm của doanh nghiệp theo ý của mình cùng các với dịch vụ kèm theo

Trên phương diện đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với định hướng chiến lược làm cho các nhà quản lý tạo cho mình một tầm nhìn tổng quan hơn Đồng thời mô hình trên tạo đà cho doanh nghiệp thấy được chiều hướng phát triển của mình, nhìn nhận lại quá trình sản xuất để có những sản phẩm và dịch vụ mới mang tính cạnh tranh hơn đồng thời thuyết phục người tiêu dùng hơn

1.1.2.3 Mô hình giao dịch thương mại điện tử B2B và B2C

Trong TMĐT quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng được thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 9

EC ngưêi tiªu dïng EC gi÷a c¸c C«ng ty

vµ mÉu ®iÖn tö

•Chøc n¨ng c¹nh tranh

•Chøc n¨ng bá thÇu

•Chän phư¬ng thøc thanh to¸n

Trung t©m ph¸t hµnh thÎ tÝn dông Ng©n hµng thanh to¸n

Lưu th«ng hµng ho¸

Hình 1.3: Mô hình chung về thương mại điện tử B2B và B2C

Mối quan hệ khăng khít do TMĐT tạo nên qua việc thực hiện mua, bán, giao dịch đã tạo đà cho việc phát triển những hệ thống thanh toán tự động, làm cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng gần gũi nhau hơn, ràng buộc trách nhiệm hơn, đồng thời phát huy mạnh chức năng của các tổ chức tài chính và ngân hàng trong việc tạo ra các dịch vụ đem lại hiệu quả trong sản xuất của doanh nghiệp, tăng nhanh chu trình tái sản xuất

Như vậy, thương mại điện tử đã đem lại những lợi ích tiềm tàng không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn đối với hệ thống ngân hàng, các tổ chức và người tiêu dùng Khách hàng có thêm thông tin phong phú về thị trường và đối tác, giảm chi phí, dễ dàng tạo dựng và củng cố mối quan hệ; rút ngắn chu trình sản xuất, tái - tạo nhiều sản phẩm mới trên quan điểm chiến lược lâu dài; giúp và thúc đẩy cho sự phát triển công nghệ thông tin trong giai đoạn chuyển tiếp sang kinh tế số hoá, kinh tế tri

Trang 10

thức- một xã hội thông tin với một xu thế tất yếu không thể đảo ngược

1.2 Tổng quan về thanh toán điện tử

1.2.1 Khái niệm

Thanh toán điện tử (Electronic Payment): Là việc thanh toán tiền qua thông

điệp điện tử (electronic message) thay cho việc giao tay tiền mặt

Theo cách hiểu như trên, thanh toán điện tử (TTĐT) là hệ thống thanh toán dựa trên nền tảng công nghệ thông tin Việc thanh toán được thực hiện qua máy tính

và mạng máy tính, nối mạng với các đơn vị thành viên tham gia thanh toán Việc

chuyển những chứng từ bằng giấy thành những “chứng từ điện tử” đã làm cho

khoảng cách giữa các đơn vị thành viên được thu hẹp lại như trong cùng một ngân hàng, giúp cho quá trình thanh toán nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu chu chuyển vốn của khách hàng và nền kinh tế

1.2.2 Những ưu thế và sự phát triển tất yếu của thanh toán điện tử

So với các hình thức thanh toán truyền thống, hệ thống thanh toán điện tử có một số ưu thế nổi trội sau:

Thanh toán điện tử không bị hạn chế bởi thời gian và không gian

Dưới giác độ của thương mại điện tử, hoạt động thương mại không chỉ hạn chế trong phạm vi một địa bàn, một quốc gia mà được thực hiện với hệ thống thị trường hàng hoá - dịch vụ, thị trường tài chính - tiền tệ được kết nối trên phạm vi toàn cầu, trong suốt 24/24 giờ trong ngày và 7 ngày/tuần Nhu cầu thanh toán cũng được đáp ứng liên tục 24/24 giờ trong ngày trên phạm vi toàn cầu

Thanh toán với thời gian thực

Thanh toán điện tử là hệ thống thanh toán thông qua mạng máy tính và viễn thông đạt được tốc độ thanh toán với thời gian thực (real time), đặc biệt là hệ thống thanh toán điện tử trực tuyến (on line) diện rộng giữa các ngân hàng và khách hàng

Trang 11

Nhờ ưu thế tuyệt đối nêu trên, đặc biệt khi so sanh với thanh toán dùng tiền mặt, thanh toán điện tử là xu thế tất yếu đối với mọi quốc gia phát triển và kể các các quốc gia đang phát triển, nhằm phục vụ cho hoạt động kinh tế, kinh doanh trên phạm

vi toàn cầu

1.2.3 Các hệ thống thanh toán điện tử

1.2.3.1 Hệ thống chuyển tiền điện tử trong cùng hệ thống ngân hàng

Hệ thống chuyển tiền điện tử trong cùng hệ thống ngân hàng còn được gọi là

hệ thống thanh toán điện tử nội bộ Thực chất, đây là nghiệp vụ chuyển tiền, thanh toán cho các khách hàng trong cùng hệ thống, chuyển vốn giữa các chi nhánh trong nội bộ ngân hàng, do đó, không làm thay đổi tổng nguồn vốn của ngân hàng Việc chuyển và hoàn tất một lệnh thanh toán được thực hiện thông qua mạng máy tính trong nội bộ ngân hàng

Tùy theo mối quan hệ về cách thức quản lý tài khoản và thông tin khách hàng tập trung hay phân tán, tùy theo mối quan hệ giữa các chi nhánh, tùy theo quy mô và mạng lưới, tùy theo sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế, xây dựng và tổ chức thực hiện mà hệ thống chuyển tiền điện tử được gọi là hệ thống thanh toán hay hệ thống chuyển tiền

Thanh toán điện tử là việc chuyển và hoàn tất một lệnh thanh toán thông qua mạng máy tính giữa các chi nhánh trong nội bộ một ngân hàng hoặc giữa các ngân hàng, trong đó có các chủ thể tham gia thanh toán

Như vậy hệ thống thanh toán điện tử nội bộ thực chất là thanh toán liên hàng, làm nghiệp vụ chuyển tiền, chuyển vốn giữa các chi nhánh trong nội bộ ngân hàng,

và không làm thay đổi tổng nguồn vốn của ngân hàng

1.2.3.2 Hệ thống thanh toán điện tử đa ngân hàng

Thanh toán điện tử đa ngân hàng là hệ thống thanh toán giữa hai hay nhiều

Trang 12

ngân hàng thương mại (NHTM) hay chi nhánh NHTM trong và ngoài hệ thống, trên cùng địa bàn hoặc khác địa bàn Hệ thống này được thể hiện dưới hai hình thức: thanh toán song biên giữa hai ngân hàng thương mại và thanh toán điện tử liên ngân hàng

a Thanh toán song biên giữa hai NHTM

Trong trường hợp này, việc thanh toán diễn ra trực tiếp giữa hai ngân hàng, không có sự can thiệp của ngân hàng trung gian đầu mối Thông thường, thanh toán song biên được thực hiện dưới hai hình thức: thanh toán bằng cách mở tài khoản tiền gửi với nhau hoặc uỷ nhiệm thu hộ chi hộ

Thanh toán mở tài khoản tiền gửi với nhau tại các NHTM

Trong trường hợp tần suất thanh toán giữa hai ngân hàng thương mại cao trong khi không tổ chức thanh toán liên hàng được (vì không cùng hệ thống), không

tổ chức thanh toán bù trừ được (vì không cùng địa bàn), các NHTM có thể ký kết hợp đồng thanh toán bằng cách mở tài khoản tiền gửi với nhau Tuy nhiên, việc mở tài khoản lẫn nhau làm cơ sở cho việc thanh toán cho nhau có hạn chế là gây đọng vốn cho các ngân hàng thương mại

Uỷ nhiệm thu hộ chi hộ giữa các NHTM

Để khắc phục những hạn chế của phương thức thanh toán mở tài khoản lẫn nhau, Ngân hàng Nhà nước cho phép các NHTM có thể ký hợp đồng thanh toán song biên trên cơ sở sự tín nhiệm lẫn nhau giữa hai ngân hàng thương mại bằng cách

ủy nhiệm thu hộ, chi hộ Phương thức thanh toán này được xây dựng trên cơ sở sự tín nhiệm lẫn nhau trong quan hệ thanh toán giữa hai NHTM

b Hệ thống TTĐT liên ngân hàng

Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng là hệ thống thanh toán giữa hai hay nhiều ngân hàng bao gồm hai phân hệ là thanh toán bù trừ điện tử cho các khoản

Trang 13

thanh toán giá trị thấp và thanh toán tổng tức thời cho các khoản thanh toán giá trị cao hoặc thanh toán khẩn

Hệ thống TTĐT liên ngân hàng tổng tức thời

Với hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tổng tức thời từng món thanh toán giá trị cao được thực hiện thông qua Ngân hàng Nhà nước trung ương (không qua bù trừ) bằng chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi của ngân hàng chi trả sang tài khoản tiền gửi của ngân hàng thụ hưởng mở tại Ngân hàng Nhà nước

Đây là mô hình tiên tiến, thể hiện xu thế mới của hệ thống thanh toán điện tử hiện đại trên thế giới, cơ chế thanh toán tức thời từng món thanh toán giá trị cao thông qua Ngân hàng Trung ương Khi áp dụng cơ chế này, chỉ khi số dư trên tài khoản tiền gửi của ngân hàng chi trả có đủ tiền thì lệnh thanh toán mới được thực hiện, nhờ đó loại trừ mọi rủi ro về khả năng thanh khoản và chiếm dụng vốn các ngân hàng thành viên trên thị trường liên ngân hàng có thể cung ứng vốn lẫn nhau đảm bảo cơ sở để Ngân hàng Trung ương thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng

Mỗi hệ thống thanh toán điện tử tổng tức thời đều phải xử lý các yếu tố cơ bản về cấu trúc luồng tin, cơ chế thanh toán, cơ chế xếp hạng và cấu trúc tài khoản thích hợp

Hệ thống thanh toán xử lý theo lô quyết toán cuối ngày

Đây là hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng theo nguyên tắc quyết toán cuối phiên sau khi bù trừ lẫn nhau Ưu điểm của hệ thống này là chi phí thấp, nhưng tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh toán, chiếm dụng vốn lẫn nhau và hạn chế khả năng kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước trung ương

Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng

Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng có thể xử lý thanh toán bù trừ tự động tất cả các khoản thanh toán điện tử phát sinh trong cả nước giữa các ngân

Trang 14

hàng khác hệ thống với nhau Trong hệ thống này, việc thanh toán bù trừ bằng chứng

từ truyền thống được thay thế dần bằng chứng từ điện tử hoàn toàn tự động với các trung tâm xử lý thanh toán bù trừ tự động bằng điện tử được xây dựng tại các tỉnh và thành phố Việc quyết toán cuối cùng được thực hiện tại trung tâm thanh toán quốc gia, nơi mở tài khoản tiền gửi thanh toán của các ngân hàng thương mại

1.2.3.3 Hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc tế qua SWIFT

SWIFT là từ viết tắt của Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication Đây là một tổ chức hoạt động theo đạo luật của Bỉ, có trụ sở tại Brucxen Tổ chức này hoạt động không vì lợi nhuận, cung cấp cho các Ngân hàng thành viên một mạng riêng để chuyển giao dữ liệu trên phạm vi toàn cầu SWIFT đã

sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế (International Standard Organization – ISO) và ngược lại ISO cũng sử dụng định dạng các bức điện trong thanh toán liên Ngân hàng phù hợp với chuẩn mực do SWIFT đưa ra

Mục đích hoạt động của SWIFT là chuyển những thông tin thanh toán, giá thành hạ, an toàn, nhanh chóng, không dùng chứng từ giữa ngân hàng với ngân hàng Mọi thông tin của SWIFT đều được mã hoá mà chỉ những người có phận sự mới nắm được

Ngày nay, thị trường tài chính-tiền tệ phát triển và quốc tế hoá cao, hoạt động liên tục 24/24 giờ, 7/7 ngày trong tuần và 365 ngày trong năm Trên thị trường ấy, giao dịch mua, bán hết sức sôi động, giá cả biến động từng giờ, từng phút và luân chuyển liên tục từ quốc gia, châu lục này sang quốc gia, châu lục khác với khối lượng thanh toán lớn, đạt con số khó tưởng tượng nổi Trong khi tổng doanh số thương mại dịch vụ thông thường trên toàn thế giới đạt khoảng 4.000 tỷ USD thì khối lượng giao dịch ngoại tệ trên thế giới đạt tới con số 280.000 tỷ, gấp 70 lần Hàng ngày bình quân giá trị giao dịch ngoại tệ trên toàn thế giới đạt khoảng 1.200 tỷ

và phần lớn số đó được chuyển tải qua SWIFT

Trang 15

1.2.3.4 Hệ thống ngân hàng điện tử và dịch vụ E-Banking

Ngân hàng điện tử được hiểu là các nghiệp vụ, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống trước đây được phân phối trên các kênh mới như Internet, điện thoại, mạng không dây và các phương tiện điện tử khác Hiện nay, ngân hàng điện tử tồn tại dưới hai hình thức: hình thức ngân hàng trực tuyến, chỉ tồn tại dựa trên môi trường mạng Internet, cung cấp dịch vụ 100% thông qua môi trường mạng; và mô hình kết hợp giữa hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống và điện tử hoá các dịch vụ truyền thống, tức là phân phối những sản phẩm dịch vụ cũ trên những kênh phân phối mới

Ngân hàng điện tử có thể giúp các cá nhân và doanh nghiệp giảm được các chi phí hành chính, nâng cao năng suất và quản lý tiền mặt tốt hơn, trong một môi trường hoàn toàn an toàn Nó còn giúp các doanh nghiệp có thể kiểm soát tài chính của mình tại nhà, văn phòng hoặc khi đi công tác chặt chẽ hơn

Về nguyên tắc, thực chất của dịch vụ ngân hàng điện tử là việc thiết lập một kênh trao đổi thông tin tài chính giữa khách hàng và ngân hàng nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng một cách nhanh chóng, an toàn và thuận tiện Sau rất nhiều tìm tòi, thử nghiệm và ứng dụng, hiện nay, dịch vụ ngân hàng điện tử được các ngân hàng thương mại Việt Nam cung cấp qua các kênh chính sau đây: ngân hàng tại nhà (home-banking); Internet-banking; ngân hàng tự động qua điện thoại (Phone-banking, mobile banking); ngân hàng qua mạng không dây (Wireless-banking)

a Dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home-banking):

Home-banking là kênh phân phối dịch vụ của ngân hàng điện tử, cho phép khách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch chuyển khoản với ngân hàng (nơi khách hàng mở tài khoản) tại nhà, tại văn phòng công ty mà không cần đến ngân hàng Home-banking mang lại những lợi ích thiết thực: nhanh chóng- an toàn- thuận tiện

Trang 16

Khẩu hiệu “Dịch vụ ngân hàng 24 giờ mỗi ngày, bảy ngày mỗi tuần” chính là ưu thế lớn nhất mà mô hình ngân hàng “hành chính” truyền thống không thể nào sánh được

Dịch vụ ngân hàng tại nhà được xây dựng trên một trong hai nền tảng: hệ thống các phần mềm ứng dụng (Software Base) và nền tảng công nghệ web (Web Base), thông qua hệ thống máy chủ, mạng Internet và máy tính con của khách hàng, thông tin tài chính sẽ được thiết lập, mã hoá, trao đổi và xác nhận giữa ngân hàng và khách hàng Mặc dù có một số điểm khác biệt, nhưng nhìn chung, chu trình sử dụng dịch vụ ngân hàng tại nhà bao gồm các bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Thiết lập kết nối

Khách hàng kết nối máy tính của mình với hệ thống máy tính của ngân hàng qua mạng Internet, sau đó truy cập vào trang web của ngân hàng phục vụ mình (hoặc giao diện người sử dụng của phần mềm) Sau khi kiểm tra và xác nhận khách hàng (khách hàng nhập User ID, Password… và hệ thống máy tính kiểm tra, xác nhận), khách hàng sẽ được thiết lập một đường truyền bảo mật (https) và đăng nhập (login) vào mạng máy tính của ngân hàng

Bước 2: Thực hiện yêu cầu dịch vụ

Dịch vụ ngân hàng điện tử rất phong phú và đa dạng, có thể là truy vấn thông tin tài khoản, thiết lập nghiệp vụ chuyển tiền, hủy bỏ việc chi trả séc, thanh toán điện

tử … và rất nhiều các dịch vụ trực tuyến khác

Trên website (hoặc giao diện người sử dụng) có sẵn hệ thống Menu chọn lựa

và hướng dẫn cụ thể các bước để thực hiện quá trình giao dịch Tất cả mọi việc khách hàng phải làm chỉ là chọn dịch vụ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của dịch

vụ và của ngân hàng

Bước 3: Xác nhận giao dịch, kiểm tra thông tin và thoát khỏi mạng:

Khi giao dịch được thực hiện hoàn tất, khách hàng kiểm tra lại giao dịch và

Trang 17

thoát khỏi mạng, những thông tin chứng từ cần thiết sẽ được quản lý, lưu trữ và gửi tới khách hàng khi có yêu cầu

b Dịch vụ ngân hàng tự động qua điện thoại (Phone-banking)

Phone-banking là hệ thống tự động trả lời hoạt động 24/24, khách hàng nhấn vào các phím trên bàn phím điện thoại theo mã do ngân hàng quy định trước để yêu cầu hệ thống trả lời thông tin cần thiết

Theo phương thức này, dịch vụ ngân hàng được cung cấp qua một hệ thống máy chủ và phần mềm quản lý đặt tại ngân hàng, liên kết với khách hàng thông qua tổng đài của dịch vụ Thông qua các phím chức năng được định nghĩa trước, khách hàng sẽ được phục vụ một cách tự động hoặc thông qua nhân viên tổng đài

Khi đăng ký sử dụng dịch vụ Phone-banking, khách hàng sẽ được cung cấp một mã khách hàng, hoặc mã tài khoản và tuỳ theo dịch vụ đăng ký, khách hàng có thể sử dụng nhiều dịch vụ khác nhau Nhìn chung, quy trình sử dụng dịch vụ Phone-banking như sau:

- Đăng ký sử dụng dịch vụ: Khách hàng phải cung cấp các thông tin cần thiết

và ký vào hợp đồng đồng ý sử dụng dịch vụ Phone-banking Sau đó, khách hàng sẽ được cung cấp 2 số định danh duy nhất là mã khách hàng và mã khoá truy nhập hệ thống, ngoài ra khách hàng sẽ được cung cấp một mã tài khoản nhằm tạo sự thuận tiện trong giao dịch vũng như đảm bảo an toàn và bảo mật

- Xử lý một giao dịch: Khi khách hàng quay số tới tổng đài, nhập mã khách hàng và khoá truy nhập dịch vụ, theo lời nhắc trên điện thoại, khách hàng chọn phím chức năng tương ứng với dịch vụ mình cần thực hiện giao dịch Khách hàng có thể thay đổi, chỉnh sửa trước khi xác nhận giao dịch với ngân hàng, chứng từ giao dịch

sẽ được in ra và gửi tới khách hàng khi giao dịch được xử lý xong

Qua Phone-banking, khách hàng có thể sử dụng rất nhiều dịch vụ ngân hàng như : hướng dẫn sử dụng dịch vụ, giới thiệu thông tin về dịch vụ ngân hàng, cung

Trang 18

cấp thông tin tài khoản và bảng kê các giao dịch, báo nợ, báo có, cung cấp thông tin ngân hàng như lãi suất, tỷ giá hối đoái, chuyển tiền, thanh toán hoá đơn và dịch vụ

hỗ trợ khách hàng, thực hiện mọi lúc mọi nơi kể cả ngoài giờ hành chính

c Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động (Mobile-banking):

Mobile-banking là một kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng qua hệ thống mạng điện thoại di động Về nguyên tắc, đây chính là quy trình thông tin được

mã hoá, bảo mật và trao đổi giữa trung tâm xử lý của ngân hàng và thiết bị di động của khách hàng (ĐTDĐ, Pocket PC, Palm…)

Với dịch vụ thanh toán thông qua hệ thống Mobile-banking khách hàng có thể thanh toán tiền mua sắm hàng hoá dịch vụ tại các siêu thị, nhà hàng, trang web bán hàng trên mạng… Khi khách hàng gửi tin nhắn yêu cầu thanh toán theo mẫu có sẵn, ngân hàng sẽ gửi tin nhắn để xác nhận giao dịch và thực hiện việc trả tiền cho các đại lý Bên cạnh đó, khách hàng còn có thể sử dụng dịch vụ này để thanh toán hoá đơn (tiền điện, tiền nước, cước điện thoại cố định và điện thoại di động…) hay thậm chí có thể giao dịch chứng khoán qua điện thoại di động chỉ bằng vài tin nhắn đơn giản

Trang 19

e Kiosk-banking

Kiosk-banking là sự phát triển của dịch vụ ngân hàng hướng tới việc phục vụ khách hàng với chất lượng cao nhất và thuận tiện nhất Trên đường phố sẽ đặt các trạm làm việc với đường kết nối Internet tốc độ cao Khi khách hàng cần thực hiện giao dịch hoặc yêu cầu dịch vụ, họ chỉ cần truy cập, cung cấp số chứng nhận cá nhân

và mật khẩu để sử dụng dịch vụ của hệ thống ngân hàng phục vụ mình

CHƯƠNG 2

CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN

TỬ

Một trong những yếu tố quyết định thành công của hoạt động thương mại điện tử là

sự ra đời và phát triển của hệ thống thanh toán điện tử Thanh toán điện tử phát triển

từ khá sớm, trước khi có sự ra đời của hoạt động thương mại điện tử Sự phát triển của hoạt động này gắn liền với những sáng tạo về các phương tiện thanh toán và sự phát triển mạnh mẽ của ngành điện tử và công nghệ thông tin Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ xem xét những đặc trưng và ứng dụng cơ bản của các phương tiện thanh toán thường áp dụng trong thương mại điện tử

2.1 Thẻ thanh toán

2.1.1 Khái niệm thẻ thanh toán

Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán tiện dụng và tiên tiến trên thế giới Thẻ thanh toán ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển và việc ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động của các ngân hàng thương mại

Ngành công nghiệp thẻ thanh toán tuy mới được phát triển thật sự trong khoảng 25 năm gần đây, nhưng thẻ lại có một lịch sử lâu đời bắt nguồn từ việc các đại lý bán lẻ cung cấp tín dụng cho khách hàng (mua hàng trước, trả tiền sau) Tuy

Trang 20

nhiên, trong thực tế, nhiều đại lý nhỏ không đủ khả năng cung cấp tín dụng cho các khách hàng của họ và điều này tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính vào cuộc

Năm 1946, thẻ ngân hàng John Biggins có tên là Charg-It xuất hiện lần đầu tiên tại Mỹ Đó là một hệ thống tín dụng cho phép các khách hàng thực hiện các giao

dịch nội địa tại các đại lý bằng các “phiếu” có giá trị do ngân hàng phát hành Các đại lý nộp lại các “phiếu” giao dịch cho ngân hàng Biggins, ngân hàng sẽ thanh toán các giao dịch thực hiện bằng các “phiếu” đó cho đại lý và thu tiền lại từ các khách

hàng Đó là tiền đề cho việc phát hành thẻ tín dụng đầu tiên của ngân hàng Franklin National NewYork vào năm 1951

Năm 1960, Ngân hàng Bank of America giới thiệu sản phẩm thẻ ngân hàng riêng của mình, gọi là BankAmericard Tiếp đó, việc phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ ngày càng mở rộng trên phạm vi toàn nước Mỹ Năm 1966, 14 ngân hàng

Mỹ đã liên kết với nhau hình thành tổ chức Hiệp hội thẻ liên ngân hàng (Interbank Card Association-ICA), một tổ chức mới có khả năng trao đổi, liên kết các thông tin

về giao dịch thẻ tín dụng Năm 1967, bốn ngân hàng ở California đổi tên từ California Bankcard Association thành Western States BankCard Association (WSBA) WSBA mở rộng mạng lưới thành viên với các tổ chức tài chính khác ở phía tây nước Mỹ Sản phẩm thẻ của tổ chức WSBA là Master Charge

Vào cuối thập niên 60, nhiều tổ chức tài chính đã trở thành thành viên của MasterCharge và đủ sức cạnh tranh với BankAmericard Năm 1968, ICA mở rộng thành viên ra khỏi phạm vi nước Mỹ, liên kết với các tổ chức tài chính Châu Âu, hình thành tổ chức Eurocard Cũng trong những năm đó, thành viên đầu tiên của Nhật tham gia vào tổ chức ICA Năm 1977, BankAmericard đổi tên thành Visa International (có trên 1,2 tỷ chủ thẻ) Năm 1979, MasterCharge đổi tên thành MasterCard (hiện nay có khoảng trên 500 triệu chủ thẻ) Trong những năm tiếp theo, ngày càng nhiều tổ chức tài chính của các nước tham gia vào chương trình thẻ ngân

Trang 21

hàng

Ngoài các loại thẻ chính kể trên, các sản phẩm thẻ khác với thị phần ít hơn cũng lần lượt hình thành và phát triển như American Express - năm 1958, Diners Club - năm 1950, JCB - năm 1961

Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, do ngân hàng phát hành thẻ cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ hoặc

để rút tiền mặt ở các máy rút tiền tự động hay tại các ngân hàng đại lý trong phạm vi

số dư của tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được ký kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ Hóa đơn thanh toán thẻ chính là giấy nhận nợ của chủ thẻ đối với cơ sở chấp nhận thẻ Cơ sở chấp nhận thẻ và đơn vị cung ứng dịch vụ rút tiền mặt đòi tiền chủ thẻ thông qua ngân hàng phát hành thẻ và ngân hàng thanh toán thẻ

Như vậy, sẽ có 3 hoặc 4 thành viên tham gia vào một giao dịch thẻ: Chủ thẻ (khách hàng), cơ sở chấp nhận thẻ (nơi cung ứng hàng hóa dịch vụ), ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán

2.1.2 Đặc điểm của thẻ thanh toán

* Tính linh hoạt: Thẻ thanh toán có nhiều loại, đa dạng, phong phú về hạn mức tín dụng của thẻ nên thích hợp với hầu hết mọi đối tượng khách hàng, từ những khách hàng có thu nhập thấp (thẻ thường) cho tới những khách hàng có thu nhập cao (thẻ vàng), khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt (thẻ rút tiền mặt), cho tới nhu cầu giải trí Thẻ cung cấp cho khách hàng độ thỏa dụng tối đa, thỏa mãn nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng

* Tính tiện lợi: Là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, thẻ cung cấp cho khách hàng sự tiện lợi mà không một phương tiện thanh toán nào có thể mang lại được Đặc biệt đối với những người thường xuyên ra nước ngoài công tác hay đi du lịch, thẻ có thể giúp họ thanh toán ở hầu như bất cứ nơi nào mà không cần

Trang 22

phải mang theo tiền mặt hay séc du lịch, không phụ thuộc vào khối lượng tiền họ cần thanh toán Thẻ được coi là phương tiện thanh toán tốt nhất trong số các phương tiện thanh toán phục vụ tiêu dùng trong xã hội hiện đại và văn minh

* Tính an toàn và nhanh chóng: Không tính đến những vấn nạn ăn cắp và làm giả thẻ thanh toán trên toàn cầu hiện nay, có thể nói người sử dụng thẻ thanh toán rất yên tâm về số tiền của mình trước nguy cơ bị mất cắp do móc túi hay trộm cắp Ngay cả trong trường hợp thẻ bị lấy cắp, ngân hàng cũng bảo vệ tiền cho chủ thẻ bằng số PIN, ảnh và chữ ký trên thẻ,… nhằm tránh khả năng rút tiền của kẻ ăn trộm

Hơn thế nữa, hầu hết các giao dịch thẻ đều được thực hiện qua mạng kết nối trực tuyến từ cơ sở chấp nhận thẻ hay điểm rút tiền mặt tới ngân hàng thanh toán, ngân hàng phát hành và các Tổ chức thẻ Quốc tế Do đó, việc ghi nợ, ghi có cho các chủ thể tham gia quy trình thanh toán được thực hiện một cách tự động, dẫn đến việc quá trình thanh toán diễn ra rất dễ dàng tiện lợi và nhanh chóng

2.1.3 Cấu tạo của thẻ

Các loại thẻ thường có đặc điểm chung là: Được làm bằng Plastic, có kích thước theo tiêu chuẩn quốc tế là 5,5 cm; 8,5cm Thẻ thường dày từ 2-2,5mm Trên thẻ có in các thông số nhận dạng như: nhãn hiệu thương mại của thẻ, tên và logo của nhà phát hành thẻ, số thẻ, tên chủ thẻ và ngày hiệu lực (ngày cuối cùng có hiệu lực)… và một số đặc tính khác tùy theo quy định của các Tổ chức thẻ quốc tế hoặc Hiệp hội phát hành thẻ…

Mặt trước của thẻ:

- Biểu tượng: Mỗi loại thẻ có một biểu tượng riêng, mang tính đặc trưng của

tổ chức phát hành thẻ Đây được xem như một đặc tính mang tính an ninh nhằm chống giả mạo Ví dụ:

Trang 23

+ VISA: Hình chữ nhật 3 mầu: xanh, trắng, vàng có chữ Visa chạy ngang giữa màu trắng, trên hình chữ nhật 3 mầu là hình chim bồ câu đang bay in chìm

+ MASTERCARD: Có 2 hình tròn lồng nhau nằm ở góc dưới bên phải (một hình mầu da cam, một hình mầu đỏ) và dòng chữ Mastercard nằm ở giữa; trên hai hình tròn lồng nhau là hai nửa quả cầu lồng nhau in chìm

+ JBC: Biểu tượng 3 mầu xanh công nhân, đỏ xanh lá cây, có chữ JBC chạy ngang giữa

+ AMEX: Biểu tượng hình đầu người chiến binh

- Số thẻ: Số này dành riêng cho mỗi chủ thẻ, được dập nổi trên thẻ và được in lại trên hóa đơn khi chủ thẻ thanh toán bằng thẻ Tùy theo từng loại thẻ mà chữ số khác nhau và cách cấu trúc theo nhóm cũng khác nhau

- Thời gian có hiệu lực của thẻ: Là thời gian mà thẻ được phép lưu hành Tùy theo từng loại thẻ mà có thể ghi ngày hiệu lực cuối cùng của thẻ hoặc ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng được sử dụng thẻ

- Họ và tên chủ thẻ: In chữ nổi, là tên của cá nhân nếu là thẻ cá nhân, tên của người được ủy quyền sử dụng nếu là thẻ công ty Ngoài ra, có thẻ còn có cả ảnh của chủ thẻ

- Ký tự an ninh trên thẻ, số mật mã xủa đợt phát hành: Mỗi loại thẻ luôn có ký hiệu an ninh kèm theo in phía sau của ngày hiệu lực Ví dụ: Thẻ Visa có chữ V (hoặc CV,PV, RV,GV), thẻ Mastercard có chữ M và chữ C lồng vào nhau

Thẻ Amex còn in thêm số mật mã cho từng đợt phát hành

Mặt sau của thẻ:

- Dải băng từ có khả năng lưu trữ các thông tin như; Số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ, ngân hàng phát hành…

Trang 24

- Dải băng chữ ký: Trên dải băng này phải có chữ ký của chủ thẻ để cơ sở chấp nhận thẻ có thể đối chiếu chữ ký khi thực hiện thanh toán thẻ

2.1.4 Phân loại thẻ thanh toán

Đứng trên nhiều giác độ khác nhau để phân loại thì có thể chia thẻ thành nhiều loại khác nhau

Phân loại theo công nghệ sản xuất: Có 3 loại

- Thẻ khắc chữ nổi: Là loại thẻ mà trên bề mặt thẻ được khắc chữ nổi các thông tin cần thiết Ngày nay, người ta không còn sử dụng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật của nó quá thô sơ, dễ bị lợi dụng, làm giả, mà kết hợp với những kỹ thuật mới như băng từ hoặc chip thông minh

- Thẻ băng từ: Là loại thẻ được sản xuất dựa trên kỹ thuật những thông tin của thẻ và chủ thẻ được mã hóa trên băng từ ở mặt sau của thẻ Thẻ này được sử dụng phổ biến trong vòng 20 năm trở lại đây nhưng có thể bị lợi dụng để lấy cắp tiền do

có một số nhược điểm như: thông tin ghi trong thẻ hẹp và mang tính cố định nên không thể áp dụng kỹ thuật mã hóa an toàn, có thể đọc được dễ dàng bằng thiết bị gắn với máy vi tính

- Thẻ thông minh: Đây là thế hệ mới nhất của thẻ, dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học, một “chip” điện tử có cấu trúc hoạt động như một máy tính được gắn vào thẻ khiến cho thẻ có tính an toàn và bảo mật rất cao Tuy vậy, do là một công nghệ mới

và có nhiều ưu điểm nên giá thành cao, hệ thống máy móc chấp nhận loại thẻ này cũng đắt nên sử dụng còn chưa phổ biến như thẻ từ Việc phát hành và chấp nhận thanh toán loại thẻ này mới chỉ phổ biến ở các nước phát triển dù các tổ chức thẻ quốc tế vẫn đang khuyến khích các ngân hàng thành viên đầu tư để phát hành và chấp nhận loại thẻ này nhằm giảm tỷ lệ rủi ro do giả mạo thẻ

Theo chủ thể phát hành:

Trang 25

Thẻ do ngân hàng phát hành: Là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp cho khách hàng sử dụng linh động tài khoản của mình tại ngân hàng hoặc sử dụng số tiền

do ngân hàng cấp tín dụng Đây là loại thẻ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn trên phạm vi toàn cầu Ví dụ: VISA,MASTERCARD, JBC…

Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành: Đó là các loại thẻ du lịch giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn, hoặc cũng có thể là thẻ do các công ty xăng dầu, các cửa hiệu lớn phát hành,… Ví dụ: Thẻ Dinners Club, Amex…

Theo cơ chế thanh toán của thẻ:

- Thẻ tín dụng: Là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ được sử dụng một hạn mức tín dụng tuần hoàn để mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại những cơ sở chấp nhận loại thẻ này Thẻ tín dụng thường do ngân hàng phát hành và thường được quy định một hạn mức tín dụng nhất định trên cơ sở khả năng tài chính, tài sản thế chấp của chủ thẻ Chủ thẻ chỉ được phép chi tiêu trong phạm vi hạn mức

đã cho Chủ thẻ phải thanh toán cho Ngân hàng phát hành thẻ theo kỳ hàng tháng Lãi suất tín dụng tùy thuộc vào quy định mỗi Ngân hàng phát hành thẻ theo kỳ hàng tháng Tính chất tín dụng của thẻ còn thể hiện ở việc chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định Thẻ tín dụng được coi là một công cụ tín dụng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng

- Thẻ ghi nợ: Với loại thẻ này, chủ thẻ có thể chi trả tiền hàng hóa, dịch vụ dựa trên số dư tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản vãng lai của mình tại ngân hàng phát hành thẻ Thẻ thanh toán không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ Số tiền chủ thẻ chi tiêu sẽ được khấu trừ ngay vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cơ sở chấp nhận thẻ Chủ thẻ cũng có thể được ngân hàng cấp cho một mức thấu chi, tùy theo sự thỏa thuận

Trang 26

giữa chủ thẻ và ngân hàng Đó là một khoản tín dụng ngắn hạn mà ngân hàng cấp cho chủ thẻ

Có 2 loại thẻ ghi nợ cơ bản:

+ Thẻ Online: Những thông tin về giao dịch được kết nối trực tiếp từ thiết bị điện tử đặt tại cơ sở chấp nhận thẻ hoặc điểm rút tiền mặt tới Ngân hàng phát hành Giá trị những giao dịch được khấu trừ trực tiếp và lập tức vào tài khoản của chủ thẻ

+ Thẻ Offline: Thông tin giao dịch được lưu tại máy điện tử của cơ sở chấp nhận thẻ và được chuyển đến Ngân hàng phát hành muộn hơn (không có kết nối trực tiếp vào thời điểm thanh toán) Giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ vào tài khoản của chủ thẻ sau đó vài ngày

Ngoài 2 loại thẻ phổ biến nhất là thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, còn một số loại thẻ cũng được sử dụng rộng rãi cho một số mục đích nhất định như:

Thẻ rút tiền mặt: Dùng để rút tiền mặt từ tài khoản của chủ thẻ tại các máy rút tiền tự động (ATM) hoặc tại ngân hàng và sử dụng các dịch vụ khác do máy ATM cung cấp (Ví dụ: kiểm tra số dư, chuyển khoản, chi trả các khoản vay,…) Với chức năng chuyên dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra với chủ thẻ là phải ký quỹ tiền vào tài khoản hoặc được ngân hàng cấp tín dụng thấu chi

Thẻ lưu giữ giá trị: được phát hành bằng cách nộp một số tiền nhất định để mua một thẻ, mỗi lần sử dụng thì số tiền trên thẻ bị trừ dần Thẻ này thường được sử dụng để mua bán hàng hóa có giá trị tương đối nhỏ như xăng dầu ở các trạm bán xăng dầu tự động, gọi điện thoại, thanh toán phí cầu đường…(thẻ điện thoại ở VN là một ví dụ điển hình)

Theo phạm vi sử dụng::

- Thẻ nội địa: Là thẻ được giới hạn sử dụng trong phạm vi một quốc gia do vậy đồng tiền giao dịch phải là đồng tiền bản tệ của nước đó Hoạt động của loại thẻ

Trang 27

này rất đơn giản, chỉ do một ngân hàng hoặc một tổ chức điều hành từ việc phát hành, xử lý trung gian cho đến thanh toán Thẻ có nhược điểm là việc sử dụng chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia vì vậy việc kinh doanh sẽ không có hiệu quả nếu số cơ sở chấp nhận thẻ ít

- Thẻ quốc tế: Thẻ sử dụng các loại ngoại tệ mạnh để thanh toán, được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu Thẻ được hỗ trợ quản lý trên toàn thế giới bởi các tổ chức tài chính lớn như MASTERCARD, VISA… hoạt động thống nhất, đồng bộ Thẻ quốc tế rất được ưa chuộng vì tính an toàn tiện lợi của nó

Theo mục đích và đối tượng sử dụng

Thẻ kinh doanh: Là loại thẻ phát hành cho nhân viên của một công ty sử dụng, nhằm giúp công ty quản lý chặt chẽ việc chi tiêu của các nhân viên vì mục đích chung của công ty trong kinh doanh

Thẻ du lịch và giải trí: Là loại thẻ được phát hành để phục vụ cho ngành du lịch, giải trí

Tóm lại: Mặc dù được phân chia thành nhiều loại khác nhau nhưng các loại thẻ nói trên đều có một đặc điểm chung nhất là dùng để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ nên được gọi chung là thẻ thanh toán Trên thực tế, loại thẻ tín dụng được sử dụng phổ biến và có quy trình phức tạp hơn cả

Trang 28

2.1.5 Vai trò của thẻ thanh toán

Mặc dù ra đời sau các phương tiện thanh toán khác, nhưng thẻ thanh toán ngày càng khẳng định vai trò của nó trong thanh toán nhờ vào những vai trò và tính năng ưu việt của nó so với các phương tiện thanh toán khác

Đối với người sử dụng thẻ:

Sự linh hoạt và tiện lợi trong thanh toán ở trong và ngoài nước:

Tiện ích nổi bật cho người sử dụng thẻ là sự tiện lợi và tính linh hoạt hơn hẳn các phương tiện thanh toán khác Chủ thẻ có thể thực sự cảm nhận được điều này khi đi du lịch hay công tác ở nước ngoài Thẻ thanh toán như Visa, Mastercard và trong phạm vi nhỏ hơn là Amex và Dinners được chấp nhận trên toàn thế giới Điều này có nghĩa là, khi dự định ra nước ngoài thay vì phải chuẩn bị trước một lượng ngoại tệ hay séc du lịch, chủ thẻ có thể mang theo thẻ thanh toán để thanh toán cho mọi nhu cầu chi tiêu của mình

Tiết kiệm thời gian mua, giá trị thanh toán cao hơn:

Thẻ thanh toán có nhiều tiện ích hơn tiền mặt hay séc du lịch cả trước, trong

và sau chuyến đi Với séc du lịch, chủ thẻ phải dự định trước xem sẽ tiêu bao nhiêu

và phải đến ngân hàng làm thủ tục để mua séc trước chuyến đi, đồng thời thanh toán tiền trước chi ngân hàng, cùng với một khoản phí dù trên thực tế họ chưa hề sử dụng séc này Khi trở về, nếu chưa sử dụng hết số tiền trên séc, hoặc người có séc lại phải mất thời gian và chi phí để đến ngân hàng làm thủ tục đổi lại từ séc thành tiền hoặc

sẽ chấp nhận rủi ro về tỷ giá khi giữ séc đó lại cho lần sử dụng sau Sử dụng thẻ thanh toán đơn giản hơn rất nhiều Chủ thẻ không cần lên kế hoạch chi tiêu trước, cũng không cần phải trả tiền trước cho ngân hàng Sử dụng thẻ, chủ thẻ được phép chi tiêu trước, trả tiền sau Tài khoản của thẻ chỉ bị ghi nợ khi nào chủ thẻ thực sự chi tiêu và thanh toán bằng thẻ Thêm nữa, tỷ giá khi bạn thanh toán bằng thẻ cũng

Trang 29

thường có lợi hơn so với sử dụng tiền mặt hay séc du lịch Như vậy, không những giúp người sử dụng thẻ tiết kiệm tiền, thẻ còn giúp họ tiết kiệm thời gian mua hàng cũng như thời gian chờ làm các thủ tục với séc du lịch hay tiền mặt, hạn chế được rủi ro

Khoản tín dụng tự động, tức thời:

Khả năng mua hàng không bị gò bó là một tiện ích của thẻ thanh toán Dù việc mua bán có được dự tính trước hay không thì thẻ thanh toán cũng là một nguồn tín dụng tự động giúp cho các chủ thẻ khỏi phải đến ngân hàng xin vay Thường thì người ta có tâm lý ngại đến ngân hàng làm thủ tục xin vay, và họ sẽ đánh giá cao thẻ như là một khoản tín dụng ngắn hạn, thủ tục phát hành đơn giản (thậm chí có thẻ phát hành qua đường bưu điện) Hơn thế nữa, chủ thẻ chỉ phải thanh một phần nhỏ (hiện quy định là 20%) khi đến hạn thanh toán (thường là một tháng), số còn lại chủ thẻ có thể trả sau

Bảo vệ người tiêu dùng:

ở các nước phát triển có luật tín dụng tiêu dùng (chẳng hạn như Luật tín dụng tiêu dùng ở Anh ban hành năm 1974), quy định khách hàng được bảo vệ đối với những món hàng có giá trị từ 100 -15.000 bảng Anh thanh toán bằng thẻ tín dụng Nếu món hàng đó không đủ tiêu chuẩn chất lượng thì chủ thẻ có được yêu cầu được ngân hàng phát hành thẻ bảo vệ, thậm chí có thể được bồi thường Một số ngân hàng phát hành còn có chế độ bảo hiểm kèm theo: có hàng hóa thay thế hàng bị mất cắp,

hư hỏng hay thất lạc, trả tiền bảo hiểm tai nạn hoặc tử vong đối với hàng hóa hay dịch vụ thanh toán bằng thẻ thanh toán Hơn thế nữa, ngân hàng cũng có chế độ ưu đãi cho chủ thẻ khi sử dụng một số dịch vụ về sức khỏe (ví dụ PPP,BUPA ở Anh), câu lạc bộ hoặc có chế độ thưởng điểm sau mỗi lần sử dụng thẻ và số điểm này có thể cộng dồn lại để đổi lấy một số hàng hóa khác

Trang 30

Rút tiền mặt:

Chủ thẻ có thể rút tiền mặt một cách nhanh chóng ở bất cứ nơi nào, vào bất cứ lúc nào tại ngân hàng hoặc qua các máy rút tiền tự động (ATM) và sử dụng một số dịch vụ khác do máy ATM cung cấp như: trả nợ vay, chuyển khoản, xem số dư tài khoản…

Kiểm soát được chi tiêu:

Với sao kê hàng tháng do ngân hàng gửi đến chủ thẻ hoàn toàn có thể kiểm soát được chi tiêu của mình trong tháng, đồng thời tính toán được chi phí và lãi nếu trả cho mỗi khoản giao dịch Giá cho tất cả những lợi ích mà thẻ mang lại là khoản phí thường niên mà chủ thẻ phải chịu và tỷ lệ lãi nếu khoản chi tiêu không được trả ngân hàng đúng hạn, lãi suất này có thể cao ngang với lãi suất của một khoản vay thấu chi Tuy nhiên, với tất cả những lợi ích mà thẻ mang lại cho chủ thẻ thì khoản phí này không đáng kể, có thể chấp nhận được

Đối với cơ sở chấp nhận thẻ: (CSCNT)

Đảm bảo chi trả:

Đối với người bán lẻ, thanh toán thuận lợi hơn so với séc Trường hợp khách hàng muốn thanh toán bằng séc cho một món hàng có giá trị lơn hơn mức đảm bảo của tờ séc thì cửa hàng đứng trước sự lựa chọn khó khăn: hoặc là chấp nhận thanh toán séc với số tiền lớn hơn hạn mức được đảm bảo và chịu rủi ro nếu ngân hàng phát hành từ chối thanh toán hoặc sẽ không bán được hàng, doanh số bán sẽ giảm Với thẻ thanh toán, CSCNT có thể yên tâm là đã được ghi có vào tài khoản ngay khi thông tin được truyền qua hệ thống máy móc điện tử đến ngân hàng thanh toán Trường hợp phải xin cấp phép thì việc xin cấp phép từ ngân hàng phát hành cũng rất nhanh chóng và đảm bảo qua các máy cấp phép tự động

Tăng doanh số bán hàng hóa, dịch vụ và thu hút thêm khách hàng

Trang 31

Chấp nhận thanh toán thẻ là cung cấp cho khách hàng một phương tiện thanh toán nhanh chóng, tiện lợi do vậy khả năng thu hút khách hàng sẽ tăng lên, doanh số cung ứng hàng hóa dịch vụ của CSCNT cũng tăng lên Thẻ thanh toán tạo cho CSCNT một khả năng cạnh tranh lớn hơn so với các đối thủ khác Môi trường văn minh, hiện đại trong giao dịch, mua bán khi thanh toán thẻ là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài, các nhà đầu tư

Nhanh chóng thu hồi vốn:

Khi dữ liệu về giao dịch thẻ được truyền đến ngân hàng hoặc CSCNT nộp hóa đơn thanh toán thẻ do ngân hàng thì tài khoản của CSCNT được ghi có ngay Số tiền này họ có thể sử dụng ngay vào mục đích quay vòng vốn hoặc các mục đích khác Nhanh chóng luân chuyển vốn là điểm thuận lợi hơn so với séc, séc thường phải mất một thời gian nhất định mới được thanh toán

An toàn, bảo đảm:

Giao dịch thẻ được trả tiền ngay vào tài khoản của CSCNT, nhưng dù chưa được thanh toán ngay thì thanh toán thẻ cũng ít có nguy cơ bị mất cắp hơn là séc hay tiền mặt Một ngăn kéo đầy séc hay tiền mặt có giá trị lớn sẽ là mục tiêu của những nhân viên thiếu trung thực và kẻ trộm, nhưng cũng với một số tiền như vậy được thể hiện trên hóa đơn thẻ thì sẽ chẳng có ai quan tâm đến vì nó chẳng có ý nghĩa với ai khác ngoải CSCNT

Nhanh chóng giao dịch với khách hàng:

Khi giao dịch tiền mặt, việc đếm tiền, ghi chép sổ sách là rất phức tạp Còn khi giao dịch thẻ, với các thiết bị chuyển ngân điện tử tại điểm bán hàng EFTPOS (Electronic funds transfer at point of sale) được sử dụng ngày càng nhiều thì đơn giản, người ta chỉ việc đưa băng từ của thẻ qua thiết bị này, mọi thông tin trên thẻ được nhận dạng, giao dịch được thực hiện Hệ thống EFTPOS giúp đẩy nhanh quá

Trang 32

trình xử lý khi bán hàng, giúp CSCNT cung cấp cho nhà phát hành thẻ những thông tin về việc bán hàng mà không phải xử lý thủ công trên giấy tờ

Giảm chi phí bán hàng:

Thanh toán thẻ giúp CSCNT giảm đáng kể các chi phí cho việc đếm, bảo quản tiền, quản lý tài chính nhờ vậy cũng giảm được chi phí bán hàng Điểm bất đồng giữa CSCNT và ngân hàng là về khoản phí mà CSCNT phải trả cho ngân hàng Dù các máy móc thiết bị thanh toán thẻ được các ngân hàng cung cấp và bảo quản miễn phí, nhưng tùy theo quy định của ngân hàng phát hành, CSCNT vẫn phải chịu một khoản phí,nhưng tùy theo quy định của ngân hàng phát hành, CSCNT vẫn phải chịu một khoản phí tính theo giá trị giao dịch: Khoảng 1,6% giá trị giao dịch đối với thẻ phát hành ở Anh, 3-4% đối với thẻ Amex (ở bất cứ nước nào) Điều này có hợp lý không khi mà các CSCNT cũng mang lại không ít lợi nhuận cho ngân hàng (ở Việt Nam thì tỷ lệ phí này dao động từ 2,5- 3,6%)

Đối với ngân hàng:

Hơn ai hết, ngân hàng chính là người được hưởng lợi từ hoạt động phát hành

và thanh toán thẻ Điều này thể hiện trên các mặt sau:

Lợi nhuận ngân hàng:

Lợi ích lớn nhất mà thẻ đem lại cho ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ là lợi nhuận Thu nhập từ thẻ mà ngân hàng có được là: phí CSCNT, phí sử dụng thẻ (phí thường niên) và lãi suất cho khoản tín dụng và lãi từ chủ thẻ chậm thanh toán

Đó là chưa kể các khoản thu từ các dịch vụ ngân hàng và đầu tư kèm theo

Một yếu tố nữa có thẻ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng từ thẻ dó là lòng trung thành của khách hàng Một khi khách hàng đã có tài khoản hoặc thẻ tại ngân hàng thì hiếm khi họ lại muốn chuyển sang một tổ chức đối thủ khác Lợi dụng tâm

lý này của khách hàng, ngân hàng có thể tăng lãi suất tương đối cho khoản tín dụng

Trang 33

thanh toán thẻ để tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng mà không sợ mất khách hàng đồng loạt

Ngoài ra, kinh doanh thẻ còn tạo ra sự “hỗ trợ chéo” rất có hiệu quả cho ngân hàng Tỷ lệ lợi nhuận tương đối cao từ kinh doanh thẻ có thể bù đắp cho những hoạt động kém sinh lời hơn của ngân hàng như kinh doanh trên tài khoản vãng lai (thường lãi suất thấp)

Dịch vụ toàn cầu:

Là thành viên của một tổ chức thẻ quốc tế như Visa hay Mastercard, một ngân hàng dù nhỏ nhất trên thế giới cũng có thể cho khách hàng một phương tiện thanh toán quốc tế có chất lượng như bất cứ đối thủ cạnh tranh lớn nào Ví dụ, mỗi ngày Fleming/Save&Prosper (một ngân hàng ở Anh) phải thanh toán các giao dịch bằng thẻ tín dụng với rất nhiều ngân hàng trên toàn thế giới Nhờ mối quan hệ với các tổ chức thẻ quốc tế, ngân hàng này chỉ phải thực hiện duy nhất một giao dịch thông qua

tổ chức thẻ quốc tế Visa để trả tiền cho tất cả các khoản này, việc phân bổ tới các ngân hàng khách có liên quan sẽ do Visa thực hiện Sau lợi nhuận, khả năng cung cấp dịch vụ toàn cầu là lợi ích lớn nhất cho ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng

tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, hội nhập cộng đồng quốc tế

Hiệu quả cao trong thanh toán:

Bằng việc khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ, ngân hàng sẽ thực hiện số giao dich séc, tiền mặt ít hơn Điều này mang lại co ngân hàng nhiều lợi ích: thực hiện số giao dịch ít hơn, những thông tin thường nhật được cung cấp bởi các tổ chức thẻ quốc tế Visa, MasterCard dưới hình thức điện tử làm cho việc ghi nợ tương ứng vào các khoản của khách hàng được nhanh hơn, đơn giản hơn,… hoạt động của ngân hàng nhờ vậy cũng có hiệu quả hơn

Đa đạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng:

Trang 34

Thẻ thanh toán ra đời, làm phong phú thêm các dịch vụ ngân hàng, mang đến cho ngân hàng một phương tiện thanh toán đa tiện ích, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng Không chỉ có vậy, ở các nước phát triển, phát triển dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng có thêm cơ hội để phát triển các dịch vụ khác song song như: đầu tư hoặc bảo hiểm cho các sản phẩm Thông tin về các loại hình dịch vụ này

sẽ được gửi đến cho khách hàng sử dụng thẻ cùng với sao kê hàng tháng của ngân hàng Theo thống kê, tại Fleming/Save&Prosper có tới 30% chủ thẻ đã mua các dịch

vụ này

Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng:

Đưa thêm một loại hình thanh toán mới phục vụ khách hàng buộc ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện nâng cao trình độ, trang bị thêm trang thiết bị kỹ thuật công nghệ để cung cấp cho khách hàng những điều kiện tốt nhất trong thanh toán đảm bảo uy tín, sự an toàn, hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng

Tăng nguồn vốn cho ngân hàng:

Nhờ thẻ thanh toán số lượng tiền gửi của khách hàng để thanh toán thẻ và số lượng tài khoản của các CSCNT cũng tăng lên Với lượng giao dịch thẻ tương đối lớn, các tài khoản này sẽ tạo cho ngân hàng một lượng vốn bằng tiền đáng kể, cũng

có thể coi là một nguồn sinh lợi cho ngân hàng

Là một phương tiện thanh toán hiện đại, thuận tiện, lợi ích về mọi mặt đối với nhiều lĩnh vực và nhiều đối tượng trong nền kinh tế, đặc biệt trong công cuộc toàn cầu hóa Ngày nay, trên thế giới thanh toán bằng thẻ đã trở thành xu thế tất yếu ở các nước phát triển, trên 80% lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ bán lẻ được thực hiện bằng thẻ Với phạm vi thanh toán rộng như vậy, vai trò của thẻ chắc chắn sẽ ngày càng được khẳng định và mở rộng

Đối với nền kinh tế xã hội:

Trang 35

Nhờ những thanh tựu rực rỡ trong lĩnh vực công nghệ thông tin trong những năm gần đây, công dụng của thẻ thanh toán ngày càng được phát triển và mở rộng Thẻ ngày càng thể hiện vai trò lớn của mình trong sự phát triển kinh tế - xã hội Điều này được thể hiện trên các mặt sau:

Giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông:

Là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, vai trò đầu tiên của thẻ là làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông ở những nước phát triển, thanh toán tiêu dùng bằng thẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các phương tiện thanh toán Nhờ vậy mà khối lượng cũng như áp lực tiền mặt trong lưu thông giảm đáng kể

Tăng nhanh khối lượng chu chuyển, thanh toán trong nền kinh tế

Hầu hết mọi giao dịch thẻ trong phạm vi quốc gia hay toàn cầu đều được thực hiện và thanh toán trực tuyến (ONLINE) vì vậy tốc độ chu chuyển, thanh toán nhanh hơn nhiều so với những giao dịch qua các phương tiện thanh toán khác như: séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi,… Thay vì thực hiện các giao dịch trên giấy tờ, với giao dịch thẻ, mọi thông tin đều được xử lý qua hệ thống máy móc điện tử thuận tiện nhanh chóng

Thực hiện chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước:

Trong thanh toán thẻ, các giao dịch đều nằm dưới sự kiểm soát của ngân hàng Nhờ đó các ngân hàng có thể dễ dàng kiểm soát được mọi giao dịch, tạo nền tảng cho công tác quản lý thuế của nhà nước, thực hiện chính sách ngoại hối quốc gia Thực tế hiện nay, mọi chế độ, chính sách liên quan đến thẻ đều dựa trên chính sách quản lý ngoại hối của nhà nước

Thực hiện biện pháp “kích cầu” của nhà nước:

Sự tiện lợi mà thẻ mang lại cho người sử dụng, cơ sở chấp nhận thẻ, ngân hàng,… khiến cho ngày càng có nhiều người ưa chuộng sử dụng thẻ, tăng cường chi

Trang 36

tiêu bằng thẻ Điều này làm cho thẻ trở thành một công cụ hữu hiệu góp phần thực hiện biện pháp “kích cầu” của nhà nước Khuyến khích phát hành, thanh toán thẻ cũng là khuyến khích tăng cầu tiêu dùng Điều này cũng tạo nên một kênh cung ứng vốn hiệu quả của các ngân hàng thương mại

Cải thiện môi trường văn minh thương mại, thu hút khách du lịch và đầu

tư nước ngoài:

Thanh toán bằng thẻ là giảm bớt các giao dịch thủ công, tiếp cận với một phương tiện văn minh của thế giới do đó sẽ tạo ra một môi trường thương mại văn minh, hiện đại hơn Đây cũng là một yếu tố thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư nước ngoài Bên cạnh việc đem lại lợi ích to lớn cho xã hội, thẻ được sử dụng ngày càng rộng rãi cũng là nhờ những tiện ích thiết thực mà nó đem lại cho những đối tượng liên quan trực tiếp: chủ thẻ, CSCNT, ngân hàng

2.1.6 Các dịch vụ thanh toán bằng thẻ

Rút tiền, gửi tiền

Trước đây khi muốn rút tiền người ta phải đến ngân hàng trước giờ đóng cửa Hiện nay không nhất thiết phải như vậy vì máy rút tiền ATM có thể phục vụ 24/24h hàng ngày Tính phổ biến của ATM do sự tiện lợi và tính linh hoạt của nó đem lại Nhờ vào sự tiên lợi (nhanh gọn, an toàn,…) nên số lượng người sử dụng dịch vụ này ngày càng tăng nhanh Khách hàng có thể dễ dàng rút tiền tại các điểm đặt máy ATM

Thẻ rút tiền mặt (Cash card) là loại thẻ được dùng để rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động (ATM) hoặc ở ngân hàng Với chức năng chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra đối với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gửi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được Số tiền rút ra mỗi lần sẽ được trừ dần vào số tiền ký quỹ Thẻ rút tiền mặt có 2 loại chính:

+ Loại 1: Thẻ để rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động của ngân hàng phát

Trang 37

hành

+ Loại 2: Thẻ được sử dụng để rút tiền mặt không chỉ ở ngân hàng phát hành

mà còn được sử dụng để rút tiền ở các ngân hàng tham gia tổ hợp thanh toán với ngân hàng phát hành

Khi khách hàng gửi tiền vào tài khoản của mình với mục đích được ngân hàng đáp ứng một cách kịp thời chính xác yêu cầu thanh toán của họ chứ không phải để kiếm lời Dịch vụ gửi tiền này giúp cho khách hàng có khả năng cất giữ tiền một cách hợp lý và tạo nguồn vốn chủ yếu trong cơ cấu vốn kinh doanh của ngân hàng

và đây cũng là nguồn vốn có chi phí huy động thấp nhất Khi khách hàng chưa sử dụng đến số tiền trong tài khoản tiền gửi khách hàng được hưởng lãi suất tính theo từng ngày, còn đối với ngân hàng lượng tiền nhàn rỗi này có thể sử dụng cho vay, phục vụ vào qui trình sản xuất, lưu thông hàng hóa của nền kinh tế và mang lại lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Thanh toán mua hàng

Khi nền sản xuất phát triển việc trao đổi hàng hóa không chỉ giới hạn trong phạm vi một vùng mà còn được mở rộng ra trong phạm vi cả nước và trên thế giới Đồng thời với khối lượng hàng hóa trao đổi ngày càng tăng lên đã dẫn đến việc người mua không thể mang theo lượng tiền mặt đủ lớn để thanh toán được Để giải quyết vấn đề này người mua có thể lựa chọn sử dụng thẻ thanh toán để chi trả cho các giao dịch này Nhờ đó có thể giảm thiểu chi phí và tăng cường tính minh bạch Hình thức này ngày càng phổ biến đến từng người dân Đối với từng loại hình thanh toán thì khả năng và phạm vi giao dịch sẽ khác nhau và loại hình nào thuận lợi đem lại nhiều lợi ích hơn thì sẽ được sử dụng nhiều hơn Như vậy mỗi hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mới sẽ ngày càng đáp ứng tối đa mong muốn của khách hàng Lúc đó mọi người dân, mọi doanh nghiệp đều tham gia vào hệ thống thanh toán qua ngân hàng, các mối quan hệ tiền hàng nảy sinh trong nền kinh tế được giải

Trang 38

quyết nhanh gọn và chính xác tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi người, cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn Thay vì thanh toán bằng tiền mặt, bạn có thể đưa thẻ mua hàng cho người bán và họ sẽ lấy cho bạn một hóa đơn Nhiệm vụ của bạn là đưa hóa đơn đó đến ngân hàng cấp thẻ này và ngân hàng sẽ thanh toán dựa trên hạn mức thẻ Điểm thuận lợi của loại thẻ này đó là ngân hàng có thể tạm ứng trước một

số tiền nhất định cho bạn để mua hàng trong trường hợp thẻ của bạn đã quá hạn mức chi tiêu Nhưng sau một kỳ hạn thanh toán (thông thường khoảng 1 năm) ngân hàng

sẽ thông báo về số tiền bạn phải trả Khi khách hàng xuất trình thẻ để mua hàng hóa dịch vụ các cơ sở chấp nhận thẻ phải xem thương vụ có số tiền thanh toán bằng hạn mức thanh toán do ngân hàng thanh toán quy định hay không Trường hợp số tiền thanh toán lớn hơn hạn mức thì cơ sở chấp nhận thẻ phải xin giấy phép

Mỗi loại dịch vụ khác nhau sẽ có một định mức thanh toán riêng Bởi

nó dựa trên mức độ rủi ro của ngành dịch vụ có thể xảy ra Ngành nào có độ rủi ro cao thì sẽ có hạn mức càng thấp và ngược lại Đối với những nhà hàng, khách sạn cửa hàng,… khi chấp nhận thanh toán bằng thẻ sẽ tránh được những bất lợi do việc thanh toán bằng tiền mặt mang lại như: tiền giả, mất cắp,… đồng thời sẽ đẩy nhanh được doanh số bán ra Đối với người nước ngoài việc thanh toán bằng thẻ từ lâu đã

là thói quen của họ Khách nước ngoài cảm thấy rất phiền hà khi phải dùng tiền bản

tệ đổi ra Đôla rồi từ Đôla đổi ra tiền Việt để thanh toán cho các nhà hàng, khách sạn

và cửa hàng Khi có thể sử dụng thẻ thanh toán khách hàng nước ngoài sẽ dễ dàng thanh toán các khoản chi phí và doanh thu của các đơn vị chấp nhận thẻ sẽ chắc chắn tăng lên

Thanh toán các dịch vụ khác:

So với các phương tiện thanh toán khác như: tiền mặt, séc,…thì thẻ thanh toán tiện lợi và có mức độ an toàn hơn rất nhiều lần Đặc biệt đó là những người hay đi công tác hoặc đi du lịch quốc tế Hệ thống thẻ thanh toán có thể hỗ trợ

Trang 39

cho hoạt động du lịch, ở nhiều nước đây là một trong những hoạt động kinh tế chủ chốt Thẻ thanh toán tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách du lịch quốc tế đi tham quan ở những nước xa xôi và tham gia vào các hoạt động kinh tế ở địa phương Thẻ thanh toán cho phép chủ thẻ thực hiện các giao dịch bằng bất kỳ loại tiền tệ nào trên thế giới khi họ thực hiện các chuyến du lịch và công tác đến các nước trên thế giới

Không những vậy thẻ thanh toán giúp cho việc chi tiêu của người Việt Nam học tập, công tác tại nước ngoài, giúp cho lưu sinh viên Việt Nam ở nước ngoài thuận lợi trong việc thanh toán các chi phí học tập, sinh hoạt ở nước ngoài một cách kịp thời và nhanh chóng Đồng thời thẻ thanh toán giúp quản lý và kiểm soát hiệu quả việc chi tiêu của con em mình thông qua bản thông báo liệt kê các giao dịch đã thực hiện được gửi cho các gia đình hàng tháng

Bên cạnh đó các doanh nghiệp có thể sử dụng thẻ thanh toán để trả lương cho nhân viên, các khoản tạm ứng, công tác phí Ngoài ra còn dùng thẻ thanh toán cho ngành du lịch, trả tiền điện thoại, điện, thanh toán tiền taxi của ngân hàng á Châu, thanh toán phí bảo hiểm như phí bảo hiểm Prudential của ngân hàng Hàng Hải… 2.2 Séc trực tuyến (Séc điện tử)

Séc điện tử là một phương tiện thanh toán mới kết hợp sự an toàn, tốc độ và hiệu quả xử lý của tất cả các nghiệp vụ điện tử Đây là cơ chế thanh toán điện tử đầu tiên được Kho bạc Mỹ lựa chọn để tiến hành các khoản thanh toán có giá trị cao trên mạng công cộng

Séc điện tử hoạt động như séc bằng giấy nhưng dưới dạng điện tử thuần tuý với rất ít các bước bằng tay Nó được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong thế kỷ 21

Séc điện tử sẽ là một công cụ thanh toán quan trọng trong việc chuyển đổi và dẫn dắt các doanh nghiệp và người tiêu dùng vào thế giới mới nổi của thương mại điện tử

Trang 40

Một séc điện tử là một phiên bản điện tử hay sự đại diện của một séc giấy Nó

có một số đặc trưng chính là:

+ Chứa đựng các thông tin giống như một séc giấy

+ Được sử dụng dựa trên khuôn khổ luật pháp giống như séc giấy

+ Có thể nối với các thông tin không có giới hạn và trao đổi trực tiếp giữa các bên

+ Có thể được sử dụng trong tất cả các nghiệp vụ từ xa ở đó séc giấy ngày nay đang được sử dụng

+ Phát triển các chức năng và đặc tính được cung cấp bởi tài khoản séc ở ngân hàng

+ Mở rộng tính hữu ích của séc giấy bằng việc cung cấp các thông tin giá trị gia tăng

Về nguyên tắc, séc điện tử cũng được vận hành như một séc thông thường, tức là:

+ Người viết séc cũng tiến hành “viết” séc điện tử bằng cách sử dụng một trong nhiều dạng thiết bị điện tử và “giao” séc điện tử cho người nhận một cách điện

Ngày đăng: 14/04/2017, 11:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w