.1. Mục tiêu học tập.Giải thích được sinh lývà bệnh lý của tạng phủ. Nắm vững quan hệ giữa các cơ quan, tổ chức với các tạng phủ trong cơ thể với nhau. Hiểu được cơ sở của viêc đưa ra pháp điều trị
Trang 1CHỨC NĂNG TẠNG PHỦ (The zang – fu functions)
.1 Mục tiêu học tập
-Giải thích được sinh lývà bệnh lý của tạng phủ
- Nắm vững quan hệ giữa các cơ quan, tổ chức với các tạng phủ trong cơ thể với nhau
- Hiểu được cơ sở của viêc đưa ra pháp điều trị
2.Đại cương
+Khái niệm
Học thuyết tạng phủ là bộ phận chủ yếu tạo thành lý luận cơ bản của y học cổ truyền.
Học thuyết xuất phát từ quan điểm chỉnh thể, mọi hoạt động sinh lý bệnh lý của
cơ thể đều do lục phủ ngũ tạng thông qua hệ thống kinh lạc chi phối
Mọi tổ chức cơ quan liên kết thành một thể thống nhất, chỉnh thể và có quan hệ hữu
cơ với nhau không thể tách rời
- Về mặt sinh lý
- giữa tạng và phủ song song tồn tại và hỗ tương chế ước lẫn nhau
- Khi bệnh lý tức là quan hệ hỗ tương chế ước đã bị thay đổi
- Tạng là chỉ ngũ tạng: tâm - can - tỳ - phế - thận
- Phủ , lục phủ: đởm - vị - đại trường - tiểu trường - bàng quang –tam tiêu
- Quan niệm về chức năng ngũ tạng, lục phủ của y học cổ truyền có mặt cơ bản gần giống y học hiện đại,tuynhiên có tạng khác nhau rất lớn, có những phủ đến nay trong y học hiện đại vẫn chưa có cơ quan tương ứng ví dụ như “tam tiêu ;”Vì vậy ta không thể đơn giản gán ghép các cơ quan của y học hiện đại vào các tạng phủ của y học xưa
- Học thuyết tạng phủ là lý luận về chức năng hệ thống tạng phủ ngày càng được phát triển và nâng cao trên cơ sở lâu dài của thực tiễn lâm sàng
- Nó có ý nghĩa chỉ đạo rất quan trọng trong việc chẩn trị của y học cổ truyền, tuy nhiên trong đó có một số vấn đề thuộc bản chất đang còn chưa rõ, cần được chỉnh lý
và nâng cao thêm
Trang 23 Sinh lý và bệnh lý chủ yếu của tạng phủ.
Con người là một chỉnh thể, giữa ngũ tạng lục phủ luôn tồn tại trong mối quan hệ phức tạp
Có sự phân công nhưng lại có sự tương hỗ phối hợp Bởi vì, tạng và phủ có đặc điểm rất khác nhau :
- Ngũ tạng có chức năng tàng trữ tinh khí
- Lục phủ có chức năng truyền đạt tinh thô, phân biệt thanh trọc, nhào chế thủy cốc
- Ngoài ra còn có não, tủy, xương, mạch, đởm, tử cung, chức năng của nó có sự giống, có mặt khác tạng phủ nên được gọi là phủ kỳ hàng
.3 1 Tâm và tiểu trường.
* Chủ thần chí
Tâm chủ hoạt động tư duy, ý thức, tinh thần tương đương với hoạt động thần kinh cao cấp
Nếu như chủ thần chí bình thường,con người thường linh hoạt nhanh nhẹn, thông minh sáng suốt
Khi bệnh lý thường có triệu chứng; tâm lý kinh khủng, hay quên, mất ngủ, nói cười quá mức hoặc nặng thì hôn mê phát phiền, loạn ngôn
* Chủ huyết mạch
Tâm gắn liền với mạch, sở dĩ huyết tuần hoàn trong mạch máu là nhờ có sự hoạt
động của tâm
Khi tâm khí hư nhược thì mạch tế nhược vô lực, khí đến không đều, mạch không đầy đủ (có hình mạch, súc, kết đại)
Tâm chủ về sắc mặt nhuận trạch sáng tươi và khai khiếu ra lưỡi, sự phân bố huyết
mạch ở lưỡi và mặt đều phong phú
Khi bình thường, sắc mặt nhuận trạch hồng nhuận sáng tươi, sắc lưỡi hồng nhạt Nếu tâm khí bất túc, tuần hoàn không đầy đủ, sắc mặt trắng bạch hoặc xanh tía không tươi nhuận, sắc lưỡi tím xám;
Trang 3Tâm hỏa quá vượng, đầu lưỡi hồng đỏ, miệng lưỡi sinh mụn nhọt hoặc lở loét.
Khi đàm mê tâm khiếu, thấy lưỡi cứng không nói được, người xưa cho rằng “thiệt vi tâm chi miêu” lưỡi là nơi khai khiếu của tâm
* Tâm quan hệ với mồ hôi
Tâm và mồ hôi có quan hệ mật thiết, cổ nhân cho rằng “hãn vi tân dịch” người bệnh dùng thuốc phát hãn quá độ hoặc do nguyên nhân khác dẫn đến ra mồ hôi quá nhiều làm tổn hại tâm dương, thậm chí xuất hiện chứng nguy kịch “đại hãn vong dương”
* Phụ
Tâm bào còn gọi là tâm bào lạc, là ngoại về của tâm
Do tâm là tạng quan trọng, tâm chủ chi quan Nếu “tâm suy thập nhị quân đều nguy” nên còn có một cơ quan ngoại vệ để bảo vệ nó
Nếu như ngoại tà phạm tâm trước tiên vào tâm bào
Trong bệnh ôn nhiệt, sốt cao mê sảng (loạn ngôn) là biểu hiện nhiệt nhập tâm bào, tâm bào ở đây chủ yếu là chỉ một phần của hoạt động thần kinh cao cấp và thần kinh thực vật
* Bệnh lý, sinh lý của tiểu trường
Chức năng sinh lý của tiểu trường là tiếp thu thức ăn từ vị truyền đạt xuống để tiếp tục quá trình tiêu hoá phân biệt thanh trọc
Thanh là chỉ tinh hoa của thức ăn “thủy cốc chi tinh” từ tiểu trường sau khi hấp thu vận chuyển lên phế
Trọc chỉ chất thô của vật chất từ tiểu trường đưa xuống đại trường hoặc vận chuyển qua bàng quang
- Khi tiểu trường có bệnh, không những ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá hấp thu
mà còn xuất hiện tiểu tiện thất thường
- Tâm liên hệ với tiểu trường thông qua kinh lạc tạo thành liên hệ biểu và lý
- Nếu như tâm hỏa qúa vượng có thể thấy đầu lưỡi đau, hồng, miệng rộp loét, tiểu tiện ngắn đỏ, thậm chí đái ra máu Bệnh lý như vậy gọi là “tâm đa nhiệt vu tiểu trường” Tâm trong đông y, trên cơ bản gồm: tạng tâm của y học hiện đại và một bộ phận thần kinh trung khu hệ thống thần kinh thực vật…cả về chức năng sinh lý bình thường và khi phát bệnh
Trang 42 Can và đởm.
Sinh lý và bệnh lý của can
* Chủ sơ tiết
Can có tác dụng thăng phát, thấu tiết, chủ quản về thư thái điều đạt khí cơ của toàn
cơ thể
Nếu như can mất điều đạt, sơ tiết thất thường, khí cơ không thăng dẫn đến nhiều chứng bệnh
Nếu như can khí uất hay sinh giận dữ, đau đầu, ngực sườn đau chướng, kinh nguyệt không đều…Trái lại can khí thăng phát quá làm cho can dương thượng nghịch hóa hỏa sẽ dẫn đến trúng phong, thấy đau đầu dữ dội hoặc mắt đỏ, mắt đau, tai ù, tai điếc
Can khí không thăng phát – sinh huyễn vựng, mất ngủ dễ giật mình, tinh thần hoảng hốt
* Chủ tàng huyết
Can có chức năng tàng huyết và điều tiết lượng huyết, khi hoạt động huyết dịch trữ tàng ở can cung cấp cho các cơ quan tổ chức, khi nghỉ ngơi hoặc ngủ huyết lại dồn
về can,
Tàng huyết còn có nghĩa là có khả năng dự phòng chảy máu Nếu chức năng tàng huyết kém sẽ sinh ra chảy máu: thổ huyết, nục huyết…
* Khai khiếu ở mắt
Can và mắt có liên quan mật thiết với nhau, can có bệnh thường ảnh hưởng đến sự tinh tường của mắt
Can hư tất thị lực giảm (quáng gà),
Can hoả vượng hay có mắt đỏ
* Can chủ cân, vinh nhuận ra móng tay chân
Can chủ quản hoạt động của cân, chi phối khớp xương và hoạt động cơ nhục của toàn cơ thể
Can nhờ vào sự nuôi dưỡng của can huyết
Trang 5Nếu như can huyết bất túc không dưỡng được cân sẽ phát sinh đau cân, tê mỏi, co duỗi khó khăn hoặc có khi nhiệt cực dẫn đến can phong nội động cũng có thể sinh
co giật
Móng tay, chân là phần dư của cân, móng tay, chân và can có quan hệ mật thiết, can huyết xung túc thì móng ngón tay hồng nhuận Can huyết bất túc, móng tay khô sác, bạc trắng, y học xưa cho rằng: “ký hoa tại qúa”
* Sinh lý bệnh của đởm.
Đởm là một trong sáu phủ nhưng chức năng của nó khác các phủ khác nên gọi là phủ kỳ hàng
Tác dụng chủ yếu của đởm là trữ tàng dịch mật Dịch mật là dịch thể màu xanh Người xưa gọi mật (đởm) là “trung thanh chi phủ”
Bệnh đởm biểu hiện chủ yếu là đau sườn, vàng da, đắng miệng, nôn mửa ra nước đắng
Can đởm quan hệ với nhau thông qua kinh lạc tạo thành quan hệ biểu lý, Can đởm tương liên, khi phát bệnh thường ảnh hưởng tương hỗ, khi điều trị thường can đởm đồng trị
Do những lý luận trên người xưa coi chức năng can đởm như là chức năng gan mật của tây y (về mặt cơ bản) ngoài ra còn bao gồm cả một bộ phận hệ thống thần kinh cao cấp, hệ thống huyết dịch và cơ quan thị giác
3 Tỳ và vị (sinh lý và bệnh lý của tỳ và vị
* Chủ về vận hoá và chuyển hóa
Tỳ chủ quản tiêu hóa hấp thu và vận chuyển thức ăn
Thức ăn vào vị, sau khi tiêu hóa bước đầu, tới tỳ tiếp tục tiêu hóa thêm một bước những vật chất tinh vi (dinh dưỡng) được hấp thu phân bố khắp toàn thân, cung cấp dinh dưỡng cho tất cả các cơ quan tổ chức của cơ thể
Ngoài sự vận hóa thức ăn tinh vi, tỳ còn có chức năng vận hóa thủy cốc cùng với phế và thận duy trì sự cân bằng thủy dịch trong cơ thể
Khi chức năng vận hóa của tỳ được bình thường thì tiêu hóa hấp thu chuyển hóa tốt, khí huyết vượng thịnh, tinh lực khỏe mạnh
Trang 6Nếu tỳ hư vận hóa thất thường, tiêu hóa hấp thu không tốt dẫn đến bụng chướng, đại tiện lỏng nát có thể là nguyên nhân vận hóa thủy dịch trở ngại dẫn đến thủy cốc đình trệ phát sinh thủy thũng (phù) hoặc đàm ẩm
* Chức năng thống huyết.
Tỳ có chức năng thống nhiếp huyết dịch của toàn cơ thể
Nếu như tỳ hư chức năng thống nhiếp ảnh hưởng làm cho “huyết bất tuần kinh” sinh các triệu chứng chảy máu, nôn máu, chảy máu cam, băng lậu, đại tiện ra máu…
Tỳ quan hệ với việc sinh huyết rất chặt chẽ Tỳ hư chức năng sinh hóa huyết dịch giảm sút dẫn đến thiếu máu
* Tỷ chủ cơ nhục tứ chi và khai khiếu ở môi miệng.
Bình thường tỳ vận hóa thủy cóc tinh vi dinh dưỡng toàn thân, ăn uống đầy đủ,
cơ nhục to khoẻ, cơ thể cường tráng, tứ chi có lực, môi miệng hồng nhuận
Tỳ khí hư nhược, vận hóa thất thường, ăn uống kém, cơ nhục yếu mềm, tứ chi vô
lực, sắc môi trắng nhợt hoặc vàng tối
* Bệnh lý, sinh lý của vị
Chức năng chủ yếu của vị là thu nạp thủy cốc và cũng có tham gia nhào trộn thủy cốc Người xưa cho rằng “vị vi thủy cốc chi hải”
Khi vị bị bệnh có các triệu chứng: Bụng đau, đầu nặng, ăn uống giảm sút, buồn nôn, nôn khan
Tỳ và vị quan hệ biểu lý thông qua kinh lạc Tỳ chủ vận hóa, vị chủ thu nạp cùng hoàn thành nhiệm vụ tiêu hóa hấp thu vận chuyển dinh dưỡng, tác dụng của tỳ vị đối với cơ thể vô cùng quan trọng Người xưa cho rằng: “Hữu vị khí tắc sinh, vô vị khí tắc tử”
- Vị vi hậu thiên chi bản, tỳ và vị có đặc điểm khác nhau
- Tỳ khí chủ thăng, sợ thấp, thích táo
- Vị khí chủ giáng, thích nhuận, sợ táo,
Trang 7- Hai mặt tương phản, tương thành Vị khí có giáng, thủy cốc mới có thể đi xuống đường tiêu hóa, đi toàn thân và đến các tạng phủ khác
- Nếu vị khí không giáng trái lại nghịch lên sẽ buồn nôn, nôn khan, ợ hơi, ợ chua, ách nghịch, vị thống
- Tỳ khí bất thăng lại hạ hãm (gọi là trung khí hạ hãm) sẽ dẫn đến các triệu chứng loạn ngôn, thiếu khí, tiết tả, thoát giang, sa các tạng
- Tỳ thuộc âm; tỳ hư dễ sinh thấp (tỳ không kiện vận được thủy thấp) thường dễ bị thấp tà xâm phạm
- Nếu tỳ bị thấp tà từ ngoài xâm phạm sẽ phát sốt, nặng đầu, đau mình, thân thể nặng nề, thượng vị đầy tức, mạch nhu hoãn, rêu lưỡi trắng dày Điều trị phải dùng
“ôn tỳ táo thấp”
- Vị thuộc dương: bệnh ở vị đa phần thuộc nhiệt, vị hỏa, miệng khô, thích uống, không muốn ăn hoặc đau răng, chảy máu chân răng, thổ huyết, chảy máu cam, điều trị phải “thanh nhiệt giáng hỏa”
- Liên hệ đông y và tây y, vị và dạ dày tương ứng với nhau Còn tỳ của đông y bao gồm chức năng bệnh tật của quá trình tiêu hóa hấp thu vật chất, cân bằng chuyển hóa dịch thể và một phần sự tuần hoàn huyết dịch So với tây y tỳ của đông y có chức năng rất khác biệt
4 Phế và đại trường (sinh lý và bệnh lý của phế và đại trường)
* Phế chủ khí
Chỉ chức năng hô hấp, trao đổi khí để duy trì hoạt động sinh mệnh trong cơ thể Phế triều bách mạch, tham gia tuần hoàn huyết dịch, đem thủy cốc tinh vi chuyển tới các tổ chức toàn thân (phế chủ nhất thân chi khí)
Khí của tạng phủ, kinh lạc thịnh, suy đều có liên quan chặt chẽ với phế Chức năng phế chủ khí trở ngại chủ yếu là biểu hiện bệnh lý của hệ thống hô hấp, khái thấu, khí suyễn, nói nhỏ, đoản khí, loạn ngôn
* Phế chủ túc giáng thông điều thủy đạo
Phế khí là để thanh túc hạ giáng, nếu phế khí nghịch lên sẽ phát sinh khí suyễn, khái thấu
Trang 8Việc vận hóa bài tiết thủy dịch của cơ thể không những chỉ dựa vào sự vận hóa và chuyển hóa của tỳ mà còn phải dựa vào sự túc giáng của phế khí mới có thể thông điều thủy đạo xuống bàng quang
Nếu như phế mất khả năng túc giáng sẽ ảnh hưởng đến chuyển hóa thủy dịch dẫn đến thủy thấp đình trệ, xuất hiện tiểu tiện không thông, thủy thũng hoặc tiện huyết Người xưa cho rằng: “ phế vị thủy chi thượng nguyên”, phế khí bất năng túc giáng,
có khi liên quan đến “phế khí bế trở” Vì vậy một số chứng ho hen và thủy thũng thường phối hợp với thuốc “khai phế khí” Ví dụ: ma hoàng, tế tân, hạnh nhân…
* Phế chủ bì mao
Phế có quan hệ mật thiết với bì phu cơ biểu, phế vệ mà vững chắc thì cơ biểu kín đáo kiên cố, da lông nhuận trạch (tươi sáng, óng mượt), sức đề kháng của cơ thể mạnh, ngăn ngừa được ngoại tà xâm phạm
Khí của phế vệ không kiên cố, lỗ chân lông sơ hở khi bị ngoại tà xâm phạm,bệnh còn nặng hơn là tà phạm phế Ngoài ra nếu cơ biểu không kiên cố, tân dịch tiết ra ngoài nhiều sinh tự hãn, đạo hãn
* Phế khai khiếu ở mũi.
Mũi là cửa của hô hấp tương thông với phế, khí phế có bệnh thường biểu hiện mũi tắc, mũi chảy, hô hấp khó khăn, cánh mũi phập phồng
* Phế có liên quan đến tiếng nói.
Thanh âm có liên quan với tác dụng của phế khí, phế khí đầy đủ thì thanh âm to
rõ, phế khí hư thanh âm nhỏ yếu
Phong hàn phạm phế, phế khí tụ tắc, nói không rõ (do bệnh tà gây hại) hoặc do phế khí hao tổn quá mức dẫn đến mất tiếng nói (thất âm)
* Sinh lý, bệnh lý của đại trường.
Chức năng chủ yếu của đại trường là chuyển đạt tinh thô, bài tiết đại tiện (nếu đại tiện táo kết, tiểu tiện bế hoặc đau bụng ỉa lỏng hoặc ỉa máu đều thuộc đại
trường)
Phế quan hệ biểu lý với đại trường thông qua kinh lạc Phế khí túc giáng tốt thì chức năng đại trường bình thường, đại tiện thông suốt
Trang 9Nếu đại trường tích trệ, không thông có thể gây tác dụng trái ngược làm cho sự túc giáng của phế khí ảnh hưởng
Trên lâm sàng thường phế, đại trường đồng trị Bệnh phế thường chữa phế kèm theo
có chữa đại trường và ngược lại, bệnh đại trường chữa đại trường kèm theo chữa phế
Ví dụ: đại tiện bế, ngoài việc dùng thuốc thông điều còn dùng thêm thuốc nhuận phế hoặc giáng phế khí thường có kết quả tốt hơn Trái lại, một số chứng phế thực nhiệt, ngoài việc dùng thuốc thanh phế nhiệt còn dùng các thuốc thông đại tiện thường đạt hiệu quả tốt hơn nhiều
Dựa vào chức năng sinh lý, bệnh lý trên, về căn bản phế và đại trường của y học cổ truyền và y học hiện đại là gần tương ứng Nhưng chức năng phế theo y học cổ truyền ngoài chức năng hô hấp còn một phần tuần hoàn máu, chuyển hóa nước và chức năng điều tiết độ ẩm của cơ thể (điều hòa thân nhiệt)
5 Thận và bàng quang (sinh lý, bệnh lý của thận và bàng quang)
* Thận chủ tàng tinh
Chức năng thận tàng tinh phân ra 2 loại
+ Một là: tính sinh dục, chủ về sinh dục phát triển nòi giống
+ Hai là: tinh hoa của ngũ tạng lục phủ, tức là chủ quản về sinh trưởng, phát dục
và các hoạt động sinh mệnh khác của cơ thể Lâm sàng phần nhiều là hư chứng, thường gặp trong các bệnh thuộc hệ thống sinh dục và một số bệnh trong hệ nội tiết Điều trị chủ yếu là bổ thận
* Thận chủ thủy.
Thận là cơ quan chủ yếu điều tiết chuyển hóa nước ở bên trong cơ thể (người xưa cho rằng thận là tạng có nước)
Khi thận bị bệnh dẫn đến chuyển hoá nước thất thường, tiểu tiện bất lợi, thủy dịch lưu trệ, toàn thân phù thũng hoặc tiểu tiện són, ăn nhiều, đái nhiều (di niệu), đái đêm
* Thận chủ cốt.
Trang 10Cốt sinh tủy,, tủy thông với não ,não là phủ nguyên thần, thận tàng tinh, tinh sinh tủy, như vậy thận có quan hệ chặt chẽ với não Thận tàng tinh sung túc đầy đủ thì xương, tủy não khoẻ mạnh,cơ thể tứ chi cường tráng, hoạt động linh hoạt, tinh lực dồi dào, tai tinh, mắt sáng
Khi thận tinh bất túc thường xuất hiện các triệu chứng: động tác chậm chạp, xương cốt vô lực, thiếu máu hoặc chóng mặt hay quên, trẻ con chậm phát dục trí lực
và tài lực kém phát triển
Ngoài ra răng là phần dư của cốt: “xỉ vỉ cốt chi dư”, răng có liên quan với cốt Khi thận khí hư suy, răng lung lay và rụng
* Thận chủ mệnh môn hỏa.
Thận là tạng thuộc thủy nhưng lại tàng hỏa của mệnh môn Thận dương là duy trì năng lượng chủ yếu của sinh mệnh, gọi là hỏa mệnh của mệnh môn
Hoả của mệnh môn cùng với thận thủy ,thận tinh, một âm, một dương hợp đồng tương hỗ duy trì mọi chức năng sinh thực ,sinh trưởng và phát dục và duy trì chức năng tạng phủ trong cơ thể được bình thường
Khi mệnh môn hỏa suy có thể dẫn đến liệt dương, xuất tinh sớm, mất khả năng hoàn
tỳ nên hay ỉa lỏng vào sáng sớm (ngũ canh tả) ỉa chảy mãn tính Mệnh môn hỏa vượng hay gặp: thất tiết, di tinh
* Thận chủ nạp khí.
Việc hô hấp do phế là chủ nhưng điều hành, điều độ lại là chức năng quan trọng của thận Thận có tác dụng giúp đỡ phế về hô hấp và giáng khí, gọi là nạp khí
Nếu như thận không nạp khí sẽ phát sinh háo suyễn đoản khí, đặc điểm là thở ra nhiều, thở vào ngắn Trên lâm sàng điều trị phải bổ thận,bổ thận nhập tức, bổ thận nạp khí
Liên hệ với y học hiện đại: thận có vai trò điều hòa kiềm toan, sự tăng giảm độ kiềm toan có liên quan đến thông khí ở phổi )
* Thận bên trên khai khiếu ở tai, bên dưới khai khiếu ở nhị âm.
- Tai có liên quan với thận “nhĩ vi thận chi thượng khai khiếu” thận khí đầy đủ thì thính giác bình thường, thận khí hư thì ù tai, tai điếc Nhị âm là chỉ niệu đạo và hậu môn là hạ khiếu của thận