1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng Pháp luật ở Việt Nam hiện nay (TT LV thạc sĩ)

28 456 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 335,66 KB

Nội dung

Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng Pháp luật ở Việt Nam hiện nay (TT LV thạc sĩ)Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng Pháp luật ở Việt Nam hiện nay (TT LV thạc sĩ)Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng Pháp luật ở Việt Nam hiện nay (TT LV thạc sĩ)Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng Pháp luật ở Việt Nam hiện nay (TT LV thạc sĩ)Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng Pháp luật ở Việt Nam hiện nay (TT LV thạc sĩ)Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng Pháp luật ở Việt Nam hiện nay (TT LV thạc sĩ)Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng Pháp luật ở Việt Nam hiện nay (TT LV thạc sĩ)Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng Pháp luật ở Việt Nam hiện nay (TT LV thạc sĩ)Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng Pháp luật ở Việt Nam hiện nay (TT LV thạc sĩ)Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng Pháp luật ở Việt Nam hiện nay (TT LV thạc sĩ)Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng Pháp luật ở Việt Nam hiện nay (TT LV thạc sĩ)Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng Pháp luật ở Việt Nam hiện nay (TT LV thạc sĩ)

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

-/ -

BỘ NỘI VỤ -/ - HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TẠ QUỐC LONG

CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP BẰNG PHÁP LUẬT

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số: 60 38 01 02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP

VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI – 2016

Trang 3

Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS NGUYỄN QUỐC SỬU

Phản biện 1: ……… Phản biện 2: ………

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn,

Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng … nhà … Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ

Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi … h ……phút ngày … tháng … năm 2016

Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia

hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học,

Học viện Hành chính Quốc gia

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiến pháp, đạo luật gốc, sự thỏa thuận và thỏa hiệp giữa các tầng lớp nhân dân trong xã hội là một Đạo luật mà trong đó chứa đựng tính nhân văn, dân chủ và nhân quyền Hiến pháp quy định các nguyên tắc cơ bản về nhà nước và pháp luật, các quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân Căn cứ vào Hiến pháp,các quy phạm pháp luật và các chính sách để quản lý xã hội được ban hành nhằm đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Tuy nhiên, Hiến pháp cũng mang tính nhạy cảm và mong manh nếu có những thế lực vô tình hay hữu ý xâm phạm đến sự thiêng liêng của nó thì Hiến pháp cũng dễ trở thành công cụ để một nhóm người nô dịch số đông còn lại để phục vụ những mưu đồ riêng của mình

Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Cơ chế bảo vệ Hiến pháp

bằng pháp luật ở Việt nam hiện nay” làm luận văn thạc sỹ Luật Hiến pháp và

Luật Hành chính

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm qua, tùy từng thời điểm vấn đề pháp luật về bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam được đưa ra thảo luận và nghiên cứu với mức độ tích cực khác nhau thu hút sự chú ý của xã hội và giới luật học Dưới góc độ lý luận, từ năm 1991 đã

có nhiều bài viết của các học giả tâm huyết thể hiện các quan điểm lý luận về cơ chế bảo hiến cho Việt Nam

Vấn đề nghiên cứu pháp luật về bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam đã được nhiều nhà khoa học pháp lý xem xét và nghiên cứu nhưng tính thời sự và các vấn đề thực tiễn cần giải quyết vẫn tiếp tục được đặt ra Việc tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật bảo

vệ Hiến pháp ở nước ta trong Luận văn thạc sĩ vẫn là điều cần thiết Vì thế đề tài này dưới góc độ nghiên cứu khoa học vẫn đảm bảo tính mới, tính cấp thiết

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn nhằm tìm hiểu cơ bản về cơ chế bảo hiến bằng pháp luật trên thế giới thông qua việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá những khái niệm, vai trò của bảo hiến đối với mỗi quốc gia, làm rõ các yếu tố tác động đến sự lựa chọn xây dựng mô hình bảo hiến ở mỗi nước Đồng thời nghiên cứu xác định những ưu điểm và hạn chế của pháp luật bảo hiến hiện tại, xem xét nền tảng để hoàn thiện pháp luật về bảo hiến ở Việt Nam Để hoàn thành mục đích trên, luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ:

Trang 6

- Nghiên cứu các đặc điểm của các pháp luật và cơ chế bảo vệ Hiến pháp trên thế giới.Bên cạnh đó, tìm hiểu tại sao các quốc gia lại lựa chọn các cơ chế bảo hiến đó, nhằm tìm ra những mô hình phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn ở Việt Nam

- Nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo hiến ở Việt Nam hiện nay, yêu cầu cần thiết cho sự đổi mới của mô hình

- Nghiên cứu đưa ra các kiến nghị, kế thừa và phát triển cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật phù hợp với đặc điểm quốc gia đối với Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ của một đề tài luận văn thạc sỹ, người viết xác định phạm

vi của đề tài tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề pháp lý liên quan đến việc hình thành thực hiện bảo hiến ở Việt Nam; những thuận lợi và khó khăn, thách thức trong việc xây dựng mô hình bảo hiến, trên cơ sở đó đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế bảo hiến bằng pháp luật ở Việt nam

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở sử dụng phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin (chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng), tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống văn bản quản lý nhà nước nói riêng

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử và lôgic, phương pháp thống kê, so sánh… để phân tích và làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu

6 Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa về lý luận

Luận văn đề cập khá toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động bảo

vệ hiến pháp bằng pháp luật trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước nỗ lực thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Trang 7

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 2 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về cơ chế bảo vệ Hiên pháp

bằng pháp luật

Chương 2: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp

bằng pháp luật ở Việt Nam

Trang 8

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

VỀ CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP BẰNG PHÁP LUẬT

1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP BẰNG PHÁP LUẬT

1.1.1.Hiến pháp và vi phạm Hiến pháp

Trong hệ thống pháp luật mỗi quốc gia, Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, là nguồn của các văn bản quy phạm pháp luật, cần phải được tôn trọng và bảo vệ nghiêm chỉnh Nội dung Hiến pháp quy định những vấn đề quan trọng cơ bản như tổ chức quyền lực nhà nước, chế độ chính trị, quyền và nghĩa vụ

cơ bản của công dân, chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dục…Nội dung những quy định của Hiến pháp xác định nền tảng pháp lý quan trọng cho sự duy trì quyền lực nhà nước, bảo đảm quyền tự do, dân chủ và nghĩa vụ cơ bản của công dân Đồng thời đây cũng là những cơ sở pháp lý cho việc đánh giá, xem xét tính hợp hiến của các đạo luật, văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành Hiến pháp có vai trò quan trọng như vậy, nên việc bảo vệ Hiến pháp khỏi những hành vi

vi hiến là điều tất yếu phải làm Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong quá trình thực thi Hiến pháp luôn luôn xảy ra tình trạng vi phạm Hiến pháp.Vi phạm Hiến pháp thể hiện ở cả trạng thái chủ động và thụ động

1.1.2 Bảo hiến và các mô hình bảo hiến trên thế giới

Có nhiều quan niệm nhưng tổng quát đó là bảo vệ Hiến pháp là tổng hợp

các hoạt động được tiến hành bởi các chủ thể mà hiến pháp xác định thẩm quyền nhằm bảo đảm sự tôn trọng, giữ gìn hiến pháp, ngăn ngừa, chống lại và triệt tiêu hành vi vi hiến

Trên thế giới có một số mô hình bảo hiến đã có lịch sử hình thành và phát triển và trở nên phổ biến đó là:

Mô hình bảo hiến kiểu Mỹ(American Model),quyền bảo hiến được

giao cho tòa án tư pháp thực hiện Ưu điểm của mô hình này là bảo hiến rộng khắp đi cùng hoạt động xét xử khi có yêu cầu của đương sự Tuy nhiên, nhược điểm là thủ tục tố tụng và chỉ bảo hiến khi phát sinh yêu cầu cụ thể

Trang 9

Mô hình bảo vệ Hiến pháp của các nước châu Âu (European

Model) Đây là kiểu thành lập cơ quan chuyên trách để thực hiện bảo

vệ Hiến pháp Mô hình này có ưu điểm là kết hợp được việc giải quyết các vụ việc cụ thể, đồng thời giải quyết cả những việc có tác dụng chung cho cả xã hội thông qua đề nghị của những người, cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước

Mô hình bảo hiến hỗn hợp kiểu Âu – Mỹ (The Mixed Model) Đây

là sự kết hợp của cả hai mô hình với Tòa án Hiến pháp kết hợp với các tòa án thường để giải quyết cả ở vĩ mô lẫn các vụ việc nếu phát hiện ra vi phạm Hiến pháp

Ngoài các mô hình cơ chế bảo vệ Hiến pháp kể trên còn có mô hình giám sát tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật kiểu Pháp (The French Model) với ưu điểm hạn chế các văn bản vi hiến nhưng lại có nhược điểm là sự can tiệp quá sâu của hội đồng Bảo hiến vào lập pháp Lý thuyết về bảo hiến thường chia các mô hình bảo hiến bằng cơ quan tư pháp thành hai mô hình cơ bản: mô hình bảo hiến phi tập trung hoá với đại diện tiêu biểu là Mỹ và mô hình bảo hiến tập trung hoá với đại diện tiêu biểu là Đức Ở một số nước nhiệm vụ bảo hiến được giao cho nhiều cơ quan khác nhau đảm nhiệm Sở dĩ các nước trên thế giới sử dụng các mô hình bảo hiến khác nhau, vì theo học thuyết Mác-Lênin về các hình thái kinh tế -

xã hội: mỗi hình thái kinh tế - xã hội tương ứng với chế độ kinh tế của nó, có một kiểu nhà nước, hiến pháp, pháp luật nhất định

1.2 NHU CẦU KHÁCH QUAN CỦA CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP BẰNG PHÁP LUẬT

1.2.1 Khái niệm và các yếu tố cấu thành cơ chế bảo vệ hiến pháp

Cơ chế bảo vệ Hiến pháp là một tổng thể các yếu tố có quan hệ mật thiết,

tương tác lẫn nhau, hình thành một hệ thống và phương thức vận hành của hệ thống đó để tiến hành hoạt động bảo vệ Hiến pháp, nhằm bảo đảm sự tôn trọng, giữ gìn Hiến pháp, ngăn ngừa và chống lại mọi hành vi vi phạm hiến pháp

Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bao gồm các yếu tố: thể chế, thiết chế và phương

thức vận hành của cơ chế bảo vệ Hiến pháp Trong đó, thể chế bao gồm các nguyên tắc, quy phạm hợp thành hệ thống có tính định hướng và điều chỉnh các quan hệ xã hội khi thực hiện bảo hiến Thiết chế bảo hiến là hệ thống các cơ quan

tổ chức,cá nhân thực hiện bảo hiến với chức năng, tổ chức và nhiệm vụ có liên

Trang 10

quan Phương thức vận hành để thiết chế bảo vệ Hiến pháp hoạt động và thể chế bảo vệ Hiến pháp được thực thi.Cả ba yếu tố cấu thành này có sự ràng buộc chặt chẽ và không thể tách rời

1.2.2 Cơ chế nhà nước, cơ chế xã hội và cơ chế chính trị bảo vệ Hiến pháp

Có nhiều cơ chế để bảo vệ Hiến pháp, bởi Hiến pháp là sản phẩm của dân chủ và nhân dân Trước hết, nhà nước thực hiện bảo hiến bởi Hiến pháp quy định

về tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ quyền con người và quyền công dân Nhà nước sẽ giải quyết các vi phạm Hiến pháp quan trọng nhất bởi sức mạnh nội tại của nó cho phép đảm nhiệm nhiệm vụ đó Bên cạnh cơ chế bảo hiến bằng nhà nước còn cơ chế bảo hiến bằng xã hội, đó là sự vận dụng sức mạnh của

cả hệ thống các tổ chức xã hội và công dân tham gia góp ý xây dựng pháp luật, giám sát việc thực thi Hiến pháp….một cách cụ thể và rộng khắp, thể hiện quyền lực nhân dân Quyền lực chính trị đóng vai trò quan trọng và là quyền lực đặc biệt phát huy ảnh hưởng đối với hoạt động bảo hiến Để cân bằng được mối quan hệ giữa chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước, Hiến pháp các nước phải quy định (ở những mức độ và hình thức không giống nhau) về chế độ chính trị, các quyền về chính trị của công dân, quy định về các đảng phái chính trị,… để làm sao vừa đảm bảo dân chủ, vừa giữ được trật tự chính trị và trật tự nhà nước, xã hội Đó cũng là cách mà cơ chế chính trị bảo vệ Hiến pháp Tựu chung việc bảo vệ Hiến pháp của các cơ chế đều trên cơ sở quy định của Hiến pháp và Luật

1.2.3 Một số thức dạng vi hiến ở Việt nam

Cơ quan lập pháp có trách nhiệm làm luật, sửa đổi luật và ngăn chặn các văn bản vi hiến,trái luật Nhưng thực tế, không phải lúc nào cơ quan lập pháp cũng thực hiện đầy đủ quyền và đồng thời là nghĩa vụ của mình Việc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ Hiến định sẽ trực tiếp hạn chế các quyền tự do cơ bản của công dân, hạn chế sự phát triển các mặt của đất nước, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các nhánh quyền lực khác Việc Quốc hội không hành động,không thực hiện đúng và đầy đủ quyền làm luật của mình chính là sự vi hiến.Thực tế,nhiều nghành lĩnh vực trong tổ chức và hoạt động có sự vi phạm các quy định của hiến pháp, luật nhưng Quốc hội không thực hiện đúng chức trách được giao khi thực hiện chức năng giám sát việc tuân thủ hiến pháp, luật.Thiếu tính kiên quyết hoặc không giải thích Hiến pháp kịp thời dẫn đến sự lạm quyền trong thực hiện công việc ở một số nhánh quyền lực

Trang 11

Vi hiến trong hoạt động của hành pháp

Hiến pháp 2013 có quy định quyền hành pháp thuộc về chính phủ Hoạt động hành pháp là hoạt động của chính phủ và các thành viên chính phủ để thực hiện chức năng ,nhiệm vụ quyền hạn hiến định và luật định của mình; cũng như hoạt động của các cơ quan,cá nhân thuộc bộ máy hành chính nhà nước để thực hiện quyền hành pháp Như vậy, theo Hiến pháp 2013 sự vi hiến trong hành pháp thể hiện ở nhiều yếu tố như đưa ra các dự luật trái hiến pháp, sự lạm quyền, vượt quá thẩm quyền hiến định, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kịp thời các nghĩa vụ Hiến pháp quy định… dù thể hiện dưới hình thức nào thì sự vi phạm của hành pháp cũng tác động đến hiệu lực của hiến pháp, đến các quyền tự do dân chủ của công dân

Vi hiến trong hoạt động tư pháp

Hành vi vi hiến của các cơ quan tư pháp thường nằm ở việc ban hành các văn bản trái luật, vi phạm hiến pháp; thực hiện không đúng các nghĩa vụ phải làm; thiếu sự độc lập, phụ thuộc vào các nhánh quyền lực khác một cách tiêu cực….sự

vi hiến này đều tác động tiêu cực đến việc thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tính tôn nghiêm của pháp luật Có những tồn tại đang được chấp nhận như một điều cần có mà hoàn toàn trái Hiến pháp Ví dụ như khái niệm họp liên ngành liên ngành tư pháp để quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền xét

xử Việc dùng ảnh hưởng cá nhân để can thiệp vào công tác xét xử dần dần thay đổi lòng tin của nhân dân vào sự khách quan và công bằng của cơ quan tòa án và toàn nghành tư pháp

1.3 CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP BẰNG PHÁP LUẬT

Khái niệm cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật

Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật xác định hệ thống các chủ thể (cơ quan nhà nước, cá nhân) được Hiến pháp quy định (trực tiếp hoặc gián tiếp) nhiệm vụ và quyền hạn tiến hành các hoạt động bảo

vệ hiến pháp, cùng với phương thức vận hành, các điều kiện đảm bảo hoạt động cho hệ thống đó để tiến hành hoạt động bảo vệ hiến pháp, nhằm bảo đảm sự tôn

trọng, giữ gìn hiến pháp, ngăn ngừa và chống lại mọi hành vi vi phạm hiến pháp

Đặc điểm của cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật

Bảo hiến bằng pháp luật mang tính pháp lý chặt chẽ, khuôn mẫu quy phạm bắt buộc của phát luật, sự minh bạch dự trên nguyên tắc phổ biến So với các cơ

Trang 12

chế bảo hiến khác, bảo hiến bằng pháp luật hiệu quả hơn khi vừa có trách nhiệm pháp lý, vừa có yếu tố tuyên truyền và các tác động xã hội rộng khắp

Nội dung cấu thành và nguyên tắc đối với cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật

Về mặt cấu trúc, cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật gồm các yếu tố cấu thành sau:

- Quy phạm pháp luật bảo vệ Hiến pháp: Các quy phạm pháp luật bảo vệ

Hiến pháp phải được tạo thành một thể thống nhất, đứng đầu là quy phạm Hiến pháp, dưới đó là quy phạm luật

- Thiết chế bảo vệ Hiến pháp: Đó là các tổ chức, người có thẩm quyền được

Hiến pháp (trực tiếp, gián tiếp) trao quyền bảo vệ Hiến pháp Các thiết chế này được Hiến định hoặc được thành lập bởi cơ quan lập pháp, được luật hóa về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động và các điều kiện đáp ứng cho hoạt động

- Phương thức phối hợp hoạt động giữa các thiết chế bảo vệ Hiến pháp

Nếu cơ chế bảo hiến được thiết lập khoa học thì sự vận hành mới chơn chu,

sự phối kết hợp giữa các thiết chế có liên quan được kịp thời, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, ngược lại, nếu cơ chế lỏng lẻo, trùng lắp, chồng chéo, bỏ ngỏ, thì không những thủ tục phối hợp bị ách tắc, xung đột, làm giảm hiệu lực, hiệu quả thực hiện pháp luật bảo hiến, mà còn tạo nên khoảng trống cho hành vi vi hiến xuất hiện

Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản mới có thể phát huy hiệu lực Nguyên tắc đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp đòi hỏi thể chế bảo hiến phải luôn thể hiện đầy đủ Phải coi Hiến pháp là nền tảng gốc của các đạo luật và mọi chủ thể phải có ý thức tuân theo Bên cạnh nguyên tắc này cần thể hiện nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền con người và đây cũng

là sự thể hiện đặc trưng của nhà nước pháp quyên

1.3.1 MỘT SỐ MÔ HÌNH CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP BẰNG PHÁP LUẬT TIÊU BIỂU TRÊN THẾ GIỚI

Bảo hiến bằng Hội đồng Bảo Hiến ở Cộng hòa Pháp

Nước Pháp thực hiện mô hình Hội đồng bảo hiến nhằm cân bằng quyền lực nhà nước Hội đồng bảo hiến là cơ quan chuyên trách, độc lập về giám sát Hiến pháp nhưng không thuộc hệ thống cơ quan tư pháp, hành pháp hay lập pháp Chức năng cơ bản của Hội đồng bảo hiến là bảo đảm cho ba nhánh quyền lực trên

Trang 13

hoạt động trong phạm vi thẩm quyền theo đúng quy định của Hiến pháp Ngoài Hội đồng bảo hiến, không cơ quan nào có quyền thực hiện chức năng giám sát Hiến pháp Theo mô hình này, giám sát Hiến pháp chủ yếu là giám sát trước, mang tính bắt buộc đối với các đạo luật về tổ chức, quy chế hoạt động của Nghị viện, các tranh chấp về bầu cử và trưng cầu dân ý

Bảo hiến bằng tòa án ở Hoa kỳ

Bảo hiến ở Mỹ được giao cho các tòa án thường giải quyết Tuy nhiên, nổi bật lên vai trò bảo hiến của tòa án tối cao Các sự việc có yêu cầu bảo hiến phần lớn đều được giải quyết tại tòa án tối cao nên tòa án này sẽ thực hiện việc tuyên bố sự vi hiến.Việc giám sát hiến pháp được gắn với các vụ việc cụ thể Tòa án không xem xét bảo hiến nếu không có việc kiện và phải gắn với quyền lợi, nghĩa vụ của người đi kiện.Nếu một đạo luật bị tuyên là vi hiến thì nó sẽ không được tiếp tục áp dụng

Bảo hiến bằng tòa án Hiến pháp tại Đức

Cộng hòa LB Đức thực hiện bảo hiến bằng Tòa án hiến pháp với cơ cầu gồm hai tòa ngang nhau.Tòa thứ nhất giải quyết các vấn đề về quyền cơ bản trong Hiến pháp và sự mâu thuẫn giữa luật của bang và liên bang với hiến pháp Tòa án thứ hai tập trung giải quyết tranh chấp theo luật công những vấn đề phát sinh từ quan

hệ giữa các nhánh quyền lực, giữa các cấp quyền lực (liên bang và tiểu bang) và các tranh chấp khác như: Việc thực hiện quyền công dân; Cấm hoạt động đảng chính trị; tranh chấp và nghĩa vụ Liên bang và các tiểu bang…Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ quyền cơ bản của công dân Mọi người đều có quyền khiếu nại tại Tòa án Hiến pháp Liên bang khi

họ cho rằng quyền cơ bản của họ hay các quyền tương tự quyền cơ bản bị vi phạm bởi một văn bản hay quyết định của chính quyền nhà nước

Bảo hiến tại các nước Đông Nam Á

Tiếp thu kinh nghiệm thế giới, có nước đã lựa chọn mô hình bảo hiến kiểu

Mỹ với thẩm quyền giám sát Hiến pháp được giao cho tòa án có thẩm quyền chung thực hiện; mô hình kiểu châu Âu với tòa án Hiến pháp hoặc có nước chọn lập Hội đồng bảo hiến và có cả hỗn hợp Âu – Mỹ với Tòa án thẩm quyền chung cùng Tòa

án hiến pháp Có nước trước đây lựa chọn bảo hiến bằng Quốc hội nhưng sau một thời gian hoạt động không hiệu quả đã khôi phục lại cơ quan bảo vệ Hiến pháp độc lập để thực hiện bảo vệ Hiến pháp

Trang 14

Quốc hội thực hiện bảo hiến

Theo mô hình này, chỉ có Nghị viện (hay Quốc hội) mới có quyền kiểm tra các văn bản pháp luật do mình thông qua Như vậy, nghị viện có chức năng kép, vừa có thẩm quyền ban hành luật, vừa kiểm tra tính hợp hiến của đạo luật do mình ban hành Điều này bị các học giả trên thế giới phê phán là không đảm bảo tính độc lập, khách quan Thêm vào đó, do Nghị viện là cơ quan đại biểu, mang tính chất chính trị nên thường không có trình tự, thủ tục phù hợp như các thiết chế bảo hiến chuyên trách để tiến hành xem xét, phán quyết về tính hợp hiến của một văn bản pháp luật

1.3.2 CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI SỰ LỰA CHỌN MÔ HÌNH BẢO HIẾN TRÊN THẾ GIỚI

Lý thuyết chủ đạo chi phối việc tổ chức quyền lực nhà nước, hệ thống pháp luật

Vấn đề hết sức quan trọng đối với một quốc gia khi nghiên cứu và lựa chọn

mô hình cơ quan bảo vệ Hiến pháp đó là xác định rõ lý thuyết chủ đạo chi phối việc tổ chức quyền lực nhà nước, nhận định xem hệ thống pháp luật của quốc gia thuộc dòng pháp luật nào hoặc chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất bởi dòng pháp luật nào Từ sự nghiên cứu và so sánh cơ chế bảo vệ Hiến pháp ở một số nước cho thấy, cấu trúc và sự vận hành của cơ chế bảo vệ Hiến pháp của bất cứ quốc gia nào cũng phụ thuộc trước hết vào lý thuyết chủ đạo chi phối việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, phụ thuộc vào việc hệ thống pháp luật của quốc gia đó thuộc dòng pháp luật nào Đối với các quốc gia áp dụng thuyết tam quyền phân lập một cách cứng rắn và theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, chức năng bảo vệ Hiến pháp được giao cho hệ thống tòa án (trong đó cao nhất là Tòa án Tối cao liên bang) là phù hợp Ở đây, sự phân chia quyền lực giữa các cơ quan trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp mang tính rạch ròi Hệ thống tòa án, đặc biệt

là Tòa án tối cao liên bang hoàn toàn độc lập với hai nhánh lập pháp và hành pháp Bên cạnh đó, ở những nước theo dòng pháp luật Anh - Mỹ, không chỉ Hiến pháp

và các văn bản pháp luật mà án lệ cũng được coi là nguồn chủ yếu của pháp luật Thực tiễn áp dụng pháp luật, đặc biệt là áp dụng án lệ đã tạo cho thẩm phán ở những quốc gia này có nhiều kiến thức pháp lý và kinh nghiệm đa lĩnh vực, đa ngành nghề Đó là điểm thuận lợi để họ có thể xem xét được tính hợp hiến của các đạo luật khác nhau Ở những quốc gia thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa và

Ngày đăng: 07/04/2017, 10:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w