MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1. Lý do chọn đề tài: 2 2. Mục đích của đề tài là: 3 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 3 1. Cơ sở lý luận: 3 2. Thực trạng vấn đề: 4 a. Thuận lợi: 5 b. khó khăn: 6 3. Biện pháp thực hiện: 7 a. Biện pháp 1: 15 b. Biện pháp 2: Lồng ghép việc phòng chống tai nạn thương tích vào các tiết học: 15 c. Biện pháp 3: Đồ dùng đồ chơi sử dụng cho trẻ chơi và học phải đảm bảo an toàn: 18 d. Biện pháp 4: Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi: 20 e. Biện pháp 5: Thống nhất với giáo viên trong lớp 30 d.Tuyên truyền với phụ huynh về một số kỹ năng sơ cấp cứu các tai nạn thường gặp. 35 4. Kết quả: 39 5. Bài học kinh nghiệm: 40 III, KHUYẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT: 40 IV. KẾT LUẬN: 40 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội và mỗi gia đình. Trẻ em ở độ tuổi mầm non còn non nớt chưa có khả năng tự bảo vệ mình. Trẻ chưa nhận thức được hết các sự vật hiện tượng xung quanh, trẻ chưa biết được thế nào là tốt, xấu. Những gì là tốt với sức khoẻ của trẻ và những gì là có hại cho sức khoẻ của trẻ.Vì vậy người lớn, cô giáo phải chăm sóc và bảo vệ trẻ để trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh và một sức khoẻ tốt. Đảng và nhà nước ta luôn coi con người là trung tâm, là nguồn tài nguyên vô giá, là động lực của sự phát triển. Hiện nay đất nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để có được một đội ngũ lao động đáp ứng được những yêu cầu của thời đại mới thì giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng. Vì vậy nhiệm vụ của giáo dục nói chung và cô giáo mầm non nói riêng là phải giúp trẻ hoàn thiện mình cả về thể lực và trí tụê tạo cơ sở ban đầu vững chắc để trẻ phát triển về sau. Mà quan trọng nhất là về mặt thể chất bởi vì trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh, một thể lực tốt thì trẻ mới phát triển được trí tuệ( nhận thức được sự vật hiện tượng xung quanh). Theo kết quả điều tra liên trường Đại học Y.2001.UNICEF ( Báo cáo bộ Y tế 2003) thì: + Hơn 1,5 triệu trẻ em bị tai nạn thương tích: khoảng 4.300 trẻ mỗi ngày. + Gần 27.000 trẻ em chết vì tai nạn thương tích: khoảng 74 trẻ mỗi ngày. + Gần 12.700 trẻ em chết đuối: khoảng 35 trẻ em mỗi ngày. + Gần 4.100 trẻ em chết vì tai nạn giao thông: khoảng 11 trẻ mỗi ngày. + Xấp xỉ 290.000 trẻ em bị thương tích do tai nạn giao thông: gần 800 trẻ mỗi ngày. + Hơn 65.000 trẻ bị bỏng (chủ yếu là bỏng nước sôi): xấp xỉ 180 trẻ mỗi ngày. + Số trẻ em bị chết do tai nạn thương tích hằng năm nhiều hơn so với số trẻ bị chết do các bệnh truyền nhiễm. Hiện nay tai nạn thương tích là một trong những vấn đề bức xúc đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng con người, đặc biệt là đối với trẻ em, do cơ thể đang ở giai đoạn phát triển về thể chất và tâm lý, rất hiếu động, thích tìm hiểu và nghich ngợm nên trẻ em là nhóm dối tượng dễ bị tai nạn thương tích nhất.. Vì vậy việc phòng chống tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc nuôi dạy trẻ trong trường mầm non. Cung cấp kiến thức, kĩ năng thực hành về phòng tránh tai nạn thương tích cho giáo viên mầm non và phụ huynh trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là vô cùng cần thiết. Từ những số liệu trên chúng ta thấy việc đảm bảo an toàn cho trẻ là một khâu quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ cho học sinh ở các trường học và cũng được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ học sinh là nhiệm vụ quan trọng góp phần đảm bảo cho sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho thế hệ tương lai của đất nước. Song trong thực tế , khi thực hiện nhiệm vụ này còn gặp nhiều khó khăn, nhiều yếu tố nguy hiểm đang dình dập trẻ và bệnh học đường có xu thế gia tăng. Chính vì vậy việc phòng tránh tai nạn thương tích và sơ cấp cứu là một hoạt động quan trọng trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ nhân dân của ngành giáo dục Việt Nam. Mỗi cán bộ , giáo viên, học sinh dù làm gì, ở đâu cũng cần tự nguyện tham gia hoạt động này và xem đó là một công việc cần thiết. Người lớn cần có sự can thiệp kịp thời bằng các biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ trẻ trước những nguy hiểm đang dình dập trẻ mỗi ngày. Đứng trên cương vị một người giáo viên mầm non tôi thấy nhiệm vụ của mình hết sức quan trọng. Vì vậy, để giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần tôi đã suy nghĩ tìm ra: “ Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích và đảm bảo an toàn cho trẻ” nhằm bảo vệ trẻ và giúp trẻ tránh khỏi những tổn thương không đáng có để trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh nhằm tiếp thu kiến thức tốt hơn.
Trang 1M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
I ĐẶT VẤN ĐỀ 2
1 Lý do chọn đề tài: 2
2 Mục đích của đề tài là: 3
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
1 Cơ sở lý luận: 3
2 Thực trạng vấn đề: 4
a Thuận lợi: 5
b khó khăn: 6
3 Biện pháp thực hiện: 7
a Biện pháp 1: 15
b Biện pháp 2: Lồng ghép việc phòng chống tai nạn thương tích vào các tiết học: 15
c Biện pháp 3: Đồ dùng đồ chơi sử dụng cho trẻ chơi và học phải đảm bảo an toàn: 18
d Biện pháp 4: Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi: 20
e Biện pháp 5: Thống nhất với giáo viên trong lớp 30
d.Tuyên truyền với phụ huynh về một số kỹ năng sơ cấp cứu các tai nạn thường gặp 35
4 Kết quả: 39
5 Bài học kinh nghiệm: 40
III, KHUYẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT: 40
IV KẾT LUẬN: 40
Trang 2I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài:
Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi giađình, là tương lai của mỗi dân tộc Việc bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em làtrách nhiệm của toàn xã hội và mỗi gia đình
Trẻ em ở độ tuổi mầm non còn non nớt chưa có khả năng tự bảo vệ mình Trẻ chưa nhận thức được hết các sự vật hiện tượng xung quanh, trẻ chưa biết được thế nào là tốt, xấu Những gì là tốt với sức khoẻ của trẻ và những gì là có hại cho sức khoẻ của trẻ.Vì vậy người lớn, cô giáo phải chăm sóc và bảo vệ trẻ để trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh và một sức khoẻ tốt.
Đảng và nhà nước ta luôn coi con người là trung tâm, là nguồn tài nguyên
vô giá, là động lực của sự phát triển Hiện nay đất nước ta đang thực hiện côngcuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Để có được một đội ngũ lao độngđáp ứng được những yêu cầu của thời đại mới thì giáo dục đóng một vai trò rấtquan trọng Vì vậy nhiệm vụ của giáo dục nói chung và cô giáo mầm non nóiriêng là phải giúp trẻ hoàn thiện mình cả về thể lực và trí tụê tạo cơ sở ban đầuvững chắc để trẻ phát triển về sau Mà quan trọng nhất là về mặt thể chất bởi vìtrẻ có một cơ thể khoẻ mạnh, một thể lực tốt thì trẻ mới phát triển được trítuệ( nhận thức được sự vật hiện tượng xung quanh)
Theo kết quả điều tra liên trường Đại học Y.2001.UNICEF ( Báo cáo bộ
Y tế 2003) thì:
+ Hơn 1,5 triệu trẻ em bị tai nạn thương tích: khoảng 4.300 trẻ mỗi ngày.+ Gần 27.000 trẻ em chết vì tai nạn thương tích: khoảng 74 trẻ mỗi ngày.+ Gần 12.700 trẻ em chết đuối: khoảng 35 trẻ em mỗi ngày
+ Gần 4.100 trẻ em chết vì tai nạn giao thông: khoảng 11 trẻ mỗi ngày.+ Xấp xỉ 290.000 trẻ em bị thương tích do tai nạn giao thông: gần 800 trẻmỗi ngày
+ Hơn 65.000 trẻ bị bỏng (chủ yếu là bỏng nước sôi): xấp xỉ 180 trẻ mỗingày
+ Số trẻ em bị chết do tai nạn thương tích hằng năm nhiều hơn so với sốtrẻ bị chết do các bệnh truyền nhiễm
Hiện nay tai nạn thương tích là một trong những vấn đề bức xúc đang ảnhhưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng con người, đặc biệt là đối vớitrẻ em, do cơ thể đang ở giai đoạn phát triển về thể chất và tâm lý, rất hiếu động,thích tìm hiểu và nghich ngợm nên trẻ em là nhóm dối tượng dễ bị tai nạnthương tích nhất Vì vậy việc phòng chống tai nạn thương tích, đảm bảo an toàncho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc nuôi dạy trẻ trongtrường mầm non
Cung cấp kiến thức, kĩ năng thực hành về phòng tránh tai nạn thương tíchcho giáo viên mầm non và phụ huynh trong việc phòng tránh tai nạn thương tíchcho trẻ là vô cùng cần thiết
Trang 3Từ những số liệu trên chúng ta thấy việc đảm bảo an toàn cho trẻ là mộtkhâu quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ cho học sinh ở các trường học vàcũng được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm Việc chăm sóc, bảo vệ và nângcao sức khoẻ học sinh là nhiệm vụ quan trọng góp phần đảm bảo cho sự pháttriển toàn diện về thể chất, tinh thần cho thế hệ tương lai của đất nước Songtrong thực tế , khi thực hiện nhiệm vụ này còn gặp nhiều khó khăn, nhiều yếu tốnguy hiểm đang dình dập trẻ và bệnh học đường có xu thế gia tăng Chính vìvậy việc phòng tránh tai nạn thương tích và sơ cấp cứu là một hoạt động quantrọng trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ nhân dân của ngành giáo dục ViệtNam Mỗi cán bộ , giáo viên, học sinh dù làm gì, ở đâu cũng cần tự nguyệntham gia hoạt động này và xem đó là một công việc cần thiết Người lớn cần có
sự can thiệp kịp thời bằng các biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ trẻ trước nhữngnguy hiểm đang dình dập trẻ mỗi ngày Đứng trên cương vị một người giáo viênmầm non tôi thấy nhiệm vụ của mình hết sức quan trọng Vì vậy, để giúp trẻphát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần tôi đã suy nghĩ tìm ra: “ Một sốbiện pháp phòng tránh tai nạn thương tích và đảm bảo an toàn cho trẻ” nhằmbảo vệ trẻ và giúp trẻ tránh khỏi những tổn thương không đáng có để trẻ có một
cơ thể khoẻ mạnh nhằm tiếp thu kiến thức tốt hơn
2 Mục đích của đề tài là:
Nghiên cứu đề tài này nhằm giúp các cô giáo mầm non và các bậc phụhuynh có cách chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ tốt nhằm giúp trẻ tránh những tainạn thương tích gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1 Cơ sở lý luận:
Việc phòng tránh tai nạn thương tích và đảm bảo an toàn cho trẻ em ở mọilúc mọi nơi là vô cùng quan trọng trong suốt quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.Chính vì thế là một giáo viên mầm non tôi muốn được nâng cao nhận thức củabản thân, đồng thời góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượnggiáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện
Định nghĩa tai nạn thương tích
- “Tai nạn” là một sự kiện bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng
và khó lường trước được
- “Thương tích” là những thương tổn thực thể trên cơ thể người do tiếp xúc
cấp tính với các nguồn năng lượng (năng lượng có thể là cơ học, nhiệt, hóa học,điện, hoặc phóng xạ) với những mức độ, tốc độ khác nhau quá ngưỡng chịuđựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu hụt các yếu tố cơ bản của sự sống (ví dụnhư thiếu ô xy trong trường hợp đuối nước, bóp nghẹt, giảm nhiệt độ trong môitrường cóng lạnh) Thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ dẫn đến thương
tích thường rất ngắn (vài phút) “Thương tích” hay còn gọi là “Chấn thương” không phải là “Tai nạn”, mà là những sự kiện có thể dự đoán trước được và
phần lớn có thể phòng tránh được, thương tích gây ra thiệt hại về thể chất và tinhthần cho một người nào đó
Trang 4Tai nạn thương tích thường được chia thành hai nhóm lớn là tai nạn thương tíchkhông có chủ định và tai nạn thương tích có chủ định Việc phòng chống tai nạnthương tích được thực hiện bằng các biện pháp phòng ngừa chủ động và phòngngừa thụ động.
Tai nạn thương tích không có chủ định
Tai nạn thương tích không có chủ định thường xảy ra do sự vô ý hay không có
sự chủ ý của những người bị tai nạn thương tích hoặc của những người khác.Các trường hợp thường gặp là tai nạn thương tích do giao thông như tai nạn ô tô,
xe đạp, xe máy, người đi bộ, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay; do bị ngã, lửa cháy,nghẹt thở, chết đuối, ngộ độc
Tai nạn thương tích có chủ định
Loại hình tai nạn thương tích này gây nên do sự chủ ý của người bị tai nạnthương tích hay của cá nhân những người khác Các trường hợp thường gặp là tự
tử, giết người, bạo lực thành nhóm như chiến tranh, đánh nhau, hiếp dâm, hành
hạ trẻ em, hành hạ người già, bạo lực trong trường học
Với mục đích chung của giáo dục mầm non thì việc phòng tránh tai nạnthương tích chính là cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để tựbảo vệ bản thân mình, để giúp trẻ hình thành những kỹ năng sống sau này
2.Cơ sở thực tiễn:
a Các tai nạn thương tích thường gặp đối với trẻ mầm non
- Liên quan chặt chẽ tới tuổi của trẻ và nguyên nhân gây ra tai nạn thươngtích.Các nhóm tai nạn thương tích thường gặp đối với trẻ ở tường mầm non là:+ Các tai nạn do ngã: Chủ yếu do trơn trượt, đường đi mấp mô và thường xẩy ra
ở nơi vui chơi
+ Các tai nạn do ngộ độc: Chủ yếu do ngộ độc thực phẩm, ăn phải quả độc hại,tiếp đó là nguy cơ uống nhầm thuốc…
+ Tai nạn thương tích gây ra do vật sắc nhọn và thường xảy ra ở nơi vui chơi dotrẻ đùa nghịch xô đẩy nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc nhau, bị
va vào bậc thềm gây rách da, chấn thương phần mềm gãy xương…
+ Tai nạn do ngạt đường thở: Do trẻ tự nhét đồ chơi vào mũi, tai mình hoặc nhétvào tai bạn, mũi bạn Các vật trẻ có thể nhét vào mũi, tai là hạt cườm, con xúcxắc, các loại hạt quả Có trường hợp trẻ còn nhét cả đất nặn vào tai, mũi, ngậm
đồ chơi vào mồm và nuốt vào gây dị vật đường thở, ăn…
+ Tai nạn thương tích do súc vật và động vật hoang dại( Chó, rắn , ong…):Trong đó chủ yếu do súc vật cắn và thường xảy ra ở nơi vui chơi, một số ít xảy
ra ở gia đình
+ Do bỏng: Chủ yếu do trẻ sau khi chơi, khát nước-uống nhầm phải nước nóng,khi ăn, uống, trẻ cũng có thể bị bỏng do thức ăn( canh, cháo, súp…)mang từ nhàbếp lên còn nóng
+ tai nạn giao thông: Đối với trẻ mầm non tai nạn thường gặp là do trẻ được đèobằng xe và bằng xe máy
+ Đuối nước: Do trẻ bị ngã vào xô, chậu có nước, một số trường lớp, sân chơicủa trẻ gần ao, hồ, song suối nhưng không có tường bao quanh, cổng chắn cũng
là nguyên nhân dẫn tới trẻ bị đuối nước…
Trang 5Tai nạn thương tích đã và đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây
tử vong ở trẻ em dưới 15 tuổi tại Việt Nam Theo một báo cáo điều tra trong thờigian trước đây ghi nhận có khoảng 70% các trường hợp tử vong trẻ em dưới 1tuổi là do tai nạn thương tích gây ra; hơn 71% các trường hợp tử vong do tai nạnthương tích là do các tai nạn thương tích không chủ ý như tai nạn giao thông,đuối nước, ngã, ngộ độc, điện giật, hóc nghẹn Do đó việc phòng chống tai nạnthương tích trẻ em là một vấn đề xã hội cần được các nhà lãnh đạo cũng nhưcộng đồng người dân đặc biệt quan tâm để xây dựng chiến lược phòng ngừa vàkiểm soát một cách có hiệu quả nhằm góp phần chăm sóc, bảo vệ trẻ em, thế hệtương lai của đất nước
b.Nguyên nhân gây nên tai nạn thượng tích
* Yếu tố con người:
- Tai nạn thương tích phụ thuộc vào các yếu tố: Giới tính, tuổi tác, nhận thứchành vi, tình trạng sức khỏe sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác…
* Yếu tố môi trường:
- Môi trường phi vật chất:
+ Văn bản pháp luật liên quan đến an toàn chưa đồng bộ
Trang 6+ Việc thực thi các quy định, luật an toàn chưa tốt, chưa kiểm tra, giám sát,chưa có biện pháp rõ ràng.
+ Giáo dục về an toàn còn chưa thực hiện đầy đủ, nhận thức của mọi người
về phòng chống tai nạn thương tích còn hạn chế
Tai nạn thương tích hiện đang là vấn đề sức khỏe của toàn cầu.- Môi trường vậtchất(địa điểm xây trương/lớp mầm non,phòng/lớp,tường bao quanh,hang rào,sânchơi,giường/tủ…) và vui chơi chưa đảm bảo an toàn(địa điểm vui chơi,hình thứcvui chơi,trò chơi)
-Giáo viên còn thiếu kiến thức về an toàn và phòng tránh tai nạn thươngtích cho trẻ,khi tai nạn thương tích xảy ra không biết cách xử trí,có trường hợplàm cho nạn nhân thương tích trầm trọng hơn
-Theo dõi,giám sát trẻ của giáo viên còn chưa chặt chẽ
- Ngoài ra trẻ cũng bị tai nạn thương tích do rủi ro gây nên
Tuy nhiên nhiều lý do trực tiếp đưa đến các tai nạn thương tích cho trẻchưa phải là nguyên nhân.Ví dụ:Trẻ đang chơi,khát nước-trẻ chạy vào lớp uốngnước,nếu lúc đó cô giáo để cốc nước nóng,trẻ sẽ uống ngay mà không cần biếtnước nóng hay nguội,và tất nhiên trẻ sẽ bị bỏng.Từ các lý do tương tự như trêngiáo viên cần tổng hợp các lý do để tìm ra nguyên nhân thực tế gây ra tai nạnthương tích cho trẻ
c.Hậu quả của tai nạn thương tích
Tùy theo tai nạn thương tích gây ra ở mức độ nặng,nhẹ khác nhau cũng
sẽ dẫn tới hậu quả tương tự, như các trường hợp trẻ bị đuối nước, trẻ bị ngạt thở
do nuốt phải đồ chơi, trẻ bị bỏng do bị phích nước sôi đổ vào…những trườnghợp này thường dẫn tới hậu quả là trẻ bị chết, hoặc bị biến dạng cơ thể và bị tànphế…
d Cách sử trí khi trẻ bị tai nạn thương tích.
- Cần nhanh chóng tách trẻ khỏi nguyên nhân gây ra tai nạn
- Yếu tố rất quan trọng trong sơ cứu tai nạn thương tích cho trẻ cần lưu ý
là tâm lý của trẻ , điều này vô cùng cần thiết cho việc sơ cứu.Người sơ cứu cầnđộng viên , an ủi trẻ để trẻ không quá lo sợ…từ đó sẽ phối hợp cộng tác trongviệc sơ cứu nếu không quan tâm , chú ý đến điều này, chắc chắn người sơ cứu
sẽ gặp không ít khó khăn trong sơ cứu
- Người sơ cứu cần phải biết thao tác nhanh, đúng các động tác, nếukhông nhanh và không đúng sẽ làm cho tai nạn thương tách tram trọng thêm
3 Thực trạng vấn đề:
a Thuận lợi:
- Từ năm 1995 đến nay tôi được nhà trường giao cho nhiệm vụ chăm sócgiáo dục các cháu mầm non và tôi đã rút ra một số kinh nghiệm để phòng tranhtai nạn thương tích và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu tạo điều kiên tối đa về cơ sở vậtchất cũng như đồ dùng học tập đảm bảo an toàn, thẩm mỹ cho trẻ
Trang 7- Nhà trường, Phòng giáo dục, tổ chức Plan đã tạo điều kiện tổ chức chogiáo viên được tham gia các lớp tập huấn, chuyên đề về phòng tránh tai nạnthương tích cho trẻ em nhằm nâng cao kiến thức cho giáo viên về việc phòngtránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non Ngoài ra còn tổ chức nhiều chươngtrình như trò chơi dân gian cho trẻ, bé với an toàn giao thông để cung cấp chotrẻ một số trò chơi dân gian an toàn, bổ ích cho trrẻ đồng thời cung cấp một sốkiến thức về giao thông cho trẻ và phụ huynh, giáo dục trẻ chấp hành luật lệ giaothông nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia giao thông.
- Giáo viên có trình độ chuyên môn cao nắm vững các phương pháp chămsóc giáo dục trẻ
- Trẻ trong lớp phần đông là ngoan, nghe lời cô giáo; phụ huynh trong lớpcũng quan tâm đến con em mình
- Từ thực trạng trên để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ cả ở nhà cũngnhư ở trường tôi đã áp dụng một số biệt pháp sau:
3 Biện pháp thực hiện:
a Biện pháp 1:
Luôn có kế hoạch phòng chống để đảm bảo an toàn co trẻ.
Phòng chống tai nạn thương tích có thể thực hiện được qua việc phòng ngừabằng phương pháp chủ động hoặc thụ động
- Phương pháp phòng ngừa chủ động đòi hỏi có sự tham gia và hợp tác của cánhân cần được bảo vệ, có nghĩa là hiệu quả của việc phòng ngừa phụ thuộc vàobản thân đối tượng cần được bảo vệ có sử dụng đúng các biện pháp phòng ngừahay không Mục đích của các biện pháp phòng ngừa là làm thay đổi hành vi của
cá nhân cần được bảo vệ như yêu cầu mọi người phải thực hiện các nội quy vềviệc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, thắt dây an toàn khi đi xe ô tô
- Phương pháp phòng ngừa thụ động là biện pháp có hiệu quả nhất trong kiểmsoát tai nạn thương tích Biện pháp này không đòi hỏi phải có sự tham gia của cánhân cần được bảo vệ, tác dụng phòng ngừa hay bảo vệ các thiết bị, phương tiện
đã được thiết kế để cá nhân tự động được bảo vệ Mục đích của biện pháp phòngngừa thụ động là thay đổi môi trường hay phương tiện của người sử dụng như
Trang 8phân tuyến đường giao thông cho người đi bộ riêng và xe ô tô hoặc xe máy riêng
để cho người đi bộ được bảo vệ khỏi bị tai nạn thương tích do xe máy hoặc ô tô
Các cấp độ dự phòng tai nạn thương tích
Căn cứ vào toàn bộ quá trình xảy ra tai nạn thương tích kể từ trước khi tiếp xúc,trong lúc tiếp xúc cho đến sau khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ; có thể phânchia thành ba cấp độ dự phòng:
Dự phòng cấp 1 là dự phòng trước khi tai nạn thương tích xảy ra
Mục đích của việc dự phòng là không để xảy ra tai nạn thương tích bằng cáchloại bỏ các yếu tố nguy cơ hoặc không tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây nêntại nạn thương tích
Các biện pháp dự phòng ban đầu có thể bao gồm việc lắp đặt rào chắn quanh các
ao hồ, để phích nước nóng ở nơi an toàn mà trẻ em không với tay tới được, sửdụng các thiết bị an toàn khi chơi thể thao
Dự phòng cấp 2 là dự phòng trong khi tai nạn thương tích xảy ra
Mục đích của việc dự phòng là làm giảm mức độ nghiêm trọng của các thươngtổn khi xảy ra tai nạn thương tích như đội mũ bảo hiểm xe máy để phòng tránhchấn thương sọ não khi tai nạn giao thông xảy ra
Dự phòng cấp 3 là dự phòng sau khi có tai nạn thương tích xảy ra
Mục đích của việc dự phòng là làm giảm thiểu hậu quả sau khi tai nạn thươngtích xảy ra Thực hiện biện pháp điều trị với hiệu quả tối đa là điều kiện để giảmthiểu hậu quả của tai nạn thương tích, sự tàn tật và tử vong Đồng thời các biệnpháp phục hổi chức năng cũng giúp cho nạn nhân hồi phục một cách tối đa cácchức năng của cơ thể
Chúng tôi đã đưa ra kế hoach nhằm:
- Ngăn ngừa việc tạo ra những tác nhân, các yếu tố nguy cơ có khả năng gây nêntai nạn thương tích như không sản xuất các loại thuốc gây độc cho trẻ em, làmthành chắn lan can, tay vịn cầu thang vững chắc; đậy các nắp giếng, chum vạiđựng nước một cách chắc chắn
- Giảm mức độ nguy hiểm của các yếu tố nguy cơ như đóng gói các loại thuốc
có thể gây ngộ độc vào trong các gói với liều lượng thấp hơn mức có thể gâyngộ độc; làm như vậy trẻ sẽ khó bị ngộ độc ngay cả khi sử dụng nhầm thuốc
- Phòng ngừa sự “giải thoát ra” những yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tíchnhư đóng gói các thuốc có khả năng gây độc trong các loại bao bì, chai lọ mà trẻ
em không mở ra được; thực tế đã sử dụng loại chai lọ chỉ mở được khi vừa ấnvừa xoay nắp
- Chủ động thực hiện các hành vi làm giảm sự nguy hiểm của các yếu tố có hại,giảm thiểu sự rủi ro như sử dụng dây đeo an toàn khi lái xe ô tô tránh va đập khi
Trang 9tai nạn xảy ra, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy làm giảm nguy cơ bị chấn thương
sọ não khi bị ngã
- Ngăn cách sự tiếp xúc giữa những đối tượng cần được bảo vệ với các nguy cơgây tai nạn thương tích về mặt thời gian và không gian như thuốc độc, hóa chấtđược cất trong tủ có khóa hay trên các giá cao nơi trẻ em không mở được, lắpđặt ổ cắm điện có nắp đậy để ở trên cao trẻ em không với tới được
- Ngăn cách các đối tượng cần được bảo vệ cách ly khỏi các nguy cơ gây tai nạnthương tích bằng các vật cản cơ học như mang giày bảo hộ, kính đeo mắt, găngtay và các loại bảo hộ khác
- Thay đổi cấu trúc và thiết kế phù hợp các vật dụng có nguy cơ gây tai nạnthương tích như sử dụng nồi, chảo có tay cầm chống nóng; phích cắm điện cóchất cách điện, bình ga có van an toàn
- Tăng cường sức đề kháng của cơ thể, qua đó nâng cao khả năng chịu đựng tainạn thương tích của cơ thể như luyện tập thể thao, sử dụng các thiết bị bảo vệtrong khi chơi thể thao
- Cải thiện khả năng đáp ứng của dịch vụ thông tin vận chuyển cấp cứu như thựchiện vận chuyển cấp cứu nhanh, cung cấp các dịch vụ điện thoại khẩn cấp
Hiện nay vấn đề tai nạn thương tích đang được toàn xã hội quan tâm, đặc biệt làtai nạn thương tích đối với trẻ em do tính phổ biến cũng như mức độ trầm trọngcủa nó Vì vậy việc phòng chống tai nạn thương tích cần phải căn cứ vào cácloại hình, nguyên nhân gây nên cũng như thực hiện các cấp độ dự phòng mộtcách có hiệu quả
Khảo sát trẻ để nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý và hoàn cảnh cá biệt của từng trẻ.Ngay từ đầu năm học, tôi tiến hành phân loại trẻ theo từng đặc điểm riêng biệt
để nắm được từng đặc điểm riêng của mỗi trẻ và gia đình trẻ
Trang 10Qua tìm hiểu tôi thấy tình hình trẻ của lớp tôi rất phức tạp Có rất nhiều trẻhiếu động ; trẻ lớp tôi rất hay ăn quà vặt Vậy để khắc phục những vấn đề trêntrong các hoạt động tôi luôn chú ý đến các trẻ hiếu động, nhắc nhở trẻ để trẻ vào
nề nếp không nghịch ngợm để tránh làm tổn thương bản thân mình và các bạn.Động viên khen ngợi trẻ kịp thời để khuyến khích các trẻ khác làm theo gươngbạn Ví dụ: Hôm nay cô đặc biệt khen ngợi bạn Vinh vì bạn chơi đồ chơi ngoàitrời rất ngoan, nghe lời cô giáo không xô đẩy các bạn Cả lớp vỗ tay khen bạnnào Cô thấy các bạn lớp mình nên học tập bạn Vinh để ngày nào cũng được côkhen
Để hình thành cho trẻ thói quen không ăn quà vặt khi đến lớp và không ănnhững món quà có hại cho sức khoẻ tôi thường nhắc nhở trẻ vào các giờ đón trảtrẻ hay giờ hoạt động góc, hoạt động ngoài trời Tôi trao đổi với phụ huynh nếumua quà cho các cháu thì nên mua những món quà có lợi cho sức khoẻ, khôngnên mua các loại kẹo không rõ nguồn gốc, các loại kẹo có vỏ, que sắc nhọn ởbên trong vì khi ăn xong trẻ có thể dùng chúng chọc vào mắt mình hoặc mắt bạnrất nguy hiểm Đồng thời thống nhất với cha mẹ trẻ nếu có mua quà thì nên gửi
cô giáo để các cô cho trẻ ăn vào một thời điểm nhất định giúp cho việc bao quáttrẻ tốt hơn
Đối với các trẻ không có bố mẹ đưa đi học tôi thường nhắc các bậc phụhuynh phải có trách nhiệm đưa đón trẻ kịp thời, kiên quyết không cho trẻ tự đi
về một mình, không trả trẻ cho người lạ hoặc trẻ nhỏ
b Biện pháp 2: Lồng ghép việc phòng chống tai nạn thương tích vào các tiết học:
Để rèn trẻ, khắc sâu cho trẻ về việc phòng tai nạn thương tích tôi đã lồngghép vấn đề này vào các môn học như: Âm nhạc, Làm quen văn học, Phát triểnthể chất,
- Môn Âm nhạc: Khi tổ chức cho trẻ hoạt động với âm nhạc tôi luôn cố gắnglồng ghép việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ như:
+ Dạy trẻ hát bài “ Đường em đi” tôi giáo dục trẻ khi đi đường các con phải luôn
đi sát lề đường bên phải, không được đi xuống nòng đường hay đi bên tay trái
Vì đi như vậy rất nguy hiểm có thể bị xe va quệt vào
+ Dạy trẻ vận động bài: “Thương con mèo” tôi giáo dục trẻ: “ Các con khôngnên trèo cây cao, trèo ban công, trèo tường hoặc trèo lên bàn ghế kẻo ngã nhàonhư chú mèo; bị ngã có thể gãy tay, gãy chân đấy các con Bị ngã thì không đihọc đi chơi được đâu.”
- Môn làm quen văn học:
+ Khi dạy trẻ tiết kể chuyện: câu chuyện “ Qua đường” tôi nhắc nhở trẻ: Khimuốn qua đường thì các con phải quan sát đường, khi nào có tín hiệu đèn xanhdành cho người đi bộ thì mới được qua và đi đúng nơi quy định dành cho người
đi bộ Khi sang đường thì phải có người lớn cầm tay tuyệt đối không được chạyqua đường một mình Nếu các con không tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽ gâynguy hiểm cho mình và cho những người tham gia giao thông khác
+ Khi dạy trẻ bài thơ: “Họ nhà cam quýt” tôi nhắc trẻ trước khi ăn hoa quả cáccon phải rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hột để tránh ngộ độc thực phẩm và tránh hóc sặc
Trang 11- Môn môi trường xung quanh:
+ Khi dạy trẻ tìm hiểu các mùa trong năm tôi thường nhắc nhở trẻ ăn mặc quần
áo trang phục cho phù hợp như: mùa hè thì mặc quần áo mỏng, mát đi học phảiđội mũ, nón kẻo say nắng Mùa đông phải mặc nhiều quần áo, đi tất đi giày, đội
mũ len cho ấm, để tránh bị cảm lạnh
+ Khi dạy trẻ tiết phân loại một số loại rau củ quả Tôi giáo dục trẻ: Trước khi
ăn các con phải rửa thật sạch để tránh bị ngộ độc thức ăn và gọt vỏ ,bỏ hột vìnếu ăn cả hột sẽ bị hóc sặc gây ngạt thở đấy
+ Khi dạy trẻ tiết tìm hiểu một số luật lệ giao thông và thực hành luật lệ giaothông tôi dạy trẻ phải luôn tuân thủ luật lệ giao thông: đi bộ phải đi trên vỉa hè,
đi sát lề đường bên tay phải, không được đi dưới lòng đường, không được đi bêntay trái Muốn sang đường thì phải có người lớn dắt tay và đi đúng phần đườngquy định Có tuân thủ luật lệ giao thông thì mới đảm bảo an toàn cho các con vànhững người xung quanh
+ Khi dạy trẻ tiết khám phá các đồ dùng trong gia đình tôi nhắc trẻ “ Các conkhông được sờ vào các đồ dùng có điện như: ổ điện vô tuyến, quạt điện đangquay, bàn là đang dùng, siêu nước điện, bếp đang nấu…Nếu các con sờ vào đó
sẽ bị điện giật hoặc bị bỏng gây chết người đấy
- Phát triển thể chất:
+ Khi dạy trẻ bất kỳ một tiết thể chất nào tôi nhắc trẻ phải khởi động thật kĩ theođúng quy định để khi thực hiện bài tập phát triển chung và vận động cơ bảnkhông bị quá sức hoặc chấn thương Và tôi nhắc trẻ phải tập đúng kĩ thuật không
sẽ bị tổn thương cơ thể Đặc biệt là tôi luôn hướng dẫn trẻ tập các vận động cơbản và chơi trò chơi đúng kĩ thuật để không xảy ra tai nạn khi trẻ luyện tập
c Biện pháp 3: Đồ dùng đồ chơi sử dụng cho trẻ chơi và học phải đảm bảo
an toàn:
Trẻ mầm non học mà chơi, chơi mà học Trẻ mầm non rất thích chơi đồchơi Khi chơi trẻ được trực tiếp sờ vào đồ dùng đồ chơi giúp trẻ khám phá, trigiác các sự vật hiện tượng xung quanh một cách chính xác hơn Trẻ mầm non tưduy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng vì vậy việc sử dụng đồ dùng đồ chơitrong các tiết học là vô cùng quan trọng, rất cần thiết Tuy nhiên đồ dùng đồchơi sử dụng cho trẻ phải đảm bảo tuyệt đối an toàn để tránh gây thương tíchcho trẻ như: không có cạnh sắc, không nhọn, không độc hại Vì thế khi làm đồdùng đồ chơi cho trẻ cô giáo phải chú ý đến kỹ thuật chế tạo để đảm bảo an toàncho trẻ
Ví dụ: Với các loại đồ dùng đồ chơi làm từ trai, sò, hến, ngao thì phải mài nhẵncho hết cạnh sắc nhọn thì mới cho trẻ chơi
- Khi mua đồ dùng đồ chơi cần chọn những đồ dùng đồ chơi phù hợp với độtuổi của trẻ và đúng tiêu chuẩn, chọn mua ở nhỡng công ty có uy tín chất lượngcao Ví dụ: Đồ chơi ngoài trời của trẻ phải chắc chắn, bền đẹp, các góc cạnhphải tròn không nhọn để khi trẻ chơi không bị ngã
- Đối với các đồ dùng đồ chơi có kích thước nhỏ cô giáo cần có biện pháp sử lýphù hợp để đảm bảo an toàn cho trẻ Ví dụ: Những vật có kích thước nhỏ nhưquả trứng bằng nhựa, dao, kéo, bút chì sau khi sử dụng xong phải để trên cao xa
Trang 12tầm tay với của trẻ, khi cho trẻ chơi hay tạo hình bằng các hạt có kích thước nhỏ
cô giáo phải chú ý tới trẻ
d Biện pháp 4: Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi:
Ngoài việc lồng ghép vào các tiết học tôi còn phòng tránh tai nạn thươngtích cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong mọihoạt động như: trong giờ đón trả trẻ, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạtđộng ăn, hoạt động ngủ, hoạt động chiều
- Hoạt động ngoài trời:
Khi cho trẻ ra hoạt động ngoài trời tôi thường hướng dẫn trẻ cách chơi các tròchơi, các đồ chơi để trẻ có cách chơi đúng để trẻ không bị ngã Khi trẻ chơi đồchơi tôi cùng các giáo viên trong lớp luôn quan sát trẻ nhắc trẻ chơi nhẹ nhàng,không xô đẩy nhau để đảm bảo an toàn cho trẻ
- Hoạt động góc:
Hướng dẫn trẻ cách chơi với đồ dùng đồ chơi ở các góc theo đúng cách Rèn chotrẻ thói quen tự giác khi chơi, tự giác cất đồ chơi thật ngăn nắp khi chơi xong đểkhông bị ngã khi dẫm phải đồ chơi Tạo sự đoàn kết trong nhóm chơi tránh việctrẻ tranh giành đồ chơi đánh nhau, cào cấu nhau Đặc biệt các cô luôn bao quáthướng dẫn trẻ chơi để kịp thời xử lý các tình huống xảy ra.Ví dụ: Đây là góc xâydựng cô để 7 chấm tròn tương ứng với 7 bạn được chơi ở góc này Khi chơi cáccon phải chơi thật nhẹ nhàng không được vứt đồ chơi, tranh giành đồ chơi kẻoảnh hưởng đến các nhóm chơi khác Hết giờ chơi các con phải cất đồ dùng đồchơi đúng nơi quy định, lấy ở đâu thì cất vào đó Nếu không cất đồ chơi gọngàng thì khi đi lại các con sẽ dẫm vào đồ chơi và bị ngã
- Hoạt động ăn:
Trong giờ ăn tôi luôn rèn trẻ ngồi ăn đúng tư thế, nhắc trẻ ăn đúng cách, khôngnói chuyện khi ăn để tránh hóc, sặc Khi cho trẻ ăn thì các cô bỏ hết hột mớicho trẻ ăn, khi trẻ ăn cô bao quát trẻ, giúp trẻ ăn hết xuất, nhắc trẻ không tranhgiành bát, thìa tránh gây lộn đánh nhau Khi lấy cơm cho trẻ phải luôn chú ýkhông được lấy cơm canh quá nóng vì nó sẽ gây bỏng cho trẻ
- Hoạt động ngủ: Các giáo viên luôn trực trông cho trẻ ngủ, nhắc trẻ không đượcchơi trò chụp túi ni lông, chăn, gối để chụp lên đầu tránh gây ngạt thở Đảm bảotrẻ ngủ đúng giờ giấc, sửa tư thế cho trẻ, luôn bao quát trẻ để kịp thời xử lý tìnhhuống
Trang 13- Hoạt động chiều:
Luôn bao quát hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi đảm bảo an toàn cho trẻ Cho trẻmúa hát, kể các câu chuyện về an toàn giao thông Giới thiệu cho trẻ một số tròchơi dân gian lành mạnh, an toàn và hướng dẫn, khuyến khích trẻ chơi
e Biện pháp 5: Thống nhất với giáo viên trong lớp
Muốn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ khi trẻ hoạt động vui chơi tại lớp Tôi
đã thống nhất cùng với giáo viên trong lớp phân công nhau đi sớm mở cửa làm
vệ sinh thông thoáng lớp, kiểm tra những đồ dùng không an toàn Ví dụ : Chúngtôi thường kiểm tra các đồ điện như: bình nước nóng, các ổ điện, đường dâyđiện, bịt bớt các ổ điện không sử dụng đến khi nào sử dụng tới mới bỏ ra Khilàm vệ sinh lớp học, giặt hoặc cho trẻ tiến hành hoạt động vệ sinh xong tôi luônlau khô sàn nhà tranh việc trẻ bị ngã khi đi lại và đổ hết nước ở các xô, chậu rồi
úp xuống để tránh trẻ ngã phải gây đuối nước Các cô luôn phối hợp kiểm tra đồdùng cá nhân của trẻ khi đến lớp Khi làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ sử dụngchúng tôi đã thống nhất là phải đảm bảo an toàn phù hợp với trẻ Chúng tôi đã
có sự phối hợp nhịp nhàng 3 giáo viên đảm bảo bao quát trẻ ở mọi lúc mọi nơivới tiêu chí trẻ ở đâu có cô ở đấy
d.Tuyên truyền với phụ huynh về một số kỹ năng sơ cấp cứu các tai nạn thường gặp
Nhiều phụ huynh cho rằng, con mình là con gái hoặc con trai “đặt đâu ngồi đó”nên chủ quan, lơ là trông chừng trẻ, mà quên rằng trẻ có thể bươu đầu sứt trán vì
sự hiếu động của bạn chơi Nhiều cậu bé toét máu đầu vì đá bóng với đứa hàng
Trẻ có thể học những hành động nguy hiểm từ sách truyện, phim ảnh Một cậu
bé tin mình có thể bay như siêu nhân sẽ không ngần ngại làm việc đó từ trên bàn
ăn Những trẻ dễ bị kích động cũng dễ chuốc họa vào thân Một cậu bé nóng mặt
vì bị “chiến hữu” thách thức có thể liều mình như chẳng có, trèo lên cây trứng cá
Còn có một loại tai nạn khác mà nhiều phụ huynh không để ý: trẻ tự gây tổnthương vì… tò mò cơ thể Cô bé tò mò chọc ngón tay vào “cửa mình” xem nướctiểu từ đâu ra Cậu bé ham hiểu biết xé toạc bao quy đầu để nhìn rõ đầu “tráiớt”…
Đồ chơi luôn là “mảnh đất màu mỡ” với tai nạn trẻ em Nhiều phụ huynh cảnhgiác loại đồ chơi sắc nhọn, chi tiết nhỏ, nhưng hay bị qua mặt với loại đồ chơi
“biến hình” Đơn cử, nhóm đồ chơi “transformers” ăn khách với trẻ con, khibiến hình xong, trông lành hiền, nhưng khi trẻ tháo ra từng bộ phận lại thòi rachi tiết sắc nhọn hoặc ốc vít bong tróc.Tất nhiên, một lúc khó điểm mặt hết thủ phạm gây tai nạn cho trẻ Trừ nhữngphụ huynh quá “vô tâm”, đa phần lỗi do người lớn bất cẩn Không ai học đượcchữ ngờ, nhưng ai cũng có thể trang bị cho mình cách không bị… bất ngờ trướcchữ ngờ Việc này có lẽ nên bắt đầu bằng cách nghĩ: “trẻ không an toàn trongchính ngôi nhà của bạn”, “trẻ vẫn có thể mắc nạn ngay trong hoạt động mà trẻ
Trang 14có thế mạnh như chạy nhảy, leo trèo, lớn xác, khôn ngoan” Đừng suy nghĩ
“thấp tầm” hơn trẻ, rằng trẻ không thể thực hiện được việc này, không dám làmviệc kia Trẻ con ngày nay sống trong không gian nhiều tiện nghi mới, vì vậy, tainạn sinh hoạt cũng “tiến hóa” theo Nếu phụ huynh không bám sát thực tiễn,kém cập nhật tình hình, thì có khi trở tay không kịp
Việc phòng tránh tai nạn thương tích và đảm bảo an toàn cho trẻ gia đình cũngđóng một vai trò rất lớn Đầu năm học khi họp phụ huynh tôi nhấn mạnh tầmquan trọng của việc phònh tránh tại nạn thương tích và đảm bảo an toàn cho trẻ:Giúp trẻ
được sống trong một môi trường sống lành mạnh, an toàn góp phần phát triểnmột cách toàn diện cho trẻ về thể chất và tinh thần Thống nhất với phụ huynh
về giờ đón trả trẻ, cho các bậc phụ huynh ký vào cam kết đưa đón trẻ đúng giờgiấc
Phối hợp với phụ huynh giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản than khỏi
những nguy cơ nguy hiểm
1 Bảo vệ mắt: Không nên đọc sách,xem sách dưới ánh sáng quá mạnh hoặc
quá yếu ánh sáng vừa phải, đủ để bé nhìn rõ chữ là tốt Nên để đèn hoặcnguồn ánh sáng ngay bên trái, trước mặt mình, như vậy sẽ không bị vướngbóng tối che mắt
- Không nên xem sách quá lâu, khoảng nửa tiếng thì nên đứng lên, ngắmmây trời, cây cối ngoài cửa, cho mắt nghỉ ngơi
- Khi xem sách xem tivi,chơi máy tính, thì nên ngồi ngay ngắn, lưngthẳng, không nên nằm sấp hoặc nằm ngửa Giữ cho mắt mình cách quyểnsách và tivi một khoảng không xa quá, cũng không sát quá
- Không nên xem sách lúc đi bộ, ngồi xe ô tô, khi ăn cơm hoặc khi nằmtrên giường Cũng không nên nhìn thẳng vào luồng ánh sáng quá mạnhnhư lửa hàn, nắng chói chang
- Không nên dùng tay bẩn sờ mắt hoặc dụi mắt khi có vật lạ lọt vào Hàngngày nên "tập thể dục" đơn giản cho mắt như chớp chớp mắt, nhắm mắtnghỉ ngơi
khi xem tivi, bé cần cần nhắc trẻ chú ý các chỉ dẫn sau:
- Nên ngồi cách tivi một khoảng cách bằng 5-7 lần đường kính màn hình, khôngnên ngồi quá sát vào màn hình
- Không nên nằm bò hoặc nằm ngửa xem tivi,dễ bị cận thị lắm đó! Tốt nhất hãyngồi thẳng trước tivi
- Nên xem 1-2 tiếng rồi ngừng, trong lúc xem tivi,hễ đến đoạn quảng cáo thì nên nhắm mắt một lát để mắt nghỉ
- Không nên vừa xem tivi vừa ăn cơm, như vậy dễ lơ đễnh, ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn; thậm chí bị hóc nghẹn
- Nên ăn nhiều thức ăn giàu Vitamin A để bổ mắt, ví dụ: cà rốt, rau bó xôi,cam, quýt,hẹ
2.Không trèo cây
- Nhiều cành cây rất mảnh hoặc đã mục ruỗng, khi bé trèo lên cành cây sẽ gãygục, và bé bị ngã xuống
Trang 15- Những cành cây nhọn dễ đâm chọc vào da của bé, bé bị thương Trên cây còn
có nhiều côn trùng, sâu bọ rất ngứa và độc Bé có muốn bị sâu róm cắn không?
- Trên cành cây có nhiều tổ chim thì cũng dễ có rắn Bé trèo lên đánh động lũrắn, nó sẽ bò ra cắn, gặp phải rắn độc còn nguy hiểm lắm đấy
- Cây cối là bạn tốt của con người,làm môi trường đẹp hơn nên chúng ta phảibảo vệ cây, không leo trèo phá hoại cây
3.Biết giữ an toàn khi chơi thả diều
- Nên chơi những chiếc vừa với mình, đừng chơi diều to quá kẻo khi diều lêncao bé không giữ nổi nó, bị nó kéo đi sẽ bị vấp ngã
- Không được leo lên sân thượng nhà cao tầng để thả diều: trong lúc mê mảichạy theo diều, rất nhiều người đã bị ngã từ tầng thượng xuống và bị thươngnặng, có khi còn thiệt mạng nữa
- Không nên thả diều ở cạnh bờ ao, hồ cống khi bé tập trung vào cái diều ở trêncao, rất dễ bước hụt xuống nước Cũng không nên thả diều trên dường cái hoặcnhững nơi có đường dây điện chi chit Khi diều bị mắc vào dây điện, bé khôngđược trèo lên lấy mà phải đi gọi người lớn
- Nên chơi thả diều ở những nơi đất bằng, rộng rãi, như quảng trường, sân bóng,bãi cỏ, bãi trống
4 Cẩn thận khi trời mưa.
- Trời đổ mưa xuống làm đường rất trơn, bé dừng chạy trên đường kẻo bị trượtngã Hãy bước chầm chậm và chú ý dưới chân mình
- Nhớ giơ cao chiếc ô một chút, để khỏi che mất tầm mắt
- Không được đùa nhau bằng ô, chiếc ô nhọn rất dễ chọc vào mắt, vào ngườicác bạn
- Khi trời mưa, lái xe ô tô thường nhìn đường không rõ Nên tốt nhất bé hãy mặc
áo mưa hoặc dùng chiếc ô có sặc sỡ, sang sủa, "để đạp vào mắt" chú lái xe,phòng tránh tai nạn
- Nếu trời mưa to kèm theo gió giật thì bé nên mặc áo mưa chứ đừng giương ô,kẻo gió thôi bạt ô của bé đi
- Không nên chơi thả thuyền giấy, dẫm chân bắn nước tung tóe dưới mưa, bêncạnh vũng nước sâu và tốt nhất, hãy về nhà ngay tránh mưa
5 Khi thấy hoa đẹp bé nên làm gì
- Bé có thể tùy ý ngắm nhìn những bông hoa đẹp, nhưng tốt nhất đừng chạm vàochúng Vì nhiều loài hoa đẹp có gai sắc nhọn, có loài hoa thì giấu những chiếcgai nhỏ dưới đám lá mềm, đụng vào gai đau lắm bé ạ!
- Nhiều loài hoa tuy đẹp nhưng lại tỏa ra mùi khó chịu, những mùi ấy có hạicho cơ thể bé, hít vào lâu sẽ bị đau đầu, đau họng Nhiều loài hoa còn tiết ra chấtnhờn gây dị ứng, mẩn ngứa, rất nguy hiểm cho cơ thể bé
- Khi đi bộ qua thảm cỏ dày, bé hãy buông ống quần che kín chân Khi nhấcchân lên thật nhẹ nhàng, rồi đặt chân xuống vững chãi Không nên đi lệt xệt giữađám cỏ, nhiều loại cỏ sắc nhọn sẽ cứa vào chân bé đấy!
6 Nhắc nhở khi vui chơi
- Trẻ không được chơi đùa, chạy nhảy ở công trường xây dựng, giếng cạn, kho
Trang 16bỏ hoang, bãi đất trống để hoang vu những nơi ấy ẩn chứa nhiều nguy hiểmđối với bé.
- Không chơi đùa dưới long đường, sẽ dễ bị xe đâm, va vào người đi đường rấtnguy hiểm
- Không chơi gần những nơi như cột điện, lưới điện, dây điện cao tếh Chỉ sơ ýmột chút thôi bé sẽ bị điện giật, có nguy hiểm đến tính mạng
- Tốt nhất hãy chơi đùa ở bãi cỏ rộng lớn, không có xe cộ đi lại
7 Trẻ chú ý khi chơi cầu trượt
- Khi chơi cầu trượt, phải bám chắc hai tay vào hai bên thành cầu trượt, leo từngbậc thang lên nóc cầu trượt Đừng xô đẩy, chen lấn bạn phía trước kẻo bạn ấy bịngã
- Khi lên đến nóc, không được giằng co, xô đẩy các bạn Phải chờ tuần tự đếnmình rồi mới được trượt xuống Hãy ngồi thấp xuống rồi trượt xuống đất thì mới
an toàn
- Khi chơi cầu trượt nên cất hết các món đồ nhỏ của bé vào túi quần áo, khôngcầm thứ gì trên tay
- Không nên nghịch, trèo lên từ đằng ván trượt, các bạn trượt từ trên cao xuống
sẽ xô đè vào bé đấy Cũng không nên quay lưng xuống đất, trượt từ trên xuống,như vậy sẽ ngã lộn, dễ bị thương lắm
8.Tránh xa hố ga, miệng ống cống ngầm
Bé hãy nhớ giữ an toàn khi gặp hố ga, ống cống.Các cách sau, bé cần thực hiệnđúng nhé
- Nhiều miệng hố ga đậy không khít, dễ bị rơi xuống Nếu bé không chú ý thì dễ
bị lật nắp hố ga, rơi xuống dưới hố lắm
- Đôi khi có những hố ga, ống cống mất nắp, nhiều người bị bước hụt, rơixuống cống ngầm, nguy hiểm đến tính mạng Khi đi đường bé hãy nhìn cẩn thậnnhé!
- Tốt nhất nên đi vòng qua miệng hố ga, ống cống; không chơi nghịch, chạynhảy bên trên và bên cạnh miệng hố Nếu thấy các bạn nghịch dại như thế bécũng nên khuyên các bạn đi chỗ khác chơi
9 Tránh xa công trường xây dựng
Công trường nguy hiểm lắm, bé hãy thật cẩn thận khi chơi gần nơi đó nhé! Hãyghi nhớ các chỉ dẫn dưới đây!
- Không được chơi đùa, chạy nhảy cạnh công trường xây dựng Khi các chúcông nhân thi công, rất có thể gạch ngói gỗ vụn rơi xuống, trúng vào đầu thì sẽ
Trang 17- Hãy nhìn kĩ, rồi bước lên bậc đầu tiên của thang , sau đó giữ thăng bằng và bám chắc vào tay vịn Không đươc tì, tựa, vào hai bên thành cầu thang.
11 Bắt trước phim ảnh thật nguy hiểm
- Tuyệt đối không được bắt chước những động tác khó trong phim như nhảy từtrên cao xuống, leo trèo lên trần nhà, bay bổng Chỉ có diễn viên chuyên nghiệpmới diễn được những động tác khó còn các em học theo sẽ bị ngã, bị thươngđấy!
- Không được bắt chước những động tác bắn nhau trong phim và hoạt hình.Súng nhựa, súng phun nước cũng có thể gây tổn thương cho bạn, nên bé đừng
- Không được học các anh hung võ hiệp để đánh nhau bằng tay hoặc bằng gậygộc Đánh nhau rất xấu, sẽ bị bố mẹ và cô giáo phạt
12 Dạy con kỹ năng tự vệ
Xã hội ngày càng hiện đại thì chất lượng cuộc sống của con người được nânglên Nhưng cũng kéo theo nó biết bao nhiêu mặt trái Đặc biệt trong đó có nhữngnguy cơ có thể rình rập các em bé như: bị bắt cóc, bị lạm dụng, bị lôi kéo vàoviệc sử dụng chất gây nghiện, Để trẻ tránh được những nguy cơ này, trước tiêncha mẹ nên dạy con cách tự bảo vệ chính mình
Hướng dẫn trẻ tránh xa những tình huống bất lợi
Cha mẹ nên dạy cho trẻ biết cách quan sát và nhận biết các tình huống nguyhiểm với trẻ Chẳng hạn như nói với trẻ hãy tránh xa những nơi trẻ cảm thấykhông an toàn hoặc bị đe dọa, sợ hãi như những người rượu chè, tránh nơi tốităm, vắng vẻ, tránh xem những sách báo, phim ảnh đồi trụy
Dạy trẻ từ chối trong một số trường hợp
- Khi có người lạ mời trẻ ăn thứ gì đó
- Có ai đó mời trẻ đi chơi mà bản thân trẻ chưa biết rõ về con người đó và chưađược cha mẹ cho phép
- Nếu có ai tặng chúng một loại thuốc nào đó
- Nếu có một người nào đó mà trẻ không biết rõ lắm đề nghị chở chúng về nhà
- Nếu có một ai đó đụng chạm vào phần kín của cơ thể
- Nếu một kẻ nào đó yêu cầu trẻ không được nói lại với cha mẹ mình một điều
- Dạy trẻ ứng phó trong trường hợp khẩn cấp
- "Hãy chạy càng nhanh càng tốt" Không được nói chuyện, tranh cãi, đi theomột kẻ đang cố gắng đưa trẻ đi đâu hoặc cho trẻ một thứ gì đó
- "Phải nói cho cha mẹ biết điều gì đang xảy ra cho dù có ai đó đang đe dọacon" Cho trẻ hiểu rằng việc nói ra điều gì đang xảy ra với cha mẹ, trẻ sẽ tránhđược nhiều nguy hiểm và nhận được những hỗ trợ cần thiết từ phía cha mẹ
- Tìm người giúp đỡ: Hãy chỉ dẫn cách tìm người giúp đỡ trong trường hợp gặpnhững nguy hiểm Hãy cho trẻ hiểu rằng mọi người luôn sẵn sàng bảo vệ trẻ khitrẻ bị đe doạ
- Trong thực tế, cha mẹ luôn tìm cách bảo vệ trẻ và dạy chúng bảo vệ mình khỏinhững nguy hiểm nhưng đôi khi trong cuộc sống cũng khó có thể nói trước đượcđiều gì Rất có thể có những tình huống không may xảy ra với trẻ Như trẻ bịxâm hại, bị bắt cóc Nếu khi trẻ rơi vào những trường hợp đó cha mẹ nên làm
Trang 18gì? Có rất nhiều người đau khổ, uất ức thậm chí tức giận mắng trẻ là "ngudốt" Nhưng có biết đâu rằng người bị tổn thương nhiều nhất chính là trẻ Trẻ cóthể bị tổn thương nặng nề về thể xác lẫn tinh thần Trẻ có thể bị hoảng loạn, bịtrầm cảm, mất niềm tin vào cuộc sống sau sự việc không may xảy ra đó.
- Chính vì vậy, cha mẹ không nên quát mắng, dằn vặt trẻ mà hãy bên cạnh độngviên trẻ để trẻ nói về những gì đã xảy ra với trẻ, những tổn thương, sợ hãi mà trẻđang phải trải qua Phân tích cho trẻ để trẻ học cách tự bảo vệ mình nếu như lại
- Đừng bỏ qua những tổn thương, mối quan tâm và thắc mắc của trẻ Hãy ômchặt trẻ và nói "những gì mà người đó nói hoặc đối xử với con là không thể chấpnhận được Bố mẹ rất giận khi biết điều này nhưng cảm thấy vui vì được con tintưởng" Rồi bằng mọi cách không cho trẻ tiếp xúc với kẻ đã lạm dụng trẻ vàtránh để trẻ rơi vào những tình huống tương tự
- Trên đường đi học hoặc về nhà mà phát hiện có người lạ bám theo mình, bécũng không nên sợ hãi Bé hãy bình tĩnh làm theo các chỉ dẫn sau:
1 Bé hãy bước đi nhanh, để cắt đuôi
2 Chạy tới nơi đông người, báo cho người bảo vệ hay nhờ người dân ở đó cứugiúp hoặc báo cảnh sát
Nhắc nhở: Cha mẹ cần cho con học thuộc số điện thoại bàn ở nhà, văn phòng và
số máy di động của mình, để khi có việc con sẽ liên lạc được ngay
9 tình huống bất trắc cần dạy trẻ
1 Bị lạc cha mẹ:
Trong bất kỳ tình huống nào, nguyên tắc đầu tiên bé cần nhớ là bình tĩnh, không khóc lóc hay chạy lung tung mà nên đứng yên tại chỗ để chờ, vì bố mẹ sẽ quay lại đây tìm bé Trong trường hợp bị lạc ở ngoài đường, bé có thể mượn điện thoại của một người đi đường hoặc chú công an để gọi bố mẹ đến đón Tuy nhiên tuyệt đối không đi theo người lạ, ngay cả khi họ nói là sẽ giúp bé tìm đường về nhà
Còn nếu bị lạc ở trung tâm mua sắm hay khu vui chơi đông người, sau khi đứngtại chỗ chờ một lúc lâu không thấy bố mẹ, bé hãy đến nói với các chú bảo vệhoặc cô bán hàng nhờ họ thông báo lên loa Sau đó ngoan ngoãn đứng ở đó chờ
bố mẹ đến đón
Để đề phòng những món quà, bánh, kẹo đó có tẩm thuốc mê, bé ngửi hoặc ănvào sẽ bị trúng mưu của kẻ xấu, cha mẹ nên dạy bé không nhận bất kỳ món đồnào người lạ cho mà phải từ chối khéo léo rằng "ba mẹ cháu không cho phépnhận" Sau đó bé hãy tìm đến chỗ có người lớn hoặc chú bảo vệ đứng để tránh bịngười lạ kia tiếp tục dụ dỗ Trong trường hợp người đó cứ bám theo ép bé ănhay bắt lên xe thì phải quẫy đạp và hét thật to để mọi người đến cứu
3 Khi người lạ nhận là bạn của bố mẹ đến trường đón bé:
Cô giáo Thu Hằng cho biết, theo nguyên tắc của các trường mẫu giáo, phụhuynh nhờ ai đến đón con phải gọi điện báo trước thì giáo viên mới cho phép.Tuy nhiên để tránh trường hợp trẻ bị dụ dỗ vì tưởng là người quen, phụ huynh
Trang 19cần dạy trẻ không được tin lời người lạ, kể cả người nhận là bạn của ba mẹ,thậm chí biết cả tên ba mẹ và tên của bé Trong trường hợp nhận ra họ là hàngxóm hay người quen hay thì bé hãy quay vào trường báo cho cô giáo biết, rồinhờ cô gọi điện cho ba mẹ để xác minh xem có đúng là họ được nhờ đến đónkhông.
4 Quên mang theo tiền khi đi xe, mua hàng:
Mặc dù cha mẹ thường để sẵn cho bé một ít tiền lẻ trong cặp, tuy nhiên trongmột số trường hợp bé đi mua đồ mà quên không đem theo tiền, bé có thể nhờ côbán hàng gọi điện về cho ba mẹ đem tiền đến trả Còn nếu lỡ lên xe buýt màkhông có tiền trả thì bé nên tỏ thái độ thành khẩn xin lỗi bác tài xế hoặc ngườithu tiền và nói lý do để họ thông cảm Để về nhà, bé nên đến nhờ một chú tài xếtaxi chở về và ba mẹ sẽ trả tiền cho (ở đây nếu trẻ còn nhỏ chưa nhớ được địachỉ nhà thì cha mẹ nên viết địa chỉ ra giấy để sẵn trong cặp cho bé) Cuối cùngnhớ lần sau trước khi đi đâu hãy kiểm tra lại túi tiền của mình thật kỹ
Việc đầu tiên phải xem là nguyên nhân lửa bốc lên từ đâu Nếu là một đám cháynhỏ hoặc một chiếc chảo nấu ăn bốc cháy thì bé có thể dùng chiếc khăn nhúngnước rồi úp lên đám cháy đó để dập lửa Tuyệt đối không được cầm chảo đangsôi mà mang đi nơi khác vì có thể bỏng tay và trong lúc di chuyển, gió sẽ làmlửa bốc lớn hơn Nếu đám cháy quá lớn thì bé cần chạy thật xa khu vực có lửarồi, la lớn tiếng và sang nhà hàng xóm để nhờ họ gọi đến số cứu hỏa 114
Trong trường hợp bị lửa bén vào quần áo, bé không nên hốt hoảng bỏ chạy vìkhi đó gió sẽ càng làm lửa cháy lớn hơn Lúc này nếu quần áo dễ cởi thì bé nêncởi đồ ra rồi ngâm vào nước cho lửa tắt, còn nếu thấy không cởi ngay được thìnằm xuống sàn nhà lăn người qua lại hoặc lấy vải nhúng nước quấn vào chỗcháy để dập lửa
Nếu thấy không thể dập được lửa bé hãy kêu cứu thật to để người khác lấy nước,lấy chăn mền nhúng nước phủ lên người, dập lửa giúp mình Cần lưu ý, tuyệtđối không được cầm bình cứu hỏa phun thẳng vào người khi đó vì hóa chất chữacháy có thể gây nhiễm trùng vết bỏng
6 Khi phát hiện kẻ trộm đột nhập vào nhà:
Nếu đi đâu về mà thấy trong nhà có người lạ hoặc một sự việc bất thường, békhông nên xông vào ngay vì có thể kẻ trộm sẽ ra tay hành hung Ở đây bé có thểchạy sang nhà hàng xóm để nhờ gọi điện cho bố mẹ hoặc đến trụ sở công can, tổdân phố, ủy ban phường gần đó để báo Nếu được, bé nên đứng từ xa quan sátghi nhớ các đặc điểm của kẻ lạ mặt kia cũng như biển số xe, kiểu xe để cung cấpthông tin cho cảnh sát điều tra
Khi nghe điện thoại của người lạ, bé cần hết sức đề phòng, bằng mọi giá khôngđược cung cấp địa chỉ nhà, số điện thoại di động của bố mẹ hoặc những thôngtin về tài chính gia đình Tốt nhất hãy nói rằng: "Ba mẹ cháu đang bận việckhông nghe điện thoại được, có việc gì thì chiều tối bác gọi lại hoặc để lại sốđiện thoại để cháu về nói lại với ba mẹ" Nếu người đó tự nhận làm người quen
Trang 20và nằng nặc gạn hỏi thì bé hãy nói thẳng: "Ba mẹ cháu không cho phép nóichuyện với người lạ lâu xin bác thông cảm" rồi cúp máy Trong trường hợp bịngười lạ gọi đến nhiều lần đe dọa, trêu chọc thì bé có thể gọi số 113 để tố cáovới cảnh sát.
Khi trẻ ở nhà một mình, cha mẹ cần dạy các em tuyệt đối không mở cửa chongười lạ vào nhà, kể cả người quen của bố mẹ, hàng xóm, thợ sửa ống nước, đồđiện hoặc là nhân viên thu tiền điện thoại mà hãy hỏi họ có chuyện gì nhắn lạihoặc hẹn chiều tối đến gặp ba mẹ Nếu thấy họ có dấu hiệu khả nghi hay rìnhrập, hãy gọi điện cho bố mẹ, hàng xóm, người thân, hoặc gọi 113 báo cảnh sát.(Gia đình nên niêm yết một vài số điện thoại hữu dụng ở một nơi cố định dễthấy trong nhà để trẻ có thể dùng ngay khi cần)
8 Xảy ra cúp điện khi bé ở nhà một mình:
Điện trong nhà đột nhiên tắt ngấm, bé không được tự tiện kiểm tra bằng cáchchạm tay vào nguồn điện, công tắc hay phích điện vì rất dễ bị giật Hãy bìnhtĩnh, nếu đứng gần chiếc điện thoại thì nhấc lên gọi cho ba mẹ, còn không hãychạy sang nhà hàng xóm để gọi nhờ
Để đề phòng tình huống này, phụ huynh nên để sẵn đèn pin hoặc đèn sạc điệnsẵn ở một nơi quy định trong nhà để trẻ dễ dàng tìm thấy khi xảy ra cúp điện.Trong trường hợp không còn cách nào khác, trẻ hãy bình tĩnh ra chỗ nào có ánhtrăng chiếu vào (như cạnh cửa sổ, trước hiên nhà), hoặc sang nhà hàng xóm ngồichờ đến khi bố mẹ về
9 Đề phòng thông tin cá nhân rò rỉ trên mạng bị kẻ gian lợi dụng:
Ngày nay trẻ có thể lên mạng để kết bạn với nhiều người ở khắp nơi, trong đó
đó có kẻ tốt, người xấu Để tránh bị kẻ xấu tiếp cận thông tin cá nhân để lợidụng hoặc tấn công, cô giáo Thu Hằng khuyên cha mẹ nên dặn dò con khôngnên cung cấp thông tin thuộc về cá nhân như: địa chỉ, số điện thoại nhà, tìnhhình tài chính, kế hoạch sắp tới của gia đình Đồng thời khi kết bạn trên mạng,các em chỉ nên chia sẻ thông tin (có chừng mực) với một cộng đồng nhất địnhcủa mình như: bạn chung lớp, chung nhóm để đảm bảo an toàn
Trang 21
Đồng thời giáo viên thường xuyên trao đổi, tuyên truyền giúp phụ huynh có kiếnthức và kĩ năng phòng chống, sơ cấp cứu các tai nạn thương tích thường gặp ởtrẻ
Ví dụ1: Dị vật đường thở
Mọi lứa tuổi đều bị dị vật vào tai, mũi, họng nhưng nhiều nhất là trẻ em ở độtuổi mầm non, đây là lứa tuổi hay nghịch, hay chơi các đồ vật rồi đưa vào miệngngậm hoặc cười đùa trong khi ăn
* Các loại dị vật thường hay gặp ở tai mũi họng trẻ:
+ Các loại hạt: hạt sấu, vải, nhãn, hồng xiêm, ngô, đỗ, lạc…
+ Các mảnh nhựa: Cúc áo, bi, đồng xu…
+ Các loại thức ăn: Xương cá, xương gà…
+ Các loại khác: Kim băng, cặp tóc, kim khâu, hạt xốp…
* Các tình huống dẫn đến tai nạn
+ Trẻ tự nhét dị vật vào mũi, tai của mình hoặc của bạn
+ Có thể khi trẻ ngủ có các con vật sống bò vào tai như gián, kiến…
+ Khi ăn trẻ khóc hoặc nô đùa, cười sẽ hít thức ăn cùng dị vật vào họng, rồi mắc
- Điều không nên làm:
+Không nên cố lấy dị vật ra
+ Không được móc họng
+ Không bắt trẻ cố nuốt cơm nóng hoặc nhiều rau vào nữa để hòng đẩy được dịvật xuống, mà ngược lại sẽ gây tắc ngẽn thêm, gây khó khăn cho việc gắp dị vật
ra và gây viêm nhiễm thêm
+ Không dùng que cứng chọc vào họng để tống dị vật
- Nếu dị vật là chất lỏng: bệnh nhân khó thở do phản xạ co thắt thanh môn Đểcấp cứu, đặt trẻ nằm sắp trên lòng bàn tay hay trên đùi rồi vỗ nhẹ vào lưng 2-3cái Nếu trẻ lớn hơn, để trẻ nằm ngửa rồi ấn tay vào thượng vị, nhồi 2-3 cái đểtrẻ ho hắt ra và thở trở lại Nừu trẻ vẫn chưa thở được, phải hà hơi thổi ngạt vàxoa bóp tim ngoài lồng ngực nếu ngưng tim