MODULE TH 31: TỔ CHỨC DẠY HỌC CẢ NGÀY Tiểu học là bậc nền tảng, là nền móng cho hệ thống giáo dục, đặt cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh sau này. Đối với học sinh tiểu học, hoạt động trong nhà trường là chủ đạo, nhà trường là nơi tổ chức các hoạt động chuyên biệt, là nơi giáo dục trẻ theo mục tiêu giáo dục của bậc học. Bởi vậy nhà trường là nơi diễn ra cuộc sống của trẻ, là nơi trẻ bộc lộ khả năng, năng lực, nhân cách một cách đầy đủ, rõ ràng nhất.MODULE 32: Dạy học phân hoá ở tiểu họcMODULE TH 34. CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TIỂU HỌCMODULE TH 35: GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆMTRONG CÁC HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
Trang 1Họ và tên giáo viên:
Ngày, tháng, năm, sinh:
Trình độ chuyên môn:
Thuộc tổ chuyên môn:
Nhiệm vụ chuyên môn:
MODULE TH 31: TỔ CHỨC DẠY HỌC CẢ NGÀY
* Tiểu học là bậc nền tảng, là nền móng cho hệ thống giáo dục, đặt cơ sởban đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh sau này Đối vớihọc sinh tiểu học, hoạt động trong nhà trường là chủ đạo, nhà trường là nơi tổchức các hoạt động chuyên biệt, là nơi giáo dục trẻ theo mục tiêu giáo dục củabậc học Bởi vậy nhà trường là nơi diễn ra cuộc sống của trẻ, là nơi trẻ bộc lộkhả năng, năng lực, nhân cách một cách đầy đủ, rõ ràng nhất
* Việc thực hiện dạy học cả ngày nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dụctiểu học, đó là: Giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúngđắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản để
HS tiếp tục học trung học cơ sở
A, Mục tiêu
* Thực hiện dạy học cả ngày nhằm:
- Thực hiện tốt mục tiêu giáo dục tiểu học, nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện
- Giảm sức ép, tránh quá tải làm cho việc học tập của HS ở trường hứngthú hơn Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện với HS ở trường và ở từnglớp học Dạy học cả ngày sẽ mang đến cho các em những giờ học nhẹ nhàng, tựnhiên, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý Góp phần hình thành ở các
em những cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách của con người, phù hợp vớiđặc điểm của xã hội hiện đại: tự tin, năng động, sáng tạo, giàu lòng nhân ái, cókhả năng hợp tác và hội nhập
- Thực hiện dạy học phân hóa, HS sẽ có nhiều cơ hội để phát huy nhữngkhả năng và sở thích, nhu cầu của cá nhân người học sẽ được đáp ứng tốt hơn;
HS yếu kém có nhiều cơ hội được quan tâm giúp đỡ hơn để đạt Chuẩn kiếnthức, kỹ năng của chương trình
Trang 2- Dạy học cả ngày mang lại cơ hội được học tập trong môi trường thuậnlợi cho mọi trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em dân tộcthiểu số, trẻ em gái Đồng thời, góp phần tạo sự bình đẳng về quyền lợi học tậpcho trẻ em ở những vùng, miền khác nhau, có điều khiện kinh tế không giốngnhau.
B, Nội dung
1 Về lí luận
Tìm hiểu một số khái niệm có liên quan như: giáo dục tiểu học, nhàtrường, trường tiểu học, mô hình, trường tiểu học hai buổi/ ngày Trường TH haibuổi/ ngày được đề tài sử dụng để nghiên cứu đó là trường tiểu học tổ chức cho
HS được giáo dục ở nhà trường cả buổi sáng và buổi chiều Trong trường có thể
có một bộ phận/ toàn bộ HS bán trú
Phân tích cơ sở pháp lý, cơ sở giáo dục học, cơ sở xã hội, cơ sở tâm - sinh
lý của dạy học hai buổi/ ngày
Xác định một số yếu tố cơ bản trong cấu trúc của một mô hình giáo dục
có hiệu quả
2 Về thực tiễn
Phân tích kinh nghiệm giáo dục tiểu học ở nước ngoài cho thấy:
- Hoạt động giáo dục ở nhà trường tiểu học: bên cạnh chương trình chung cónhững nội dung dạy học tự chọn nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của HS
- Công tác quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục: Sự tự chủ tự chịu tráchnhiệm của nhà trường tăng lên, trách nhiệm quản lý nhà trường thuộc Hội đồngnhà trường
- Về thời lựợng và kế hoạch giáo dục: Ở nhiều nước trên thế giới HS tiểu họcđược học cả ngày ở trường Đa số các nước thực hiện hoặc hướng tới thực hiệntuần 5 ngày học So với các nước, thời lượng học của HS tiểu học Việt Namthuộc loại thấp Ở Anh, các trường thường theo 3 mô hình sau: Mô hình 1: buổisáng Toán, Tiếng Anh; Buổi chiều: các môn khác; Mô hình 2: Toán + TiếngAnh + môn khác để đa dạng hóa việc sử dụng buổi sáng; Chiều: các môn khác;
Mô hình 3: Toán + Tiếng Anh dạy vào các thời điểm khác nhau những lúc HScảm thấy khỏe khoắn Công tác bán trú, nhiều nước cung cấp bữa ăn trưa miễnphí cho HS
- Đội ngũ CBQL, GV: GV dạy hầu hết các môn Ngoài ra có các GV chuyênbiệt dạy thể dục, nghệ thuật, ngoại ngữ,… 5/ Sự phối hợp gia đình, cộng đồng,nhà trường: Chú trọng đến sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng,coi đây là một tiêu chí quan trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của trườngtiểu học
- Về cách tổ chức: Khá đa dạng tùy theo điều kiện của nhà trường, có thể mộtkhối lớp hoặc vài khối lớp được học hai buổi/ ngày; các lớp bán trú học haibuổi/ ngày; các trường học hai buổi/ngày,.…
Trang 3- Về chương trình và kế hoạch dạy học: Chương trình tiểu học mới được thiết
kế cho trường học 1 buổi/ ngày thực hiện được Các trường tiểu học hai buổi/ngày học theo chương trình chung
- Điều kiện thực hiện: điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí, đội ngũ, nhu cầuhọc hai buổi/ ngày
- Kết quả giáo dục: Thực tế khẳng đinh học hai buổi/ ngày là một chủ trươngđúng đắn góp phần thực hiện có hiệu quả việc triển khai đổi mới chương trình,SGK nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hạn chế dạy thêm, học thêmtràn lan, góp phần đảm bảo công bằng trong giáo dục Chất lượng dạy học đượckhẳng định rõ nét ở những lớp tổ chức dạy hai buổi/ngày Kết quả học tập của
HS học hai buổi / ngày cao hơn
- Về nội dung giáo dục: Bên cạnh việc đảm bảo kế hoạch dạy học chung, cáctrường đã dành thời gian để rèn luyện kĩ năng cho HS, đặc biệt là Toán, TiếngViệt,… tổ chức dạy tự chọn, bồi dưỡng HS giỏi, giúp đỡ HS yếu
- Về các thức tổ chức các hoạt động giáo dục: Hình thức tổ chức các hoạtđộng giáo dục cũng đa dạng, phong phú theo hướng cá thể hóa HS Nhìn chungcác trường học hai buổi/ ngày từ thứ hai đến thứ 6, buổi sáng 4 tiết, buổi chiều 3tiết Việc phân bổ thời lượng tăng thêm khá đa dạng, có thể tùy vào mục đích,quan điểm riêng của nhà trường, điều kiện CSVC, GV của trường
- Về đội ngũ: Các trường đều có GV có trình độ chuyên môn tốt, có GV dạycác môn chuyên biệt như Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật,.…
- Về điều kiện CSVC: Các trường đều có phòng máy tính, phòng âm nhạc,phòng mĩ thuật, phòng thư viện,.… Một số trường có CSVC khá tốt
- Về công tác bán trú: Nhiều trường đã tổ chức tốt công tác bán trú cho HS.Một số trường có bảo mẫu chịu trách nhiệm về giờ ăn, ngủ của HS, GV không
- Kết quả đạt được khi thực hiện dạy học hai buổi/ ngày: Nhìn chung dạy họchai buổi/ ngày đã nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện HS được quản lý ởtrường cả ngày có điều kiện để rèn luyện văn hóa, đạo đức, thể chất HS đượchọc thêm các tiết Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục, các môn tự chọn khác và các hoạtđộng ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng sống, PP tự học và có nhiều thời gian luyệntập thực hành Học cả ngày giúp HS rèn luyện tính tập thể, tinh thần đoàn kết,tính cộng đồng, tinh stự lập, nếp sống khoa học,… GV dạy hai buổi/ngày sẽnăng động, tích cực đầu tư vào các hình thức tổ chức dạy học để thu hút HS vànâng cao chất lượng dạy học
Đề xuất phương hướng vận dụng mô hình cho khu vực thành thị và nôngthôn: Đối tượng vận dụng chính: thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp,nông thôn phát triển Thời lượng: 7h30/ ngày, sáng: 3h30 phút: Tiếng việt,Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lý: 40 phút x 3 tiết = 120 phút; Môn khác, hoạtđộng GD, tự chọn: 30 phút x 2 tiết = 60 phút; Giải lao: 30 phút Tổng: 210 phút
Trang 4Trưa: 2 giờ, ăn trưa (hoạt động GD): 60 phút; Nghỉ trưa: 60 phút Tổng: 120phút Chiều: 2h30 phút, tự học, môn khác, tự chọn, hoạt động GD: 30 phút x 4tiết = 120 phút; Giải lao: 30 phút Tổng: 150 phút Phương án vận dụng:
- Ở một số địa bàn, chẳng hạn vùng nông thôn, các điểm trường gần khuvực dân cư HS về nhà vào buổi trư thì sẽ không có nội dung buổi trưa như trên
- Trên đây là thời lượng tối đa, tùy theo điều kiện thực tế của nhà trường mà cóthể giảm bớt số tiết nhưng không giảm quá 5 tiết/tuần Khi phân bố thời lượng
và xác đinh nội dung cần đảm bảo theo thứ tự ưu tiên sau: Chương trình GDchung, đảm bảo đạt chuẩn tối thiểu và GD toàn diện (đặc biệt với các đối tượng
HS có hoàn cảnh khó khăn cần đảm bảo các kỹ năng cơ bản nhất như nghe, nói,đọc, viết, tính toán); Các môn tự chọn Tiếng Anh, Tin học, các nội dung dạyhọc tự chọn của các môn học, hoạt động GD NGLL giúp HS rèn kỹ năng vậndụng kiến thức, giải quyết vấn đề, rèn kỹ năng học tập, KNS, tạo điều kiện đểphát triển năng lực cá nhân HS Việc xác định cụ thể sẽ tùy điều kiện thực tế nhàtrường, mục đích ưu tiên của nhà trường và nhu cầu HS Lưu ý: một số điểmkhác biệt về diện tích khi vận dụng cho khu vực thành thị và nông thôn đã đượctrình bày trong mô hình
C Một số khuyến nghị:
Về chương trình, tài liệu: Bộ GD - ĐT cần khẩn trương hoàn thiện và banhành chương trình dạy học tự chọn, tài liệu dạy học tự chọn, chương trình và tàiliệu cho hoạt động GD NGLL ở tiểu học Đưa ra những định hướng để địaphương lựa chọn, phát triển tài liệu dạy học thích hợp,…
Về đội ngũ: Cần có sự đầu tư tăng tỉ lệ GV/ lớp cho các trường dạy hai buổi/ngày Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV tiểu học dạy hai buổi/ngày… Tạo cơ hội cho các trường trao đổi kinh nghiệm tổ chức dạy hai buổi/ngày…
Về CSVC: Có kế hoạch xây dựng CSVC như sân bãi, phòng chức năng và cáctrang thiết bị dạy học cần thiết cho việc dạy học hai buổi/ ngày bên cạnh việc xãhội hóa công tác GD
Về tài chính: Cần có sự đầu tư của Nhà nước và đóng góp hợp lý của cộng đồng
và gia đình HS - đặc biệt cần có sự hỗ trợ của Chính phủ cho các vùng khókhăn Tùy theo tình hình kinh tế của địa phương để hướng dẫn thu - chi haibuổi/ ngày phù hợp thống nhất theo cùng, miền Cần có kinh phí của NN đểgiảm thu học phí của HS…;
Ngoài ra cần xây dựng khung chính sách nâng cao tính pháp lý của dạy họchai buổi/ ngày; giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng để tạo sự đồngthuận của địa phương
Trang 5MODULE 32: Dạy học phân hoá ở tiểu học
* Nội dung bài thu hoạch
1 Phương pháp thực hiện dạy học phân hoá đối tượng ở một số môn học ở tiểu học.
Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) ở tiểu học tập trung theo những địnhhướng cơ bản: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; hình thành vàphát triển khả năng tự học cho HS; đảm bảo tính phù hợp với đối tượng giáo dục
và đặc điểm vùng, miền; đảm bảo tính trực quan; thực hiện dạy học tích hợp…nhằm khơi dậy hứng thú học tập cho HS
Phương pháp thực hiện dạy học phân hoá đối tượng ở một số môn học ở tiểuhọc gắn liền với việc tổ chức dạy học Tổ chức dạy học ở tiểu học linh hoạt, đadạng phù hợp với mỗi đối tượng HS và điều kiện của nhà trường Có thể tổ chứchọc theo cá nhân, theo nhóm, theo lớp; có thể học trong lớp hoặc ngoài lớp; cóthể chuẩn bị bài ở nhà hay sinh hoạt theo các câu lạc bộ… giúp HS học tập hứngthú và đạt kết quả cao Như vậy, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học ở tiểuhọc phải phù hợp với nội dung, đối tượng, điều kiện cụ thể của mỗi lớp học
2 Các điều kiện để thực hiện hiệu quả việc dạy học phân hoá ở tiểu học
DHPH là phương pháp dạy học có tính đến sự khác biệt của người học (cánhân) hoặc nhóm người học Ở tiểu học, DHPH thường được thể hiện ở việc lấychuẩn kiến thức, kĩ năng làm nền cơ bản Ngoài kế hoạch dạy học, thông thườngphân hóa để có những kế hoạch dạy học phù hợp, đưa HS yếu kém đạt chuẩn vàgiúp các đối tượng đã đạt chuẩn hoặc khá, giỏi phát triển ở mức cao hơn Ngoài
ra, ở một số nơi DHPH thể hiện ở việc tổ chức cho HS học theo chương trình tựchọn môn học
* Một số khó khăn trong thực tiễn hiện nay khi thực hiện DHPH
Qua trực tiếp làm công tác giảng dạy và qua trao đổi với các đồng nghiệp đãtổng hợp được một số khó khăn khi tiến hành dạy học phân hóa như sau:
- Sĩ số lớp học hiện nay khá đông (mỗi lớp thường trên dưới 30 HS), nên việcdạy học phù hợp với từng đối tượng HS rất khó
Để khắc phục những khó khăn trong thực tiễn nói trên, cần phải kết hợpnhiều giải pháp tổng thể như điều chỉnh sĩ số lớp học; tăng cường cơ sở vật chất,phương tiện dạy học; tổ chức biên soạn chương trình, nội dung; bồi dưỡng
Trang 6chuyên đề cho đội ngũ GV, tăng cường học liệu cho HS Nâng cao năng lựcnghề nghiệp GV, hỗ trợ cho GV những nghiệp vụ sư phạm để DHPH có hiệuquả là cần thiết.
c Một số biện pháp về nghiệp vụ sư phạm để thực hiện dạy học phân hóa ở tiểu học đạt hiệu quả
Trong từng công đoạn của tiến trình DHPH như đã trình bày ở trên, GV cầnthực hiện những biện pháp về nghiệp vụ sư phạm như sau:
c.1 Kết hợp nhiều hình thức kiểm tra để đánh giá, chẩn đoán, phân loại đối tượng HS theo trình độ
c.2 Phân bậc nhiệm vụ trong thiết kế kế hoạch bài dạy
c.3 Linh hoạt trong tổ chức hoạt động nhóm khi DHPH
c.4 Giao tiếp trong dạy học phân hóa
Trang 7MODULE TH 34 CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TIỂU HỌC
A Mục tiêu:
- Nắm được những vấn đề lí luận cơ bản về công tác chủ nhiệm lớp và yêucầu đối với người giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp ở tiểu học trong giai đoạnhiện nay
- Hiểu vị trí, vai trò quan trọng của GVCN đối với lớp chủ nhiệm trong pháttriển giáo dục toàn diện học sinh trong giai đoạn hiện nay;
- Có kĩ năng lập hồ sơ chủ nhiệm lớp
- Hiểu và phân tích được nhiệm vụ chung của GVCN cần thực hiện trong nămhọc;
- Có mối quan hệ tốt với Ban giám hiệu, đồng nghiệp, phụ huynh, Ban đạidiện cha mẹ học sinh và cộng đồng
- Có kĩ năng phân tích thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm thông qua các bài họckinh nghiệm bản thân
B Chức năng, nhiệm vụ và quan hệ của người giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học:
1 GVCN trước hết là người đại diện cho Hiệu trưởng quản lí toàn diện học sinh một lớp học ở trường tiểu học:
Hiệu trưởng không thể quản lí trong lớp học, nắm vững từng học sinh (trừtrường hợp đặc biệt), Hiệu trưởng thường giao trách nhiệm cho GVCN là “Hiệutrưởng nhỏ”
Quản lí toàn diện một lớp học không chỉ là quản lí nhân sự như: Số lượng, tuổitác, giới tính, hoàn cảnh gia đình, trình độ học sinh về học lực và đạo đức, màđiều quan trọng là phải đưa ra dự báo, vạch được một kế hoạch giáo dục phùhợp với thực trạng để dắt dẫn học sinh thực hiện kế hoạch đó, khai thác hếtnhững điều kiện khách quan, chủ quan trong và ngoài nhà trường đạt tới mụctiêu giáo dục
Để thực hiện chức năng quản lí toàn diện giáo dục, đòi hỏi GVCN phải nắmchắc mục tiêu lớp học, cấp học, có những kiến thức cơ bản về Tâm lí học, Giáodục học, có hiểu biết về văn hoá, pháp luật, chính trị, đặc biệt cần có hàng loạt
kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục như: kĩ năng giao tiếp, ứng xử với các đốitượng trong và ngoài nhà trường, kĩ năng “chẩn đoán” đặc điểm học sinh, kĩnăng lập kế hoạch, kĩ năng tác động nhằm cá thể hoá quá trình giáo dục học sinh(bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh kém, học sinh ngoan, học sinh hư, học sinh cónăng khiếu, GVCN phải tự xác định như “bà đỡ” tinh thần, tâm lí đối với họcsinh Nhiều khi một lời khen, một cử chỉ giáo dục đúng lúc, kịp thời có thể giúphọc sinh từ yếu, kém thành khá, giỏi, ngăn ngừa được những ảnh hưởng tiêucực,
2 Quản lí toàn diện hoạt động giáo dục là :
Trang 8+ Trước hết tiếp thu, nắm vững những đặc điểm của từng học sinh của lớp vớitất cả các tiêu chí về nhân thân (họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, hoàn cảnh giađình, cha mẹ, nghề nghiệp), đặc điểm của gia cảnh (về văn hóa, kinh tế, về tâmlí ) Cần đặc biệt quan tâm tới những đặc điểm của học sinh (về sức khoẻ, sởthích, học lực, đạo đức, quan hệ xã hội, bạn bè, tính tình ).
+ Đánh giá phân loại, xác định những mặt mạnh, mặt yếu của tập thể học sinh.GVCN phải xác định được và phân loại học sinh lớp học theo mục tiêu giáo dụctoàn diện như: Năng lực học tập, sự phát triển trí tuệ, khả năng học tập các môn
để xây dựng kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng học sinh theo môn học Phân loạiđược đặc điểm nhân cách, thái độ, đạo đức học sinh, để có kế hoạch tác động cáthể hoá và phối hợp trong giáo dục Phải phát hiện, nắm vững và phân loại đượcnhững học sinh có năng khiếu về các mặt hoạt động như thể dục thể thao(TDTT), văn nghệ, hoạt động xã hội để sử dụng cho các hoạt động của lớp Đặcbiệt phải quan tâm tới những học sinh yếu về mọi mặt học tập, kĩ năng để có kếhoạch rèn luyện, bồi dưỡng
+ Nắm vững gia cảnh, đặc điểm của các gia đình học sinh Nắm vững đặcđiểm gia đình học sinh bao gồm: đời sống kinh tế, nghề nghiệp, trình độ văn hoácủa bố mẹ học sinh, bầu tâm lí của gia đình, sự quan tâm của các thành viên,truyền thống, cách sinh hoạt, lối sống của các gia đình khả năng và thái độ củacác bậc cha mẹ đối với các hoạt động giáo dục của nhà trường
Việc nghiên cứu, nắm vững đặc điểm từng gia đình học sinh, giúp GVCN cóphương hướng kết hợp giáo dục con em họ và liên kết với họ trong việc thựchiện các nội dung hoạt động của lớp chủ nhiệm
+ Nắm vững mục tiêu, nội dung dạy học, giáo dục của lớp chủ nhiệm Trongcuộc đổi mới giáo dục lần này mỗi lớp học có mục tiêu, nội dung hoạt động cụthể, nhất là chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướngnghiệp vì vậy phải nắm vững mục tiêu, nội dung dạy học, giáo dục ở mỗi lớpmới có thể xây dựng được kế hoạch chủ nhiệm lớp, xác định những nội dung,hình thức hoạt động
3 GVCN lớp là người đại diện quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của tập thể học sinh, là “cầu nối” giữa lớp với Hiệu trưởng và các thầy cô giáo:
Đối với tập thể học sinh một lớp học, không có một giáo viên nào (kể cảHiệu trưởng) lại có cơ hội, có điều kiện thiết lập quan hệ thân thiện, tự nhiênnhư GVCN lớp Với ưu thế của GVCN, nhiều người đã xây dựng được mốiquan hệ vừa là thầy trò, vừa là anh em, bạn bè là chỗ dựa tinh thần, luônđược học sinh tin yêu, chia sẻ những băn khoăn thắc mắc, bộc lộ nhữngnguyện vọng, khát khao GVCN lớp cần tận dụng những điều kiện đó để thuthập tất cả những thông tin của học sinh để xử lí theo hai phương án:
- Vơi những ý kiến không hợp lí của học sinh thì GVCN giải thích, thuyếtphục bằng tình cảm, bằng sự đồng cảm của một nhà sư phạm có kinh
Trang 9nghiệm , các em sẽ dễ dàng được giải toả (không ít những học sinh đòi hỏi,thắc mắc, có những vướng mắc trong quan hệ, về học tập, công việc với bạn
bè, thầy cô, cha mẹ và quan hệ xã hội, nhiều khi không hợp lí)
- Nếu những phản ánh, nguyện vọng thấy cần phải đáp ứng thì GVCN bànvới các thầy cô khác, báo cáo Hiệu trưởng tìm biện pháp giải quyết cho cótình có lí, tạo cơ hội cho học sinh, tập thể lớp có cơ hội phát triển
Cần khẳng định, GVCN vừa là một nhà sư phạm vừa là đại diện của Hiệutrưởng, đại diện của tập thể học sinh Tính giao thoa của vị trí người GVCN
đã tạo nên “cái cầu nối” giữa hiệu trưởng và tập thể học sinh, sẽ tạo ra cơ hội,điều kiện giải quyết kịp thời, có hiệu quả cao trong tổ chức tác động giáo dục,tránh được những “mâu thuẫn”, những hiểu lầm của các quan hệ trong vàngoài nhà trường, trong và ngoài lớp chủ nhiệm
Ngày nay vị trí “cầu nối” của GVCN vô cùng quan trọng bởi trong bốicảnh hội nhập, học sinh luôn bị tác động bởi các yếu tố tích cực và tiêu cực,các em có nhiều suy nghĩ nhạy cảm, năng động, sáng tạo, muốn tự khẳngđịnh nhưng lại thiếu kinh nghiệm, hiểu biết còn có hạn, đã dẫn tới sự khókhăn khi lựa chọn các phương án ứng xử Có thể thấy rất rõ, chưa bao giờ vịtrí, vai trò của người GVCN lớp lại quan trọng như hiện nay
4 GVCN lớp còn là “cầu nối” giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức
xã hội, là người tổ chức phối hợp, liên kết các lực lượng trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục:
Chưa bao giờ trong lịch sử giáo dục của dân tộc lại đặt trên vai người GVCNlớp (nhất là ở trường phổ thông) một trọng trách nặng nề như hiện nay, đó là tổchức, phối hợp, liên kết các lực lượng giáo dục xã hội và gia đình để thực hiệnmục tiêu giáo dục toàn diện
Phải thừa nhận rằng sự nghiệp đổi mới đất nước đã có những thành quả vĩ đại,
kì diệu, những mơ ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lí tưởng của dân tộc, củaĐảng đã và đang trở thành hiện thực đó là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh” Chúng ta có quyền tự hào vì đã có những đóng gópkhông nhỏ vào sự nghiệp chung của nhân loại những thập niên đầu của thế kỉXXI Song, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện rõ rằng chưa bao giờchúng ta gặp những khó khăn, thách thức phức tạp như hiện nay Thời cơ là vôcùng thuận lợi, thách thức cũng vô cùng khó khăn do những yếu tố chủ quan vàkhách quan đem lại Có thể thấy chưa bao giờ thế hệ trẻ được sống và phải sốngtrong sự lựa chọn giữa cái tốt và cái xấu, giữa tích cực và tiêu cực, giữa thiện và
ác, giữa giá trị vật chất và tinh thần, giữa trách nhiệm và quyền lợi như ngàynay Chính bối cảnh ấy cũng cần các thế hệ lớn tuổi, những người có tráchnhiệm với thế hệ trẻ và dân tộc phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong giáo dục.GVCN phải là người có trách nhiệm đầu tiên nghiên cứu thực trạng, xác địnhnội dung, các biện pháp, hình thức, lên kế hoạch và tổ chức sự phối hợp liên kết
Trang 10các lực lượng xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thiết lập quan hệ tốtđẹp nhằm phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêucực đến quá trình giáo dục thế hệ trẻ
Việc xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh là trách nhiệm của tất cảmọi người, mọi thế hệ lớn tuổi, không chỉ là của GVCN Tuy nhiên, đối với môitrường giáo dục học sinh phổ thông, GVCN cần tự xác định phải có trách nhiệm,
vì GVCN nắm vững mục tiêu, có năng lực tổ chức phối hợp các lực lượng xãhội và gia đình
Việc thực hiện liên kết giáo dục của GVCN có không ít khó khăn vì vậy cầntận dụng, tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của Hiệu trưởng vì cương vị của Hiệutrưởng mới đủ tư cách pháp nhân quản lí để liên hệ với các tổ chức xã hội ngoàinhà trường
- Đối với HS và tập thể lớp, GVCN là nhà giáo dục và là người lãnh đạo gầngũi nhất, người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, kiểm tra toàn diện mọi hoạt động
và các mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớp mình phụ trách dựa trên đội ngũ
tự quản là cán bộ lớp, cán bộ Đội và tính tự giác của mọi HS trong lớp
- Trong quan hệ với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường,GVCN là nhân vật trung tâm để hình thành, phát triển nhân cách học sinh và làcầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội
Trong lí luận GDH truyền thống công tác chủ nhiệm lớp chủ yếu được xem xét
từ bình diện của giáo dục học (GDH), mà ít được quan tâm phân tích từ bìnhdiện quản lí, trong khi đó 2 chức năng này bổ trợ và quy định lẫn nhau GVCNthực hiện chức năng quản lí tập thể lớp để thực hiện chức năng giáo dục từng cánhân có hiệu quả
Vì vậy, cần quan tâm tìm hiểu chức năng lãnh đạo, tổ chức, quản lí của ngườiGVCN Chức năng lãnh đạo và quản lí là không giống nhau Người quản lý cóchức năng tổ chức thực hiện để đạt mục tiêu, còn lãnh đạo có chức năng định rađường lối, chiến lược và phương pháp hoạt động, đồng thời tác động, ảnhhưởng, động viên người bị lãnh đạo thực hiện mục đích chung Tuy vậy, cả haichức năng này được tích hợp hài hòa ở chủ thể quản lý là người GVCN
Người GVCN thực hiện chức năng quản lí khi là đại diện cho Hiệu trưởng,Hội đồng nhà trường thực hiện các chủ trương, kế hoạch chung của trường,nhưng lại là người lãnh đạo khi phải xác định tầm nhìn cho sự phát triển của HS
Trang 11trong lớp chủ nhiệm với tư cách là người đứng đầu một tập thể lớp, đưa tập thểlớp phát triển thành một tập thể thân thiện thực sự
Nhìn tổng thể, chức năng của người GV chủ nhiệm lớp là lãnh đạo, tổ chức,
quản lí tập thể lớp trên cơ sở tổ chức các hoạt động GD, các mối quan hệ GDcủa HS theo mục tiêu giáo dục nhân cách HS toàn diện trong tập thể phát triển
và môi trường học tập thân thiện
Quan niệm trên đó phản ánh sự thống nhất giữa:
Chức năng quản lí và chức năng giáo dục,
Tổ chức các hoạt động GD và các quan hệ của HS theo định hướng phát triểntoàn diện nhân cách,
Giáo dục tập thể và giáo dục cá nhân,
Tập thể phát triển với môi trường học tập thân thiện
2 Công việc của GVCN lớp với GVCN các lớp khác cùng khối
Trong tổ chức nhân sự của nhà trường, những GVCN thuộc cùng một khối lớpđược thiết lập thành một tổ chủ nhiệm khối lớp, có tổ trưởng phụ trách và sinhhoạt theo định kỳ hàng tháng, học kỳ và năm học, là thành viên thuộc tổ, mỗiGVCN cần thực hiện những công việc sau:
Bàn bạc, thống nhất với những thành viên thuộc tổ về nội dung, kế hoạch,cách thức, tiến bộ các hoạt động chủ nhiệm tương ứng với những thời điểm cụthể của kế hoạch năm học, trao đổi kế hoạch phối hợp với các khối chủ nhiệmkhác trong trường
Báo cáo hoạt động của lớp chủ nhiệm về các mặt giáo dục, đề xuất thỉnh cầu
sự giúp đỡ, phối hợp của các lớp cùng khối đối với một số công việc nhằm tạophong tráo, phát huy sức mạnh của cộng đồng khối lớp
Trao đổi những kinh nghiệm thành công hoặc thất bại, sáng kiến được chọnlọc trong quá tình thực thi công tác chủ nhiệm của bản thân với đồng nghiệp đểcùng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, tạo môi trường đồng cảm, đồng trách nhiệm đốivới thế hệ trẻ
3 Công việc của GVCN với các giáo viên bộ môn giảng dạy tại lớp chủ nhiệm
Các giáo viên bộ môn giảng dạy tại chủ nhiệm lớp chủ nhiệm ở tiểu học có sốthời gian làm việc tiếp xúc với học sinh không nhiều, nhưng vẫn có điều kiệnhiểu biết năng lực, sở trường của mỗi học sinh đói với hoạt động chủ đạo củacác em - hoạt động học tập Vì thế việc phối hợp chặt chẽ GVCN với giáo viên
bộ môn trong công tác chủ nhiệm sẽ giúp cho GVCN nắm bắt tình hình học sinhthường xuyên, liên tục, cụ thể để từ đó có những tác động cần thiết tới đối tượnggiáo dục, vừa góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy, vừa đảm bảotính đồng bộ khách quan, thực tiễn và cá biệt trong khi triển khai kế hoạch chủnhiệm và đánh giá kết quả phấn đấu rèn luyện của học sinh Việc phối hợpGVCN với giáo viên bộ môn được thực hiện thông qua những công việc sau: